Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG ĐẢNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ CÔNG CHỨC cấp xã ở TỈNH bạc LIÊU HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.06 KB, 99 trang )

1

MỤC LỤC
Tra
ng
MỞ ĐẦU
Chương 1:

2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

1.1.

CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU
Đội ngũ công chức cấp xã và một số vấn đề cơ

10

bản về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
1.2.

cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao

10

chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh
Bạc Liêu
Chương 2: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN


35

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
2.1.

58

Những nhân tố tác động và yêu cầu nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc
Liêu hiện nay

2.2.

58

Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

70
91
95

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng,

Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, coi cán bộ, công
chức là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hờ Chí Minh


2

người sáng lập, rèn luyện Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh: “cán bộ là cái gốc
của mọi công việc", “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém", "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng".
Thấm nhuần tư tưởng của Người, hơn 80 năm xây dựng và phát triển,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi cán bộ, công chức là một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng. Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
đều đánh dấu những bước trưởng thành, tiến bộ của đội ngũ cán bộ, cơng chức
của Đảng và Nhà nước.Vì thế, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng đội
ngũ cán bộ, cơng chức đồng bộ, tồn diện, coi đây là vấn đề mấu chốt, trong sự
nghiệp cách mạng. Chính quyền cấp xã thuộc tỉnh Bạc Liêu là chính quyền cấp
cơ sở trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta, là nơi đại bộ phận nhân dân
cư trú, sinh sống. Hệ thống chính quyền và cán bộ, cơng chức cấp xã của tỉnh
Bạc Liêu có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại
đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển KT-XH, bảo
đảm cải thiện đời sống của Nhân dân ở địa phương.Trong những năm gần đây,
đội ngũ công chức cấp xã thuộc tỉnh Bạc Liêu đã có bước phát triển về chất. Tuy
nhiên, trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, đội ngũ này vẫn còn
bộc lộ những yếu kém, bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ, phương pháp, tác
phong cơng tác. Một số cơng chức gặp khó khăn, lúng túng, thậm chí va vấp,
phạm sai lầm, khuyết điểm trong thi hành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trước tác động
của mặt trái nền kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ, cơng chức nói chung
cơng chức cấp xã nói riêng, có biểu hiện
suy thối về phẩm chất đạo đức, quan liêu, vi phạm dân chủ. Những điều

đó đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo, quản lý và làm
giảm sút lòng tin của nhân dân đối với chính quyền cấp xã; đồng thời đặt ra đòi
hỏi cấp thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tỉnh Bạc Liêu


3

Hiện nay, cùng với q trình cơng nghiệp hoả, hiện đại hoá đất nước, các
xã ở tỉnh Bạc Liêu nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tề, từ sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún sang sản xuất tập trung, ứng dụng những thành tựu khoa học - công
nghệ hiện đại, công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn. Nhiều
dự án, cơng trình trọng điểm, khu đơ thị mới hình thành, đặt ra hàng loạt các
nhiệm vụ nặng nề, phức tạp về xây dựng, quản lý quy hoạch, quản lý đơ thị,
quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế văn hố, xã hội, phịng chống các tệ nạn xã hội, quản lý dân cư, bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong hoạt động của chính quyền và đội ngũ cơng
chức cấp xã.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên, Hệ thống chính quyền ở tỉnh
Bạc Liêu phải có một đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã vững mạnh, có phẩm
chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng động đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Vì vậy tác giả chọn vấn đề :
"Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay"
làm luận văn thạc sĩ khoa học chính trị chuyên ngành xây đựng Đảng và chính
quyền Nhà nước. Đây là vấn đê cơ bản, cấp thiết trong đổi mới, cải cách hành
chính ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xây dựng Và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung,
cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng là những vấn đề quan trọng được Đảng, Nhà
nước và các chính quyền các cấp trong cả nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo và tổ
chức thực hiện. Trong những năm qua, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu
dưới dạng đề tài khoa học, sách, các luận văn, luận

án, bài báo khoa học v.v... đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn
như:
* Những cơng trình bàn về xây dựng chính quyền, hệ thống chính tri
đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung.


4

- GS Hồ văn Thông: "Kinh tế xã hội nông thôn Viết Nam ngày nay ", tập
2. Nxb tư tưởng văn hoá, Hà nội 1991
- PGS,TS Bùi Tiến Quý: "Một số vấn đề về tố chức và hoạt động cuả chính
quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta ' ,Nxb CTQG, Hà Nội 2000.
- TS Phan Văn Phúc và tiến sĩ Chu Văn Thành "chính quyền cấp xã và
quản lý Nhà nước cấp xã ' , Nxb CTQG,Hà Nội 2000
- TS Nguyễn văn Sáu và GS Hồ văn Thông thưc hiện quy chế dân chủ
và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay " NXBCTQG, Hà Nội
2003
- PGS, TS Nguyễn Đăng Dung "Tổ chức chính quyền, Nhà nước ở địa
phương".
- Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KH.XH.05.03, giai đoạn 19911995, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức trong
thời kỳ đẩy mạnh cóng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, của tập thể tác giả, do
GS, TS Nguyễn Phú Trọng làm Chủ nhiệm, đã in thành sách, Nhà xuất bản
Chính tả Quốc gia, Hà Nội, xuất bản lần đầu năm 2001, tái bản năm 2003 .
- Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX 0 5.11, giai đoạn 1991 - 1995,
Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn công chức lãnh đạo trong hệ thống chính trị trong
thời kỳ đổi mới, của tập thể tác giả, do PGS, TS Trần Xuân Sầm làm Chủ nhiệm,
đã in thành sách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, năm 1998.
- Đề tài khoa học cấp nhả nước, giai đoạn 2000 - 2002, Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển công chức lãnh đạo,
quản lý trong thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, của Ban Tở chức

