Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tư TƯỞNG CHÍNH TRỊ của KHỔNG tử và ý NGHĨA của nó TRONG CÔNG tác LÃNH đạo, QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.78 KB, 26 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nuớc và giữ nuớc nguời Việt Nam luôn biết
tiếp thu và kế thừa những thành tựu văn hóa của nhân loại để xây dựng nền văn hóa
riêng cho mình – một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những
quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình văn hóa Việt Nam là Trung Quốc.
Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc là Khổng Tử, tư tưởng chính
trị của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở Trung Quốc, Việt Nam mà cả ở
phuơng Đông nói chung. Tư tưởng chính trị của ông tuy ra đời cách đây hơn 2.500
năm nhưng một số quan điểm vẫn còn giá trị cho cho chung ta ngày nay nghiên cứu
và học tập và phát huy những giá trị của nó trong quá trình xây dựng đất nuớc.
Khi còn sinh thời Khổng Tử rất khao khát đem tài, sức của mình ra giúp nước, chủ
truơng lập lại lễ, nghĩa nhà Chu (đã đuợc ông cải biên cho phù hợp với tình hình lịch
sử mới). Vì vậy, ông đã đi du thuyết khắp các nuớc chư hầu để truyền bá học thuyết
của mình nhưng đi đến đâu ông cũng không đuợc trong dụng. Tuy nhiên, ba trăm năm
sau, Hán Võ Đế đã đưa học thuyết của ông lên hàng quốc giáo. Từ đó học thuyết của
Nho gia đã ngự trị hàng đầu trong suốt hơn hai ngàn năm lịch sử phong kiến Trung
Quốc và lan rộng ra các nước phuơng Đông.
Trong một số công trình nghiên cứu những năm gần đây, người ta đã thấy rằn việc
vận dụng tư tuởng của Khổng Tử vào công tác lãnh đạo, quản lý nhà nuớc và quản lý
kinh tế sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn.
Vì vậy, việc nghiên cứu tưởng chính trị của Khổng Tử sẽ mang lại giá trị tích cực
trong việc quản lý và điều hành công việc không những chỉ trong lĩnh vực chính trị xã
hội mà còn trong lĩnh vực kinh tế. Do đó, trong phạm vi một tiểu luận nhỏ chúng tôi
xin trình bày một số giá trị của tư tưởng chính trị của Khổng Tử như: dân vi bản, học
thuyết chính danh, người quân tử, việc tuyển dụng và sử dụng nhân tài, đạo trung
dung và ý nghĩa hiện thời của những giá trị này.
Khi trình bày các quan điểm chúng tôi cố gắng trích dẫn từ sách Luận ngữ, vì đây
là bộ sách được giới học thuật công nhận là tác phẩm phản ánh chân thật tư tưởng của
Khổng Tử.
Do trình độ có hạn, nên không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Cho nên,
tác giả rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy, cô và các bạn.



1


Chuơng 1:
HỒN CẢNH LỊCH SỬ
VÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA KHỔNG TỬ
1.1

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

Nhà Chu thịnh từ đời Võ vương đến hết đời Chiêu vương, nghĩa là trong bốn đời
(gần 120 năm); qua đời Mục vương (1001- 946 TCN) đã bắt đầu suy, tới đời U vương
thì triều đình loạn, U vương bị giặc Khuyển Nhung giết; thái tử lên nối ngôi là Bình
vương sợ các nước phía Tây (Khuyển Nhung) lại uy hiếp nữa, phải dời đô qua phía
đông tại Lạc Ấp (770 TCN), chấm dứt đời Tây Chu, bắt đầu đời Đông Chu. Các sử
gia Trung Hoa chia thời Đông Chu ra làm hai thời kỳ nữa: thời Xuân Thu (772 - 479
TCN) và thời Chiến Quốc (479 – 221 TCN).
Thời Tây Chu đánh dấu sự khủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ đã tồn tại và
phát triển từ nhà Hạ. Xã hội Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ giao thời, từ chế độ
tông tộc chuyển sang chế độ chế độ gia trưởng, các giá trị tư tưởng, đạo đức của xã
hội cũ bị băng hoại, nhưng giá trị tư tưởng đạo đức mới còn manh nha và đang trên
con đường xác lập. Sự biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời kỳ
này đã tạo tiền đề cho sự giải phóng tư tưởng con người, thoát khỏi sự chi phối thế
giới quan thần thoại tôn giáo, thần bí truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình
phát triển của tư tưởng triết học, chính trị.
Vào buổi suy vi, uy quyền của thiên tử bị giảm sút, nội loạn nổi lên liên miên, chư
hầu không tuân lệnh thiên tử, dân không tuân lệnh quan, kẻ mạnh hùng cứ một
phương, thôn tính kẻ yếu ở chung quanh mà làm bà chủ. Số bộ lạc nhỏ cứ giảm dần,
các chư hầu hùng cường đất đai mỗi ngày càng rộng, dân chúng mỗi ngày một đông

gấp năm mười lần thiên tử. Những chư hầu nhỏ bị chư hầu lớn ức hiếp, cầu cứu với
thiên tử, thiên tử không cứu nổi, chế độ chỉ có cái danh chứ không có cái thực.
Chế độ phong kiến lung lay, vua Chu vẫn giữ cái danh thiên tử nhưng mất hết
quyền hành. Đất đai thì phải chia cắt để phong cho các vương hầu công khanh nên
mỗi ngày một thu hẹp lại, chỉ trông vào sự cống hiến của chư hầu mà có chư hầu hàng
trăm năm không triều cống thiên tử; không những vậy vì cái danh thiên tử, đôi khi
còn phải giúp lương thực cho chư hầu những năm họ mất mùa hoặc có chiến tranh.
Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu, đề ra
khẩu hiệu “tôn vương bài Di”, đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai, thôn
tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ. Thời Xuân Thu có khoảng 242
năm đã xảy ra 483 cuộc hiến tranh lớn nhỏ. Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước,
đến cuối thời Xuân Thu chỉ còn hơn 100 nước.
2


Việc các nước gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau cũng như các lãnh chúa bóc lột
tàn khốc dân chúng không chỉ dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt nước chư hầu nhỏ
mà còn phá hoại lễ nghĩa, phá hoại trật tự nhà Chu. Các cuộc chinh phạt giữa các chư
hầu làm cho mâu thuẫn trong giai cấp thống trị trở nên gay gắt và sự rối loạn xã hội
ngày càng tăng.
Những lễ nghi chặt chẽ tôn nghiêm trước đây đã từng góp phần bảo vệ và làm
hưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, đến lúc này cũng bị xem thường. Lễ nghĩa,
cương thường bị đảo lộn, đạo đức bị suy đồi, cảnh tôi giết vua, con giết cha, anh em,
vợ chồng chia lìa thường xuyên xảy ra. Mạnh tử đã viết: “Đánh nhau tranh thành, giết
người thây chết đầy thành; đánh nhau giành đất, giết người thây chết đầy đồng”
(Mạnh tử, Ly Lâu thượng)
Các cuộc chiến tranh liên miên, tàn khốc trên quy mô lớn giữa các nước chư hầu;
bên cạnh đó, lối sống xa hoa của các lãnh chúa, quý tộc, xây dựng các cung điện nguy
nga, yến tiệc và mỹ nữ đã làm cuộc sống nhân dân ngày càng cùng cực hơn. Do đói
rét, cực khổ, nạn trộm cướp nổi lên. Bọn thống trị lại tăng cường “hình pháp” làm cho

đời sống nhân dân càng thêm nghẹt thở. Đó đây đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa của
nông dân và nô lệ. Tất cả tình hình ấy đã đẩy mâu thuẫn xã hội thời Xuân Thu Chiến
Quốc lên đến đỉnh cao, đư chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc lao nhanh đến giờ
phút cuối.
Trong một bối cảnh như vậy, đã xuất hiện hàng loạt những tư tưởng “bình loạn”,
văn hóa và học thuật không chỉ bó hẹp ở trong giai cấp quý tộc cũ và nhỏ hẹp bây giờ
truyền bá rộng rãi, đến được với những người dân hạ đẳng. Sự xuất hiện và lan rộng
các loại quan điểm học thuật, tư tưởng chính trị đã tạo nên bầu không khí văn hóa có
lợi.
Học thuyết Nho gia của Khổng Tử cũng ra đời trong hoàn cảnh này. Ngoài Khổng
Tử ra còn có nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng khác, như Quản Trọng và Tử Sản đại biểu
cho Pháp gia thời kỳ đầu, Lão Tử sáng lập ra Đạo gia, Tôn Vũ đại biểu chi Binh gia.
Mỗi người một hướng, hình thành học phái khác nhau, bức tranh “bách gia tranh
minh”; đồng thời, trong quá trình cạnh tranh không ngừng hoàn thiện mình chính
mình. Phải nói rằng, nhiều loại tư tưởng và chủ trương xuất hiện ở thời kỳ này có ảnh
hưởng đến nhiều mặt đối với sự hình thành và phát triển quan điểm chính trị của
Khởng Tử.
1.2

ĐƠI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI KHỔNG TỬ:

Khởng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, hụn Khúc Phụ,
tỉnh Sơn Đơng ngày nay. Ơng sinh năm 551 (TCN), đó là lúc mà xã hội Trung Hoa cổ
đại loạn lạc triền miên, các vua chúa chuyên tâm hưởng thụ hoặc chém giết lẫn nhau
3


để xưng hùng, xưng bá. Đạo lý nhan luân đảo lộn, vinh nhục không rõ ràng, thiện ác
khó phân biệt.
Mẹ Khổng Tử là Nhan Trưng Tại, cha là Thúc Lương Ngột, làm quan võ của triều

