Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chương nhóm halogen SGK hóa học 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.85 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
--------------------

PHẠM THỊ NGUYỆT

XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG
“NHÓM HALOGEN”– SGK HÓA HỌC
10 NÂNG CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. ĐÀO THỊ VIỆT ANH

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Hóa học.
Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của cô Đào Thị Việt Anh
giảng viên bộ môn phƣơng pháp dạy học khoa Hóa học trƣờng ĐHSPHN2.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Hóa học Trƣờng ĐHSPHN2 đã tận tình dạy dỗ chúng tôi trong suốt những
năm đại học.
Tôi luôn biết ơn bố mẹ, ngƣời thân và bạn bè luôn hỗ trợ giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015
Sinh viên



Phạm Thị Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của riêng bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của Cô Đào Thị
Việt Anh, không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Nếu sai tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Phạm Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 2
7. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 4
1.1. Tổng quan về bài tập và BTTH .............................................................. 4
1.1.1. Xây dựng bài tập trong QTDH ........................................................ 4
1.1.2. Xây dựng BTTH trong quá trình dạy học ........................................ 5
1.2. Một số khái niệm công cụ ...................................................................... 5
1.2.1. Bài tập .............................................................................................. 5

1.2.2. Tình huống có vấn đề ...................................................................... 7
1.2.3. Bài tập tình huống trong dạy học ..................................................... 8
1.3. Phƣơng pháp dạy học tình huống ......................................................... 10
1.3.1. Khái niệm phƣơng pháp dạy học ................................................... 10
1.3.2. Phƣơng pháp dạy học tình huống .................................................. 10
1.3.2.1. Khái niệm phƣơng pháp dạy học tình huống .......................... 10
1.3.2.2. Vai trò của phƣơng pháp dạy học tình huống ......................... 11
1.4. Phân loại bài tập tình huống ................................................................. 11
1.4.1. Phân loại bài tập tình huống trong học phần Lý luận dạy học ...... 11
1.4.2. Phân loại bài tập tình huống dạy học hóa học phổ thông .............. 12
1.5. Vai trò của bài tập tình huống đối với sinh viên .................................. 12


1.5.1. Bài tập tình huống góp phần giúp SV lĩnh hội và củng cố kiến
thức .......................................................................................................... 12
1.5.2. Bài tập tình huống góp phần phát triển năng lực tƣ duy, rèn
năng lực dạy học ...................................................................................... 12
1.5.3. Bài tập tình huống góp phần nâng cao ý thức, tình cảm, thái
độ tích cực với nghề nghiệp tƣơng lai của SV......................................... 13
1.6. Xây dựng bài tập tình huống ................................................................ 13
1.6.1. Những nguyên tắc xây dựng bài tập tình huống ............................ 13
1.6.2. Các yêu cầu xây dựng BTTH ........................................................ 14
1.6.3. Quy trình xây dựng bài tập tình huống .......................................... 14
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG DẠY HỌC
CHƢƠNG “NHÓM HALOGEN” - SGK HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG
CAO ................................................................................................................ 17
2.1. Nội dung kiến thức chƣơng “Nhóm halogen”...................................... 17
2.1.1. Mục tiêu của chƣơng ..................................................................... 17
2.1.2. Nội dung kiến thức của chƣơng ..................................................... 18
2.1.3. Một số chú ý về nội dung và phƣơng pháp dạy học trong

chƣơng “Nhóm halogen” ......................................................................... 20
2.1.3.1. Nghiên cứu khái quát về nhóm halogen .................................. 20
2.1.3.2. Nghiên cứu clo và các hợp chất của clo .................................. 21
2.1.3.3. Nghiên cứu tính chất của F2, Br2, I2 và hợp chất ..................... 21
2.2. Xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chƣơng “Nhóm
halogen” - SGK Hóa học 10 nâng cao ........................................................ 22
2.2.1. Bài tập tình huống xác định mục tiêu bài học ............................... 22
2.2.2. Bài tập tình huống về kiến thức ..................................................... 25
2.2.3. Bài tập tình huống lựa chọn phƣơng pháp dạy học ....................... 28
2.2.4. Bài tập tình huống về sử dụng phƣơng tiện dạy học ..................... 31


CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 34
3.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm .......................................... 34
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................... 34
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................... 34
3.1.3. Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................... 34
3.1.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................. 36
3.2. Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................ 36
3.2.1. Kết quả ........................................................................................... 36
3.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................... 36
3.2.2.1 Nhận xét, đánh giá của sinh viên.............................................. 36
3.2.2.2. Nhận xét, đánh giá của GV THPT và giảng viên .................... 36
KẾT LUẬN .................................................................................................... 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 40
Phụ lục


