Tải bản đầy đủ (.docx) (193 trang)

Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 193 trang )

CHƯƠNG 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu nên trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một
công trình nào khác.
Họ và tên tác giả
1.1

Trần Thảo Nam


Lời cảm ơn
Trước hết em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Trương Thị
Thanh Thoài người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp
để em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo,các em học sinh trường tiểu học Hải Đình – Đồng Hới – Quảng Bình,bạn bè
và người thân đã động viên khích lệ và tạo điều kiện cho em trong thời học tập và
thực hiện khóa luận.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, tháng 5 năm 2015
1.2 Trần Thảo Nam

i
i


1.3



MỤC LỤC

Lời cam đoan............................................................................................................... i
Lời cảm ơn..................................................................................................................ii
Mục lục....................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT
TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5
1.1.Cơ sở lí luận............................................................................................................8
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học............................................................................................8
1.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt với việc phát triển vốn từ cho học sinh tiểu
học
8
1.1.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt.....................................................................................8
1.1.1.1.2. Kết luận sư phạm........................................................................................16
1.1.1.2. Các lớp từ tiếng Việt và việc phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học.........17
1.1.1.2.1. Các lớp từ tiếng Việt.................................................................................. 17
1.1.1.2.2. Kết luận sư phạm........................................................................................22
1.1.1.2.3. Trường nghĩa của từ và vấn đề thiết kế bài tập phát triển vốn từ..............23
1.2. Cơ sở tâm lí giáo dục học....................................................................................24
1.2.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt và việc dạy học từ cho học sinh lớp 5................24
1.2.2. Các yếu tố tâm lí của học sinh lớp 5 có liên quan đến việc phát triển vốn từ 25
1.2.3. Cơ chế của hoạt động tích lũy từ và bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu
học 27
1.2.4. Những yêu cầu đối với bài tập dạy tiếng Việt và việc xây dựng hệ thống bài
tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5.....................................................................28
1.3. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................33
1.3.1. Tình hình dạy và học từ trong nhà trường tiểu học.........................................33
1.3.2 Các dạng bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.34

1.3.2.1. Mục đích và cách thức khảo sát....................................................................34
1.3.2.2. Phân loại và miêu tả các bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học......................................................................................................34


1.3.2.3. Nhận xét, đánh giá về các bài tập phát triển vốn từ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học .................................................................................................... 36
Chương 2: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 5
2.1. Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập..................................................................38
2.2. Miêu tả các dạng bài tập......................................................................................41
2.2.1. Nhóm bài tập phát triển vốn từ theo cấu tạo của từ tiếng Việt (A)..................41
2.2.1.1. Dạng bài tập phát triển vốn từ theo cấu tạo của từ đơn (A.1).......................41
2.2.1.3. Dạng bài tập phát triển vốn từ theo cấu tạo từ ghép (A.3)...........................44
2.2.2. Nhóm bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm các lớp từ tiếng Việt (B)........45
2.2.2.1. Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ đồng nghĩa (B.1)..............45
2.2.2.3. Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ đồng âm (B.3)..................48
2.2.2.4. Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ nhiều nghĩa (B.4).............49
2.2.2.5. Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ địa phương (B.5)..............52
2.2.2.6. Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đặc điểm từ thuật ngữ (B.6).................53
2.2.2.7. Dạng bài tập phát triển vốn từ theo đăc điểm từ mượn (B.7).......................54
2.2.3. Nhóm bài tập phát triển vốn từ theo chủ đề (C)..............................................55
2.3. Phương hướng triển khai hệ thống bài tập phát triển vốn từ vào thực tiễn dạy
học ở lớp 5 ................................................................................................................. 56
Chương 3: THỰC NGHIỆM DẠY HỌC
3.1. Mục đích thực nghiệm.........................................................................................57
3.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thực nghiệm.........................................................57
3.3. Nội dung thực nghiệm.........................................................................................58
3.3.1. Thực nghiệm thăm dò khả năng thực hiện các bài tập về từ của học sinh lớp 5
...................................................................................................................................58

3.3.2. Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá .....................................................................59
3.4. Phương pháp thực nghiệm.................................................................................. 59
3.4.1. Thực nghiệm thăm dò.......................................................................................59
3.3.2. Thực nghiệm dạy học.......................................................................................60


3.5. Kết quả thực nghiệm........................................................................................... 60
3.5.1. Thực nghiệm thăm dò khả năng thực hiện các dạng bài tập về từ..................60
3.5.2. Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá......................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................66


1.4

MỞ ĐẦU

1. Lý do cho đề tài
Như chúng ta đã biết, trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay
đòi hỏi con người cần có tri thức và kĩ năng thực hành. Theo định hướng đó thì bậc
tiểu học là nền tảng. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện. Mỗi một môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh và cung cấp cho các em những ti thức cần thiết.
Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “ Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao, đổi mới cơ bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục là một trong ba
khâu đột phá của đất nước trong giai đoạn tới”.
Như vậy, giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo và bồi
dưỡng năng lực chất lượng cao cho đất nước. Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có
nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt
động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn hoạt động ngôn ngữ tương ứng với bốn kĩ

