Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng đồng đến môi trường nước tại Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LA THỊ THANH THÚY

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG ĐỒNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI
CÔNG TY MỎ TUYỂN ĐỒNG SIN QUYỀN XÃ BẢN VƯỢC,
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Văn Minh

Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

La Thị Thanh Thúy



ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu
của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu
tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS Đặng Văn Minh là
người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những
thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

La Thị Thanh Thúy


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết .......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
3. Ý nghĩa .................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................4
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................5
1.2.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường nước, đánh giá chất
lượng nước, ô nhiễm nước thải công nghiệp................................................................... 5
1.2.2. Khái niệm nước thải, nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp ..... 7
1.3. Tình hình khai thác và chế biến quặng đồng trên thế giới và tại Việt Nam .....9
1.3.1. Khai thác và chế biến quặng đồng trên thế giới ................................................... 9
1.3.2. Khai thác và chế biến quặng đồng ở Việt Nam.................................................. 16
1.3.3. Khai thác và chế biến quặng đồng tại tỉnh Lào Cai ........................................... 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................31


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................31
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai ...............................................................................................................31
2.3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến quặng đồng của Công ty Mỏ tuyển đồng
Sin Quyền ...........................................................................................................31
2.3.3. Hiện trạng chất lượng nước nước mặt, nước ngầm tại khu vực mỏ đồng
Sin Quyền ...........................................................................................................32
2.3.4. Đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải tại mỏ đồng Sin Quyền ........... 32
2.3.5. Tồn tại và đề xuất các giải pháp để quản lý và xử lý nước thải tại khu vực
mỏ đồng ..............................................................................................................33

2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................33
2.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................................ 33
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 33
2.4.3. Phương pháp khảo sát thực điạ ............................................................................ 33
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích ........................................................ 34
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và so sánh ....................................................................... 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................37
3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội xã Bản Vược, huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai ...........................................................................................................37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................... 40
3.1.3. Tình hình dân số và lao động xã Bản Vược ....................................................... 41
3.1.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 41
3.2. Hiện trạng khai thác và chế biến quặng đồng của Công ty Mỏ tuyển đồng
Sin Quyền ..................................................................................................... 42
3.2.1. Giới thiệu về Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền ............................................. 42
3.2.2. Đặc điểm khu mỏ khai thác và chế biến quặng đồng Sin Quyền ..................... 43
3.2.3. Chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác quặng đồng của Mỏ ................ 44
3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt, nước ngầm tại khu vực mỏ đồng Sin Quyền..50


v
3.3.1. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt qua năm 2015, 2016 của mỏ đồng
Sin Quyền ......................................................................................................................... 50
3.3.2. Chất lượng nước mặt khu vực mỏ đồng năm 2016 ........................................... 59
3.3.3. Hiện trạng chất lượng nước dưới đất tại khu vực mỏ đồng Sin Quyền ........... 63
3.4. Đánh giá công tác quản lý và xử lý nước thải tại mỏ đồng Sin Quyền ..........64
3.4.1. Hiện trạng sử dụng nước của mỏ đồng ............................................................... 64
3.4.2. Hiện trạng nước thải của mỏ đồng ...................................................................... 65
3.4.3. Quy trình xử lý nước thải của mỏ đồng .............................................................. 76

3.5. Tồn tại và đề xuất các giải pháp để quản lý và xử lý nước thải tại khu vực mỏ đồng ....80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................84
1. KẾT LUẬN........................................................................................................84
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Tên kí hiệu

BVMT

Bảo vệ môi trường

BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy sinh học

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP


Cổ phần

DO (Dissolve oxygen)

Oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐCKS

Địa chất khoáng sản

GSMT

Giám sát môi trường

GDP

Tốc độ tăng trưởng

GP

Giấy phép

KCN

Khu công nghiệp


KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT – XH

Kinh tế - xã hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TSS (Total Suspended Solid)

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường nước ........8
Bảng 1.2: Tổng vốn đầu tư khai thác các kim loại trọng điểm năm 2009 ...............10
Bảng 1.3: Trữ lượng và tài nguyên các mỏ ..............................................................27
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế xã Bản Vược giai đoạn 2012 – 2015 ................................40
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2015 ...................................51
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2016 ...................................54