DANH MỤC CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

BTTH

Bài tập tình huống

CNH

Công nghiệp hóa

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hóa

HTTCDH

Hình thức tổ chức dạy học


HS

Học sinh

KLSP

Kết luận sƣ phạm

LLDH

Lý luận dạy học

NCGD

Nghiên cứu giáo dục

NXBGD

Nhà xuất bản giáo dục

NDDH

Nội dung dạy học

NTDH

Nguyên tắc dạy học

PTDH


Phƣơng tiện dạy học

PPNCKH

Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học

QTNT

Quá trình nhận thức

SV

Sinh viên

THDH

Tình huống dạy học

THPT

Trung học phổ thông



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đào tạo con ngƣời năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội cần đổi mới phƣơng pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Trên thực
tế, thiết kế một bài giảng của giáo viên vẫn theo phƣơng pháp phổ biến là độc
thoại nặng nề về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Việc sử dụng các phƣơng pháp
dạy học tích cực còn hạn chế. Do vậy khả năng chủ động sáng tạo của học
sinh, sinh viên còn yếu. Trong quá trình tìm kiếm các phƣơng pháp nhằm tích
cực hoá hoạt động của sinh viên nhiều giáo viên đã sử dụng hệ thống bài tập
tình huống (BTTH) khi dạy học. BTTH là một trong những phƣơng pháp
quan trọng góp phần hình thành củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ
xảo, phát triển tƣ duy độc lập sáng tạo cho sinh viên, rèn năng lực dạy học
cho sinh viên và là công cụ hiệu quả để kiểm tra đánh giá kết quả của sinh
viên góp phần tích cực vào việc hình thành mục tiêu nhiệm vụ môn học.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng bài tập tình
huống trong dạy học chương “Nhóm halogen” - SGK Hoá học 10 nâng
cao” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực đáp
ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng bài tập tình huống trong dạy học chƣơng “Nhóm
halogen” - SGK Hóa học 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo và hình thành năng lực giải quyết BTTH, rèn năng lực dạy học cho
sinh viên.

1



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống BTTH trong dạy học chƣơng “Nhóm halogen” - SGK Hoá học
lớp 10 nâng cao và mối quan hệ giữa cách xây dựng và sử dụng BTTH với
chất lƣợng dạy học ở trƣờng THPT.
b. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng “Nhóm halogen” - SGK Hoá học lớp 10 nâng cao.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc hệ thống BTTH phù hợp với mục đích, nhiệm vụ,
nội dung của môn Hóa học ở truờng THPT, đồng thời sử dụng BTTH theo
quy trình hợp lí sẽ góp phần giúp SV nắm vững kiến thức, hình thành và rèn
luyện kỹ năng dạy học, kỹ năng giải BTTH, phát huy đƣợc tính tích cực học
tập của sinh viên, nâng cao chất lƣợng dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống
BTTH dạy học chƣơng “Nhóm halogen” - SGK hoá học 10 NC ở trƣờng
THPT, bao gồm các khái niệm, các lý thuyết, phân loại, vai trò của BTTH,
thực trạng xây dựng và sử dụng BTTH ở trƣờng THPT.
- Đề xuất nguyên tắc và quy trình xây dựng BTTH.
- Tổ chức xây dựng BTTH chƣơng “Nhóm halogen” – SGK Hóa học 10
nâng cao.
- Thực nghiệm sƣ phạm kiểm chứng hiệu quả của việc xây dựng và sử
dụng BTTH trong dạy học Hóa học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng kết hợp
các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2



6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung chƣơng “Nhóm halogen” – SGK Hóa học 10
nâng cao.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu, quan sát quá trình dạy học Hóa học tại trƣờng phổ thông.
- Trao đổi, hỏi ý kiến GV ở trƣờng phổ thông trong thời gian thực tập
sƣ phạm.
6.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Gặp gỡ trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các giảng viên, giáo viên
THPT về việc xây dựng các BTTH chƣơng “Nhóm halogen” – SGK Hóa học
10 nâng cao.
6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
7. Đóng góp mới của đề tài
7.1. Về lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ khái niệm, vai trò, phân loại BTTH, đồng thời
chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng BTTH.
- Đề xuất nguyên tắc, quy trình, điều kiện xây dựng BTTH.
- Phân tích các kỹ năng giải quyết BTTH.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng BTTH trong quá
trình dạy học.
- Xây dựng hệ thống BTTH trong dạy học chƣơng “Nhóm halogen” SGK Hóa học 10 nâng cao nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức của
chƣơng, hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học, kỹ năng giải BTTH cho
sinh viên và nâng cao chất lƣợng dạy học.