đình nước Lỗ, mất khi Khổng Tử mới tròn ba tuổi. Từ khi Thúc Lương Ngột mất, gia
đình Khổng Tử sống trong bần hàn, nhưng mẹ của Khổng Tử vẫn quyết tâm cho con
ăn học. Ngay từ nhỏ, Khổng Tử đã nổi tiếng là người siêng năng, học giỏi và thích
chơi trò cúng tế.
Năm 19 tuổi, Khổng Tử lấy vợ sinh một con trai đặt tên là Lý, tự Bá Ngư. Năm 22
tuổi, Khổng Tử bắt đầu dạy học sau đó học nhạc và học đạo. Khổng Tử san định sách
Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc của đời trước để lại, viết sách Xuân Thu để bộc lộ quan
điểm của mình. Đặc biệt quan điểm về chính trị xã hội của ông được trình bày trong
Luận Ngữ, do học trò ông chép lại. Sau khi Khổng Tử mất và nhất là qua chính sách
tàn khốc “phần thư khanh nho” của Tần Thủy Hoàng, thì sách của Khổng Tử không
còn giữ được bao nhiêu.
Khổng Tử muốn “tòng Chu” tức là muốn giữ chế độ của Chu công, muốn làm
được sự nghiệp của Chu công, phục hồi những giá trị của đầu đời Chu. Nhưng chẳng
nhà cầm quyền nào theo đúng ông cả vì đưa chính sách đó dưới sự kiểm nghiệm của
thực tiễn thì thất bại. Ông đã hoàn toàn thất bại về chính trị. Nhưng, ông vẫn theo đuổi
mục đích đó suốt đời, cho nên ông thường mộng thấy Chu công, và khi nào lâu không
mộng thấy thì ông buồn rằng sức mình đã suy rồi.
Trong cuộc đời Khổng Tử có giai đoạn ông đã tham chính để thực hiện những ý
tưởng của mình chứ không phải thuần túy du thuyết và dạy học. Năm ông 50 tuổi, ông
được Định công mời ông làm Trung Đô Tế, coi ấp Trung Đô, kinh đô của nước Lỗ.
Được một năm, Trung Đô có trật tự, kỷ luật từ trên xuống dưới, thành một thị trấn
kiểu mẫu. Năm sau ông đước cất nhắc lên chức Tư không, tức Thượng thư bộ Hình và
sau này được phong làm Á tướng.
Năm 497, Khổng Tử khuyên Định công nên dẹp ba nhà quyền thần Quý, Thúc,
Mạnh, để họ không có thành quách, quân lực riêng. Khổng tử cũng đề nghị với Định
công giết Thiếu Chính Mão, một đại phu gian xảo làm loạn chính sự.
Từ đó, uy tín của Khổng Tử càng lên mà nước Lỗ ngày càng thịnh trị. Ba tháng
sau, những người bán thịt ngoài chợ không nói thách nữa, trên; đường đàn ông đi một
bên, đàn bà đi một bên; của rơi ngoài đường không ai nhặt, ban đêm ngủ không cần
đóng cửa, luân thường đạo lý được coi trọng dân các nước chung quanh qua lại nước

Lỗ làm ăn ngày một nhiều. Trên thực tế, nếu như được như vậy thì “có ai dùng ta thì
một năm kỷ cương đã khá, ba năm sẽ thành công” của Khổng Tử không phải là một
lời nói quá.
4


Vua Tề thấy lỗ thịnh trị, đâm lo ngại; sợ Lỗ thành nước mạnh nhất ở phía Đông, sẽ
làm bá chủ mà Tề ở sát nách, bị uy hiếp trước cả. Một đại phu bày mưu với vua Tề,
lựa tám chục thiếu nữ đẹp cho mặc gấm vóc, dạy cho múa hát, đưa tặng vua Lỗ với
một trăm hai mươi lăm con ngựa tốt. Đoàn nữ nhạc với bầy ngựa đó biểu diễn ở Nam
kinh đô Lỗ. Quý hoàn tử cải trang lại xem ba lần và xúi Định công lẻn tới xem nữa.
Họ mê mẩn tinh thần, bỏ cả triều chính. Tử Lộ nói với Khổng Tử: “thầy trò mình nên
sớm rời đi thôi”. Khổng Tử bảo: “gần đến ngày tế giao rồi; nếu nhà vua làm lễ xong,
còn nhớ phân phát thịt cúng cho các quan thì chúng ta còn ở lại được”.
Nhưng Quý Hoàn tử nhận đoàn nữ nhạc của Tề rồi, ba ngày không vào triều, sau
lễ Giao, cũng quên việc phân chia thịt. Khổng Tử biết rằng đạo mình không còn thi
hành được nữa, Khổng Tử cùng các môn đệ rời khỏi nước Lỗ. Lúc ra đi, ông đã 56
tuổi, như vậy, ông tham chính được khoảng 6 năm.
1.3

KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA KHƠNG TỬ:

Khởng Tử tự nhận là “Ngơ tòng Chu” tức là hoàn toàn theo Chu và rất phục Chu
công, người có công làm cho Chu thịnh vượng, văn minh hơn Ân. Khổng Tử nói:
“nhà Chu châm trước lễ chế của hai triều đại trước (Hạ, Ân) nên văn vẻ rực rỡ biết
bao! Ta theo Chu” (Luận ngữ, Thiên Bát Dật, 14).
Theo Chu tức là theo chế độ, chính trị, xã hội, pháp điển, lễ nhạc, giáo dục… của
nhà Chu, do Chu cộng chế định sau khi kế thừa và sửa đổi lễ chế của Hạ, Ân. Suốt đời
Khổng Tử chỉ mong nối nghiệp được Chu công, ông luôn ước ao điều này và thậm chí
nó ám ảnh ông. Hễ khi nào Khổng Tử không nằm mộng thấy Chu công thì ông rất

buồn và cho rằng mình đã suy.
Một điều muốn nói ở đây là, Khởng Tử tịng Chu chứ khơng tôn Chu tức là duy trì
văn hóa nhà Chu chứ không tôn thờ thiên tử đương thời của nhà Chu. Vì lý tưởng của
ông là khôi phục lại được một xã hội thịnh trị như thời của Chu công chứ không phải
một xã hội loạn lạc mà thiên tử nhà Chu chỉ còn cái danh mất đi cái thực, vận nhà Chu
đã không còn cứu được nữa. Trong bộ Xuân Thu ông không quên chép việc vua nhà
Chu trước việc của Lỗ, và các chư hầu khác nhưng đến Luận Ngữ thì không thấy một
bài nào nhắc về vua Chu thời ông cả.
Khổng Tử thuộc giai cấp quý tộc, nhưng tới đời ông đã không còn thịnh nữa, hầu
như chỉ còn cái danh. Thời trẻ ông sống một cuộc đời giữa hạng bình dân và quý tộc;
vì vậy ông có nếp sống, nếp tư duy của giới quý tộc nhưng cũng rất gần gũi với nhân
dân, có thiện cảm với nhân dân, bênh vực họ, giúp họ thăng tiến. So với Mạnh Tử sau
này là một người đứng hẳn về phía nhân dân thì Khổng Tử chỉ là “bạn của nhân dân”.
5


Tư tưởng chính trị của Khổng Tử lấy nền tảng là “nhân” và “lễ”, đó là sự kết
hợp đạo đức luân lý và chính trị của Khổng Tử, đặt cả cả nhân, gia đình và xã hội vào
trong quy phạm của “Nhân” và “Lễ”.
Khổng Tử đưa ra chủ trương “vi chính dĩ đức” – làm chính trị bằng đạo đức, lấy
đức để trị nước an dân. Khổng Tử cho rằng khi được nhân dân tín nhiệm thì quốc gia
mới phát triển và hùng mạnh. Ơng lập ḷn rằng: “khơng sợ nghèo mà sợ không đều,
không sợ ít mà sợ bất ổn”, “bá tính đủ, vua sao lại không đủ; bá tính không đủ, vua
sao lại đủ”; quan điểm này của ông đứng về phía nhân dân, là lời nhắc nhở nghiêm
chỉnh đối với giai cấp thống trị chuyên bóc lột nhân dân lúc bấy giờ. Nhưng khi
Khổng Tử tìm một giải pháp để thực thi cương lĩnh chính trị này ông lại tìm về với
những biện pháp thời Hạ, Thương, Văn Vũ, phải “chính danh”, phải “động chi dĩ lễ”
– hành động lấy lễ làm khuôn phép, tức là phải lấy việc phục hồi và tuân theo chế độ
lễ nhạc của thời kỳ xã hội nô lệ hưng thịnh làm gốc trị quốc, điều này khiến cho tư
tưởng chính trị của Khổng Tử mang đậm chất bảo thủ phục cổ.