Trung ương, do GS, TS Trần Đình Hoan làm Chủ nhiệm.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.03.02, giai đoạn 2001- 2005,
Xây dưng đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của
quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, của tập thể tác giả, do GS, TS
Vũ Văn Hiền làm Chủ nhiệm. Các tác giả tập trung nghiên cứu về lý luận và


5

khảo sát thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính quy
luật, tổng kết khái quát những kết luận bước đầu, đưa ra những giải pháp đồng
bộ, có tính khả thi nhằm góp phần lâm sáng tỏ hơn việc xây dựng đợi ngũ công
chức lãnh đạo quản lý Ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
* Các cơng trình bàn về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp huyên, xã, cơ sở
- Lê Thu Hà, "Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng công chức cấp huyện
ở Quang Nam ", luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia
Hờ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Nghĩa "Xây dựng đội ngũ công chức trong hệ thống chính
trị cấp xã ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ khoa học chính
trị (2006) Học viện CTQGHCM.
- Lê Thành Danh "Xây dựng đội ngũ cán bộ,cơng chức cấp xã ở Thành
phố Hờ Chí Minh hiện nay", luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền
Nhà nước (2014), Học viện Chính trị
- Trương Thanh Nhã "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện diện
Ban thường vụ Tỉnh uỷ Bạc Liêu quản lý trong giai giai đoạn hiện nay", luận văn
thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước (2014) Học viện Chính trị.
- Dương Quỳnh Ly (2014), Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ công chức
phường trên địa bàn quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Học viện chính trị, Hà Nội

- Tơ Thị Kim Thanh (2012), chất lượng đội ngũ cán bộ văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn
hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2014), nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ
cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay, Luận văn


6

Thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc giá
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Biện Thanh Lâm (2010), nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ
chốt các xã ở tỉnh Cà Mau, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện chính trj
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Phạm Anh Tuấn, (2010) xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách xã,
phường thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ xây dựng
Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Hồ Văn Minh (2015), Đảng bộ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống trong cán bộ,
đảng viên giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền
nhà nước, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Hồng Tân, "Xây dựng đội ngũ công chức lãnh đạo cấp quận ở
thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH", luận văn thạc sĩ
lịch
sử (2000), Học viện Chính trị quốc gia Hờ Chí Minh.
- Trần Thọ, "Xây dựng đội ngũ công chức thuộc diện Ban Thường vụ
Thành uỷ Đà Nẵng quản lý giai đoạn hiện nay ", luận văn thạc sĩ khoa học chính
tri, Học viện Chính trị quốc gia Hờ Chí Minh.
- Nguyễn Tiến Long, "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị Ban

chỉ huy quân sự huyện giai đoạn hiện nay ", luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội
2001
- TS Nguyễn Văn Sáu, "Nâng cao tổ chức hoạt động thực tiễn của đội
cơng chức cấp huyện ở phía Bắc nước ta trong tình hình hiện nay", đê tài học cấp
bộ, năm 2001 .
- Đỗ Ngọc Tuyên, "nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ
chính tri Phân đội ở các Trung đồn Ra đa trong Quân đội nhân dân việt Nam


7

hiện nay”, luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà
Nội 2007.
- Lê Đức Bình (2004), “Vai trò của tập thể lãnh đạo và người đúng đầu
trong cơng tác cơng chức”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (11)
- Bùi Đức Lại (2007), "về trách nhiệm của người đứng đầu trong cơng tác
cơng chức ", Tạp chí Xây dựng Đảng, (6).
Ngồi ra cịn có một số bài viết khác như: Chu Văn Ry ( 1997), “Xây dựng
đội ngũ công chức các cấp, trước nhất là người đứng đầu ", Tạp chí Cộng sản,
(5); Lê Đức Bình (2005), "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách ", Tạp chí Xây
dựng Đảng, (7); Nguyễn Phi Long (2005), 'Một biện pháp quan trọng xây dựng
đoàn kết nội bộ ", Tạp chí Xây dựng Đảng (12); Trần Đình Huỳnh. Trịnh Quang
Cảnh (2006), "Chỉ dạy của Bác Hồ đối với người đứng dầu ", Tạp chí Xây dựng
Đảng (12); Nguyễn Văn Biểu (2006), "Thái độ đúng đắn của công chức lãnh đạo
trước những khuyết điểm, sai lầm của mình ", Tạp chí Xây dựng Đảng, (12);
Ngọc Lân (2008), "Nhân tố quan trọng hàng đầu để ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí", Tạp chí Xây dựng Đảng, (5); và những cơng trình khác mà tác
giả chưa có điều kiện tiếp cận và trình bày ở đây.
Các đề tài khoa học, luận văn, luận án, các bài báo trên với các chuyên
ngành, đối tượng và phương pháp tiếp cận khác nhau đã nghiên cứu chất lượng đội

ngũ cán bộ, công chức dưới các góc độ khác nhau, chỉ ra các giải pháp nâng cao
ehất lượng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các đề
tài và bài viết đó là tài liệu tham khảo rất quan trọng cho quá trình triển khai nghiên cứu
của tác giả Tuy vậy, đến nay chưa có một đề tài, bài viết nào đi sâu nghiên cứu một cách
toàn diện về "Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay"
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp
cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay


8

* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về đội ngũ công chức cấp xã và nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
- Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng
đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cầu của đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chất lượng và nâng cao chất lượng độị ngũ công chức cấp xã ở
tỉnh Bạc Liêu
* Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở các huyện, thị
xã, thành phố Bạc Liêu. Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát từ năm 2010 đến
năm 2015 ở một số xã, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu. Phương hướng, yêu cầu, giải
pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
5- Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đề tài

* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hờ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Đảng
về
cán bộ và công chức, luật cán bộ, công chức của Nhà nước
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở
tỉnh Bạc Liêu, các báo cáo tổng kết của các xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu về
công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đội ngũ cơng chức; những số liệu, tư liệu
điều tra, khảo sát của tác giả ở các xã, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu
* Phương pháp nghiên cứu


9

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên
ngành, coi trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logich lịch sử, điều tra
khảo sát, tổng kết thực tiễn, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
Tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân Tỉnh, các đồn thể chính trị xã hội ở tỉnh Bạc Liêu,
huyện uỷ, ủy ban nhân dân huyện, các đồn thể chính trị - xã hội cấp huyện, xã
trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở các Trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện và trường Chính trị của tỉnh, thành phố.
7- Kết cấu của đề tài
Kết cấu Luận văn gồm: phần Mở đầu; 2 chương (4 tiết), kết luận, danh

mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

CHƯƠNG 1


10

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU
1.1. Đội ngũ công chức cấp xã và một số vấn đề cơ bản về nâng cao
chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
1.1.1.Cấp xã và đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Các xã ở tỉnh Bạc Liêu được thành lập theo Hiến pháp năm 1992 của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam- Hiện nay tỉnh Bạc Liêu có 06 huyện và 1
thành phố với 64 xã, phường, thị trấn. Vĩnh Lợi có 07 xã và 0 1 thị trấn; huyện
Hồ Bình có 07 xã và 01 thị trấn; huyện Đơng Hải có 10 xã và 01 thị trấn, huyện
Phước Long có 07 xã và 01 thị trấn; huyện Hồng Dân có 08 xã và 01 thị trấn;
huyện Giá Rai có 08 xã và 02 thị trấn; thành phố Bạc Liêu có 07 phường và 03
xã. Hệ thống chính trị xã được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
* Địa lý tự nhiên
Tỉnh Bạc Liêu được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 theo
quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở
ngày 01 tháng 4 năm 1999: Bạc Liêu có tổng điện tích tự nhiên 2.585 km2; phía
Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Cà Mau và Kiên
Giang, phía Đơng và Nam giáp Biển Đơng, diện tích trồng trọt nơng nghiệp và
ni trồng thuỷ sản gần 300. 000 ha, cịn lại là đất phát triển đô thị và các đối
tượng khác. Bạc Liêu có vị trí địa lý quan trọng về quốc phòng. Đường quốc lộ
1A nối các tỉnh trong vùng ĐBSCL và một số sông rạch khác chảy trên địa bàn
tỉnh đã tạo cho Bạc Liêu có một mạng lưới giao thông vô cùng thuận lợi.

Do đặc điểm trên, nên kinh tế Bạc Liêu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
thuỷ sản, công nghiệp xây dựng thương mại và dịch vụ du lịch. Với hệ thống
đường giao thông vô cùng thuận lợi đã tạo điều kiện cho Bạc Liêu phát triển
mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, thương mại và du lịch - dịch vụ. Với đặc điểm ưu
đãi của một vùng đất trừ phú có điều kiện phát triển tất cả các ngành nghề nhưng


11

đây cũng lại là một hạn chế của tỉnh Bạc Liêu. Trong nền kinh tế thị trường địi
hỏi hàng hố phải cỏ sức cạnh tranh cao, có những mặt hàng đặc sản của địa
phương tạo được ưu thế cạnh tranh. Nhưng ở tỉnh Bạc Liêu hầu như chưa có một
loại sản phẩm, hàng hoá nào đáp ứng được yêu cầu này một cách bền vững. Do
đó, mức thu nhập của người dân thấp. Hàng năm ngân sách nhà nước phải cấp bù
khoảng 50% chi ngân sách. Bạc Liêu là một tỉnh nghèo nội lực kinh tế yếu, kém
lợi thế cạnh tranh trong đầu tư và phát triển. Mặc dù chỉ cách thành Phố Cần Thơ
110 Km thuận lợi cả đường bộ và đường sông cách thành phố Cà Mau hơn 60
km vùng kinh tế trọng điểm bán đảo Cà mau nhưng Bạc Liêu hầu như chưa thu
hút nhiều các dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
* Đặc điểm dân cư
Bạc Liêu có dân số 873.293 người. Trong đó: nam có 434.463 người
chiếm 49,75%; nữ có 438.830 người chiếm 50,25%; dân số sống ở khu vực
thành thị 234.679 người chiếm 26,87%; dân số sống ở khu vực nông thôn là
638.614 người chiếm 73,/3%; lực lượng lao động của Bạc Liêu là 466.985
người, hàng năm được bổ sung gần 1000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và học sinh tốt nghiệp phổ thông
trung học. Đáng chú ý là dân số Bạc Liêu phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn,
ở khu vực thành thị rất thấp, tốc độ phát triển chậm. Ngày 01 tháng 01 năm 1997
tỉnh Minh Hải được chia làm hai tỉnh: Tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cả Mau. Năm 1998
khu vực nông thôn chiếm hơn70% khu vực thành thị chiếm 30%. Điều đó cho

