Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tìm hiểu một số mô hình kinh tế điển hình tại xã Quảng Hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.58 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................2
1.2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung:.....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.....................................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................4
II/ CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......4
2.1. Các khái niệm và lý thuyêt cơ bản...............................................................................4
2.1.1. Khái niệm về trang trại.........................................................................................4
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại..........................................6
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................8
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin:...........................................................................8
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................8
III/ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................10
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường...................................10
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................10
3.1.1.2.Các nguồn tài nguyên....................................................................................12
3.1.1.3. Cảnh quan môi trường..................................................................................13
3.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên,cảnh quan môi
trường............................................................................................................................14
3.1.2.1. Thuận lợi......................................................................................................14
3.1.2.2. Khó khăn......................................................................................................14
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ...................................................................14
3.1.3.1. Tăng trường kinh tế .....................................................................................14
3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.......................................................15
3.1.3.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn..........................................17
3.1.3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.......................17
3.2. Kết quả nghiên cứu....................................................................................................20
3.2.1 Các nguồn lực của các hộ mô hình......................................................................20


3.2.1.1. Nguồn nhân lực:...........................................................................................20
3.2.1.2. Nguồn vốn:...................................................................................................22
3.2.1.3. Đất đai:.........................................................................................................22
3.2.1.4. Tư liệu sản xuất:...........................................................................................24
3.2.1.5. Khoa học kỹ thuật:.......................................................................................25
3.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ mô hình...........................26
3.2.2.1. Tình hình chung:..........................................................................................26
3.2.2.3. Ngành chăn nuôi: ........................................................................................32
3.2.2.4. Ngành khác:.................................................................................................34
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các mô hình.......35
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ: .................................................35

1


3.2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn chung:...........................................................35
3.2.4.2. Khó khăn của từng hộ..................................................................................36
3.2.5. Một số bài học kinh nghiệm................................................................................37
3.2.5.1. Bài học chung:..............................................................................................37
3.2.5.2. Bài học cụ thể đối với từng cây, con:...........................................................37
IV/ KẾT LUẬN.....................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................41

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế nông thôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của cả
nước.Có đến khoảng 70% dân số sống ở khu vực nông thôn. Đa số lương thực thực
phẩm đáp ứng nhu cầu cho cả nước đều được cung cấp từ khu vực nông thôn.
Kinh tế hộ là thành phần kinh tế chủ đạo trong kinh tế nông thôn.Sự phát triển
của kinh tế hộ quyết định sự phát triển kinh tế nông thôn nước ta. Nhưng, kinh tế hộ

ở nông thôn nước ta phát triển không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn về kinh tế
giữa các hộ với nhau. Muốn phát triển tốt nền kinh tế nông thôn cần tạo nên sự phát
triển đồng đều giữa các hộ, giảm tối đa khoảng cách giữa hộ giàu - hộ nghèo, giữa
người giàu - người nghèo. Muốn vậy, cần có những định hướng đúng, có những
phương pháp đúng, có những tấm gương cho các hộ nghèo nói riêng và các hộ kinh
tế khác nói chung tham khảo và ứng dụng. Được vậy, kinh tế nông thôn sẽ phát
triển.
Trong kinh tế hộ có nhiều mô hình kinh tế nông hộ điển hình . Việc tìm hiểu các
mô hình kinh tế này sẽ giúp cho các hộ nông dân có cơ hội tiếp cận được với các
cách làm kinh tế có hiệu quả. Từ đó có sự học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, áp dụng
vào kinh tế nông hộ, giúp kinh tế nông hộ phát triển mạnh hơn, tốt hơn.

2


Kinh tế hộ là tiền đề của kinh tế trang trại. Tại Dăk Lăk, kinh tế trang trại phát
triển rất mạnh vì ở đây có lợi thế lớn về quy mô đất đai. Việc tìm kiếm một diện tích
lớn đất đai để xây dựng trang trại dễ dàng hơn so với các vùng khác. Ở Dăk Lăk có
một số trang trại cà phê và trang trại chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
Huyện Cư M’gar chủ yếu trồng cà phê. Các trang trại cà phê xuất hiện rất nhiều
trong địa bàn huyện. Huyện có điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng phù hợp
với cây cà phê: đất đỏ bazan, diện tích bình quân lớn, nông dân có nhiều kinh
nghiệm trồng cây công nghiệp dài ngày … Đó là những điều kiện cốt yếu để trồng
cây cà phê.
Xã Quảng Hiệp có một số mô hình kinh tế nông hộ điển hình cần được học hỏi.
Với 16% số hộ là hộ nghèo, phần lớn là hộ trung bình, một phần nhỏ là các hộ khá
giả, trong đó có một số hộ tiêu biểu về kinh tế, việc tìm hiểu các mô hình này đẻ rút
ra những bài họ kinh nghiệm càng có ý nghĩa.
Với những lý do trên, em chọn nghiên cứu đề tài “tìm hiểu một số mô hình kinh
tế điển hình tại xã Quảng Hiệp” nhằm một phần nhỏ vào sự phát triển kinh tế nông

hộ của địa bàn xã.

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu sự phát triển của các mô hình kinh tế trang trại tại địa bàn xã Quảng
Hiệp, từ đó rút ra một số bài học cụ thể góp phần phát triển kinh tế nông hộ tại địa
bàn xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
• Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số trang trại điển hình ở xã Quảng Hiệp.
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của từng trang trại.
• Rút ra một số bài học kinh nghiệm góp phần phát triển kinh tế trang trại tại
địa bàn xã.

3


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung: Hiệu quả kinh tế của mốt số mô hình trang trại tại xã Quảng
Hiệp.
1.3.2. Thời gian: từ năm 2005 đến 10/2008.
1.3.3. Không gian: địa bàn xã Quảng Hiệp.