3


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về bài tập và BTTH [7],[8],[14]
1.1.1. Xây dựng bài tập trong QTDH
Bài tập trong QTDH đã đƣợc rất nhiều tác giả quan tâm. Ở các mức độ
khác nhau, các tác giả khẳng định vai trò, ý nghĩa tác dụng của bài tập và vị
trí quan trọng của nó trong dạy học các môn học nói chung và môn Hóa học
nói riêng. Bằng việc giải quyết bài tập, HS có thể nắm đƣợc tri thức, củng cố
tri thức, khái quát tri thức, hoặc rèn luyện đƣợc kỹ năng, hình thành ý thức
thái độ học tập.
Có nhiều tác giả nhƣ Đặng Thị Oanh; Nguyễn Thị Oanh; Trần Quốc
Tuấn; Nguyễn Ánh Tuyết đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của bài tập trong việc
hình thành củng cố kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo. Bài tập có vai
trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, hình thành nhân cách
con ngƣời lao động, rèn luyện tính tự giác, tính cực, năng động và sáng tạo.
Bài tập vừa là mục tiêu vừa là nội dung, vừa là PPDH hiệu quả, nó không chỉ
là những kiến thức học sinh lĩnh hội đƣợc nó còn là con đƣờng giúp học sinh
phát hiện và tự giác giành lấy tri thức, mang lại niềm vui sƣớng đam mê và tin
vào khoa học.
Xây dựng bài tập và sử dụng bài tập trong quá trình dạy học cũng đƣợc
nhiều tác giả quan tâm.
Trong việc xây dựng bài tập ngoài việc phân loại bài tập thì các nguyên
tắc, quá trình xây dựng và đánh giá đối với mỗi dạng bài tập cũng rất quan
trọng.
Từ đây tôi đƣa ra cách phân loại BTTH, nguyên tắc, quy trình xây dựng
BTTH trong quá trình dạy học.

4


1.1.2. Xây dựng BTTH trong quá trình dạy học

Xây dựng BTTH trong quá trình dạy học đang đƣợc rất nhiều tác giả
quan tâm.
- BTTH trong lĩnh vực quản lý giáo dục của Nguyễn Đình Chỉnh [7] đã
đƣa ra quy trình rèn luyện kỹ năng giải quyết BTTH giáo dục.
- BTTH trong lĩnh vực Sinh học của Phan Đức Duy [8] với công trình
“Sử dụng BTTH để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học sinh học”.
- BTTH trong lĩnh vực Hóa học của Đặng Thị Oanh [14] với công trình
“Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ
bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên khoa Hóa trƣờng ĐHSP” nêu đƣợc
khái niệm về bài toán mô phỏng, biên soạn hệ thống các bài toán mô phỏng
rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài Hóa học nghiên cứu tài liệu mới cho
sinh viên sƣ phạm.
Qua các công trình các tác giả đều khẳng định vai trò cần thiết của
BTTH trong QTDH. Các tác giả khẳng định BTTH giúp sinh viên củng cố và
khắc sâu kiến thức cũ, lĩnh hội kiến thức mới, hình thành và hoàn thiện những
kỹ năng, kỹ xảo cơ bản về dạy học, nâng cao lòng yêu nghề và hứng thú học
tập, BTTH là cầu nối lý luận với thực tiễn.
Tuy nhiên, do đặc trƣng mỗi lĩnh vực là khác nhau nên việc phân loại
BTTH, nguyên tắc, quy trình xây dựng cũng có nét đặc trƣng khác nhau. Các
nguyên tắc, quy trình, cách phân loại…của việc xây dựng BTTH cần phải
đƣợc tiếp tục nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm công cụ [1],[7],[8],[9],[10],[13],[14]
1.2.1. Bài tập
Theo từ điển Tiếng Việt “Bài tập là bài ra cho học sinh để làm bài tập
vận dụng những điều đã học, ví dụ bài tập đại số; ra bài tập; làm bài tập ở