thấy, việc chia tách tỉnh cũng góp phần tác động rất lớn đến cơ cấu phân bố lao
động, địa giới hành chính, cơ cấu bộ máy tổ chức. Tỉnh Bạc Liêu có 07 đơn vị
hành chính cấp huyện (06 huyện và 01 thành phố); 64 đơn vị hành chính cấp xã
(07phường, 07 thị trấn và 50 xã); trong đó có 61 xã, phường, thị trấn loại 1 (47
xã, 07phường và 07 thị trấn) và 03 xã loại 2; 518 khóm, ấp (49 khóm, 469 ấp).
Trên địa bàn tỉnh, dân cư phân bố không đều. Trong khi ở khu vực thành phố


12

Bạc Liêu mật độ dân số khoảng 450 người trên km2 thì ở Vùng huyện mật độ
dân sổ là 250 người trên km2
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đồng
bào các dân tộc trong tỉnh đã từng bước khắc phục được khó khăn đẩy lùi được
tỷ lệ đói nghèo, bài trừ được các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu ra khỏi ấp, đồng
bào các dân tộc thiểu số đã biết đưa khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất
nông nghiệp, mở rộng vật nuôi cây trồng đạt năng suất cao, cải tiến phương thức
làm nông nghiệp đạt sản lượng và chất lượng hiệu quả kinh tế khá cao . . Trên
địa bản tỉnh Bạc Liêu có 3 dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer sinh sống, dân tộc
thiểu sổ chiếm hơn 19% dân số trong tỉnh.
* Đặc điểm an ninh – chính trị, văn hóa – xã hợi
- Tình hình an ninh - chính trị trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhìn chung ổn
định. Việc khiếu kiện của quân chúng nhân dân tuy có giảm hơn so với trước
song vẫn xảy ra ở một số địa bàn trong tỉnh như: TP Bạc Liêu, Phước long, Giá
Rai, Đông Hải...Nội dung khiếu kiện tập trung chủ yếu về những vấn đề liên
quan đến vấn đề quản lý đất đai của chính quyền cấp xã, chính sách đền bù khi
giải phóng mặt bằng, chính sách xã hội … Có những khiếu kiện của nhân dân
kéo dài, khiếu kiện vượt cấp đến các cơ quan Đảng Nhà nước ở Trung ương hiện
đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Tỉnh Bạc Liêu có hai tơn
giáo chủ yếu là Cơng giáo và Phật giáo với tổng số hơn 200.000 tín đồ chiếm

gần 22% dân số trong tồn tỉnh.
Hoạt động của các tơn giáo diễn ra bình thường, song các tơn giáo có biểu
hiện tranh thủ tập họp quần chúng theo đạo, làm sầm uất xứ đạo; nơi nào cấp uỷ,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc - lãnh đạo, quản lý, tuyên truyền giáo dục tốt thì
ở đó kinh tế phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tốt …
Tuy vậy hoạt động của các tôn giáo luôn chú trọng củng cố tổ chức, củng
cố đức an, thu hút các tầng lớp tín đồ tham gia các hoạt động từ thiện, tranh thủ
chính quyền xây dựng các trung tâm thờ tự, cúng bái. Đặc biệt ở Bạc Liêu có hai


13

trung tâm lớn đó là: Quan âm Phật đài và Nhà thờ Tắc Sậy là hai điểm du lịch
khá nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.
Toàn tỉnh có 64 trạm y tế với hơn 2000 cán bộ y tế cấp xã, nhân viên y tế
ấp, khóm, khu vực hoạt động ở khu dân cư đạt 100% xã, phường, thị trấn có
trạm y tế đã và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Theo báo cáo của sở y tế hiện
nay 100% trạm y tế cơ sở có tủ thuốc hoạt động và hướng dẫn sử dụng thuốc an
toàn. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Hiện nay trên tồn tỉnh mới có 64 trạm y tế cấp xã có bác sĩ.
Về thương mại du lịch Bạc Liêu là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, Đền thờ
Bác Hồ ở Huyện Vĩnh Lợi, cụm nhà Công tử Bạc Liêu, Quán âm Phật đài thành
phố Bạc Liêu, Nhà thờ Tắc Sậy huyện Giá Rai, các vùng sinh thái tự nhiên, Tháp
cổ Vĩnh Hưng. . . là những điểm du lịch được đầu tư thích đáng và khai thác có
hiệu quả.
* Đội ngũ cơng chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII thông qua, định nghĩa công chức như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ

chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không
phải lả sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản ly của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với
công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của sự nghiệp cơng lập thì lương được
bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ. Công chức cấp xã có các chức danh: trưởng Công an; Chỉ