năng nghe, nói, đọc, viết.
Từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ đã khẳng định: Từ là đơn vị
cơ bản, đơn vị trung tâm của hệ thống ngôn ngữ. Có thể nói ngôn ngữ của chúng ta
là ngôn ngữ của từ, cho nên nếu không có từ thì không có bất cứ ngôn ngữ nào.
Chính vì vậy từ giữ vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.
Điều này cũng giải thích tại sao ngay từ bậc tiểu học người ta đã quan tâm đến việc
dạy từ ngữ cho học sinh.
Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Trong ngôn ngữ thì từ quan
trọng nhất, rồi đến câu, sau đó đến văn”. Cho nên dạy từ là rất cần thiết. Ngay từ
bậc tiểu học, từ ngữ cần được dạy trong tất cả các môn học của bậc tiểu học. Đặc
biệt là môn Tiếng Việt, với tính chất là môn học công cụ việc dạy từ càng quan
trọng hơn. Bởi muốn giao tiếp tốt học sinh phải có vốn từ, tức là phải hiểu từ, có
khả năng huy động và sử dụng từ, vốn từ của các em càng giàu có thì khả năng huy
động và lựa chọn từ càng nhanh và chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng
rõ ràng, đặc sắc. Vốn từ là những kĩ năng từ ngữ học sinh tiếp thu được ở tiểu học,
là cơ sở để các em tiếp tục học tốt ở các bậc học sau. Chính vì vậy, việc phát triển
vốn từ cho học sinh tiểu học có vai trò rất quan trọng.
Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Vốn từ được sử dụng trong lời nói được
coi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ thống xây dựng môi trường Sư


phạm có định hướng, bởi trong ngôn ngữ lời nói không chỉ có thông tin mà còn có
ngôn ngữ tình cảm. Ngôn ngữ nói có thể tạo nên hiện thực tâm lý có sức mạnh đặc
biệt. Trên con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội, một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa
cần tạo ra những con người hoàn thiện về mọi mặt, trong đó phát triển vốn từ phong
phú nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Tuy nhiên, thực tiễn dạy – học từ ngữ ở bậc tiểu học nói chung, lớp 5 nói riêng
hiện nay còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. Nhìn chung các giáo viên tiểu
học đều cho rằng từ ngữ là một môn học khó cả đối với người dạy và người học.

Nhiều giáo viên còn lung túng khi dạy bài từ ngữ, phần lớn còn lệ thuộc vào sách
giáo khoa và sách hướng dẫn, chưa tạo được tình huống giao tiếp cụ thể, sinh động
để học sinh luyện tập sử dụng từ, chưa gây được hứng thú học tập của các em, tiết
học còn gò bó, nặng nề.
Về phía học sinh, qua các bài học từ ngữ, các em được trang bị một vốn từ
ngày càng phong phú nhưng hiện tượng học sinh chưa hiểu đầy đủ về từ, dùng từ
sai, không phù hợp với ngữ cảnh, còn nhiều vốn từ của các em chưa trở thành vốn
từ tích cực trong hoạt động tư duy và giao tiếp. Nhìn chung hiệu quả của giờ học từ
ngữ ở tiểu học chưa đạt yêu cầu mong muốn.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, từ ngữ nói
riêng trong hoạt động giao tiếp đã được nhiều nhà ngôn ngữ học và những người
nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng quan tâm.
Ở nước ta, đã có những cuốn sách, những bài viết nói về một số phương tiện
của từ trong hoạt động giao tiếp, trong ngôn bản.
Tuy nhiên, việc vận dụng quan điểm dạy ngôn ngữ, dạy từ theo hướng giao
tiếp vào từng phân môn của môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông là vấn đề còn
phải nghiên cứu. Việc dạy từ ngữ ở nhà trường tiểu học theo định hướng cho đến
nay nhìn chung chưa được nghiên cứu, vận dụng một cách cụ thể.
Xuất phát từ những vấn đè nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Một số dạng
bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5”. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
của việc dạy học tiếng Việt ở tiểu học.
2. Lịch sử vấn đề
Phương pháp dạy học đã có từ rất lâu và nó được coi là vấn đề cốt lõi của lí
luận dạy học. Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu việc áp dụng
phương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở nhà trường Phổ thông.


Từ những năm 1960, vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã đặt
ra trong ngành giáo dục nước ta. Năm 1998, hai tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn
Trí đã viết cuốn “ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học”. Cuốn sách không

phải là chuyên luận đi sâu vào một vấn đề cụ thể, nóng hổi đang đặt ra với các nhà
giáo dục. Tuy nhiên, sự thống nhất trong cả cuốn sách chính là quan điểm giao tiếp
trong dạy học Tiếng Việt, một định hướng dạy học nhằm phát triển ở học sinh công
cụ giao tiếp và công cụ tư duy. Năm 2003, Trần Bá Hoành cùng tác giả Nguyễn Thị
Hạnh, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí,… đã viết nhiều cuốn sách đi sâu nghiên cứu
vấn đề đổi mới phương pháp theo hướng tích cực như “ Áp dụng dạy và học tích
cực trong môn Tiếng Việt”, “ Áp dụng dạy và học trong môn văn học”…
Cùng với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học, việc đổi mới
phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung dạy học đã đề ra là một trong
những vấn đề đang được mọi người quan tâm. Trong cuốn “ Dạy và học môn Tiếng
Việt ở tiểu học theo chương trình mới”, tác giả Nguyễn Trí đã nhấn mạnh việc phối
hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh
trong dạy học Tiếng Việt.
Tác giả Trịnh Mạnh có bài “Dạy từ ngữ cho học sinh cấp một phổ thông”. Tài
liệu này có hai đóng góp quan trọng. Thứ nhất, là xác định được ba nhiệm vụ cụ thể
của dạy từ (chính xác vốn từ, phong phú vốn từ, tích cực hóa vốn từ). Thứ hai, là tài
liệu đã xác định nội dung cụ thể của việc dạy từ, nên dạy cái gì và không nên dạy
cái gì? Ngoài ba nhiệm vụ cơ bản mà Trịnh Mạnh đã đề cập, bài viết “Những điểm
mới làm cơ sở cho việc dạy và học môn Tiếng Việt ở trường Trung học cơ sở”
(Giáo dục số phụ, 1986). Tác giả Lê Cận có bổ sung thêm nhiệm vụ thứ tư của việc
dạy từ đó là “ Giúp học sinh chuẩn mực hóa vốn từ”. Nhiệm vụ này xuất phát từ
yêu cầu làm đẹp, làm trong sáng vốn từ của học sinh.
Tác giả Lê Phương Nga đã tiến hành “ Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu
học”. Đây là chương trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã giải quyết hai nhiệm
vụ : làm rõ khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh tiểu học và xác định được khả năng
sử dụng của các em. Tác giả đã đưa ra những con số thống kê về thực trạng nắm
nghĩa từ và sử dụng từ của học sinh. Từ việc đó tác giả phân tích rõ các đặc điểm
giải nghĩa từ và sử dụng từ của học sinh, đồng thời thấy được cả những lúng túng
của các em khi thực hiện những hoạt động này.
Luận án của tác giả Lê Hữu Tỉnh đã xây dựng “ Hệ thống bài tập rèn luyện

năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh tiểu học”. Luận án đưa ra một hệ thống bài
tập dạy từ cho học sinh tiểu học, với một cái nhìn toàn cục, tổng thể về diện mạo


của các bài dạy từ ở tiểu học. Tác giả đã phân tích về mục đích, ý nghĩa, tác dụng
của bài tập, các tiều loại bài tập. Hệ thống bài tập cho phép người sử dụng lựa chọn
từng bài vào điều kiện dạy học cụ thể. Có thể nói, vấn đề dạy từ cho học sinh tiểu
học không phải là vấn đề hoàn toàn mới, đã có rất nhiều tài liệu đều đã đề cập đầy
đủ và sâu sắc mọi khía cạnh của việc dạy từ như: dạy học sinh phát triển mở rộng,
hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa từ, hay rèn luyện kĩ năng dùng từ…và việc vận
dụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy tiếng Việt theo chương trình mới.
Tuy nhiên các tài liệu trên vẫn chưa đi sâu nghiên cứu về kiểu bài phát triển
vốn từ ở lớp 5. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp cho từng
tiết học, bài học, phù hợp với đối tượng học sinh để phát huy tính tích cực hoạt
động học tập của học sinh lớp 5 cũng chưa được các nhà giáo dục quan tâm nghiên
cứu cụ thể. Thế nhưng chính từ các tài liệu này chúng tôi đã tiếp thu được nhiều
điều bổ ích làm căn cứ cho việc đề xuất cách vận dụng một số phương pháp dạy học
tích cực vào dạy học kiểu bài phát triển vốn từ ở lớp 5 của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc của hệ thống bài tập, nội
dung và hình thức bài tập phát triển vốn từ ( theo chương trình và sách giáo khoa
hiện hành).
3.2. Các bài tập do đề tài đề xuất được sử dụng trong các giờ thực hành luyện
tập về từ trong những tiết dạy của các phân môn như chính tả, tập đọc, kể chuyện,
tập làm văn, luyện từ và câu; có sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh trong nhà
trường.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên đối tượng học sinh trường tiểu học Hải
Đình ( lớp 51 và 52)
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đề tài đưa ra một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5.

Hệ thống bài tập này phải mang tính sáng tạo, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm;
đồng thời phải phù hợp với mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 5; khắc phục được những
hạn chế và thiếu sót trong sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành. Mặt khác, đề tài
phải mang tính khả thi, được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả dạy học.
4.2. Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết được những nhiệm vụ
cơ bản sau:
Xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn của một số dạng bài tập phát triển
vốn từ cho học sinh lớp 5. Cụ thể, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các lĩnh vực khoa


học có liên quan thuộc Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Tâm lí học, Tâm lí lứa tuổi,
Tâm lí học sư phạm, Lí luận dạy học hiện đại, Phương pháp dạy học tiếng Việt;
nghiên cứu thực trạng dạy học từ ở tiểu học, đặc biệt là lớp 5. Trên cơ sở đó, phân
tích và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết nhằm xây dựng cấu trúc, nội dung
một số bài tập phát triển vốn từ và hình thức hướng dẫn học sinh luyện tập.
Xây dựng, giới thiệu cụ thể một số dạng bài tập.
Nêu phương hướng triển khai một số dạng bài tập vào thực tiễn dạy học ở tiểu
học. Đề tài phải trình bày được phương hướng triển khai một số dạng bài tập phát
triển vốn từ cho học sinh lớp 5 vào trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả giảng dạy.
Tổ chức thử nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thử nghiệm nhằm đánh giá
khả năng đưa các dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5 vào thực tế dạy
học tiếng Việt lớp 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã kết hợp sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp thống kê – phân loại, thống kê – so sánh
Phương pháp thống kê – phân loại được sử dụng trong liệt kê, phân loại hệ
thống bài tập, phân loại hệ thống từ nhằm đưa ra những con số chính xác về các
dạng bài tập trong sách Tiếng Việt tiểu học. Từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứu

tiếp theo.
Phương pháp thống kê – so sánh được sử dụng trong đối chứng kết quả thử
nghiệm.
5.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng trong các tiết dự giờ, quan sát học sinh trong
các hoạt động khác… để đánh giá mức độ và khả năng sử dụng từ của học sinh.
5.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng trong tìm hiểu thực tiễn dạy
học từ ở lớp 5 nói riêng, ở tiểu học nói chung. Thông qua dự giờ, quan sát, giáo viên
lập phiếu điều tra để nắm tình hình sử dụng từ của học sinh. Từ đó, nghiên cứu, xử
lí kết quả và rút ra được những kết luận làm cơ sở để xây dựng bài tập phát triển
vốn từ cho học sinh lớp 5.
5.4. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng trong thu thập ý kiến giáo viên, học sinh; thu thập tài liệu.