5


lớp” [13, tr.27]. Theo nghĩa này thì bài tập đƣợc đƣa ra nhằm củng cố kiến

thức, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo.
Tác giả Trần Quốc Tuấn cho rằng “Bài tập là một thông tin xác định,
bao gồm những điều kiện và những yêu cầu đƣợc đƣa ra trong QTDH, đòi hỏi
ngƣời học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc về từng phần
không ở trạng thái có sẵn của ngƣời giải tại thời điểm mà bài tập đƣợc đƣa ra”
[15, tr.32]. Theo khái niệm này, có thể bài tập là một hệ thông tin xác định
bao gồm hai yếu tố gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại đó là điều kiện và
yêu cầu.
Tác giả Trần Thị Hƣơng cho rằng “Bài tập là các nhiệm vụ học tập giáo
viên đặt ra cho học sinh thực hiện, đƣợc trình bày dƣới dạng câu hỏi, bài toán,
tình huống có vấn đề hay yêu cầu hoạt động, buộc học sinh tìm điều chƣa biết
trên cơ sở những điều đã biết, qua đó nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng,
kỹ xảo tƣơng ứng” [10, tr.17]. Theo khái niệm này thì bài tập mang những
dấu hiệu sau:
- Bài tập gồm những yếu tố đã biết và cần tìm những yếu tố chƣa biết.
- Bài tập giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo
tƣơng ứng.
Nhƣ vậy khái niệm của các tác giả đều thống nhất một dấu hiệu: Bài
tập gồm những điều kiện và những yêu cầu.
Tuy nhiên các khái niệm của tác giả còn có nhiều điểm khác nhau vì
vậy cần có một quan niệm mới.
Chúng ta có thể hiểu khái niệm bài tập nhƣ sau: Bài tập là một thông
tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong
QTDH, đòi hỏi học sinh đưa ra lời giải đáp nhằm để củng cố kiến thức; nắm
vững phương pháp học tập; hệ thống hóa, khái quát hóa tri thức; hình thành
những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

6



1.2.2. Tình huống có vấn đề
Nói đến tình huống cần giải quyết là ngƣời ta nói đến tình huống có
vấn đề.
Khái niệm tình huống có vấn đề đƣợc tác giả đƣa ra nhiều ý kiến khác
nhau:
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng: “Tình huống có vấn đề là trạng
thái tâm lý của sự khó khăn về trí tuệ xuất hiện ở con ngƣời khi họ trong tình
huống của vấn đề mà họ phải giải quyết không thể giải thích một sự kiện mới
bằng tri thức đã có hoặc không thể thực hiện hành động bằng cách thức trƣớc
đây và họ phải tìm những cách thức hành động mới” [14, tr.22]. Theo khái
niệm này thì THCVĐ là trạng thái tâm lý khó khăn về trí tuệ ở con ngƣời.
Tác giả Bùi Hiền cho rằng: “Tình huống có vấn đề là tập hợp những
điều kiện và hoàn cảnh cùng nhau tạo nên một tình thế, một vấn đề cần đƣợc
xem xét, cân nhắc và đề ra giải pháp hợp lý” [9, tr.395]. Theo khái niệm này
tác giả đã đƣa ra hai đặc trƣng:
- Vấn đề đƣợc tạo nên từ những điều kiện và hoàn cảnh.
- Lựa chọn giải pháp hợp lý để giải quyết THCVĐ đó.
Từ những khái niệm trên cho chúng ta thấy đƣợc ở những khía cạnh
khác nhau mỗi tác giả đƣa ra khái niệm THCVĐ khác nhau. Tuy nhiên, ý kiến
của các tác giả đều chứa đựng những điểm chung.
Nhƣ vậy chúng ta có thể hiểu THCVĐ nhƣ sau:
- THCVĐ luôn chứa đựng một vấn đề cần đƣợc giải quyết (vd: một nội
dung, một nhiệm vụ, một khó khăn). Điều này sẽ kích thích chủ thể tìm tòi để
chiếm lĩnh tri thức mới hoặc phƣơng hƣớng giải quyết mới.
- THCVĐ đƣợc xuất hiện trong trạng thái tâm lý chủ thể trong khi giải
quyết một vấn đề không áp dụng đƣợc tri thức cũ mà cần đến tri thức mới,
phƣơng hƣớng mới.

