Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận cao học quan niệm của chủ nghĩa mác lênin về con người và vấn đề xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.23 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là chủ thể sáng tạo nền văn hóa, văn minh nhân loại và là
động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Con người cũng là
sản phẩm kì diệu, là giá trị cao nhất của toàn bộ sự phát triển thế giới vật chất
và tinh thần, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.
Con người ở vị trí trung tâm của tiến trình lịch sử. Chính vì vậy, con người
trong tư duy nhân loại, không chỉ là vấn đề thực tiễn mà còn là vấn đề cốt lõi
của toàn bộ các lí luận xã hội và nhân văn, kinh tế và quản lý, kỹ thuật và
công nghệ
Chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Thực tiễn thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong
những thập kỷ qua, nhất là sau hơn 20 năm đổi mới, đã khẳng định sự đúng
đắn của những quan điểm của Đảng về chiến lược phát triển con người và
nhìn nhận con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển kinh tế xã hội. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới một mặt tạo ra
tiền đề cơ bản để đất nước ta tiếp tục phát triển vì hạnh phúc của con người,
mặt khác cũng đang đặt ra những đòi hỏi thách thức đối với mỗi con người
Việt Nam hôm nay. Thêm nữa sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế đang đưa đến cả những tích cực
và tiêu cực vào quá trình chuyển biến tâm lý, tư tưởng, đạo đức của con người
Việt Nam. Trong khi đó vẫn còn có những cách hiểu cách làm khác nhau,
không nhất quán và thiếu đồng bộ về quản lý, sử dụng, đào tạo phát huy nhân
tố con người. Chính vì thể, một đòi hỏi tất yếu đặt ra đó là phải nghiên cứu
con người, đưa ra những phương hướng và biện pháp cụ thể cho việc xây
dựng con người mới – con người Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
Đặc biệt hơn, thế giới loài người đang bước những bước đi đầu tiên của
thế kỷ XXI – thế kỷ của sự phát triển rực rõ những giá trị nhân văn và năng
lực trí tuệ của con người. Con người đã và đang sáng tạo ra cuộc sống – văn


1


hóa ngày càng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn hiểm họa cho chính bản thân
mình. Thế giới sẽ đi về đâu? Tương lai loài người sẽ như thế nào? Những câu
hỏi đó không ai khác ngoài con người phải tự giải quyết. Bởi vậy, hơn lúc nào
hết, vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hôm nay cần phải được xây
dựng trên một thế giới quan tiến bộ, một cách nhìn tổng quan, khoa học và
phức hợp về con người.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Con người luôn là vấn đề trung tâm của triết học và là đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhát là những năm gần đây, những
vấn đề về xây dựng con người mới, về sự phát hiện và làm sáng tỏ các khía
cạnh khác nhau của quá trình hình thành con người mới dưới góc độ triết học
đã được nhiều học giả quan tâm.
- Phạm Như Cương. Về vấn đề xây dựng con người mới. Nxb Khoa
học xã hội – 1978
- Đặng Xuân Kỳ. Mối quan hệ giữa các thế hệ trong việc xây dựng con
người mới. Nxb Khoa học xã hội – 1987
- Trần Nhâm. Mấy vấn đề phương pháp luận của việc xây dựng con
người mới ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Tạp chí Triết học. Số 3 – 1981
- Nguyễn Hoàng. Một số suy nghĩ về việc tiến hành giáo dục phẩm chất
và đạo đức cách mạng, đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực. Tạp chí Giáo dục
lý luận. Số 2 – 1984
Nhìn chung, các tác giả phân tích dưới góc độ phương pháp luận, cũng
có tác giả nghiên cứu dưới góc độ riêng biệt của phẩm chất hoặc về phương
diện sư phạm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích làm sáng tỏ bản chất con người dưới góc độ triết học,

đặc biệt theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khóa luận nghiên cứu
vấn đề xây dựng con người mới trong thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam

2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục đích trên, khóa luận phải đặt ra cho
mình những nhiệm vụ:
- Trình bày quan điểm con người trong triết học và các yếu tố tác động
đến sự phát triển của con người, làm nền tảng cho việc xây dựng con người
mới ở Việt Nam hiện nay.
- Xem xét những yếu tố tác động tới việc xây dựng con người mới ở
Việt Nam
- Nêu ra phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng con người mới ở
Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình làm khóa luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu,
trong đó chủ đạo là:
Dựa vào những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Phương pháp nghiên cứu, phân tích, chọn lọc, tổng hợp các tư liệu, hệ
thống hóa các tri thức
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
- Nghiên cứu vấn đề xây dựng con người mới từ góc độ triết học
- Nêu ra những phương hướng, giải pháp xây dựng con người mới một
cách phù hợp với thực tiễn

3



NỘI DUNG
Chương I: CON NGƯỜI VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN CO NGƯỜI
1.1. Khái lược quan niệm của triết học về con người
1.1.1. Quan điểm phi Mácxít
1.1.1.1. Con người trong triết học phương Đông
Có thể thấy, vấn đề quan trọng hàng đầu trong triết học phương Đông
về con người là vấn đề nguồn gốc, bản chất con người và con đường, phương
pháp giải phóng con người. Khảo sát tư tưởng về con người trong triết học Ấn
Độ qua Kinh Vêda, Kinh Upanisad và Phật giáo.
Trong triết học Trung Quốc cổ đại, khảo sát tư tưởng về con người qua
tư tưởng của Khổng Tử, Manh, Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử
1.1.1.2. Con người trong triết học phương Tây
Một trong những đặc điểm quan trọng của triết học phương Tây là con
người được tập trung nghiên cứu khá toàn diện. Thời Hy Lạp – La Mã cổ đại
khảo sát tư tưởng của Scrate, Platon, Đêmôcrit. Khảo sát những tư tưởng thời
Trung cổ của Tômát Đacanh, Ôguýtxtanh về con người. Đến thời Phục hưng,
khảo sát tư tưởng của Thomas Hopxo, John Locke, Becoly. Thời kỳ triết học
cổ điển Đức, những tư tưởng về con người rất phát triển với đại biểu là
Hêghen và Phoiơbắc
Có thể nói rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác,
đều không phản ánh đúng bản chất con người. Nhìn chung, các quan niệm
trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa một mặt nào
đó của con người.
1.1.2. Quan điểm Mác xít về con người
1.1.2.1. Quan điểm về con người
Triết học Mác khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa
yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Thứ nhất, mặt sinh học của con người thể
hiện ở tiền đề vật chất đầu tiên là con người mang tất cả bản tính sinh học,

tính loài. Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm – sinh lý,
4


các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con
người. Thứ hai, mặt xã hội của con người thể hiện ở vai trò của lao động sản
xuất ở con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất
ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình, hình thành và
phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xã hội.
1.1.2.2. Quan điểm về bản chất con người
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C. Mác đã nêu lên luận
đề nổi tiếng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa những quan hệ xã hội”. Luận đề trên khẳng định rằng con người
luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định,
một thời đại nhất định. Bằng hoạt động thực tiễn của mình, tạo ra những giá
trị vật chất và tinh thần, để tồn tại và phát triển. Và chỉ trong toàn bộ các mối
quan hệ xã hội đó, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
1.2. Những yếu tố tác động đến sự phát triển con người
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm điều kiện tự nhiên – hệ sinh có ý nghĩa
quan trọng ở chỗ nó là không gian sống của con người, cung cấp tài nguyên
thiên nhiên cho con người…tác động của nó có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt
sinh học với việc xây dựng và phát triển con người. Môi trường tự nhiên còn
tác động đến sự phát triển của con người thông qua tác động của nó tới các
yếu tố xã hội như kinh tế, văn hóa…
1.2.2. Hoàn cảnh xã hội
1.2.2.1. Chế độ chính trị xã hội
Trong sự phát triển con người, chế độ chính trị có vai trò đặc biệt quan
trọng. Thứ nhất, thể chế chính trị ảnh hưởng trước hết tới hệ tư tưởng của con

người. Thứ hai, thể chế chính trị của một đất nước sẽ quy định các yếu tố còn
lại như. Nó định hướng cho tất cả những nhân tố sau phát triển.
1.2.2.2. Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế tác động tới thể chất con người, tới nhu cầu phát triển của
con người, tới các yếu tố còn lại của đời sống con người như: văn hóa, giáo
5


