MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1
Trang
3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN TỈNH ỦY SÓC TRĂNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
11
1.1
Tỉnh ủy Sóc Trăng và những vấn đề cơ bản về Tỉnh ủy
11
1.2
Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
Thực trạng và một số kinh nghiệm Tỉnh ủy Sóc Trăng
lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
41
Chương 2
PHƯƠNG HƯỚNG YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG CỦA TỈNH ỦY SÓC TRĂNG
HIỆN NAY
2.1
69
Những yếu tố tác động và mục tiêu, phương hướng yêu cầu
tăng cường lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
2.2
của tỉnh ủy Sóc Trăng hiện nay.
Những giải pháp tăng cường lãnh đạo nhiệm vụ phòng,
69
chống tham nhũng của Tỉnh ủy Sóc Trăng hiện nay.
82
105
109
113
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Asia Pacific Economic Cooperation
Ban chỉ đạo
Corrupt Practices Investigation Bureau
Chống tham nhũng
Kinh tế thị trường
Kinh tế - xã hội
Liên hợp quốc
Mặt trận Tổ quốc
Phòng, chống tham nhũng
Thanh tra Chính phủ
Thanh tra nhân dân
Tòa án nhân dân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ủy ban nhân dân
Viện Kiểm sát nhân dân
World Bank
Chữ viết tắt
APEC
BCĐ
CPIB
CTN
KTTT
KTXH
LHQ
MTTQ
PCTN
TTCP
TTND
TAND
UBTVQH
UBND
VKSND
WB
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tham nhũng là một hiện tượng lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước và
quyền lực. Hiện nay tham nhũng đã trở thành một vấn nạn chung đáng báo động của
mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tham nhũng đã gây thiệt hại rất lớn về tài sản của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; biến dạng méo mó quá trình
phân hoá giàu nghèo; làm thay đổi cả chính sách, pháp luật; làm tha hoá đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước; ảnh hưởng xấu đến những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm vẩn
đục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gây giảm niềm tin của nhân dân đối với
nhà nước; đặc biệt nguy hại là suy giảm uy tín quốc gia trong các quan hệ hợp tác phát
triển.
Nhìn chung, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở nước ta trong
những năm qua có sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động và
trong phòng ngừa, xử lý hành vi tham nhũng. Công tác tuyên truyền, giáo dục
về PCTN luôn được đẩy mạnh, gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tạo
sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin và quyết tâm của cán bộ, đảng viên và
nhân dân vào công tác này.
Với bản lĩnh của một đảng cách mạng, với tinh thần nhìn thẳng vào sự
thật, dũng cảm vạch ra những sai lầm, yếu kém, Đảng ta xác định PCTN là
nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt, một nội dung quan trọng trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Công tác PCTN chưa đạt được
yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu
hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”.
Trong phần tổng kết những bài học kinh nghệm lớn, Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) nêu rõ: “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn
thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa
3
và của Đảng”. Như vậy, việc Đảng ta rút ra bài học kinh nghiệm là rất quan
trọng, nhưng điều có ý nghĩa lớn hơn là phải biết phòng ngừa, biết khắc phục,
sửa chữa kịp thời những tồn tại, khuyết điểm trong chặng đường nhiệm vụ
sắp tới.
Thời gian qua, các cấp ủy đảng ở Sóc Trăng từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, nghiêm túc các nghị quyết, chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về PCTN và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bên cạnh
đó, việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham
nhũng ở nhiều đơn vị, địa phương vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao,
chưa đáp ứng yêu cầu của Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Từ khi có Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, mặc dù Tỉnh ủy Sóc Trăng
rất chú trọng lãnh đạo nhiệm vụ PCTN, bằng việc ban hành và thực hiện các chương
trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh
đạo, nhiệm vụ PCTN thì Tỉnh ủy Sóc Trăng chưa chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ PCTN. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu một cách căn bản và toàn diện những
vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo nhiệm vụ
PCTN của tỉnh ủy Sóc Trăng là thật sự cần thiết. Ý thức được điều đó nên tôi đã chọn
vấn đề “Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng hiện nay”
làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, tham nhũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi
đó là quốc nạn cần đẩy lùi. Đây là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học, nhà quản lý ở
nước ta và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhiều công trình khoa học đề
cập đến tham nhũng, PCTN, việc thực hiện pháp luật về PCTN và các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác PCTN.
* Một số công trình tiêu biểu ở trong nước
Đề tài khoa học cấp nhà nước “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của
một số nước trên thế giới” của Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
(2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4
- Đề tài khoa học cấp bộ “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN’ do TS. Trần
Ngọc Liêm (2006), Phó Vụ trưởng Vụ IV, TTCP làm Chủ nhiệm, nghiên cứu thực
trạng, hiệu quả và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN của các
cơ quan thanh tra nhà nước.
