Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giáo dục trung học phổ thông ở huyện kinh môn tỉnh hải dương giai đoạn 1986 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MẠC ANH TUÂN

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1986-2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MẠC ANH TUÂN

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1986-2014
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thuỷ

Thái Nguyên - 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Mạc Anh Tuân

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể
và cá nhân. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Sở Giáo dục và đào tạo
tỉnh Hải Dương; thư viện tỉnh Hải Dương; Phòng thống kê Ủy ban nhân dân
huyện Kinh Môn; Ban Tuyên giáo huyện Ủy Kinh Môn; Các trường THPT
trong huyện.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
PGS.TS Hà Thị Thu Thủy đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, các thầy cô
trong khoa Lịch sử trường Đại học sử phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã luôn động
viên, chia sẻ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Mạc Anh Tuân

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan.......................................................................................................i
Lời cảm ơn .........................................................................................................ii
Mục lục .............................................................................................................iii
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt ..................................................................... iv
Danh mục các bảng............................................................................................. v
Danh mục các hình, biểu đồ...............................................................................vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu............................ 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................................... 8
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 9
6. Bố cục của luận văn.................................................................................10
Chương 1. GIÁO DỤC THPT Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI
DƯƠNG TRƯỚC NĂM 1986 .......................................................................11
1.1. Khái quát về huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương....................................11
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.....................................................11
1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính và tên gọi .......................................14
1.1.3. Lịch sử truyền thống........................................................................15

1.1.4. Tình hình kinh tế .............................................................................17
1.1.5. Tình hình văn hóa, xã hội ................................................................20
1.2. Giáo dục ở huyện Kinh Môn trước năm 1986 .......................................21
1.2.1. Giáo dục huyện Kinh Môn thời Pháp thuộc .....................................21
1.2.2. Giáo dục huyện Kinh Môn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến
năm 1985...................................................................................................23
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................38

iii


Chương 2. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN KINH MÔN
TỈNH HẢI DƯƠNG ( 1986 - 1996) ...............................................................39
2.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất nhà trường, số lượng học sinh, đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục THPT .............................................43
2.2. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội.....................51
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................53
Chương 3. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN KINH MÔN
GIAI ĐOẠN 1997-2014 .................................................................................54
3.1 Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất nhà trường, số lượng học sinh, đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục THPT .............................................54
3.2. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội.....................68
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................73
Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN
KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG (1986-2014) ............................................74
4.1. Về quy mô phát triển ............................................................................74
4.2. Về xây dựng cơ sở vật chất ...................................................................75
4.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh..................................77
4.5. Về chất lượng giáo dục .........................................................................79
4.6. Những tồn tại cần khắc phục.................................................................85

Tiểu kết chương 4 ........................................................................................87
KẾT LUẬN ....................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................92
PHỤ LỤC .......................................................................................................97

iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ cái viết tắt

Nội dung

1.

ATGT

An toàn giao thông

2.

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

3.

ĐCSVN


Đảng Cộng Sản Việt Nam

4.

ĐH

Đại học

5.

GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

6.

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

7.

KHCN

Khoa học công nghệ

8.

KT-XH


Kinh tế – xã hội

9.

ThS

Thạc sĩ

10.

THCS

Trung học cơ sở

11.

THPT

Trung học phổ thông

12.

TW

Trung ương

13.

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số chia theo các xã/thị trấn huyện
Kinh Môn năm 2014....................................................................... 13
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất một số ngành kinh tế chủ đạo ở huyện Kinh Môn
2010-2014 ...................................................................................... 18
Bảng 2.1. Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên và quản lý huyện
Kim Môn giai đoạn 1986-1996 ....................................................... 44
Bảng 2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý THPT huyện Kinh Môn giai
đoạn 1986-1996 .............................................................................. 50
Bảng 3.1. Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh, giáo viên và quản lý
huyện Kinh Môn giai đoạn 1996 - 2014.......................................... 55
Bảng 3.2. Quy mô học sinh THPT phân theo trường và khối lớp năm học
2013-2014 ...................................................................................... 60
Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh THPT
huyện Kinh Môn theo năm học giai đoạn 1996-2014...................... 61
Bảng 3.4: Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông lưu ban, bỏ học từ năm 2010-2014 ... 62
Bảng 3.5. Số lượng học sinh tốt nghiệp, đạt giải trong các kỳ thi học sinh
giỏi huyện Kinh Môn theo năm học giai đoạn 1996-2014............... 63
Bảng 4.1. Quy mô học sinh THPT phân theo trường và khối lớp năm học
2013-2014 ...................................................................................... 85

v



DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương
Bản đồ hành chính huyện Kinh Môn
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phát triển số lượng học sinh và đội ngũ giáo viên giai
đoạn từ 1986-1996. .....................................................................45
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phát triển về số lượng học sinh và đội ngũ giáo viên
trong giai đoạn từ 1996 -2014 .....................................................56
Hình 3.1. Bản đồ phân bố các trường Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương ......................58

