Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ cấp HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG vụ TỈNH ủy bạc LIÊU QUẢN lý TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.21 KB, 101 trang )

MỤC LỤC
Tran
g
MỞ ĐẦU

3

Chương 1: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP

10

HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ BẠC
LIÊU QUẢN LÝ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.

Đội ngũ cán bộ cấp huyện và một số vấn đề cơ bản về

10

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý
1.2.

Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng

30

chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban Thường
Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý


Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI

53

PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN DIỆN BAN THƯỜNG
VỤ TỈNH ỦY TỈNH BẠC LIÊU QUẢN LÝ GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.

Những yếu tố tác động và phương hướng, yêu cầu nâng

53

cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU
Bạc Liêu quản lý giai đoạn hiện nay
2.2.

Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ

61

cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý giai
đoạn hiện nay
KẾT LUẬN

89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


92

PHỤ LỤC

98


2


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến
vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập, rèn luyện Đảng ta đã nhấn mạnh: “cán
bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém”, “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, hơn 80 năm xây dựng và phát triển,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi cán bộ là một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng. Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều
đánh dấu những bước trưởng thành, tiến bộ của đội ngũ cán bộ của Đảng. Vì
thế, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện, coi
đây là vấn đề mấu chốt, quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
Huyện, thành phố (cấp huyện) của tỉnh Bạc Liêu là một cấp nằm trong
hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta, là nơi đại bộ phận nhân dân cư trú,
sinh sống. Hệ thống chính trị (HTCT) và cán bộ của HTCT cấp huyện của
tỉnh Bạc Liêu có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân
dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng

cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động
mọi khả năng phát triển KT-XH, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ cấp huyện nói chung và đội
ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý nói riêng đã có bước
phát triển về chất. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ
mới, đội ngũ này vẫn còn bộc lộ những yếu kém, bất cập về kiến thức, năng
lực, trình độ, phương pháp, tác phong công tác. Một số cán bộ gặp khó khăn,
lúng túng, thậm chí va vấp, phạm sai lầm, khuyết điểm trong thi hành nhiệm
vụ. Bên cạnh đó, trước tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, một bộ
phận cán bộ nói chung, cán bộ cấp huyện nói riêng, có biểu hiện suy thoái về


4

phẩm chất đạo đức, quan liêu, vi phạm dân chủ. Những điều đó đã làm ảnh
hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà
nước và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi
hỏi bức thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ cấp huyện.
Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tỉnh Bạc Liêu đang nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ sản xuất nhỏ
lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất. Nhiều dự
án, công trình trọng điểm, khu đô thị mới hình thành, đặt ra hàng loạt các
nhiệm vụ nặng nề, phức tạp về xây dựng, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị,
quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh
tế - văn hóa, xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, quản lý dân cư, bảo đảm
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên, tỉnh Bạc Liêu phải có một đội
ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện vững mạnh, có
phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng

động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Vì vậy, tác giả chọn
công tác cán bộ, "vấn đề then chốt của nhiệm vụ then chốt" xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của quá trình xây dựng và
phát triển tỉnh Bạc Liêu hiện nay là: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý giai đoạn hiện nay”
làm luận văn thạc sĩ khoa học chính trị chuyên ngành xây dựng Đảng và
chính quyền Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ lãnh đạo của HTCT các cấp và cán
bộ cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý nói riêng là những vấn đề


5

quan trọng được Trung ương Đảng và các Tỉnh ủy trong cả nước đặc biệt
quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trong những năm qua, đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học, luận án, luận văn,
sách, bài báo khoa học v.v... đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn
như:
* Những công trình bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ:
Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KH.XH.05.03, giai đoạn 19911995, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh CHN - HĐH đất nước, của tập thể tác giả, do GS, TS
Nguyễn Phú Trọng làm Chủ nhiệm, đã in thành sách, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, xuất bản lần đầu năm 2001, tái bản năm 2003.
Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.05.11, giai đoạn 19911995, Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ
thống chính trị trong thời kỳ đổi mới, của tập thể tác giả, do PGS, TS Trần
Xuân Sầm làm Chủ nhiệm, đã in thành sách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 1998.
Đề tài khoa học cấp nhà nước, giai đoạn 2000 - 2002, Những vấn đề lý

luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản
lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của Ban Tổ chức
Trung ương, do GS, TS Trần Đình Hoan làm Chủ nhiệm.
Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.03.02, giai đoạn 2001- 2005,
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của tập thể tác giả, do GS, TS
Vũ Văn Hiền làm Chủ nhiệm. Các tác giả tập trung nghiên cứu về lý luận và
khảo sát thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính
quy luật, tổng kết khái quát những kết luận bước đầu, đưa ra những giải pháp
đồng bộ, có tính khả thi nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn việc xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.


