Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây cà phê của các nông hộ tại xã EaTul huyện CưMgar tỉnh ĐăkLăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.21 KB, 49 trang )

PHẦN MỘT
1.1. Đặt vấn đề
Nhà nước trong những năm qua chủ trương phát triển nền nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn nhằm sản xuất ra những sản phẩm có giá
trị kinh tế và giá trị sử dụng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và từng
bước xâm nhập thị trường thế giới. Trong đó các sản phẩm từ cây công nghiệp như :
Cao su, cà phê, điều, tiêu… được chú trọng đầu tư phát triển và được coi là một trong
những sản phẩm xuất khẩu chủ lực thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Tây nguyên nói chung và ĐăkLăk nói riêng là vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn nhất của cả nước trong đó ĐăkLăk chiếm tỷ lệ tương đối lớn đặc biệt là cây cà phê.
ĐăkLăk có điều kiện khí hậu và đất đai thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây
công nghiệp nhiệt đới đặc biệt là cây cà phê nên cây cà phê được trồng với diện tích và
năng suất khá cao vì vậy đời sống cũng như thu nhập của nông hộ trồng cà phê trong
những năm qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể.
Mặc dù với quy mô diện tích canh tác lớn, năng suất cao tuy nhiên chất lượng và
khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn còn thấp chưa
tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Mặt khác sự phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch của người dẫn đến khủng hoảng thừa
làm cho giá cả cà phê giảm xuống thập dẫn đến thu nhập của nông hộ giảm nên chi phí
đầu tư cho sản xuất cũng giảm, hiệu quả kinh tế không cao.
Thêm vào đó là tình hình thời tiết biến động phức tạp đặc biệt là hạn hán kéo dài cà
phê không đủ nước tưới bị chết và giảm năng suất cộng với giá cả phân bón, xăng dầu
đang có xu hướng ngày càng tăng nên làm cho tình hình sản xuất và đời sống của
người dân gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy việc tìm hiểu tình hình sản xuất cây cà phê của các nông hộ trong là vấn đề
cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

1


Xã EaTul là một xã vùng sâu thuộc huyện CưMgar tỉnh ĐăkLăk. Đời sống người


dân ở đây chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp đặc biệt là cây cà phê, trong những năm
gần đây do giá cả cà phê thấp và hạn hán kéo dài nên tình hình sản xuất và đới sống
của người dân gặp nhiều khó khăn.
Để tìm hiểu tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất cây cà phê của
các nông hộ tại xã EaTul huyện CưMgar tôi chọn đề tài nghiên cứu là : “Hiệu quả
kinh tế của việc trồng cây cà phê của các nông hộ tại xã EaTul huyện CưMgar tỉnh
ĐăkLăk”.

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Tìm hiểu tình hình và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cây cà phê của
các nông hộ tại xã EaTul.

1.2.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng cây
cà phê.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Các nông hộ trồng cà phê có diện tích từ 0,3ha trở lên ổn đinh tại xã EaTul
1.3.2. Cây cà phê kinh doanh

1.4. Phạm vi nghiên cứu
14.1. Thời gian nghiên cứu : từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 27 tháng 5 năm 2005
1.4.2. Địa điểm nghiên cứu : Xã EaTul huyện CưMgar.

2


PHẦN HAI

TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây cà phê

2.1.1. Nguồn gốc cây cà phê
Cây cà phê được người du mục làng CapTa (gần thủ đô Etiôpia) phát hiện đầu tiên
cách đây khoảng hơn 1000 năm. Từ thế kỷ thứ VI cây cà phê được lan sang Yêman và
các nước khác ở Trung Cận Đông, nhanh chóng vượt biển đỏ sang Ai Cập. Thế kỷ thứ
XVI các nhà buôn nước cộng hoà Vônđia nhập khẩu vào Châu ÂU, như vết dầu lan, cà
phê lan dần sang Châu Á, Châu Đai Dương. Cuối thế kỷ XVII cây cà phê tìm được chỗ
đứng vững chắc trên thế giới.
Mặc dù các loài cà phê là tài nguyên của hệ thực vật rừng người ta đã dẫn ra chừng
bảy chục loài nhưng ngày nay trên thế giới người ta chỉ khai thác hai loài chính : Cây
cà phê chè (Coffea arabica) và cây cà phê vối (Coffea Canephora Pierre). Một số ít các
loài khác do nhiều lý do, còn được trồng ở một vài nước như cà phê mít Sari, cà phê
mít giâu gia.
Cây cà phê chè là loài được biết lâu nhất và phổ biến nhất trên thế giới, cây cà phê
vối đứng thứ hai trên thế giới được trồng nhiều ở Châu Phi, Inđonêsia, Việt Nam. Hiện
nay người ta có thể cho rằng một phần ba cà phê nhân tiêu thụ trên thế giới là cà phê
vối.

2.1.2. Điều kiện sinh thái của cây cà phê
2.1.2.1. Đất đai
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau trong đó có đất bazan là một trong
những loại đất rất lý tưởng để trồng cà phê vì đặc tính lý hoá tốt và độ dày của loại đất
này. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ cao
thoát nước tốt không bị úng lầy. Các loại đất thường thấy ở Việt Nam trên các vùng
cao như: grannit, sa phiến thạch, phù sa cổ, đá vôi… đều trồng được cà phê. Ở cà phê
vườn có khả năng trồng được ở cả những nơi có đất đá lộ đầu, ở những nơi đất dốc vẫn
3


trồng được cà phê nếu làm tốt công trình chống xói mòn. Dù trồng ở trên loại đất nào
nhưng vai trò của con người có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ và nâng cao