- Luận án Tiến sỹ Triết học của tác giả Lê Văn Cương, năm 1992
“Chống tham nhũng ở nước ta hiện nay'" đã trình bày quan niệm về tham nhũng trong
các chế độ xã hội, tính chất, đặc điểm, hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam và đề ra
các biện pháp chống tham nhũng.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Duy Hiển, năm 2001
“Đổi mới tư duy pháp lý đấu tranh chống tham nhũng”. Dưới góc độ luật pháp, tác giả
đã phân tích thực trạng tư duy pháp lý về phòng, chống tham nhũng, những quy định
của pháp luật hiện hành về tham nhũng và chống tham nhũng, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm đổi mới tư duy pháp lý trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Bên cạnh các công trình trên còn nhiều bài viết có nội dung liên quan
đến PCTN, pháp luật về PCTN đăng trên các tạp chí khoa học. Có thể kể đến
các bài sau:
- Bài “Bàn về tham nhũng" của TS. Nguyễn Minh Đoan đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 2 năm 2004 đã phân tích khái niệm về tham nhũng; nguyên
nhân của tham nhũng và các giải pháp về PCTN như xác lập cơ chế kiểm soát lẫn
nhau, coi trọng phát hiện, xử lý tham nhũng, xây dựng cơ chế chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác PCTN ở Việt Nam.
- Bài “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới”
của TS. Nguyễn Thị Hồi đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7 năm 2006 đã
nghiên cứu thực trạng pháp luật và việc PCTN của một số nước trên thế giới, trên cơ
sở đó rút ra những kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp PCTN ở Việt Nam.
Kinh nghiệm PCTN của một số triều đại phong kiến Việt Nam : Phân tích
kinh nghiệm của một số triều đại phong kiến Việt Nam đã được đề cập ở một số
công trình nghiên cứu: Sách “Lịch triều Hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú,
Nxb Giáo dục, H, 1961; Sách “Lê triều quan chế”, Phạm Liệu (dịch), Nxb Văn
5
hóa Thông tin, H, 1977; Sách “Khâm định Việt sử thông giám Cương mục”, Quốc
Sử quan triều Nguyễn, Nxb Giáo dục, H, 1998. Ở những công trình nghiên cứu
này, các tác giả đi sâu phân tích những biện pháp đã được một số triều đại sử
dụng để PCTN trong đội ngũ quan lại, đồng thời chỉ ra những ưu, khuyết điểm
của những biện pháp đó.
* Tình hình nghiên cứu về PCTN ở nước ngoài.
Kinh nghiệm PCTN ở Trung Quốc: Kinh nghiệm PCTN của Đảng Cộng sản
Trung Quốc được giới thiệu ở khá nhiều công trình nghiên cứu. Sự phân tích ở
những công trình đó ở mức độ khác nhau. Trong đó, có ba cuốn sách đã giới thiệu
được một số kinh nghiệm hay và phân tích khá sâu: Sách: “Các biện pháp PCTN
ở Trung Quốc”, Hồng Vĩ, Nxb CTQG, H, 2004; Sách: “Kinh nghiệm PCTN của
một số nước trên Thế giới”, Ban Nội chính Trung ương, Nxb CTQG, H, 2005;
Sách: “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay”, Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (đồng chủ biên), Nxb CTQG, H,
2008.
Kinh nghiệm PCTN ở Nga: Hàng loạt động thái của Thủ tướng Putin trong
chiến dịch chống tham nhũng sau cuộc bầu cử Quốc hội như: tuyên bố thu hồi tài
sản Nga từ các quỹ và tài khoản nước ngoài, công bố thông tin về thu nhập và tài
sản của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn cũng như người nhà của họ, làm rõ thủ
tục rửa tiền của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước đang được khẩn trương
triển khai trên toàn nước Nga. Ông Putin khẳng định “sẽ không tha thứ cho bất
kỳ quan chức nào vi phạm luật pháp. Nếu tham nhũng, thống đốc hay thứ trưởng
cũng sẽ bị tống vào tù”. Dân chúng Nga đang trông chờ vào quyết tâm của UR,
của Thủ tướng Putin và chính quyền của ông có lấy lại niềm tin với người dân
hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào kết quả cuộc đấu tranh PCTN của
Chính phủ.
Kinh nghiệm PCTN ở Singapore: Singapore là một nước có nhiều thành tích
trong CTN, được xếp hạng trong 5 nước có chỉ số nhận thức tham nhũng cao nhất (ít
tham nhũng nhất) thế giới. Việc tạo ra môi trường để quan chức không muốn, không
thể và không dám tham nhũng là cốt lõi của thành công này. Singapore coi việc CTN
mang tính sống còn đối với sự phát triển đất nước nên đã tập trung cao nhất cho công
6
tác PCTN với việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách hành chính và đưa công nghệ
thông tin hiện đại ứng dụng sâu rộng. Như vậy thông qua Luật CTN và Luật sung công
tài sản của Singapore cho thấy, Singapore đã quan tâm và áp dụng nhiều biện pháp
hữu hiệu để PCTN, trong đó, đã thành lập và tăng cường quyền lực tối đa cho CPIB
(có quyền bắt giữ, điều tra, khám xét, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng
của bất kỳ ai bị những người bị tình nghi tham nhũng; Các hành vi hối lộ, tham nhũng
đều bị trừng phạt ở bất cứ khu vực nào, cấp độ nào, dù tư nhân hay cơ quan chính
phủ, dân thường hay quan chức cao cấp.