6

* Các công trình bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện:
Lê Thu Hà, “Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở Quảng Nam”, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 04.09. “Xây dựng đội ngũ công
chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì
dân (2002 – 2004) Bộ Nội vụ.
Nguyễn Hồng Tân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
quận ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”, luận văn
thạc sĩ lịch sử (2000), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Trần Thọ, “Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành
ủy Đà Nẵng quản lý giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Trần Hoàng Khải “Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý ở tỉnh Bạc Liêu
hiện nay", Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, HVCTQG HCM. 2001

TS Nguyễn Văn Sáu, “Nâng cao tổ chức hoạt động thực tiễn của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở phía Bắc nước ta trong tình hình hiện nay”,
đề tài khoa học cấp bộ, năm 2001.
Vũ Văn Hiền “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”, NxbCTQH.H.2007
Lê Đức Bình (2004), “Vai trò của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu
trong công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (11).
Bùi Đức Lại (2007), “về trách nhiệm của người đứng đầu trong công
tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (6).
Ngoài ra còn có một số bài viết khác như: Chu Văn Rỵ (1997), “Xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trước nhất là người đứng đầu”, Tạp
chí Cộng sản, (5); Lê Đức Bình (2005),“Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ


7

trách”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (7); Nguyễn Phi Long (2005), "Một biện
pháp quan trọng xây dựng đoàn kết nội bộ”, Tạp chỉ Xây dựng Đảng (12);
Trần Đình Huỳnh, Trịnh Quang Cảnh (2006), “Chỉ dạy của Bác Hồ đối với
người đứng đầu”, Tạp chí Xây dựng Đảng (12); Nguyễn Văn Biều (2006),
“Thái độ đúng đắn của cán bộ lãnh đạo trước những khuyết điểm, sai lầm
của mình”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (12); Ngọc Lân (2008), “Nhân tố quan
trọng hàng đầu để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”, Tạp chí Xây
dựng Đảng, (5); và những công trình khác mà tác giả chưa có điều kiện tiếp
cận và trình bày ở đây.
Các luận văn, luận án, các bài báo trên với các chuyên ngành nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận khác nhau đã nghiên cứu
chất lượng đội ngũ cán bộ dưới các góc độ khác nhau, chỉ ra các giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng hiện nay.
Các đề tài và bài viết đó là tài liệu tham khảo rất quan trọng cho quá trình triển

khai nghiên cứu của tác giả. Tuy vậy, đến nay chưa có một đề tài, bài viết nào
đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý giai đoạn hiện nay”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích:
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải
pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý.


8

- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý hiện nay.
- Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản
lý giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Đối tượng: Nghiên cứu của luận văn là: chất lượng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý.
* Phạm vi: Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện
diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý. Các số liệu, tư liệu điều tra,
khảo sát từ năm 2005 đến năm 2014 ở 7 huyện, thành phố (gồm huyện Hòa
Bình, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long, Hồng Dân và thành phố
Bạc Liêu) thuộc tỉnh Bạc Liêu. Phương hướng, yêu cầu, giải pháp có giá trị
ứng dụng đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đề tài.
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Đảng
Cộng sản Việt Nam…về cán bộ và công tác cán bộ.
* Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị
tỉnh Bạc Liêu; các báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện về công tác xây dựng
Đảng, công tác cán bộ; những số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát của tác giả ở
các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.
* Phương pháp nghiên cứu:


9

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và
liên ngành, coi trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử,
điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các đoàn thể chính trị của tỉnh, huyện ủy,
ủy ban nhân dân huyện, các đoàn thể chính trị cấp huyện trong công tác cán
bộ, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập về công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng, ở các Trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện và trường Chính trị của tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn.
Kết cấu Luận văn gồm: phần Mở đầu; 2 chương (4 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



