Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

8.5 điểm Vận dụng các quy định và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để phân tích các vấn đề pháp lý Vận dụng các quy định và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để phân tích các vấn đề pháp lý sau: Khái niệm một số sản p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi
các quốc gia thành viên WTO đang phải dẫn gỡ bỏ các rào cản thuế quan và các rào cản
phi thuế quan để thúc đẩy giao lưu hàng hóa, tăng cường hội nhập quốc tế thì có nhiều
ngành sản xuất ở nhiều quốc gia còn sử dụng phương thức bán phá giá nhằm làm hạ hơn
nữa giá thành sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh nhằm chiếm lĩnh thị phần nước
nhập khẩu, khiến các nước nhập khẩu buộc phải áp dụng biện pháp áp thuế chống bán
phá giá nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này
nên em đã chọn đề số 08 làm đề tài cho bài tập của mình. Đề bài như sau:
Vận dụng các quy định và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để phân
tích các vấn đề pháp lý sau:

1. Khái niệm một số sản phẩm bị coi là bán phá giá
2. Các điều kiện và thủ tục để áp dụng thuế chống bán phá giá

NỘI DUNG
1. Các sản phẩm bị coi là bán phá giá.
Theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO thì một sản phẩm được coi là bán
phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự
trong nước theo các điều kiện buôn bán thông thường. Như vậy, trung tâm của khái niệm
bán phá giá là có sự tách biệt về giá, khi giá xuất khẩu thấp hơn gía trị thông thường của
hàng hóa đó ở trong nước xuất khẩu.
Các doanh nghiệp bán phá giá có thể vì nhiều mục đích khác nhau. Về mặt pháp
lý, ADA cũng như GATT không cấm hành vi bán phá giá. Các nhà xuất khẩu có thể bán
phá giá ở một biên độ nhất định hoặc nếu biên độ bán phá giá lớn (theo các quy định của
ADA và Hiệp định về các biện pháp tự về của WTO) có thể bị áp dụng các biện pháp
pháp lý như bị áp thuế chống bán phá giá, thuế tạm thời,…

- Giá xuất khẩu: giá sử dụng để tính toán việc bán phá giá được tính theo các cách sau:
+ Giá trong hợp đồng: giá trong giao dịch giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu của nước
xuất khẩu với nhà nhập khẩu. Cách này được ưu tiên áp dụng trước.



1


+ Giá bán sản phẩm liên quan cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu hoặc
một giá trị tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định

- Giá thông thường: giá bán sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra tại thị trường
nước xuất khẩu, được tính bằng một trong các cách sau:
+ Giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị
điều tra với điều kiện sản phẩm tương tự được bán tại nước xuất khẩu trong điều kiện
thương mại bình thường và phải được bán tại nước xuất khẩu với số lượng đáng kể (5%
số lượng sản phẩm bị điều tra xuất sang nước nhập khẩu trư trường hợp đặc biệt);
+ Giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba;
+ Do các cơ quan có thẩm quyền tự tính toán, có thể cộng thêm các chi phí như chi phí
bán hàng, quản trị, chung; lợi nhuận hợp lý.
Trường hợp hàng hóa không xuất thẳng từ nước sản xuất sang nước nhập khẩu mà
được xuất sang một nước thứ ba trước khi vào nước nhập khẩu, giá thông thường sẽ được
xác định theo giá bán của sản phẩm thông thường tại thị trường nước trung gian đó. Tuy
nhiên giá thông thường vẫn có thể tính bình thường như xuất trực tiếp. Đối với trường
hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường, khi tính toán giá thông thông thường,
nước nhập khẩu thường bỏ qua các cách tính toán bình thường, bỏ qua các số liệu thực tế
về chi phí, giá cả nội địa nước xuất khẩu và chọn nước thứ ba hay thế để tính giá thông
thường.