Kinh nghiệm PCTN ở Thái Lan: Thái Lan là đất nước trong khu vực Đông Nam
Á, điều kiện tự nhiên, xã hội có những điểm tương đồng với Việt Nam. Trong phát
triển KTXH những năm trước đây, tệ tham nhũng diễn ra ở mọi cấp, mọi nơi, nhất là
các lĩnh vực thương mại, đầu tư, bầu cử và bổ nhiệm cán bộ. Tham nhũng ở Thái Lan
tràn lan và đi sâu vào xã hội đến nỗi công chúng thường cho rằng, muốn được việc phải
hối lộ. Chính phủ Thái Lan đã xác định tệ tham nhũng là nguy cơ lớn thứ ba, sau nguy
cơ suy thoái về kinh tế và đói nghèo. Để PCTN, Thái Lan đã tập trung xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng, đề ra các quy
định pháp lý chặt chẽ cho cuộc đấu tranh CTN. Năm 1997, Thái Lan đã đưa các điều
khoản CTN vào Hiến pháp sửa đổi. Năm 1999, Thái Lan sửa đổi toàn diện pháp luật về
PCTN và ban hành “Luật Cơ bản chống tham nhũng, B.E.2542” với 11 chương và 133
điều. Như vậy, thông qua Luật Cơ bản CTN của Thái Lan cho thấy, Thái Lan đã quan
tâm và áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để PCTN, trong đó, đã thành lập hệ thống các
cơ quan CTN và trao cho nó các quyền lực lớn; công chức phải kê khai tài sản theo
định kỳ hàng năm và khi có sự thay đổi công tác, kể cả trước khi thôi chức vụ; tăng
cường nâng cao nhân phẩm, giá trị đạo đức, tính liêm khiết của công chức, thường
xuyên thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra công vụ của công chức, kể cả Thủ tướng;
mọi hành vi tham nhũng phải được trừng trị nghiêm; tài sản tham nhũng phải được thu
hồi sung công quỹ. Đồng thời, phát huy vai trò của tổ chức, cá nhân trong xã hội tham
gia đấu tranh CTN, quy định mọi ý kiến của nhân dân tố cáo về tham nhũng phải được
xem xét và có chính sách bảo vệ cán bộ, nhân dân trong đấu tranh CTN.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Sóc Trăng nói
riêng và cả nước nói chung, nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu là tăng
7
cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, và đấu tranh phòng, chống tham
nhũng được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chỉnh đốn và nâng cao
sức chiến đấu của Đảng và trong giải quyết các vấn đề xã hội. Hiện nay việc
nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa được đề cập tới nhiều, hoặc chưa được
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện, nhất là trực tiếp, cụ thể ở Tỉnh ủy
Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ PCTN; vì vậy tác giả đã lựa chọn nội dung này
cho đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng trong nhiệm vụ PCTN hiện
nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng những vấn đề lý luận về Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ
PCTN.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, một số kinh nghiệm của Tỉnh ủy Sóc
Trăng lãnh đạo nhiệm vụ PCTN.
- Đề xuất phương hướng yêu cầu và những giải pháp tăng cường lãnh đạo
nhiệm vụ PCTN của tỉnh ủy Sóc Trăng giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng hiện
nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, thực tienx, thực trạng, kinh nghiệm, yêu cầu, giải
pháp tăng cường của lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng đối với nhiệm
vụ PCTN giai đoạn hiện nay.
- Thời gian khảo sát, nghiên cứu thực tế từ 2006 đến nay.
8
- Phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị đến
năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Hệ thống những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo nhiệm vụ
PCTN.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của tỉnh ủy Sóc Trăng.
Các báo cáo, sơ, tổng kết của các cấp ủy tổ chức trong Đảng bộ tỉnh Sóc
Trăng, các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện
nhiệm vụ PCTN.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin ,đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành: phân tích, so sánh,
thống kê, tổng hợp logic - lịch sử; tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa của đề tài
Cung cấp những luận cứ khoa học cho tỉnh ủy Sóc Trăng nghiên cứu,
tham khảo xác định chủ trương biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ ở tỉnh Sóc
Trăng hiện nay.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức nhà
nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp
PCTN, nhất là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan Ban Nội chính, Thanh tra Nhà
nước...
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy
ở các trường chính trị tỉnh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương (4 tiết).
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TỈNH ỦY SÓC TRĂNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG
1.1. Tỉnh ủy Sóc Trăng và những vấn đề cơ bản về Tỉnh ủy Sóc
Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
1.1.1. Tỉnh ủy Sóc Trăng và nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
* Khái lược tình hình tỉnh Sóc Trăng.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở hạ
lưu sông Hậu; diện tích tự nhiên 3.312km 2 với 72 km bờ biển và ba cửa Định
An, Trần Đề, Mỹ Thanh; dân số có hơn 1,3 triệu người, trong đó dân tộc Kinh
chiếm 64,24%, dân tộc Khmer chiếm 30,71%, người Hoa chiếm 5,02%, dân
tộc khác chiếm 0,03%; dân cư nông thôn chiếm khoảng 73% dân số, với
ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đến nay
Sóc Trăng nổi tiếng cả nước với lễ hội Óoc - Om - bóc, chùa Dơi, bánh pía...;
Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm 08 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố,
với 109 xã, phường, thị trấn. Đảng bộ tỉnh có 16 đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ,
615 tổ chức cơ sở đảng với 36.557 đảng viên; 427 cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý.
Cũng như nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng
là mảnh đất trẻ, mới khai phá trong thế kỷ XVII – XVIII. Từ rất sớm Sóc
Trăng đã là một không gian mở ra biển Đông với việc hình thành các thương
cảng như: Đại Ngãi, Bãi Xàu trước đây và Trần Đề hiện tại. Sóc Trăng có bề
dày truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là tiền đồn trấn giữ vùng
biển Đông của Tổ quốc từ xa xưa cho đến nay.