10


11

CHƯƠNG 1
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN
DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ BẠC LIÊU QUẢN LÝ - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Đội ngũ cán bộ cấp huyện và một số vấn đề cơ bản về nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc
Liêu quản lý
1.1.1 Cấp huyện ở tỉnh Bạc Liêu và đội ngũ cán bộ cấp huyện diện
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý
* Khái quát về tỉnh Bạc liêu
Bạc Liêu là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự
nhiên là 2.585 km2, có bờ biển dài 56 km; Tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm 6
huyện và 01 thành phố; 64 xã, phường, thị trấn. Dân số khoảng 900.000
người, gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Khmer và Hoa, trong đó, dân tộc Kinh
chiếm 89,45% dân số, dân tộc Khmer chiếm 7,97% dân số, dân tộc Hoa
chiếm 2,52% dân số. Dân cư tập trung đông ở các đô thị trung tâm huyện,
thành phố, mật độ cao nhất là ở thành phố Bạc Liêu; dân cư phân bố không
đều ở các vùng nông thôn.
* Các huyện của tỉnh Bạc Liêu
- Vị trí, vai trò cấp huyện.
Tỉnh Bạc Liêu có 06 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh, gồm:
huyện Đông Hải, diện tích 563 km 2, dân số 143.774 người; Giá Rai, có diện

tích 355km2, dân số 136.826 người; Phước Long có diện tích 416 km 2, dân số
117.993 người; Vĩnh Lợi, có diện tích 251 km 2, dân số 98.025 người; Hòa
Bình, có diện tích 412 km2, dân số 107.075 người và thành phố Bạc Liêu, có
diện tích 175 km2, dân số 149.371 người. Cấp huyện là cấp hành chính thứ
ba trong hệ thống chính trị 4 cấp ở nước ta, có vai trò quan trọng trong lãnh


12

đạo cụ thể hóa, chỉ đạo trực tiếp các xã, phường, thị trấn thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương,
đặc biệt là chỉ đạo phát triển toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện, thành phố.
Huyện là cầu nối giữa Tỉnh với cơ sở, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp đó tổ
chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của
Tỉnh ủy Bạc Liêu. Là cấp trực tiếp quản lý, điều hành và kiểm tra công tác chỉ
đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của các ban, ngành ở huyện, các xã
phường, thị trấn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở. Qua công tác
chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kịp thời phát hiện, xem xét, xử lý những khó khăn,
bức xúc ở từng địa phương, đơn vị, hoặc kiến nghị, đề xuất với tỉnh những cơ
chế, chính sách không còn phù hợp, để tỉnh xem xét, nghiên cứu, bổ sung,
điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và kiến nghị Trung ương.
Cấp huyện, là cấp có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý toàn diện và
trực tiếp các mặt hoạt động của đời sống KT-XH của các xã, phường; các
ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có được cấp cơ sở trực thuộc
thực hiện thành công hay không, đều phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý, điều hành của cấp huyện.
Tỉnh có thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước hay không, lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, điều

hành của đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý. Bởi vì,
chính đội ngũ cán bộ này có vai trò quyết định lãnh đạo, tổ chức thực hiện
thắng lợi đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của
Đảng bộ tỉnh.
- Chức năng của cấp huyện:
Quản lý hành chính theo ranh giới lãnh thổ về các hoạt động của Đảng,
Nhà nước của các ngành chức năng trực thuộc và các phường, xã, thị trấn


13

theo nhiệm vụ được Chính phủ phân cấp. Cụ thể hóa đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương và
nhiệm vụ chính trị của tỉnh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh ở địa phương;
lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành cấp cơ sở, các đoàn thể và toàn dân thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn,
góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ quê hương,
đất nước.
Cấp huyện quản lý trực tiếp và toàn diện các xã, phường, thị trấn trên
địa bàn và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của cấp tỉnh.
- Nhiệm vụ chủ yếu của cấp huyện:
Tổ chức triển khai, thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách
của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, kế hoạch ngân sách, tài chính hàng năm.
Hướng dẫn chỉ đạo việc thi hành các chủ trương, chính sách, thi hành
pháp luật, ban hành các quyết định, chỉ thị, nghị quyết và tổ chức thực hiện.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp,
pháp luật ở cơ sở; tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án, công tác kiểm tra,
thanh tra; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của
công dân; quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Xây dựng chính quyền vững mạnh, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà

nước đối với các tổ chức kinh tế; quản lý hành chính, quản lý công tác tổ chức
biên chế lao động, tiền lương theo phân cấp của tỉnh và Chính phủ. Cấp huyện
có mối quan hệ trực tiếp với tỉnh và Trung ương, là địa bàn có điều kiện kết
hợp các ngành, các đơn vị kinh tế, văn hóa do Trung ương hoặc địa phương
trực tiếp quản lý thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ nằm trong cơ cấu kinh tế
quốc dân thống nhất. Địa bàn cấp huyện rất thuận tiện cho việc hình thành cơ
cấu kinh tế kết hợp nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong tổng thể phát
triển và phân bố sản xuất theo vùng kinh tế. Cấp huyện là một cấp kế hoạch


