Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 94 trường THCS Hùng Vương trong môn hóa học 9 thông qua việc tăng cường tổ chức thực hành nhóm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.85 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
Trang
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

2

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI

3

2. GIỚI THIỆU

3

2.1 Hiện trạng

3

2.2 Giải pháp thay thế

4

2.3 Vấn đề nghiên cứu

4

2.4 Giả thuyết nghiên cứu

4

3. PHƯƠNG PHÁP



4

3.1 Khách thể nghiên cứu

4

3.2 Thiết kế

5

3.3 Quy trình nghiên cứu

5

3. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu

6

4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN

6

4.1Trình bày kết quả

6

4.2 Phân tích kết quả dữ liệu

7


4.3 Bàn luận

8

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

8

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

8

7. PHỤ LỤC

8

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Trang: 1


Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 94 trường THCS Hùng Vương
trong môn hóa học 9 thông qua việc tăng cường tổ chức thực hành nhóm.
Người nghiên cứu: Nguyễn Đức Công
Đơn vị: Trường THCS Hùng Vương, Huyện Trảng Bom
1. Hiện trạng

1. Nhiều học sinh có kết quả học tập môn Hóa Học thấp
2. Nguyên nhân của sự việc trên do:
- Các em không chịu học.

- Các em nhận thấy môn hóa khó nên nản không học.
- Các em không biết vận dụng lý thuyết vào làm bài tập.
- Các em không hứng thú với các tiết học hóa học.
………
3. Trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập môn Hóa Học thấp
ở nhiều học sinh nêu trên, tôi chọn tác động vào nguyên nhân: Các em
không hứng thú với các tiết học hóa học.

2. Giải pháp
thay thế

1. Sự chuẩn bị của giáo viên về: nội dung bài dạy; dụng cụ và hóa chất;
sự thiết kế hợp lí và khoa học giáo án, kết hợp hiệu quả của CNTT vào
giờ dạy.
2. Sự chuẩn bị của học sinh: xem kĩ nội dung bài học; tham gia tích
cực xây dựng tiết học, chú ý về các hiện tượng trong quá trình thực
hành.

3.Vấn đề
nghiên cứu

- Giáo viên tăng cường tổ chức thực hành thí nghiệm theo nhóm trong
dạy hóa học lớp 94
- Tổ chức thực hành thí nghiệm theo nhóm học sinh trong hóa học 9 có
thể gây hứng thú học môn Hóa Học cho học sinh lớp 94 không?

4. Thiết kế

- Kiểm tra trước tác động và sau tác động với nhóm đối chứng(lớp 9/5)
và nhóm thực nghiệm (lớp 9/4).

- Thời gian thu thập dữ liệu từ tuần 5 đến tuần 19 năm học 2013 - 2014

5. Đo lường

- Sử dụng công cụ là các bài kiểm tra định kì trên lớp

6. Phân tích

1. Lựa chọn phép kiểm chứng: T-test độc lập
2. Phân tích và giải thích dữ liệu

7. Kết quả

- Có, việc tổ chức thực hành thí nghiệm theo nhóm tăng hứng thú học
môn Hóa Học cho học sinh lớp 94.
- Kết luận và khuyến nghị.
Trang: 2


1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Thực hành thí nghiệm của bộ môn hóa học lớp 9 nói riêng và học sinh bậc Trung
học cơ sở nói chung là một yêu cầu quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng học
tập, góp phần tăng hiểu biết về các hiện tượng hóa học, làm rõ quá trình biến đổi các
chất hóa học, giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống có liên quan đến hiện
tượng hóa học.
Thực tế ở trường Trung học cơ sở Hùng Vương do số lượng học sinh khá đông
nên đôi khi gặp khó khăn trong việc sử dụng phòng thực hành nên khả năng thực hành
thí nghiệm của học sinh còn hạn chế. Hơn nữa, nhiều em chưa nắm chắc những kiến
thức cơ bản về hóa học, nhiều em chưa tích cực trong tham gia xây dựng bài và thực
hành thí nghiệm của nhóm, … Vì thế giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học

tích cực nhằm nâng cao kết quả học tập môn hóa học 9 của học sinh … Giải pháp mà tôi
cho là quan trọng nhất được trình bày trong đề tài này là: “Nâng cao kết quả học tập của
học sinh lớp 94 trường THCS Hùng Vương trong môn hóa học 9 thông qua việc tăng
cường tổ chức thực hành nhóm.”. Tôi coi đó là một yêu cầu quan trọng để nâng cao kết
quả học tập môn Hóa học của học sinh lớp 9.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 9 của trường Trung học cơ sở Hùng
Vương: lớp 9/4 là lớp thực nghiệm, lớp 9/5 là lớp đối chứng. Thời gian thu thập dữ liệu
từ tuần 5 đến hết tuần 19 của năm học 2013 – 2014.
Lớp thực nghiệm (lớp 9/4) trong quá trình dạy học giáo viên tăng cường tổ chức
thực hành nhóm ở tất cả các bài có thí nghiệm, những thí nghiệm do giáo viên biểu diễn
(theo chỉ dẫn SGK) cũng đưa xuống cho các nhóm học sinh làm. Lớp đối chứng (lớp
9/5) giáo viên dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên và yêu cầu về
chuẩn kiến thức kĩ năng do bộ giáo dục qui định.
Qua việc thu thập số liệu có bảng kết quả sau:
Nhóm thực
nghiệm

Nhóm đối
chứng (9/5)
Trang: 3

Độ lệch giá trị
trung bình

Giá trị p


(9/4)
Giá trị trung bình
trước tác động


6,53

6,20

0,33

0,297

Giá trị trung bình
sau tác động 5 tuần

6,67

5,55

1,12

0,02

Giá trị trung bình
sau
quá
trình
nghiên cứu (tuần 5
đến tuần 19)