5.5. Phương pháp thử nghiêm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng trong khâu hoàn tất quá trình nghiên cứu
nhằm xem xét, xác nhận tính khả thi của bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5
mà đề tài nghiên cứu. Các thử nghiệm được sử dụng gồm:
- Thử nghiệm thăm dò nhằm thăm dò khả năng tực hiện của các dạng bài tập
mà đề tai đưa ra.
- Thử nghiệm dạy học nhằm kiểm chứng, đánh giá khả năng ứng dụng của hệ
thống bài tập vào các tiết dạy cụ thể trong môn Tiếng Việt lớp 5.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lí luận
Đề tài góp phần tìm hiểu thêm về từ tiếng Việt, nghiên cứu đặc điểm cấu tạo,
ngữ nghĩa, giá trị sử dụng từ trong ngôn ngữ và giao tiếp. Đây là những lớp từ quan
trọng được sử dụng trong nhiều loại văn bản và trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học từ nói riêng và dạy học

tiếng Việt nói chung qua việc xây dựng cơ sở khoa học của các dạng bài tập phát
triển vốn từ cho học sinh lớp 5.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề tài đã xây dựng được một số bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5
mang tính thực tiễn, giúp học sinh phát triển được vốn từ cũng như cách sử dụng
của một lớp từ mang tính biểu đạt cao.
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh trong
dạy và học tiếng Việt ở tiểu học.
7. Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm những phần sau:
Phần mở đầu bao gồm lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp
của đề tài, bố cục của đề tài.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập phát triển
vốn từ cho học sinh lớp 5.
Chương 2: Một số dạng bài tập phát triển vốn từ cho học sinh lớp 5.
Chương 3: Thử nghiệm dạy học
Phần kết luận – kiến nghị: Những kết quả đạt được của đề tài, đồng thời trình
bày những kiến nghị, đề xuất.


Tài liệu tham khảo: Thống kê 20 tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Phần phụ lục: giới thiệu phiếu điều tra về thực trạng dạy học từ ở lớp 5, đề bài
kiểm tra ( phiếu bài tập) dùng trong thực nghiệm thăm dò, giáo án thực nghiệm,
phiếu nhận xét các tiết dạy thực nghiệm, đề bài kiểm tra dùng trong thực nghiệm
kiểm tra đánh giá (thực nghiệm dạy học).



1.4.1

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT
TRIỂN VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, là phương
tiện giao tiếp. Nó được dùng để trao đổi những tâm tư tình cảm, dùng để thể hiện
những yêu cầu, mong muốn, dùng để trao đổi những kinh nghiệm… Ngoài ra ngôn
ngữ bao gồm những yếu tố và các đơn vị của ngôn ngữ, đó là: âm vị, hình vị, từ và
câu.
Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn được nghiên cứu tranh luận, trong
đó phương thức cấu tạo từ cũng như vậy. Từ chứa trong mình những giá trị vô cùng
sâu sắc.
Trước hết từ mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của
tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương đông. Đây là một hiện
tượng đặc trưng cho loại hình ngôn ngữ đơn lập. Chính vì vậy, làm giàu vốn từ cho
học sinh cũng là một trong những biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho người học.
1.1.1.1.
Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt với việc phát triển vốn từ cho học
sinh tiểu học.
1.1.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt
Các từ trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng, có một số
lượng rất lớn. Nhưng mỗi một từ không phải hoàn toàn khác biệt với những từ khác,
mà chúng có những điểm giống nhau. Những từ này hình thành những loại, những
lớp, những nhóm lớn nhỏ khác nhau trong lòng kho từ vựng. Dựa vào đó có thể
phân các từ thành các loại.
Các từ có thể có điểm giống nhau về âm thanh, chẳng hạn ở phần vần, ở

phần phụ âm đầu, hoặc ở tất cả thành phần âm thanh. Từ đó ta có các từ gần âm
hoặc đồng âm…
Các từ có thể giống nhau về kiểu cấu tạo, từ đó chúng hợp thành các kiểu từ
xét về mặt cấu tạo.
Các từ có thể có điểm giống nhau về ngữ nghĩa, từ đó hình thành những hệ
thống ngữ nghĩa với mức độ lớn nhỏ khác nhau: các trường nghĩa, các lớp từ gần
nghĩa, đồng nghĩa…


Các từ có thể có điểm giống nhau về nguồn gốc, về phạm vi sử dụng, về đặc
điểm phong cách. Chúng họp thành các lớp từ xét theo nguồn gốc ( các từ gốc Việt,
các từ vay mượn), các lớp từ nghề nghiệp, các lớp từ thuộc phong cách chức năng
khác nhau.
Trong ngôn ngữ còn có một loại hệ thống khác của các từ. Hệ thống này
đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của ngôn ngữ, cũng như trong hoạt
động của ngôn ngữ. Đó là hệ thống các từ được hình thành trên cơ sở các đặc điểm
ngữ pháp giống nhau của các từ. Dựa và những đặc điểm ngữ pháp giống nhau này,
người sử dụng ngôn ngữ có cơ sở để dùng từ khi nói, khi viết, để lĩnh hội khi nghe,
khi đọc, còn người nghiên cứu và học tập ngôn ngữ có cơ sở để phân chia các từ,
nhận biết được đặc điểm ngữ pháp của từ.
Nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt và chấp nhận một cách nhìn để làm việc
thì quan niệm về từ đã trình bày ở phần trên là có thể dùng được cho tiếng Việt. Có
thể phát biểu lại như sau:
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh,
có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.
Ví dụ: - nhà, người, áo, cũng, nếu,sẽ, thì,…
- đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách…
a. Đơn vị cấu tạo
Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi
là các âm tiết. Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị,

nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.
a.1. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn
ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết – âm tiết có giá trị hình thái
học.
- Về hình thức: nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết.
- Về nội dung: nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện. Chi ít nó cũng
có giả trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay không có mặt của một tiếng
trong một “ chuỗi lời nói ra” nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động nhất định về
mặt này hay mặt khác.
Ví dụ: - đỏ - đo đỏ - đỏ đắn – đỏ rực – đỏ khé – đỏ sẫm…
- vịt – chân vịt – chân con vịt…
a.2. Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ...
không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau.