7



- THCVĐ đƣợc cấu thành bởi 3 yếu tố: Nhu cầu nhận thức hoặc hành
động của ngƣời học, sự tìm kiếm những tri thức và phƣơng thức hành động
chƣa biết, khả năng của chủ thể thể hiện ở năng lực và kinh nghiệm.
- Đặc trƣng cơ bản của tình huống có vấn đề là những lúng túng về lý
thuyết và thực hành để giải quyết. Trạng thái lúng túng xuất hiện trong quá
trình nhận thức. Từ đó chúng ta có thể hiểu THCVĐ là một trạng thái của chủ
thể xuất hiện một cách chủ quan trong quá trình tìm kiếm tri thức và phƣơng
thức mới.
1.2.3. Bài tập tình huống trong dạy học
Khái niệm BTTH đƣợc các tác giả đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau:
Tác giả Nguyễn Nhƣ An cho rằng: “BTTH sƣ phạm là một dạng bài tập
nêu tình huống giả định hay thực tiễn trong QTDH – giáo dục, một tình huống
khó khăn căng thẳng về trí tuệ, đòi hỏi sinh viên nhận thức đƣợc và cảm thấy
có nhu cầu giải đáp bằng vốn tri thức và kinh nghiệm sáng tạo của họ để giải
quyết theo quy trình hợp lý, phù hợp với nguyên tắc, phƣơng pháp và lý luận
dạy học – giáo dục đúng đắn” [1]. Theo khái niệm này BTTH có những dấu
hiệu sau:
- BTTH là một dạng bài tập giả định hay thực tiễn.
- BTTH chứa đựng cái đã biết và cái chƣa biết, giữa kiến thức lý thuyết
và thực tiễn, giữa kiến thức đã học với kiến thức trong tình huống.
- BTTH phải vừa sức với sinh viên.
- BTTH phải gây đƣợc hứng thú của sinh viên và sinh viên có nhu cầu
giải quyết.
Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh cho rằng: “BTTH quản lý giáo dục thƣờng
là một tình huống thực, cũng có thể là một tình huống giả định, mô phỏng
nhƣng lại rất thực tế, rất thiết thực và sinh động. Nó phát sinh và phát triển từ
những hoàn cảnh tiêu biểu của quá trình quản lý giáo dục thực do yêu cầu của

8



xã hội đặt ra. Trong quá trình học tập ngƣời giáo viên đƣa ra những BTTH đó
buộc học viên suy nghĩ, tìm kiếm những giải pháp, những con đƣờng thích
hợp trong muôn vàn cách thức mà tình huống đòi hỏi theo một quy trình hợp
lý để giải quyết nó” [7, tr.18]. Theo khái niệm này thì BTTH có những dấu
hiệu sau:
- BTTH là một tình huống thực hoặc giả định.
- BTTH phải chứa đựng mâu thuẫn.
- Giải quyết BTTH là những giải pháp, những con đƣờng thích hợp.
Tác giả Nguyễn Đức Duy cho rằng: “BTTH dạy học là những tình
huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong QTDH, đƣợc cấu trúc lại
dƣới dạng bài tập, khi sinh viên giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri
thức, vừa rèn luyện đƣợc những kỹ năng dạy học cần thiết” [8, tr.26]. Theo
khái niệm này thì BTTH có những dấu hiệu sau:
- BTTH là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong
QTDH.
- BTTH đƣợc cấu trúc dƣới dạng bài tập.
- Giải BTTH giúp sinh viên củng cố đƣợc kiến thức, rèn luyện đƣợc
những kỹ năng dạy học cần thiết.
Từ việc phân tích khái niệm của các tác giả chúng ta có thể hiểu BTTH
nhƣ sau: “BTTH là một dạng bài tập nêu những tình huống thực hoặc tình
huống giả định trong QTDH. Đó là những tình huống có mâu thuẫn, có vấn
đề phải vừa sức với sinh viên và họ có nhu cầu giải quyết bằng cách huy động
những kiến thức, kinh nghiệm sáng tạo của họ theo những nguyên tắc, quy
trình hợp lý, qua đó sinh viên có thể củng cố kiến thức, hình thành và hoàn
thiện những kỹ năng, kỹ xảo dạy học và phát huy đƣợc tính tích cực, độc lập,
chủ động sáng tạo”.

9



Phân tích khái niệm BTTH tôi thấy BTTH có những đặc trƣng sau đây:
- BTTH là những tình huống thực hoặc giả định.
- BTTH phải chứa đựng mâu thuẫn.
- BTTH phải vừa sức với sinh viên và phải lý thú.
1.3. Phƣơng pháp dạy học tình huống [3],[12]
1.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Phƣơng pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo
một trình tự nhất định của giáo viên để tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt
động thực hành cho học sinh, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội đƣợc nội dung
dạy học và chính nhờ vậy mà đạt đƣợc những mục tiêu dạy học.
1.3.2. Phương pháp dạy học tình huống
1.3.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học tình huống
Khái niêm phƣơng pháp dạy học tình huống (hay phƣơng pháp tình
huống) đƣợc các tác giả đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng: “Phƣơng pháp tình huống là
phƣơng pháp dạy học nhằm giới thiệu cho học sinh một tình huống cụ thể hoặc
có tính chất hƣ cấu, đòi hỏi phải giải quyết nhƣ một bài toán hoặc một vấn đề.
Các giải pháp tình huống đó đƣợc ngƣời học và tập thể ngƣời học nêu lên và
căn cứ vào những nguyên tắc nhất định đƣợc thảo ra và ngƣời ta cố gắng đƣa ra
một giải pháp kết hợp đƣợc tất cả các ý kiến đó” [3, tr.86]. Vậy theo khái niệm
của tác giả thì phƣơng pháp tình huống giới thiệu cho học sinh một tình huống,
đòi hỏi họ phải giải quyết dựa trên những nguyên tắc nhất định.
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cho rằng: “Phƣơng pháp tình huống
là phƣơng pháp dạy học, trong đó giáo viên sử dụng những tình huống thực
tiễn có chứa đựng những vấn đề để học sinh giải quyết, qua đó giúp học sinh
tìm ra kiến thức mới, củng cố, vận dụng kiến thức” [12, tr.228]. Theo khái
niệm của tác giả thì phƣơng pháp tình huống là phƣơng pháp dạy học giúp
học sinh củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức và hình thành kiến thức mới.