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2016 ...................................60
Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất năm 2016 ...........................63
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải năm 2015 ...................................68
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải định kỳ năm 2016......................70
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải mỏ đồng năm 2016....................73


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tình hình sản xuất đồng trên thế giới .......................................................13
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ khai thác .......................................................................45
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ khâu đập sàng ...............................................................47
Hình 3.3: Sơ đồ khâu nghiền – phân cấp ..................................................................48
Hình 3.4 : Sơ đồ khâu tuyển nổi, tuyển từ ..............................................................49
Hình 3.5. Đồ thị hàm lượng TSS trong nước mặt ở hai đợt quan trắc năm 2015 .....52
Hình 3.6. Đồ thị hàm lượng COD trong nước mặt ở hai đợt quan trắc ....................57
Hình 3.7. Đồ thị hàm lượng BOD5 trong nước mặt ở hai đợt quan trắc ...................57
Hình 3.8. Đồ thị hàm lượng TSS trong nước mặt ở hai đợt quan trắc năm 2016 ....58
Hình 3.9. Đồ thị hàm lượng Cu trong nước mặt ở hai đợt quan trắc năm 2016 .......58
Hình 3.10. Đồ thị hàm lượng COD tại 3 điểm qua 2 đợt quan trắc ..........................61
Hình 3.11. Đồ thị hàm lượng BOD5 tại 3 điểm qua 2 đợt quan trắc ........................61
Hình 3.12. Đồ thị hàm lượng TSS tại 3 điểm qua 2 lần phân tích nước mặt ............61
Hình 3.13. Đồ thị hàm lượng Cu tại 3 điểm qua 2 lần phân tích nước mặt ..............62
Hình 3.14. Đồ thị hàm lượng COD trong nước thải ở hai đợt quan trắc ..................69
Hình 3.15. Đồ thị hàm lượng BOD5 trong nước thải ở hai đợt quan trắc .................69
Hình 3.16. Đồ thị hàm lượng Fe trong nước thải ở hai đợt quan trắc .......................69
Hình 3.17. Đồ thị hàm lượng TSS trong nước thải ở hai đợt quan trắc ....................69
Hình 3.18. Đồ thị hàm lượng COD trong nước thải ở hai đợt quan trắc ..................71
Hình 3.19. Đồ thị hàm lượng BOD5 trong nước thải ở hai đợt quan trắc .................71
Hình 3.20. Đồ thị hàm lượng Cu trong nước thải ở hai đợt quan trắc năm 2016 ....71

Hình 3.21. Đồ thị hàm lượng COD trong nước thải ở hai đợt quan trắc ..................75
Hình 3.22. Đồ thị hàm lượng BOD5 trong nước thải ở hai đợt quan trắc .................75
Hình 3.23. Đồ thị so sánh hàm lượng TSS tại 3 điểm qua 02 lần phân tích .............75
Hình 3.24. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền....77


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có tiềm năng khoáng sản khá phong phú.
Theo tài liệu điều tra, thăm dò về địa chất - khoáng sản trên địa bàn Lào Cai đã
phát hiện được trên 30 loại khoáng sản với trên 150 mỏ và điểm mỏ khác nhau. Các
loại khoáng sản đã và đang được đầu tư khai thác, chế biến chủ yếu gồm: Apatit,
đồng, sắt, chì, kẽm, vàng, cao lanh và vật liệu xây dựng khác... Trong đó, có một số
loại khoáng sản có quy mô và trữ lượng lớn nhất cả nước, như quặng apatit với trữ
lượng 2,5 tỷ tấn, quặng sắt với trữ lượng 136,7 triệu tấn, quặng đồng trữ lượng 100
triệu tấn, secpentin trữ lượng 21 triệu tấn, graphit trữ lượng 17 triệu tấn, cao lanh,
feldspat trữ lượng 20 triệu tấn,…
Trong số các ngành công nghiệp trọng điểm đã và đang phát triển ở Việt
Nam thì ngành công nghiệp khai thác đồng là ngành kinh tế quan trọng của nước ta.
Đồng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp, Xét về khối lượng tiêu thụ, đồng
xếp hàng thứ ba sau nhôm và thép. Đồng và hợp kim đồng được sử dụng với rất
nhiều công dụng là làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng và thành phần của
các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau như: Làm dây điện, động cơ điện, sản
xuất điện cực, chế tạo máy, xây dựng…
Đáng chú nhất là Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền là một mỏ đồng lớn nhất
tại Việt Nam có công suất lớn 1,2 triệu tấn/năm. Hiện nay được tăng cường hợp tác và
ngày càng được mở rộng với tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có của
doanh nghiệp Vimico và vốn vay Eximbank.
Những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên

địa bàn tỉnh đã và đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế,
xã hội của tỉnh và đất nước. Hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp vào
nguồn thu ngân sách của tỉnh tăng trưởng liên tục hàng năm.
Với những thế mạnh nêu trên, những năm qua tỉnh Lào Cai đã đặc biệt quan
tâm và ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.