độ phì nhiêu của đất.
2.2.2.2. Khí hậu
Không phải vùng nào trên trái đất cũng trồng được cây cà phê ngoài yếu tố đất đai
cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió.
Vì vậy khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý tới các yếu tố này.
Nhiệt độ
Chính nhiệt độ là một trong những nhân tố giới hạn đối với đời sống của cây cà
phê, và nói chung không một loài nào thuộc chi coffea chống chịu nổi lâu ở nhiệt độ
xấp xỉ 00C.
Nói chung trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 5 0C đến 320C cây cà phê vẫn
có khả năng tồn tại sinh trưởng và phát triển. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với
từng giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè ưa trời mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp
từ 180C – 250C, thích hợp nhất tư 20 –220C. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cây cà
phê chè thường được trồng ở những miền núi cao từ 600 – 2500 mét. Ngược lại cây cà
phê vối thích ở nơi nóng ẩm, phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 – 26 0C song giới hạn
nhiệt độ thích hợp nhất từ 24 –26 0C. Nhiệt độ xuống tới 00C làm thui cháy các đọt
non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là những vùng hay xuất hiện sương muối.
Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê.
Lượng mưa
Sau độ nhiệt của môi trường xung quanh, lượng mưa chính là nhân tố khí hậu giới
hạn sống còn quan trọng nhất. Hai yếu tố được kết hợp chặt chẽ phải coi trọng: chiều
cao tổng cộng của lượng mưa và sự phân bố mưa hàng tháng, thậm chí hàng tuần (chế
độ mưa).
Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê chè thường 1.300 – 1.900 mm, còn đối với
cà phê vối cần từ 1.300 –2.500 mm. Nếu lượng mưa được phân bố tương đối đều trong
năm, có một mùa khô hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận
lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa của cây cà phê. Đối với cây cà phê mít thì có
4



nhiệt độ và lượng mưa giống cây cà phê vối. Song cà phê mít có khả năng chịu hạn tốt
hơn.
Khi lượng mưa hàng năm ở dưới mức 800 – 1000mm thì dù có được phân bố tốt,
ngành trồng cà phê sẽ trở nên bấp bênh, khả năng sinh lợi giảm sút. Trong một chừng
mực nào đó, việc tưới nước cho cây cà phê tạm bù đắp được sự thiếu thốn hay sự phân
bố mưa không điều hoà.
Đối với tất cả các loại cà phê, nhịp điệu theo mùa của mưa và đặc biệt các cơn mưa
tiếp theo mùa khô hạn, đã có ảnh hưởng lớn đến sự nở hoa, sự hình thành và sự tạo
quả.
Ẩm độ
Độ ẩm không khí ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh dưỡng của cà phê, đặc biệt hơn cả
đối với các loài khác ngoài loài cà phê chè. Cường độ thoát hơi nước phụ thuộc vào độ
ẩm không khí (áp suất hơi nước) và độ chiếu sáng. Tại những vùng rừng nóng và rất
ẩm của bờ phía tây Châu Phi và lưu vực sông Congo, đổ ẩm thường xuyên rất cao, gần
ở trạng thái bão hoà. Những điều kiện ấy rất thích hợp với loài cà phê vối. Tuy nhiên
loài này rất ưa khí hậu ít ẩm với điều kiện mùa khô ngắn.
Về cây cà phê chè, nó thích hợp với môi trường ít ẩm hơn như ở các cao nguyên gần
ôn đới xứ Êtiopia.
Nhìn chung ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và
phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần có ẩm độ cao, do đó
tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Ẩm
độ, quá thấp cộng với nhiệt độ cao làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.
Sương
Phần mang lại về nước của sương mai cần coi trọng, vì trong một số vùng của cà phê
chè, đặc biệt trong mùa khô, sương bù đắp về nước một cách đáng kể.
Ánh sáng
Trong vùng phân bố tự nhiên, cây cà phê thường mọc ở những nơi có bóng mát dày
hoặc thưa (rừng thưa, hành lang rừng thứ sinh, bờ các nguồn nước chảy). Tập tính của
nó đối với ánh sáng đã từ lâu làm cho ta coi cây cà phê là một cây kỵ nắng, đòi hỏi một
5



tán che tương đối dày. Tuy nhiên như ta thấy sau này, việc tạo bóng mát cho cây cà
phê đã được bàn cãi từ lâu, hiện nay đang bị loại bỏ dần và nếu loại trừ mọt vài tình
thế, người ta trồng thâm canh cây cà phê không cần bóng mát nhưng vẫn cho năng suất
cao.
Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ ánh sáng tán xạ làm cho cây bị kích
thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống dốc nhanh,
ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hoà sự ra hoa, phù hợp với cơ chế quang hợp tạo
thành và tích luỹ chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền năng suất
ổn định. Cà phê vối có cây thích ánh sáng trực xạ yếu. Ở những nơi có ánh sáng trực xạ
mạnh thì cây cà phê vối cần lượng cây che bóng để điều hoà ánh sáng, điều hoà quá
trình quang hợp của vườn cây.
Gió
Nói chung gió có hại cho cây cà phê: làm gãy cành, rụng lá, …Ngoài ảnh hưởng
ấy, gió còn gây tác động sinh lý cũng không kém phần quan trọng nhất là các cơn gió
khô và nóng: lá và chồi bị héo, sinh dưỡng chậm lại v.v… Tác hại của gió càng nổi bật
chừng nào dự trữ nước của đất có ít hoặc bị kiệt ( đất tơi xốp, thấn nước nhiều, giữ
nước kém).
Trong những vùng có gió lốc tràn qua (quần đảo Ăngti, Madagaxca, Việt Nam,…)
các trận gió mạnh đã gây tác hại cho các nông trại cà phê: cây bóng mát bị đỗ, thân và
cành cà phê bịn gãy v.v…
Vì vậy cần giải quyết tốt hệ đai rừng chắn gió chính và phụ, cây che bóng để hạn
chế tác hại của gió.
Điều tiết sinh thái nông nghiệp của cây cà phê
Trong một phạm vi hạn chế, người ta có thể điều tiết một số yếu tố sinh thái không
thuận lợi. Môn di truyền học, dựa vào nghiên cứu các cá thể đột biến, tạo ra hoặc chọn
những chủng có các đặc tính chịu rét, chịu hạn v.v…giúp ta khai thác các loài cà phê
ngoài giới hạn sinh thái của chúng.
Để chống chịu với một mật độ chiếu sáng quá cao, cây cà phê cần có bóng mát