Vì chủ trương “vi chính dĩ đức” nên ông phản đối dùng hình phạt tùy tiện. Khổng
Tử cho rằng người làm lãnh đạo nên tăng cường tu dưỡng đạo đức bản thân, hội đủ
nhân trí dũng ở trong một con người, lấy đó để dẫn dắt bề dưới. Biết tôn trọng nhân
tài tuyển chọn những người có cả tài lẫn đức. Dùng người phải xét theo năng lực,
không kể thân sơ, khéo vận dụng tài năng và sở trường của từng người.
Từ đường lối “đức trị, lễ trị” Khổng Tử đã khai sinh một phát kiến đối với lịch sử
tư tưởng chính trị là thuyết “chính danh”. Khổng Tử quan niệm rằng thiên hạ loạn
lạc, phép tắc kỷ cương bị xáo trộn, danh phận không rõ rang mà nguyên nhân sâu xa
là từ sự xa đọa của của các thế lực cầm quyền đã làm cho “danh”, “thực” đảo lộn. Do
đó, muốn bình ổn xã hội thì phải làm cho “chính danh”, tức là “danh” phù hợp với
“thực”.
Khổng Tử cho rằng bất cứ sự vật, hiện tượng, cá nhân nào trong xã hội cũng có
một danh phận nhất định, không phải chỉ dùng từ ngữ để định danh mà phải giữ gìn
danh phận, thì xã hội mới trật tự, nước nhà mới yên ổn. Cho nên Khổng Tử lấy “chính
danh” làm nhiệm vụ hàng đầu của “vi chính”.
Chính danh là làm cho mọi việc ngay thẳng. Chính danh là: vua ra vua, tôi ra tôi,
cha phải ra cha, con phải ra con. Nếu danh bất chính thì ngôn bất thuận, ngôn bất
thuận tất sự bất thành. Khi đó, người với người trong xã hội không còn kính trọng
nhau nữa, không còn hòa khí, luật pháp lỏng lẻo và người dân sẽ không còn tin ở bậc
cầm quyền, lúc đó dù muốn hay không xã tắc cũng sẽ sớm bề suy sụp.
6


Muốn thực hiện “chính danh”, Khổng Tử đề nghị phải thực hiện theo “lễ”, “lễ” là
sợi dây vững chắc để mọi người thực hiện chính danh. “Vua sai khiến bề tôi nên dùng
lễ, bề tôi phụng sự vua nên dùng trung” (Luận ngữ, Thiên Bát Dật)
Động cơ “chính danh” của Khổng Tử là muốn lập lại trật tự phong kiến, bao gồm
các phương diện như chính trị, kinh tế và xã hội. Điều mà “chính danh” của Khổng
Tử căn cứ là “lễ” và “nhân”. Điều mà Khổng Tử kỳ vọng là duy trì mối quan hệ giữa
vua tôi, cha con, vợ chồng trong cuộc sống xã hội phong kiến một cách bình thường

và cố định, cho rằng đó là điều kiện tất yếu của một xã hội yên ổn.
“Chính danh” của Khổng Tử dựa vào chế độ lễ nhạc của ba đời Hạ, Thương, Chu,
ông cho rằng những nội dung cơ bản của đạo bậc tiên vương là vĩnh hằng, muôn đời
không đổi. Chính điều ấy đã phản ánh được tính bảo thủ trong tư tưởng chính trị của
Khổng Tử.
Tóm lại, tư tưởng chính trị của Khổng Tử tập trung vào “đức trị và lễ trị” mà biểu
hiện cụ thể của nó là thuyết “chính danh”. Tư tưởng này đã trải qua hàng ngàn năm,
lúc mới ra đời nó đã không được giai cấp cầm quyền hưởng ứng nhưng các triều đại
phong kiến về sau thì độc tôn Nho thuật và không ngừng nâng cao địa vị của Khổng
Tử. Khổng Tử được tôn xưng là “Văn Tuyên Vương”, “Đại thành chí thánh tiên sư”,
trở thành một mẫu tượng đại biểu lễ giáo phong kiến.
“Ơn cở tri tân”, do đó, học thuyết chính trị của Khổng Tử ra đời cách đây khoảng
hai năm trăm năm, cho đến nay vẫn giữ được giá trị, đáng để nghiên cứu và học hỏi.

7


Chuơng 2:
NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA KHỔNG TỬ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ TRONG CƠNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
2.1

DÂN VI BẢN – DÂN LÀ GỐC:

Trong thời buổi đảo điên, cương thường đạo lý bị đảo lộn, chiến tranh liên miên,
nhân dân sống trong cảnh lầm than, còn giai cấp thống trị thì sống trong cảnh xa hoa
trụy lạc. Đứng trước bối cảnh đó, với tư tưởng “tòng Chu”, muốn quay về thời kỳ cực
thịnh của nhà Chu và sự tổng kết lịch sử trước đó, Khổng Tử nhận ra rằng: “Khi nhà
Ân chưa mất lòng dân thì còn phối hợp với Thượng Đế. Nên coi gương nhà Ân mà
suy. Không dễ gì giữ được cái mệnh lớn của Trời”. Tức là, mọi việc đều ở nhân dân,

dân là gốc, việc chính trị từ dân mà ra, dân với chính quyền như nước với thuyền,
nước lên thuyền lên nhưng nước có thể lật thuyền. Chính nhân dân mới là gốc của
quyền lực tối cao, vì chính quyền không giữ được lòng tin của dân thì sớm muộn gì
cũng đổ.
Tử Cống hỏi về cách cai trị. Khổng Tử đáp: “Nhà cầm quyền cần ba điều, lương
thực dồi dào, binh lực mạnh mẽ và được lòng của dân”. Tử Cống hỏi tiếp: “Trong ba
điều ấy, nếu bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều thì bỏ điều nào?” “Bỏ binh lực”, “Nếu bắc
đắc dĩ phải bỏ một điều nữa?” “Bỏ lương thực vì từ trước đến nay nếu thiếu cái ăn chỉ
đói chứ không mất nước, còn nếu thiếu lòng tin của dân thì sớm muộn chính quyền sẽ
sụp đổ”. (Luận Ngữ, Nhan Uyên, 7). Không những thế, vua phải biết làm cho dân giàu
và biết giáo hóa dân. Khổng Tử đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe ra hầu, Khổng Tử
khen: “Dân nước Vệ đông thay”. Nhiễm Hữu hỏi: “Dân đã đông, nhà cầm quyền nên
làm gì nữa?”. “Phải giáo hóa dân” (Luận Ngữ, Tử Lộ, 9).
Ngoài ra phải làm cho dân giàu nên việc lo lương thực cho dân, không nhà cầm
quyền nào không đưa lên hàng đầu các nhiệm vụ. Chính sách “tỉnh điền” chia đất cho
dân có thể Chu công không dùng đến vì trong các Kinh Thi, Thư không thấy nói tới.
Nhưng chắc chắn cũng có một biện pháp phân phối đất cho dân, để dân giải quyết
được sinh kế. Ông cũng định lại đồ đo lường và thuế ruộng gọi là “triệt” (hay trợ).
Khoảng một phần mười huê lợi của dân.
Bên cạnh đó, Khổng Tử còn nói: “Cai trị một nước có ngàn cỗ xe, phải nghiêm túc
thận trọng trong mọi việc và giữ tín điều với dân, tiết kiệm trong chi dùng và biết
thương người, sai khiến dân làm việc gì cũng phải theo thời” (Luận ngữ, Thiên Học
nhi). Đây chính là một số nguyến tắc cơ bản của người thống trị khi xử lý chính sự,
khi giải quyết công việc phải hết sức nghiêm túc, cẩn trọng mọi điều, thành thực thủ
tín, phải biết yêu quý tài lực tức là yêu quý nhân tài, thuộc hạ của mình và phải biết
8


tiết kiệm cho dân, đảm bảo được sức lao động cho họ để họ có thể sản xuất nông
nghiệp một cách thuận lợi. Rộng ra hơn nữa, có thể hiểu rằng khi làm mọi việc gì thì

cũng phải hết sức cẩn thận và phải biết chọn thời điểm để đảm bảo được những điều
kiện tốt nhất.
Xuất phát từ quan điểm “dân là gốc”, và “hữu giáo vô loài”, Khổng Tử chớng lại
quan điểm “cha trùn con nới”. Ơng lên án việc chức tước truyền theo huyết thống,
dòng dõi, mặc dù trong xã hội đương thời vẫn có ba kiểu lên ngôi được thừa nhận: lên
ngôi do cha truyền lại, lên ngôi do vua trước truyền lại và lên ngôi do đảo chính, giết
vua, thuận thiên và thuận ý dân.
Ông cho rằng người cầm quyền phải có đức, có tài mà khơng tính đến đẳng cấp
x́t thân của họ. Ơng nhận xét Trọng Cung, người mà ông tin cậy truyền cả thiên đạo
cho, không được đắc dụng chỉ vì Cung thuộc lớp thường dân. Ông ví Trọng Cung như
con bò tơ sắc đỏ, sừng tốt (con bò có đủ điều kiện tốt nhất để dung vào việc thiêng
liêng nhất là tế thần), nhưng vì mẹ nó lang, nên người ta không dung vào việc cúng
bái, trong khi thần không xem xét kẻ nào đã đẻ ra nó. (Luận Ngữ, Ung Dã, 4). Theo
ông, Trọng Cung không những được cử làm quan mà còn thậm chí còn có thể làm
vua, vì một ông vua đồng thời cũng phải là một người thầy của dân, phải là người
nhân đức nhất trong những người nhân đức.
Cũng xuất phát từ quan điểm “dân là gốc”, Khổng Tử chống lại chủ trương ngu
trung, ngu hiếu, không bắt buộc con người phải phục tùng bề trên vô điều kiện như
nội dung, trung hiếu của Nho gia sau này.
Khổng Tử gia ngữ chép: Một hôm Ai Công nước Lỗ hỏi Khổng Tử, con theo
mệnh cha có phải là hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải là trung không? Khổng
Tử klhông đáp. Tử Cống thưa: con theo mệnh cha là hiếu, tôi theo mệnh vua là trung
còn nghi ngờ gì nữa, Khổng Tử mắng rằng: “Ngươi không biết gì cả. Đời xưa đấng
minh quân làm vua nước vạn thặng, có chính thần bảy người thì vua không làm điều
lỗi, làm vua nước thiên thặng thì có chính thần năm người thì xã tắc không nguy, làm
chủ một nhà có chính thần ba người thì lộc vị không suy. Cho nên, con không theo
mệnh cha há đã là có hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là có trung. Chỉ biết xét cái đáng
theo mà theo mới gọi là hiếu vậy là trung vậy”.
Như vậy, chỉ có dân là trên hết, nước là hàng đầu.
Khổng Tử xuất thân từ giai cấp quý tộc cũ suy tàn, nên quan niệm dân ở đây là

những người thuộc tầng lớp quý tộc, địa chủ, sĩ phu. Tuy nhiên, giá trị của quan điểm
“dân là gốc” là một nét sáng trong tư tưởng tôn quân và trong bức tranh tư tưởng
chính trị thời Xuân Thu Chiến Quốc.
9


2.2

NGƯỜI QUÂN TỬ - NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI ĐỨC VẸN TOÀN

