Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề+HDC môn sinh 9 thi chọn HSG huyện năm hoc 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.63 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THẠCH HÀ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2016 - 2017

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN: SINH HỌC 9
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Ngày thi 29 / 11 / 2016

(Đề thi có 01 trang, gồm 5 câu)

Câu 1:
a. Trong giờ thực hành mổ cá chép để quan sát cấu tạo trong, khi mổ bạn Tuấn
không may thúc mũi dao phải lòng bàn tay của mình đã gây ra một vết thương nhỏ
làm chảy máu, lượng máu chảy nhiều và lan đều trên vết thương.
Bằng sự hiểu biết của mình hãy nhận biết vết thương, xây dựng phương án sơ
cứu, các thiết bị cần dùng, các bước sơ cứu và rút ra kết luận khi sơ cứu?
b. Trong vòng tuần hoàn lớn, máu vận chuyển trong động mạch và máu vận
chuyển trong tĩnh mạch có những điểm khác nhau cơ bản nào? Tại sao khi tiêm thuốc
chữa bệnh người ta thường tiêm vào tĩnh mạch mà không tiêm vào động mạch?
Câu 2:
a. Ở một loài thực vật có hoa lưỡng tính, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với gen a quy định hoa trắng. Có một cây hoa đỏ chưa xác định được kiểu gen.
Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ nói trên?
b. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối có 2 cặp NST
tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các
hợp tử?
c. Giả sử có một cây cam F 1 mang kiểu gen AaBbDd được tạo ra từ một phép lai


giữa 2 cây thuần chủng, cây cam F1 có nhiều tính trạng tốt như: qua to; vị ngọt; cây
kháng bệnh tốt. Người làm vườn dự định năm tới sẽ nhân giống bằng cách thu gom
hạt từ quả của cây đó và đem gieo trồng.
Theo em, cách nhân giống như trên có tạo ra thế hệ cây giống mang đầy đủ các
tính trạng tốt trên cùng một cây như cây F 1 không? Vì sao? Hãy tư vấn thêm cho nhà
làm vườn đó biết cách nhân giống để tạo ra vườn cam như F1.
Câu 3: Trong quá trình phân bào, hãy cho biết ý nghĩa của các hiện tượng sau:
a. NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa, sau đó lại dãn xoắn tối đa vào kì cuối.
b. Màng nhân biến mất vào kì đầu, sau đó lại xuất hiện trở lại vào kì cuối.
c. Thoi tơ vô sắc xuất hiện vào kì đầu, sau đó lại biến mất vào kì cuối.
Câu 4: Có 5 tế bào của một cơ thể tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần như
nhau đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 600 NST. Có 50% số tế
bào con được sinh ra tiến hành giảm phân đã cần môi trường cung cấp 320 NST. Quá
trình giảm phân đã tạo ra được 160 giao tử. Hãy xác định:
a. Bộ NST 2n của loài và số lần nguyên phân của tế bào ?
b. Giới tính của cơ thể trên?
c. Số hợp tử được tạo ra? Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử đạt 10%.
Câu 5: Một gen có tổng số 2700 nuclêôtit và trên mạch một của gen có tỉ lệ các loại
nuclêôtit A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3: 3. Hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen.
c. Tổng liên kết hiđrô của gen.
-------------Hết------------


PHÒNG GD & ĐT THẠCH HÀ

Câu
Câu 1.a


1 điểm

Câu 1.b

3 điểm

SƠ LƯỢC GIẢI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
MÔN: SINH HỌC 9
Năm học 2016 – 2017

Nội dung
* Lượng máu chảy nhiều và lan đều trên vết thương là do tĩnh mạch lòng bàn
tay bị đứt.
* Để sơ cứu- cầm máu cho người bị chảy máu tĩnh mạch ở lòng bàn tay thì
phải tiến hành như sau:
- Xây dựng phương án sơ cứu: Cầm máu trực tiếp ở vết thương.
- Các thiết bị cần dùng:
+ 1 cuộn băng.
+ 2 miếng gạc.
+ 1 cuộn bông nhỏ.
+ Một miếng vải mềm( khoảng10 x 30 cm)
- Các bước sơ cứu.
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương cho tới khi máu không còn
chảy ra nữa.
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iôt.
+ Dùng bông cho vào giữa 2 miếng gạc đặt vào miệng vết thương.
+ Dùng băng buộc chặt lại.
- Kết luận: Khi bị chảy máu mao mạch và tĩnh mạch cần tiến hành sơ cứu
cầm máu trực tiếp. Nếu vết thương lớn không cầm máu được, phải đưa ngay

nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.
Máu chảy trong động mạch
- Vận tốc chạy nhanh.
- Tạo áp lực với thành mạch gây
huyết áp.
- Dẫn máu từ các tế bào về tim