nhân tạo nhân tạo hoặc tự nhiên. Bóng mát còn bảo vệ hiệu quả cho cây cà phê chống
6


lại các độ nhiệt hạ thấp lúc sáng sớm ở vùng cao hoặc mưa đá. Tại vùng khô, bóng mát
còn có khả năng giữ được độ ẩm rất cao trong môi trường trồng cà phê.
Tủ gốc và trồng cây phủ đất làm giảm các hậu quả do thiếu nước trong mùa khô gây
ra; tưới nước cũng nhằm mục đích ấy.
Nói chung phần lớn các biện pháp canh tác (bón phân, tỉa cành,…) cũng như các
biện pháp chống sói mòn ở đất dốc, đều có tác dụng quan trọng ít nhiều đến môi trường
và có thể góp phần làm cho môi trường tốt lên, hoặc đặt cây trồng vào những điều kiện
thật thích hợp.

2.1.3. Sinh lý học của cây cà phê
Đời sống cây cà phê gồm ba thời kỳ lớn: Thời kỳ sinh trưởng bắt đầu từ khi hạt nảy
mầm đến khi cây trưởng thành, thời khì này kéo dài từ bốn bảy năm, tuỳ theo các loài
và điều kiện của môi trường.
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ năng suất là thời kỳ dài nhất, trải ra từ mười lăm đến hai
mươi năm, đôi khi hơn nữa.
Sau cùng là thời kỳ thứ ba là thời kỳ tàn cỗi thời kỳ này chấm dứt khi cây chết.

2.2. Tình hình sản xuất cà phê
2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Theo thống kê của FAO (1980) cây cà phê phát triển rộng rãi ở 79 nước thuộc các
nước Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á và Châu Đại Dương. Hiện nay diện tích
cà phê trên thế giới chiếm 12 triệu ha, sản lượng 6 triệu tấn / năm, sản lượng cà phê
thế giới dự đoán tăng 1,4 % cho tới năm 2010. Tuy vậy nhịp độ phát triển sản xuất dự
đoán sẽ biến động rất lớn giữa các nước. Những sự khác nhau về nhịp này sẽ phụ thuộc
vào sự khác biệt giữa khả năng cạnh tranh trong sản xuất cà phê là Braxin, Colombia,
Indonesa, Việt Nam. Đây là những nước có diện tích và sản lượng xuất khẩu lớn nhất

thế giới, trong đó Braxin là nước có diện tích hơn 3,5 triệu ha, sản lượng hơn 1 triệu
tấn cà phê hàng năm chiếm gần 20% sản lượng cà phê trên thế giới. Nếu có sự ổn định
về kinh tế và chính sách ưu đãi thì xuất khẩu sản lượng cà phê của Braxin dự đoán hơn

7


2,2 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sản lượng cà phê của nước này chắc chắn sẽ giao
động do yếu tố thời tiết, vì vậy sẽ làm cho giá cà phê thế giới biến động theo.
Về tình hình tiêu thụ mức tiêu thụ cà phê trên thế giới có khả năng tăng 15 triệu bao
(60kg/bao) trong 10 năm tới mức tiêu thu cà phê càng cao cả những nước trước đây có
tập quán uống trà thì nay mức tiêu thụ cà phê cũng tăng lên như Anh, Nhật. Ở các nước
đang phát triển mức tiêu thụ cà phê cũng ngày càng tăng, như ở Việt Nam trước đây cà
phê chỉ có ở các thành phố phía Nam thì đến nay việc uống cà phê đã lan rộng khắp cả
nước.
2.2.2.Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây cà phê được các nhà truyền đạo công giáo người Pháp đưa vào
trồng thử đầu tiên ở hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình từ năm 1857. Năm 1888 cà phê
được dưa vào trồng đại trà ở các đồn điền tư bản Pháp ở Nghệ An, Quảng Trị rồi sau
này ĐăkLăk… Cho đến năm 1945 tổng diện tích cà phê trên toàn quốc lên tới 10.700ha
phân bố khắp Bắc, Trung, Nam, năng suất cà phê Arabica đạt 4 – 5 tạ / ha, cà phê
Robusta đạt 5 – 6 tạ / ha. Phần lớn được xuất khẩu sang Pháp và được đánh giá cao về
chất lượng.
Sau ngày giải phóng ngành sản xuất cà phê bước vào giai đoạn phát triển mạnh, vào
thập kỷ 80 với việc mở rộng hợp tác quan hệ kinh tế với các nước chính phủ đã ký
hàng loạt hiệp định hợp tác sản xuất cà phê với Liên Xô, Cộng hoà liên bang Đức,
Bungari, Tiệp khắc, Balan đã tạo cho ngành cà phê vốn đầu tư lớn.
Ngày 13-10-1992 hội đồng bộ trưởng đã ký nghị định số174/HĐBT thành lập liên
hiệp các xí nghiệp cà phê thuộc bộ nông nghiệp, tiếp đó là nghị định số 175/HĐBT,
chuyển giao một số sư đoàn quân đội sang bộ nông nghiệp thành các xí nghiệp liên

hiệp tham gia sản xuất cà phê các quyết định đó đã tạo cho ngành cà phê một lực lượng
mới chịu trách nhiệm thực hiện các hiệp định hợp tác với nước ngoài. Liên hiệp cà phê
Việt Nam với trên 30 nông trường đã dưa diện tích và sản lượng của cà phê Việt Nam
từ 20 ha với sản lượng 10.000 tấn năm1980, năm 1985 lên đến 123.500ha với sản
lượng 166.457 tấn và đến thời điểm thống kê gần đây nhất năm 2001 đã đưa cà phê

8


Việt Nam lên đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất cà phê với diện tích 500.000 ha,
sản lượng 900.000 tấn.
Bảng 1: Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong 9 niên vụ vừa
qua
Niên vụ
1992/93
1993/94
1994/95
1995/96
1996/97
1997/98
1998/99
1999/00
2000/01