Nhà lãnh đạo là người đứng ở vị trí trung tâm và nắm trong tay quyền lực tất yếu,
ngoài khả năng lãnh đạo, có tài thao lược. Không những thế, đối với Khổng Tử, người
lãnh đạo phải chú trọng tu dưỡng cái tâm, cái đức, người lãnh đạo nên lấy phẩm đức
cao thượng để dẫn dắt người khác.
Khổng Tử chủ trương trị vì quốc gia lấy đức trị làm nguyên tắc tối cao, cho rằng:
“Làm chính trị bằng đạo đức, thí như ngôi sao Bắc Cực ở nguyên chỗ của nó, mà
muôn ngàn sao khác đều hướng về nó” (Luận ngữ - Thiên Vi chính).
Cho nên, người lãnh đạo phải ngay chính bản thân, bản thân không chính trực thì
ra lệnh cho ai cũng không được vì không ai nghe theo.
Quý Khang Tử chấp chính nước Lỗ hỏi Khổng Tử về chính sự. Khổng Tử trả lời:
“Ý nghĩa chữ chính (cai trị) là chính trực (ngay thẳng). Nếu Ngài lãnh đạo bằng chính
trị, thì ai dám chẳng chính”. (Luận ngữ - Thiên Nhan uyên).
“Bản thân người lãnh đạo ngay thẳng, dù không ra lệnh, dân cũng làm theo; bản
thân người lãnh đạo không ngay thẳng, dù có ra lệnh, dân cũng chẳng theo” (Luận
Ngữ - Thiên Tử Lộ)
Cho nên, người lãnh đạo phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng đạo đức
là yêu cầu tối thiểu của người lãnh đạo. Đối với những người có chức vụ nhỏ, tu
dưỡng bản thân là để hoàn thành tốt công tác của chức vụ mình; đối với những người
lãnh đạo cấp cao hơn, tu dưỡng bản thân để đem lại điều tốt cho đồng sự và cấp dưới
của mình; còn đối với người lãnh đạo cấp tối cao, tu thân để đem lại cuộc sống yên

vui cho nhân dân, về việc này cần phải có sự nỗ lực rất lớn của bản thân. Như vậy, dù
chức vị có cao thấp, trách nhiệm nặng nhẹ khác nhau, phạm vi công tác khác nhau
nhưng mỗi người lãnh đạo mỗi cấp đều phải chú trọng tu luyện phẩm đức.
Khổng Tử từng nói: “Tu dưỡng bản thân để làm yên bá tánh. Việc tu dưỡng bản
thân để làm yên bá tánh, đến như vua Nghiêu, vua Thuấn còn khó làm được” (Luận
Ngữ - Thiên Hiến vấn).
Nên Khổng Tử cho rằng sống trên đời bất kể là ai cũng phải đạt được đức “nhân”,
“nhân” là khái niệm chí cao vô thượng, là tiêu chuẩn tối cao của triết học nhân sinh
muốn thực hiện được điều “nhân” không phải là chuyện dễ. Nhan Uyên hỏi về đức
nhân, Khổng Tử trả lời: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân”, nghĩa là dẹp bỏ tư dục của mình,
dùng lễ để chế ước hành vi bản thân, lúc nào cũng đặt lợi ích bản thân sau lợi ích của
tập thể, người như vậy có thể gọi là nhân.
Do đó, Khổng Tử đã đưa ra con đường tu dưỡng bản thân là: tôn sùng năm đức
tốt, trừ bỏ bốn việc xấu
10


Tơn sùng năm đức tốt:
1. Huệ nhi bất phí: gia ân huệ cho dân mà không lãng phí. Người lãnh đạo tài giỏi
không phải là đi bao biện làm thay, cũng không phải dung đến ngân khố quốc gia để
cứu tế, mà phải dùng đến ngân sách quốc gia để cứu tế, mà phải chế định một chính
sách, hoặc nghĩ ra một biện pháp có lợi cho dân, khiến dân chúng hăng hái, phát huy
hết tài năng của mình, xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh. Lúc đó, dân chúng
cũng no đủ, mà mình cũng không bị mất mát.
2. Lao nhi bất oán: sai dân làm việc khó nhọc mà dân không oán hận. Vua Vũ trị
thủy, sử dụng sức lao động, dân lại hết lời ca tụng; Tần Thủy Hoàng xây dựng cung
điện, sử dụng sức lao động, dân chúng oán hận khắp nơi. Điểm then chốt ở đây là phải
biết tìm điều lợi để làm cho dân, dù có cực khổ mấy dân cũng cố gắng hoàn thành. Do
vậy, Khổng Tử nói: “Chọn việc đáng cho dân làm để sai dân làm, thì ai còn oán hận
nữa” (Luận Ngữ - Thiên Nghiêu viết).

3. Dục nhi bất tham: mình tuy có mưu cầu nhưng không tham lam. Trên đời ai
cũng có mưu cầu ham muốn cá nhân nhưng phải hợp tình hợp lý và chính đáng. Nếu
vượt quá giới hạn đó thì sẽ trở thành tham lam.
4. Thái nhi bất kiêu: tức thư thái mà không kiêu ngạo. Người lãnh đạo đối với
người khác bất kể đông hay ít, lớn hay nhỏ, đều không được coi thường họ.
5. Uy nhi bất mãnh: tức uy nghiêm mà không hung dữ. Người lãnh đạo chú ý cử
chỉ ngay ngắn, thần thái đoan trang, có lễ tiết, người khác sẽ tự nảy sinh cảm giác
kính trọng. Không được đối xử người khác hung dữ vô lễ, khiến người khác ghét sợ.
Khổng Tử cho rằng người lãnh đạo hội đủ năm đức tính tốt, mới đủ điều kiện cơ
bản thực hiện đức chính.
Trừ bỏ bốn việc xấu:
1. Khơng giáo hóa dân, để dân phạm tội lại giết dân. Khổng Tử phản đối người
chấp chính sát hại dân chúng, nhất là trường hợp không giáo dục cho dân biết, lại giết
dân, Khổng Tử gọi đó là “tàn ngược”. Vô luận là quản lý đất nước, hay quản lý một
tập đoàn, xí nghiệp, làm người lãnh đạo nên coi trọng việc giáo dục con người, giáo
dục nhân viên. Giáo dục con người trước, rồi dùng chế độ quy tắc ước thúc họ, thậm
chí xử phạt họ, mới là thượng sách. Nếu không giáo dục, không tuyên truyền, chỉ
muốn dùng hình phạt để uy hiếp người, hành vi đó gọi là “tàn ngược” cũng không quá
đáng.
Quý Khanh Tử chấp chính nước Lỗ hỏi Khổng Tử về việc chính, nói rằng: “Nếu
giết chết kẻ vô đạo, để dân biết mà tiến tới có đạo, thì như thế nào?”
11


Khổng Tử trả lời: “Ngài trị vì quốc gia, sao phải dùng đến việc chém giết? Chỉ cần
Ngài muốn hướng đến cái tốt, thì dân sẽ tốt theo. Đức của người lãnh đạo giống như
gió, đức của bá tánh giống như cỏ, gió thổi trên cỏ, thì cỏ nằm rạp xuống”. (Luận Ngữ
- Thiên Nhan Uyên)
2. Không cắt đặt răn bảo người ta làm việc, lại muốn chóng được thành công.
Người lãnh đạo không răn bảo, hướng dẫn cấp dưới trước, lại muốn đạt được thành

công nhanh chóng, đó là tác phong làm việc chủ quan, võ đoán, không hợp tình hợp
lý. Khổng Tử gọi đó là “hung bạo”.
3. Ra lệnh chậm trễ, lại bắt dân phải hoàn thành trong kỳ hạn gấp rút. Cấp trên
giao nhiệm vụ chậm trễ, lại ỷ quyền thế bắt người khác phải hoàn thành trong kỳ hạn
gấp rút, Khổng Tử gọi đó là “hại dân”. “Không báo cho dân biết trước mà yêu cầu họ
làm là hại dân; thi hành chính lệnh trễ nải lịa bắt dân hoàn thành là ngược đãi dân;
không giáo dục dân mà tàn sát họ là tàn sát dân. Người quân tử tại vị phải tránh ba
điều ấy” (Hàn vi ngoại truyện)
4. Phân phát của cải cho người ta, khi chi ra lại bủn xỉn, Khổng Tử gọi đó là “ki
bo”. Nhưng cũng không quá xa hoa, chi tiêu phung phí, phải biết tiết kiệm tài lực của
quốc gia, mà trước tiên là phải biết tiết dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Tôn sùng năm đức tốt, trừ bỏ bốn điều xấu ở trên là thủ đoạn thực thi chính trị,
nhưng nó không xa rời sự tu dưỡng nhân đức của người lãnh đạo. Khổng Tử đem sự
tu dưỡng nội tại và kỹ năng đối ngoại hợp thành một, coi nó là yêu cầu cơ bản đối với
người lãnh đạo thực hành đức trị.
Không chỉ có vậy, Khổng Tử cho rằng công việc cai trị quốc gia là một công việc
khó khăn và phức tạp, làm chính sự phải có thái độ nghiêm túc, không được xem
thường.
Người lãnh đạo phải đầu tàu gương mẫu, phải luôn luôn gương mẫu, nỗ lực không
mệt mỏi. “Mình phải làm gương trước, sau đó mới yêu cầu mọi người làm việc cần cù
chịu khó” (Luận Ngữ - Thiên Tử Lộ). Nếu một người lãnh đạo trễ nải trong công việc
mà luôn yêu cầu cấp dưới nghiêm chỉnh chấp hành thì thật là khó khăn, kết quả là
công việc không thực hiện được và người lãnh đạo đó rồi sẽ bị thay thế.
Muốn làm gương thì người lãnh đạo phải xử lý công việc thật sự nghiêm túc cẩn
thận, không thể “dục tốc bất đạt”, cũng không xem nhẹ công việc mà gây hậu quả
nghiêm trọng; cũng không “lên gân” quá mức.
Người lãnh đạo phải làm việc phải bằng tài trí và mưu lược của mình, không thể
giở trò khôn vặt vì khôn vặt không thể mưu cầu và thành việc lớn. Khổng Tử nói:
“Những người suốt ngày tụ tập lại, nói chuyện không đã động đến việc nghĩa, chỉ
12