6,51

5,03


1,48

0,006

Qua bảng dữ liệu trên ta thấy giá trị p sau 5 tuần tác động = 0,02<0,05 và giá trị p
sau 14 tuần tác động = 0,006<0,05 điều đó chứng tỏ rằng tác động đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến việc làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 9 4 trong học hóa học. Do đó giáo
viên cần nâng cao hơn nữa việc tổ chức thực hành nhóm trong dạy học hóa học 9 cho
học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập môn hóa học 9.
2. GIỚI THIỆU:
2.1 Hiện trạng:
Học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Hùng Vương học còn nhiều em học yếu môn
hóa học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, nhìn chung các nguyên nhân
sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học hóa của các em.
- Về phía học sinh:
+ Các em không chịu học.
+ Các em nhận thấy môn hóa trừu tượng, khó tiếp thu nên nản không học.
+ Kĩ năng vận dụng lý thuyết vào làm bài tập còn yếu: Kỹ năng lập công thức hóa
học, lập phương phương trình hóa học, phân loại các hợp chất vô cơ, tính theo CTHH
và PTHH, …
+ Các em không hứng thú với các tiết học hóa học.
- Về phía giáo viên: Giáo viên chưa chú ý khai thác sự tư duy logic của học sinh,
chưa rèn cho học sinh biết vận dụng các hiện tượng xảy ra ở một vài thí nghiệm thực
hành đưa ra dự đoán cho hiện tượng xảy ra ở các thí nghiệm khác, chưa rèn cho học
sinh vận dụng kiến thức học được vào giải thích một số hiện tượng thực tế. Nhiều giáo
viên chưa chú ý đến kỹ năng thực hành của học sinh, không tin tưởng vào khả năng
thực hành của học sinh.
- Nguyên nhân khách quan mà tôi cảm nhận được là: môn Hóa học là môn học
trừu tượng, kiến thức hóa học còn nặng so với học sinh.


Trang: 4


Để làm thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này chú trọng đến việc tăng
cường tổ chức thực hành nhóm để nâng cao kết quả học tập hóa học cho học sinh lớp 94
trường THCS Hùng Vương.
2.2 Giải pháp thay thế:
Trước tiên, giáo viên dạy Hóa 9 của trường chúng tôi xác định rằng: rèn kỹ năng
lập công thức hóa học,lập phương trình hóa học, giải bài toán lien quan đến công thức
hóa học, phương trình hóa học, … cho học sinh là điều cần thiết, song chưa đủ mà phải
cần làm cho học sinh hiểu rõ bản chất của phản ứng hóa học thông qua thí nghiệm thực
hành thì hiệu quả mới được nâng cao. Nêu và giải quyết vấn đề sự biến đổi của chất này
thành chất khác qua các dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. Từ đó có thể
nhận ra vấn đề thông qua thí nghiệm do chính các em tiến hành từ đó giúp các em rút ra
kiến thức mới hoặc hiểu rõ hơn bản chất của sự biến đổi chất, dùng kiến thức để giải
thích thực nghiệm ngược lại dùng thực nghiệm để chứng minh lý thuyết đã học sẽ khắc
sâu kiến thức hơn, tạo nên hứng thú, phát huy tính tích cực sang tạo của học sinh cho
nên chất lượng học tập môn hóa được nâng lên.
Muốn vậy đòi hỏi các em phải có kĩ năng thực hành thí nghiệm tốt để tiến hành
thí nghiệm thành công thì mới thu được kết quả như mong muốn. Trong mỗi tiết học có
sử dụng thí nghiệm nhóm học sinh, giáo viên hướng dẫn kĩ thao tác tiến hành thí
nghiệm, uốn nắn ngay những thao tác sai nhằm đảm bảo thí nghiệm thành công, an
toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả những thí nghiệm học sinh đã
tiến hành.
Thời gian thực hiện giải pháp thay thế: Từ tuần 5 đến tuần 19 của chương trình
hóa học 9 trong năm học 2013 – 2014.
2.3 Vấn đề nghiên cứu:
Việc tăng cường tổ chức thí nghiệm nhóm học sinh có làm tăng kết quả học hóa
học của học sinh lớp 94 trường THCS Hùng Vương không?

2.5 Giả thuyết nghiên cứu là:
Việc tăng cường tổ chức thí nghiệm nhóm học sinh đã làm tăng kết quả học hóa
học của học sinh lớp 94 trường THCS Hùng Vương.
3. PHƯƠNG PHÁP:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
 Giáo viên:
- Thầy Nguyễn Đức Công – Giáo viên dạy Hóa lớp 9/4 (Lớp thực nghiệm)
- Thầy Nguyễn Đức Công – Giáo viên dạy Hóa lớp 9/5 (Lớp đối chứng)
Giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc được học sinh yêu mến.
Có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc giáo dục học sinh, có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy.
 Học sinh:
- Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về sĩ số học
sinh, về giới tính, cùng là dân tộc Kinh, cụ thể như sau:
Trang: 5


Số học sinh
Tổng số

Nam

Nữ

Lớp 9/4

38

21


17

Lớp 9/5

35

19

16

- Ý thức học tập của học sinh khá tốt, yêu mến thầy cô giáo. Giáo viên chủ nhiệm
có chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh, đến việc rèn luyện đạo đức của
học sinh.
- Đa số các em đều ngoan, được các bậc phụ huynh quan tâm. Điều kiện học tập
của các em tương đối tốt.
3.2 Thiết kế:
- Lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm tương đương.
- Tôi dùng bài viết số 1 (Học kì I) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm
tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp 9/4 và 9/5 có sự tương đương nhau. Tôi
dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự tương đương điểm số
trung bình của hai lớp trước khi tác động.
 Bảng kiểm chứng để xác định hai lớp tương đương:
Thực nghiệm (Lớp 9/4)

Đối chứng (lớp 9/5)

6,526

6,20


Trung bình cộng
p1

0,297

p1 = 0,297 > 0,05 từ đó cho thấy rằng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực
nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.
 Thiết kế nghiên cứu:
Lớp

Thực nghiệm (Lớp
9/4)

Đối chứng (Lớp 9/5)

Kiểm tra trước

Tác động

tác động

Kiểm tra sau
tác động

O1

Dạy học có tăng
cường sử dụng
phương pháp tổ
chức thí nghiệm

nhóm học sinh.(có
tác động)

O3

O2

Dạy học sử dụng

O4

Trang: 6


phương pháp tổ
chức thí nghiệm
nhóm theo yêu cầu
của SGK.(không
tác động)
Trong quá trình kiểm tra sau tác động thì tôi phân ra làm 2 lần: lần thứ nhất dựa vào kết
quả bài kiểm tra 1 tiết số hai, lần thứ hai dựa vào kết quả bài thi học kì I
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3.3Quy trình nghiên cứu:
• Chuẩn bị bài dạy của giáo viên:
- Giáo viên dạy Hóa lớp 9/5 là lớp đối chứng: soạn bài, chuẩn bị đồ dùng thí
nghiệm và tiến hành dạy học có sử dụng phương pháp tổ chức thí nghiệm nhóm
theo chỉ dẫn của SGK.
- Giáo viên dạy Hóa lớp 9/4 là lớp thực nghiệm: soạn bài, chuẩn bị đồ dùng thí
nghiệm và tiến hành dạy học có tăng cường tổ chức thí nghiệm nhóm học sinh.
• Tiến hành dạy thực nghiệm: Tuân theo giáo án đã thiết kế, kế hoạch giảng dạy