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tri thức là nguồn tài nguyên rất đặc biệt, khác với những nguồn tài
nguyên khác, tri thức là vô hạn, càng khai thác càng giàu lên, càng cho đi càng
thu về nhiều hơn. Muốn phát triển bền vững phải dựa trên nền tảng tri thức và
muốn lĩnh hội được tri thức buộc con người phải thông qua giáo dục. Đây là
phương thức để gia tăng hàm lượng tri thức cho con người. Mặt khác, con
người vừa là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là mục tiêu, động lực của sự
phát triển. C.Mác quan niệm rằng, con người không chỉ là lực lượng làm chủ tự
nhiên một cách thực sự và có ý nghĩa, không chỉ là chủ thể của hoạt động sản
xuất vật chất mà còn là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong
lực lượng sản xuất của xã hội. Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố
quyết định tới sự phát triển của mỗi quốc gia thì phát triển giáo dục và đào tạo
là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền tảng của
chiến lược con người. GD-ĐT giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự

phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Lịch sử đã chứng minh trên thế giới có rất
nhiều quốc gia đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tiến trình phát triển do
sớm nhận thức và xây dựng chiến lược giáo dục hợp lý (Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Xin-ga-po). Với tư cách là động lực cho sự phát triển, GD-ĐT chuẩn bị cho con
người sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và
tương lai của đất nước, hướng con người tới chân-thiện-mỹ.
Ở Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò to
lớn của GD-ĐT “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người” hay “Không có giáo dục, không có cán bộ, không có cán bộ
thì không nói gì đến kinh tế văn hóa” [26, tr. 123]. Người căn dặn thế hệ trẻ
“Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc việt Nam có bước
tới đài vinh quang sánh vai cùng với các cường quốc năm châu được hay không
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”[ 25, tr. 33]. Lời dạy

1


của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để
không bị tụt hậu, để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự
do theo định hướng XHCN thì rất cần phải nhận thức rõ về vị trí, vai trò của
GD-ĐT. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước, Đảng và
Nhà nước ta luôn khẳng định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, có vai trò chính
yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với
các chính sách phát triển KT-XH khác. Trong các kỳ đại hội, ĐCSVN luôn
nhấn mạnh và khẳng định vai trò to lớn của GD-ĐT. Đại hội XII (01/2016),
Đảng ta tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn
với thực tiễn. Phát triển GD-ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, xây

dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ KHCN, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
và thị trường lao động”. Đây là quan điểm định hướng cho phát triển GD-ĐT ở
nước ta thời gian tới, là kết quả của thành tựu nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn 30 năm đổi mới lĩnh vực GD-ĐT (1986-2016).
Kinh Môn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương. Đây là
một huyện miền núi với 24 xã và 1 thị trấn với diện tích 16,349 km2; dân số
166,484 người (1995) [5, tr. 11]. Sau gần 30 năm đổi mới, sự nghiệp GD-ĐT của
huyện đạt được nhiều thành tựu, mạng lưới quy mô trường lớp phát triển mạnh,
xóa được xã trắng về giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
và chống mù chữ năm 1995, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 1998. Chất
lượng giáo dục của huyện từng bước được nâng lên. Hệ thống các trường phổ
thông được mở rộng và nâng cấp. Đến năm 2007, Kinh Môn có 06 trường THPT
(04 trường công lập và 02 trường tư thục mới thành lập). Đây là huyện có tổng
số trường THPT nhiều nhất trong toàn tỉnh. Mặc dù hệ thống trường lớp khá
phát triển, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương, song chất
lượng GD-ĐT còn khiêm tốn, chưa có tính bền vững và đột phá.
2


Xuất phát từ thực tế tình hình giáo dục của huyện Kinh Môn, nhận thức
vai trò, vị thế của giáo dục THPT, tác giả đã quyết định lựa chọn hướng nghiên
cứu “Giáo dục trung học phổ thông ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương giai
đoạn 1986-2014” để thực hiện luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các nghiên cứu về giáo dục trung học phổ thông nói chung
Nghiên cứu về giáo dục trong cả nước đã có nhiều công trình với những
phạm vi thời gian, không gian khác nhau. Ngay khi Nhà nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa được thành lập, Đảng ta đã có nhiều quan điểm chỉ đạo về phát
triển GD-ĐT. Ngày 3/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các Bộ trưởng 6 nhiệm vụ cấp bách của

