Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT THỰC HÀNH HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.97 KB, 9 trang )

PHÒNGGD
GD&
&ĐT
ĐTTHÀNH
THÀNHPHỐ
PHỐBẾN
BẾNTRE
TRE
PHÒNG
TRƯỜNGTHCS
THCSPHÚ
PHÚHƯNG
HƯNG
TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TIẾT THỰC HÀNH HÓA HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TỔ: SINH
SINH ––HÓA
HÓA
TỔ:


I. THỰC TRẠNG:
1 . Thuận lợi:
- Chúng tôi được Phòng Giáo Dục và Ban Giám Hiệu nhà
trường tạo điều kiện để trau dồi kiến thức, học hỏi, đổi mới


phương pháp dạy học, được dự học các chuyên đề Hóa và các đợt
tập huấn thay sách giáo khoa Hóa Học 8, 9, thêm vào đó nguồn tài
liệu tham khảo trong thư viện trường rất phong phú, phòng thực
hành có dụng cụ và hóa chất tương đối đầy đủ.
- Đa số học sinh nhận thức được môn Hóa học rất quan
trọng và có tính thực tế cao, một số em tỏ ra yêu thích môn học
hơn, nhiều em có biểu hiện hứng thú trong học tập và chuẩn bị bài
rất tốt.

2. Khó khăn:
- Bên cạnh một số học sinh học hành nghiêm túc vẫn còn
một số em lười biếng, chỉ học qua loa, kiến thức cũ chưa tốt,
không tìm hiểu trước về mục đích thí nghiệm, không nghiên cứu
kỹ nội dung thí nghiệm thực hành nên dẫn đến kỹ năng thao tác
thực hành trên dụng cụ và hoá chất còn rất lúng túng, gặp rất
nhiều khó khăn.


NHỮNG THIẾU SÓT CỦA HS

KHÓ KHĂN

Nếu HS không tìm hiểu trước
mục đích thí nghiệm
Không tìm hiểu trước những
công việc cụ thể như: dụng cụ,
hóa chất cho mỗi thí nghiệm

HS ít có động lực và hứng thú,
làm việc không đúng mục đích.

.
Sẽ gặp khó khăn và mất nhiều
thời gian khi chọn dụng cụ, hóa
chất đúng cho từng thí nghiệm.

Không tìm hiểu trước về cách
tiến hành từng thí nghiệm

Sẽ gặp khó khăn và lúng túng
khi thực hiện các thao tác…

Nếu chưa nắm chắc phần lý
thuyết

HS e ngại, không thể tự tiến hành
thí nghiệm nên dẫn đến không
nắm được các thao tác.

Nếu HS không ôn lại những
kiến thức liên quan đến các
thí nghiệm thực hành

Các em sẽ mất nhiều thời gian và
khó hoàn thành tốt được bảng
tường trình.


III.GIẢI PHÁP:
a) Đối với giáo viên:
Để khắc phục những trở ngại này giáo viên cần hướng dẫn học

sinh ngay từ khi các em mới làm quen với bộ môn này, làm sao để
hướng các em có sự hứng thú say mê để tự tìm tòi, muốn tự mình vận
dụng những kiến thức đã học vào thực nghiệm để củng cố và khắc sâu
kiến thức hơn. Đối với tiết thực hành đầu tiên của lớp 8 giáo viên sinh
hoạt một số quy tắc an toàn (dán sẵn nội quy trong phòng thí nghiệm),
rèn thật kĩ các thao tác cơ bản cho học sinh, hướng dẫn các em tìm hiểu
các dụng cụ thí nghiệm như: tên gọi,
hình dạng và cấu tạo, nhấn
mạnh những bộ phận và chức năng quan trọng nhất , điều đó sẽ giúp
cho học sinh có được kỹ năng sử dụng dụng cụ tốt hơn. Vì là bài đầu
tiên học sinh được tiếp xúc với thí nghiệm nên giáo viên cần chú ý đến
việc hướng dẫn các thao tác làm thí nghiệm đối với các dụng cụ, cách
lấy hóa chất, khuấy, cách đun … sao cho đảm bảo an toàn, giáo dục
các em ý thức phòng chống cháy nổ, tính cẩn thận trong thao tác thí
,có hiệu quả các hóa chất
nghiệm cũng như ý thức sử dụng tiết kiệm
trong phòng thí nghiệm.