Trước hết có thể thấy ở bình diện nội dung:
+ Có được những tiếng tự nó mang ý nghĩa, được quy chiếu vào một đối
tượng, một khái niệm như: cây, trời, cỏ, nước, sơn, hỏa, thủy, ái…
+ Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu được vào một đối tượng, một
khái niệm, nhưng có sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ hay không, sẽ làm cho
tình hình rất khác nhau. Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa của
chúng trong quá khứ lịch sử Tiếng Việt. Nhiều khi là kết quả của hiện tượng hao
mòn ngữ nghĩa đến mức tối đa như vẫn thường gặp.Ví dụ: (dai)nhách; (xanh)lè;
(áo)xống; (tre)pheo; (cỏ)rả; (đường)sá;(e)lệ; (trong)vắt; (nắng)nôi;…
+ Có những tiếng tương tự như trên, nhưng chúng lại xuất hiện trong những từ
mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều như thế cả (đều không quy chiếu vào một
khái niệm, một đối tượng, nếu tách rời nhau).Ví dụ: mồ - hôi – bồ - hòn – mì –
chính – a – pa – tít… Các từ ở đây có thể thuộc nguồn gốc Việt như: mồ hôi, bồ
hòn…
Nhưng cũng có thể thuộc nguồn gốc ngoại lai như: mì chính, a-pa-tít…

a.3. Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có hoạt
động tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại:
– Loại tiếng tự do: Có thể hoạt động tự do trong lời nói với tư cách từ. Thật ra
thì chúng là những tiếng mà tự than một mình đã đủ khả năng tạo thành từ. Chẳng
hạn: làng, xã, người, đẹp, nói, đi…
– Loại tiếng không tự do: Loại này gồm hai nhóm:
+ Những tiếng không tự do nhưng tự thân chúng có mang nghĩa: thủy, hỏa,
hàn, trường, đoản, sơn…
+ Những tiếng không tự do mà tự thân không mang nghĩa: (lạnh)lẽo;
(đen)nhánh; mồ, hôi, cà, phê…
Tuy nhiên, ranh giới của các loại tiếng không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Cần
phải lưu ý đến những trường hợp trung gian giữa loại này với loại kia, phạm vi này
với phạm vi kia.
b. Phương thức cấu tạo
Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng cách dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp
các tiếng lại theo lối nào đó.
b.1. Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ
đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.
Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa,…


đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp…
vì, nếu, đã, đang, à, ừ, nhỉ, nhé…
b.2. Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu
tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. Dựa vào
tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ
ghép Tiếng Việt như sau:
Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình
đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng:
Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố

như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không
trùng nhau.
So sánh: ăn khác ăn ở khác ăn nói khác ở khác nói…
Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu
hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa mà vốn rõ nghĩa nhưng bị bào
mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử,
người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá,
sầu muộn, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống…
Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong
những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.
Từ ghép chính phụ. Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào
thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò
phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hỏa, đường
sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, dưa hấu,… xấu bụng, tốt mã, lão hóa…
xanh lè, đỏ rực, thẳng tắp, sưng vù…
b.3. Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ
láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).
Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có
loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương
thức láy của tiếng Việt.
Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần
ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là
đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà
không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành... thì ta có dạng


láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy,
có thể phân loại từ láy như sau:
Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:
Láy hoàn toàn: Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai

thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của
chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu
tố được gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:
+ Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố
được nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, khăng khăng, lù lù,
lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm,đăm đăm…
+ Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu ở
đây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực, và bằng đứng
trước trắc đứng sau.
1.5

Bằng

Trắc

Ngang (1)

Hỏi (4) – Sắc (5)

Huyền (2)

Ngã (3) – Nặng (6)

Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hở, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững,
chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng… Tuy nhiên, ở
đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may, cuống cuồng…
+ Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy
luật dị hóa:
m – p – ng – c
n – t – nh – ch

Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, lôm lốp, hềm hẹp…
chan chat, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt…
khang khác, vằng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phắc…
anh ách, chênh chếch, đành đạch, phành phạch, rinh rich...
Láy bộ phận: Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần
vần thì được gọi là láy bộ phận. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai
lớp.
+ Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần. Ví dụ như: bập bênh, cò kè, ho he,
thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy… Trong
lớp này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải từ láy, nhưng vì quan hệ về
nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi, làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên


giữa các yếu tố đó nổi lên hang đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từ
láy. Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác, giữ gìn, sân sướng… Nghĩa của những từ như vậy
được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, đường sá, xe cộ, áo xống… Trong khi
xét sự đối vần ở đây, cũng cần lưu ý đến hiện tượng đối ứng ở âm chính. Hiện
tượng này không phải là quy luật toàn thể, nhưng đều đặn ở một số nhóm từ.
u đối với i: cũ kĩ, hú hí, xù xì, tủm tỉm, mũm mĩm…
ô – ê: ngô nghê, xồ xề, hổn hển…
o – e: ho he, vo ve, khò khè, nhỏ nhẻ…
i – a: rỉ rả, hí hoáy, xí xóa…
u – ă: tung tăng, hung hăng, vùng vằng, thủng thẳng…
u – ơ: ngu ngơ, khù khờ, cũn cỡn…
ô – a: hốc hác, mộc mạc, ngột ngạt…
ê – a: nghê nga, khề khà, rề rà, xuề xòa, hể hả…
+ Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ như: bâng khuâng, bơ vơ,
lưng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng,
lúng túng, co ro, lan man… Gần nửa số lượng từ láy vần có âm đầu của tiếng thứ
nhất là âm /l-/ và phần lớn chúng có chứa một tiếng còn rõ nghĩa. Tuy vậy, vẫn có

không ít từ mà cả hai tiếng đều không rõ nghĩa. Ví dụ như: bải hoải, hấp tấp, lập
cập, bầy hầy, thình lình, liểng xiểng, xớ rớ, lấc cấc…
Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng.
Tuy vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên
cơ chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng,
trơ trờ trờ... đủng đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàng
vàng...
Trên thực tế, số lượng từ láy ba tiếng và bốn tiếng không nhiều. Mặt khác, có
thể coi chúng chỉ là hệ quả, là bước "tiếp theo" trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng
mà thôi. Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn –
nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp...). Nhiều khi ta gặp những "cặp bài trùng"
giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt;
trụi lủi – trụi thui lủi; nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét lẹt – khét lèn lẹt...
Từ láy bốn tiếng thì tình hình cấu tạo có đa tạp hơn. Có thể là:
- Nhân đôi từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành e, a, ơ, à
cho phù hợp, hài hòa về âm vực giữa các vần, các thanh:
vớ vẩn – vớ va vớ vẩn


lề mề - lè mà lề mề
- Nhân đôi từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệu
thuộc âm vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp : bồi hồi – bồi hổi bồi
hồi.
- Nhân đôi từng tiếng của từ láy hai tiếng :
hùng hổ - hùng hùng hổ hổ
vội vàng – vội vội vàng vàng…
-Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất và
tiếng thứ ba thành /l-/ :
nhồm nhoàm – lồm nhồm loàm nhoàm
thơ thẩn


– lơ thơ lấn thẩn

Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từ
một từ gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một. Chẳng
hạn: bù lu bù loa; bông lông ba la... hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắng
nhắng bặng bặng nhặng...
Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm
từ cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa.
Điều này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn.
b.4. Từ các kiểu từ đã trình bày trên đây, tiếng Việt còn có một lớp từ mà
người bản ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng
có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách
chúng ra và gọi là các từ ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một
cách ngẫu nhiên. Lớp từ này có thể bao gồm:
- Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, kì
nhông, cà nhắc, mặc cả…
- Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán Việt) thông qua
con đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố của
chúng trước đây vốn rõ nghĩa, nhưng nay không được người Việt nhận thức được
nữa).
Ví dụ: mâu thuẫn, hi sinh, trường hợp, kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằn
thắn…
- Những từ vay mượn gốc Ấn – Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ
như: a-xít, mít tinh, sơ mi, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca cao, sô-cô-la…


Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mối
quan hệ quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập từ
ngữ, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật.

c. Biến thể của từ
Trong hoạt động của mình, một số từ tiếng Việt có thể có biến động về cấu
trúc. Tuy nhiên, cần nói rằng đó không phải là những biến dạng theo nguyên tắc
hình thái học như các dạng thức khác nhau của từ trong ngôn ngữ biến hình. Ở đây
chúng thường chỉ được coi là dạng lâm thời biến động hoặc dạng "lời nói" của từ.
Có nghĩa rằng, những biến động ấy không đều đặn, không thường xuyên ở tất cả
mọi từ. Chúng chỉ lâm thời xảy ra ở một số từ trong một số trường hợp sử dụng mà
thôi. Đại thể có những dạng biến động như sau:
c.1. Biến một từ có cấu trúc lớn, phức tạp hơn sang cấu trúc nhỏ, đơn giản
hơn. Thực chất đây là sự rút gọn một từ dài thành từ ngắn hơn. Ví dụ:
ki-lô-gam

-

ki lô/ kí lô

(ông) cử nhân -

(ông) cử

(ông) tú tài

(ông) tú

-

Xu hướng biến đổi này không có tính bắt buộc, không đều đặn ở mọi từ, và
nhiều khi chỉ vì lí do tiết kiệm trong ngôn ngữ. Không phải ngày nay Tiếng Việt
mới có hiện tượng rút gọn như vậy, mà những cặp từ song song tồn tại giữa một bên
là từ đa tiết với một bên là từ đơn tiết chứng tỏ rằng hiện tượng này đã có từ lâu.

Chẳng hạn:
ve ve

-

Ve

bươm bướm -

bướm

đom đóm

đóm

-

Rất nhiều tên gọi các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo, các danh nhân, địa
danh... trong Tiếng Việt ngày nay đã được rút gọn lại như vậy
Đảng Cộng sản Việt Nam -

Đảng

hợp tác xã

hợp

-

Xu hướng biến đổi một từ đơn giản thành một từ có cấu trúc phức tạp hơn,

trong Tiếng Việt hiện nay không thấy có. Rất có thể vì nó trái với nguyên tắc tiết
kiệm mà người sử dụng ngôn ngữ thường xuyên phải tính đến.


c.2. Lâm thời phá vỡ cấu trúc của từ, phân bố lại yếu tố tạo từ với những yếu
tố khác ngoài từ chen vào. Ví dụ:
khổ sở

-

lo khổ lo sở

ngặt nghẽo

-

cười ngặt cười nghẽo

danh lợi + ham chuộng -

ham danh chuộng lợi

Sự biến đổi theo kiểu này rất đa dạng, nhằm nhiều mục đích. Cũng có khi
người nói, với dụng ý ít nhiều mang tính chơi chữ, đã phá vỡ cấu trúc từ để dùng
yếu tố tạo từ với tư cách như một từ. Ví dụ:
tìm hiểu -

tìm mà không hiểu

đánh đổ -


đánh mãi mà không đổ...