đất nước lúc bấy giờ và Người nhấn mạnh nhiệm vụ về giáo dục phải “diệt giặc
dốt” và tới Nghị quyết TW 2, khoá VIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Thực sự
coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nhấn
mạnh: “GD-ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài” [65, tr.24].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: “Để đáp ứng
yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của
đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về
GD-ĐT” [62, tr. 231].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta chỉ rõ: “Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội
dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, HĐH, xã hội hóa, chấn
hưng nền giáo dục Việt Nam” [66, tr. 45].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nhấn mạnh: “GD-ĐT là một trong
những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và

3


bền vững”. Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì quá độ lên
CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) một lần nữa khẳng định lại quan điểm
xuyên suốt của Đảng CSVN “GD-ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,
xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam”. Chiến lược phát triển KT-XH
giai đoạn 2011-2020 được thông qua tại Đại hội XI, vai trò của GD-ĐT lại
được làm rõ “GD&ĐT cần tập trung vào việc phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh “ Tiếp tục

đổi mới can bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Thực hiện đồng bộ các giải
pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề
cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong
giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho
các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở
GD-ĐT đạt trình độ quốc tế.”
Trong Nghị quyết TW 8, khoá XI, Đảng ta khẳng định “GD-ĐT là quốc
sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình,
kế hoạch phát triển KT-XH”. Vai trò này tiếp tục được khẳng định, mở rộng và
bổ sung trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (01/2016), GD-ĐT
muốn có kết quả tốt thì không thể diễn ra trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi
phải có một quá trình lâu dài theo từng bậc học. Trong quá trình đó, giáo dục
phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì theo luật giáo dục được ban hành

4


năm 1998 thì giáo dục phổ thông gồm hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung
học. Trong đó, bậc trung học gồm hai cấp học là THCS và THPT. Giáo dục
phổ thông là “ngành học xương sống” vì trước những phát triển tiến bộ không
ngừng mọi mặt của đời sống xã hội nó đòi hỏi mỗi con người cần phải trang bị
cho mình những “vốn kiến thức phổ thông” cần thiết làm tiền đề để tiếp cận với
những tiến bộ của đời sống.
Theo nghị định 90/CP ban hành tháng 11/1993 của Chính phủ về “Cơ cấu

hệ thống giáo dục quốc dân” trong thời kỳ đổi mới, bậc giáo dục phổ thông 12
năm được xác định từ Nghị quyết 14 về Cải cách giáo dục ban hành tháng 1
năm 1979 theo công thức 9 + 3 (Phổ thông cơ sở là 9 năm, Trung học phổ
thông là 3 năm) nay được cấu trúc lại theo công thức 5 + 4 + 3, trong đó (tiểu
học là 5 năm, Trung học cơ sở là 4 năm, trung học chuyên ban là 3 năm). Trong
thời gian thí điểm chuyên ban theo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định
90/CP của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cấp này vẫn giữ tên là Phổ thông trung
học, năm 1998 đổi tên là Trung học Phổ thông.
Từ năm 1986 đến nay, giáo dục phổ thông trong đó giáo dục THPT giữ
vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài cho sự phát triển KT-XH của đất nước.
2.2. Các nghiên cứu về giáo dục trung học phổ thông của tỉnh Hải Dương
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế, xã hội của cả nước nói chung, của tỉnh Hải Dương nói riêng. Trong
nhiều năm qua đã có nhiều cá nhân, tập thể ở nhiều lĩnh vực với nhiều quan
điểm khác nhau nghiên cứu về lịch sử giáo dục tỉnh Hải Dương, tiêu biểu như:
Cuốn “Lịch sử Giáo dục Hải Dương (1945-2005)” của Tiến sĩ Nguyễn Vinh
Hiển, được NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005 đã khái quát được tình
hình giáo dục tỉnh Hải Dương từ năm 1945 đến năm 2005; Báo cáo kết quả
thực hiện đề tài “ Điều tra thực trạng, dự báo và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Hải Dương đến năm

5


2010 và 2015” của Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển, được NXB Chính trị quốc gia ấn
hành năm 2007, đã điều tra hiện trạng đội ngũ giáo viên và học sinh mầm non,
tiểu học và trung học cơ sở tỉnh Hải Dương giai đoạn 1996-2005 và xây dựng
dự báo quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở tỉnh hải Dương đến năm 2010 và 2015; Báo cáo Tổng kết