14

huy trưởng Quân sự; văn phòng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường; Tài chính - kế tốn; Tư pháp - hộ tịch; Văn hố – xã hội.
* Nhiệm vụ của cơng chức cấp xã
Đội ngũ công chức cấp xã, làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của
Ủy ban nhân dân xã, có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện nhiệm
vụ khác do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã giao. Để hoàn thành nhiệm vụ kinh
tế, văn hố - xã hội, q́c phịng, an ninh cấp xã theo quy định của Bợ Nội vụ,
đội ngũ cơng chức cấp xã có những nhiệm vụ trên các lĩnh vực sau đây:
Trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hợi : Cơng chức cấp xã có nhiệm
vụ tham mưu, giúp uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
uỷ ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo
quy đinh của pháp luật; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật về Công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
Trong lĩnh vực quốc phịng, qn sự địa phương : Cơng chức cấp xã có
nhiệm vụ tham mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn của uỷ ban nhân dân cấp xã trên lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên
địa bàn theo quy định của pháp luật; Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật về dân qn tự về, quốc phịng tồn dân, nghĩa vụ qn sự và
các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
Trong lĩnh vực Văn phịng - thớng kê. Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham
mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ
ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự,
thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tơn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa
bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng
và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ
và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, uỷ ban
nhân dân, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã; giúp Thường trực Hội đồng nhân


15

dân và uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục
vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp xã;
Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của uỷ ban nhân dân cấp xã; thực hiện công tác
văn thư, lưu trữ, cơ chế một cửa " và một cửa liên thông” tại uỷ ban nhân dân
cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng
nhân dân, uỷ ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo
dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của uỷ ban nhân dân cấp xã và
thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với
cơng chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển cơng nghiệp, thương mại,
du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản
theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, uỷ ban
nhân dân, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật chuyên ngành do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã giao.
Trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao

thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn: Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham
mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
uỷ ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường,
xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa
theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Thu thập thông
tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai,
địa giới hành chính, tài ngun, mơi trường và đa dạng sinh học, công tác quy
hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổ chức vận động nhân dân áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp
xã; Giám sát về kỹ thuật các cơng trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của
uỷ ban nhân dân cấp xã; Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ
tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc,


16

hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động
về đất đai trên địa bàn; xây đựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép
cải tạo, xây dựng các cơng trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch uỷ ban nhân
dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo uỷ ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết
định theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định
của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã giao.
Trong lĩnh vực Tài chính, kế tốn: Cơng chức cấp xã có trách nhiệm tham
mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế tốn trên địa bàn theo quy
định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng dự tốn thu,
chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự
tốn thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn

của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toàn ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo
tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; Thực hiện cơng tác kế
tốn ngân sách (kế tốn thu, chi ngân sách cấp xã, kế tốn các qũy cơng chun
dùng và các hoạt động tài chính khác, kế tốn tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh
toán, kế toán vật tư, tài sản...) theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với
cơng chức khác quản lý tài sản cơng, kiểm tra, quyết tốn các dự án đầu tư xây
dựng thuộc thẩm quyền quản lý của uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của
pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã giao.
Trong lĩnh vực Tư pháp và hộ tịch: Công chức cấp xã có nhiệm vụ tham
mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ
ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định
của pháp luật, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Phổ biến, giáo dục pháp luật;
quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ
chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp


17

luật; kiểm tra, ra soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và
uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;
tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã; thực hiện nhiệm vụ
công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên
địa bàn cấp xã theo quy đinh của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hoá - xã
hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo
dục tại địa bàn cấp xã; chủ trì, phối hợp với cơng chức khác thực hiện cơng tác
hồ giải ở cơ sở. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên
ngành và do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã giao.
Trong các lĩnh vực Văn hố - xã hội: Cơng chức cấp xã có nhiệm vụ tham
mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ

ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hoá, thể dục thể thao, du lịch, thông
tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, ý tế, giáo dục theo quy định của
pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức, theo dõi và báo cáo về
các hoạt động văn hố, thể dục thể thao, du lịch, thơng tin, truyền thông, lao
động, thương binh, xã hội, ý tế, giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây
dựng đời sống văn hố ở cợng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên
địa bàn cấp xã; Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình
kinh tế - xã hội ở địa phương; Thống kê dân số, lao động, việc làm ngành nghề
trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình biến động các đối
tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi đôn đốc việc thực
hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có
cơng; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các cơng trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các
hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xố đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp
xã; Chủ trì, phối hợp với cơng chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục
tại địa bàn cấp xã. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy đính của pháp luật
chuyên ngành và do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã giao.