Diện tích (ha)
140.000
150.000
215.000
295.000
350.000

410.000
460.000
520.000
500.000

Sản lượng (tấn)
140.400
181.200
211.920
236.280
342.300
413.580
404.206
700.000
900.000

Nguồn: Thu thập từ Website hiệp hội cà phê ca cao VN (www.vicofa.org.vn)
Tính đến nay cây cà phê đã được trồng và phát triển trên vùng đất Bazan gần 150
năm. Tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển trong
những năm gần đây đã có một thời trước tình hình tiêu thụ và giá cả xuống thấp một số
tư nhân trồng cà phê đã chặt bỏ trồng cây khác có hiệu qủa hơn. Nay cà phê bước vào
thời kỳ phát triển theo đúng phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát
triển nông thôn, bảo vệ môi trường năm 2010 mà Đảng và chính phủ đề ra.
Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của trên 60 nước và ngày
càng không ngừng được mở rộng với nhiều hợp đồng xuất khẩu với các nước mới.
2.2.3.Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên
Cà phê được trồng ở Tây Nguyên từ 1920, khi người Pháp lập những đồn điền cà
phê, cao su ở vùng này, tuy nhiên sự phát triển của cà phê Tây nguyên trong hơn 80
năm qua đã có những bước thăng trầm, có lúc Tây Nguyên phải chặt bỏ để trồng lúa,
một phần vì tự túc lương thực bằng mọi giá một phần vì cà phê tiêu thụ khó khăn.

Cà phê ở Tây nguyên chỉ thực sự lên ngôi khi nhà nước có chính sách giao đất giao
rừng cho nông dân và quan hệ ngoại thương của Việt Nam được mở rộng.
9


Do khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp nên cà phê ở Tây Nguyên cho năng suất vào
loại cao nhất thế giới. Trong khi thế giới chỉ đạt 500kg/ha thì Tây Nguyên đạt 2 – 2,5
tấn/ha.
Hiện nay Tây Nguyên chiếm khoảng 70% diện tích cũng như sản lượng cà phê của
nước. Tây Nguyên đã góp phần quyết định đưa nước ta vào vị trí các nước xuất khẩu
cà phê hàng đầu thế giới.
Mặc dù giá cả thị trường cà phê trong những năm qua biến động phức tạp theo
chiều hướng giảm nhưng năng suất cà phê Tây Nguyên đạt năng suất cao nên vẫn có
lãi hơn các cây trồng khác. Trong khi đó thị trường xuất khẩu cà phê ngày càng được
mở rộng, nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày càng tăng với nhu cầu mỗi năm trên dưới 6
triệu tấn. Đây chính là cơ hội để cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng đẩy mạnh
sản xuất và xuất khẩu cà phê trong những năm tới.
Tuy nhiên muốn phát triển cây cà phê một cách ổn định và nâng cao hiệu quả kinh
tế, Tây Nguyên cần phải giải quyết đồng thời hai vấn đề : giống và chế biến. Phần lớn
diện tích cà phê ở Tây Nguyên là cà phê vối, tuy năng suất cao nhưng chất lượng thấp
chủ yếu thích hợp với thị trường Đông Âu. Vì vậy muốn tăng sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới cần phải xem xét kỹ điều kiện sinh thái và đầu tư kỹ thuật để quy hoạch
hợp lý diện tích cà phê mặt khác phải đẩy mạnh công nghệ chế biến, hạn chế xuất khẩu
hạt để mang lại giá trị xuất khẩu cà phê, có lợi cho người sản xuất và xuất khẩu.

2.3. Vai trò của sản xuất cà phê
Sản xuất cà phê là một ngành sản xuất thực phẩm đồ uống có giá trị cao sản phẩm
của nó được nhiều người ưa chuộng và sử dụng, cà phê còn là một trong những mặt
hàng nông sản nhiệt đới xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đem về nhiều ngoại tệ cho đất
nước. Hiện nay ở Việt Nam xuất khẩu cà phê chỉ đứng sau xuất khẩu gạo. Giá trị cà

phê xuất khẩu thường chiếm 10% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Nghề
trồng cà phê ở Việt Nam còn là nguồn thu nhập của một nhóm đông dân cư ở nông
thôn, trung du miền núi Với 500.000ha cà phê nó đã tạo việc làm cho hơn 600.000
nông dân và số người có cuộc sống liên quan đến cây cà phê lên tới trên 1triệu người.
10


Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường của hơn 60 nước và ngày
càng không ngừng được mở rộng với những hợp đồng xuất khẩu mới. Trong đó 10
nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam.
Bảng 2: 10 nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên nước

Số lượng (tấn)

Trị giá (USD)

138.603

137.501
134.321
73.852
62.559
45.998
38.155
30.153
26.905
26.288

57.947.984
59.371.585
60.054.805
31.666.889
27.796.789
20.147.381
17.171.839
13.055.058
13.274.686
11.310.104

Bỉ
Mỹ
Đức
Tây Ban Nha
Ý
Pháp
Ba Lan
Anh
Nhật

Hàn Quốc

Tỷ phần so với
tổng xuất
khẩu (%)
15,85
15,72
15,36
8,44
7,15
5,26
4,36
3,45
3,08
3,01

Nguồn: Thu thập từ Website hiệp hội cà phê ca cao VN (www.vicofa.org.vn)
Ngành cà phê là ngành xuất khẩu chiến lược có vị trí quan trọng. Do đó ở Việt nam cây
cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải có một
hướng đi đúng để cây cà phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái. Ngành
cà phê Việt nam được đánh giá là còn mới mẻ, nó phải cạnh tranh với ngành cà phê của
nhiều nước có truyền thống lâu đời hơn, có thể gọi là kỳ cựu hơn vốn có tiếng tăm về
mặt chất lượng và sự bền vững.
Đây là một vấn đề mà ngành cà phê Việt nam phải cố gắng trên nhiều lĩnh vực từ
khâu áp dụng những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến đến công nghệ chế biến
tiên tiến, đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới, phát triển sản xuất nhiều
loại cà phê hảo hạng, cà phê hữu cơ.