đề tài khoa học “Tổng kết lí luận và thực tiễn những bài học kinh nghiệm quý
của ngành giáo dục và đào tạo Hải Dương phục vụ sự nghiệp đổi mới” của Ông
Lê Tất Hỷ - Chủ tịch Hội cựu giáo chức tỉnh Hải Dương, được NXB Văn hóa
thông tin tỉnh Hải Dương ấn hành năm 2008, đã đúc kết những bài học kinh
nghiệm trong các mặt hoạt động của ngành giáo dục đào tạo: giảng dạy, giáo
dục, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục để lại cho những người tiếp cận
sau này.
Đi sâu nghiên cứu về tình hình giáo dục ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dương từ khi bắt đầu đổi mới đến nay còn rất hạn chế. Đặc biệt chuyên sâu về
giáo dục THPT của huyện (giai đoạn 1986-2014) chưa có đề tài nghiên cứu
riêng và nội dung này chỉ mới được lồng ghép trong một số nguồn tài liệu.
Năm 1998, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kinh Môn xuất bản cuốn “Lịch
sử Đảng bộ huyện Kinh Môn” tập 1 (1928 -1955); Đến năm 2000, Ban chấp
hành Đảng bộ huyện Kinh Môn xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kinh
Môn” tập 2 (1955 – 2000). Tuy chưa có nội dung chuyên sâu viết riêng về lịch
sử giáo dục huyện Kinh Môn nhưng hai tập sách này đã được Đảng bộ huyện
Kinh Môn lồng ghép vào những thành tựu của giáo dục huyện nhà qua các thời
kỳ trước và sau cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ đổi mới đến năm 2000.
Đây là nguồn dữ liệu quan trọng, cung cấp những số liệu cần thiết để giúp cho
đề tài nghiên cứu về giáo duc THPT huyện Kinh Môn từ năm 1986 đến năm
2014 được tốt hơn.
Cuốn “Lịch sử Giáo dục Hải Dương (1945-2005)” của Tiến sĩ Nguyễn
Vinh Hiển, được NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005 đã khái quát được

6


tình hình giáo dục tỉnh Hải Dương từ năm 1945 đến năm 2005, trong đó có
những nội dung sơ lược về tình hình giáo dục của huyện Kinh Môn.
Năm 2007, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kinh Môn biên soạn cuốn “Đề

cương bài giảng Lịch sử huyện Kinh Môn”. Cuốn sách này cũng trình bày khái
quát về lịch sử phát triển giáo dục huyện Kinh Môn trong thời kỳ trước và sau
cách mạng tháng Tám và từ khi đổi mới đến năm 2005.
Bên cạnh đó, kết quả giáo dục huyện Kinh Môn còn được phản ánh trong
các nội dung báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT của huyện, báo
cáo thành tích của các Chi bộ Đảng trường THPT. Đây là những nguồn tư liệu
sát thực nhất, phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả giáo dục của từng đơn vị
trường học THPT trên địa bàn huyện, là cơ sở dữ liệu quan trọng cho đề tài
nghiên cứu phản ánh trung thực nhất những thành tựu và hạn chế của giáo dục
THPT huyện Kinh Môn giai đoạn 1986-2014.
Tuy nhiên, những bài viết nêu trên chưa phải là những công trình nghiên
cứu chuyên sâu về nội dung giáo dục THPT ở huyện Kinh Môn mà chỉ mới
lồng ghép ở mức độ khái quát, sơ lược. Kế thừa kết quả nghiên cứu, đề tài đã
phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục THPT của huyện trong gần 30 năm (kể
từ khi đổi mới tới năm 2014).
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển và
những thành tựu, hạn chế của giáo dục THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dương từ năm 1986 – 2014.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Thấy được những thành tích tiêu biểu của giáo dục THPT huyện Kinh
Môn qua các giai đoạn từ 1986 -1996; từ 1997 -2014.
+ Rút ra được những hạn chế, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân về
những hạn chế của giáo dục THPT huyện Kinh Môn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu

7


+ Hệ thống hóa (có chọn lọc) quá trình phát triển của hệ thống giáo dục

THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương từ năm 1986 đến năm 2014.
+ Phân tích được những kết quả, thành tựu cơ bản và những hạn chế của
giáo dục THPT huyện Kinh Môn giai đoạn 1986-2014.
+ Đúc kết những bài học cần thiết cho sự chỉ đạo phát triển giáo dục
THPT huyện Kinh Môn trong những năm tiếp theo, phục vụ cho công cuộc
phát triển KT-XH chung cho toàn huyện.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian: từ năm 1986 đến năm 2014.
+ Không gian: huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả đã cố gắng khai thác triệt để các nguồn tài
liệu liên quan đến giáo dục THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương từ năm
1986 đến năm 2014. Cụ thể các nguồn tài liệu như:
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các văn bản chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Bộ
GD-ĐT liên quan đến giáo dục THPT huyện Kinh Môn.
- Các tác phẩm lịch sử có liên quan đến giáo dục THPT huyện Kinh Môn
như Lịch sử Đảng bộ huyện Kinh Môn, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Lịch
sử địa phương, Lịch sử Việt Nam, …
- Niên giám thống kê, phần tổng kết về giáo dục của tỉnh Hải Dương giai
đoạn 1986-2014.
- Các tài liệu luận văn liên quan đến giáo dục THPT huyện Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương.
- Các báo cáo tổng kết và phương hướng năm học của Sở GD-ĐT Hải
Dương giai đoạn 1986 – 2014.

8



- Các số liệu lưu trữ tại các trường THPT ở huyện Kinh Môn, đó là THPT
Phúc Thành, THPT Kinh Môn, THPT Nhị Chiểu, THPT Kinh Môn II, THPT
Quang Khải, THPT Quang Thành.
- Các bằng khen, giấy khen của các trường THPT ở huyện Kinh Môn.
- Các tài liệu khảo sát điền dã, gặp gỡ trao đổi với các nhân chứng liên
quan đến hệ thống giáo dục THPT huyện Kinh Môn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương nghiên
cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là nhằm khôi phục, tái hiện trung thực lại
một cách có hệ thống, về các mặt hoạt động của giáo dục THPT huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương đúng theo trình tự thời gian. Thông qua nghiên cứu các
tài liệu sẵn có để phục dựng lại toàn cảnh bức tranh giáo dục THPT huyện Kinh
Môn từ năm 1986 - 2014.
Phương pháp logic là nghiên cứu tổng quát quá trình hình thành và phát
triển giáo dục THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, giai đoạn 1986-2014,
từ đó thấy được bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động phát triển khách
quan của sự nghiệp giáo dục huyện Kinh môn nói chung và giáo dục THPT
Kinh Môn nói riêng. Đồng thời rút ra những nhận xét, đánh giá, bài học kinh
nghiệm của giáo dục THPT trên địa bàn huyện giai đoạn 1986 - 2014.
Ngoài ra, để có được kết quả nghiên cứu thuyết phục và khách quan, đề tài
còn sử dụng kết hợp khá linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu khác như
phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để thấy được quá trình phát triển của
giáo dục THPT ở huyện Kinh Môn qua các giai đoạn từ 1986 đến 2014,
phương pháp phân tích tổng hợp để thấy được mối liên hệ và tác động qua lại
giữa giáo dục THPT với tình hình KT-XH trên địa bàn huyện.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài làm rõ được những thành tựu cơ bản, những mặt mạnh, mặt hạn chế
tồn tại của giáo dục THPT huyện Kinh Môn giai đoạn 1986-2014. Từ đó rút ra


9


những bài học kinh nghiệm cần thiết, góp phần phát triển hơn nữa sự nghiệp
giáo dục nói chung và giáo dục THPT của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dụng của
luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Giáo dục THPT ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trước năm
1986.
Chương 2: Giáo dục THPT ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương trong 10
năm đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986-1996).
Chương 3: Giáo dục THPT ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương giai đoạn
1997-2014.
Chương 4: Đánh giá về giáo dục THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương,
giai đoạn 1986-2014.

10


Chương 1
GIÁO DỤC THPT Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG
TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Kinh Môn, chữ Hán có nghĩa là một cửa, một vùng đất hiểm trở. Trước
đây là một huyện miền núi có 24 xã và 1 thị trấn là An lưu, (đến năm 2004 có
thêm 2 thị trấn là Minh Tân và Phú Thứ [5, tr. 11].
Diện tích 16,349 km2, dân số là 163.783 người (2014), mật độ trung bình
là 746 người trên km2; là một huyện bán sơn địa có nhiều tiềm năng phát triển