Với vị trí thuận lợi cho giao thương, đất Sóc Trăng là nơi hội tụ, giao
10
thoa và phát triển của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa. Do tính đặc thù của
các thành phần dân tộc nên đời sống văn hóa tinh thần của người dân Sóc
Trăng rất đa dạng. Nơi đây có nhiều ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng, các lễ hội
gắn với văn minh nông nghiệp lúa nước, các điệu múa, làn ca, dàn nhạc... đặc
sắc.
Với đất đai phì nhiêu, tài nguyên biển, sông nước phong phú, từ lâu nay
Sóc Trăng đã phát triển một nền nông nghiệp đa dạng từ trồng lúa, cây ăn trái,
chăn nuôi đến làm muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngày nay, trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Sóc Trăng nhanh chóng xây dựng
các nhà máy, xí nghiệp chế biến nông, thủy sản, các khu cụm công nghiệp,
nâng cấp, mở rộng các đô thị, khu đô thị.
* Khái quát Đảng bộ, hệ thống tổ chức đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng.
Từ những năm 1930, 1931, Sóc Trăng đã có chi bộ đảng cộng sản đầu
tiên. Đến cuối năm 1938, Sóc Trăng có 06 chi bộ đảng. Qua thực tiễn hoạt
động cách mạng, các chi bộ từng bước trưởng thành về trình độ, năng lực lãnh
đạo, phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều
sâu. Trước yêu cầu cấp bách của cách mạng đòi hỏi phải có tổ chức đảng cấp
tỉnh để thống nhất lãnh đạo phong trào quần chúng. Vì vậy, cuối năm 1938,
tại căn nhà lá nhỏ ở sân banh cũ (nay là miếu Bà Hoả, gần Trường THPT
Hoàng Diệu, thuộc Phường 4, Thành phố Sóc Trăng), một cuộc họp quan
trọng được tổ chức bí mật để thành lập Tỉnh uỷ lâm thời Sóc Trăng. Đồng chí
Nguyễn Thế Ngọc, đại diện Liên Tỉnh uỷ Cần Thơ đến dự và chỉ đạo hội
nghị. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được Liên Tỉnh uỷ chỉ định gồm 5 đồng
chí. Đồng chí Dương Minh Quan làm Bí thư, đồng chí Phan Minh Gương làm
Phó Bí thư.
Đến nay, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã trãi qua 13 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại
hội là một mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của Đảng bộ trong
lãnh đạo xây dựng CNXH và nhất là lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng
11
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII, nhiệm kỳ 20102015 diễn ra từ ngày 16 đến 18-9-2010 tại Trung tâm Văn hoá và Hội nghị
tỉnh với sự tham dự của 350 đại biểu đại diện cho trí tuệ của gần 27.000 đảng
viên trong toàn Đảng bộ. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng – Uỷ viên Bộ Chính
trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính
trị, Ban Bí thư đã đến dự và chỉ đạo đại hội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh khoá XI trình đại hội với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững ổn
định chính trị, phát triển nhanh và toàn diện”. Đại hội đã bầu đồng chí Võ
Minh Chiến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ khoá XI giữ chức Bí
thư Tỉnh uỷ khoá XII (nhiệm kỳ 2010 – 2015); bầu Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh gồm 55 đồng chí; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm 15 đồng chí.
Trong 3 ngày, từ ngày 27 đến 29-10-2015, tại Trung tâm Văn hoá và Hội
nghị tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 với
sự tham dự của 347 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 37.000 đảng viên
trong toàn Đảng bộ. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Uỷ viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thay mặt Bộ Chính
trị, Ban Bí thư đã đến dự và chỉ đạo đại hội. Với tinh thần, trách nhiệm cao,
đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020
gồm 53 đồng chí. Bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng gồm 16 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh khoá mới đã tiến hành bầu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm
15 đồng chí. Các đồng chí: Nguyễn Trung Hiếu, Huỳnh Văn Sum và Lâm
Văn Mẫn được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ; bầu Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh
uỷ gồm 11 đồng chí; đồng chí Trần Văn Chuyện được bầu giữ chức Chủ
nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, nhiệm kỳ 2015-2020.
12
Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng, tính đến tháng 10/2015 toàn tỉnh hiện có 616 tổ
chức cơ sở đảng; trong đó có 220 đảng bộ cơ sở, 396 chi bộ cơ sở, 2.604 chi
bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và đảng uỷ bộ phận; nâng tổng số đảng viên của
toàn Đảng bộ lên 37.208 đồng chí.
* Chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Chức năng của Tỉnh uỷ Sóc Trăng:
Chức năng chủ yếu của Tỉnh uỷ Sóc Trăng là lãnh đạo tất cả các hoạt
động trên địa bàn tỉnh, là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ Đại
hội Đảng bộ tỉnh. Tỉnh uỷ lãnh đạo đảm bảo cho các hoạt động xây dựng
Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức
xã hội, nghề nghiệp của tỉnh có chất lượng tổ chức, hoạt động có hiệu quả;
đảm bảo cho các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển theo
đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
theo đúng định hướng XHCN.
Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với các hoạt động nêu trên là sự lãnh đạo
toàn diện, tức là Tỉnh uỷ đề ra chủ trương, quyết định, cụ thể hoá các chủ
trương, quyết định đó, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổ
chức đảng, đảng viên trong thực hiện các chủ trương, quyết định của Tỉnh uỷ
và sơ kết, tổng kết rút ra những kinh nghiệm.