của nhà trường, phân phối chương trình và thời khóa biểu để đảm bảo tính khách
quan
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu:
* Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh, điểm của các bài
kiểm tra.
- Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra Hóa một tiết số 1 (học kì I).
- Bài kiểm tra sau 5 tuần tác động: Bài kiểm tra hóa một tiết số 2 (học kì I).
- Bài kiểm tra sau 14 tuần tác động: Bài kiểm tra hóa học kì I
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
+ Sau khi thực hiện dạy xong các bài (từ bài 7 “Tính chất hóa học của bazơ” đến
hết bài 14 “Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối”) trong giai đoạn 5
tuần đầu (từ tuần 6 đến tuần 10) áp dụng đề tài thì tiến hành cho học sinh làm bài
kiểm tra một tiết số 2 học kì I theo phân phối chương trình của phòng giáo dục và
theo thời khóa biểu quy định của trường. Giáo viên dạy Hóa 9 của trường chấm
bài theo đáp án đã được xây dựng.
+ Sau khi thực hiện dạy xong hết các bài (từ bài 7 “Tính chất hóa học của bazơ”
đến hết bài 28 “Các oxit của cacbon”) trong thời gian áp dụng đề tài thì tiến hành
cho học sinh làm bài kiểm tra học kì I theo phân phối chương trình và lịch thi của
phòng giáo dục. Giáo viên dạy Hóa 9 của trường chấm bài theo đáp án đã được
xây dựng.
* Kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:

Trang: 7


- Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp
kiểm tra lại bài chấm hai lớp thực nghiệm (lớp 9/4) và lớp đối chứng (lớp 9/5).
- Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:
+ Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng, cơ bản phân loại được học sinh

+ Câu hỏi có tính chất mô tả: yêu cầu HS phải nắm bắt được hiện tượng xảy ra ở
một số phản ứng.
+ Các câu hỏi có phản ánh các vấn đề có liên quan đến giải pháp đề tài nghiên
cứu.
+ Nhận xét về kết quả hai lớp: lớp thực nghiệm có tiến bộ rõ rệt hơn so với lớp
đối chứng
* Kiểm chứng độ tin cậy:
Kiểm chứng bằng kiểm tra nhiều lần: Song song với việc học sinh hai lớp đã làm
các bài kiểm tra một tiết số 1, số 2 và thi học kì 1 theo hình thức tổ chức kiểm tra
chung thì tôi cho học sinh hai lớp làm các bài kiểm tra theo nội dung đề bài tương
đương bài đã làm. Kết quả điểm số của lần làm bài thứ 2 của hai lớp gần như
không thay đổi về sự chênh lệch giữa các giá trị so sánh.
Trong quá trình áp dụng giải pháp nghiên cứu của đề tài tôi cũng tiến hành chia
làm 2 giai đoạn khảo sát: giai đoạn 1 là 5 tuần (từ tuần 6 đến hết tuần 10), giai
đoạn 2 là 9 tuần (từ tuần 11 đến hết tuần 19) và kết quả điểm số của 2 lần khảo
sát thị sự chênh lệch giữa các giá trị so sánh đều có ý nghĩa.
Tôi rút ra kết luận: Các dữ liệu thu được là đáng tin cậy.
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN:
4.1 Trình bày kết quả:
Thực nghiệm

Đối chứng

(Lớp 9/4)

(Lớp 9/5)

Trước

Giá trị trung bình


Sau

tác động

tác động
5 tuần

6,526

6,67

Sau

Trước

tác động
tác động
14 tuần

6,51

6,20

Độ lệch giá trị trung
bình trước tác động

0,326

Độ lệch giá trị trung

bình sau tác động 5
tuần

1,117

Độ lệch giá trị trung

1,480
Trang: 8

Sau

Sau

tác động
5 tuần

tác động
14 tuần

5,55

5.03


bình sau tác động
14 tuần
Độ lệch chuẩn p1

0,297


Độ lệch chuẩn p2

0,02

Độ lệch chuẩn p3

0,006

Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn
SMD1(sau 5 tuần
tác động)

0,572

Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn
SMD2(sau 14 tuần
tác động)

0,667

4.2 Phân tích kết quả dữ liệu:
* Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước tác động: p1 = 0,297 > 0,05
Sự chênh lệch điểm số trung bình cộng trước tác động của 2 nhóm thực nghiệm và
đối chứng là không có ý nghĩa. Hai nhóm được coi là tương đương.
* Phân tích dữ liệu và kết quả sau tác động:
Như trên đã chứng minh rằng hai lớp trước tác động là tương đương. Phép kiểm
chứng T-test độc lập cho kết quả: p3 ≈ 0,006< p2 ≈ 0,02<0,05 chứng tỏ rằng sự chênh

lệch giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa, tức là
điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả của tác động và tác động này ngày càng có ý nghĩa (p3- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (sau 5 tuần tác động): SMD1 ≈ 0,572
Ta thấy rằng 0,5< SMD1 < 0,79 như vậy sau 5 tuần tác động mức độ ảnh hưởng ở
mức trung bình
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (sau 14 tuần tác động): SMD2 ≈ 0,667
Ta thấy rằng 0,5< SDM1 < SMD2 < 0,79: ảnh hưởng mới ở mức trung bình nhưng ta
thấy mức ảnh hưởng ngày càng tăng. Như vậy sau quá trình tác động mức độ ảnh
hưởng của giải pháp đưa ra trong nghiên cứu là có tính thực tiễn, có ý nghĩa với đề
tài và ứng dụng được trong hoạt động sư phạm. Thời gian ứng dụng càng dài thì giải
pháp đưa ra càng thấy rõ hiệu quả hơn.

Trang: 9


Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng.
4.3 Bàn luận:
- Kết quả bài kiểm tra sau trước tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có
độ lệch giá trị trung bình là 0,326; kết quả bài kiểm tra sau 5 tuần tác động của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có độ lệch giá trị trung bình là 1,117; kết quả
bài kiểm tra sau 14 tuần tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có độ
lệch giá trị trung bình là 1,48: điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng có độ lệch giá trị trung bình ngày càng tăng.
- Phép kiểm chứng T-Test độc lập điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động
của hai lớp là p3 ≈ 0,006< p2 ≈ 0,02<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch
điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (sau 14 tuần tác động): SMD2 ≈ 0,667 điều

này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là trung bình, ảnh hưởng của tác
động ngày càng có ý nghĩa hơn (SMD15 Kết luận và khuyến nghị:
5.1 Kết luận:
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: việc tăng cường cho học sinh thực hành nhóm
trong giảng dạy hóa học 9 góp phần nâng cao đáng kể chất lượng học tập của học sinh,
đem lại thành công cho tiết dạy của giáo viên vì đã khơi dậy sự hứng thú cho học sinh
từ đó phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh .
Qua quá trình theo dõi thái độ học tập của học sinh : đa số đều tỏ ra thích thú và
tập trung hơn trong tiết học.
Trang: 10