18

* Vai trò của đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Một là, đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu giữ vai trò quan trọng
đối với việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của nhà nước. Đội ngũ công chức cấp xã là người trực tiếp đưa đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước vào nhân dân và tổ chức
thực hiện, làm cho đường lối, chủ trương, chính sách thành hiện thực. Cơng chức
cấp xã là công bộc của nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hớp pháp chính đáng của
nhân dân, chăm lo lợi ích của nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở và xây dựng xã hội
lành mạnh. Đội ngũ công chức cấp xã là lực lượng nòng cốt tuyên truyền vận động,

giáo dục, thuyết phục, giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục, ngăn chặn các tệ
nạn xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tuyên truyền vận động nhân dân tự
giác chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; tham
gia vào những quyết định quan trọng của xã, góp ý bổ sưng, phát triển, hồn thiện
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, đội ngũ công chức
cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu giữ vai trò quan trọng đối với việc tổ chức thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hai là, Đội ngũ cơng chức cấp xã có vai trị quan trọng trong quản lý
thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng đảng,
xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.
Đội ngũ cơng chức cấp xã là lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách
giúp việc cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến, quán triệt, tổ chức
thực hiện nghị quyết, chủ trương, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - Xã
hội của cấp ủy, chính quyền xã. Thực chất đội ngũ này là cầu nối giữa cấp ủy,
chính quyền với nhân dân trong xã. Đội ngũ đó lại phụ trách chuyên sâu từng
lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy,
chính quyền xã. Chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền


19

xã phụ thuộc rất lớn vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức phát triển
kinh tế - xã hội của đội ngũ công chức cấp xã.
Đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu là lực lượng nắm bắt và phản ánh
kịp thời tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng và Nhà
nước, cụ thể hố các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề
ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ, tổ Chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh xây dựng đời sống văn hoả ở cấp xã.
Đội ngũ công chức cấp xã là lực lượng quản lý, tổ chức thực hiện chương

trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh xây dựng đời
sống văn hố ở cấp xã. Đội ngũ cơng chức chức cấp xã là một mắt xích của hệ
thống chính tri và trong các đảng bộ xã và là lực lượng nòng cốt trong cơng tác
xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thớng chính trị
Ba là, Đội ngũ cơng chức cấp xã là nguồn cán bộ, công chức cho cấp trên.
Đội ngũ công chức cấp xã vững mạnh có đầy đủ phẩm chất, năng lực là một
trong những nguồn quan trọng cung cấp cán bộ, công chức cho cấp huyện và tỉnh
Bạc Liêu. Bởi vì, thơng qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở, đội ngũ này tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm, sự năng động và sáng tạo của họ không ngừng được bổ
sung và nâng cao. Trong thực tế, một số cán bộ công chức chưa được rèn luyện
tù thực tiễn ở cơ sở, khi được phân công đảm nhận các công việc ở cấp cao hơn
thường khơng thích ứng với nhiệm vụ và sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, cán
bộ, cơng chức cơng tác ở cơ sở thì khi điều động về huyện, tỉnh Bạc Liêu với vị
trí cao hơn, sẽ vững vàng, có bản lĩnh trong quyết đốn, xử lý cơng việc, thích
ứng nhanh với nhiệm vụ mới, đúng như Lê nin khẳng định: "Cần đề bạt một
cách có hệ thống những người đã được thử thách qua thực tiễn”. Chủ tịch Hờ Chí
Minh khẳng định: "Cán bộ, cơng chức cơ sở không những là cái khâu liên quan
mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới. Nếu đội ngũ này
phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và củng cố, bằng không Đảng sẽ khô
héo”


20

Bốn là, đội ngũ công chức cấp xã là cầu nối giữa cấp uy, tổ chức đảng,
chính quyền với nhân dân, là người trực tiếp tiếp nhận các ý kiến của nhân dân
đề đạt với Đảng, Nhà nước, thực hiện quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hố của
nhân dân.
Đội ngũ bộ, cơng chức xã có vai trị thực hiện dân chủ, tuyên truyền giáo
dục nhân dân về chủ nghĩa xã hội, về Đảng, về Nhà nước, về pháp chế, pháp

luật, về trách nhiệm và quyền làm chủ, bồi dưỡng nâng cao tinh thần yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức, năng lực của người làm chủ, tuyên truyền, thuyết
phục nhân dân tự giác thi hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
đồng thời thu nhập, phản ảnh ý kiến của nhân dân, đề xuất với cấp uỷ đảng và
chính quyền những chủ trương, biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến
quyền hạn, nghĩa vụ của nhân dân. Đội ngũ công chức cấp xã trực tiếp góp phần
củng cố, tăng cường mối quan hệ của Đảng, Nhà nước với nhân dân ở địa
phương, cơ sở. Đội ngũ công chức cấp xã là người trực tiếp nhận và trực tiếp
truyền đạt, hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động của đội ngũ công chức cấp xã
bao hàm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương; hội tụ đầy đủ mọi
nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước. Hoạt động của đội ngũ công
chức cấp xã đụng chạm đến đến các lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội, của
tập thể và cá nhân, liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền dân chủ của nhân dân.
Hàng ngày họ phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của cuộc sống; là nơi
hàng ngày cảm nhận trực tiếp thái độ và tâm trạng của nhân dân; nắm và xử lý
những vấn đề nảy sinh.
* Đặc điểm đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Một là, tính đa dạng, phức tạp về loại hình, chức danh, cương vị cơng tác
của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã bao gồm
cơng chức Đảng, cơng chức chính quyền và khối Mặt trận đoàn thể với những
cương vị công tác khác nhau. Hoạt động ở mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cương vị