PHẦN THỨ BA


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11


3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã EaTul cách trung tâm huyện lỵ khoảng 13,5km theo tỉnh lộ 8 về phía đông,
phạm vi ranh giới được xác định như sau:
-

Phía Bắc giáp xã Cư Dliê M’Nông

-

Phia Nam giáp xã Ea D’Rong

-

Phía Đông giáp huyện Krông Buk

-

Phía Tây giáp xã Ea K’pam

Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, xã lại có tỉnh lộ 8 chạy qua nối liền hai trung
tâm kinh tế lớn, huyện CưMgar và huyện Krông Buk, đoạn qua xã dài 7km. Đây là mặt
mạnh của xã trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các xã và huyện lân cận.

3.1.1.2. Địa hình
Nằm ở độ cao 600m so với mặt các biển, địa hình tương đối bằng phẳng thấp dần từ
Đông Bắc xuống Tây Nam. Đất đai trên địa bàn xã phân bổ từ độ dốc cấp I đến cấp IV
(0-200).
-

Diện tích đất có độ dốc cấp I (0-30) 650 ha

-

Diện tích đất có độ dốc cấp II (3-80) 3580 ha

-

Diện tích đất có độ dốc cấp I (15-200) 1370 ha

3.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn thành phố Buôn Ma Thuột tại khu vực
huyện CưMgar, xã EaTul có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, biên độ nhiệt
giữa ngày và đêm lớn, mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến thánh 10
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,5 0C; nhiệt độ trung bình trong
tháng cao nhất 26,5oC; nhiệt độ trung bình trong tháng thấp nhất là 19,0 0C; biên độ
nhiệt ngày và đêm là 9-120C.

12


 Độ ẩm:

Độ ẩm không khí bình quân là 82%
Độ ẩm không khí thấp nhất là 57%
Độ ẩm không khí cao nhất là 90%
 Lượng mưa:
Phân bổ không đồng đều chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng
90% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các tháng
trong mùa khô lượng mưa thấp chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa trung bình trong năm 1.712mm, số ngày mưa trung bình trong năm 135
ngày. Lượng mưa tháng lớn nhất 504mm (tháng10) mưa tập trung vào các tháng 5-9
chiếm 81,17%. Lượng bốc hơi trung bình năm 1.050,7mm, tập trung trong mùa khô.
 Chế độ gió: Theo hai hướng chính:
Gió Đông Bắc xuất hiện vào các tháng mùa khô với vận tốc trung bình 5-6m/s.
Gió Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa mưa với vận tốc trung bình 2,5-3m/s.
3.1.1.4. Thuỷ văn:
Hệ thống sông suối trên địa bàn xã phân bổ tương đối đồng đều, do ảnh hưởng của
địa hình, trên địa bàn xã có suối EaTul đây là suối lớn nhất khu vực chảy dọc theo
chiều dài của xã và các nhánh suối nhỏ khác. Các suối này đều có hướng chảy từ Đông
Bắc sang Tây Nam, lưu lượng nước tương đối lớn nhưng bị ảnh hưởng theo mùa.
Trên địa bàn xã EaTul có 6 nhánh suối các nhánh suối này có đặc điểm chung là
đều đổ về suối EaTul do đó lưu lượng nước của suối EaTul là rất lớn cả trong mùa khô,
tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã.
Nguồn nước ngầm của xã được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp thông qua các hệ thống giếng đào và giếng khoan. Nhìn chung nước ngầm trên
địa bàn xã có trữ lượng khá lớn, được sử dụng tốt cho ăn uống, sinh hoạt và phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây do tình hình hạn hán nên mực
nước ngầm xuống sâu do sự khai thác để phục vụ cho diện tích đất nông nghiệp ngày
càng gia tăng, điều này đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Vì vậy cần có

13



những nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể cho người sử dụng có ý thức bảo vệ tốt nguồn
nước này.
3.1.1.5. Thổ nhưỡng:
Địa bàn xã EaTul có hai loại đất chính với quy mô diện tích như sau:
- Đất đỏ nâu trên đá Bazan diện tích 5.557ha, chiếm 99.2% tổng diện tích tự nhiên.
Đây là loại đất có độ phì cao, tầng dày phân bổ trên toàn xã.
- Đất dốc tụ thung lũng diện tích 43ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên toàn xã phân
bổ ở khu vực Tây Nam dọc theo suối EaTul.
Với nguồn tài nguyên đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan chiếm 99% diện tích tự nhiên
của xã. Đây là loại đất tốt, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao, tạo điều
kiện cho ngành Nông Nghiệp trên địa bàn xã phát triển mạnh với cây dài ngày đặc biệt
là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm như cà phê, cao su, điều..
Qua đặc điểm của điều kiện tự nhiên cho thấy xã EaTul có điều kiện khá thuận lợi
cho phát triển sản xuất nông nghiệp với khi hậu thời tiết nóng ẩm, diện tích đất đai
rộng lớn và chủ yếu là đất đỏ bazan chiếm tỷ lệ chủ yếu nên rất thuận lợi cho phát triển
cấy công nghiệp với quy mô lớn đặc biệt là cây cà phê.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì xã EaTul cũng gặp những kho khăn về điều kiện
tự nhiên như nằm cách khá xa trung tâm huyện nên giao thông đi lại khá khó khăn, địa
bàn rộng lớn nên gây kho khăn cho việc quản lý và quy hoạch sử dụng đất đai. Hầu hết
các tuyến đường vào thôn buôn chưa được thảm nhựa nên việc đi lại của người dân gặp
không ít khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa, cộng thêm tình hình thời tiết biến động
ngày càng phức tạp đặc biệt là hạn hán kéo dài nên nước tưới cho cây trồng bị thiếu
ngày càng trầm trọng.
3.1.1.6. Cảnh quan môi trường
Hệ sinh thái bị suy giảm nhiều so với trước đây do diện tích rừng trên địa bàn xã
không còn, đã được thay thế bằng đất nông nghiệp. Mức độ ô nhiễm trong khu vực là
rất lớn, đây là vấn đề đặt ra cho các cấp ngành cần có sự quan tâm đầu tư xây dựng,
nâng cấp nhưng tuyến đường nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã.