14

và ngân sách quan trọng, đồng thời là cấp thực hiện quản lý theo lãnh thổ kết
hợp quản lý theo ngành.
- Đặc điểm các huyện ở tỉnh Bạc Liêu
Điều kiện tài nguyên, đất đai, khí hậu tạo cho các huyện của tỉnh Bạc
Liêu luôn có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng, chế
biến thủy, hải sản và phát triển du lịch. Các huyện của tỉnh Bạc Liêu được
chia ra 2 vùng rõ rệt, Vùng Bắc Quốc lộ 1A (có 4 huyện), đây là vùng ngọt
hóa và nước lợ, là vùng chuyên canh cây lúa và rau màu. Vùng Nam Quốc lộ
1A (có 2 huyện và thành phố) vùng nước mặn quanh năm, thuận lợi cho việc
nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, đánh bắt thủy hảy sản. Là tỉnh xa
các trung tâm lớn của cả nước, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp;
công nghiệp phát triển chậm, do đó việc thu hút đầu tư rất hạn chế.
Thời tiết diễn ra 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến cuối tháng 11
và mùa nắng từ tháng 12 đến cuối tháng 4. Đây là điều kiện khá tốt cho việc
sản xuất nông nghiệp (2 vụ lúa/năm) và đánh bắt thủy, hải sản. Các huyện
tuyến ven biển (chiều dài bờ biển 56 km) là địa bàn trọng yếu chiến lược về
quốc phòng – an ninh. Hầu hết dân cư sinh sống không tập trung mà phân tán
do tập tục đất ở gắn liền với đất sản xuất. Đây cũng là vấn đề khó khăn trong

quản lý dân cư và đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Bạc Liêu có trên 10% là
người dân tộc thiểu số. Người Khmer sinh sống tập trung thành vùng ở các xã
của 3 huyện (Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Hồng Dân), đa số trình độ dân trí thấp,
đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Người Hoa, sống tập trung ở
thành phố Bạc Liêu, chủ yếu mua bán, sản xuất, đời sống khá và giàu.
Nguồn lao động của các huyện ở tỉnh Bạc Liêu khá dồi dào, người dân
có truyền thống đoàn kết, cần cù, hiền lành, song trình độ dân trí còn thấp, đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng lạc hậu so với nhiều tỉnh
trong khu vực, việc đi lại giao lưu, trao đổi mua bán hàng hóa còn khó khăn.
* Đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý


15

- Khái niệm cán bộ
Trong Từ điển Tiếng Việt, từ “cán bộ” được định nghĩa là: “Người làm
công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, Đảng và đoàn thể.
Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với
người không có chức vụ” [82, tr.613].
Cho đến nay, từ “cán bộ” tuỳ theo từng tổ chức (Đảng, đoàn thể, hệ
thống Nhà nước v.v..) đã được dùng với rất nhiều nghĩa khác nhau:
Trong tổ chức đảng, đoàn thể: Từ “cán bộ” được dùng với hai nghĩa:
Một là, để chỉ những người được bầu (hoặc bổ nhiệm) vào các cấp lãnh đạo,
quản lý từ cơ sở đến Trung ương, để phân biệt cán bộ lãnh đạo có chức vụ với
cán bộ, công chức không có chức vụ và đảng viên thường với đoàn viên, hội
viên; hai là, để chỉ những người làm công tác chuyên trách, có hưởng lương
trong biên chế các tổ chức Đảng, đoàn thể.
Trong hệ thống Nhà nước: Từ “cán bộ” được hiểu cơ bản là trùng với
từ “công chức”, chỉ những người làm việc trong cơ quan tổ chức bộ máy nhà
nước ở các lĩnh vực quản lý hành chính, tư pháp, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Đồng thời, cán bộ cũng được hiểu là những người có chức vụ, phụ trách, lãnh
đạo một tổ chức, bộ phận cụ thể của cơ quan chính quyền các cấp từ Trung
ương đến cơ sở.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm cán bộ trong tác phẩm Sửa
đổi lối làm việc, Người viết: “Cán bộ là những người đem chính sách của
Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời,
đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ rõ, để đặt chính
sách cho đúng” [52, tr.269].
Nghiên cứu một số định nghĩa về “cán bộ” trong các từ điển và quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể khái quát quan niệm chung: “cán bộ”
là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong
một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan


16

hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần quyết định chỉ đạo
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và định hướng sự phát triển của tổ chức.
- Khái niệm đội ngũ cán bộ, sách của Tổng cục Chính trị, xây dựng đội
ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới,
(Nxb QĐND, H 2000, tr6) đã xác định: “Đội ngũ cán bộ, là tập hợp những người
cán bộ thành một lực lượng có số lượng, cơ cấu, chất lượng (nghề nghiệp, trình
độ, tuổi đời, thời gian công tác, giới tính….) tương ứng với yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị, chức năng của một tổ chức, một lĩnh vực hoạt động”.
Đội ngũ cán bộ cấp huyện, là một bộ phận đội ngũ cán bộ của Đảng và
Nhà nước, đó là những công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữ các chức vụ, chức danh trong biên chế theo nhiệm kỳ của các tổ chức
thuộc hệ thống chính trị cấp huyện, đó là những người giữ vai trò nòng cốt có
tác động, ảnh hưởng đến lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của
tổ chức và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Khái niệm đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU quản lý
Theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị, những cán bộ
cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý gồm những cán bộ lãnh đạo
hiện đang công tác tại các cơ quan huyện ủy, HĐND, UBND, các ban, ngành,
đoàn thể các huyện, thành phố.
Đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý là những
người thay mặt tập thể lãnh đạo giải quyết các công việc theo thẩm quyền và
chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình trước tập thể lãnh đạo ở địa
phương, cơ quan, đơn vị mà họ công tác.
Từ phân tích trên, tác giả luận văn có thể đưa ra quan niệm: Đội ngũ cán
bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý là những cán bộ lãnh đạo, quản lý,
cán bộ chủ chốt trong hệ thống bộ máy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, thành phố. Đội ngũ cán bộ này có vị trí, vai


17

trò và tầm quan trọng đặc biệt; đồng thời, là nhân tố quyết định đối với sự thành
bại của sự nghiệp xây dựng và phát triển cấp huyện của Tỉnh Bạc Liêu.
* Các chức danh cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý
- Bí thư huyện ủy, thành ủy;
- Phó Bí thư huyện ủy, thành ủy;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND huyện, thành phố;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố;
- Các đồng chí ủy viên Thường vụ huyện ủy, thành ủy.
* Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Bạc Liêu quản lý.
Một là, đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý có vị
trí đặc biệt quan trọng trong việc hiện thực hóa sự lãnh đạo, quản lý của Tỉnh
uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với

sự nghiệp xây dựng, phát triển các huyện ở tỉnh Bạc Liêu.
Là những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động các tổ chức của
HTCT và các tổ chức đảng cấp dưới, thông qua các phong trào hành động
cách mạng của quần chúng; đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu
quản lý là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc cụ thể hóa và
lãnh đạo các tổ chức trên, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết
của Tỉnh uỷ; các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc trong quá trình xây dựng
và phát triển các huyện ở tỉnh Bạc Liêu.
Hai là, đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý giữ vị
trí, vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng HTCT cấp huyện thực sự
trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân các huyện thực hiện
thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an
ninh trong thời kỳ mới.
Đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý là một cấp,


18

trong hệ thống tổ chức hành chính bốn cấp ở nước ta, cấp này có vị trí rất
quan trọng, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp tỉnh. Vì vậy, HTCT
cấp huyện và đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý có vị
trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo HTCT cấp mình, hướng
dẫn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị trực thuộc) quán triệt,
triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chủ trương, nghị
quyết, chương trình, kế hoạch công tác của cấp tỉnh và cấp huyện. Là lực
lượng lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện các
mặt công tác ở địa phương. Đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu
quản lý phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống chính trị cấp huyện thật sự
trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các

mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh
trên địa bàn huyện.
Ngoài việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị
cấp huyện và trực tiếp quản lý, kiểm tra HTCT cấp cơ sở; đội ngũ cán bộ cấp
huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý còn có vai trò chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của HTCT các cấp trực thuộc bảo đảm đồng bộ,
có cơ cấu hợp lý và có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh Bạc Liêu.
Đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý có vai trò
quyết định trong việc lãnh đạo, động viên, phát huy tiềm năng và sức mạnh to
lớn của các tầng lớp nhân dân, xây dựng và tổ chức phong trào hành động
cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của HTCT
cấp huyện ở tỉnh Bạc Liêu.
Ba là, đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý vừa là
người lãnh đạo, vừa là người có trách nhiệm phục vụ nhân dân; đồng thời
còn là cầu nối giữa Đảng với dân, tạo mối quan hệ đoàn kết, gắn bó chặt chẽ
giữa Đảng bộ, chính quyền cấp huyện với các tầng lớp nhân dân trong huyện.