21

cơng tác đòi hỏi cơng chức có những tiêu chuẩn cụ thể, khơng có tiêu chuẩn
chung chung, cho mọi cơng chức
Xuất phát điểm của mỗi người khi bước vào nghề công chức cấp xã cũng
khác nhau. Có người trưởng thành từ cơ sở, có người được trên điều động, tăng

cường, ln chuyển.Trình độ học vấn khơng đồng đều cũng là mốt đặc điểm chi
phối của đội ngũ công chức cấp xã. Với những người ở trình độ cử nhân thì chưa
được trang bị kiến thức về lý luận chính trị một cách có hệ thống. Những người
từ cơ sở trưởng thành chỉ qua các lớp bồi dưỡng của huyện và tỉnh.
Đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có sự khác biệt nhất
định về kinh nghiệm và vốn sống, tuổi đời. Số công chức đã qua cương vị lãnh
đạo được tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn hoạt động chính tri - xã hội, nên ở
họ có khả năng tự ý thức được về bản thân.Tuy nhiên, ở đội ngũ này dễ nảy sinh
tư tương công thần, chủ quan, nhìn nhận cấp dưới đơi khi mang theo lề thói gia
trưởng, độc đốn, dựa vào kinh nghiệm cũ
Phần lớn công chức cấp xã là những người sinh ra và lớn lên sau năm
1975. Vì thế, họ chưa trải qua thử thách nhiều trong thực tiễn chính trị - xã hội.
Những đức tính của nguời cơng chức như: tính kỷ luật, tính tự kiềm chế, khả
năng làm chủ bản thân, ý thức tự phê bình và phê bình, khả năng đánh giá hành
vi, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân còn nhiều mặt hạn chế.
Hai là, đội ngũ công chức cấp xã đa dạng, phức tạp về thành phần
xuất thân, nơi cư trú. Tuyệt đại đại đa số công chức cấp xã trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu đều cư trú ở các địa phương. Trong nền kinh tế thị trường thành
phần xuất thân của đội ngũ công chức thường xuyên biến đổi. Chính điều này
quy định sự khác biệt về nhận thức, nhu cầu, tình cảm, thị hiếu của họ. Trong ý
thức, hành vi của họ luôn in đậm dấu ấn cả tích cực và tiêu cực của những phong
tục, tập quán của địa phương hiện nay , số cơng chức có gia đình cư trú trên
cùng một địa bàn huyện, xã khá phổ biến. Điều này, một mặt tạo điều kiện thuận
lợi cho việc nhận xét, đánh giá học tập lẫn nhau; mặt khác lại gây trở ngại cho


22

công tác xây dựng cán bộ, công chức, do những thói quen tập tục lạc hậu. Trong
một số cơng chức còn tàn dư của tư tưởng phong kiến. Đó là, "một người làm

quan cả họ được nhờ", trong quan hệ ứng xử, nhận xét đánh giá thường bị chi
phối bởi quan hệ thơn xóm, gia đình, họ hàng, cục bộ địa phương.
Ba là, tính phức tạp về điều kiện, chuyên môn công tác, hoạt động
Công chức cấp xã gồm những người làm việc trong các tổ chức của hệ
thống chính trị xã với các chức đanh khác nhau. Có người công tác trong tổ chức
Đảng. Có người công tác làm việc trong bộ mày chính quyền. Có người trong
khối Mặt trận Tở quốc và các đồn thể. Con đường bổ nhiệm, tuyển dụng cũng
khác nhau. Với công chức làm việc trong bợ máy Đảng, chính quyền, Mặt trận
Tở q́c và các đoàn thể là việc thi tuyển, thực hiện chế độ lương theo ngạch,
bậc… Mặc dù đã được địa phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, nhưng đời
sống của công chức cấp xã vẫn ở trong trạng thái khó khăn, thiếu thốn. Việc bảo
đảm các tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác còn rất hạn chế. Kinh tế, đời
sống gia đình của không ít công chức ở cấp xã còn nhiều khó khăn
1.1.2 Chất lượng và những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng đội
ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
* Khái niệm chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung, chất lượng đội ngũ cơng
chức nói riêng được tạo nên bởi nhiều yếu tố, thể hiện tính đồng bộ và thống nhất
trong đội ngũ cơng chức, là tổng hồ giữa chất lượng của từng công chức và chất
lượng của cả đội ngũ công chức. Chất lượng của từng công chức được tạo nên bởi
những yếu tố, như: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ, năng
lực công tác, phong cách làm việc... thể hiện ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao. Đó là, người cơng chức có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị,
ngoại ngữ, tin học và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; có phẩm chất chính trị tư tưởng vững
vàng; đạo đức cách mạng trong sáng; có lối sống trong sạch, lành mạnh; có kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn; có năng lực lãnh đạo, quản lý và tổ chức, điều hành, thực hiện tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao.


23


Chất lượng của cả đội ngũ công chức được tạo nên bởi số lượng công chức,
cơ cấu đội ngũ, phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc của từng công chức được
thể hiện ở kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mỗi người và cả đội ngũ; kết
quả xây dựng cơ quan, địa phương, đơn vị và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ
quan, địa phương, đơn vị mà người cơng chức đó phụ trách.

Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu là tổng hợp chất lượng
của từng công chức và của cả đội ngũ, thế hiện ở mức độ phù hợp về số lượng, cơ cấu
đội ngũ công chức; phẩm chất, năng lực, PCLV của công chức so với yêu cầu chức trách,
nhiệm vụ; đồng thời, thể hiện ở chất lượng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của công
chức; chất lượng xây dựng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ
thống chính trị cấp xã mà đội ngũ cơng chức đó cơng tác.