2
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,
tỉnh đã khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư
triển khai các dự án khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, hoạt động khai thác
khoáng sản luôn có nguy cơ gây tác động xấu, làm ảnh hưởng đến đất đai, môi
trường và các nguồn tài nguyên khác,... Quá trình khai thác và chế biến khoáng sản
đã làm phá vỡ, mất cân bằng điều kiện sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí…Vấn đề môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản
ngày càng trở nên cấp bách. Để bảo đảm hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản
tiết kiệm, có hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trường, đất đai và tài nguyên thiên nhiên
khác… nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, đánh giá hiện trạng khai thác, chế
biến khoáng sản và tác động của nó tới môi trường là hết sức cần thiết để từ đó làm cơ
sở cho việc khai thác, chế biến hợp lý, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên khoáng
sản, hình thành công nghệ ít hoặc không tạo ra các chất thải nhằm bảo vệ tài nguyên,
môi trường và con người nhằm hướng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, môi trường
và xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, dưới sự hướng dẫn Khoa học của GS.TS. Đặng
Văn Minh tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai
thác và chế biến quặng đồng đến môi trường nước tại Công ty Mỏ tuyển đồng Sin
Quyền - Xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng đồng
tại mỏ đồng Sin Quyền, xã Bản vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến môi trường
nước, từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường nước của hoạt
động khai thác và chế biến quặng đồng ở mỏ này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình khai thác và chế biến quặng đồng của mỏ đồng Sin Quyền
để biết được nguồn thải.


3
- Đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến quặng đồng tới môi
trường nước.
- Đề xuất các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này nhằm
giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác và chế biến tới môi
trường nước và con người.
3. Ý nghĩa
 Ý nghĩa khoa học:
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt
hơn để phục vụ cho công tác BVMT sau này.
+ Rèn luyện kĩ năng thực tế, đúc rút kinh nghiệm.
 Ý nghĩa thực tiễn
+ Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác và chế biến quặng đồng tới
môi trường nước để từ đó giúp cho đơn vị, tổ chức có các biện pháp quản lý, ngăn
ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và con người.
+ Tạo cơ sở đề xuất được mô hình quản lý với các biện pháp phù hợp nhất với
điều kiện của địa phương, đem lại hiệu quả cao.
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi
thành viên tham gia hoạt động khoáng sản và người dân địa phương.
+ Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn.



4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH 13 ngày 23/6/2014;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 149/2004/NĐ - CP Quy định về việc cấp giấy phép thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ về phí phí
bảo vê môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Quyết định số 71/2008-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về
việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về Lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi
môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản;
- Thông tư 16/2012-BTN&MT Ngày 29/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo
cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động
khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;
- Thông tư số: 06/2015/TT-BTNMT ngày 25/2/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về Quy định kỹ thuật công tác điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu
vực có khoáng sản độc hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
- Thông tư số: 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
- Thông tư số: 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số

liệu quan trắc môi trường;


5
- Quyết định số 18/2013-QĐ-TTg Ngày 29/3/2013 của Thủ tướng chính phủ
về cải tạo,phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản;
- Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2014 của UBND
Tỉnh Lào Cai về ban hành quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- QCVN 04:2009/BCT về An toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;
- QCVN 02:2008/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo
quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường gồm:
+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.
+ QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
+ QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước dưới đất.
- Các tài liệu khác.
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường nước, đánh giá chất
lượng nước, ô nhiễm nước thải công nghiệp
- Khái niệm về môi trường:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [2].
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường (2014) [2] thì:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường, không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng

xấu đến con người và vi sinh vật.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước


6
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật
lí, hóa học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, thể rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và vi sinh vật. Làm giảm đa dạng
sinh vật trong nước.
Hiến chương Châu Âu định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi chủ yếu do
con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho
việc sử dụng, cho nông nghiệp, công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động
vật nuôi và các loài hoang dã” [11].
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi
trường nước như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính
chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên: do sự nhiễm mặn, nhiễm
phèn, do gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà cửa, đường phố, đô thị,
khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ, sản phẩm của hoạt động
sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng… Sự ô nhiễm này còn được
gọi là ô nhiễm không xác định được nguồn.
Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do nước thải
của các khu dân cư, hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…), khu
công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải.
- Đánh giá chất lượng nước
Theo Escap (1994) [10], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số,
các chỉ tiêu đó là:
* Các thông số lý học, ví dụ như:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn

nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc
độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axít hay độ bazơ của nước, là yếu tố môi trường
ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật trong nước.


7
Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố cần phải xem xét trong quá trình đông tụ hóa
học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ thống xử lý nước thải
bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với
các loài vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát
triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật trong nước.
* Các thông số hóa học, ví dụ như:
+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất
hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước.
+ Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng
của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như: Asen, Cadimi, Sắt, Mangan…ở hàm lượng nhỏ
nhất định chúng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của đông, thực vật nhưng khi
hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông
qua chuỗi mắt xích thức ăn.
+ NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các hợp chất có chứa Nitơ
có trong nước thải.
* Các thông số sinh học, ví dụ như:
Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định
mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước về mặt sinh học.
1.2.2. Khái niệm nước thải, nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp
- Khái niệm về nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980 [1]: Nước thải là
nước đã thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ

và không còn giá trị trực tiếp với quá trình đó.
- Khái niệm về nguồn nước thải
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng:
+ Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. Thành phần
của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng (N,


8
P), chất rắn, vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải
lượng của các chất có trong nước thải của mỗi khu vực khác nhau là khác nhau. Nói
chung, mức sống càng cao thì lượng thải càng cao. Tải lượng trung bình của các tác
nhân gây ô nhiễm nước chính là do con người đưa vào môi trường trong một ngày
được nêu trong bảng 1.1:
Bảng 1.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường nước

TT

Tác nhân ô nhiễm

Tải lượng (g/người/ngày)

1

BOD5

45 - 54

2


COD

(1,6 - 1,9) x BOD5

3

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

170 - 220

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

70 - 145

5

Clo (Cl- )

4-8

6

Tổng Nitơ (tính theo N)

6 - 12

7


Tổng Photpho (tính theo P)

0,8 - 4
(Nguồn: Dư Ngọc Thành, 2008) [13]

+ Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra
trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động
phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt
động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau
về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình
công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của
thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
+ Nước chảy tràn: là nước chảy từ mặt đất do mưa hoặc do thoát nước từ
đồng ruộng, là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua đồng ruộng
có thể cuốn the các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước chảy tràn
qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thề làm ô nhiễm
nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng. (Dư Ngọc Thành, 2008) [13].


9
+ Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như là nước thải tự nhiên, ở
những thành phố hiện đại chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị: là loại nước thải được tạo thành do sự gộp chung nước
thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh, nước thải từ các cơ sở thương mại, sản xuất công
nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống
cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung.
Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 80-90% tổng lượng
nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống thải
chung, nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt.
- Đặc điểm của nước thải công nghiệp

Nước thải thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề…. Thành phần, tính chất cơ bản của nước thải công nghiệp phụ
thuộc vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Nước thải công nghiệp thường chứa
nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng (As, Hg, Cd, Pb…), các chất khó phân
hủy sinh học (phenol, dầu mỡ…) và các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ các cơ
sở sản xuất thực phẩm.
1.3. Tình hình khai thác và chế biến quặng đồng trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Khai thác và chế biến quặng đồng trên thế giới
 Thực trạng khai thác và chế biến quặng đồng trên thế giới
Trên toàn thế giới, nhu cầu tiêu thụ đồng tăng từ 16,6 triệu tấn (năm 2005)
lên 18,2 triệu tấn năm 2009 [23]. Đồng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp.
Xét về khối lượng tiêu thụ, đồng xếp hàng thứ ba trong các kim loại, chỉ sau thép và
nhôm. Do tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, độ bền khá cao nên đồng và hợp kim đồng
được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện trong các thiết bị điện công nghiệp và dân
dụng. Ngoài ra, đồng và hợp kim đồng còn được sử dụng nhiều trong chế tạo máy,
xây dựng, sản xuất điện cực,... Các hợp chất đồng như đồng oxit, đồng sunfat, đồng
oxyclorua... cũng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đóng
tàu, bảo quản gỗ,...