Máu chảy trong tĩnh mạch
- Vận tốc chạy chậm hơn
- Không tạo áp lực với thành
mạch( Huyết áp)
- Đưa máu từ tim đến các tế bào.

* Tiêm tĩnh mạch vì:
+ Tĩnh mạch có lòng rộng nên dễ luồn kim tiêm.
+ Tĩnh mạch nằm cạn nên dễ tìm thấy.
+ Tĩnh mạch đưa máu về tim.
* Không tiêm động mạch vì:
+ Động mạch có áp lực mạnh khi rút kim tiêm thường gây phụt máu.
+ Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy.
+ Động mạch đưa máu đi đến các cơ quan.

Điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm

0.5 điểm


0.5 điểm

1điểm

1 điểm
1 điểm

Câu 2.
Câu 2a( 2đ).
(7điểm) Có 2 phương pháp để xác định kiểu gen của cây hoa đỏ.
* Phương pháp 1: Cho cây hoa đỏ lai phân tích (lai với cây hoa trắng).
1,5 điểm
+ Nếu đời con có 100% mang kiểu hình hoa đỏ thì cây hoa đỏ đem lai có kiểu
gen AA.
P: AA( hoa đỏ) x aa( hoa trắng)
G: A
a
F1: 100% Aa( hoa đỏ)
+ Nếu đời con có tỉ lệ phân tính 50% đỏ : 50% trắng thì kiểu gen cây hoa đỏ
cần tìm là Aa.
P: Aa( hoa đỏ) x aa( hoa trắng)
G: 0.5A : 0.5a
a


F1: 50% Aa( hoa đỏ): 50% aa( hoa trắng)
* Phương pháp 2: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn.
+ Nếu đời con có 100% cây hoa đỏ thì kiểu gen của cây hoa đỏ cần tìm là AA 1,5 điểm
P: AA( hoa đỏ) x AA( hoa đỏ)
G: A

A
F1: 100% AA( hoa đỏ)
+ Nếu đời con có tỉ lệ phân tính 75% cây hoa đỏ : 25 cây hoa trắng thì kiểu
gen của cây hoa đỏ cần tìm là Aa.
P: Aa( hoa đỏ) x Aa( hoa đỏ)
G: 0.5A : 0.5a
0.5A : 0.5a
F1: 25% AA( hoa đỏ): 50% Aa( hoa đỏ): 25% aa( hoa trắng)
Câu 2.b (1điểm: Trong tế bào có 2 cặp NST: AaBb
- Có 4 tổ hợp NST trong các giao tử là:(A:a).(B:b)= AB, Ab, aB, ab
1 điểm
- Có 9 tổ hợp NST trong các hợp tử:
(Aa x Aa). (Bb xBb) =( AA: Aa:aa).(BB:Bb:bb)
= AABB:AABb:AaBB:AaBb:AAbb:aaBB:Aabb:aaBb:aabb
1 điểm
Câu 2.c(2 điểm).
- Cách nhân giống bằng hạt không tạo ra thế hệ cây giống mang đầy đủ 1 điểm
các tính trạng tốt trên cùng một cây như cây F 1 .Vì F1 mang kiểu gen dị hợp
về 3 cặp gen nên trong quá trình giảm phân hình thành 8 loại giao tử sẽ tạo ra
các giao tử khác nhau, các giao tử đó tổ hợp tử do trong quá trình thụ tinh sẽ
tạo ra các kiểu gen khác nhau( 64 tổ hợp giao tử, 27 kiểu gen khác nhau). Đây
là nguyên nhân tạo nên biến dị tổ hợp.
- Nếu người làm vườn muốn tạo ra các cây cam giống tốt như cây cam
F1 ban đầu thì phải dựa trên cơ sở nguyên phân, tức là phải dùng phương pháp 1 điểm
nhân giống vô tính như: chiết cành, ghép cây, nuôi cấy mô…
Câu 3
a.(1 điểm)
(3điểm) - Ở kì giữa, NST đóng xoắn cực đại là để bảo vệ NST và giúp cho NST dễ 1 điểm
dàng trượt về 2 cực tế bào mà không bị đứt gãy. Nếu NST không đóng xoắn
cực đại thì đến kì sau, khi NST phân li sẽ dễ bị đứt gãy.