Chất lượng đội ngũ cơng chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu thể hiện trước hết ở
các yếu tố cơ bản như: số lượng công chức, cơ cấu đội ngũ cơng chức, phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và PCLV của từng công chức và của cả đội ngũ;
thể hiện ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của từng người công chức
và cả đội ngũ, cũng như hiệu quả hoạt tham mưu giúp việc, chuyên môn, nghiệp vụ của
đội ngũ công chức cấp xã cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng tổ
chức trong hệ thống chính trị cấp xã mà người cơng chức đó phụ trách.

* Những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Một là, đủ số lượng công chức cấp xã
Số lượng công chức là yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ công chức. Số
lượng công chức đủ, phù hợp với nhu cầu biên chế, yêu cầu nhiệm vụ của các tổ chức,
các cấp, các ngành, lĩnh vực hoạt động…, là điều kiện, cơ sở tạo nên chất lượng đội
ngũ công chức. Nếu số lượng công chức thừa hoặc thiếu, không phù hợp sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cơng chức khơng chỉ tại một thời điểm mà có thể
trong nhiều năm.


Hai là, cơ cấu hợp lý đội ngũ công chức cấp xã
Cơ cấu đội ngũ công chức là yếu tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến chất
lượng từng người công chức và cả đội ngũ công chức. Cơ cấu đội ngũ công chức bao
gồm cơ cấu thành phần xuất thân, tuổi, loại cơng chức, trình độ học vấn, chức danh


24

công chức, chức vụ công chức đảm nhiệm ở mỗi cấp, giới tính, ngành nghề đào tạo,
chun mơn nghiệp vụ, lĩnh vực hoạt động... Cơ cấu đội ngũ công chức được quy định
bởi chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của bộ máy tổ chức về Đảng, chính quyền, đồn
thể; u cầu xây dựng đội ngũ công chức; chức trách, nhiệm vụ của công chức; yêu cầu
nhiệm vụ của địa phương cơ sở

Ba là, phẩm chất, trình độ, năng lực, phong cách làm việc của cơng chức
Phẩm chất, trình độ, năng lực, PCLV của công chức quyết định chất lượng của đội
ngũ cơng chức. Điều đó thể hiện ở chỗ, nếu phẩm chất, trình độ, năng lực, PCLV của
cơng chức ở mức độ “trung bình”, “tầm tầm”, “vừa phải”... thì chất lượng đội ngũ
cơng chức khơng thể cao, khó có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khó có thể phát triển
đồng bộ và vững chắc. Mặt khác, nếu phẩm chất, trình độ, năng lực, PCLV của đội
ngũ cơng chức hạn chế, không đáp ứng yêu cầu với cương vị, chức trách và yêu cầu
nhiệm vụ được giao sẽ làm hạn chế đến chất lượng, thậm chí khơng bảo đảm chất
lượng đội ngũ công chức

* Quan niệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2008 cho rằng: “Nâng cao là làm cho
cao hơn, làm cho ở mức tốt hơn”.
Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức để thực hiện tốt các khâu: quy

hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng, luân chuyển và thực
hiện các chế độ chính sách, nhằm làm cho đội ngũ đó có số lượng đủ, cơ cấu
hợp lý, phẩm chất, năng lực, phong cách tốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện các
nhiệm vụ chính trị của hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
- Mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc
Liêu là nhằm tạo nên một đội ngũ cơng chức có chất lượng tổng hợp ngày càng
cao, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ của cấp xã trong tình hình mới.
- Chủ thể nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu là
Đảng uỷ, chính quyền cán bộ chủ chốt cấp xã.


25

- Lực lượng tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức cấp xã là
tồn thể các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân
dân ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu.
ơ

* Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh
Bạc Liêu
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu có nội
dung tồn diện, bao gồm: số lượng, chất lượng, cơ cấu; trong đó chất lượng cơng
chức là nội dung cốt lõi
Một là, về số lượng phải bảo đảm đủ số lượng công chức để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị cơ sở, đồng thời có số lượng dự trữ
sẵn sàng bổ sung thay thế khi công chức đi học, luân chuyển, chuyển ra và điều
động thực hiện các nhiệm vụ khác của địa phương, cơ sở.
Hai là, về cơ cấu, đội ngũ công chức cấp xã phải có cơ cấu hợp lý về giới
tính, độ tuổi, trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, trình độ học vấn,
kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp

xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Ba là, về chất lượng công chức công chức cấp xã cần được xây dựng theo
tiêu chuẩn công chức được quy định của chiến lược cán bộ trong thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố và Luật cán bộ, công chức của Nhà nước. Cụ thể là:
Nội dung nâng cao phẩm chất chính trị: trước hết cơng chức cấp xã ở tỉnh
Bạc Liêu phải có lập trường chính trị vững vàng, kiên định với lý tưởng cách mạng
của Đảng, với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với
Đảng với Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, có tính đảng cao, tận tuỵ với cơng
việc ở cơ sở, có tinh thần trách nhiệm với nhân dân, luôn xem xét và giải quyết mọi
vấn đề của cuộc sống theo quan điểm, lập trường của Đảng, có tinh thần chiến đấu
chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật, uy tín, thanh danh của Đảng, Nhà nước.
Nội dung nâng cao đạo đức, xây dựng cơng chức cấp xã có đức tính cần,


×