thích giở trò khôn vặt, loại người ấy khó làm nên việc lớn” (Luận Ngữ - Thiên Vệ
Linh Công).
Người lãnh đạo không chỉ thường xuyên rèn đức mà còn phải luyện tài, phải theo
kịp với thời cuộc, nâng cao trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khổng Tử nói:
“Những người suốt ngày ăn no, không dụng tâm vào việc gì, khó thành tựu lắm thay!
Chẳng phải có trị đánh cờ đó sao? Chơi trị đó cịn tốt hơn là ngồi không”.
Có thể thấy rằng, theo quan điểm của Khổng Tử về một người lãnh đạo khá toàn
diện cả đức và tài. Khổng Tử xuất phát từ đường lối Đức Trị nên ông luôn đặt chữ
đức lên trên hàng đầu. Nhưng chữ đức phải đi với chữ tài, rèn đức phải luyên tài, có
tài phải có đức, đức giữ được tài, có tài mới biết cách làm việc, biết đâu là phải trái để
giữ được đức. Hình mẫu mà Khổng Tử muốn hướng đến là bậc quân tử có đức nhân,
có lòng nhân, là bậc quân vương mẫu mực. Khổng Tử luôn nêu cao hoạt động thực
tiễn của người lãnh đạo, lấy thực tiễn là nơi kiểm nghiệm chân lý. “Làm vua khó, làm
bề tôi cũng không dễ. Nếu biết được chỗ khó của làm vua thì không chừng một lời nói
làm cho nước nhà hưng thịnh cũng nên” (Luận ngữ, Thiên Tử Lộ), tức là một khi nhà
vua nắm được tư tưởng chủ đạo nào đó và hành động theo nếu nó đúng thì sẽ làm
hưng thịnh quốc gia.
Và không chỉ có thế, Khổng Tử yêu cầu người lãnh đạo phải có được những chủ
trương, hành động hợp thời, hợp lý, phải nắm được tư tưởng cốt lõi của đạo trung
dung.
2.3

ĐẠO TRUNG DUNG

Đưa ra quyết sách là một trong những nhiệm vụ căn bản của nhà quản lý. Quyết
sách có đúng đắn hay không, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của một
công ty, xí nghiệp, thậm chí là một quốc gia. Quyết sách là một trong những khái
niệm của quản lý thời nay nhưng trong hoạt động xã hội nhân loại, khái niệm đó từ

xưa đã có. Phương pháp đưa ra quyết sách của Khổng Tử là “đạo trung dung”. Cho
đến nay, đạo trung dung của ông vẫn còn có giá trị trong mọi mặt của đời sống.
Vấn đề mà Khổng Tử suốt đời bàn luận và xử lý, hầu như đều đề cập đến các mặt
xã hội và nhân sinh, phương pháp cơ bản mà Khổng Tử là “trung dung”
Trung tức là chính đạo, không thiên vị, không thái quá, không bất cập. Dung là
bình thường, dung dị.
Khổng Tử nói: “Thái quá cũng như bất cập đều không tốt” (Luận ngữ, Thiên Tiên
tiến). Nên trung dung là không thiên vị bên nào, không thái quá cũng không bất cập.
Nhận thức và xử lý mọi việc phải luôn giữ được đạo trung dung, không thiên lệch về
bên nào, không thái quá cũng không bất cập, giữ ở mức độ vừa phải.
13


Khi nhận thức và xử lý sự vật, hiện tượng nếu như không giữ đạo trung dung, quá
nghiêng về một phía nào đó thì cũng đều không hợp lý, không nắm được rõ bản chất
của sự vật. Muốn biết được bản chất của sự vật, thì phải có một chữ “độ”, vượt quá
hoặc chưa đến độ đều bị thiên lệch. Do đó, nhận thức và xử lý sự vật, hiện tượng đều
không được thái quá, cũng không bất cập, đó chính là hàm nghĩa căn bản của đạo
trung dung. Và xét theo một khía cạnh nào đó, trong đạo trung dung đã có phép biện
chứng rồi.
Nguyên tắc cơ bản của đạo trung dung là “độ”, “độ” không nhất thành bất biến mà
tùy cơ ứng biến, mọi việc đều phải căn cứ vào tình huống thực tế để xử lý. Khổng Tử
nói: “Người quân tử đối với việc của thiên hạ không quy định việc gì nên làm, cũng
không quy định việc gì không nên làm, chỉ cần căn cứ theo nghĩa mà làm” (Luận ngữ,
Thiên Lý nhân).
Khổng Tử gọi phương pháp xử lý vấn đề linh hoạt là thông quyền đạt biến, không
nên quá câu nệ. “Người có chí cầu học, nhưng chưa chắc đạt được thành tựu; người
có thể đạt được thành tựu, nhưng chưa chắc đứng vững trên thành tựu; người có thể
đứng vững trên thành tựu, nhưng chưa chắc hiểu được lẽ quyền biến” ( Luận ngữ,
Thiên Tử hãn).

Nói về trung dung thì hầu như ai cũng có thể nói được nhưng làm được thì có rất ít
người. Khổng Tử đã từng thàn rằng: “Trung dung là đức chí cao chí mỹ, nhưng người
ta đã ít có nó lâu rồi”. Vì thế, cũng như để rèn đức, Khổng Tử cũng đã đưa ra một loạt
biện pháp để thực hiện đạo trung dung.
1. Trong đối nhân xử thế, Khổng Tử thực hiện bốn điều không: “Không dựa vào
suy đoán chủ quan, không khẳng định tuyệt đối, không câu nệ cố chấp, không vì riêng
mình” (Luận ngữ, Thiên Tử hãn) – vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã. Tức là làm mọi việc
phải nhận thức đúng theo cái khách quan, cái vốn có của nó và làm việc không phải vì
mình trước tiên.
2. Khi xử lý một sự vụ sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau, khen có, chê có, đôi lúc
nếu không tỉnh táo thì sẽ bị rối trí. Cho nên, điều quan trọng là phải biết lắng nghe và
phải biết chọn điều tốt mà theo, muốn chọn được điều hay thì phải biết quan sát.
Khổng Tử nói: “Có người không biết mà cứ làm bậy, ta thì không như vậy. Ta nghe
nhiều ý kiến của người khác, chọn điều hay mà theo; nhìn nhiều và ghi nhớ cả vào
lòng, cái biết đó chỉ kém hơn so với cái biết bẩm sinh mà thôi vậy” (Luận ngữ, Thiên
Thuật nhi).
Nghe nhiều, quan sát và chọn điều hay để theo, là chủ trương nhất quán của
Khổng Tử. “Nên nghe nhiều, những điều gì còn nghi ngờ thì lưu giữ lại lở trong lòng,
những điều đã nắm chắc được cũng phải cẩn thận khi nói ra, như vậy sẽ ít mắc sai
14


lầm. Nên nhìn nhiều, những điều gì còn ghi nhớ thì giữ lại ở trong lòng; những điều
nắm chắc được cũng phải cẩn thận khi thực hiện, như vậy sẽ ít hới hận” (Luận ngữ,
Thiên Vi chính).
Trong hành đợng, ngun tắc “chọn điều hay mà theo” luôn phải được tuân thủ.
Nghe nhiều ý kiến khác nhau, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, chọn được phương
án tối ưu, khi hành động còn phải hết sức cẩn trọng để làm sao ít mắc sai lầm nhất.
2. Nói về sự cẩn trọng, Khổng Tử cho rằng phải suy nghĩ thật kỹ, không nóng vội,
tính toán kỹ rồi mới làm. Nhưng ông cũng cho rằng, nếu tính quá kỹ, tức là vượt “độ”,

thái quá mà không nắm bắt được thời cơ thì cũng sẽ hỏng việc.
3. Khổng Tử nói: “Lời nói xảo trá làm bại hoại đạo đức. Việc nhỏ không nhẫn
nhịn được thì sẽ hỏng mưu lớn” (Luận ngữ, Thiên Vệ Linh Công). Muốn làm đại sự
thì bản thân người lãnh đạo phải học được chữ “nhẫn”. Nhẫn nại và kiên trì luôn
mang lại thành công, “nhẫn” là không nóng vội, kìm nén được những tức giận của cá
nhân, nhìn nhận mọi việc phải thật sự khách quan.
4. Khổng Tử cho rằng đối với mọi việc không làm trái nguyên tắc chính, cũng còn
những vấn đề nhỏ nhặt có thể linh hoạt xử lý, dù có vượt ra ngoài quy phạm một chút
chấp nhận; tức là, phải biết linh động xử lý công việc làm sao tạo ra được hiệu quả
cao nhất nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản, nền tảng. “Đại tiết không thể
vượt qua giới hạn, còn tiểu tiết có thể vượt ra ngoài hay vào trong giới hạn một chút
cũng được” ( Luận ngữ, Thiên Tử Trương).
Như vậy, đạo trung dung của Khổng Tử rất dễ nhận biết, ai cũng có thể thấy vì nó
tồn tại ngay trong cuộc sống đời thường. Linh hoạt, đúng mức, đúng độ, đúng thời cơ
ai cũng biết nhưng không mấy ai làm được. Cho nên, muốn thực hành đạo trung dung
thì phải biết nghe nhiều, quan sát nhiều, suy xét thật kỹ, phân tích tất cả những dữ
kiện cần thiết trước khi ra quyết sách là điều không thể thiếu.
2.4
HỌC THUYẾT CHÍNH DANH – LÀM VIỆC THEO ĐÚNG NHIỆM VỤ VÀ
CHỨC TRÁCH CỦA MÌNH

Trong tư tưởng chính trị của Khởng Tử thì “chính danh” là một phát kiến của ông.
Từ quan điểm vạn vật đều có chung nguồn gốc, cái phức tạp biến sinh từ cái giản
dị, Khổng Tử cho rằng sự thay đổi của xã hội làm cho thiên hạ rối ren không phải
nguyên nhân một sớm một chiều mà là một quá trình bắt nguồn từ từ sự sa đọa của
các thế lực cầm quyền, làm cho “danh” không “chính”, tức là “danh” không phù hợp
với “thực”. Vì vậy, để khôi phục lại kỷ cương, luân thường đạo lý, trật tự xã hội,
Khổng Tử đã chủ trương thực hiện “Chính danh”.