II/ CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm và lý thuyêt cơ bản
2.1.1. Khái niệm về trang trại
 Trang trại.
Trang trại được hiểu về mặt kinh tế như sau: “Trang trại là một hình thức tổ chức
sản xuất cơ sở trong nông - lâm - ngư nghiệp có mục đích là sản xuất hàng hoá, tư
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập,

sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung
đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật tương đối cao, hoạt
động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
 Kinh tế trang trại.
Hiện nay KTTT là vấn đề không còn mới mẻ đối với các nước phát triển và đang
phát triển, đối với Việt Nam hình thức KTTT là một vấn đề tương đối phức tạp và
còn nhiều bỡ ngỡ ban đầu. Việc nhận thức chưa đầy đủ về KTTT là một điều không
thể tránh khỏi, trên cơ sở nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về hình thức
KTTT trên thế giới và Việt Nam nhiều nhà học giả đã đưa ra các khái niệm về trang
trại nhưng cũng bao gồm nhiều ý kiến quan điểm khác nhau.
Theo Nghị Quyết của Chính Phủ số 03/2000/NQ-CP, trên cơ sở tổng kết thực
tiễn tình hình phát triển của các trang trại trong thời gian qua và căn cứ vào chủ
trương đối với KTTT đã được nêu trong NQ Hội nghị lần thứ 4 của BCHTW Đảng
(10/1997) và Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về phát triển Nông

4


nghiệp và nông thôn, thì KTTT được định nghĩa tóm tắt như sau: KTTT là hình thức
tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia
đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
nông, lâm, thuỷ sản.
Phát triển KTTT nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh
nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu
nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động,
dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với
quá trình phân công lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp.

Những ưu thế của KTTT so với kinh tế nông hộ thể hiện qua những đặc trưng
của nó:
Một là: chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo nhu
cầu của thị trường. Đây là một đặc trưng cơ bản của KTTT so với kinh tế nông hộ.
Trong đó, giá trị sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang
trại. Quy mô trang trại thường lớn hơn nhiều so với quy mô kinh tế hộ và có tỷ suất
hàng hóa cao. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu gián tiếp như: ruộng đất, vốn, lao động…
ruộng đất và vốn được tích tụ hơn gấp nhiều lần kinh tế hộ.
Hai là: có nhiều khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh
doanh vì trang trại có vốn và lãi nhiều hơn nông hộ, là yếu tố quan trọng để nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
Ba là: các trang trại vừa sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình vừa có
thuê mướn lao động quanh năm hoặc trong từng thời vụ.
Bốn là: các chủ trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật
trong quản trị, biến những ý chí làm giàu thành hiện thực và có những điều kiện nhất
định để tạo lập trang trại.
 Hiệu quả kinh tế.

5


Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi
xem xét việc sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt một trong hai yếu tố
trên thì đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm đạt được trên đơn vị chi phí đầu vào
hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hoặc công
nghệ áp dụng vào sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn
lực thể hiện qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa yếu tố đầu vào với nhau

và giữa các sản phẩm ra các quyết định sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố sản phẩm và các
yếu tố đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi
phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật
tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả
giá.
Kết quả là đại lượng vật chất tạo ra do mục đích con người, được biểu hiện
bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể.
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về số tương đối và tuyệt đối giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung
tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất tức là giảm tối đa chi phí bỏ ra trên một
đơn vị sản tạo ra.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại
 Yếu tố định lượng:
- Diện tích đất đai canh tác:
Đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Diện tích
đất đai cang lớn thì các trang trại càng có cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất. Đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của ngàh nông nghiệp. Đặc tính của từng
loại đất cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp vì mỗi loại đất khác

6


nhau đều có những thuộc tính khác nhau phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau.
Mỗi loại cây trồng có hiệu quả khác nhau nên đất đai ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả kinh tế của các trang trại.
- Vốn đầu tư:
Đây là yếu tố không thể thiếu trong mọi ngành sản xuất. Có nguồn vốn lớn và
đầu tư hợp lý sẽ giúp năng suất cây trồng tăng lên, từ đó tăng năng suất đất đai, tăng
năng suất lao động của các trang trại lên. Trong nông nghiệp, vốn đầu tư chủ yếu là

phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động thuê ngoài, chi phí tưới tiêu …
- Nguồn lao động:
Ngành nông nghiệp cần rất nhiều lao động. Lao động trong nông nghiệp chủ
yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp, chuyên môn hoá không cao nhưng là yếu
tố tối quan trọng của ngành nông nghiệp. Chỉ khi nào khoa học công nghệ phát triển
ở trình độ cao, tính chuyên môn hoá, tự động hoá cao thì lượng lao động cần cho
ngành nông nghiệp mới giảm xuống. Thực tế nước ta hiện nay thì lao động vẫn là
yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển sản xuất ngành nông nghiệp.
 Các yếu tố định tính
- Trình độ lao động:
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả của yếu tố lao động
trong sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như tất cả các ngành sản xuất khác nói
chung. Đây là yếu tố biểu hiện cho chất lượng của nguồn lao động.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như điện, đường giao thông, các công trình
mà các trang trại tự xây dựng. Điện là nguồn năng lượng chủ yếu cho các ngành sản
xuất, trong đó có ngành sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc tưới tiêu và chế biến
nông sản. Hệ thống giao thông ảnh hưởng đến giá bán hàng nông sản, giá cả đầu vào
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Có được một hệ thống giao thông
đảm bảo thì các trang trại sẽ bán được gia scao hơn và ít bị các thương nhân ép giá.
- Thông tin thị trường:

7


Yếu tố này ảnh hưởng đến sự nhạy bén trong việc sản xuất nông sản. Nắm bắt
tốt các thông tin cần thiết từ thị trường sẽ giúp cho các trang trại chủ động hơn trong
việc chon lựa loại cây trồng phù hợp với từng hoàn cảnh cho hiệu quả cao nhất.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin:
Là phương pháp để tìm kiếm các thông tin, các số liệu hữu ích cho đề tài.
• Số liệu thứ cấp: là những thông tin được lấy từ Uỷ ban nhân dân xã và các
phòng ban, đoàn thể liên quan.
• Số liệu sơ cấp: là những thông tin có được từ việc điều tra kinh tế hộ bằng
phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
• Số liệu định lượng: sử dụng phần mềm Microsoft Excel.
• Số liệu định tính: sử dụng chỉ tiêu số tương đối
2.2.3. Phương pháp so sánh: là phương pháp so sánh tương quan giữa hai hoặc
nhiều đối tượng khác nhau nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau, tìm ra sự
hơn và kém giữa các vấn đề liên quan.
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu: là việc sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu về măt số
lượng và chất lượng.
 Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực của trang trại sản xuất.
• Đất đai bình quân/ trang trại.
• Vốn sản xuất bình quân/ trang trại.
• Lao động bình quân/ trang trại.
• Trang thiết bị, tài sản………
• Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất

8


 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả.
• Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ/ trang trại.
• Tổng thu/ trang trại.
• Thu nhập/ha đất sản xuất
• Thu nhập/lao động/năm
• Thu nhập/một đồng vốn, một đồng chi phí sản xuất

 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.
• Hiệu quả kinh tế/ 1 đồng vốn.
• Năng suất lao động: tổng thu/ 1 lao động/ 1 năm.
• Thu nhập thuần/trang trại

9


III/ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Xã Quảng Hiệp nằm phía tây của huyện Cư M’gar , cách trung tâm huyện
khoảng 15km, có vị trí giáp với các xã sau:
-

Phía Đông giáp xã Ea H’Đing, xã Ea M’nang – huyện Cư M’gar

-

Phía Tây giáp xã Ea Wer – huyện Buôn Đôn

-

Phía Nam giáp xã Tân Hòa – huyện Buôn Đôn

-

Phía Bắc giáp xã Ea M’droh – huyện Cư M’gar


Nằm trong khoảng tọa độ địa lý 12 o48’35” đến 12053’21”độ vĩ bắc và
107054’47” đến 108000’47” độ kinh đông
 Địa hình
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông,
có thể chia thành 2 dạng chính như sau:
-

Dạng địa hình tương đối bằng phẳng: phân bố ở khu vực phía đông của xã,

chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích tự nhiên, có độ dốc từ 3 – 15 0. thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, phát triển các khu dân cư nông thôn và
sản xuất nông nghiệp.
-

Dạng địa hình đồi thoải lượn sóng: phân bố ở khu vực phía Tây của xã, giáp

với huyện Buôn Đôn. Địa hình có độ dốc cao, người dân chủ yếu sử dụng để trồng
cây hàng năm là chính.
 Khí hậu thời tiết

10


Theo số liệu của trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Tây nguyên tại DakLak,
xã Quảng Hiệp mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Một năm
có 2 mùa rõ rêt :
-

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 81,2% lượng mưa cả năm


-

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 18,8%

lượng mưa cả năm.
*Lượng mưa:
-

Lượng mưa trung bình của khu vực 1864,2mm.

-

Số ngày mưa trung bình năm 163 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất 253mm

( tháng 10 )
*Độ ẩm không khí
-

Độ ẩm tương đối trung bình năm 82%

-

Độ ẩm thấp nhất năm khoảng 38%.

-

Độ ẩm cao nhất năm khoảng 91%

*Nhiệt độ

-

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,20C.

-

Nhiệt độ trung bình cao nhất 29,90C

-

Nhiệt độ trung bình thấp nhất 20,50C

*Các hướng gió chính trong năm.
-

Gió Đông Bắc thổi vào các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,

tốc độ trung bình 5 – 6m/s.
-

Gió Tây Nam thổi vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tốc độ

trung bình 2,5 – 3m/s
 Thủy văn
Dòng chảy trong năm chia làm 2 mùa: mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11, chiếm
khoảng 70% lượng dòng chảy cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 chiếm
khoảng 30% lượng dòng chảy cả năm. Do mùa mưa kéo dài nên lũ thường xuất hiện
vào các tháng mùa mưa (tháng 9,10,11), mùa khô dòng chảy trên các sông còn rất

11



nhỏ, dòng chảy kiệt duy trì từ tháng 12 đến đầu tháng 6, vào giữa mùa khô nhiều
nhánh suối nhỏ bị cạn khô, không có nước, dòng chảy rất nhỏ không đáng kể.
3.1.1.2.Các nguồn tài nguyên.
 Tài nguyên đất.
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
năm 1978 cho thấy trên địa bạn xã có 4 loại đất chính:
-

Đât nâu đỏ trên đá bazan : diện tích 2324,0 ha, chiếm 42,85% tổng diện tích

tự nhiên. Đất có tầng canh tác dầy, thành phần cơ giới nặng, đạm và lân tổng số ở
tầng mặt giàu, kali dễ tiêu, khá thích nghi với các loại cây công nghiệp dài ngày như
cà phê, cao su. Phân bổ chủ yếu ở khu vực phía Đông của xã.
-

Đất vàng nhạt trên đá cát kết: diện tích 100,0 ha chiếm 1,84% tổng diện tích

tự nhiên, phân bố ở phía tây nam của xã, đất có tầng canh tác mỏng, độ dốc cấp II.
-

Đât đỏ vàng trên đá phiến sét: diện tích 842,0 ha chiếm 15,52% tổng diện tích

đât tự nhiên, phân bố tập trung ở phía tây nam của xã, ở đây người dân khai thác để
trồng cây hàng năm.
-