10


Từ những khái niệm của các tác giả chúng ta có thể hiểu phƣơng pháp
tình huống nhƣ sau: “Phƣơng pháp dạy học tình huống là phƣơng pháp dạy
học, giáo viên đƣa ra cho học một tình huống đòi hỏi ngƣời học tìm hiểu,
phân tích và hành động tình huống từ đó đƣa ra lời giải đáp, dựa trên những
nguyên tắc nhất định. Qua việc giải quyết tình huống học sinh củng cố lại
đƣợc tri thức, tìm ra kiến thức mới, hình thành và hoàn thiện những kỹ năng,
kỹ xảo và những phẩm chất nhân cách cần thiết”.
1.3.2.2. Vai trò của phương pháp dạy học tình huống
- Sử dụng phƣơng pháp dạy học tình huống trong quá trình dạy học
giúp giáo viên định hƣớng đúng đắn cải tiến PPDH của mình.
- Phƣơng pháp tình huống làm giảm khoảng cách giữa sách vở với thực
tiễn cuộc sống, làm cho học sinh tin vào khoa học.
- Phƣơng pháp tình huống là phƣơng tiện để phát huy tính tích cực sáng
tạo của ngƣời học, thúc đẩy ngƣời học động não, phát huy đƣợc óc phê phán
óc sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy và tƣởng tƣợng của ngƣời học.
- Tạo điều kiện cho học sinh củng cố lại vốn kiến thức đã đƣợc học,
lĩnh hội kiến thức mới, hình thành và hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo,
những phẩm chất nhân cách con ngƣời.
- Không khí lớp học sôi nổi tạo niềm đam mê và yêu thích môn học.
- Rèn luyện đạo đức cả với thầy và với trò.
1.4. Phân loại bài tập tình huống
1.4.1. Phân loại bài tập tình huống trong học phần Lý luận dạy học
- Căn cứ vào mục đích và yêu cầu sử dụng có thể phân loại thành:
BTTH vận dụng kiến thức LLDH để giải quyết thực tiễn dạy học ở trƣờng
THPT và loại BTTH làm sáng tỏ lý luận dạy học.
- Căn cứ vào nội dung học phần LLDH có thể phân loại thành các

nhóm BTTH tƣơng ứng đó là BTTH dùng cho phần QTDH; BTTH dùng cho

11


phần NTDH; BTTH dùng cho phần NDDH; BTTH dùng cho phần PPDH;
BTTH dùng cho phần PTDH; BTTH dùng cho phần HTTCDH; BTTH dùng
cho phần kiểm tra - đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo.
1.4.2. Phân loại bài tập tình huống dạy học hóa học phổ thông
Trên cơ sở phân tích tổng hợp, kế thừa có chọn lọc và phát triển những
thành tựu nghiên cứu về phân loại BTTH, tôi phân loại BTTH dạy học trong
chƣơng trình phổ thông nhƣ sau:
- BTTH xác định mục tiêu bài học.
- BTTH về kiến thức.
- BTTH lựa chọn phƣơng pháp dạy học.
- BTTH sử dụng phƣơng tiện dạy học.
1.5. Vai trò của bài tập tình huống đối với sinh viên
1.5.1. Bài tập tình huống góp phần giúp SV lĩnh hội và củng cố kiến thức
Lĩnh hội kiến thức học phần LLDH ở trƣờng ĐHSP là tiền đề để SV có
kỹ năng tham gia vào các hoạt động giảng dạy ở trƣờng THPT đƣợc tốt.
Trong quá trình dạy học nếu GV chỉ dạy lý thuyết suông mà không biết lồng
ghép thực tiễn vào bài học thì các em chỉ nhận thức một các hời hợt, nhận
thức trở nên khô cứng. Để lồng ghép thực tiễn vào kiến thức bài học có nhiều
con đƣờng và trong đó có BTTH.
Việc giải quyết BTTH giúp SV lĩnh hội, củng cố các khái niệm, các
nguyên tắc, các nội dung lý luận có tính chất trừu tƣợng.
1.5.2. Bài tập tình huống góp phần phát triển năng lực tư duy, rèn năng lực
dạy học
BTTH là dạng bài tập chứa đựng mâu thuẫn trong nhận thức, buộc SV
phải nỗ lực tƣ duy mới giải quyết đƣợc. Những bài tập này kích thích SV suy

nghĩ và hào hứng đi tìm câu trả lời tạo nên sự hứng thú trong học tập bộ môn.