15



Trong một lần nói chuyện với Tử Lộ, một học trò của ông, Khổng Tử đã nói:
“Người quân tử có điều gì không biết thì đừng nói bậy. Nếu danh không chính thì lời
nói không thuận, lời nói không thuận thì sự việc không thành; sự việc không thành thì
lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng thì dân không biết đặt
tay vào dâu (không biết phải làm như thế nào). Cho nên người quân tử đã dùng cái
danh thì tất phải nói ra được, đã nói điều gì thì tất phải làm được. Đối với lời nói,
người quân tử không thể cẩu thả được”.
Khổng Tử cho rằng mỗi một và mỗi con người trong xã hội có một công dụng
nhất định. Nằm trong mối quan hệ nhất định mỗi vật, mỗi người đều có một địa vị,
bổn phận nhất định và tương ứng với nó là một “danh” nhất định. Mỗi “danh” đều có
tiêu chuẩn riêng. Vật nào, người nào mang “danh” nào phải được thực hiện và phải
thực hiện và thực hiện bằng được những tiêu chuẩn của danh đó, nếu không gọi bằng
“danh” khác. Đó là “chính danh”. Khổng Tử giải thích học thuyết “chính danh” của
mình rằng: “chính là làm cho mọi việc ngay thẳng”, “vua ra vua, tôi ra tôi, cha phải ra
cha, con phải ra con” (Luận ngữ, Thiên Nhan Uyên).
Khổng Tử cho rằng danh với thực phải hợp nhau, nếu không hợp nhau thì gọi tên
ra, người ta sẽ không hiểu, lý luận sẽ không xuôi, mọi việc sẽ không thành, lễ nhạc,
hình pháp không ổn định được mà xã hợi sẽ hỗn loạn. Ơng vua là người được Trời
giao phó cho nhiệm vụ lo cho dân đủ ăn, đủ mặc, làm gương cho dân, dạy dỗ dân, để
được sống yên ổn. Làm trọn nhiệm vụ đó là danh xứng với thực, nếu không thì không
đáng gọi, không thể gọi là vua được. Để mang cái danh là vua thì phải làm tròn trách
nhiệm của một vị vua, nếu không sẽ mất cái danh, và mất luôn cả ngôi. Muốn được
gọi là vua, thì phải theo cái tiêu chuẩn vua cở nhân, của xã hợi Chu. Ơng vua nào
không theo tiêu chuẩn đó thì không gọi là vua được nữa, như trường hợp Khoái Quý
và Xuất Triếp Công nước Vệ, cha không ra cha, con không ra con, cha con tranh ngôi
nhau, như vậy làm gương cho dân sao được, đặt lễ nhạc, hình pháp bắt dân theo được;
tất phải lựa một người khác – anh hay em của Khoái Quý chẳng hạn – để làm vua Vệ.
Khổng Tử không “vị vua Vệ”, tức Xuất Công Triếp chính là vì vậy. Và tuy khơng nói

ra, chứ ơng cũng có ý cách mạng rồi đó. Hễ chính danh thì quy kết tất phải là cách
mạng. (143, 12)
Vì vậy, đối với Khổng Tử thì chính danh là quan trọng nhất nên khi Tử Lộ hỏi nếu
được vua Vệ mời tham gia chính sự thì Khổng Tử sẽ làm gì, ông đáp: “Ắt phải chính
danh trước đã” (Luận Ngữ, Thiên Nhan Uyên). Khổng Tử viết sách Xuân Thu thực
chất là tuyên truyền học thuyết chính danh của ông, bằng sự khen chê người đời trước
để làm gương cho người đời sau với quan điểm nhắc chuyện xưa để răn dạy người đời
nay phải sống trung chính và đúng đạo của mình. Khi danh tự đã chính, thì việc gì có
nghĩa lý việc ấy, những điều tà thuyết không làm mờ tối được chân lý, trật tự trong xã
16


hội được phân minh. Việc giữ trật tự cho minh và giữ trật tự cho chính tức là giữ cái
căn bản của chính trị vậy.
Có thể thấy một lần nữa, ai ở địa vị nào cũng phải làm tròn trách nhiệm, và ai giữ
phận nấy, không được việt vị, nghĩa là không được hưởng những quyền lợi cao hơn
địa vị của mình, ở chức vụ nào thì mưu tính việc ở chức vụ đó. Khổng Tử với tư cách
là một đại phu trí sĩ, có trách nhiệm khuyến cáo vua Lỗ trừng trị một nghịch thần
nước bạn, và ông đã theo “chính danh” nghiêm cẩn làm tròn trách nhiệm đó. Như vậy,
Khổng Tử khi đề ra chính danh đã cố gắng thực hiện qua hành động của mình.
Mặt khác, ta có thể thấy, với quan điểm chống lại ngu trung, ngu hiếu, Khổng Tử
cho rằng, trong xã hội chính danh là quan hệ hai chiều: quân có nhân thì thần mới
trung, phụ có có từ thì tử mới hiếu… mà công cụ để thực hiện hai chiều này là đạo
đức của xã hội. “Giả như vua nói lời không phải mà không có ai chống lại, thì không
chừng một lời nói cũng làm mất nước ư?” (Luận ngữ, Thiên Tử Lộ)
2.5

TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC

Đúc kết kinh nghiệm thành bại của các vị vua trị quốc thời trước, tìm ra một trong

những nguyên nhân căn bản cho việc thái bình thịnh trị, quốc thái dân an mấu chốt là
ở việc sử dụng người có thỏa đáng không. Đế vương giỏi sử dụng hiền tài, thì lòng
dân quy phục, quốc thái dân an; ngược lại, thì dân chúng phản nghịch, nước mất nhà
tan.
Khổng Tử phân tích nguyên nhân vua Thuấn trị vì thiên hạ tốt, đưa ra nhận định:
“Vua Thuấn có năm vị hiền thần, cho nên thiên hạ thái bình”. (Luận Ngữ - Thiên Thái
Bá). (năm vị hiền thần của vua Thuấn là: Bác Ích, Vũ, Hậu Tắc, Tiết và Cao Dao).
Vua Nghiêu, Vua Thuấn, Vua Vũ là những người có tài trị thủy, an dân và biết
dùng người. Còn đối với những người bản thân không có thực tài nhưng biết sử dụng
người hiền tài thì sẽ hiển vinh.
Khổng Tử nói vua Lương Công nước Vệ là người không có tài năng. Quý Khang
Tử đại phu nước Lỗ hỏi: “đã như thế sao ông ta không mất ngôi?” Khổng Tử trả lời
“ông ta có Trọng Thúc Ngữ chủ trì việc ngoại giao, Trúc Đà chủ trì việc kế tự, Vương
Tôn Giả chủ trì việc quân đội,Vệ Linh Công biết dùng người như thế sao lại mất
ngôi?”.
Biết quý trọng và sử dụng người hiền tài có thể đoạt được thiên hạ, ngược lại sẽ
mất đi thiên hạ. Hạng Vũ ganh ghét những người tài đức thiên hạ, người có công bị
ông ta hại, người có tài lại bị hoài nghi, người thắng trận không được lập công lao,
người mở mang đất đai không được ban thưởng, đó là nguyên nhân ông ta thất bại
dưới tay Lưu Bang và mất đi thiên hạ.
17


Khổng Tử cho rằng đồng thời với việc trọng dụng nhân tài, còn phải đề phòng kẻ
tiểu nhân mưu hại, tránh xa loại người ấy. Kẻ tiểu nhân ở bên quân chủ, sẽ khiến quân
chủ không phân biệt tốt xấu, hiền ngu, người hiền không được trọng dụng.
Vì vậy, cần phải có chính sách tuyển dụng nhân tài hợp lý, tuyển được những
người có thực tài, thực chất thì người ton hót xu nịnh không có một chút tài cán nào.
Khi tuyễn được người tài rồi, thì phải căn cứ vào năng lực của họ, sở trường của họ để
giao nhiệm vụ.

Trong quá trình sử dụng người hiền tài thì phải biết quý trọng họ, đối xử họ chân
thành, thì họ sẽ tôn kính và tự nguyện cống hiến hết mình, dốc hết tâm lực phò vua
giúp nước
Vua Ai Công nước Lỗ hỏi: “Làm thế nào thì dân phục?”. Khổng Tử đáp: “Cất
nhắc người chính trực đặt trên người tà vạy thì dân phục; nếu cất nhắc người tà vạy
trên người chính trực thì dân không phục” (Luận ngữ - Thiên Vi Chính).
Hơn nữa, xuất phát từ quan điểm của một người thầy nên Khổng Tử cho rằng cất
nhắc người hiền tài lên trên người tà vạy thì, thì người tà vạy trở nên chính trực, tức là
có khả năng giáo hóa cảm phục, trong thiên hạ sẽ không còn người xấu nữa.
Khổng Tử cho rằng cất nhắc người hiền còn phải chú trọng học thức, người có học
thức mới có khả năng đảm trách mọi công việc. Khổng Tử nói: “Học tập lễ nhạc
trước, sau đó mới ra làm quan, là loại dân thường; người làm quan trước rồi mới học
lễ nhạc, là con em vua chúa. Nếu tuyển dụng nhân tài, thì ta tuyển dụng người học tập
trước” (Luận ngữ - Thiên Tiên tiến).
Ước vọng cả đời của Khổng Tử là học hành thật tốt sau đó đem cái sở học của
mình ra làm quan giúp dân, giúp nước. Cho nên ông hết sức chống lại những kẻ
không hiểu biết, bất tài nhưng lại có ham muốn làm quan hay dùng tiền để mua quan
bán tước.
Đối với Khổng Tử, người có đức cũng có thể dùng, người có tài cũng có thể dùng,
nhưng cả hai chỉ được có một mặt, trước sau gì cũng hỏng việc. Nên phải tìm người
có cả tài lẫn đức, tìm người tài trong số người; chữ đức chữ tài có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Vì người có có đức có tài là người hoàn thiện có thể gánh vác được.
Vua Ai Công hỏi Khổng Tử rằng: “Nên tuyển chọn người tài như thế nào?”
Khổng Tử đáp: “Không nên chọn dùng người thích lấn át kẻ khác, không nên chọn
dùng người thích khoe tài khoe sức, không nên chọn dùng người nói khoác lác”.
Ai Công hỏi: “Tại vì sao?”