Đất nâu thẩm trên đá bazan: diện tích 2158,0 ha chiếm 39,79% tổng diện tích


tự nhiên, phân bố tập trung ở phía tây của xã có tầng canh tác mỏng nhỏ hơn 30cm,
độ dóc cấp I,cấp II chủ yếu để trồng cây hàng năm.
 Tài nguyên rừng
Thảm thực vật trên địa bàn xã khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do diện tích
rừng không còn, nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến độ che phủ, mạch nước ngầm,
môi trường… điều này đặt ra cho địa phương nhiều vấn đề cần phải tính toán trong
tương lai, nhất là việc hoạch định chiến lược sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất bền
vững.
 Tài nguyên nước.
-

Nguồn nước mặt chính ở xã là các nguồn nước từ các sông suối. Tuy nhiên,

những năm gần đây do thời tiết ngắn hạn kéo dài các suối phần lớn là các suối nhỏ
vì thế khai thác nguồn nước mặt gặp nhiều khó khăn.

12


-

Nguồn nước ngầm: đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng

trong sản xuất và đời sống. Nguồn nước ngầm không chỉ cung cấp cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày của người dân mà nó còn cung cấp 1 lượng nước đáng kể cho việc
tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay chưa có tài liệu khảo sát, đánh giá về
chất lượng, trữ lượng nước ngầm trên địa bàn. Để sử dụng nước ngầm hợp lý cần có
nghiên cứu đánh giá trữ lượng, khả năng khai thác và qui hoạch sử dụng nước ngầm
chi tiết.
 Tài nguyên nhân văn

Là địa phương có nhiều dân tộc an em sinh sống : Kinh, Tày, Dao… mỗi dân tộc
có phong tục tập quán riêng đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng phong phú, có
nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc nhân văn. Các dân tộc không hình thành nên
những lãnh thổ riêng biệt, nhưng mỗi dân tộc đều tập trung ở một vùng nhất định và
người kinh có mặt ở hầu hết các vùng trong xã đã giao thoa văn hóa chắt lọc những
tinh hoa văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc hợp thành bản sắc văn hóa chung của
vùng.
3.1.1.3. Cảnh quan môi trường
Là địa phương có cảnh quan môi trường khá phong phú đa dạng. Bên cạnh các
công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng khá khang trang, mạng lưới giao thông dày
đặc,…. địa phương còn có khu du lịch thác Dray DLong, trong tương lai, nơi đây sẽ
được đầu tư xây dựng thành điểm du lịch lớn của huyện, điều này không những có ý
nghĩa lớn về mặt môi trường mà nó còn làm tăng nguồn thu cho địa phương. Tuy
nhiên, hiện nay thác nước vẫn còn nhưng phong cảnh tự nhiên đã không còn nữa, nó
đã bị con người khai thác đến mức cạn kiệt. Gần đây, xã đã và đang thực hiện
chương trình trồng mới 200 ha rừng nhưng hiện nay chỉ mới trồng được 15 ha. Đây
là vấn đề bất cập của chương trình trồng rừng của xã.
Bên cạnh đó, việc dân số tăng nhanh, diện tích rừng bị mất đi,… sẽ làm cho môi
trường bị biến đổi: đất đai bị xói mòn, rửa trôi, mực nước ngầm suy giảm,… làm
ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân cũng như sự phát triển chung của
vùng.

13


3.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên,cảnh quan
môi trường
3.1.2.1. Thuận lợi
- Khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng thích hợp cho sự phát triển nhiều loại cây
trồng khác nhau, đặc biệt thích hợp cho sự phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây

công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Một số khu vực thích hợp cho việc trồng lúa
nước.
-

Mât độ sông suối dày và chảy đều trên địa bàn là lợi thế cho việc xây dựng

các công trình thủy nông vừa và nhỏ, phục vụ cho sản xuất các loại cây trồng có
hiệu quả kinh tế cao.
3.1.2.2. Khó khăn
- Một số vùng của xã có địa hình phân cắt, độ dốc lớn nên dễ bị thoái hóa do bị
xói mòn rửa trôi, nên cần chú trọng các biện pháp canh tác thích hợp cho đất dốc
cũng như chú trọng việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
-

Mùa mưa của khu vực tập trung, kéo dài gây nên tình trạng ngập úng ở 1 số

vùng, mùa khô thời tiết khắc nghiệt nên lượng nước không đủ để phục vụ cho tưới
tiêu và sinh hoạt. Vì vậy cần chú trọng khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch để
giảm hao hụt sản lượng và chất lượng sản phẩm, đồng thời cần có biện pháp hữu
hiệu để tích nước, cung cấp cho cây trồng trong những tháng mùa khô.
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
3.1.3.1. Tăng trường kinh tế
Tốc độ tăng trường kinh tế giai đoạn 2003-2007 tăng bình quân 9.5%/năm, riêng
năm 2007 tăng 9% so với năm 2006. Điều này tạo tiền đề cho sự phát triển của các
năm tiếp theo. Tuy nhiên, để phát triển mạnh về kinh tế, xã cần từng bước chuyển
đổi nền kinh tế theo hướng đa dạng các ngành nghề, tập chung chủ yếu vào sản xuất
nông nghiệp. Đây cũng là xu hướng phát triển chung của cả nước hiện nay.