Chức năng lãnh đạo của Tỉnh uỷ là sự lãnh đạo chính trị. Tức là Tỉnh uỷ
lãnh đạo các tổ chức, các lĩnh vực đời sống xã hội, chủ yếu bằng các chủ trương,
quyết định, định hướng đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức, lĩnh vực đó
theo đúng định hướng XHCN. Tỉnh uỷ không can thiệp quá sâu, không bao biện
làm thay công việc cụ thể của các tổ chức, mà Tỉnh uỷ lãnh đạo phát huy vai trò,
chủ động, sáng tạo của các tổ chức để hoạt động đạt kết quả cao.
13
Nhiệm vụ của Tỉnh uỷ Sóc Trăng:
- Quyết định Chương trình làm việc toàn khoá, Quy chế làm việc,
Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá của Tỉnh uỷ và chức năng, nhiệm
vụ, Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ.
- Tổ chức học tập quán triệt và vận dụng chỉ đạo thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc; các nghị quyết, chủ trương của Trung ương Đảng; cụ
thể hoá và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ
tỉnh qua các nhiệm kỳ; quyết định những chủ trương quan trọng của địa
phương theo yêu cầu tình hình nhiệm vụ.
- Cho ý kiến về quy hoạch tổng thể và kế hoạch dài hạn về phát triển
kinh tế, xã hội; và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng
hàng quý, 6 tháng, năm; về việc chia, tách, sáp nhập, thành lập huyện mới.
- Quyết định giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh Bí thư, Phó Bí thư
Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và nhân
sự bổ sung Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh (gọi tắt là Tỉnh uỷ viên); tham gia ý kiến về nhân sự Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trước khi Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ xem xét, quyết định giới thiệu để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu.
- Biểu quyết quyết định kỷ luật hoặc biểu quyết đề nghị kỷ luật; xem xét
giải quyết việc xin rút tên khỏi Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên Uỷ
ban Kiểm tra Tỉnh uỷ và việc khiếu nại kỷ luật Đảng theo quy định của Điều
lệ Đảng.
- Chuẩn bị và triệu tập Đại hội theo nhiệm kỳ; thảo luận và thông qua
các văn kiện trình Đại hội; giới thiệu với Đại hội về nhân sự ứng cử, đề cử để
bầu vào Tỉnh uỷ của các kỳ Đại hội.
- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
14
kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên trong Đảng bộ về việc chấp
hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, các quy định của
Đảng.
- Xem xét báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo thực
hiện Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban
Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, của Tỉnh uỷ. Xem xét các báo cáo
định kỳ hoặc bất thường của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ.
- Giữa nhiệm kỳ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội của
Đảng bộ tỉnh và quyết định các chủ trương, giải pháp cần thiết để tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Đại hội theo chỉ đạo của Bộ Chính trị (nếu có).
- Theo đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, thảo luận và quyết định
những vấn đề khi có quá nửa trong tổng số Tỉnh uỷ viên yêu cầu.
* Đặc điểm của Tỉnh ủy Sóc Trăng.
Đặc điểm lịch sử, truyền thống cách mạng
Tỉnh uỷ Sóc Trăng có truyền thống cách mạng hào hùng, từ những năm
1930, 1931, Sóc Trăng đã có chi bộ đảng cộng sản đầu tiên. Đến cuối năm
1938, Sóc Trăng có 06 chi bộ đảng. Tỉnh uỷ đã được tôi luyện và trưởng
thành từng bước trong thời chiến, ngày nay trong thời bình dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ đang phát huy truyền thống cách
mạng, đổi mới phương thức lãnh đạo đưa Sóc Trăng đi lên cùng với sự phát
triển chung của đất nước.
Đặc điểm cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Tỉnh uỷ gồm: Văn phòng, Uỷ ban Kiểm tra, Ban Tổ
chức, Ban Nội chính, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận. Đại hội Đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2015-2020), có 347 đại biểu tham dự, trong đó
có 47 đại biểu đương nhiên. Trước khi bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đại
15
hội đã được nghe công bố Quyết định số 2054-QĐNS/TW, ngày 14-10-2015
của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công đồng chí Nguyễn Văn Thể, Uỷ
viên dự khuyết Trung ương Đảng giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng, nhiệm
kỳ 2015-2020. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 53 đồng chí,
trong đó Ban Thường vụ có 15 đồng chí, có 30 đồng chí cấp uỷ đương nhiệm
tái cử, 23 đồng chí tham gia cấp uỷ lần đầu (chiếm tỷ lệ 43,40%); nữ 7 đồng
chí (chiếm tỷ lệ 13,21%); về độ tuổi: cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) 2 đồng chí
(chiếm tỷ lệ 3,77%), từ 40 đến 50 tuổi 14 đồng chí (chiếm tỷ lệ 26,42%), trên
50 tuổi 37 đồng chí (chiếm tỷ lệ 69,81%); dân tộc thiểu số 6 đồng chí, chiếm
tỷ lệ 11,32% (dân tộc Khmer 5 đồng chí, người Hoa 1 đồng chí).