10
Trong thiên nhiên, quặng đồng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như tinh thể,
cục, mẩu, tấm,... Về mặt hóa học, đồng tồn tại phổ biến nhất là ở quặng chứa đồng
có gốc sunfua, ngoài ra cũng ở dạng cacbonat hoặc oxit. Những quặng đồng quan
trọng nhất là chalcopyrit CuFeS2, bornit Cu3FeS3, chalkosin Cu2S, bournonit
2PbS.Cu2S.Sb2S3, ngoài ra còn một số loại quặng đồng có ý nghĩa kinh tế là:
malachit Cu2{(OH)2/CO3)}, azurit 2CuCO3.Cu(OH)3, cuprit Cu2O, chrysocol
CuSiO3.2H2O,... Phần lớn quặng đồng trên thế giới chỉ có hàm lượng đồng khoảng
2% nên không thể sử dụng trực tiếp để chế biến mà phải được xử lý làm giàu quặng.
Hoạt động khai thác quặng đồng trên thế giới đã và đang diễn ra với quy mô

và công suất lớn nhất là hiện nay trong giai đoạn mà giá kim loại ngày càng tăng.
Quặng đồng lại đóng vai trò quan trọng làm nguyên liệu cung cấp chính cho ngành
sản xuất đồng và các ngành công nghiệp nặng khác.
Bảng 1.2: Tổng vốn đầu tư khai thác các kim loại trọng điểm năm 2009 [12]
Tổng vốn đầu tư trong khai thác các kim loại trọng điểm năm 2009
Tổng vốn đầu tư (tỷ USD)

%

1. Quặng sắt

127

27

2. Đồng

124

27

3. Vàng

75

16

4. Niken

65


14

5. Urani

15

3

6. Chì/kẽm

14

3

7. PGMs

13

3

8. Kim cương

8

2

9. Kim loại khác

24


5

Tổng cộng

465

100

Trên thế giới hiện nay có hai xu hướng chế biến quặng đồng [20], đó là:
- Hỏa luyện: Nung oxy hóa quặng đồng để chuyển hóa thành CuO, sau đó
đem khử thành đồng kim loại và tinh chế bằng điện phân.


11
- Thủy luyện: Nung oxy hóa quặng đồng để chuyển thành CuO, sau đó hòa
tan CuO bằng axit để thu được dung dịch muối đồng, tiếp theo là tinh chế dung dịch
này và tách đồng bằng phương pháp điện phân.
Xu hướng hiện đại là tách đồng bằng quy trình ngâm triết vi sinh vật, sau đó
kết tủa đồng bằng điện phân. Quy trình này đã được nhà sản xuất đồng lớn nhất thế
giới là công ty Codeco (Chi lê) áp dụng có hiệu quả đối với quặng chalcopyrite.
Phương pháp ngâm triết sinh học thường được thực hiện tại các nước có nền khoa
học công nghệ cao, cho phép tận thu đồng từ quặng nghèo ít gây hại đến môi trường.
Hầu hết đồng được khai thác hoặc chiết tách ở dạng đồng sulfua từ các mỏ
đồng porphyr khai thác lộ thiên chứa từ 0,4 đến 1,0% đồng. Ví dụ một số mỏ như:
mỏ Chuquicamata ở Chile; Bingham Canyon Mine ở Utah, Hoa Kỳ; và E1Chinomine
ở New Mexico, Hoa Kỳ. Theo Cục khảo sát địa chất Anh, năm 2005, Chile là nước
dẫn đầu về khai thác đồng chiếm ít nhất 1/3 sản lượng đồng thế giới, theo sau là Hoa
Kỳ, Indonesia và Peru. Đồng cũng được thu hồi qua quá trình In-situ leach. Nhiều nơi
ở tiểu bang Arizona được xem là những ứng viên cho phương pháp này. Lượng đồng