19

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Mọi chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của cấy
ủy, chính quyền địa phương đều được triển khai tổ chức thực hiện ở địa
phương, cơ sở. Các tầng lớp nhân dân các huyện chính là lực lượng đông đảo,
hùng hậu và trực tiếp đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước vào cuộc sống, biến ý tưởng thành hiện thực trong mọi lĩnh
vực của đời sống KT-XH. Đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu
quản lý là những người mà nhân dân tin cậy giao phó quyền hành để lãnh
đạo, quản lý xã hội, là nơi để nhân dân phản ánh những bức xúc, những khó

khăn, trăn trở, những kế sách hay trong quá trình tham gia xây dựng và phát
triển xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mỗi đảng viên là một người thay
mặt cho Đảng trước quần chúng để giải thích ánh sáng của Đảng và của
Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và thi hành”. Chính việc làm gương mẫu
của cán bộ là lực hút mạnh mẽ để nhân dân tin và làm theo. Theo Bác, người
cán bộ, đảng viên có vai trò là cầu nối giữa Đảng và quần chúng nhân dân, là
người đại diện cho Đảng chịu trách nhiệm trước dân. Dân tin và làm theo cán
bộ, đảng viên cũng chính là dân tin và làm theo Đảng, theo Chính phủ.
Đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý chính là lực
lượng lãnh đạo, chỉ đạo các tầng lớp nhân dân ở cấp huyện thực hiện các chủ
trương, nhiệm vụ của cấp ủy và chính quyền đề ra, đồng thời là lực lượng đại
diện, bảo đảm và chăm lo lợi ích, phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp
nhân dân trong huyện.
Bốn là, đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý là một
trong những nguồn quan trọng cung cấp những cán bộ có đức, có tài cho tỉnh
và các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
Đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý là lực lượng
nòng cốt của các tổ chức trong HTCT, của các đảng bộ huyện, thành phố, trực


20

tiếp lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và công tác xây dựng Đảng, xây dựng HTCT. Đội ngũ này, nếu được
xây dựng đồng bộ cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, sẽ là lực lượng then
chốt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển các huyện trong thời kỳ mới. Đội ngũ này chính là nhân tố quyết
định bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của các huyện, đồng
thời là đội ngũ cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý của cấp tỉnh.
Trong những năm qua, có không ít cán bộ lãnh đạo cấp huyện diện

BTVTU quản lý được rèn luyện, thử thách và trưởng thành ở các huyện, đã
được tỉnh cất nhắc, bổ nhiệm, điều động nhận nhiệm vụ, trọng trách cao hơn ở
các sở, ban, ngành của tỉnh (trong đó, có cả cán bộ lãnh đạo đứng đầu cấp
tỉnh: Tỉnh ủy, HĐND, UBND).
* Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý
Một là, thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng bộ huyện, chức năng
quản lý nhà nước của hệ thống chính trị cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh ở
cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện các chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước ở cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng
hệ thống chính trị cấp huyện vững mạnh.
Hai là, nghiêm chỉnh thực hiện và đấu tranh bảo vệ đường lối, quan
điểm của Đảng, các nghị quyết và quyết định của Bộ Chính trị, Trung ương
Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết đại hội đảng bộ các
huyện, thành phố và các nghị quyết, quyết định của BTVTU Bạc Liêu. Cùng
với cấp ủy, chính quyền nơi công tác chịu trách nhiệm lãnh đạo quán triệt, tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung
ương và của Tỉnh ủy, huyện ủy; chỉ đạo công tác xây dựng và bảo vệ Đảng
trong ngành, địa phương hoặc đơn vị được phân công phụ trách. Trực tiếp góp