Về chất lượng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020: trình
độ chuyên môn: Đại học 45 đồng chí, chiếm tỷ lệ 84,91%; Thạc sỹ 7 đồng
chí, chiếm tỷ lệ 13,21% và Tiến sĩ 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 1,89%. Trình độ lý
luận chính trị: Cao cấp 31 đồng chí, chiếm tỷ lệ 58,49%; Cử nhân 22 đồng
chí, chiếm tỷ lệ 41,51%. Cấp uỷ viên công tác tại cơ quan đảng 14 đồng chí;
chính quyền 14 đồng chí; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 4 đồng chí; lực
lượng vũ trang 6 đồng chí; khối tư pháp (Sở Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân
tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh) 3 đồng chí; các huyện, thị xã, thành phố 12 đồng
chí. Cấp uỷ tái cử 30/53 đồng chí, chiếm tỷ lệ 56,60%; tuổi bình quân của
Ban Chấp hành khoá mới là 51,02 tuổi (cao nhất là 57 tuổi, thấp nhất 36 tuổi).
Đặc điểm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh
đạo của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì, phát
triển ổn định. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá; giá trị công nghiệp, hoạt
động thương mại, dịch vụ, xuất khẩu hàng hóa năm sau cao hơn năm trước.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. An ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục có
16
chuyển biến tích cực. Công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham
nhũng, lãng phí đạt được kết quả khá. Cán bộ, công chức, viên chức, giữ được
phẩm chất, đạo đức lối sống, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, pháp luật.
Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà
nước.
Đặc điểm lãnh đạo phòng chống tham nhũng.
Thời gian qua, Tỉnh uỷ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các
mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng
phí của Đảng trên các lĩnh vực công tác. Các cấp uỷ, đã cụ thể hóa nội dung
phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các chuyên đề “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thành các tiêu chuẩn trong xây dựng đạo
đức, lối sống của từng đảng viên, cán bộ, công chức và đưa vào nội dung sinh
hoạt thường kỳ của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; đồng thời, phát
động đăng ký thi đua, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Từ đó,
đã tạo điều kiện cho đảng viên, cán bộ, công chức phát huy dân chủ, thể hiện
thái độ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng chất lượng của
tổ chức đảng và đảng viên, kịp thời phát hiện và đấu tranh, ngăn ngừa hành vi
tham nhũng, lãng phí.
Hàng năm, Tỉnh uỷ đều xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát việc
thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và có tổ chức sơ kết, tổng
kết. Tỉnh uỷ đã thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở tại nhiều tổ
chức cơ sở đảng, sở, ngành và các huyện, thị, thành phố trực thuộc trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ yếu là trong quản
lý đất đai, sử dụng ngân sách và thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham
nhũng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa quan tâm
đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham
17
nhũng, đặc biệt là công tác tự kiểm tra để kịp thời ngăn ngừa, xử lý tham
nhũng.
* Nhiệm vụ PCTN ở tỉnh Sóc Trăng.
Tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí và các giải pháp thực
hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Tập
trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch số 41/KH-UBND ngày
20/12/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng về triển khai đề án tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước Liên hợp quốc về
chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn
từ 2012 đến 2016, kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 10/12/2014 của UBND
tỉnh thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng giai đoạn từ nay
– đến năm 2016; kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh
Sóc Trăng về việc thực hiện chương trình hành động số 16-CTr/TU của Tỉnh
ủy về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và
một số văn bản có liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng. Các cấp,
các ngành tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật
liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, gắn với việc tiếp tục “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, để nâng cao hiểu biết pháp
luật, ý thức tôn trọng pháp luật, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp
luật về PCTN, giữ gìn An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
tỉnh.
2. Chỉ đạo thanh tra triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch năm
2015 đã được phê duyệt; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành. Gắn thanh tra theo kế hoạch với thanh tra đột xuất khi phát hiện có
18
dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết thúc cuộc thanh tra đã triển khai phải đảm bảo
đúng thời hạn quy định của pháp luật, chính xác, khách quan; chú trọng phát
hiện hành vi tham nhũng của thanh tra.
3. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các địa phương thường xuyên
cử cán bộ trực điện thoại đường dây nóng và tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền để tiến hành thẩm tra, xác minh giải quyết kịp thời,
đúng quy định, giám sát chặt chẽ tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo phát
sinh trên địa bàn tỉnh, tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo của công dân về
PCTN.
4. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
và các địa phương về công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra và xét xử các hành
vi tham nhũng. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, thanh tra trong nội
bộ nhằm nâng cao tính tự giác cũng như tinh thần trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, đơn vị trong hoạt động PCTN.
5. Xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra và giải
quyết tố cáo, kiên quyết công khai, minh bạch trách nhiệm từng cơ quan, cá
nhân trong bộ máy nhà nước, nhất là những vị trí nhạy cảm.
6. Tăng cường sự giám sát của UBMTTQVN các cấp, của các tổ chức
chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận, doanh
nghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác trong việc phát hiện hành vi phòng,
chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ
phòng, chống tham nhũng
* Quan niệm tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng chống tham
nhũng
Đại từ điển Tiếng việt của nhà xuất bản Văn hóa – thông tin đã định
nghĩa “lãnh đạo là dẫn dắt, tổ chức phong trào” tuy nhiên, để dẫn dắt, tổ chức
19
phong trào đòi hỏi chủ thể lãnh đạo, phải đề ra đường lối, chủ trương để đối tượng
lãnh đạo theo đó mà thực hiện chưa được đề cập trong định nghĩa này.