Vì thực hành là một phần của quá trình dạy học nên nội
dung của bài thực hành là mối quan hệ, là cơ sở để tổ chức
hoạt động thực hành, phương pháp tổ chức phải được xây
dựng song song với bài dạy lý thuyết, đảm bảo nguyên tắc
thực hành hệ thống từ dễ đến khó, gắn chặt với lý thuyết. Nội
dung bài thực hành phải là sự tiếp tục của bài dạy lý thuyết
trước và chuẩn bị cho bài dạy sau.
* Để tiến hành 1 tiết thí nghiệm thực hành GV cần báo
trước cho học sinh biết, ngày giờ làm thí nghiệm.
- Nghiên cứu kĩ bài thực hành, GV cần phải làm trước để
có thao tác chuẩn.

- Chia nhóm học sinh cho phù hợp, phối hợp với giáo
viên chủ nhiệm tiến hành việc phân học sinh lớp thành từng
nhóm, trong nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh theo
năng lực học tập của bộ môn, có nhóm trưởng, nhóm phó để
khi nhóm trưởng vắng thì nhóm phó thay thế, có thư kí để ghi
chép hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm.


- Chuẩn bị đủ các hoá chất chung cho mỗi nhóm.
- Chuẩn bị các kiến thức liên quan để tư vấn cho học
sinh trong quá trình làm thí nghiệm.
- Cần có tính trầm tĩnh, kiên trì và tự tin.
- Nhắc nhỡ học sinh thực hiện đúng nội qui để bảo
đảm an toàn khi làm thí nghiệm.
- Lường trước các sự cố xảy ra ngoài ý muốn.
Chúng ta sẽ đỡ vất vả trong việc hướng dẫn học sinh
và nâng cao được hiệu quả tiết thực hành nhờ tiết kiệm
được thời gian ta có thể củng cố, rút kinh nghiệm, giúp học
sinh tâm phục, khẩu phục và có niềm tin vào khoa học, làm
tăng hứng thú học tập bộ môn, tạo sự ham muốn nghiên
cứu khoa học ở các em.


b) Đối với học sinh :
-Học sinh phải ôn lại những kiến thức liên quan đến các thí
nghiệm thực hành.
-Phải nghiên cứu trước ở nhà để biết về mục đích của buổi
thực hành, phải nhớ những kiến thức đã học, tìm hiểu trước về
những công việc cụ thể như: dụng cụ, hóa chất cho mỗi thí
nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy

ra, viết PTHH..
-Chuẩn bị và dự kiến về phần giải thích hiện tượng để viết
tường trình ở cuối buổi thực hành.
HS ít phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên và hoàn
thành tốt bài thực hành theo yêu cầu. Khi thực hiện thành công
các thí nghiệm các em sẽ hứng thú say mê, yêu thích môn học
hơn, muốn tự mình tìm tòi vận dụng những kiến thức đã học để
khám phá. Qua việc trao đổi thông tin, hợp tác, làm việc theo
nhóm mà kỹ năng sống của HS được hình thành, các em sẽ thích
khám phá, nghiên cứu hơn và khi chúng ta phát động cuộc thi
nghiên cứu khoa học thì các em sẽ tích cực tham gia…


III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Một trong những điều kiện giúp học sinh thực
hiện thành công các thí nghiệm thực hành là học
sinh phải nghiên cứu trước nội dung thí nghiệm sẽ
làm và được hướng dẫn cách thức thực hiện; các
em phải tìm hiểu trước về mục đích thí nghiệm, đây
là phần khá quan trọng vì nó giúp cho học sinh hiểu
được tại sao phải làm thí nghiệm, sau khi đã hiểu
được ý nghĩa của tiết thực hành học sinh sẽ có ý
thức hơn để rèn luyện kỹ năng, qua đó các em dễ
vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống đồng
thời rèn luyện được kỹ năng sống, nâng cao tư duy
khoa học và khả năng làm việc độc lập và theo
nhóm.


CHÂN THÀNH CẢM ƠN

QUÝ THẦY CÔ ĐÃ LẮNG NGHE

XIN CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC
VẠN SỰ NHƯ Ý



×