18



Khổng Tử nói: “Người thích lấn át kẻ khác có thể được lợi lớn nhưng không dễ sử
dụng; người thích khoe tài khoe sức luôn muốn vượt trội hơn người khác, nhưng
không để người khác học tập theo; người thích nói khoác lác khoe khoang, lại rất ít
coi trong chữ tín. Cung tên trước hết phải điều chỉnh tốt, sau đó mới yêu cầu bắn
trúng đích; ngựa trước hết phải thuần thục, sau đó mới yêu cầu mang nặng chở xa;
con người trước hết phải trung tín chân thực, sau đó mới yêu cầu họ có học vấn, có
năng lực”
“Hiện nay, có người không trung tín thành thực nhưng có học vấn, có năng lực,
loại người ấy giống như sói lang, không được tiếp cận với họ. Trước hết phải xác định
người nhân nghĩa thủ tín, sau đó mới từ trong số người đó chọn ra người có học vấn,
có tài năng để sử dụng” (Thuyết Uyển)
Sau khi tuyển người, thì vấn đề lớn nhất là bố trí, sử dụng họ như thế nào là hợp
lý để họ phát huy được tất cả khả năng của mình luôn được đặt ra ngay sau đó.
Mỗi người đều có tính cách, tài năng, đức hạnh và chí hướng khác nhau. Khi
dùng người, phải xem xét tổng hợp các nhân tố, rồi đặt người đó vào vị trí thích hợp
nhất, như vậy mới có thể phát huy hết tài năng vốn có. Đó cũng là một khâu quan
trọng trong thuật dùng người.
Khổng Tử căn cứ vào năng lực nhiều ít, chia tài ra làm các hạng như sau: quân tử,
tuệ nhân, thiện nhân, người nhân, hiền nhân và thánh nhân. Vì vậy, muốn tận dụng hết
tài năng của họ phải căn cứ vào năng lực của từng người để đặt vào vị trí thích hợp.
Khổng Tử nói: “khi diễn tập bắn tên, không nhất thiết phải bắn xuyên qua tấm bia,
vì sức lực mỗi người không giống nhau. Đó là đạo của người xưa vậy” (Luận Ngữ Thiên Bát Dật).
Ngoài ra, Khổng Tử từng đánh giá sở trường của các học trò về các mặt như đức
hạnh, nói năng, chính sự, văn học. Muốn khai thác hết tài năng, phải căn cứ vào sở
trường của mỗi người để giao phó công việc thích hợp.
Tử Sản dùng người hợp với tư tưởng của Khổng Tử. Ơng ta trị q́c, tủn chọn
nhân tài đều có sở trường riêng. Phùng Giản Tử giỏi quyết đoán đại sự; Tử Thức tuấn
tú, có tài ngoại giao; Công Tôn Huy giỏi nắm tình huống các nước chư hầu, lại có tài
văn chương; Tỳ Thầm giỏi mưu hoạch sách lược, nhưng chỉ quen mưu hoạch dã
ngoại, không quen mưu hoạch ở trong thành. Tử Sản căn cứ sở trường của mỗi người

để sử dụng họ. Mỗi khi gặp việc trọng đại, Tử Sản cùng với Tỳ Thầm đi xe ra dã
ngoại, để Tỳ Thầm mưu hoạch sách lược có được hay không, rối nói lại kết quả cho
Phùng Tử Giản quyết định, sau đó bảo Công Tôn Huy soạn thảo thành văn chương.
Các công việc làm xong, cuối cùng giao cho Tử Thái Thúc chấp hành, ứng phó với
khách các nơi, cho nên sự việc thường được xử lý tốt.
19


Mỗi người một việc, một sở trường khác nhau, phối hợp ăn ý cùng làm việc tạo ra
bộ máy hoạt động hiệu quả. Điều tiên quyết để tạo nên một bộ máy hoạt động ăn ý là
người đứng đầu có tài lãnh đạo, có đạo đức, có chữ nhân và biết cách tổ chức xắp xếp
những người thuộc quyền tạo ra sự đoàn kết giữa họ, không xảy ra mâu thuẫn về lợi
ích.
Nhân vô thập toàn nên nguyên tắc quan trọng trong sử dụng người là không nên
quá cầu toàn, không nên đưa ra yêu cầu quá ngặt nghèo mà dễ bị mất nhân tài. Khổng
Tử cho rằng dùng người trước hết phải có lòng khoan dung độ lượng.
Khổng Tử nói: “Làm việc cho người quân tử dễ, nhưng khó làm họ vui lòng. Dùng
phương thức không chính đáng để làm họ vui lòng, thì họ sẽ không vui lòng. Làm
việc cho kẻ tiểu nhân khó, nhưng dễ làm cho họ vui lòng. Dùng phương thức không
chính đáng để làm họ vui lòng, họ cũng vui lòng. Khi sử dụng người, kẻ tiểu nhân
luôn cầu toàn, bất bẻ mọi cách” (Luận Ngữ - Thiên Tử Lộ).
Con người trong quá trình hoạt động thực tiễn dù có giỏi đến đâu cũng mắc sai
lầm cho nên người lãnh đạo luôn có lòng khoan dung, ghi nhớ điểm tốt, không quá
chú ý đến sai lầm của họ để có thể tiếp tục sử dụng họ, lấy lòng nhân từ mà đối đãi
với họ thì họ càng quý trọng mình hơn.
Tăng Tử nói: “Khổng Tử nhìn thấy người khác có một chút ưu điểm, thì quên đi
khuyết điểm mà người đó có, như vậy sẽ dễ sống hòa hợp với người. Khổng Tử nhìn
thấy người khác làm việc tốt, thì giống như chính mình làm việc tốt, như vậy sẽ
không trành giành với người” (Thuyết Uyển)
Tuy nhiên, người lãnh đạo cũng không nên quá bao che cho những hành động sai

trái của những người thuộc quyền mà sinh ra nhiều chuyện nhiễu nhương.
Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng: “Điều đáng sợ nhất của nước nhà là gì?”
Quản Trọng đáp: “Đáng sợ nhất là những con chuột miếu”
Hoàn Công hỏi: “Nói vậy là có ý gì?”
Quản Trọng nói: “Miếu thờ thần đất được làm bằng gỗ, bên ngoài trát một lợp
bùn, chuột chui sống ở bên trong. Nếu dùng lửa khói xông nó, thì sợ cháy tre gỗ; nếu
dùng nước đổ vào, thì sợ lớp bùn bị vữa hư. Không cách gì bắt giết được chuột, là vì
sợ hư hại đến cái miếu”
“Nước nhà cũng có chuột miếu, đó chính là đám nịnh thần tả hữu cùa vua. Đối với
trong triều, họ che lấp tai mắt của vua, khiến vua không pâhn biệt được thiện ác; đối
với bên ngoài, họ khoe khoang quyền lực của mình trước bá tánh. Không giết họ, họ
sẽ làm loạn; nếu giết họ, vua lại bao che họ, đó chính là chuột miếu của nước nhà. Đối
phó với lũ chuột miếu đó là việc làm khó nhất của trị quốc”
20


Thời kỳ nào cũng có “chuột miếu”, có nạn tham ô tham nhũng, đặc biệt hiện nay,
tham nhũng đang là vấn nạn của quốc gia, cho nên để ngăn chặn vấn nạn này Khổng
Tử đã đưa ra đường lối Lễ trị.
2.6

LỄ TRỊ

Ở trong tổ chức xã hội, giữa người với người phải ở trạng thái hài hòa có trật tự, tổ
chức ấy mới có khả năng hoạt động và phát triển bình thường. Khổng Tử cho rằng
yếu tố khiến quốc gia và đoàn thể xã hội hài hòa có trật tự là “Đức”, mà lực lượng
bên ngoài bảo vệ trạng thái ấy là “Lễ”. Người lãnh đạo cần phải đức lễ kiêm dụng, gọi
là “đạo chi dĩ đức, tề chi di lễ” (dẫn dắt người ta bằng đạo đức, dùng lễ để ước thúc
họ), mới có thể giúp cho việc quản lý đạt đến cảnh giới tối cao.
Tương truyền nhà Chu có cửu hình (chính hình phạt) nhưng không biết từ thời