kinh tế công nông nghiệp và du lịch. Kinh Môn nằm ở vị trí Đông bắc của tỉnh
Hải Dương, tiếp giáp với hai tỉnh, thành phố là Quảng Ninh và Hải Phòng,
thuận lợi cho việc giao lưu về kinh tế và văn hóa. Phía bắc huyện tiếp giáp với
huyện Đông Triều (Quảng Ninh); phía nam giáp với huyện Kim Thành; phía
đông giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng); Phía Tây giáp với
huyện Nam Sách, Chí Linh (Hải Dương).
Huyện Kinh Môn chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng lúa cấy hai vụ có diện tích
khoảng 6.600 ha; vùng đất đồi núi trọc có khả năng trồng cây lấy gỗ và cây ăn
quả với diện tích khoảng 2.100 ha; vùng núi đá có khả năng khai thác nguyên
vật liệu khoảng 320 ha. Núi đá xanh tập trung chủ yếu ở hai khu vực: Nhị
Chiểu và phía đông bắc huyện. Khu Nhị Chiểu có 34 đỉnh núi đá, trong đó có 4
đỉnh cao trên 100m – đó là các đỉnh: Cúc Tiên, Cánh Diều và 2 đỉnh Cao Sơn.
Núi đá vôi tập trung vào 5 xã: Phú Thứ, Minh Tân, Tân Dân, Phạm Mệnh, Duy
Tân. Kinh Môn được bao bọc bởi nhiều sông lớn như: sông Kinh Thày, sông
Kinh Môn, sông Đá Vách, sông Hàn Mấu, sông Phùng Khắc, sông Nguyễn Lân.
Khu đông bắc huyện chạy dài khoảng 16 km có tới 10 đỉnh cao trên 100m.
Đỉnh cao nhất là Yên Phụ cao 246m so với mực nước biển. Nơi đây thờ An
Sinh Vương Trần Liễu và tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sát bờ

11


sông Kinh Thày thuộc xã Phạm Mệnh có dãy núi đá Dương Nham, động Kính
Chủ xếp hạng dị tích quốc gia; dãy núi này có nhiều hang động vừa tạo nên
phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa tạo ra địa thế hiểm trở về quân sự. Tuy là
huyện có nhiều đồi núi, nhưng Kinh Môn vẫn có những cánh đồng phù sa bằng
phẳng, màu mỡ mà thiên nhiên ban tặng, là nơi tập trung đông dân cư, rất thuận
lợi cho phát triển nền kinh tế nông nghiệp [5, tr. 12].
Kinh Môn là huyện miền núi, nhưng lại được thiên nhiên ban tặng nhiều
tiềm năng, để khai thác phát triển các ngành kinh tế như: nông nghiệp, công

nghiệp, dịch vụ. Toàn huyện có 16.349 ha trải rộng trên vùng đất phía đông bắc
của tỉnh Hải Dương. Đất phục vụ sản xuất nông nghiệp có diện tích khoảng
6.600 ha chủ yếu là đất phù sa ven sông dùng để canh tác cấy lúa 2 vụ trong năm
và 1 vụ đông có thể trồng các loại cây nông nghiệp khác như ngô, khoai, sắn dây,
các loại đỗ, đặc biệt là trồng hành và tỏi (cùng với giống lúa nếp cái hoa vàng,
hành và tỏi là những loại cây nông sản đã đem lại thương hiệu và giá trị kinh tế
cao cho ngành nông nghiệp huyện Kinh Môn). Ngoài ra, vùng đất ven đồi, đất núi
diện tích 2.100 ha có khả năng trồng được nhiều loại cây công nghiệp lấy gỗ như
thông, keo tai tượng… và nhiều loại cây ăn quả như vải, nhãn, na, dứa, mít…
Cùng với trồng trọt, hoạt động chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm kết hợp cũng
khá phát triển với vật nuôi chủ đạo như lợn, gà, ngan, vịt, trâu, bò…
Huyện có vùng núi đá, có khả năng khai thác nguyên vật liệu khoảng 320
ha. Núi đá xanh tập trung chủ yếu ở hai khu vực: Nhị Chiểu và phía đông bắc
huyện. Khu Nhị Chiểu có 34 đỉnh núi đá, trong đó có 4 đỉnh cao trên 100 m –
đó là các đỉnh: Cúc Tiên, Cánh Diều và 2 đỉnh Cao Sơn. Núi đá vôi tập trung
vào 5 xã: Phú Thứ, Minh Tân, Tân Dân, Phạm Mệnh, Duy Tân. Đây là nguồn
nguyên liệu phong phú cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Các nhà máy xi
măng được xây dựng đạt thương hiệu Quốc gia như: Hoàng Thạch, Duyên
Linh, Vạn Chánh, Phúc Sơn, Thành Công. Mỏ đá Thống Nhất… hàng năm tiêu
thụ hàng nghìn tấn nguyên vật liệu. Ngoài ra ở khu vực này còn có các mỏ Cao
lanh, Bô xít.
12


Bảng 1.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số chia theo các xã/thị trấn
huyện Kinh Môn năm 2014
STT