Hiện nay, giới khoa học trong và ngoài nước khi đề cập đến khái niệm
“lãnh đạo” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn: “Lãnh đạo là hoạt
động thuyết phục mọi người cùng hợp tác để thực hiện một mục tiêu chung”;
“Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng tới cá nhân hay một nhóm người hoặc
cả xã hội nhằm đạt một mục tiêu chung nào đó”; “Lãnh đạo là khả năng huy
động và hướng các nỗ lực của một tập thể vào việc thực hiện một mục tiêu
chung nào đó”....Mặc dù khái niệm “lãnh đạo” được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, tuy nhiên giữa các cách hiểu đó vẫn có điểm thống nhất khi cho rằng
lãnh đạo là hoạt động có mục đích của chủ thể tác động đến đối tượng nhằm thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ nhất định.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh đã định nghĩa “lãnh
đạo” và giải thích thế nào là lãnh đạo đúng. Người chỉ rõ: “Lãnh đạo đúng nghĩa
là: Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng...phải tổ chức sự thi hành cho
đúng...; phải tổ chức sự kiểm soát...”.
Từ những phân tích trên đồng thời quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh có thể
đưa ra khái niệm: “Đảng lãnh đạo” là toàn bộ hoạt động chính trị, tư tưởng, tổ chức
của Đảng để xác định đường lối, nghị quyết; tuyên truyền, vận động, tổ chức các lực
lượng trong xã hội thực hiện; kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, nghị quyết của
Đảng.
Kế thừa, vận dụng khái niệm “Đảng lãnh đạo”, căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ của Tỉnh ủy Sóc Trăng và nhiệm vụ PCTN của tỉnh Sóc Trăng có thể
đưa ra khái niệm:
“Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng là
hoạt động có mục đích, có tổ chức của Tỉnh ủy bằng cách quán triệt, cụ thể hóa
đường lối, chính sách PCTN của Đảng và Nhà nước; Xác định nghị quyết, chủ
trương lãnh đạo PCTN trong tỉnh; tuyên truyền, vận động hệ thống chính trị, các
20
cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực
hiện nghị quyết,chủ trương PCTN nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng,
góp phần xây dựng Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể nhân dân trong sạch vững
mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao”.
Mục đích lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của Tỉnh ủy Sóc Trăng là phòng ngừa,
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
sạch, vững mạnh đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chủ thể lãnh đạo nhiệm vụ PCTN ở tỉnh Sóc Trăng là Tỉnh ủy Sóc
Trăng.
Lực lượng thực hiện nhiệm vụ PCTN là toàn bộ hệ thống chính trị, các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh
Sóc Trăng.
* Nội dung lãnh đạo PCTN của tỉnh ủy Sóc Trăng
Một là
, Tỉnh ủy quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chương trình hành động PCTN.
Trên cơ sở nghị quyết của Trung ương về PCTN, Tỉnh ủy nghiên cứu,
quán triệt, cụ thể hóa và xây dựng chương trình hành động về PCTN cho địa
phương mình. Chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy phải bám sát nghị
quyết của Trung ương, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của địa phương. Vì
vậy, khi xây dựng chương trình hành động về PCTN, Tỉnh ủy phải căn cứ vào
chủ trương, nghị quyết của Trung ương; xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị
của địa phương, đơn vị; tình hình kinh tế - xã hội; thực trạng tổ chức và hoạt
động của tổ chức đảng. Điều đặc biệt quan trọng là Tỉnh ủy phải nắm rõ thực
trạng tham nhũng của địa phương, những vấn đề bức xúc đang đặt ra để xác
định chủ trương và xây dựng giải pháp thực hiện.
Hai là, tổ chức quán triệt, phổ biến chương trình hành động PCTN
của Tỉnh ủy.
21
Sau khi ban hành chương trình hành động về PCT N, các cấp ủy và tổ
chức đảng triển khai quán triệt trước hết trong nội bộ, sau đó lãnh đạo, chỉ đạo
việc quán triệt trong các tổ chức của hệ thống chính trị, các đoàn thể nhân dân.
Đồng thời, lãnh đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo nhận thức đúng đắn và sâu sắc cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung
chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy. Từ đó tạo sự thống nhất trong tổ
chức và triển khai thực hiện.
Ba là, lãnh đạo chính quyền cụ thể hóa chương trình hành động
của
Tỉnh ủy về PCTN thành mục tiêu, chương trình, kế hoạch PCTN của chính quyền và quán triệt, tổ chức thực hiện.
Lãnh đạo Hội đồng nhân dân xây dựng các chương trình hành động,
kế hoạch về PCTN; phê duyệt, thông qua các kế hoạch của UBND; giám
sát các thành viên của UBND; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên
của UBND, Hội đồng nhân dân liên quan đến tham nhũng; giám sát các
hoạt động của UBND; lãnh đạo việc tiếp xúc cử tri của tổ đại biểu Hội
đồng nhân dân để lắng nghe ý kiến phản ánh của quần chúng nhân dân,
nhất là những phát hiện của quần chúng về các vụ việc tham nhũng.
Lãnh đạo UBND triển khai và thực hiện các nghị quyết của Trung
ương, chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN, những quy định của
pháp luật trong việc quản lý nhà nước ở địa phương nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất tình trạng tham nhũng.
Kiện toàn bộ máy, phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền theo
hướng tinh gọn, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực
hiện tốt cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đối với các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn. Chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tiến
hành rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.
Lãnh đạo UBND tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tham nhũng
của quần chúng nhân dân.