dục… Như vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - hoạt động trực tiếp
nhất, con người góp phần cải tạo, thúc đẩy kinh tế đồng thời đây là một nhân
tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển con người
1.2.2.3. Giáo dục
Trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển con người, giáo dục là
yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất, mạnh mẽ nhất. Giáo dục quyết định
phương hướng, nội dung, mức độ của sự phát triển. Giáo dục cũng can thiệp
và điều chỉnh các yếu tố khác, làm cho yếu tố đó phát huy tác dụng cao nhất
với sự phát triển con người. Tuy nhiên,cần kết hợp chặt chẽ giáo dục và tự
giáo dục
1.2.2.4. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán
Bản sắc văn hóa góp phần hình thành ở con người những nét tính cách
văn hóa riêng mang dáng dấp của nó. Hay nói cách khác, văn hóa của dân tộc
thời đại được chuyển hóa thành văn hóa riêng ít nhiều ở mỗi con người, điều
tiết và chi phối con người phát triển theo cái khung đó.
1.2.3. Hoạt động của cá nhân
Hoạt động của cá nhân mới là con đường quyết định trực tiếp đối với
sự nghiệp xây dựng và phát triển con người. Hoạt động cá nhân là điều kiện
nhận thức thế giới, cải tạo bản thân mình. Yêu cầu của hoạt động càng cao, thì
mức độ hoàn thiện của con người càng lớn. Hoạt động cá nhân con người càng
phong phú, tinh vi thì con người càng hoàn thiện và càng sâu sắc bền vững.
1.2.4. Vai trò của việc xây dựng con người mới đối với sự phát triển xã hội

Chính việc xây dựng xã hội mới nhằm xây dựng con người lấy con
người là trọng tâm với sự kết hợp hài hòa hai mục tiêu kinh tế và xã hội, Tức
là chỉ rõ vai trò của con người với sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội hiện
nay thông qua các chỉ số cụ thể, trong đó nổi lên tư tưởng hàng đầu lấy con
người là trung tâm của sự phát triển, Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu
vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân là nguyên tắc nhất quán
trong mọi giai đoạn phát triển

6


Chương II: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1. Tính cấp thiết của vấn đề xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Khái lược về con người Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam là nước có dân số lớn. Thứ hai, trình độ dân trí
nước ta hiện nay ở mức khá song không đồng đều trong cả nước. Thứ ba, về
sức khỏe thể lực của con người Việt Nam hiện nay tăng lên rõ rệt tuy nhiên
vẫn còn một số hạn chế nhất định. Thứ tư, con người Việt Nam mang trong
nó những phẩm chất truyền thống quý báu của dân tộc. Thứ năm, con người
Việt Nam hiện nay chịu sự chi phối chủ đạo của hệ tưởng Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Thứ sáu, sự phát triển của con người liên quan chặt chẽ
đến vấn đề sử dụng, đào tạo, và quản lý con người.
2.1.2. Yêu cầu phát triển của việc xây dựng con người mới Việt Nam hiện
nay
Xây dựng con người mới là mục tiêu cơ bản có tính chất cương lĩnh
của Đảng, đồng thời là nhân tố để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn chỉ ra
rằng, việc xây dựng con người mới là một quá trình đấu tranh gian khổ, gay
go phức tạp, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn cần
thiết. Chỉ khi nhận thức đúng những điều kiện khách quan và biết nhận thức,

vận dụng đúng điều kiện khách quan vào hoàn cảnh thực tế thì mới giúp
chúng ta khắc phục những sai lầm, xây dựng thành công con người mới ở
Việt Nam hiện nay
2.2. Ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội với việc
xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thứ nhất, Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi,
tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, tác động đến con người. Thứ hai,
sự khác biệt khí hậu từng vùng khá rõ rệt và ảnh hưởng nhất định đến tình
cảm cũng như tính cách con người. Như vậy, ảnh hưởng của thiên nhiên với