12


Sử dụng BTTH giúp SV phát triển khả năng tri giác. Khi đọc BTTH,
SV phải ghi nhớ đƣợc các tình tiết, tƣởng tƣợng đƣợc tiến trình dạy học và
phỏng đoán đƣợc những yêu cầu có thể xảy ra của bài tập.
Khi giải quyết các BTTH, SV phải sử dụng các thao tác tƣ duy nhƣ
phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liên hệ… mới có thể trả lời đúng và
đầy đủ bài tập. Việc sử dụng lặp đi lặp lại các thao tác tƣ duy trên sẽ hình
thành cho sinh viên các kỹ năng, kỹ xảo.
BTTH có tác dụng bồi dƣỡng khả năng diễn đạt, trau dồi ngôn ngữ nói
và viết cho SV, góp phần rèn luyện kỹ năng bộ môn, đặc biệt là kỹ năng dạy
học và giáo dục cho SV.
Khi giải quyết BTTH kỹ năng sƣ phạm sẽ đƣợc hình thành từ mức độ
thấp đến mức độ cao.
1.5.3. Bài tập tình huống góp phần nâng cao ý thức, tình cảm, thái độ tích
cực với nghề nghiệp tương lai của SV
Qua việc giải quyết các BTTH, SV nắm vững đƣợc hệ thống tri thức kỹ
năng dạy học – giáo dục, từ đó có hiểu biết sâu sắc hơn về nghề nghiệp tƣơng
lai. Ngoài ra SV còn hình dung một cách rõ ràng công tác dạy học – giáo dục
ở trƣờng phổ thông, giúp sinh viên tự tin có một tâm thế tốt khi đi thực tập sƣ
phạm và cả khi học ra trƣờng. Hơn nữa, thông qua giải quyết BTTH, SV rèn
đƣợc tính kiên trì, chịu khó, nhẫn nại, trung thực, tinh thần hợp tác đòi hỏi và
giúp đỡ nhau, rèn luyện và nâng cao “bản lĩnh sƣ phạm” cho SV.
1.6. Xây dựng bài tập tình huống
1.6.1. Những nguyên tắc xây dựng bài tập tình huống
- BTTH phải phù hợp với mục tiêu bài giảng, với NDDH.
- BTTH phải phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý SV.

- BTTH phải đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính hệ thống.
- BTTH phải có tính khái quát, tính phát triển, tính đa dạng.

13


- BTTH phải phát huy đƣợc tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên.
- BTTH phải gắn với thực tiễn dạy học ở trƣờng THPT.
1.6.2. Các yêu cầu xây dựng BTTH
Để xây dựng đƣợc một BTTH cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- BTTH phải chứa đựng mâu thuẫn.
- BTTH phải chứa đựng nội dung kiến thức và kỹ năng cần hình thành.
- BTTH phải đảm bảo đầy đủ cấu trúc của một bài tập.
- BTTH phải chứa đựng cấp độ khó dễ khác nhau để có thể tổ chức các
hình thức học tập khác nhau.
- Ngôn ngữ phải ngắn gọn, rõ ràng, logic.
1.6.3. Quy trình xây dựng bài tập tình huống
Theo tôi quy trình xây dựng BTTH gồm 5 bƣớc:
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu xây dựng một bài tập tình huống.
Bƣớc 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ mà ngƣời học
cần phải hình thành để định hƣớng xây dựng BTTH.
Bƣớc 3: Xác định nguồn tài liệu để xây dựng BTTH.
Bƣớc 4: Soạn thảo, phân loại và sắp xếp BTTH.
Bƣớc 5: Kiểm tra đánh giá BTTH đã xây dựng, từ đó chuẩn hóa điều
chỉnh BTTH.