14



3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
 Nông nghiệp
Các hộ nông dân trong xã đã mạnh dạn phát triển sản xuất bằng cách: chăn nuôi
tập trung theo các mô hình trang trại, mô hình VAC,… và đã mang lại hiệu quả kinh
tế thiết thực, làm tăng thu nhập, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người
dân. Cụ thể như sau:
* Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2006 là 7129 ha, đạt 100,66% kế hoạch
giao. Trong đó tổng sản lượng lương thực đạt 7658 tấn, đạt 86,2% kế hoạch. Gồm 3
vụ : Đông - Xuân, Hè - Thu và Thu - Đông
* Cây công nghiệp dài ngày:
- Cà phê kinh doanh: 1113 ha, năng suất 3 tấn/ ha, sản lượng 3339 tấn.
- Hồ tiêu kinh doanh: diện tích 60 ha, năng suất 2 tấn/ ha, sản lượng 120 tấn
- Cây điều: diện tích 1300 ha, năng suất 1,5 tấn/ ha, sản lượng 1695 tấn.
- Cây ăn quả: diện tích 30 ha.
* Chăn nuôi:
Hình thức chăn nuôi trên địa bàn là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình và chăn
nuôi theo mô hình trang trại. Đến năm 2007 toàn xã có:
-

Đàn trâu bò 800 con

-

Đàn heo 4700 con

-

Đàn gia cầm 25000 con


-

Đàn dê 500 con

-

Đàn ong 650 thùng

-

Ao cá diện tích 15 ha

Trong năm do làm tốt công tác phòng dịch nên xã không xãy ra dịch cúm gia
cầm và bệnh lỡ mồm long móng trên gia súc

15


 Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại
-

Đối với tiểu thủ công nghiệp: số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã

năm 2006 là 42 cơ sở tăng so với 2005 là 1 cơ sở. Lực lượng tham gia lao động gồm
57 người, các ngành nghề chủ yếu là sửa chữa xe có động cơ, sản xuất giường tủ,
bàn ghế, cửa sắt, phân phối điện, gas, nước…Với sự phát triển của các ngành nghề
trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương, góp phần nâng
cao thu nhập của nhân dân.
-


Đối với dịch vụ thương mại: Năm 2006 toàn xã có 76 cơ sở hoạt động kinh

doanh thương mại trên địa bàn, tăng hơn năm 2005 là 10 cơ sở. Tổng số người kinh
doanh trên lĩnh vực này là 75 người. Các hình thức kinh doanh chủ yếu là buôn bán
nhỏ, kinh doanh xăng dầu và các dịch vụ ăn uống giải khát.
Nhìn chung số lượng cơ sở và số người hoạt động trong lĩnh vực trên đều tăng
lên hàng năm. Tính từ năm 2002 đến 2007 đã có 1 số biến đổi như sau:
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2002

2003

2004

2005

2006

I. Về công nghiệp
1

Số cơ sở
Số lao động

40
48

38
50

41
50

41
50

42
57

2
tham gia
II.Về thương mại, du lịch
1
Số cơ sở
2
Số lao động

28
40

49

53

45
54

67
66

76
75

STT

Hạng mục

tham gia
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 huyện Cư’Mgar

 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu báo cáo của xã, đến 31/12/2006 toàn xã có 11698 nhân khẩu gồm 9
thành phần dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Dao, Ê đê, Vân
kiều. Các hộ gia đình sinh sống, sản xuất được phân bổ thành 12 thôn. Tổng số lao
động khoảng 4680 người chiếm 40% tổng số dân của xã.

16


Thu nhập của người dân chủ yếu từ các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Năm
2006 do tình hình thời tiết không thuận lợi nên năng suất và sản lượng lương thực
đạt không cao. Riêng đối với cà phê, vụ 2006, 2007 đạt năng suất khá cao và giá

tăng nên đời sống của người dân được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt đối với các hộ
đồng bào dân tộc thiểu số.
3.1.3.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư trong xã phát triển theo 2 hình thức là: tự phát và phát triển theo
các chương trình kinh tế mới từ những năm trước 1990. Các khu dân sống chủ yếu
theo các trục đường giao thông chính: đường liên xã đi Ea kiết, Ea M’Roh, Cư
M’gar và các trục đường liên thôn, liên xóm. Nhìn chung các điểm dân cư ở xã phát
triển hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung của địa phương, thuận lợi cho quá trình
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số ít nằm rải rác theo đất nương rẫy của các hộ
gia đình, không theo qui hoạch, địa phương sẽ từng bước có kế hoạch đưa các hộ về
sống tập trung theo những điểm dân cư qui hoạch mới.
3.1.3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
 Giao thông
So với các xã khác trong huyện, Quảng Hiệp là xã có hệ thống giao thông khá
thuận lợi. Tuyến đường chính từ trung tâm huyện vào xã đã được nhựa hóa rất thuận
lợi cho quá trình đi lại, luân chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, các tuyến liên xã đi Ea
Kiết, Ea M’droh và các tuyến liên thôn, liên xóm,… cũng được nâng cấp sửa chữa
hàng năm đã góp phần quan trọng trong việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp giúp
dân đi lại rất thuận tiện. Năm 2006, nhân dân trong xã đã tu sửa làm mới 13,5 km
đường giao thông nông thôn và thi công đường vào thác Dray Dlong với chiều dài
1,5 km, đến nay đã đưa vào sử dụng, rất thuận tiện cho việc tham quan du lịch tại
thác.
 Thủy lợi

17


Công tác thủy lợi luôn được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp. Năm 2006
xã đã huy động nhân dân 2 thôn Hiệp Lợi, Hiệp Bình tu bổ công trình đập Buôn
Thung để bảo vệ công trình và tiến hành giải tỏa các hộ có đất nằm trong lòng đập

để tiến hành triển khai nâng cấp đập trong năm 2007. Công trình hồ đập, kênh
mương ở đây phục vụ cho việc tưới tiêu diện tích đất lúa nước là chủ yếu. Với diện
tích đất trồng hoa màu, cây công nghiệp lâu năm thì sử dụng nguồn nước từ các
giếng đào và sử dụng từ các nguồn nước ở các con suối. Lượng nước của hồ đủ tưới
nước cho 130 ha lúa nước, nếu trong mùa khô thì không đủ tưới.
 Giáo dục đào tạo
Ngành giáo dục của xã trong thời gian qua đã được quan tâm, đầu tư thích đáng,
góp phần nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân. Trong ngành giáo dục, bên cạnh
việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, thực hiện nghiêm chương trình dạy và học theo
qui định của Bộ giáo dục và đào tạo ngành, còn chú trọng việc đầu tư cở sở vật chất
kỉ thuật, nên hệ thống trường lớp ở xã được xây dựng khang trang, chất lượng giáo
dục tăng lên rõ rệt. Điều nà góp phần thu hút các em học sinh tham gia theo học.
Theo số liệu thống kê năm 2005 – 2006 toàn xã có 3088 em học ở các cấp học
như sau:
-

Trường Phan Đình Phùng : 1233 em

-

Trường Ngô Gia Tự và Nguyễn Văn Trỗi : 1605 em

-

Trường mẫu giáo Hoa Sen : 250 em.