Sau một thời gian áp dụng giải pháp của đề tài thì đa số các em đã thấy đây là
phương pháp học hiệu quả, kĩ năng thực hành của các em cũng được cải tiến đáng kể.
Tóm lại các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc tăng cường tổ chức thí
nghiệm nhóm cho học sinh trong dạy học hóa học 9 là phương pháp tốt, hỗ trợ cho học
sinh lớp 94 trường trung học cơ sở Hùng Vương nâng cao kết quả học tập bộ môn hóa
học.
5.2 Khuyến nghị:
Tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây với các cấp lãnh đạo, nhà trường và
giáo viên giảng dạy:
- Quan tâm nhiều hơn về cơ sở vật chất như: trang thiết bị máy tính, máy chiếu
Projector hoặc màn hình ti vi cho phòng thực hành.
- Tăng cường và bổ sung dụng cụ và hóa chất cho phòng thí nghiệm.
- Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ
thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành
thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, có kĩ năng thực hành tốt.
- Giáo viên tích cực cho học sinh thực hành nhóm trong giảng dạy hóa học.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Tài liệu “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ Giáo dục và đào tạo –
Dự án Việt Bỉ”.
- Tài liệu tập huấn “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường trung
học cơ sở” của phòng giáo dục huyện Trảng Bom
- Ngô Ngọc An – hóa học cơ bản và nâng cao 9 – NXB Giaó Dục – Năm 2005.
- Ngô Ngọc An – 400 bài tập hóa học 9 – NXB Giaó Dục – Năm 2006.
- Huỳnh Bé (Nguyên Vịnh) – luyện tập 400 câu trắc nghiệm hóa 8,9 – NXB Đại
Học Quốc Gia TP HCM – Năm 2005.
- Võ Tường Huy – Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa Học 9- NXB Hà Nội-Năm
2005.
- Thí nghiệm hóa học lượng nhỏ - Trần Quốc Đắc
7. PHỤ LỤC
1- Bảng điểm

Trang: 11


Trang: 12


Trang: 13


2- Đề bài kiểm tra trước tác động
Đề chẵn:
I/ TRẮC NGHỆM (3đ): Hãy khoanh tròn (O) vào đáp án đúng nhất:
1. Các chất tác dụng được với nước là
a. CO, NO
b. CO2, N2O5
c. CaO, MgO

d. FeO, CuO
2. Các oxit sau: ZnO, CuO, SO2, CO gồm:
a. 1 loại
b. 2 loại
c. 3 loại
d. 4 loại
3. Phản ứng giữa axit và bazơ thuộc loại phản ứng:
a. hóa hợp
b. phân hủy
c. oxi hóa khử
d. trung hòa
4. Dãy oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm?
a. CuO, CaO, MgO
b. CaO, NO, Na2O
c. Li2O, Na2O, CaO
d. CuO, MgO, Fe2O3
5. Hiện tượng quan sát được khi nhỏ dung dịch HCl vào kim loại kẽm là
a. Không có dấu hiệu phản ứng
b. kẽm tan, tạo thành dung dịch có màu xanh
c. Có khí thoát ra
d. kẽm tan, có khí thoát ra, tạo dung dịch không màu
6.Chất chất tác dụng với dung dich H2SO4 tạo ra muối và nước là
a. NaCl
b. Cu(OH)2
c. HCl
d. Zn
7. Khí lưu huỳnh đioxit được tạo ra từ cặp chất nào sau đây?
a. K2SO3 và NaOH
b. K2SO4 và CaCl2
c. Na2SO3 và H2SO4

d. Na2SO4 và H2SO4
8. Hợp chất SO2 thể hiện tính chất hóa học của
a. oxit bazơ
b. oxit axit
c. oxit trung tính
d. oxit lưỡng tính
9. Cặp chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
a. P2O5, CO2
b. CO2, CO
c. ZnO, MgO
d. CO2,
CaO
10. Chất tác dụng được với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là
a. Fe
b. FeO
c. P
d. P2O5
11. Kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
a. Cu
b. Fe
c. Zn
d. Cả 3 kim loại trên
12. Cho 10g hỗn hợp K2O và SiO2 phản ứng với nước. Sau phản ứng thu được dung
dịch chứa 11,2g chất tan. Khối lượng SiO2 trong hỗn hợp là
a. 6g
b. 0,6g
c. 1,2g
d. 1,12g
II/ TỰ LUẬN (7đ):
1. Có 3 lọ mất nhãn, đựng một trong ba dung dịch không màu sau: HNO3, KCl, H2SO4.

Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học (2đ)
2. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau (ghi điều kiện phản ứng nếu có) (2đ)
a. SO2 + ? -> SO3
b. K2O + H2O -> ?
c. Ca(OH)2 + ? -> CaCO3 + ?
d. HCl + ? -> ? + H2
3. Hòa tan 3,25g kẽm bằng 200ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ phản ứng)
a. Tính khối lượng muối tạo thành ?
b. Tính nồng độ mol dung dịch H2SO4 đã dùng ?
( Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5, S = 32, O = 16, Zn = 65)
Trang: 14


Đề lẻ:
I/ TRẮC NGHỆM (3đ): Hãy khoanh tròn (O) vào đáp án đúng nhất:
1. Chỉ ra điều sai khi nói về CO2, SO2:
a. đều tác dụng với nước vôi trong
b. đều tác dụng với nước
c. đều là oxit axit
d. đều ở trạng thái rắn trong điều kiện thường
2. Cặp chất tác dụng được với CO2 là
a. KOH, Na2O
b. SO2, CaO
c. SO3, Na2O
d. SO2, MgO
3. Các chất tác dụng được với nước là
a. CO, NO
b. CuO, NO
c. SO3, Na2O
d. FeO, CuO