14


-

Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã chủ yếu là nước giếng đào
và nước suối, chưa bảo đảm vệ sinh.

-

Vào mùa theo các tuyến đường giao thông nội thôn, buôn, không khí bị ô nhiễm
bụi hạt ở mức độ cực cao.

-

Trong sản xuất nông nghiệp người dân thường sử dụng các hoá chất (thuốc trừ
sâu, thuốc kích thích, thuốc diệt cỏ), ít chú trọng đến các biện pháp sinh học
cộng với thói quen chăn thả rông gia súc bừa bãi của người dân. Từ đó đã làm
ảnh hưởng đến nguồn nước trong khu vực. Chính vì vậy vấn đề môi trường cần
được sớm quan tâm hơn nữa, có thế mới đảm bảo được sự phát triển bền vững
trong nông nghiệp và ổn định được đời sống của nhân dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Tình hình sử dụng đất:
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 5600ha. Ta có bảng số liệu về tình hình cơ
cấu sử dụng đất đai của xã năm 2004:
Bảng 3 : Cơ cấu đất đai của xã EaTul
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên
5600,00
100,00
1. Đất nông nghiệp
4785,41
85,45
* Cây hàng năm
- Lúa
443,83
9,27
- Cây công nghiệp hàng năm
70,27
15,83
- Rau
368,56
83,04
* Cây lâu năm
5,00
1,13
- Cây công nghiệp lâu năm
4297,15
89,8
- Cây ăn quả
4272,15
99,42
* Đất có mặt nước dùng vào nông
25,00
0,58
nghiệp

44,43
0,93
2. Đất chuyên dùng
254,68
4,55
3. Đất ở
98,45
1,76
4. Đất chưa sử dụng
461,46
8,24
Nguồn: Thu thập từ Uỷ ban nhân dân xã

15


Xã EaTul có diện tích đất rộng lớn rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với quy
mô lớn, diện tích đất của xã chủ yếu sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chiếm 85,45%,
trong cơ cấu đất nông nghiệp tỷ lệ trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ cao hơn 89%, cây
hàng năm chỉ chiếm hơn 9%, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ
rất ít so với đất nông nghiệp. Nhìn chung cơ cấu đất đai xã EaTul chủ yếu được sử
dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như cà
phê cao su chiếm tỷ lệ lớn do có điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi ngoài ra xã còn
có tiềm năng lớn trong việc phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm…
Tình hình dân số lao động
Xã EaTul có tổng số 13 thôn buôn với 1447 hộ, dân số xã đến cuối năm 2004 là
8918 khẩu bình quân 6,2 khẩu trên hộ trong đó nam 4.429 khẩu, nữ 4.489 khẩu. Dân số
của xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Êđê chiếm tỷ lệ lớn chiếm trên 90% với 8027 khẩu.
Xã EaTul với dân số khá đông 8919 khẩu, kết cấu dân số trẻ, với 45% dân số là lao
động trong cơ cấu dân số. Nên xã có nguồn lao động rất dồi dào, đây là điều kiện rất

thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp cần nhiều lao động. Tuy nhiên do
dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc nên trình độ học vấn cũng như lao động còn thấp
nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu khoa học công nghệ vào sản xuất cũng như tiếp cận
các thông tin về giá cả thị trường. Vì vậy chính quyền xã cần có các biện pháp nhằm
nâng cao trình độ học vấn cũng như trình độ sản xuất của người lao động .

16


Bảng 4: Dân số theo thôn buôn của xã EaTul
STT
Thôn/Buôn
1
Brăh
2
Đing
3
Hra A
4
Hra B
5
Knia
6
Phơng
7
Pơr
8
Sah A
9
Sah B

10 Thạch Hà
11 Tria
12 Tu
13 Yao
Tổng
Nguồn: Thu thập từ UBND xã

Số hộ

Số khẩu
40
22
142
123
78
88
91
208
126
24
239
109
157
1447

235
146
867
824
459

524
540
1315
856
131
1628
521
872
8918

Cơ sở hạ tầng
Là xã vùng sâu vùng xa, phần lớn nhân dân trong xã là đồng bào dân tộc tại chỗ nên
trong những năm gần đây được nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng. Các tuyến đường lớn và trung tâm của xã hầu hết đã được nhựa hoá tuy
nhiên các tuyến đường nhỏ liên thôn và nội bộ khu dân cư đã bị xuống cấp gây ô
nhiễm bụi nghiêm trọng trong khu vực. Hiện nay trong xã đã có 100% thôn, buôn có
điện thắp sáng.
Uỷ ban nhân dân xã hiện trạng là nhà xây cấp IV vơi 7 phòng làm việc và một hội
trường.
Hiện nay xã đã có một chợ trung tâm thuận lợi cho người dân trong việc mua bán
và trao đổi sản phẩm trong sinh hoạt và sản xuất.
3.1.2.2. Điều kiện văn hoá, xã hội
Giáo dục