- Sản phẩm tương tự có thể hiểu là những sản phẩm giống hệt về cả các đặc tính với
sản phẩm bị điều tra. Trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì sản phẩm
tưởng tự là sản phẩm có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm bị điều tra.
Trên thực tế, vì không có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể thế nào là sản
phẩm tương tự nên Chính điều đó đã dẫn đến những tranh chấp như vụ kiện DS8, DS10,

DS11 về sản phẩm đồ uống có cồn giữa Nhật Bản với một số nước 1. Bằng các phán
quyết của mình, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (Panel hoặc AB – Appelate
Body) trong quá trình giải quyết tranh chấp là giải thích luật 2 đã đưa ra những cách giải
thích về "sản phẩm tương tự". Điển hình là trong vụ việc DS8, DS10, DS 113.
1 truy cập ngày 02/12/2012
2 Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2006), Luật thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp.
Hồ Chí Minh, tr 305 – 306
3 />
2


Trong vụ kiện đồ uống có cồn thì Panel cho rằng việc giải thích nội hàm của thuật
ngữ "sản phẩm tương tự" cần theo nghĩa hẹp tùy thuộc vào từng Điều luật và từng điều
khoản nhất định. Việc đánh giá tính tương tự của sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản
xuất trong nước cần phải được xác định theo từng vụ kiện cụ thể 4. Trong vụ án này thì
Panel cho rằng sản phẩm vodka và shochu có nhiều đặc tính vật chất giống nhau, bởi vì
chúng thường được uống dưới dạng loãng và nồng độ cồn trong hai sản phẩm này không
loại trừ đặc tính giống nhau này.

- Điều kiện buôn bán thông thường: khi nền kinh tế vận hành theo cách thông thường,
việc kinh doanh, thương mại được tiến hànhh theo các quy luật của nền kinh tế thị
trường thì được coi là có điều kiện buôn bán thông thường.
Khi hàng hóa nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc
quyền hay hầu như độc quyền việc xác định giá trị thông thường của sản phẩm có thể có
những khó khăn đặc biệt, việc so sánh chúng với giá cả trong nước của nước xuất khẩu
không phải lúc nào cũng thích đáng. Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam bị coi là một
nền kinh tế phi thị trường cho đến năm 2018. Trong các vụ chống hàng Việt Nam bán
phá giá nhập khẩu vào thị trường của họ, cả Hoa Kỳ lẫn EU đều bỏ qua giá cả và chi phí
trong nước ở Việt Nam mà xác định giá trị thông thường bằng cách sử dụng một nước
thứ ba là nước có nền kinh tế thị trường để thay thế. Ví dụ trong vụ tôm đông lạnh nước

thay thế là Ấn Độ, trong vụ giầy da nước thay thế là Bra-xin.

2. Các điều kiện và thủ tục áp dụng thuế chống bán phá giá
a. Điều kiện áp thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá được áp dụng khi có đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, hàng nhập khẩu bị bán phá giá.
Việc bán phá giá được xác định thông qua việc so sánh về giá giữa giá thông
thường và giá xuất khẩu và được tính theo công thức
Biên độ phá giá (X) = Giá thông thường (NV) – Giá xuất khẩu

(EP)

- Biên độ phá giá có thể tính bằng trị giá phần trăm theo công thức: X = x 100%
Nếu X ≥ 2% thì mức độ bán phá giá bị xem là đáng kể và có thể bị áp thuế

4 Mai Hồng Quỳ, Lê Thị Ánh Nguyệt (2012), Luật thương mại quốc tế, tóm tắt và bình luận án, NXB Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr 257 – 258; tr 269

3


Nếu X < 2% thì mức độ bán phá giá được xem là không đáng kể và không thể bị áp
thuế5.
Ngoài lựa chọn các nước thứ 3 sao cho có lợi cho mình nhất mà không hề xét đến
sự tương đồng về quy mô, trình độ,… sản xuất kinh doanh của các nước, các nước phát
triển còn có một “thủ đoạn” khác nhằm tăng biên độ giá để áp đặt thuế chống bán phá giá
lên ngành sản xuất của nước mà họ muốn khởi kiện, đó là phương pháp Zeroing 6. Mặc dù
bị thua kiện nhiều lần nhưng Hoa Kỳ vẫn thường xuyên dùng phương pháp này.
Thứ hai, ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng
kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể .

Khi xuất hiện hàng hóa bán phá giá, lượng hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến, giá
thành rẻ, chiếm lĩnh thị phần ngày một nhiều, làm giảm thị phần và lợi nhuận của ngành
hàng đó trong nước, vị thế ngành sản xuất trong nước bị giảm sút hoặc tuy chưa có thiệt
hại nhưng lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh, đe dọa ngành sản xuất trong nước thì
cần phải tiến hành các biện pháp phòng vệ như áp thuế chống bán phá giá nhằm bảo hộ
ngành hàng trong nước. Trên thực tế Việt Nam đã bị rất nhiều nước kiện bán phá giá
nhưng đã có nhiều vụ kiện phải chấm dứt do không có thiệt hại liên quan tới phá giá như
vụ kiện bán phá giá giày và đế giày cao su với Canada năm 20097.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt
hại nói trên. Bởi vì, việc áp thuế bán phá giá chỉ có tác dụng khi hậu quả trước đó thật sự
do hàng nhập khẩu từ một nước gây ra nhằm bù đắp thiệt hại, ngăn chặn hành vi dẫn đến
hậu quả đó.

b. Thủ tục áp dụng thuế chống bán phá giá
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh
các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá đối với hàng hoá bị kiện hay không. Ta có thể tóm lược các quá trình đó
như sau:
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm chứng cứ ban
đầu);
5 Ở đây tôi xin chưa đề cập đến ưu đãi dành cho các nước đang phát triển
6 Phương pháp zeroing
/>7 Bảng Thống kê các vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài của VCCI

4


Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn
kiện, không điều tra);
Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại;

Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời);
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại;
Bước 6: Kết luận cuối cùng;
Bước 7 : Quyết định có hay không áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Sau đó, hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của
từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế. 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế
chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét
chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa
Các chủ thể có quyền khởi kiện là: Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước
nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành); hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập
khẩu. Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn
kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Để được xem xét thì đơn kiện phải
đáp ứng đủ các điều kiện sau: Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản
phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản
xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện; và các nhà sản xuất ủng hộ đơn
kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm
tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Trước khi áp dụng biện pháp chống phá giá, nước nhập khẩu cần tiến hành điều tra
kĩ càng, đánh giá toàn bộ yếu tố kinh tế cần thiết có ảnh hưởng tới tình hình của ngành
kinh tế bị thiệt hại. Nếu biện độ bán phá giá nhỏ hơn 2% thì cuộc điều tra phải chấm
dứt ngay, ngoài ra còn một số trường hợp khác quy định tại khoản 5.8 Hiệp định
ADA.Ví dụ, năm 2008, Braxin đã rút đơn kiện đòi áp thuế chống bán phá giá mặt hàng
giày của Việt Nam vì số lượng hàng nhập khẩu quá thấp.
KẾT LUẬN
Với những nội dung phân tích trên đây, bài viết đã phần nào làm rõ khái niệm một
số sản phẩm bị coi là bán phá giá cùng với các điều kiện và thủ tục để áp dụng thuế
chống bán phá giá, đem lại cái nhìn khái quát nhưng cũng đầy đủ về vấn đề này. Qua đó

5



ta có thể hiểu được tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhiều cơ hội nhưng
cũng đầy thách thức và rủi ro. Hàng hóa nước ta trong nhiều năm gần đây vướng phải rất
nhiều vụ kiện áp thuế chống bán phá giá gây ảnh hưởng đến thương hiệu, sụt giảm về sản
lượng của hàng hóa xuất khẩu. Trong những năm tới, ngành sản xuất trong nước cần rút
kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì chỉ hạ giá thành, đồng thời tìm ra
các biện pháp ngăn chặn hành vi áp thuế chống bán phá giá từ nước khác, bảo vệ nền sản
xuất trong nước.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Bảng Thống kê các vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại
thị trường nước ngoài của VCCI
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư
pháp, Hà Nội 2012.
Hiệp định ADA
Hiệp định GATT 1994
Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2006), Luật thương mại quốc tế, NXB Đại học
quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh

*Tham khảo internet*
1.

2.
3.

/> /> />
7



×