Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

CD giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật hà nội HATECH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.98 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

MỤC LỤC

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập
GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

1

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế mang lại lợi nhuận thông
qua hoạt động sản xuất kinh doanh, thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là ba yếu tố khả năng cung ứng tích lũy, đổi
mới sử dụng vốn, trình độ quản lí thị trường. Kinh doanh hiện đại ngày nay là tập
hợp của ba thế lực: Nhà kinh doanh, bạn hàng-khách hàng và các nhà khoa học gồm
cả nhà làm luật về kinh doanh. Một giáo sư trường đại học Havard cho rằng doanh


nghiệp vừa là người bán vừa là người mua.Khi họ mua bị giới hạn bởi nguồn lực tài
chính.Nguồn lực tài chính bao giờ cũng có giời hạn, vì vậy cốt lõi là làm sao sử
dụng nguồn lực có hiệu quả chứ không phải đòi thêm nguồn lực. Khi bán ra họ bị
giới hạn bởi nhu cầu sức mua, thị hiếu … Do vậy hàng họ không bán được, khó
bán, khó có khả năng tái tạo nguồn lực tài chính ban đầu. Do vậy hoạt động của
doanh nghiệp là hoạt động tạo ra và tái tạo lại nguồn lực tài chính là hoạt động quan
trọng nhất đó là nguyên tắc.
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nó là một trong những nguyên
nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến quyền lợi đến mục đích cao nhất của
doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có ý nghĩa là nâng cao lợi
nhuận, chẳng có lý do nào để doanh nghiệp từ chối việc làm đó. Như vậy có thể
nhận thấy rằng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là việc làm thiết
yếu của bất kì một doanh nghiệp nào, người ta không thể từ chối thu một khoản lợi
nhuận hay doanh thu nhiều hơn trên một đồng vốn bỏ ra mà ngược lại họ muốn thu
ngày càng nhiều từ việc bỏ ra cùng một lượng đồng vốn ban đầu của mình hay cùng
một lượng tiền thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh như năm trước nhưng
nhưng năm nay doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra một lượng chi phí ít hơn năm trước. Có
thể tổng quát một số lý do cơ bản, cụ thể làm nên sự cần thiết phải nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất: Do sự tác động của cơ chế mới, cơ chế kinh tế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước. Kinh tế thị trường theo đuổi một mục đích lớn và cốt yếu là lợi
nhuận và lợi nhuận ngày càng cao. Tiền đề của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các doanh nghiệp là vốn, đồng vốn sản xuất kinh doanh phải có khả
năng sinh lời mới là vấn đề cốt lõi liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp bởi thiếu vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A



Chuyên đề thực tập

2

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

nghiệp sẽ bị chết, bị ngưng trệ bởi bây giờ không còn có sự cứu trợ của Ngân sách
nhà nước.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Giờ đây người định đoạt số phận của doanh nghiệp là thị trường mà không phải là
ai khác, song Nhà nước cũng có vai trò nhất định của nó.Nếu sử dụng vốn hiệu quả
thì việc đáp ứng nhu cầu thị trường điều không khó đối với các doanh nghiệp nữa.
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là một nột dung cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay thì điều này càng
được khẳng định chắc chắn hơn. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì
điều kiện tiên quyết định không thể thiếu được là doanh nghiệp phải xem xét vần đề
chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm và phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh, vấn đề này quyết định lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ tư: tình hình chung trong các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay thì
hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Thấy được tầm quan trọng của vốn qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần
kỹ thuật Hà Nội –Hatech em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội-HATECH”.
Mục tiêu của đề tài là khảo sát những số liệu thực tế về thực trạng hiệu quả sử
dụng vốn tại công ty. Từ những vấn đề về lý thuyết cơ bản đến những đánh giá về
kết quả và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn mà công ty đã đạt được
trong thời gian qua từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần kĩ thuật Hà Nội-HATECH.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương, phạm vi nghiên cứu là hiệu quả kinh

doanh sử dụng vốn tại công ty giai đoạn 2007-2011 và phương pháp tiến hành dựa
trên việc đánh giá và phân tích số liệu thống kê đã có trong phạm vi nghiên cứu.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn ThS. Nguyễn Thu Thuỷ cùng các cán bộ
công nhân viên phòng kinh doanh, phòng kế toán thuộc công ty HATECH đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

3

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT HÀ NỘI-HATECH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kỹ thuật Hà
Nội-HATECH
1.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế: HANOI TECHNIQUES JOINTS STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HATECH-JSC
Địa chỉ: số 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: số 104 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84) 04.62811288
Fax: (84) 04. 62811277
Website: www.hatech.com.vn