Tổng diện tích đất dành cho sự nghiệp giáo dục của xã tính đến thời điểm điều
tra tháng 1/2007 là 5,46 ha. Về cơ bản diện tích này đã đáp ứng nhu cầu hiện tại của
địa phương. Tuy nhiên về lâu dài cần tiến hành mở rộng, mở mới thêm 1 số trường
để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của ngành giáo dục.

 Y tế
Diện tích đất cơ sở y tế của xã là 0,57 ha, hiện trạng công trình là nhà xây cấp 4.
Năm 2006, cán bộ và công nhân viên của trạm y tế xã đã nổ lực hết mình trong công
tác khám chữa bệnh cho nhân dân, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vận động toàn

18


dân thực hiện đúng chủ trương của ngành. Đến nay xã được công nhận chuẩn quốc
gia về y tế.
 Văn hóa thông tin
Mạng lưới thông tin liên lạc của xã phát triển khá nhanh và đa dạng. Ngoài việc
sử dụng hệ thống truyền thanh FM với các loa tải dẫn đến địa bàn 12 thôn nhằm phổ
biến các chủ trương chính sách của các cấp chính quyền. Các hộ gia đình còn trang
bị các loại ti vi, cũng như các điểm dịch vụ internet… để tìm hiểu thông tin. Tất cả
những điều đó giúp cho người dân có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức, từ
đó thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước. Ngoài các hoạt động trên, ngành văn hóa ở xã còn tổ chức các buổi biểu diễn
văn nghệ, đá bóng, đánh bóng chuyền… thu hút rất đông đối tượng tham gia, tạo
nên sự phong phú trong nền văn hóa xã.
 Thể dục thể thao
Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn phát triển khá mạnh. Toàn xã có 3,22 ha
đất thể dục, được chia thành nhiều địa điểm. Năm 2006 xã đã tổ chức 3 giải đá bóng
cho các lứa tuổi và tổ chức bóng đã giao hữu trên 10 trận, lượng người tham gia thi
đấu, cổ vũ rất đông. Điều này đã giấy lên phong trào rèn luyện thể thao cho toàn xã.
 Năng lượng
Điện lưới quốc gia đã về đến từng thôn trong xã. Phần lớn các gia đình đều có
điện thắp sáng. Có điện bộ mặt của xã nâng lên rõ rệt. Điện không chỉ phục vụ cho
mục đích chiếu sáng mà nó còn tham gia vào các hoạt động sản xuất của người dân
địa phương. Điện làm cải thiện điều kiện làm việc giảm bớt sự gian khó trong công

việc đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn.
 Bưu chính viễn thông
Xã đã xây dựng điểm bưu điện với diện tích 0,03 ha để người dân thực hiện các
dịch vụ như: điện thoại, gởi thư, gởi bưu phẩm, đọc báo… Ngoài ra còn có các máy
điện thoại cố định, các máy điện thoại di động ở các gia đình góp phần trao đổi
thông tin liên lạc thuận lợi

19


3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Các nguồn lực của các hộ mô hình

3.2.1.1. Nguồn nhân lực:
 Thông tin chung về các chủ hộ:
Cả ba hộ đều là dân di cư từ phía Bắc vào làm kinh tế mới, họ theo chế độ phụ hệ,
các chủ hộ đều là nam giới. Nói chung, các chủ hộ đều có học vấn nhất định, độ tuổi
từ 36 – 52, thuộc hai nhám dân tộc khác nhau và thuộc các thành phần khác nhau
trong xã hội.
Bảng 3.1: Thông tin chung về các chủ hộ
Tên chủ hộ
Nguyễn Danh Du
Vũ Ngọc Duân
Phan Văn Lầu

Dân tộc Độ tuổi
Kinh
52
Kinh
36

Nùng
46

Thành phần
Công chức
Công nhân
Nông

Trình độ
14/12
10/12
10/12

Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.

Ông Nguyễn Danh Du, dân tộc Kinh, sinh năm 1956, trình độ trung cấp, hiện
là Chủ tịch UBND xã Quảng Hiệp.Từ năm 1979 đến năm 1994, ông công tác trong
ngành lâm nghiệp.Năm 1994, lâm trường giải thể, ông phải nghỉ công tác, làm nông
tại xã Ea M’Roh (nay là xã Quảng Hiệp). Năm 2004, ông được cử ra làm việc tại
UBND xã Quảng Hiệp.
Ông Vũ Ngọc Duân, nghề nghiệp chính là công nhân. Gia đình ông sinh sống ở
đây từ năm 1997 đến nay.
Ông Phan Văn Lầu. Năm 1997, ông và cả gia đình di cư từ Cao Bằng vào định
cư tại xã Ea M’Roh (nay là xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’Gar). Đến nay, gia đình
ông đã xây dựng được một nền kinh tế khá vững mạnh so với các hộ khác trong
thôn.