1.6 1.1.1.1.2. Kết luận sư phạm
Từ những đặc điểm cấu tạo về từ, có thể nói từ là một trong những phương
thức thức cấu tạo quan trọng của tiếng Việt. Khi nghiên cứu về từ cần tìm hiểu về cả
mặt ngữ nghĩa và cấu tạo. Dựa vào cấu tạo để nhận diện và phân loại từ, đồng thời
căn cứ vào ngữ nghĩa để sử dụng từ đúng mục đích nhằm làm tăng giả trị gợi tả, gợi
cảm trong nói và viết.
Muốn có sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện về từ đòi hỏi người tìm hiểu cần có
sự nghiên cứu sâu và kĩ lưỡng. Tuy nhiên, đối với học sinh tiểu học thì việc học từ
chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện, phân loại và sử dụng từ. Chính vì vậy, để học sinh
nắm được đặc điểm cấu tạo dễ hiểu nhằm giúp các em nắm được kiến thức cơ bản.
Đồng thời, muốn dạy tốt từ cho học sinh tiểu học, mà cụ thể là học sinh lớp 5 nhằm
giúp các em phát triển vốn từ ngữ đòi hỏi giáo viên phải đưa ra biện pháp giảng dạy
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Ngôn ngữ không đứng yên mà nó luôn vận động theo sự phát triển của xã hội.
Mặt khác, vốn từ tiếng Việt lại vô cùng phong phú, mỗi từ đều được cấu tạo theo
một phương thức nhất định và mang một ý nghĩa nhất định. Các kiểu cấu tạo từ giữ
vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung ý nghĩa của từ. Chính vì vậy, trong
chương trình tiếng Việt ở bậc phổ thông, nội dung xác định các kiểu cấu tạo từ rất
được những nhà giáo dục quan tâm. Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp học sinh
dễ dàng nhận diện và phân biệt được các loại từ dựa trên đặc điểm cấu tạo.


1.1.1.2. Các lớp từ tiếng Việt và việc phát triển vốn từ cho học sinh tiểu
1.7
học 1.1.1.2.1. Các lớp từ tiếng Việt
Do tiếng Việt vốn có một khối lượng từ ngữ khá đồ sộ, nên ta cần phải sắp
xếp từ

vựng thành một hệ thống cụ thể để tạo điều kiện cho việc học tập,
nghiên cứu tiếng Việt, đồng thời giúp cho tiếng Việt hoàn thiện và phát triển.
Có thể phân chia các lớp từ tiếng Việt như sau:
- Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc
- Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng
- Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực
- Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng
a. Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc
+ Lớp từ bản ngữ
+ Lớp từ ngoại lai: Lớp từ gôc Hán ( từ Hán cổ và từ
Hán Việt) Các từ ngữ gôc Ấn – Âu ( chủ
yếu là Pháp)
* Lớp từ bản ngữ:
- Khái niệm: lớp từ bản ngữ hay còn gọi là lớp từ thuần Việt, là cốt lõi
của lớp từ vựng tiếng Việt, làm chỗ dựa và có vai trò điiều khiển, chi phối sự
hoạt động của mọi lớp khác.
Ví dụ: - tương ứng Việt – Mường: vợ, chồng, ông, ăn…
- tương ứng Việt – Tày Thái: bắt, bóc, gọt, vải…
- tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt – Mường đồng thời nhóm Bru
– Vân kiều: đêm, kéo, bốc, củi…
- tương ứng với nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer ở Tây Nguyên Việt
Nam: mưa, sấm, sét, nói…
- tương ứng vứi nhóm Việt – Mường và các ngôn ngữ Khmer khác:
sao, gió,
đất, lửa…
- tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày thái: ba, bể, bát…
- tương ứng Việt – Inđônexia: bố, ba, bu, mẹ, bác…
* Lớp từ ngoại lai:
- Khái niệm: những từ ngữ , mà chúng vay mượn, hoặc có nguồn gốc từ
ngôn ngữ khác.



- Phân loại: + Các từ ngữ gốc Hán
+ Các từ ngữ gốc Ấn – Âu
+).Các từ ngữ gốc Hán
- Các giai đoạn của quá trình tiếp xúc Hán – Việt:
+ giai đoạn 1: từ đầu công guyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ VIII)
+ giai đoạn 2: từ đời Đường ( thế kỉ VIII – X) trở về sau
-Có 2 loại từ gốc Hán:
+ từ Hán cổ: là những từ gốc Hán du nhập vào Tiếng Việt trong giai đoạn 1,
ví dụ: chè, ngà, chén, chém, buồn, mùi, cưa…
+ từ Hán – Việt: là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn
2, mà người Việt đã đọc thành âm chuẩn của chúng theo ngữ âm của mình, ví dụ:
trà, mã, trọng, khinh, cận, nam, nữ…
-

Đặc điểm:

+ chúng được Việt hóa, cải tổ về mặt ngữ âm, ví dụ: cử nhân – cử, cận – gần,
tiểu đông – tiểu…
+ khả năng nhập hệ của các từ gốc Hán rất không đông đều, nhiều từ không dễ
được người sử dụng nhận ra là có nguồn gốc Hán, ví dụ: cô, cậu, cao, thấp, bà…
+ nhiều từ gốc Hán không giữ nguyên được ý nghĩa của nó, ví dụ: từ “bạc”
(mỏng – quên ơn), từ “khinh” (nhẹ - coi thường)
Các từ gốc Hán có vị trí rất đặc biệt trong từ vựng Tiếng Việt, gia nhập vào
mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt
+) Các từ ngữ gốc Ấn – Âu
- Các từ ngữ gốc Ấn – Âu du nhập vào Tiếng Việt từ khi nước ta bị người
Pháp xâm lược
- Đặc điểm:

+ sự biến đổi ngữ nghĩa của các từ ngữ này không rõ rệt khi du nhập vào
Tiếng Việt, nhưng bộ mặt ngữ âm của chúng lại được cải tổ rõ rệt, ví dụ: poste –
bốt, bôt – bốt, cafe – cà phê, gare – gar…
+ người Việt có xu hướng rút ngắn độ dài các từ gốc Ấn – Âu: sou – xu, chef –
xếp, valse – van…
+ ứng xử của các đơn vị từ ngữ gốc Âu trong Tiếng Việt khá đa dạng: những
từ đơn tiết thì khả năng nhập vào Tiếng Việt càng mạnh, ví dụ: lốp, dạ, len, ga, ray,
gác, bốt…; những từ đa tiết, đặc biệt là 3 âm tiết trở lên, thì dấu ấn ngoại lai còn rất
rõ: xà phòng, may ô, sô cô la, pa nen…


b. Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng:
+ Thuật ngữ
+ Từ ngữ địa phương
+ Từ ngữ nghề nghiệp
+ Tiếng lóng
+ Lớp từ chung
* Thuật ngữ
- Khái niệm: những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được
xác định chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học.
- Đặc điểm: tính chính xác: chính xác, chủn tắc về nội dung và khái niệm; tính
hệ thống:mỗi thuật ngữ nằm trong một hệ thống nhất định, hệ thống ấy phải chặt
chẽ từ nội dung, đến hình thức; tính quốc tế: trước hết phải quốc tế hóa về mặt nội
dung, là biểu hiện của thống nhất khoa học.
Ví dụ: trong hóa học có: chất, đơn chất, hợp chất, chất vô cơ, chất hữu cơ, hợp
chất vô cơ, hợp chất hữu cơ….
* Từ ngữ địa phương
- Khái niệm: là những từ thuộc một phương ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc
và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó.
- Đặc điểm: chỉ sự khác biệt về vựng từ chứ không phải ngữ âm; có những từ

không có từ tương ứng, lại có những từ có từ tương ứng trong ngôn ngữ chung, có
từ vốn là từ cổ trong của từ tương ứng trong ngôn ngữ chung, có từ là từ đồng âm
với từ trong từ vựng chung.
Ví dụ: măng cụt, sầu riêng…; má-mẹ, mắc cỡ - xấu hổ; chí – chấy…
* Từ nghề nghiệp
- Là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong
phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó.
- Đặc điểm: lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít
quen; những nghề thủ công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp có nhiều từ nghề
nghiệp hơn cả; sự hoạt động của các từ nghề nghiệp không đều, có từ rất hạn chế,
có từ thì đã đi vào vốn từ vựng chung.
Ví dụ: nghề thợ mộc có bào cóc, bào xoa…; nghề hát tuồng có đào, kép, lão
trắng, lão đỏ, mụ ác, mụ lành…


* Tiếng lóng
- Khái niệm: từ ngữ do những nhóm người, lớp người trong xã hội dùng để gọi
tên là những sự vật, hiện tượng, hành động…vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng
chung, nhằm giữ bí mật nội bộ.
- Đặc điểm: mỗi một tiểu xã hội đều có thể có những từ ngữ riêng, được sử
dụng riêng nhằm giữ những bí mật hoặc đùa vui riêng; tiếng lóng có tên gọi tương
ứng trong lớp từ vựng chung; tiếng lóng có tính mốt và tính thời sự, và khi tính chất
mốt của tiếng lóng bị mất đi thì nó cũng bị xóa bỏ, tiếng lóng rất ít khi đi vào vốn từ
vựng chung.
Ví dụ: dân phi công có tiếng lóng: lính phòng không (giai chưa vợ), lái F (vợ
trẻ, chưa con)…
* Lớp từ chung
- Khái niệm: trừ từ ngữ thuộc các lớp từ sử dụng hạn chế, số còn lại là lớp từ
vựng chung.
- Đặc điểm: gồm những từ ngữ mà mọi người có thể sử dụng rộng rãi; có khối

lượng từ ngữ lớn; đống vai trò nền tảng của ngôn ngữ.
Ví dụ: cây, lá, hoa, bố, mẹ, bàn, ghế,vv…
c. Phân lớp từ ngữ theo tần số sử dụng ( từ ngữ tích cực và tiêu cực)
- Từ ngữ tích cực
- Từ ngữ tiêu cực:
+ Từ mới
+ Từ cũ: từ cổ và từ lịch sử
* Từ ngữ tích cực
- Khái niệm: là những từ được mọi người sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.
- Đặc điểm: thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp, ở dạng này hay dạng
khác, nói hay viết, độc thoại hay đối thoại, có tần số xuất hiện cao, độ phân bố lớn;
là thành phần cơ bản, trụ cột của từ vựng.
Ví dụ: rau, cháo, cơm, hoa, đẹp, xấu, anh, con trai, cô gái…
1.8 *Từ ngữ tiêu cực
• Từ mới
- Khái niệm: là những từ xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không phù hợp,
thỏa mãn với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng.


×