17


Giáo dục là một trong những vấn đề được chính quyền địa phương đặc biệt quan
tâm. Hiện trên địa bàn xã có 2 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở và 2 trường
Mẫu giáo. Hệ thống các trường học, dụng cụ trang thiết bị giảng dạy đã được đầu tư

tương đối hoàn chỉnh, chất lượng giảng dạy và học tập đang ngày càng được nâng cao.
Y tế
Trạm y tế được xây dựng kiên cố, mạng lưới y tế đều khắp từ xã đến thôn, đáp ứng
như cầu khám chữa bệnh cho toàn dân.
Thông tin liên lạc
Trung tâm xã đã có bưu điện văn hóa đây là điều kiện thuận lợi giúp người dân
trong xã tiếp nhận và trao đổi thông tin nhanh chóng và thuận tiện, tuy nhiên số hộ có
thuê bao điện thoại cố định còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10 thuê bao.
Nhìn chung xã EaTul có điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội khá thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế nhất là sản xuất nông nghiệp, với diện tích đất đai rộng lớn chủ
yếu là đất đỏ Bazan cộng với 2 hồ chứa nước lớn rất thuận lợi cho phát triển các loại
cây công nghiệp dài và ngắn ngày với quy mô lớn đặc biệt là cây cà phê nữa với kết
cấu dân số trẻ 45% là lao động nên có nguồn lao động rất dồi dao cho sự phát triển sản
xuất. Đặc biệt trên địa bàn xã có nông trường cà phê EaTul đứng chân nên đã thu hút
lao động của xã với hình thức liên doanh liên kết đã góp giải quyết việc làm và nâng
cao thu nhập cho người dân.
Ngoài những tiếm năng lớn về phát triển ngành trồng trọt xã EaTul còn có khả năng
phát triển việc chăn nuôi các loại gia súc gia cầm như: bò, dê, lợn, gà…

18


3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tình hình chung của xã EaTul
3.2.2. Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây cà phê của các nông hộ

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thông qua các tài liệu, báo cáo tổng kết tại xã, các tài liệu sách báo

tạp chí…
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phiếu điều tra trực tiếp điều tra phỏng vấn các nông hộ trồng cà phê trên
địa bàn xã EaTul huyện CưMgar.
Phương pháp chon mẫu: Trên cơ sở phân loại hộ của xã , tôi lựa chọn những hộ
trồng cà phê có diện tích từ 0.3ha trở lên đại diện cho bốn nhóm hộ giàu , khá, trung
bình, nghèo của địa phương.
Dung lượng mẫu: Để tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng mẫu vẫn mang được
tính đặc trưng của nông hộ trồng cà phê, tôi tiến hành điều tra phỏng vấn 90 hộ. Trong
90 hộ điều tra tôi dựa và phân loại của địa phương để chọn 30 hộ giàu - khá, 30 hộ
trung bình và 30 hộ nghèo.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng chỉ tiêu giá trị trung bình để phân tích số liệu

3.3.3. Chỉ tiêu đánh giá
3.3.3.1. Diện tích, sản lượng và năng suất bình quân
3.3.3.2. Tổng chi phí sản xuất / sào (1000m2)
Phản ánh mức độ đầu tư cho sản xuất cà phê trên một sào
Về phương diện kinh tế, bất cứ việc sử dụng các nguồn lực hạn chế nào cho các
hoạt động sản xuất đều dẫn đến chi phí. Người ta chia chi phí thành hai nhóm là chi phí
cố định và chi phí khả biến.

19


- Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi khi mức độ sản xuất
thay đổi, đó là những chi phí về tài sản cố định như máy móc, đất đai,…Khái niệm về
chi phí cố định là khái niệm tương đối trong một thời gian nhất định, đó là khoảng thời
gian mà các tài sản cố định này không thay đổi về số lượng. Chi phí cố định thường

được tính bằng việc khấu hao các tài sản cố định hàng năm, do vậy chi phí này là chi
phí tiền mặt.
Phương pháp tính khấu hao đường thẳng:
Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thanh lý
Khấu hao = -------------------------------------------Thời gian sử dụng
Phương pháp khấu hao đường thẳng được sử dụng để tính cho các loại tài sản cố
định:
Máy công nông, máy nổ, bơm tưới, máy xay xát là những tài sản cố định có thời
gian sử dụng trong 10 năm.
Ống nước tưới bằng nhựa có thời gian sử dụng 6 năm.
Tuy nhiên may móc của nông hộ không chỉ sử dụng phục vụ riêng sản xuất cà phê
mà nó còn được sử dụng cho mục đích khác vì vậy ta chỉ tính chi phí khấu hao máy
móc sử dụng cho sản xuất cà phê là 80% trong tổng chi phí khấu hao.
-

Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thay đổi khi mức đầu ra thay đổi
hoặc khi quy mô của sản xuất thay đổi. Chi phí này cần phải được tính toán đầy
đủ cho từng hoạt động sản xuất.

Phương pháp tính giá trị lao động gia đình:
Giá trị lao động gia đình được tính bằng chi phí cơ hội của lao động, nghĩa là tính
bằng giá trị mà lao động đó được sử dụng để đi làm thuê thay vì làm cho gia đình. Đơn
giá lao động thường biến động theo mùa vụ nên ở đây chúng tôi lấy giá trung bình
30.000đ/công để tính giá trị và đưa vào chi phí khả biến.

20


3.3.3.3. Tổng thu nhập/sào
Biểu hiện giá trị tổng sản lượng của 1 sào cà phê sản xuất ra trong một năm khi

đem bán.
Công thức tính: Tổng thu nhập = Tổng sản lượng bán x Giá bán
3.3.3.4. Tổng thu nhập thuần/sào
Tổng thu nhập thuần được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất 1 sào cà phê của
nông hộ trong một năm, để làm cơ sở hoạch định kế hoạch sản xuất cho thời gian tới.
Vì trong sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố giá cả đầu ra, đầu vào cũng
như biến động của thời tiết ảnh hưởng đến năng suất dẫn đến ảnh hưởng đến thu nhập.
Để có thể vẫn tiến hành sản xuất được thì Tổng thu nhập = Tổng biến phí. Vì vậy
phải tính chỉ tiêu này để nhằm xác định xem có nên tiến hành sản xuất nữa hay không.
Công thức tính: Tổng thu nhập thuần = Tổng thu nhập – Tổng biến phí
3.3.3.5. Lợi nhuận (lãi thuần )/sào
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng thu được từ 1 sào cà phê sau khi đã trừ đi các khoản
chi phí.
Công thức tính: Lợi nhuận = Tổng thu nhập thuần -Tổng định phí
3.3.3.6. Hiệu quả kinh tế/sào
Biểu hiện mối quan hệ tỷ số giữa kết quả thu được từ 1 sào cà phê so với chi phi bỏ
ra có tính đến yếu tố giá cả.
Công thức tổng quát hiệu quả kinh tế:
HQ : Hiệu quả
KQ : Kết quả
CP : Chi phí