4. Nồng độ khí CO2 trong không khí tăng làm ảnh hưởng đến môi trường là do
a. CO2 là khí độc
b. làm giảm lượng mưa
c. tạo ra bụi
d. gây hiệu ứng nhà kính
5. Phản ứng giữa axit và bazơ thuộc loại phản ứng:
a. hóa hợp
b. phân hủy
c. oxi hóa khử
d. trung hòa
6. Khí nào bay ra khi cho kim loại đồng tác dụng với H2SO4 đặc, nóng ?
a. H2
b. CO2
c. SO2
d. SO3
7. Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch HCl vào Cu(OH)2 là
a. Không có dấu hiệu phản ứng
b. Cu(OH)2 tan,
tạo thành dung dịch có màu xanh
c. Tạo kết tủa trắng
d. Cu(OH)2 tan, tạo thành dung dịch không màu
8. Chất tác dụng được với CaO là
a. Na2O
b. NaOH
c. CO
d. CO2
9. Dãy chứa các hợp chất oxit axit là
a. N2O5, K2O, CO
b. N2O5, P2O5, CO2
c. P2O5, K2O, CO2

d. NO, CO, CO2
10. Cặp chất khí nào sau đây làm đục nước vôi trong ?
a. H2, O2
b. N2, O2
c. H2, Cl2
d. CO2, SO2
11. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat có thể dung:
a. Dung dịch BaCl2
b. Dung dịch NaOH
c. Dung dịch NaCl
d. Cả 3 chất trên
12. Cho 4g SO3 vào 96g nước,dung dịch thu được có nồng độ:
a. 4%
b. 9,8%
c. 4,9%
d. 8%
II/ TỰ LUẬN (7đ):
1. Có 3 lọ mất nhãn, đựng một trong ba dung dịch không màu sau: NaCl, Na2SO4,
H2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học (2đ)
2. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau (ghi điều kiện phản ứng nếu có) (2đ)
a. Ca + O2 -> ?
b. H2O + ? -> H2SO4
c. H2SO4 + ? -> K2SO4 + ?
d. Na2O + ? -> ? + H2O
3. Hòa tan 2,8g sắt bằng dung dịch HCl (vừa đủ phản ứng)
a. Tính thể tích khí thoát ra (đktc) ?
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M đã dùng ?
( Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5, S = 32, O = 16)

Trang: 15



3- Đề bài kiểm tra sau tác động
Đề chẵn:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Có hiện tượng sủi bọt khí khi cho dung dịch HCl phản ứng với chất nào
sau đây :
a. Na2CO3.
b. NaOH
c.Na2O
d. NaCl.
Câu 2: Dãy các hợp chất chứa muối là :
a.NaCl, CuSO4 ,NaOH
b.MgCl2, FeSO4, NaCl
c.NaCl, NaOH, NaNO3
d.MgCl2, MgSO4 ,HCl
Câu 3: CaCO3 tác dụng với :
a.Mg
b.HCl
c.NaOH
d. Na2CO3
Câu 4: Loại phân bón nào sau đây, lượng nitơ chiếm nhiều nhất :
a. Urê CO(NH2)2
b.Amoni Sunfat(NH4)2SO4
c. Amoni Nitrat NH4NO3
d. Amoni Clorua NH4Cl
Câu 5: Trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra kết tủa khi trộn :
a.NaCl và AgNO3
b.Na2S và KCl
c.Na2CO3 và KCl

d.Na2SO4 và AlCl3
Câu 6: Có 2 dung dịch không màu là :Ca(OH)2 và KOH . Để phân biệt 2 dung dịch
này người ta dùng :
a. Quỳ tím
b. Phenolphtalein
c. HCl.
d. CO2.
Câu 7: Tìm công thức hóa học của hợp chất có thành phần là : 35%N, 60%O,
5%H
a. NH4Cl
b.(NH4)2SO4
c.NH4NO3
d.CO(NH2)2
Câu 8: Có 3 lọ đựng ba dung dịch không màu là Ba(OH)2, NaOH, Na2CO3. Chỉ chọn
một loại thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả 3 chất trên :
a. H2O.
b. H2SO4.
c.NaCl.
d.Na2O
Câu 9: Nối các nửa câu ở cột a và b sao cho thích hợp :
A
B
1. Ca(OH)2
a. Là bazơ không tan có màu xanh .
2. NaOH
b. Tên thường gọi là dung dịch nước vôi trong .
3. Cu(OH)2
c. Là bazơ tan.
4. Al(OH)3
d. Có thể bị nhiệt phân hủy tạo ra Al2O3 và H2O

e. Là bazơ tan có màu đỏ .
Thứ tự nối ghép ;1..................., 2.................., 3................., 4..........................
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt ba lọ đựng riêng biệt ba dung dịch
không màu sau: NaOH; Na2CO3; NaCl
Câu 2: Viết PTHH theo dãy chuyển hóa sau:
(1)

(2)

(3)

ZnO -> ZnCl2 -> Zn(OH)2 -> ZnO
(4) ZnSO
4
Câu 3: Biết một dung dịch có chứa 7(g) hỗn hợp 2 muối NaCl và Na2CO3 tác dụng vừa
đủ với 200ml dung dịch CaCl2, sinh ra 5g kết tủa
a. Tính nồng độ mol của dung dịch CaCl2 ?
b. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu ?
Trang: 16


( Ca = 40, C = 12, O =16, S = 32, H = 1, Cl = 35,5, Na = 23, N = 14)
Đề lẻ:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch là:
a. Sản phẩm có chất khí hoặc chất kết tủa b.chất tham gia phản ứng là dung dịch
c. Cả a, b đúng
d. Cả a, b sai
Câu 2: Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dich Na2SO4 sẽ có hiện tượng :

a. xuất hiện kết tủa trắng
b. xuất hiện kết tủa xanh
c. sủi bọt khí
d. không có hiện tượng gì
Câu 3: Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng hoá học:
a. BaCl2 và NaNO3 b. BaCl2và H2SO4 c. KCl và Na2SO4
d. Na2SO4 và H2O
Câu 4 :Tỉ lệ % Nito chứa trong phân Ure CO(NH2)2 là:
a. 35%
b. 40%
c.43%
d .46%
Câu 5: Tìm công thức hoá học của một loại phân bón có thành phần:35%N, 5%H,
60%O
a. CO(NH2)2
b. NH4NO3
c. (NH4)2SO4
d. NH4Cl
Câu 6: Có ba lọ đựng ba chất rắn màu trắng: Na2CO3, NaCl, AgNO3 chỉ chọn một
thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được ba chất trên
a. NaOH
b. HCl
c BaCl2
d.HNO3
Câu 7: Trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra kết tủa khi trộn:
a. Na2CO3và CaCl2
b.NaNO3và CaCl2.
c. NaCl và Ca(NO3)2
d. NaCl và Na2SO4
Câu 8: Có hai dung dịch không màu là Ca(OH)2, NaOH. Đề phân biệt hai dung

dịch này người ta dùng:
a. HCl
b. CO2
c. Quỳ tím
d. nhiệt phân
Câu 9: Hãy điền chữ Đúng (Đ) hoặc Sai(S) vào ô trống sau :
Nội dung
Đúng Sai
A Các bazơ làm quì tím hoá xanh
B Chì có dung dịch bazo mới tác dụng với oxit axit
C Bazơ tác dụng với axit tạo ra muối và nước
D Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và
nước
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1: Có 3 lọ không nhãn mỗi lọ đưng một dung dịch không màu sau : BaCl2,
Ca(OH)2, K2CO3 . Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch trên.
Câu 2: Viết PTHH theo dãy chuyển hóa sau:
(1)

(2)

(3)

(4)

K2O -> KOH -> K2CO3 -> KCl -> KNO3
Câu 3: Biết 5(g) hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl
2M, sinh ra 448ml khí (đktc)
a. Tính thể tích của dung dịch HCl đã dùng cho phản ứng ?
b. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu ?