21

phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở đơn vị mình sinh hoạt.
Ba là, chủ động đề xuất với Tỉnh ủy, BTVTU về chủ trương, giải pháp
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chung của Đảng bộ, những vấn đề liên
quan đến lĩnh vực và địa phương mình.
Bốn là, gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; giữ gìn đoàn kết thống nhất, lối sống trong sạch, lành

mạnh. Đấu tranh kiên quyết và chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ xảy ra ở đơn vị, địa bàn mình quản
lý. Có trách nhiệm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng cơ quan,
gia đình văn hóa, không để vợ (hoặc chồng), con lợi dụng chức vụ, quyền hạn
làm sai trái với quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm
ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Đảng.
Năm là, chấp hành nghiêm sự phân công và điều động của BTVTU. Có
quyền trình bày ý kiến khi tổ chức nhận xét, đánh giá, bố trí công tác, thi hành
kỷ luật đối với mình, nhưng khi tổ chức đã quyết định thì phải nghiêm chỉnh
chấp hành. Thực hiện đúng chế độ bảo mật đối với những thông tin, tài liệu
được BTVTU phổ biến, tuân thủ kỷ luật phát ngôn của Đảng, Nhà nước và
quy định của Tỉnh ủy.
Sáu là, trực tiếp phụ trách hoặc tham gia chỉ đạo công tác tổ chức, cán
bộ thuộc cấp mình, địa phương mình; xây dựng quy hoạch và bồi dưỡng cán
bộ kế cận lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ lãnh đạo chủ chốt trực thuộc của địa
phương quản lý.
Bảy là, có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao
trình độ toàn diện, nhất là về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có
chương trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn; làm tốt công tác dân vận, giữ gìn
mối liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.
Tám là, căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, BTVTU, định
kỳ hàng năm thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình kết hợp với


22

đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao, có nhận xét, đánh giá của tập thể đảng ủy, chi ủy; hội nghị cán bộ
chủ chốt của địa phương, đơn vị công tác và chi ủy nơi đảng viên cư trú và
gửi văn bản báo cáo về BTVTU và Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo quy định.

* Đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc
Liêu quản lý
Một là, đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý là đội
ngũ cán bộ giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt trong HTCT
của các huyện. Một số cán bộ có quá trình rèn luyện, phấn đấu và trưởng
thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và phần lớn là trưởng thành trong
thời kỳ cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam XHCN, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hai là, phần lớn cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý hiện
nay đều được đào tạo cơ bản, có trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ từ
đại học và những kiến thức bổ trợ khác, như lý luận, ngoại ngữ, tin học, quản
lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, kiến thức quốc phòng, an ninh
v.v. Họ là những cán bộ gương mẫu, tiêu biểu, tận tụy, có trách nhiệm và kinh
nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, hoàn thành tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, trình độ,
năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học,
đối ngoại để tiếp cận với những thông tin trước yêu cầu mở rộng hoạt động
đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế v.v... còn hạn chế.
Ba là, đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý hiện
nay hầu hết đều có quá trình tu dưỡng, phấn đấu và trưởng thành từ các cấp
ủy cơ sở hoặc các cơ quan cấp tỉnh, được lựa chọn, bổ nhiệm hoặc giới thiệu
ứng cử bầu vào các chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt trong
hệ thống chính trị cấp huyện. Họ là những cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác ở
cấp xã, phường, thị trấn được đề bạt, bổ nhiệm. Tuy vậy, một số ít cán bộ lãnh


23

đạo, quản lý trước tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đã có biểu hiện
suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, lãng phí, làm giảm lòng tin và sự tín

nhiệm của nhân dân.
Bốn là, cơ cấu cán bộ và thành phần xuất thân của đội ngũ cán bộ cấp
huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý rất đa dạng. Phần lớn cán bộ diện
BTVTU Bạc Liêu quản lý được sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở các huyện
trong tỉnh, am hiểu về tình hình thực tiễn ở các địa phương. Đồng thời, cũng
có một bộ phận cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý không phải
là người sinh ra ở Bạc Liêu, họ là những người xuất thân từ các huyện của
tỉnh Minh Hải trước đây, hiện đang sinh sống và làm việc ở Bạc Liêu và có
nhiều năm công tác, gắn bó với các huyện; họ cùng với tập thể đội ngũ cán bộ
cấp huyện đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát
triển các huyện trong những năm qua. Tuy nhiên, cơ cấu, số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý nhìn chung
chưa đồng bộ và có mặt còn bất cập. Cơ cấu độ tuổi bình quân chung của đội
ngũ cán bộ còn cao; còn có sự chênh lệch và mất cân đối về độ tuổi giữa các
thế hệ cán bộ, nên không bảo đảm được tính liên tục, kế thừa, bổ sung và phát
triển trong đội ngũ cán bộ. Tỷ lệ cán bộ trẻ và cán bộ nữ còn thấp so với yêu
cầu; cơ cấu giữa các loại cán bộ chưa hợp lý; tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo,
quản lý chậm được khắc phục.
1.1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý
* Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc
Liêu quản lý
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, chất lượng đội ngũ
cán bộ LĐQL nói riêng được tạo nên bởi nhiều yếu tố, thể hiện tính đồng bộ
và thống nhất trong đội ngũ cán bộ, là tổng hòa giữa chất lượng của từng
người cán bộ và chất lượng của cả đội ngũ cán bộ, trong đó:


24


Chất lượng của từng người cán bộ được tạo nên ở những yếu tố, như:
phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực công tác,
phong cách làm việc... thể hiện ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao, chiều hướng, khả năng phát triển của người cán bộ đó. Đó là, người cán
bộ có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học
và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng; đạo
đức cách mạng trong sáng; có lối sống trong sạch, lành mạnh; có kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn; có năng lực lãnh đạo, quản lý và tổ chức, điều hành, thực
hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Chất lượng của cả đội ngũ cán bộ được tạo nên bởi số lượng cán bộ, cơ
cấu cán bộ, phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc của từng cán bộ, được
thể hiện ở kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mỗi người và cả đội
ngũ; kết quả xây dựng cơ quan, địa phương, đơn vị và mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của cơ quan, địa phương, đơn vị mà người cán bộ đó phụ trách.
Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu quản lý là
tổng hợp chất lượng của từng cán bộ và của cả đội ngũ, thể hiện ở mức độ
phù hợp về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ; phẩm chất, năng lực, PCLV của
người cán bộ so với yêu cầu chức trách, nhiệm vụ; đồng thời, thể hiện ở chất
lượng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ; chất lượng xây
dựng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, địa phương, đơn vị mà
người cán bộ phụ trách.
Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện BTVTU Bạc Liêu
quản lý thể hiện trước hết ở các yếu tố cơ bản như: về số lượng cán bộ, về cơ
cấu đội ngũ cán bộ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và PCLV
của từng cán bộ và của cả đội ngũ; thể hiện ở kết quả thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao của từng người cán bộ và cả đội ngũ, cũng như hiệu quả
hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cả bộ máy cũng như kết quả thực
hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, địa phương, đơn vị, v.v... mà người



25

cán bộ đó phụ trách.
* Những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý.
Một là, đủ số lượng cán bộ theo biên chế
Số lượng cán bộ là yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ. Số
lượng cán bộ đủ, phù hợp với nhu cầu biên chế, yêu cầu nhiệm vụ của các tổ
chức, các cấp, các ngành, lĩnh vực hoạt động…, là điều kiện, cơ sở tạo nên
chất lượng đội ngũ cán bộ. Nếu số lượng cán bộ thừa hoặc thiếu, không phù
hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ không chỉ tại một
thời điểm mà có thể trong nhiều năm.
Hai là, cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ là yếu tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến
chất lượng từng người cán bộ và cả đội ngũ cán bộ. Cơ cấu đội ngũ cán bộ
bao gồm cơ cấu thành phần xuất thân, tuổi, loại cán bộ, trình độ học vấn, chức
danh cán bộ, chức vụ cán bộ đảm nhiệm ở mỗi cấp, giới tính, ngành nghề đào
tạo, chuyên môn nghiệp vụ, lĩnh vực hoạt động... Cơ cấu đội ngũ cán bộ được
quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của bộ máy tổ chức về Đảng,
chính quyền, đoàn thể; yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ; chức trách, nhiệm
vụ cán bộ; yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, ban, ngành, lĩnh vực hoạt động.
Ba là, phẩm chất, trình độ, năng lực, phong cách làm việc của từng cán bộ.
Phẩm chất, trình độ, năng lực, PCLV của cán bộ quyết định chất lượng
của đội ngũ cán bộ. Điều đó thể hiện ở chỗ, nếu phẩm chất, trình độ, năng lực,
PCLV của đội ngũ cán bộ mặc dù vẫn đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, điều
kiện...nhưng ở mức độ “trung bình”, “tầm tầm”, “vừa phải”... thì chất lượng
đội ngũ cán bộ không thể cao, khó có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khó có
thể phát triển đồng bộ và vững chắc. Mặt khác, nếu phẩm chất, trình độ, năng
lực, PCLV của đội ngũ cán bộ hạn chế, không đáp ứng yêu cầu với cương vị,
chức trách và yêu cầu nhiệm vụ được giao làm hạn chế đến chất lượng, thậm



×