7


con người như thế nào, mức độ nào, phụ thuộc vào chế độ xã hội, mà chế độ
xã hội do phương thức sản xuất quyết định.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế
2.2.2.1. Nền sản xuất nhỏ và tác động của nó
Nền sản xuất nhỏ Việt Nam đã tạo ra ưu điểm đó là tạo lập được một
nền kinh tế nhất định với những phẩm chất truyền thống: yêu nước, dũng
cảm, giản dị, chất phác... Tuy nhiên, hạn chế của nền sản xuất nhỏ là rất lớn
đó là: làm ăn manh mún, tính tư hữu, tư duy thiển cận, cơ sở kỹ thuật thủ
công lạc hậu, phân công lao động tự nhiên truyền thống, tâm lí bám làng bám
đất với nền kinh tế tự cung tự cấp trong vòng vây của nghèo đói, lạc hậu.
2.2.2.2. Nền kinh tế thị trường và sự hội nhập, hợp tác quốc tế hiện nay
Nền kinh tế thị trường Việt Nam, nhìn từ góc độ tích cực đã tạo điều
kiện cho sản xuất mở cửa, tạo ra sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Thứ
hai, tạo ra lối suy nghĩ không chỉ nghĩ đến lợi ích thiết thực trước mắt mà cả
lợi ích lâu dài. Thứ ba, nền kinh tế thị trường sự vươn tới công bằng bình
đẳng. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế thị trường vẫn còn có

những tác động tiêu cực đó là: giao thoa giữa cái cũ và cái mơi, thương mại
hóa các quan hệ xã hội, lối sống chạy theo đồng tiền, lối song ích lỷ tư sản, sự
tha hóa con người, những hiện tượng tham ô, hối lộ, lừa đảo.
Toàn cầu hóa cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong thời đại
ngày nay. Nó cũng đã tạo ra rất nhiều thời cơ thuận lợi và có ý nghĩa tích cực,
cụ thể: phát triển tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Thứ hai tạo điều kiện đổi
mới cách thức lãnh đạo, quản lý sâu rộng. Thứ ba, đề cao trách nhiệm cá
nhân. Tuy nhiên, nó cũng xuất hiện và tồn tại những hạn chế nhất định đó là
tránh tụt hậu xa về kinh tế vừa phải lo chệch hướng về chính trị… sự phân
hóa giàu nghèo, nguy cơ tiềm ẩn cho mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội
mà còn ở đạo lý làm người
2.2.3. Đặc điểm xã hội
2.2.3.1. Chế độ phong kiến và tác động của nó
Tác động tích cực của chế độ phong kiến Việt Nam là: Thứ nhất, xây
dựng trật tự xã hội với những quan hệ xã hội mang tính nguyên tắc. Thứ hai,
8


chế độ phong kiến đã để lại những truyền thống đạo lý quý báu. Thứ ba, cụ
thể hóa mô hình lý tưởng về con người Nho giáo có đạo đức làm khuôn mẫu
hướng tới Tuy nhiên, chế độ phong kiến còn tồn tại rất nhiều những hạn chế
nhất định là: trật tự khắt khe của những quan hệ gia trưởng, là trật tự nghiệt
ngã đã kìm hãm trí tuệ tình cảm và năng lực của con người, bệnh bảo thủ trì
trệ và đầu óc gia trưởng tác oai tác quái trong đời sống hàng ngày, coi thường
lớp trẻ, khinh miệt phụ nữ, chủ nghĩa quan liêu, tư tưởng danh lợi… Điều này
gây cản trở lớn cho công cuộc xây dựng con người mới
2.1.2.3. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới
Chủ nghĩa thực dân xâm nhập làm phát triển nền kinh tế hàng hóa, kinh
tế thị trường ở miền Nam. Thêm nữa, đó là sự phát triển của các đô thị mới ở
miền Nam, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, kéo theo những mặt

phản động nhất của văn hóa tư sản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa để nô dịch
quần chúng, cũng như chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa tư do tuyệt đối,
chủ nghĩa thực dụng…
Thời kỳ này, dưới góc độ ảnh hưởng của chiến tranh chính nghĩa đã
biến con người Việt Nam thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng nền tảng để xây dựng lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Song, xét từ góc
độ khác, chiến tranh đã để lại những vết thương, những hậu quả nặng nề, đó
là nỗi đau da thịt, mất mát về thể xác mà đó còn là nỗi đau tinh thần
2.3. Ảnh hưởng của các giá trị truyền thống trong xây dựng con người
mới ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Mặt tích cực của các giá trị truyền thống
2.3.1.1. Chủ nghĩa yêu nước.
Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước trở
thành giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước ở
mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước,
đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Tinh thần
yêu nước phát triển cao độ trở thành chủ nghĩa yêu nước trở thành một trong
những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta.
2.3.1.2. Truyền thống cần cù lao động
9


Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm võ cũng là một giá trị đạo đức nổi
bật trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. Lao động cần cù như một yêu cầu
tất yếu để đảm bảo cho sự sinh tồn của dân tộc. Lối sống thực dụng, sống xa
hoa, lãng phí hoàn toàn xa lạ với cách sống giản dị của con người Việt Nam.
Sống giản dị, tiết kiệm; sống lao động cần cù; sống bằng sức lao động của
chính bản thân là cách sống đẹp, sống có nhân cách cao cả.
2.3.1.3. Tôn trọng các giá trị đạo đức
Các giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam bao gồm: truyền thống đoàn

kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý
trọng con người…Ngoài những giá trị nói trên, dân tộc Việt Nam còn có
nhiều giá trị đạo đức khác tạo nên cốt cách con người Việt Nam, như đức tính
khiêm tốn, lòng thuỷ chung, tính trung thực...
2.3.2. Mặt hạn chế của các giá trị truyền thống
Tuy nhiên, trong nội dung của các giá trị đạo đức mang truyền thống
dân tộc còn có những hạn chế nhất định như: tâm lý phủ định cá nhân, san
bằng cá tính, dẫn đến chủ nghĩa bình quân, địa phương, bè phái, cục bộ, thiếu
duy lý, không logic, thiếu khách quan, thiếu tinh thần pháp luật, tâm lý cố thủ,
không dám vươn lên khám phá, không năng động... Sức ì của truyền thống lạc
hậu sẽ ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến lên.
2.4. Ảnh hưởng của thời đại trong xây dựng con người mới ở Việt Nam
hiện nay
2.4.1. Sự suy thoái của chủ nghĩa xã hội
Thập niên 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của “bước thụt lùi” này. Đứng
trước sự công kích, rêu rao của các học giả tư sản, sự tấn công của các thế lực
phản động, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng phải nhận thức được một
cách sâu sắc, đúng đắn rằng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
đã, đang và sẽ là cơ sở lý luận, phương pháp luận của Đảng Cộng sản Việt
Nam, là cơ sở và nền tảng cho chủ thuyết phát triển trong thời kỳ quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hội.
2.3.2. Cách mạng khoa học kỹ thuật
10


Sự phát triển xã hội với nhịp độ nhanh chóng chưa từng thấy của cách
mạng khoa học kỹ thuật, đặc trưng nổi bật của nó là khoa học – kỹ thuật – sản
xuất gắn kết với nhau chặt chẽ trong quá trình, khoảng cách giữa phát minh
khoa học và đổi mới kỹ thuật được rút ngắn chưa từng thấy. Thêm nữa, cách

mạng khoa học kỹ thuật với sự hình thành và phát triển của công nghệ thông
tin đã đưa loài người sang một nền văn minh mới: văn minh hậu công nghiệp
– văn minh tin học. Điều đó đưa đến những thuận lợi mà không gì có thể sánh
được, kèm theo những hạn chế, mặt trái không tránh khỏi của sự phát triển đó.
2.3.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin – hệ tư tưởng tiến bộ nhất, khoa học nhất
của thời đại soi đường cho công cuộc phát triển đất nước và con người
hiện nay
Chủ nghĩa Mác – Lênin lại càng có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển
của đất nước ta hiện nay. Cụ thể: Thứ nhất, triết học Mác – Lênin giúp từng
bước làm sáng tỏ đặc trưng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Thứ hai, triết học Mác – Lênin giúp nhận thức các mối quan
hệ biện chứng, sự tương tác giữa các bộ phận cơ bản tạo thành cơ cấu và cơ
chế vận động, phát triển của xã hội Việt Nam. Thứ ba, triết học Mác – Lê nin
giúp nhận thức các động lực phát triển của đất nước. Và thứ tư, triết học Mác
– Lênin giúp nhận thức những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của thế
giới và khu vực hiện nay.