( Ca = 40, C =12, O =16, S =32, H =1, Cl =35,5, Na =23, N =14)

Trang: 17


ĐỀ KHẢO SÁT SAU KHI KẾT THÚC THỜI GIAN ÁP DỤNG GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI (ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014)

I/. Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm):
Khoanh tròn (O) vào chữ cái trước đáp án đúng nhất ; nếu bỏ đáp án đã chọn thì
gạch chéo vào chữ cái đã khoanh tròn (x) ; nếu chọn lại đáp án đã bỏ thì tô đen vào
vòng tròn đã gạch chéo ●:
1. Dữ kiện nào dưới đây cho thấy nhôm hoạt động mạnh hơn sắt?
A. Vật dụng bằng nhôm bền hơn so với bằng sắt
B. Sắt dễ bị ăn mòn hơn nhôm
C. Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm
D. Sắt bị đẩy a khỏi dung dịch muối
2. Dãy chất nào dưới đây tất cả đều tác dụng được với HCl ?
A. Fe, CuO, Na2SO4
B. Al2O3, Fe2O3, NaOH
,
C. Ag, Al(NO3)3 Fe(OH)2
D. CuSO4, Al(OH)3, Fe(OH)3
3. Fe2O3 tác dụng được với chất nào dưới đây ?
A. CO2
B. CaO
C. H2O
D. H2SO4
4. Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt hai chất nào trong các cặp chất sau?
A. Na2SO4 và KOH

B. FeCl3 và CuSO4
C. HCl và HNO3
D. NaCl và KNO3
5. Cặp chất nào có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Zn và Cl2
B. Al và H2SO4 đặc nguội
C. Cu và H2SO4 loãng
D. Fe và H2SO4 đặc nguội
6. Chỉ ra điều sai khi nói về CO2 và SO2 ?
A. Điều tác dụng được với nước vôi trong B. Đều ở thể rắn trong điều kiện thường
C. Điều tác dụng được với nước
D. Đều là các oxit axit
7. Na2O và Fe2O3 cùng phản ứng chất nào dưới đây ?
A. NAOH
B. H2SO4
C. NaCl
D. H2O
8. Cặp oxit nào dưới đây đều là oxit axit ?
A. CO2 và SO3
B. P2O5 và Na2O C. CuO và Fe2O3 D. SO2 và Al2O3
9. Sản phẩm nào được tạo thành khi cho kim loại đồng tác dụng với H2SO4 đặc nóng ?
A. CuSO4, H2O
B. CuSO4, H2
C. CuSO4,SO2, H2O
D. CuO, SO2, H2O
10. Chỉ dùng nước có thể phân biệt từng chất rắn nào trong mỗi cặp chất rắn sau đây?
A. BaO và Na2O B. Na2O và K2O C. ZnO và Na2O D. P2O5 và Na2O
11. Vì sao khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy ?
A. CO2 là sản phẩm của phản ứng cháy
B. CO2 nặng hơn không khí

C. CO2 không duy trì sự cháy
D. CO2 là một oxit axit
12. Kim loại nào vừa tác dụng với H2SO4, vừa tác dụng với NaOH ?
A. Ag
B. Al
C. Cu
D. Fe
13. Chất khí nào có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu ?
A. CO2
B. H2
C. SO2
D. CO
14. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại đồng thời trong một dung dịch ?
A. KOH và MgSO4
B. CaCl2 và NaNO3
C. NaCl và K2SO4
D. ZnSO4 và H2SO4
15. Trật tự giảm dần theo độ hoạt động của các kim loại là :
A. Cu, Fe, Al, Na
B. Ag, Al, Mg, Ca
C. K, Mg, Zn, Cu
D. Zn, Na, Ag, Al
Trang: 18


16. Dãy bazơ nào dưới đây đều bị nhiệt phân hủy?
A. Al(OH)3, KOH, LiOH
B. NaOH, Fe(OH)2, Zn(OH)2
C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2
D. Cu(OH)2, Ca(OH)2, Ba(OH)2

II. Phần trắc nghiệm tự luận ( 6 điểm) :
Câu 1 : (2,5 điểm) Viết phương trình phản ứng thực hiện chuổi biến hóa sau :
Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3  BaSO4
Câu 2 : ( 3,5 điểm) Cho 148 gam dung dịch Ca(OH)2 10% tác dụng với 36,5 gam dung
dịch HCl 20%.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
b. Tính khối lượng muối thu được.
c. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng.
( biết Ca = 40; H =1; Cl = 35,5 ; O = 16)
4- Giáo án liên quan đến đề tài
Một phần giáo án dạy bài nhôm áp dụng cho lớp 9/5:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của nhôm.
GV sử dụng phương pháp hỏi đáp:
I. Tính chất vật lí của nhôm.
- Nêu những tính chất vật lí của nhôm?
HS dựa theo tính chất vật lí chung của KL trả
lời:
+ Nhôm có tính dẻo: có thể kéo sợi làm dây
điện,…
- Nhôm là kim loại có màu trắng
+ Có tính dẫn điện: làm dây điện,
bạc, có ánh kim, nhẹ, dẫn điện và
+ Có tính dẫn nhiệt: làm dụng cụ nấu ăn,…
dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 6600C,
+ Có ánh kim
dẻo.
HS khác nhận xét và bổ sung.
GV bổ sung các tính chất khác và ghi nhận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm.
GV cho các nhóm thảo luận (2’) trả lời câu II. Tính chất hóa học của nhôm.
hỏi:
1. Nhôm có những tính chất hóa
- Nhôm có tính chất hóa học gì?
học của kim loại không?
HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời: Nhôm tác a. Phản ứng của nhôm với phi kim.
dụng với phi kim, với axit, với muối.
HS khác nhận xét và bổ sung.
GV ghi nhận các ý trả lời lên phần bảng động.
GV để kiểm tra xem nhôm có tác dụng với phi
kim không?
t
GV cho HS làm TN: Al(r bột) + O2(k)
4Al(r) + 3O2(k) →
2Al2O3(r)
- Mô tả hiện tượng, rút ra kết luận?
t
HS: nhôm cháy sáng → chất rắn màu trắng ⇒ 2Al(r) + 3S(r) →
Al2S3(r)
0
nhôm tác dụng với oxi ở t cao.