21

HQ =

KQ
CP



3.3.3.7. Tỷ suất lợi nhuận/sào
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.

Lợi nhuận
Công thức : -------------------------Chi phí

3.3.3.8. Thu nhập từ 1 sào cà phê trên nhân khẩu
Phản ánh thu nhập bình quân từ 1sào cà phê của các thành viên trong hộ
Thu nhập
Công thức : Thu nhập/Nhân khẩu = -------------------Nhân khẩu
3.3.3.9. Thu nhập từ 1 sào cà phê trên lao động
Thể hiện mức thu nhập từ 1 sào của một lao động sản xuất cà phê trong hộ trên một
năm
Thu nhập
Công thức : Thu nhập/Lao động = ---------------------Lao động
3.3.3.10. Phân tích độ nhạy của sản xuất cà phê
Do hiện nay giá cả thị trường các mặt hàng vật tư tăng mạnh cộng với giá cả mặt
hàng cà phê cũng biến động theo chiều hướng tăng so với thời điểm nghiên cứu. Vì vậy
chúng tôi tiến hành phân tích độ nhạy để nhằm xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến
hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê.
Đó là việc cho một trong các yếu tố như năng suất, chi phí, giá bán thay đổi tương
ứng với sự chênh lệch của giá cả thị trường hiện tại so với giá cả thị trường thời điểm
nghiên cứu trong khi đó các yếu tố khác được giữ nguyên

22


3.3.3.11. Giá trị hiện tại ròng
Thể hiện giá trị hiện tại thu được của một quy trình sản xuất 1ha cà phê sau khi đã

trừ đi chi phí.
Do không có điều kiện để tính toán đầy đủ chu trình sản xuất của 1ha cà phê nên tôi
tiến hành thu thập số liệu thứ cấp của công ty cà phê Việt Đức về quy trình sản xuất
1ha cà phê trong vòng 20 năm và có điều chỉnh để phù hợp với tình hình giá cả hiện tại
của của yếu tố đầu vào và đầu ra.
Xác định NPV nhằm xem xét liệu với giá cả thị trường về vật tư và giá cả mặt hàng
cà phê hiện tại thì việc sản xuất cà phê có đem lại hiệu quả kinh tế hay không.
t

Công thức tính :

Bt − Ct

∑ (1 + i)

NPV=

n =0

t

Bt :Thu nhập năm thứ t (t=1→20)
Ct : Chi phí năm thứ t
i : Tỷ suất chiết khấu = 15% (Dựa vào lãi suất/năm vốn vay của ngân hàng
nông nghiệp phát triển nông thôn năm 2005).
3.3.3.12. Tỷ số B / C
Thể hiện mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập và chi phí tính ở thời điểm hiện tại. Nhằm
xác định lợi ích thu được từ sản xuất cà phê lớn hơn bao nhiêu lần so với chi phí bỏ ra.
-Tổng chi phí tính ở thời điểm hiện tại (PVC)
Công thức tính :


t
Ct
PVC = ∑
n =0 ( 1 + i ) t

-Tổng thu nhập tính ở thời điểm hiện tại (PVB)
Công thức tính :

t
Bt
PVB = ∑
n=0 ( 1 + i ) t

-Tỷ số B/C

23


Công thức tính :

BCR =

PVB
PVC

3.3.3.13. Suất nội hoàn IRR
IRR là lãi suất mà ở đó NPV=0, hay tổng thu bằng tổng chi khi đưa về thời điểm
hiện tại. Suất nội hoàn để đo lường tỷ lệ hoà vốn của dự án, nó cũng được làm tiêu
chuẩn để xem xét một dự án đầu tư.

Cách tính : Sử dụng hàm IRR trong phần mềm bảng tính Excel.
Cú pháp =IRR(Values,Guess)
Values : Chuỗi tiền tệ ứng với một bảng thu chi tài chính.
Guess : Giá trị mà ta dự đoán nó gần với kết quả IRR.(18%)

24


PHẦN THỨ TƯ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chung của các nông hộ được điều tra
4.1.1. Tình hình nhân khẩu, lao động, trình độ học vấn
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu, lao động, trình độ học vấn
Nhóm hộ

Đơn vị
tính

Giàu - Khá Trung bình

Nghèo

Bình quân
chung

Đặc điểm
Tuổi TB chủ hộ
Tuổi
45,9

TĐ HV chủ hộ
Biết đọc - viết
%
26,6
Cấp I
%
60,1
Cấp II
%
13,3
Cấp III
%
0
Nhân khẩu TB
Người/hộ
7,17
LĐ chính TB
Người/hộ
4,53
Lao động/NK
Người/hộ
0,64
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

42,3

38,4

42,20


23,3
56,6
20,1
0
7,33
4,13
0,57

16,6
53,3
23,4
6,7
7,10
3,63
0,52

22,17
56,67
18,93
2,23
7,20
4,10
0,58

Qua bảng số liệu cho thấy bình quân nhân khẩu trên hộ của các nông hộ được điều
tra là khá cao so với bình quân chung của cả nước. Nguyên nhân do người dân tại địa
bàn xã chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên họ có phong tục tập quan sinh đông
con và trong một gia đình thường có nhiều thế hệ sống chung mặt khác do trình độ của
người dân còn tương đối thấp nên chưa thực hiện tốt biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
Trong đó nhóm hộ trung bình có mức bình quân nhân khẩu trên hộ cao nhất (7,33) cao

hơn mức bình quân chung (0,13), trong khi đó nhóm hộ giàu - khá và nghèo lại thấp
hơn mức bình quân, nhóm hộ giàu - khá (7,17), hộ nghèo (7,10). Mặc nhóm hộ nghèo
có mức bình quân nhân khẩu thấp nhất nhưng số lượng lao động bình quân trên hộ lại
thấp nhất (3,63) trong khi mức bình quân chung là 4,10. Ngược lại nhóm hộ giàu - khá

25


×