Email:
Tài khoản số: 10201000088616 mở tại Ngân hàng Thương mại cổ phần công
thương Việt Nam-Chi nhánh Tây Hà Nội
Mã số thuế: 0101298914
Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề:
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0101298914 ngày 29 tháng 09 năm
2002 đăng ký lần đầu và đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 03 tháng 08 năm 2011.
Nghành nghề kinh doanh: Cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống điều hòa
không khí thông gió.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội( viết tắt là Hatech-JSC) là một doanh nghiệp
nằm trong hệ thống các công ty thành viên của tập đoàn Phúc Thanh- một tập đoàn
kinh tế đa doanh với những thương hiệu sản phầm nổi tiếng, uy tín, chất lượng
trong các lĩnh vực bể bơi thông minh, điều hòa không khí, thang máy, chăm sóc sức
khỏe cộng đồng …
Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2002, đến nay Hatech đã trở thành
một trong những công ty hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm chất lượng, và
công nghệ tiên tiến nhất cho nghành điều hòa không khí và thông gió.

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

4

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

Năm 2007, Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội chính thực được Hãng điều hòa

không khí MITSUBISHI HEAVY ( Nhật Bản ) chọn làm đại lý phân phối và bảo
hành toàn bộ miền Bắc- miền Trung Việt Nam. Công ty đã được nhiều khách hàng
và đối tác biết đến là một công ty có uy tín và đáng tin cậy, HATECH mở rộng các
chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách
hàng trên toàn quốc.
Hàng năm công ty thường xuyên triển khai thực hiện nhiều dự án lớn thông
qua hàng trăm hợp đồng trên phạm vi toàn quốc, đóng góp một phần vào thành quả
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. HATECH đã thành lập được đội ngũ các
chuyên gia chuyên trách và nhân viên đông đảo, giàu kinh nghiệm năng động sáng
tạo, có trình độ cao và tâm huyết với nghề.
Bên cạnh đó công ty có quan hệ quốc tế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với nhiều
đối tác danh tiếng trên thế giới giúp cho công ty công ty thực hiện thành công nhiều
dự án lớn trong nước. Các hãng luôn hỗ trợ cho công ty tối đa trong việc thiết kế,
giải pháp kỹ thuật, bảo hành và bảo trì dài hạn. Nhờ các mối quan hệ này mà
Hatech có một sức mạng tổng thể để lựa chọn được những giải pháp phù hợp nhất,
hiệu quả nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Khẳng định dịch vụ của
HATECH đã và luôn bắt kịp xu hưỡng quốc tế.
1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Cổ phần kỹ thuật Hà NộiHATECH
Lĩnh vực kinh doanh sản xuất chính: cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống điều
hòa không khí thông gió.
Ngoài ra công ty còn có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như:
+ Cung cấp, lắp đặt các sản phẩm thiết bị tin học, các thiết bị ngoại vi chất
lượng cao.
+ Tư vấn, thiết kế, lắp đặt các hệ thống mạng Lan, Wan ... Cung cấp thiết bị,
giải pháp máy tính của các hãng CISCO. SAMSUNG, PLANNET, CNET ...
+ Cung cấp các sản phẩm phần mềm tin học tiên tiến của các hãng như
Microsoft, Oracle.
+ Cung cấp, lắp đặt hệ thống thông tin viễn thông, tổng đài điện thoại nội bộ,
Anten thu tín hiệu vệ tinh.
+ Cung cấp lắp đặt hệ thống trang thiết bị sân vận động, khu vui chơi giải trí

như: ghế ngồi, bảng điện tử ...

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

5

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

+ Thiết kế lắp đặt hệ thống bảo vệ; hệ thống báo cháy, báo trộm, các phương
án dập cháy tự động; hệ thống CAMERA quan sát cảnh giởi.
+ Cung cấp lắp đặt thiết bị y tế, thiết bị đo lường điều khiển, thiết bị thí
nghiệm, thiết bị kiểm chuẩn chất lượng cao.
+ Thiết kế cung cấp lắp đặt hệ thống trang âm hội thảo, ánh sáng, hệ thống
chống sét.
+ Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng (không bao gồm gồm dịch vụ thiết kế công
trình)
+ Thi công xây dựng công trình hạ tầng đô thị, khu công nghiệp.
+ Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
+ Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35 Kv
+ Buôn bán tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
+ Đại lí mua, đại lí bán, đại lí kí gửi hàng hóa.
+ Dịch vụ trang trí nội thất.
1.1.4. Môi trường kinh doanh của công ty
1.1.4.1. Môi trường bên ngoài
a) Thuận lợi
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, thì môi trường kinh doanh Việt Nam