11


Chương III: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY
DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Phương hướng nhằm xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Phát triển toàn diện nền kinh tế, thực hiện thắng lợi quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
3.1.2. Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị
3.13.. Phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe con người
3.2.4. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo con người toàn diện
3.2. Giải pháp nhằm xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Về mặt kinh tế

3.2.2.1. Hoàn thiện các chính sách kinh tế
3.2.2.2. Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội
3.2.2. Về mặt chính trị
3.2.2.1. Giữ vững và ổn định chính trị
3.2.2.2. Dân chủ về chính trị
3.2.3. Về mặt xã hội
3.2.3.1. Vấn đề văn hóa
3.2.3.2. Vấn đề y tế
3.2.3.3. Các vấn đề xã hội khác
3.2.4. Về giáo dục đào tạo
3.2.4.1. Từng bước nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng yêu cầu của xã hội
3.2.4.2. Coi trọng ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy
hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu về con người cho phát triển
3.2.4.3. Chú trọng công tác tự giáo dục, tự ý thức rèn luyện
3.2.4.4. Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội
3.2.5. Đấu tranh chống những ảnh hưởng tiêu cực với việc xây dựng con
người mới
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường
- Yếu tố lạc hậu của văn hóa truyền thống và yếu tố phản động của văn hóa ngoại lai
- Mặt trái của khoa học công nghệ, đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin
- Bên cạnh đó, còn là tính lạc hậu của ý thức xã hội

12


KẾT LUẬN
Vấn đề con người trong triết học được đặt ra và giải quyết dưới nhiều
trường phái triết học khác nhau trong lịch sử song các quan niệm trên đều
xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa một mặt nào đó của
con người. Chỉ đến triết học Mác – Lênin, con người mới được xem xét toàn

diện nhất, được soi chiếu cả hai mặt tự nhiên và xã hội, nghiên cứu sâu bản
chất của con người. Triết học Mác – Lê nin đã khắc phúc được những hạn chế
của các trường phái triết học duy tâm và duy vật cũ trong lịch sử, đưa ra một
lý luận khoa học và hoàn chỉnh về con người, là nền tảng lý luận cho việc
nghiên cứu con người trong hiện thực, đặc biệt nghiên cứu vấn đề xây dựng
con người mới trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Vận dụng những lý luận về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin vào
con người thực tiễn ở Việt Nam, có thể thấy toàn bộ dòng chảy xã hội bao giờ
cũng nhấn mạnh đến yếu tố con người và coi trọng sự nghiệp xây dựng con
người. Con người Việt Nam phát triển luôn trong lòng một chế độ xã hội nhất
định, gắn với một thời điểm lịch sử cụ thể. Chính con người là chủ thể của sự
phát triển lịch sử xã hội, là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần của nhân loại. Bởi vậy, việc nghiên cứu những yếu tố truyền thống
và thời đại ảnh hưởng đến con người thực chất là làm rõ sự tác động của
những nhân tố bên ngoài, chỉ ra tính hai mặt trong mỗi nhân tố trong xây
dựng con người mới ở Việt Nam.
Trên những cơ sở đã xác định rõ ràng, khóa luận đưa ra những phương
hướng và biện pháp xây dựng con người mới một cách phù hợp với thực tiễn.
Đó là những phương hướng chiến lược lâu dài trong phát triển con người,
được cụ thể hóa thành những biện pháp trong các lĩnh vực: kinh tế, xã hội,
giáo dục đào tạo và công tác phát triển Đảng. Song, thức chất đó là quá trình
nâng cao không ngừng vai trò chủ thể, tự giác, tích cực, sáng tạo của con
người, tạo ra động lực cho sự phát triển xã hội và sự hoàn thiện của chính bản
thân con người.

13


Khái quát những tư tưởng căn bản về con người từ trước đến nay, đặc
biệt hơn có nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường

lối quan điểm của Đảng, khóa luận đã nghiên cứu vấn đề xây dựng con người
mới dưới góc độ triết học. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, khóa luận
còn tồn tại nhiều thiếu sót đó là việc nghiên cứu mới chỉ ở một khía cạnh nhỏ,
chưa bao quát được toàn bộ vấn đề, và hệ thống những biện pháp đề xuất ở
mức khiêm tốn. Sau này, nếu có điều kiện nghiên cứu thêm, sẽ bổ sung và đề
những tri thức trên hoàn thiện hơn.

14



×