2Al(r) + Cl2(k)
2AlCl3(r)
HS viết PTHH
GV giải thích ở điều kiện thường nhôm cũng
phản ứng với oxi nhưng phản ứng xẽ ngừng
khi có lớp oxit nhôm tạo ra phủ ngoài bề mặt
nhôm.

0

0

Trang: 19


- Như vậy nhôm có tác dụng với phi kim b. Nhôm tác dụng với axit.
không?
2Al(r) + 6HCl(dd) → 2AlCl3(dd) +
HS khẳng định là có
3H2(k)
c. Nhôm phản ứng với dung dịch
GV ghi nhận tính chất : nhôm tác dụng với phi muối của KL hoạt động hóa học yếu
kim
hơn → KL mới + muối mới
GV chuẩn bị dụng cụ và hóa chất rồi biểu diễn 2Al(r) + 3CuSO4 (dd) → Al2(SO4)3
TN chứng minh nhôm có thể tác dụng với axit, (dd) + 3Cu(r)
tác dụng với dung dịch muối.
HS quan sát, nêu hiện tượng xảy ra
HS khác khẳng định: nhôm tác dụng với axit,
với dung dịch muối của KL kém hoạt động
hơn.
GV ghi nhận và yêu cầu HS viết PTHH minh
họa.
HS lên viết PTHH minh họa
2. Nhôm phản ứng với dung dịch
GV ngoài ra nhôm còn có tính chất hóa học kiềm.
nào khác?
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2

GV hướng dẫn
+ 3H2
HS làm TN: Cho dây nhôm vào dung dịch
NaOH đặc
HS quan sát và rút ra kết luận : Nhôm phản
ứng với dung dịch kiềm.
GV viết PTHH
( GV, HS làm thí nghiệm theo gợi ý SGK)
Một phần giáo án dạy bài nhôm áp dụng cho lớp 9/4 (lớp thực nghiệm): các thí
nghiệm hoàn toàn do nhóm học sinh tiến hành.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của nhôm.
GV: - Nêu những tính chất vật lí của nhôm?
I. Tính chất vật lí của nhôm.
HS dựa theo tính chất vật lí chung của KL trả
lời:
+ Nhôm có tính dẻo: có thể kéo sợi làm dây
điện,…
+ Có tính dẫn điện: làm dây điện,
- Nhôm là kim loại có màu trắng
+ Có tính dẫn nhiệt: làm dụng cụ nấu ăn,…
bạc, có ánh kim, nhẹ, dẫn điện và
+ Có ánh kim
dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 6600C,
HS khác nhận xét và bổ sung.
dẻo.
GV cho các nhóm HS lấy các mẫu vật bằng
nhôm ra và yêu cầu đại diện các nhóm dùng
mẫu vật đề chứng minh cho các tính chất đã

nêu
HS dùng mẫu vật đề chứng minh cho các tính
chất đã nêu
GV ghi nhận
( HS rút ra tính chất vật lí qua tính chất thực
Trang: 20


tế có được từ mẫu vật => tăng thực hành
nhóm)
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm.
GV cho HS trả lời câu hỏi:
II. Tính chất hóa học của nhôm.
- Nhôm có tính chất hóa học gì?
1. Nhôm có những tính chất hóa
HS trả lời: Nhôm tác dụng với phi kim, với học của kim loại không?
axit, với muối.
HS khác nhận xét và bổ sung.
GV ghi nhận các ý trả lời lên phần bảng động.
GV để kiểm tra những tính chất hóa học của
nhôm GV cho nhóm HS làm các TN:
TN1; Al(bột) + O2(k)
TN2: Al + dd HCl
TN3: Al + dd CuSO4
TN4: Al + dd NaOH đặc
- Mô tả hiện tượng, rút ra kết luận, viết
PTHH?
HS các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất và tiến a. Phản ứng của nhôm với phi kim.
hành thí nghiệm, viết báo cáo(TN4 không yêu
t

cầu HS viết PTHH).
4Al(r) + 3O2(k) →
2Al2O3(r)
GV quan sát và uốn nắn thao tác thí nghiệm
của HS
GV dùng phương pháp hỏi đáp để HS các
nhóm nêu báo cáo
GV giải thích ở điều kiện thường nhôm cũng
t
phản ứng với oxi nhưng phản ứng xẽ ngừng 2Al(r) + 3S(r) →
Al2S3(r)
khi có lớp oxit nhôm tạo ra phủ ngoài bề mặt 2Al(r) + Cl2(k) →
t
2AlCl3(r)
nhôm.
- Như vậy nhôm có tác dụng với phi kim
không?
b. Nhôm tác dụng với axit.
HS khẳng định là có và viết thêm một số 2Al+ 6HCl → 2AlCl3+ 3H2
PTHH khác
c. Nhôm phản ứng với dung dịch
GV ghi nhận tính chất : nhôm tác dụng với phi muối của KL hoạt động hóa học yếu
kim
hơn → KL mới + muối mới
HS khác khẳng định: nhôm tác dụng với axit, 2Al+ 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
với dung dịch muối của KL kém hoạt động
hơn.
2. Nhôm phản ứng với dung dịch
0


0

0

GV ghi nhận và yêu cầu HS viết PTHH minh
họa.
HS lên viết PTHH minh họa
GV ngoài ra nhôm còn có tính chất hóa học
nào khác?
GV Nêu hiện tượng xảy ra khi cho dây nhôm
Trang: 21

kiềm.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2
+ 3H2


vào dung dịch NaOH đặc?
HS: mảnh nhôm tan dần, có bọt khí thoát ra
HS rút ra kết luận : Nhôm phản ứng với dung
dịch kiềm.
GV giải thích và viết PTHH
GV Vậy có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để
đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng
không? Giải thích vì sao?
HS không. Vì trong thành phần của vôi, nước
vôi tôi hoặc vữa xây dựng có Ca(OH)2 nên có
thể ăn mòn các dụng cụ bằng nhôm.
( HS tự làm tất cả các thí nghiệm theo nhóm
=> tăng thực hành nhóm)