22
Bốn là, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới cụ thể hóa chương
trình PCTN của Tỉnh ủy
Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Sóc Trăng trong PCTN không chỉ là việc đề
ra các quyết định mà sau khi ra quyết định, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ còn
được tiếp tục trong quá trình tổ chức thực hiện. Cụ thể là các cấp ủy, tổ
chức đảng cấp dưới phải triển khai quán triệt, cụ thể hóa chương trình PCTN
của Tỉnh ủy, để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân
dân có sự thống nhất trong nhận thức về các quyết định của cấp ủy; theo dõi
kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức của
hệ thống chính trị và các đoàn thể nhân dân thực hiện đúng chủ trương, quyết
định của Tỉnh ủy về PCTN; lãnh đạo và chủ trì sự phối hợp hoạt động của các
lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nghị quyết chương trình
hành động của Tỉnh ủy về PCTN.
Năm là, lãnh đạo các cơ quan tuyên truyền
phổ biến quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp
luật Nhà nước về PCTN.
Tỉnh ủy lãnh đạo các cơ quan tuyên truyền tích cực phổ biến quán triệt các
chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước về PCTN để định hướng
dư luận, tạo sự thống nhất cao trong toàn xã hội. Phát động phong trào toàn xã
hội tham gia PCTN, trước hết là sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Sáu là, lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong sạch, vững mạnh, có trình độ và năng lực để bố trí vào các cơ
quan đảng, chính quyền, đoàn thể; hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy cơ
quan chuyên trách PCTN.
Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy thường xuyên tiến hành rà soát,
sắp xếp, luân chuyển, chuyển đổi, bố trí cán bộ để củng cố, kiện toàn các tổ
chức trong hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo
yêu cầu, nhiệm vụ PCTN. Thực hiện tinh giản biên chế, chủ động thay thế
những cán bộ không đủ phẩm chất, số cán bộ có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng,
23
lãng phí. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong
PCTN.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây
dựng cơ cấu và tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ, công chức làm cơ sở để tuyển
dụng và sắp xếp, bố trí cán bộ. Đổi mới việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên
chức bằng hình thức thi tuyển. Lựa chọn cán bộ có đủ tiêu chuẩn và phẩm chất
đạo đức tốt để bố trí vào các cơ quan chuyên trách PCTN.
Xử lý nghiêm theo pháp luật và kỷ luật đảng đối với những đảng viên là cán
bộ, công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy
hành chính những cán bộ thoái hóa, biến chất.
Bảy là, lãnh đạo MTTQ và các tổ chức thành viên c
ủa MTTQ tham gia PCTN:
Lãnh đạo MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cụ thể hóa chương trình
hành động của Tỉnh ủy thành chương trình hành động, kế hoạch PCTN của Mặt
trận và các đoàn thể nhân dân. Lãnh đạo xây dựng Mặt trận, đoàn thể nhân dân
trong sạch, vững mạnh, làm tốt chức năng tham mưu và giám sát đối với chính
quyền trong PCTN. Lãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể nhân dân phát động phong
trào PCTN trong mọi tầng lớp nhân dân.
Lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
với Mặt trận Tổ quốc tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện chương trình hành
động của Tỉnh ủy về PCTN. Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức thành
viên của Mặt trận trong động viên nhân dân tích cực tham gia PCTN; phát hiện,
kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham
nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN.
Tám
l à , k i ểm t r a , g i á m s á t , s ơ k ết , t ổn g k ết v i ệc t h ực h i ện c h ươ n g t r ì n h h à n h đ ộn g c ủa T ỉn h u ỷ v ề P C T N .
Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các tổ
chức đảng, cán bộ, đảng viên về thực hiện chương trình hành động PCTN của
Tỉnh ủy; coi trọng kiểm tra, giám sát PCTN trong bộ máy chính quyền và các
đoàn thể nhân dân; kịp thời uốn nắn những sai sót. Trong từng giai đoạn tiến
hành sơ kết, tổng kết việc lãnh đạo PCTN của Tỉnh ủy; lãnh đạo chính quyền,
24
các đoàn thể nhân dân sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình hành động
PCTN của Tỉnh ủy.
* Phương thức lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của Tỉnh ủy Sóc Trăng
Cùng với xác định nội dung lãnh đạo, vấn đề rất quan trọng được đặt ra là
bằng phương thức nào để thực hiện nội dung đó. Theo Đại từ điển Tiếng Việt,
phương thức là “Phương pháp và hình thức tiến hành”; Phương pháp là
“Cách thức tiến hành để có hiệu quả cao”. Vậy phương thức được hiểu
là hình thức, phương pháp hay cách thức tiến hành công việc để có hiệu
quả cao.
Trong cuốn sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” do
Trần Đình Nghiêm chủ biên, phương thức lãnh đạo của Đảng được định
nghĩa như sau:
“Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp,
biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng trong
việc hoạch định đường lối để tác động vào các tổ chức, con người trong hệ thống
chính trị và cả xã hội nhằm làm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
được thực hiện có hiệu quả cao nhất trong cuộc sống”.
Tuy nhiên, sau khi đưa ra định nghĩa về phương thức lãnh đạo của
Đảng, tác giả chưa nhấn mạnh việc Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến
lược, lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng, đảng viên và bằng hành động gương
mẫu của đảng viên. Điều này đã được Đảng chỉ rõ trong Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta và trong Văn kiện Hội nghị
đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng.
Tại Đại hội X, phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được bổ sung và
hoàn thiện, trong đó Đảng nhấn mạnh đến phong cách và lề lối làm việc:
“Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng
thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng;
làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nó đi đôi với
25