Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thiện CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.92 KB, 5 trang )

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Thế giới trong thế kỷ 21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và
khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất
cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực
vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu
thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá
trình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ
trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp
lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày
càng đa dạng và phức tạp.
Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất
nhiều thách thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất
nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế
rất lớn là tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà
bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới
tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh,
tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với
nhiều thách thức rất lớn. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ rõ tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 là tụt hậu xa hơn về kinh
tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội
chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, diễn biến hoà bình do các
thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan
xen và tác động lẫn nhau.
Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đảng cộng sản nước ta đã iên
tiếp đề ra và phát triển nhiều chính sách, đường lối đối ngoại. Cụ thể
như sau:


Về kinh tế - chính trị.
Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập


kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan
hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn
sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển." *
Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan
hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và
vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước
láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc
tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với
nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị
và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan
trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam
- Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh
Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định
thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương và đa
phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi
trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội
dung quan trọng trong đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và
Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng


khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Trong tiến trình hội
nhập này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế

đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh
nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức
khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình
Dương (APEC), Diễn đàn á - Âu (ASEM) và đang tích cực đàm phán để
sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp
của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã
góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp
Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt
Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Về Văn hóa – Xã hội
Trong những năm gần đây, ngoại giao văn hóa Việt Nam đã có bước
phát triển quan trọng, đóng góp vào thành công chung của ngoại giao.
Ngoại giao văn hóa đã góp phần quảng bá văn hóa và tăng cường hiểu
biết giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, tạo lòng tin cho việc xây dựng mối
quan hệ hữu nghị lâu dài. Đặc biệt, những thành tựu của công cuộc đổi
mới, môi trường chính trị ổn định, đất nước hòa bình, con người thân
thiện, nhiều danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa, nhiều lễ hội truyền
thống đặc sắc... là những hình ảnh thường xuyên được thông tin, tuyên
truyền, quảng bá đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế
giới. Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá về ASEAN, không
chỉ góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên,
mà còn mang hình ảnh Việt Nam và ASEAN ra thế giới.


Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn
hóa và tri thức của các nước trên thế giới cũng được tiếp thu có chọn

lọc, góp phần làm phong phú nền văn hóa của Việt Nam và nâng cao
chất lượng đời sống tinh thần nhân dân, đồng thời chuyển tải nhiều ý
tưởng và chương trình lớn của Liên Hợp quốc và UNESCO vào nhiều
chương trình hành động quốc gia như xây dựng “xã hội học tập”, “xã hội
thông tin”, “giáo dục cho mọi người”...
Hiện nay, ngoại giao văn hóa đang được đưa vào kế hoạch giảng dạy
tại nhiều trường đại học lớn. Những chương trình ngoại giao văn hóa sẽ
tăng cường cơ hội hợp tác văn hóa toàn cầu và là nhịp cầu nối Việt
Nam ra thế giới và ngược lại.
Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới hiện nay đang phải đối phó với
những vấn đề toàn cầu mà không một nước nào có thể tự đứng ra giải
quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ
chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức
chung như dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia,
ô nhiễm môi trường, buôn lậu ma túy, ... Đặc biệt từ sau sự kiện
11/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các
nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và
đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh
và ổn định của các quốc gia.
Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của
mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định và phát triển.
Về giáo dục
Thời gian tới ngành giáo dục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo,
không chỉ trong giáo dục đại học mà cả trong giáo dục phổ thông, hội nhập


quốc tế về đào tạo thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất
lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ...
Về hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, nếu làm tốt nhiệm vụ này thì sẽ

tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng sáng tạo của các nhà khoa
học nước ngoài để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu
và chất lượng các hoạt động đào tạo của nước ta. Về hội nhập quốc tế thông qua
các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, đây là hoạt động truyền thống, phổ
biến để có được nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của đất
nước.



×