Xã/Thị trấn


Diện tích
(km2)
308

Dân số
(người)
8,750

MĐ DS
(người/km2)
28,5

1

TT Kinh Môn

2

Bạch Đằng

698

5,150

7,4

3

Thất Hùng


710

6,184

8,7

4

Lê Ninh

1,212

7,051

5,8

5

Hoành Sơn

407

3,307

8,1

6

Phúc Thành


414

3,401

8,2

7

Thái Sơn

531

4,033

7,6

8

Duy Tân

748

6,538

8,7

9

Tân Dân


503

4,165

8,3

10

TT Minh Tân

1,348

13,896

10,3

11

Quang Trung

652

6,235

9,6

12

Hiệp Hoà


974

7,135

7,3

13

Phạm Mệnh

439

3,387

7,7

14

TT Phú Thứ

881

11,294

12,8

15

Thăng Long


601

6,560

10,9

16

Lạc Long

678

6,228

9,9

17

An Sinh

538

5,156

9,6

18

Hiệp Sơn


697

6,641

9,5

19

Thượng Quận

741

7,020

9,5

20

An Phụ

785

9,158

11,7

21

Hiệp An


350

5,748

16,4

22

Long Xuyên

449

4,755

10,6

23

Thái Thịnh

377

6,148

16,3

24

Hiến Thành


603

7,839

13

25

Minh Hoà

705
8,004
Nguồn: NGTK huyện Kinh Môn năm 2014

13

11,4


1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính và tên gọi
Đất Kinh Môn thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền. Đầu công
nguyên thuộc quận Giao Chỉ. Thế kỷ VII thuộc Giao Châu; thời Lý – Trần
thuộc Lộ Hải Đông. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) định bản đồ, lập phủ
Kinh Môn, quản lý 7 huyện: Đông Triều, Nghi Dương, Giáp Sơn, Thủy Đường
(Thủy Nguyên), An Dương, Kim thành, An Lão. Năm Minh Mệnh 18 (1837)
lấy 4 huyện: An Lão, Kim Thành, Nghi Dương, An Dương lập phủ Kiến Thụy.
Phủ Kinh Môn chỉ còn lại 3 huyện: Hiệp Sơn (Giáp Sơn), Đông Triều, Thủy
Đường. Đến năm 1887, thực dân Pháp cắt một phần huyện Thủy Nguyên và
huyện An Dương, An Lão thành lập tỉnh Hải Phòng. Thời kỳ 1888-1893, lấy
tiếp phần còn lại của Thủy Đường, Nghi Dương và một số xã của Hiệp Sơn và

Kim Thành về tỉnh Hải Phòng. Năm 1896 đổi Thủy Đường thành Thủy
Nguyên. Năm 1893, Kinh Môn nhận thêm 3 tổng: Kim Lôi, Hạ Chiểu, Thượng
chiểu của Đông Triều. Như vậy, Kinh Môn lúc này có 8 tổng: Hà Tràng, Đích
Sơn, Cổ tân, Dương Nham, An Lưu, Kim Lôi, Hạ Chiểu, Thượng Chiểu. Tổng
dân số năm 1900 là 47.110 người. Trụ sở của Phủ Kinh Môn cuối đời Minh
Mệnh (1839 – 1840) đóng tại Huệ Trì. Cuối năm 1898, thực dân Pháp cho dời
về An Lưu, nơi có tiểu khí hậu tốt nhất vùng.
Ngày 09/07/1947, theo Quyết nghị số 99NN-QP của liên Bộ Nội vụ và
Quốc phòng, các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh, Đông Triều thuộc
quyền quản lý điều hành của Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Yên. Tháng
12/1948, huyện Kinh Môn lại chuyển về thuộc tỉnh Hải Dương. Tháng
12/1950, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, huyện Kinh Môn cắt về tỉnh Quảng
Yên và tới tháng 02/1955, huyện Kinh Môn lại chuyển về Hải Dương.
Ngày 26/1/1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra Quyết đinh số 504-QĐ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Hải
Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Sau 29 năm hợp nhất, đến ngày
6/11/1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX quyết định chia tách và điều chỉnh

14


địa giới hành chính một số tỉnh trong đó có việc chia tách tỉnh Hải Hưng thành
hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
Ngày 24/02/1979, theo Quyết định số 70/CP của Chính Phủ, huyện Kinh
Môn hợp nhất với huyện Kim Thành, thành một huyện với tên gọi là Kim Môn.
Ngày 17/02/1997 theo Nghị định số 11/ CP của Chính phủ, huyện Kim Môn lại
tách ra thành 2 huyện là Kim Thành và Kinh Môn.
Huyện Kinh Môn ngày nay gồm có 22 xã và 3 thị trấn (năm 2004, ngoài
thị trấn An lưu thì 2 xã Minh Tân và Phú Thứ phát triển lên thành thị trấn).
Phân thành 4 khu: khu Tam Lưu gồm các xã: Minh Hòa, Thái Thịnh, Hiến