14


KẾT LUẬN CHƢƠNG I

1. Tình huống và bài tập tình huống đã đƣợc sử dụng rộng rãi và mang
lại hiệu quả cao trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và trong quá
trình giảng dạy môn Hóa học ở trƣờng THPT nói riêng. BTTH là một trong
những con đƣờng giúp sinh viên củng cố, nắm vững tri thức hình thành và
hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất nhân phẩm.
2. Căn cứ vào mục đích và yêu cầu sử dụng, BTTH có thể đƣợc phân
chia thành 2 loại: BTTH vận dụng kiến thức LLDH để giải quyết thực tiễn
dạy học ở trƣờng THPT và loại BTTH làm sáng tỏ lí luận dạy học.
Căn cứ vào nội dung học phần LLDH, BTTH đƣợc phân loại thành các
nhóm sau: BTTH dùng cho phần QTDH; BTTH dùng cho phần NTDH;
BTTH dùng cho phần NDDH; BTTH dùng cho PPDH; BTTH dùng cho
PTDH; BTTH dùng cho học phần HTTCDH; BTTH dùng cho phần kiểm tra
đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Trên cơ sở phân tích tổng hợp, kế thừa có chọn lọc và phát triển những
thành tựu nghiên cứu về phân loại BTTH, BTTH trong học phần hóa học
trƣờng phổ thông đƣợc chia thành các loại:
- BTTH xác định mục tiêu bài học.
- BTTH về kiến thức.
- BTTH lựa chọn phƣơng pháp dạy học.
- BTTH sử dụng phƣơng tiện dạy học.
Tuy BTTH đƣợc chia làm các loại khác nhau nhƣng đều có vai trò để
củng cố, nắm vững kiến thức; hình thành và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo, các
nhân phẩm phẩm chất, rèn năng lực dạy học cho sinh viên.
3. BTTH góp phần giúp SV lĩnh hội và củng cố kiến thức; góp phần
phát triển năng lực tƣ duy, rèn năng lực dạy học; góp phần nâng cao ý thức,

15


tình cảm, thái độ tích cực đối với nghề nghiệp tƣơng lai cho sinh viên. Tuy

nhiên trong thực tiễn dạy học việc xây dựng BTTH chƣa đƣợc quan tâm thích
đáng. Nguyên nhân là do chƣa nắm đƣợc quy trình xây dựng, xây dựng chƣa
chuẩn, năng lực xây dựng BTTH của giáo viên còn hạn chế. Đây cũng là
nguyên nhân chính để tôi tìm hiểu và đƣa ra quy trình xây dựng BTTH.

16


CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CHƢƠNG
“NHÓM HALOGEN” - SGK HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO
2.1. Nội dung kiến thức chƣơng “Nhóm halogen”
2.1.1. Mục tiêu của chương
a. Về kiến thức
Biết:
- Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào?
- Tính chất của các đơn chất, hợp chất và ứng dụng của chúng trong cuộc
sống.
- Cách điều chế các đơn chất, hợp chất.
Hiểu:
- Tại sao các nguyên tố halogen lại có tính oxi hóa mạnh?
- Nguyên tắc điều chế.
b. Về kỹ năng
- Dựa vào vị trí, cấu tạo giải thích đƣợc tính chất hóa học của các đơn
chất cũng nhƣ các hợp chất.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập và cân bằng hóa học.
- Dựa vào của các hợp chất giải thích đƣợc ứng dụng của chúng.
c. Giáo dục tình cảm thái độ
- Học sinh hứng thú say mê học tập.
- Có thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, ý

thức bảo vệ môi trƣờng không khí, đất, nƣớc.
- Ý thức vận dụng kiến thức học đƣợc vào cuộc sống.

17


2.1.2. Nội dung kiến thức của chương
Bài 29: Khái quát về nhóm halogen
- Học sinh biết đƣợc đặc điểm cấu tạo, vị trí của các nguyên tố trong
nhóm.
- Sự biến đổi tính chất của các đơn chất.
- Biết vân dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử để suy luận tính chất
chung của nhóm.
Bài 30: Clo
- HS biết đƣợc tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo,
phƣơng pháp điều chế clo.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận đƣợc về tính chất hóa học cơ bản của clo
và viết PTHH minh họa.
- Có ý thức bảo vệ môi trƣờng.
Bài 31: Hiđro clorua – axit clohiđric
- Biết đƣợc cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit
HCl.
- Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tƣợng, giải thích và rút ra kết luận về
tính chất hóa học của axit HCl và muối clorua.
- Phƣơng pháp điều chế HCl.
- Cách nhận biết ion clorua.
- Giải một số bài tập về tính chất hóa học của HCl và điều chế HCl.
Bài 32: Hợp chất có oxi của clo
- Các oxit và các axit có oxi của clo, sự biến đổi tính bền, tính axit và
khả năng oxi hoá của các axit có oxi của clo.

- Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất một số muối có
oxi của clo.

18


×