đang được sử dụng đang tăng và số lượng có sẵn là hầu như không đủ để cho phép tất
cả các nước để đạt đến mức độ sử dụng của thế giới phát triển.
Theo Hiệp hội Phát triển Đồng, mỗi năm khoảng 5 triệu tấn đồng được sản
xuất ra. Sau đây là 10 nước sản xuất đồng nhiều nhất trên thế giới bao gồm [19]:
1. Chile
Sản lượng đồng: 5,37 triệu tấn. Chile kiểm soát 36 % thị trường đồng thế
giới. Nước này cũng là nơi có trữ lượng đồng lớn nhất thế giới. Theo Cục Địa chất
Mỹ (USGS), trữ lượng đồng của nước này là 190 triệu tấn, trong đó 28% trữ lượng
đã được thăm dò. CODELCO là công ty quốc doanh được giao sản xuất đồng trong
cả nước. Công ty sản xuất được 385.000 tấn đồng trong quí I/2013 .
2. Trung Quốc
Sản lượng đồng: 1,5 triệu tấn. Trung Quốc có trữ lượng đồng 30 triệu tấn.
Khai thác trong năm 2011-2012 tăng thêm được 190.000 tấn. Jiangxi Copper là
công ty khai thác đồng lớn nhất Trung Quốc, khai thác được 1,2 triệu tấn đồng
trong năm 2012 và có thể đạt 1,22 triệu tấn trong năm 2013.


12
3. Peru
Sản lượng đồng: 1,2 triệu tấn. Theo USGS thì sản xuất đồng của Peru không
thay đổi từ 2011 đến 2012, nhưng Bộ trưởng Bộ Mỏ Merino Tafur nói là nước ông
sẽ trở thành nước sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới vào năm 2016. Trữ lượng đồng
đã được thẩm định của nước này là 76 triệu tấn.
4. Mỹ
Sản lượng đồng: 1,1 triệu tấn. Nhìn chung trong 5 nước sản xuất đồng hàng
đầu thế giới thì sản xuất đồng của Mỹ giảm đi từng năm một. Tổng trữ lượng của
Mỹ là 39 triệu tấn, tuy nhiên sản xuất đồng của nước này chỉ tăng nhẹ từ năm 2011
đến 2012. Mỹ có mỏ đồng lộ thiên lớn nhất thế giới, đó là mỏ Bingham Canyon ở
bang Utah. Công ty Rio Tinto đang khai thác mỏ này.
5. Australia

Sản lượng đồng: 970.000 tấn. Sản lượng đồng của Australia tăng 12.000 tấn
từ 2011 đến 2012. Tổng trữ lượng đồng của nước này là 86 triệu tấn. Phần lớn đồng
của Australia được sản xuất ở mỏ vàng-đồng-uranium Olympic Dam. BHP Billiton
khai thác mỏ này.
6. Nga
Sản lượng đồng: 720,000 tonnes. Nga có trữ lượng đồng 30 triệu tấn, phần
lớn nằm ở Siberia và vùng núi Ural. Dự án Udokan ở Vùng lãnh thổ Transbaikal là
mỏ đồng lớn thứ 3 thế giới.
7. Zambia
Sản lượng đồng: 675.000 tấn. Đồng là nguồn thu nhập quan trọng của
Zambia. Trữ lượng đồng của nước này khoảng 20 triệu tấn. Phần lớn đồng được
khai thác ở tỉnh có Vành đai Đồng Copperbelt. Công ty mỏ lớn nhất ở Zambia là
Công ty khai thác đồng Konkola Copper Mines , một công ty con của Vedanta
Resources .
8. Congo
Sản lượng đồng: 580.000 tấn. Giống như Zambia, Congo cũng có trữ lượng
20 triệu tấn. Khai thác đồng của nước này chủ yếu ở tỉnh Katanga nằm trong Vành
đai Đồng Trung Phi, vành đai này cũng chạy qua Zambia.