20



 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ:
Số lượng nhân khẩu trong một hộ thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần dân tộc, trình
độ văn hóa và điều kiện kinh tế của hộ. Số lao động của hộ bao gồm lao động gia
đìng, lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ. Tuỳ vào điều kiện của
từng hộ mà có ít hay nhiều lao động thuê ngoài. Cụ thể đối với 3 hộ:
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ
Tên chủ hộ
Nguyễn Danh Du
Vũ Ngọc Duân
Phan Văn Lầu
Trung bình

Nhân
khẩu
6
4
7
5.67

Lao

Trình độ

Lao động

Số lao

động

lao động


thuê thường

động thuê

xuyên

thời vụ

gia đình
3
2
5
3.33

gia đình
Trung cấp
Phổ thông
Phổ thông

1
0
0
0.33

5
2
8
5


Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.

Qua bảng trên ta thấy:
Hộ ông Nguyễn Danh Du có 6 nhân khẩu, trong đó có 3 lao động chính, trong đó
có 2 lao động là công chức nhà nước, lao động còn lại làm nông nghiệp nhưng có
trình độ 10/12. Tỷ lệ giữa số lao động chính và số khẩu trong gia đình là 1/2 . Đây là
tỷ lệ trung bình, có thể chấp nhận được.Ngoài ra, hàng năm gia đình ông thuê thêm
1 lao động thường xuyên và khoảng 5 lao động làm theo thời vụ. Đây là những lao
động phổ thông sinh sống trong địa bàn xã. Ông phải thuê thêm người làm vì trong
gia đình chỉ có 1 lao động chính làm nghề nông, hai lao động chính còn lại làm công
nhân viên chức nhà nước, trong khi nhà ông có đến 3 ha đất nông nghiệp mà chủ
yếu là đất trồng cây công nghiệp dài ngày (cà phê).
Hộ ông Vũ Ngọc Duân có 4 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính, 1 nhân
khẩu còn đi học và 1 nhân khẩu chưa đến tuổi đi học, trình độ của lao động chính là
10/12. Tỷ lệ giữa số lao động chính và số khẩu trong gia đình là 1/2 . Do nguồn lao
động không đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là lúc mùa vụ nên hàng năm ông thuê
thêm khoảng 2 lao động thời vụ. Gia đình ông có 1,4 ha đất nông nghiệp, chủ yếu là
trông cây công nghiệp dìa ngày, chủ yếu là cây cà phê và cây tiêu.

21


Hộ ông Phan Văn Lầu có 7 nhân khẩu, trong đó có 5 lao động chính, 2 nhân
khẩu còn đi học. Tỷ lệ giữa số lao động chính và số khẩu trong gia đình là 5/7.
Trong thời điểm mùa vụ, gia đình ông cần thuê thêm khoảng 8 lao động thời vụ. Sở
dĩ cần nhiều lao động như vậy là vì gia đình ông chủ yếu trồng cây ngắn ngày nên
cần nhiều lao động phổ thông. Tổng diện tích đất nông nghiệp của gia đình ông là
3,5 ha, là khá cao so với các hộ khác trong vùng.
3.2.1.2. Nguồn vốn:
Nguồn vốn đầu tư sản xuất cũng như sinh hoạt và sử dụng vào các mục đích

khác đều lấy từ nguồn vốn sẵn có của gia đình, không đi vay vốn từ bất kỳ một
nguồn vay nào khác.
3.2.1.3. Đất đai:
 Tình hình sử dụng đất của các hộ
Nguồn đất của 3 hộ có sự chênh lệch rất lớn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng mở rộng quy mô sản xuất của hộ. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là khả
năng sản xuất lám sao cho năng suất đất đai đạt cao nhất, làm cho hiệu quả sử dụng
đất đạt cao nhất.
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của các hộ
Hộ

Nguyễn Danh Du
Vũ Ngọc Duân
Phan Văn Lầu
BQ chung

Đvt: ha

Đất nông nghiệp
Cây lâu năm
Cây hàng năm
3
1.4
0.5
3
1.63
1

Tổng đất
3

1.4
3.5
2.63

Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.

Như vậy, toàn bộ diên tích đất nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Danh Du là dùng
để trồng cây công nghiệp lâu năm như cây cà phê, hồ tiêu còn hộ ông Phan Văn Lầu
thì trồng chủ yếu là cây hoa màu ngắn ngày (3 ha), còn lại một số ít đất nông nghiệp
là trồng cây công nghiệp dài ngày (0,5 ha).

22


Việc trồng cây gì trên mảnh đất nào sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của mảnh
đất đó và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cả hộ. Việc trồng cây gì trên mảnh đất
của hộ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Yếu tố khách quan: điều kiện vật lý, địa lý, hoá học, sinh vật học của đất, độ
cao của đất, nguồn nước tưới.
• Yếu tố chủ quan: quyết định của hộ, điều kiện kinh tế xã hội của hộ, nguồn
vốn, trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật của hộ.
 Nguồn gốc đất đai của các hộ:
Nguồn gốc đất đai chịu ảnh hưởng lớn bởi thời điểm mà hộ di cư vào. Các hộ di
cư vào sớm mới có thể có đất để tự khai phá. Các hộ di cư vào sau chủ yếu phải mua
mới có đất sử dụng, vì vậy, nguồn đất canh tác họ có thường không nhiều. Ngoài ra,
nó cũng bị chi phối bởi nguồn tài chính sẵn có của họ trước khi di cư vào.
Bảng 3.4: Nguồn gốc đất đai của các hộ
Hộ

Nguyễn Danh Du

Vũ Ngọc Duân
Phan Văn Lầu

Tự khai phá
DT (ha) TL (%)
3
100

Mua (thuê)
DT (ha) TL (%)
1.4
3.5

100
100

Tổng
DT (ha) TL (%)
3
100
1.4
100
3.5
100

Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.