Thành, Hiệp An, Long Xuyên và thị trấn An Lưu; khu bắc An Phụ gồm các xã:
Hiệp Sơn, Phạm Mệnh, Thất Hùng, Bạch Đằng, Lê Ninh, Thái Sơn, An Sinh;
khu nam An Phụ gồm các xã: Phúc Thành, Hiệp Hòa, Thượng Quận, Lạc long,
Thăng Long, Quang Trung và An Phụ; khu Nhị Chiểu gồm có các xã: Hoành
Sơn, Duy Tân, Tân Dân, thị trấn Phú Thứ và thị trấn Minh Tân. Trung tâm
chính của huyện Lỵ là thị trấn An Lưu – một trung tâm hành chính, kinh tế, văn
hóa xã hội chính của huyện [5, tr. 11].
1.1.3. Lịch sử truyền thống
Do đặc điểm địa lý và điều kiện tư nhiên là một vùng đất bán sơn địa, địa
hình bao bọc bởi hệ thống các sông. Ngay từ thời xa xưa, cư dân Kinh Môn đã
gắn bó với nhau bằng tình cảm và sức sống mãnh liệt mang những đức tính
truyền thống của người dân Việt: cần cù, chịu khó, thật thà, bất khuất, tự tin
trước mọi khó khăn gian khổ không nản, trước hiểm nguy không sờn, rất hồn
nhiên và chất phát. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Kinh
Môn phải sống dưới sự kìm kẹp của chế độ thực dân phong kiến. Ở Kinh Môn
xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới nhưng chủ yếu là giai cấp Địa chủ và
nông dân. Trước năm 1945, ở Kinh Môn có 235 địa chủ, chiếm 12.000 mẫu
ruộng trong tổng số 22,075 mẫu (có 7 địa chủ lớn chiếm 2.297 mẫu khoảng
1/10 tổng diện tích ruộng đất toàn huyện). Giai cấp nông dân chiếm đa số

15


nhưng lại là ngững người không có ruộng đất hoặc có rất ít, họ sống rất khổ
cực, một cổ 2 tròng, bị áp bức nặng lề. Nhiều người phải ở đợ, cày thuê, cuốc
mướn cho địa chủ. Khu Nhị Chiểu có nhiều gia đình kéo cả nhà vào khu mỏ
than Mạo Khê, Tràng Bạch, Vàng Danh, Uông Bí làm phu mỏ trong các hầm
lò…Nhiều người đã phải bỏ xác ở hầm lò và đồn điền (Riêng ở Nhị Chiểu có
60 gia đình làm phu mỏ Mạo Khê chết không còn ai). Nạn đói cuối năm 1944
đầu năm 1945 ở Kinh Môn đã có hàng nghìn người chết đói. Có nhiều gia đình

chết đói cả nhà, xóm làng xơ xác tiêu điều [5, tr. 23].
Từ trong khó khăn gian khổ, những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Kinh
Môn lại được trỗi dậy, hình thành lên những giá trị truyền thống yêu thương,
đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Kinh Môn là một huyện có truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời.
Từ xa xưa do đặc điểm về địa lí, tự nhiên người dân Kinh Môn vốn đã gần gũi,
đoàn kết gắn bó, yêu thương đề cùng nhau ổn đinh cuộc sống định cư ở vùng
sông nước, bán sơn địa, hàng vạn ngày công được huy động để đắp đê ngăn lũ,
đào sông, mương, ngòi chống hạn, cải tạo đồng ruộng, biến những nơi sình
lầy, lau sậy thành những cách đồng cấy sản xuất nông nghiệp cấy 2 vụ trong
năm và từ độc canh cấy lúa đến gieo trồng được nhiều loại cây có giá trị kinh
tế cao. Đưa Kinh Môn trở thành một trong những huyện có thu nhập cao của
tỉnh Hải Dương.
Truyền thống đánh giặc giữ nước, nhân dân Kinh Môn đã cùng với nhân
dân cả nước đánh giặc Ân. Tiếp đó vào những năm 40, quân dân Kinh Môn đã
nổi dậy tự giải phóng mình khỏi ách cai trị của giặc Đông Hán trước khi đem
quân về với Hai Bà Trưng.
Trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc Nguyên Mông (thế kỷ XIII) quân
dân Kinh Môn đã đoàn kết với triều đình, góp một phần không nhỏ làm lên
chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (1288), Kính Chủ là nơi đóng quân của vua

16


×