13
9. Canada
Sản lượng đồng: 530.000 tấn. Mỏ đồng Highland Valley nằm ở British
Colombia là một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới. Teck Resources Limited
khai thác mỏ này . Trong năm 2012, sản lượng đồng của mỏ đạt 116.300 tấn . Tổng
trữ lượng đồng của Canada là 10 triệu tấn, sản xuất đồng của nước này giảm từ
566.000 tấn trong năm 2011 xuống còn 530.000 tấn trong năm 2012.
10. Mexico
Sản lượng đồng: 500.000 tấn. Mặc dù sản lượng đồng của Mexico đứng thứ
10 trên thế giới trong năm 2012, Trữ lượng đồng của Mexico là 38 triệu tấn, lớn hơn

cả Trung Quốc và Canada. Grupo México là một trong những công ty sản xuất đồng
lớn trên thế giới. Trong quí I/2013, công ty đã sản xuất được 194.926 tấn đồng.
Đồng đã được sử dụng ít nhất là cách nay 10.000 năm, nhưng có hơn 95% tất
cả đồng đã từng được khai thác và nấu chảy đã được tách chỉ bắt đầu từ thập niên
1900. Với nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên, tổng lượng đồng trên Trái Đất là rất lớn
(khoảng 1014 tấn nằm trong vòng vài km của vỏ Trái Đất, hoặc tương đương 5 triệu
năm khai thác với tốc độ khai thác hiện tại. Tuy nhiên, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trữ
lượng này là có giá trị kinh tế trong điều kiện chi phí và công nghệ hiện tại. Nhiều
ước tính trữ lượng đồng hiện tại cho thấy việc khai thác có thể diễn ra từ 25 đến 60
năm tùy thuộc vào những giả định cốt lõi như tốc độ phát triển. Tái chế là một
nguồn chính của đồng trong thế giới hiện đại.(Hóa học ngày nay, 2011) [18].
(Sản lượng đơn vị: 1 triệu tấn/năm )

(năm)
Hình 1.1: Tình hình sản xuất đồng trên thế giới


14
 Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác quặng đồng trên thế giới
Hiện nay, khai thác quặng đồng trên thế giới đang áp dụng công nghệ khai
thác lộ thiên là chủ yếu. Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ đồng đang là vấn đề
lớn cho các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng lại tài
nguyên này. Tại một số nước như hoa kỳ, Chi Lê, Peru… khai thác và chế biến
quặng đồng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán của WHO thì tải lượng sinh ra trong quá trình khai thác và chế biến
khoáng sản là:
- 0,4 kg bụi/tấn trong công đoạn nổ mìn khai thác.
- 0,17 kg bụi/tấn trong công đoạn bốc xúc, vận chuyển.
- 0,123 kg bụi/tấn đất đá thải trong công đoạn vận chuyển khai thác [12].
Hoạt động khai thác quặng đồng đem lại hiệu quả về mặt kinh tế rất lớn nhưng

bên cạnh đó khai thác quặng đồng cũng đã và đang gây ra những tác động không nhỏ
đến chất lượng môi trường tại các khu mỏ khai thác và khu vực dân cư vùng mỏ.
Các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại: Hiện nay, khai thác quặng
đồng trên thế giới đang áp dụng hai loại hình công nghệ khai thác chủ yếu đó là
công nghệ khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên. Tuy nhiên, với mỗi loại hình
công nghệ khai thác lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng khác nhau và tác
động đến môi trường theo những hướng khác nhau:
* Công nghệ khai thác hầm lò
Khai thác hầm lò gồm các khâu chủ yếu như thiết kế khai thác, mở đường,
đào lò hoặc giếng, khoan nổ mìn, khai thác, sàng tuyển và khâu cuối cùng là chế
biến thành đồng thương phẩm.
- Ưu điểm: Diện tích khai trường nhỏ; lượng đất đá thải thấp từ đó giảm sức
chịu đựng cho môi trường (bằng 1/5 công nghệ khai thác lộ thiên); ít ảnh hưởng đến
môi trường cảnh quan, địa hình; giảm nhẹ tổn thất tài nguyên sinh học và ít gây ra ô
nhiễm môi trường không khí.
- Nhược điểm: Hiệu quả đầu tư không cao; sản lượng khai thác không lớn;
tổn thất trữ lượng tài nguyên cao (50- 60%); gây tổn hại đến môi trường nước; hiểm


15
hoạ rủi ro cao; đe doạ tính mạng con người khi xảy ra sự cố như sập lò, cháy nổ
và ngộ độc khí lò.
* Công nghệ khai thác lộ thiên
Công nghệ khai thác lộ thiên gồm những khâu chủ yếu như thiết kế, mở
moong khai thác, khoan nổ mìn, bốc xúc đất đá đổ thải, vận chuyển, làm giàu và
lưu tại kho đồng thương phẩm.
- Ưu điểm: Đầu tư khai thác có hiệu quả nhanh; sản lượng khai thác lớn;
công nghệ khai thác đơn giản và hiệu suất sử dụng tài nguyên cao (90%).
- Nhược điểm: Khai thác lộ thiên có nhược điểm lớn nhất là làm mất diện
tích đất, diện tích dùng cho khai trường lớn; khối lượng đất đá đổ thải lớn; làm mất