Đối với các hộ di cư từ năm 1995 trở về trước, nguồn đất chủ yếu là đất tự khai
phá. Các hộ di cư từ năm 1997 trở về đây, nguồn đất chủ yếu là đất mua của người
khác. Hộ ông Nguyễn Danh Du có đất tự khai phá còn đất của hộ ông Vũ Ngọc

Duân và hộ ông Phan Văn Lầu là đất mua từ gười khác.
Các hộ đã di cư lâu năm có cuộc sống ổn định hơn vì họ không tốn các chi phí để
mua đất để sản xuất mà lúc đó vẫn còn có đất để khai phá. Về số lượng thì họ có
nhiều đất, vì thế hộ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp vì đất đai
là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Họ có nguồn vốn chưa sử dụng
đến để đầu tư cho sản xuất. Khi đó kinh tế của họ có điều kiện phát triển.
Các hộ di cư trong những năm gần đây có cuộc sống khó khăn hơn vì hộ tốn một
lượng vốn rất lớn để mua đất sản xuất. Nguồn vốn còn lại đẻ đầu tư cho sản xuất

23


không còn nhiều nên hiệu quả sản xuất không cao. Thêm vào đó là lượng đất đai
dùng cho sản xuất không nhiều vì phải mua bằng tiền chứ không phải tự khai phá.

3.2.1.4. Tư liệu sản xuất:
Tư liệu sản xuất quyết định năng suất lao động. Trang bị đầu đủ các tư liệi sản
xuất cần thiết sẽ làm giảm đi lượng lao động phổ thông, làm tăng năng suất lao
động. Cả 3 hộ đều có khả năng mua sắm các trang thiết bị cần thiết nên năng suất
lao động đạt ở mức cao. Bảng 3.5 thể hiện tình hình trang bị tư liệu sản xuất từ năm
2004-2007. Cụ thể:
Bảng 3.5: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ:
Hộ 1

Hạng mục

Máy cày đủ bộ
Máy xay xát
Cày
Bừa

Máy tuốt lúa
Máy bơm nước
Bình phun thuốc
Khác
Tổng giá trị

Hộ 2

Hộ 3

SL

GT

SL

GT

SL

GT

(Cái)

(Tr.đ)

(Cái)

(Cái)


1
1

(Tr.đ)
18
3.5

(Tr.đ)
8
15

1

2.5

1

1.7

1

7
9.5

1

2.2
25.4

1

1

23

Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra.

Hộ ông Nguyễn Danh Du, máy bơm nước chỉ dùng để bơm nước sinh hoạt trong
gia đình còn máy bơm nước tưới cà phê thì đã có máy bơm nước mua từ trước năm
2004. Việc trang bị được những tư liệu sản xuất này chứng tỏ hộ ông có đủ điều
kiện để đầu tư cho sản xuất, sinh hoạt tốt nhất. Điều này làm tiền đề cho việc phát
triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.
Hộ ông Vũ Ngọc Duân, máy xay xát dùng để xay xát cà phê quả thành cà phê
nhân. Máy cày dùng để làm tư liệu sản xuất phục vụ canh tác trong gia đình và dùng
để đi cày thuê cho các hộ khác nếu có nhu cầu.

24


Hộ ông Phan Văn Lầu, máy xay xát dùng để xay xát lúa gạo trong gia đình và
giúp đỡ một số bà con trong vùng chứ không phải là hình thức kinh doanh dịch vụ.
Máy cày dùng để làm tư liệu sản xuất phục vụ canh tác trong gia đình. Đây là loại
máy cày nhỏ, động cơ diezen, công suất 15 HP, có thể láp ráp thành máy bừa, xe
công nông dùng để bừa đất và chuyên chở sản phẩm. Theo đánh giá của các hộ khác
trong vùng, đây là hộ có kinh tế ổn định nhất trong thôn Hiệp Thành.
Việc trang bị được các trang thiết bị này đã giúp cho cả 3 hộ nâng cao được năng
suất đất đai, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất lao động,
thậm chí còn nâng cao năng suất cây trồng, từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất
đất đai và tăng thu nhập cho hộ gia đình.
3.2.1.5. Khoa học kỹ thuật:
Kỹ thuật công nghệ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến

năng suất, chất lượng sản phẩm của nông sản hàng hóa từ đó quyết định đến kết quả
sản xuất kinh doanh của các hộ. Vì vậy, ngoài những kinh nghiệm sản xuất hiện có
thì các chủ hộ cần phải có vốn kiến thức nhất định về kỹ thuật, những tiến bộ mới
của khoa học nhằm áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Mức độ tiếp cận của
các hộ đã được cải thiện đáng kể, họ đã được hội nông dân, trạm khuyến nông của
địa phương thường xuyên liên lạc nắm bắt thông tin giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật sản
xuất, hỗ trợ giống. Kỹ thuật sản xuất trong các hộ hiện nay đối với trồng trọt đã
được chú trọng đầu tư thâm canh, còn đối với chăn nuôi chưa được chú trọng.
Về giống: Đối với chăn nuôi chủ yếu sử dụng các giống tốt của địa phương hoặc
nhập nội đã từ lâu như: Bò vàng địa phương, lợn lai. Đồng cỏ cung cấp thức ăn cho
gia súc có sừng chủ yếu là đồng cỏ tự nhiên, chưa phát triển cỏ trồng có năng suất
cao. Chương trình giống vật nuôi, cây trồng của Sở NN&PTNT chưa đáp ứng được
nhu cầu của các hộ.
Về kỹ thuật sản xuất: Kỹ thuật canh tác, chăn nuôi trong các trang trại đã được
áp dụng theo các quy trình kỹ thuật sản xuất của các chuyên ngành nông nghiệp,
song công tác chuyển giao còn nhiều hạn chế về kinh phí nên các chủ hộ chủ yếu
tìm hiểu qua báo chí, truyền hình, đài phát thanh và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

25


×