nào, và đời Chu công chắc chắn là chưa có hình thư, triều đình vẫn giữ cái tục “lể bất
hạ thứ nhân, hình bất thượng đại phu ” (lễ thì không đến thứ dân, hình không đụng
đến đại phu) (Lễ ký) nghĩa là trong giới quý tộc, có kẻ nào phạm pháp thì theo pháp
điển bất thành văn (lễ) mà dàn xếp; còn đối với dân thường họ mới dung hình mà họ
biết thôi. Nguyên tắc là vậy; trong thực tế có nhiều quý tộc cũng bị chặt chân, chặt
tay, xử trảm. Lễ đó dễ hiểu: hễ làm loạn, muốn chiếm ngôi chẳng hạn, thì chẳng kể
quý hiển, than nhân cũng phải trừng trị..
Khổng Tử là người tôn Chu chứ không tòng Chu cho nên ông chê hình pháp quá
nghiêm khắc của nhà Chu và muốn cho nó nhân đạo hơn. Mặt khác, với quan điểm
của đường lối “vi chính dĩ đức” ông đặt lễ giáo lên trên chính hình. Vì vậy, ông đã so
sánh cái hay cái dở giữa đức trị và pháp trị. Khổng Tử cho rằng dùng đức trị có thể
khiến dân chúng biết thế nào là hổ thẹn, có thể giải quyết vấn đề căn bản về tư tưởng,
chứ không giống như pháp trị, chỉ khiến dân kiềm chế hành vi bản thân, tránh phạm
tội.
Nhưng “Lễ” mà Khổng Tử nói có tác dụng chế ước hành vi của con người về tính
chất giống và tác dụng giống như “Pháp”.
Khổng Tử cho rằng lễ nhà Chu có nguồn gốc từ lễ nhà Hạ và lễ nhà Thương, lễ
phát triển liên tục đến nhà Chu thì đạt đến đỉnh cao của nó. Khổng Tử nói: “Lễ là gì?
Lễ chính là phương pháp xử lý công việc. Người quân tử làm việc nhất định phải biết
được phương pháp xử lý. Lãnh đạo quốc gia quốc gia mà không có lễ, giống như
người mù không có người dẫn đường, mù mịt mất đi phương hướng, không biết đi lối
nào; lại giống như đêm tối ở trong phòng mò mẫm, không có đèn đâu thấy được gì.
Nếu không có lễ, tay chân không biết đặt đâu, tai mắt cũng không biết dùng vào đâu,
tiến thối đều không có quy củ. Như thế thì trong cuộc sống thường ngày sẽ không
phân được trưởng ấu trên dưới, nội bộ gia đình sẽ bất hòa, ở chốn triều đình quan tước
21


cũng hỗn loạn. Cung thất không có tiêu chuẩn, dụng cụ đo lường và đồ tế tự không
hợp pháp độ. Nói năng vô luân thứ, chính sự không thực thi, mọi chuyện trước mắt

đều không thích hợp. Giống như vậy sẽ không có biện pháp lãnh đạo dân chúng hành
động thống nhất và đồng bộ” (Lễ ký).
“Lễ” là để giữ “Đức”, giữ kỷ cương trong nước, còn “Chính danh” là phương tiện
để giữ “Lễ”. Cho nên, Khổng Tử cho rằng vua cai trị quốc gia có tài trí và có đức
hạnh là chưa đủ, mà cần phải có lễ, phải hiểu rõ được chính danh, như thế mới hoàn
bị
Khổng Tử nói rằng: “Bằng vào thông minh tài trí có thể đạt được nó (ngôi vị hoặc
chức vị), nhưng không giữ được lòng nhân, thì dù có đạt được nó hẳn sẽ cũng mất.
Bằng vào thong minh tài trí có thể đạt được nó, lại giữ được lòng nhân, nhưng không
dùng thái độ trang nghiêm đối đãi với dân, thì dân không kính trọng. Bằng vào thông
minh tài trí có được nó, lại giữ được lòng nhân, dùng thái độ trang nghiêm đối đãi với
dân, nhưng không dùng lễ để cổ vũ dân, thì cũng xem là chưa hoàn thiện” (Tử Lộ Thiên Vệ Linh Công).
Vua đối xử với bề tôi, bề tôi phụng sự vua đều nên tuân theo quy phạm lễ pháp.
Khổng Tử cho rằng lễ pháp giữa vua và bề tôi nên là “quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân
dĩ trung” (vua sai khiến bề tôi bằng cái lễ, bề tôi phụng sự vua bằng lòng trung). Như
vậy giữa vua và bề tôi sẽ hình thành nên mối quan hệ tốt đẹp.
Cho nên, trong mối quan hệ thường ngày giữa người lãnh đạo và cấp dưới phải
luôn lấy “lễ” làm hàng đầu, đối xử với nhau thân tình, theo đúng danh phận của mình.
Có được như vậy thì mối quan hệ ấy không chỉ là mối quan hễ dựa trên công việc mà
thậm chí còn thâm sâu như trong nhà.
Ngoài ra, đối với mỗi người khác nhau thì sử dụng lễ khác nhau, tức là căn cứ vào
hoàn cảnh của họ mà có hành vi “hợp lễ” sẽ làm cho họ càng ngày càng quý trọng
mình hơn.

22


KẾT LUẬN
Nhận xét về tư tưởng chính trị của Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê đã viết trong cuốn
“Khổng Tử và Luận ngữ” như sau:

“Khổng Tử chỉ truyền đạo cổ nhân chứ không sáng tạo, không đưa ra thuyết gì
mới - “thuật nhi bất tác”. Hầu hết những tư tưởng chính trị của ông, thời trước ông đã
có rồi, như chủ trương vua phải xứng làm vua, phải có đức, yêu dân, làm gương cho
dân… không phải là điều mới mẻ gì. Nhưng công của ông là lý luận để dựng chủ
trương đó thành thuyết “chính danh”, thuyết đức trị, nhất là tạo ra được quan niệm “ái
nhân” trước ông chưa hề có, sửa đổi ý niệm quân tử để cho đạo đức thành có giá trị
ngang với huyết thống, với quyền tước, khiến cho hạng bình dân có tài đức thành một
giai cấp quý tộc – quý tộc về đạo đức, rồi buộc những quý tộc thế tập cũng tu thân
như mọi người dân thường, nếu muốn giữ địa vị của mình…; có thể nói ông chẳng
phải chỉ sáng tạo, mà còn làm một cuộc cách mạng lớn ở thời ông nữa”.
Ngày nay, để tiếp bước theo tư tưởng chính trị của Khổng Tử chúng ta vẫn tiếp tục
thực hiện những nguyên tắc này: nhà cầm quyền phải có ít nhiều đạo đức phải thương
dân, được dân tín nhiệm, dân tin; xã hội phải có trật tự, công bằng, đừng có bất quân
quá, phải nghiêm cấm bọn bóc lột; phải chăm nom giáo dục dân ngang với sự nuôi
dân, thành tâm cho dân dự vào việc nước; phải giữ chữ tín, đừng lừa dối nhân dân;
còn thì phải bỏ hết những gì có tính cách phong kiến, và nên chú trọng đến sự phát
triển kinh tế hơn.
Như vậy, với tất cả những gì trình bày ở trên chúng có thể rút ra mấy kết luận như
sau:
Một là, người lãnh đạo muốn thành công thì trước tiên phải nắm và hiểu rõ “dân là
gốc” nên mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Người lãnh đạo cho dù ở bất cứ vị trí nào
thì mục tiêu đầu tiên và cuối cùng là làm cho dân tín, dân tin, dân giàu, dân vui thì
mình mới thành công được.
Hai là, làm người lãnh đạo phải có cái tầm và cái tầm, không ngừng nâng cao đạo
đức cách mạng, quyét sạch chủ nghĩa cá nhân; nâng cao tri thức để đáp ứng yêu cầu
của thời đại.
Ba là, khi làm bất cứ việc gì thì cũng nên biết mình ở vị trí nào để đối nhân xử thế
cho hợp tình hợp lý, không vượt qua danh của mình, không cậy quyền cậy thế mà làm
những điều sai trái. Vì ở mỗi danh khác nhau con người sẽ có những quyền hạn và
nhiệm vụ khác nhau, tuyệt đối không được lầm lẫn.

Bốn là, xử lý công việc phải hết sức linh hoạt để tạo ra hiệu quả cao nhất nhưng
cũng không vượt quá những quy định căn bản, không vi phạm pháp luật.
23


Năm là, người quản lý phải luôn có cách sử dụng và có chính sách ưu đãi đối với
người lao động, nhất là đối với những người có tài để họ có đầy đủ điều kiện để phát
triển tài năng của mình, tạo ra người kế cận xứng đáng.
Sáu là, phải luôn giữ đạo trung dung để xử lý công việc tốt nhất nhưng không a
dua, hùa theo mà phải luôn có chính kiến của mình, hòa nhập chứ không hòa tan.
Bảy là, khi làm việc gì phải suy xét thật kỹ để tránh mắc sai lầm nhưng cũng
không nên “quá kỹ” mà đánh mất đi thời cơ, mà phải biết chớp thời cơ khi đã chín
muồi.
Trên đây là một số điều mà chúng ta có thể rút ra được khi nghiên cứu những giá
trị tư tưởng của Khổng Tử. Đây cũng là một trong những kim chỉ nam cho chúng ta
trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001), Lịch sử triết học (Giáo trình dùng cho các trường
đại học và cao đẳng), Nxb. Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình Triết học, Nxb. Lý luận, Hà Nội.
4. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Davia Ecooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb. Văn hóa

thông tin.
6. Doãn Chính – Trương Văn Chung – Nguyễn Thế Nghĩa – Vũ Tình (2003), Đại
cương Lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
7. Hà Thúc Minh (1999), Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh.
8. Mộng Bồi Nguyên (1998), Hệ thống phạm trù Triết học, triết học Phương Đông,
Nxb. Khoa học xã hội.
9. Nguyễn Đăng Thục (2001), Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh.
10. Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi (2003), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb.
Thanh niên.
11. Nguyễn Hiến Lê (2003), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Thanh niên.
12. Nguyễn Hiến Lê (2003), Khổng Tử và Luận ngữ, Nxb. Văn học.
13. Trịnh Doãn Chính (chủ biên) (2002), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb.
Thanh niên.
14. Trần Trọng Kim (2003), Nho Giáo (trọn bộ), Nxb. Văn học.
15. Nxb. Khoa học xã hội (2005), Tứ Thư.
16. Vũ Tình (1998), Đạo đức học phương Đông cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
17. Will Durant (2004), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb. Văn hóa thông tin.

25


×