50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn
hầm lò, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; làm suy giảm trữ lượng
nước dưới đất.
Đối với môi trường, khai thác quặng đồng làm thay đổi và phá hủy cảnh
quan thiên nhiên nghiêm trọng.Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là
nguyên nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở
những nơi không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50 - 60 năm sau khi khai mỏ.
Khai thác quặng đồng ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước
ở những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để khai thác và chế biến quặng
đồng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Bụi bẩn và trầm tích trong quặng chảy
ra sông, hồ sẽ hại chết các loài sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người
dân sử dụng nước này từ 5 - 25 năm. Ngoài ra, Acid sulfuric hình thành khi khoáng
chất chứa sunphit bị oxy hóa trong khai thác quặng đồng là nguyên nhân chính gây
ô nhiễm môi trường.
Qua hai loại hình công nghệ trên, chúng ta thấy tác động của quá trình khai
thác quặng đồng đến hệ thống môi trường rất khác nhau về quy mô, mức độ và tuỳ
thuộc vào các điều kiện, yếu tố cụ thể như: công nghệ khai thác (đi kèm là các yếu
tố đặc trưng về chất thải, sự cố môi trường …), các điều kiện về địa lý, địa chất
và các điều kiện tự nhiên khác. Chế biến và sàng tuyển quặng đồng tạo ra bụi và


16
nước thải chứa than, kim loại nặng. Quá trình hỏa luyện tạo ra khí SO2, CO2. Trong
thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ
độc hại [20].
Các đập thải quặng đuôi là nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao
nhất do nhiều chất độc hại đã được tìm thấy tại nhiều khu vực khai thác mỏ trên thế
giới. Chất ô nhiễm ở các khu vực gần đập thải quặng đuôi chủ yếu bao gồm các kim
loại nặng, hóa chất tuyển còn dư, nước thải axit mỏ, chất rắn lơ lửng. Các chất ô
nhiễm này có khả năng gây suy thoái chất lượng nước ngầm, nước mặt, đất và

không khí trong quá trình mỏ hoạt động và kể cả sau khi mỏ đã đóng cửa. Nguồn
gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm có thể do dòng chảy mặt, nước rò rỉ và nước
ngấm từ đập thải quặng đuôi đang vận hành hay đã ngừng hoạt động.
Đối với quá trình chế biến quặng chứa sulphua, sự phát sinh nước thải axit do
quá trình ôxy hóa sulphua có trong quặng thải làm tăng khả năng hòa tan kim loại
nặng trong chất thải này. Một số nguyên tố và khoáng thường đi kèm trong các thân
quặng kim loại như pyrit, pyrrhotite, Pb, Cd, As, Fe, Zn.... Việc giảm độ pH do quá
trình ôxy hóa tác động tới khả năng hòa tan của các nguyên tố nói trên trong nước
và do đó ảnh hưởng tới mức độ lan truyền của chúng trong nước mặt, nước ngầm và
đất đai khu vực lân cận. Phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, địa chất-thủy văn, địa hóa
khu vực xung quanh mà các chất ô nhiễm đó sẽ được giữ lại trong khu vực mỏ hoặc
di chuyển tiếp xuống hạ lưu đập thải quặng đuôi. Sự lan truyền của các chất ô
nhiễm đó có thể gây ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm nơi chúng đi qua. Chi phí
xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường như vậy thường rất khó khăn và tốn kém [14].
1.3.2. Khai thác và chế biến quặng đồng ở Việt Nam

1.3.2.1. Hiện trạng khai thác và chế biến quặng đồng
Nhu cầu về tiêu thụ đồng trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng.
Ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ đồng cũng tăng rất nhanh từ 54.000 tấn năm 2005 lên
102.000 tấn năm 2009; dự báo đến năm 2015 nhu cầu tiêu thụ đồng kim loại là
120.000 tấn và đến năm 2025 sẽ lên tới  200.000 tấn [3].


×