- Đến kì cuối, NST dãn xoắn để các gen trên NST thực hiện sao mã, phân tử
ADN nhân đôi và NST nhân đôi.
1 điểm
b. (1 điểm)
- Màng nhân bao gói NST. Nếu màng nhân không biến mất thì không giải
phóng NST vào tế bào chất nên NST không tiếp xúc với thoi tơ vô sắc dẫn tới
không phân li về hai tế bào con.
- Đến kì cuối, màng nhân xuất hiện để bao gói NST và bảo vệ NST.
c. (1 điểm)
- Thoi tơ vô sắc xuất hiện ở kì đầu để giúp cho NST phân li .
- Thoi tơ vô sắc biến mất ở kì sau để phân chia tế bào. Nếu ở kì cuối, thoi tơ
vô sắc không biến mất thì tế bào không thể eo lại để tạo nên 2 tế bào con.
Câu 4
a. Gọi k là số lần nguyên phân; 2n là bộ NST của cơ thể (n, k € N*).
(5điểm) - Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân
= 5 × 2n × (2k – 1) = 5 × 2n × 2k – 5 × 2n = 600
(1)
- Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân
= 50% × 5 × 2n × 2k = 320 à 5 × 2n × 2k = 640
(2)
Lấy phương trình (2) trừ phương trình (1) ta được 5 × 2n = 40.
40
à 2n =
= 8.
5

0.5 điểm

0.5 điểm


3 điểm
-Lập được pt
(1), (2): 2đ
-Tìm được
bộ NST 2n
và số lần
nguyên phân:



640
= 16 à k = 4.
5×8
Vậy bộ NST 2n = 8; tế bào nguyên phân 4 lần.
b. Xác định giới tính:
- Số tế bào giảm phân = 50% × 5 × 2k = 50% × 5 × 16 = 40 (tế bào)
- Số giao tử là 160 à 40 tế bào giảm phân tạo ra 160 giao tử
à Giới đực.
c. Số hợp tử được tạo ra là:
Số giao tử × Hiệu suất thụ tinh của giao tử = 160 × 10% = 16 (hợp tử)
Câu 5
a. Số nucleotit mỗi loại trên mạch 1.
(1điểm)
2700
- Tổng số nucleotit trên mạch 1 =
= 1350 (nu)
2
- Theo bài ra, tỉ lệ A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3: 3
T
A

G
X
A + T1 + G1 + X1
1350
à 1 = 1 = 1 = 1 = 1
=
= 150.
1
2
3
3
1+2+3+3
9
Số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1 là:
T1
A1
= 150 à A1 = 150(nu).
= 150 à T1 = 300(nu).
1
2
G1
X1
= 150 à G1 = 450(nu).
= 150 à X1 = 450(nu).
3
3
b. Số nucleotit mỗi loại của gen.
Hai mạch của gen liên kết theo nguyên tắc bổ sung nên ta có:
Agen = Tgen = A1 + A2 = A1 + T1 (Vì A2 = T1)
Ggen = Xgen = G1 + G2 = G1 + X1 (Vì G2 = X1)

Thay số vào ta được :
Agen = Tgen = A1 + T1 = 150 + 300 = 450 (nu)
Ggen = Xgen = G1 + X1 = 450 + 450 = 900 (nu)
c. Tổng liên kết hiđrô của gen.
= 2 × A + 3 × G = 2 × 450 + 3 × 900 = 3600 (liên kết)
TỔNG

Thay 2n = 8 vào phương trình (2) ta được 2k =

1 điểm

1 điểm

1 điểm

0.5điểm

0.5điểm
20.0



×