Giáo án dạy “Bài 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI” áp dụng
cho lớp 9/4 (lớp thực nghiệm): các thí nghiệm hoàn toàn do nhóm học sinh tiến hành.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách sắp xếp dãy hoạt động hóa học của kim loại
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Thí nghiệm 1.
Gv: Chiếu bảng hướng dẫn TN (TN1 sgk), yêu cầu
Hs đọc và tiến hành thí nghiệm 1 sgk. Trả lời các
câu hỏi sau:
- Nêu hiện tượng quan sát được nhận xét. Viết
phương trình hóa học của phản ứng.
- Độ hoạt động hóa học của sắt và đồng như thế
nào? Sắp xếp vị trí của sắt, đồng?
Hs: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. Fe, Cu
Gv: Nhận xét, chốt ý.
2. Thí nghiệm 2.
Hs: Đọc thông tin từ bảng hướng dẫn TN (TN2
sgk), sau đó làm thí nghiệm và quan sát
Gv: hiện tượng quan sát được và nhận xét? Viết
PTPƯ
Hs: -Ống nghiệm 1có chất rắn màu xám bám vào
dây đồng, ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì.
- Đồng đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối,
bạc không đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối.
Viết PT
Gv: Nhận xét về độ hoạt động hóa học của đồng,
bạc? Ta có thể sắp xếp vị trí của đồng, bạc như thế
nào?
Hs: Đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc. Cu, Ag

Gv: Qua hai thí nghiệm 1, 2 ta có thể xếp Fe, Ag,
Cu theo chiều hoạt động hóa học giảm dần như thế
Trang: 22

NỘI DUNG BÀI GHI
I. Dãy hoạt động hóa học của
kim loại được xây dựng như
thế nào?
1. Thí nghiệm 1
Fe + CuSO4 
FeSO4+Cu
Sắt hoạt động hóa học mạnh
hơn đồng => Xếp: Fe,Cu.

2. Thí nghiệm 2:

Cu+ 2AgNO3 Cu(NO2)2 +
2Ag
Đồng hoạt động hóa học
mạnh hơn bạc => Xếp: Cu,
Ag.


nào?
Hs: Hoạt động cá nhân, Fe, Cu, Ag
Gv: Chốt ý.
3. Thí nghiệm 3
Gv: Yêu cầu học sinh đọc và tiến hành thí nghiệm 3
từ bảng hướng dẫn(TN3 sgk) Trả lời các câu hỏi
sau:

- Nêu hiện tượng quan sát được, nhận xét. Viết
phương trình hóa học của phản ứng?
- Nhận xét về độ hoạt động của sắt với hiđro, độ
hoạt động của đồng và hiđro.
Hs: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Ống nghiệm 1 có nhiều bọt khí sinh ra, ống
nghiệm 2 không có hiện tượng gì. Hs viết PTPƯ
- Sắt đẩy được hiđro ra khỏi dd axit, đồng không
đẩy được hiđro ra khỏi dd axit.
Gv: Fe, Cu, H sắp xếp như thế nào?
Hs: Fe, H, Cu
Gv: Nhận xét, chốt ý.
4. Thí nghiệm 4
Gv: Yêu cầu học sinh đọc hướng dẫn thí nghiệm từ
bảng phụ (TN4 sgk), làm TN và trả lời các câu hỏi
sau:
- Nêu hiện tượng quan sát được, nhận xét. Viết
phương trình hóa học của phản ứng.
- Nhận xét độ hoạt động hóa học của Na, sắt
Hs: - Cốc 1 có phản ứng xảy ra, mẫu natri nóng
chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần,
ddcó màu đỏ. Cốc 2 không có hiện tượng gì.
- Natri phản ứng với nước ở điều kiện thường
tạo ra dd bazơ.
- Na hoạt động hóa học mạnh hơn sắt. Na, Fe
Gv: Nhận xét, chốt ý
Gv: Qua 4 thí nghiệm trên ta có thể xếp Fe, Ag, Cu,
Na, H theo chiều hoạt động hóa học giảm dần như
thế nào?
Hs: Hoạt động cá nhân. Na, Fe, H, Cu, Ag

Gv: Nhận xét, chốt ý.
Gv: Giới thiệu dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Trang: 23

3.Thí nghiệm 3
Fe + 2HCl FeCl2+ H2
Sắt đẩy được hiđro ra khỏi dd
axit, đồng không đẩy được
hiđro ra khỏi dd axit => Xếp:
Fe, H, Cu.

4. Thí nghiệm 4

2Na + 2H2O 2NaOH+
H2
Natri hoạt động hóa học
mạnh hơn sắt => Xếp: Na, Fe.

* Ta có dãy hoạt động hóa học
của kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb,
(H), Cu, Ag,Au


Trường THCS Hùng Vương
PHIẾU ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 94 trường THCS Hùng Vương
trong môn hóa học 9 thông qua việc tăng cường tổ chức thực hành nhóm

Người thực hiện: Nguyễn Đức Công
Họ tên người đánh giá:………………………..……….……
Đơn vị:…………………………………………………...…..
1/ ĐÁNH GIÁ:
Tiêu chí đánh giá

Điểm

1. Tên đề tài (5)
- Mục tiêu đề tài(1)
- Đối tượng nghiên cứu (1)
- Phạm vi nghiên cứu (1)
- Biện pháp tác động (2)
2. Hiện trạng (5)
- Nêu được hiện trạng (2)
- Xác định được nguyên nhân (2)
- Chọn một nguyên nhân để tác động (1)
3. Giải pháp thay thế (10)
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế (4)
- Giải pháp khả thi và hiệu quả (4)
- Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài (2)
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu(5)
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên (2,5)
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu(2,5)
5. Thiết kế (5)
- Lựa chọn thiết kế phù hợp (2,5)
- đảm bảo giá trị của nghiên cứu (2,5)
6. Đo lường(5)
- Xây dựng được công cụ và thang đo (2)
Trang: 24


Nhận xét


- Độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu (3)
7. Phân tích dữ liệu và bàn luận(5)
- Lựa chọn phép kiểm chứng (2,5)
- Trả lời được vấn đề nghiên cứu (2,5)
8. Kết quả(20)
- Giải quyết được các vấn đề đặt ra (7)
- Hiệu quả của đề tài (7)
- Khả năng áp dụng(6)
9. Minh chứng (35)
- Đầy đủ (15)
- Khoa học (10)
- Thuyết phục (10)
10. Trình bày (5)
- Cấu trúc, diễn đạt, hình thức (2,5)
- Trình bày trước hội đồng (2,5)
Tổng cộng
2/XẾP LOẠI:……………….
Tốt (Từ 86- 100 điểm)

Khá (Từ 70 – 85 điểm)

Đạt (50 – 69 điểm)

Không đạt (< 50 điểm)
Trảng Bom, Ngày… tháng …năm2014


Tổ Trưởng

Người đánh giá

Chủ tịch hội đồng chuyên môn

Trang: 25


×