được đánh giá đang có nhiều chuyển biến tích cực do đó tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong nước làm ăn thuận lợi. Chẳng hạn như:
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2006 nó tạo ra
nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng tạo ra không ít thách
thức vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chiến lược, bước đi đúng
đắn để tận dụng các cơ hội cho việc phát triển doanh nghiệp.
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị-xã hội ổn định cũng là một điều kiện
quan trọng để các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định không
phải bận tâm, lo lắng như các nước Trung Đông.
Theo đánh giá của WB ( Ngân hàng thế giới ) trong năm 2011 Việt Nam
chúng ta đã có 3 cải cách đáng chú ý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong đó có cải cách về quy định thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng
và vay vốn tín dụng. Cụ thể là ở lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, Việt Nam đã tạo
thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp bằng cách áp dụng cơ chế một cửa kết
hợp thủ tục đăng kí kinh doanh với đăng kí mã số thuế và bỏ giấy phép xin đăng kí
khắc dấu. Ở lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng được cải cách theo hướng thuận lợi

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

6

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

hơn nhờ giảm lệ phí trước bạ 50% và chuyển chứng nhận quyền sở hữu nhà cho sở
Tài nguyên và môi trường. Trong lĩnh vực vay vốn tín dụng , Việt Nam đã cải thiện
hệ thống thông tin tín dụng bằng cách cho phép người đi vay được kiểm tra báo cáo

tín dụng và được chỉnh sửa nếu phát hiện sai sót.
Trong những năm gần đây nhiều Việt Nam chúng ta ngày càng có nhiều doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhiều dự án cao tầng, trung tâm thương
mại được triển khai tạo điều kiện cho Công ty nhận được nhiều dự án triển khai sản
phẩm của Công ty.
b) Khó khăn
Mặc dù môi trường kinh vĩ mô có nhiều sự cải tiến nhưng vẫn còn những tồn
tại ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt nam, một số
điểm như:

Thứ nhất là về lạm phát, do tỉ lệ lạm phát tăng cao, Chính phủ đã ra Nghị
quyết 11 với chính sách tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng tín dụng giảm. Mặt khác không
chỉ lãi suất tăng cao mà việc tiếp cận đến tín dụng cũng hạn chế làm cho doanh
nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận đến vốn.

Thị trường ngoại hối có nhiều biến động và đã có những thời điểm Nhà
nước dùng biện pháp hành chính để xóa bỏ và hạn chế của thị trường chợ đen.
Thủ tục hành chính là một trong những lĩnh vực mà tỉ lệ doanh nghiệp đánh
giá kém trong mức độ cải thiện còn cao (37,8%). Đối với các vấn đề cải thiện hạ
tầng vận tải , giảm các rào cản gia nhập thị trường; xây mới và cải cách thể chế, luật
theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, tiếp cận tài chính dễ dàng hơn, nâng cao tính
minh bạch về số liệu thống kê và thực thi pháp luật tốt hơn thì nhiều doanh nghiệp
đánh giá mức độ cải cách còn kém trong năm 2011.
1.1.4.2. Môi trường bên trong
Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội có vốn điều lệ 10.000.000.000 VNĐ đây là
nguồn vốn chủ sở hữu, trên phần vốn cơ bản đó công ty thực hiện kinh doanh.
Ngoài ra công ty còn huy động được một số nguồn vốn khác như vốn ngắn hạn, sử
dụng nguồn nợ chưa đến hạn trả và các nguồn vốn khác đủ cho hoạt động của công
ty.
Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội có cơ sở kỹ thuật vật chất đúng tiểu chuẩn

với trang thiết bị máy móc tốt, đầy đủ. Trong Công ty, nhìn chung giữa các phòng
ban, giữa Giám đốc với cán bộ công nhân viên có sự phối hợp đồng bộ tạo thành
một khối thống nhất trong công việc. Sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


7

Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

và sự sáng suốt quyết đoán của Ban lãnh đạo đã giúp cho công ty đứng vững trên
thị trường, hàng năm hoàn thành và vượt kế hoạch để ra.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên gắn bó với công ty, họ được bổ
sung lẫn cho nhau giữa những người tham gia công tác lâu năm có kinh nghiệm và
đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chính quy tại các trường đại học và dạy nghề để tạo
thành sức mạnh tập thể để đảm bảo cho công việc kinh doanh sản xuất có hiệu quả.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

GIÁM
ĐỐC

PHÓ
GIÁM
ĐỐC


P. TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

P. KCS
VẬT TƯ

PHÓ
GIÁM
ĐỐC

P. KINH
DOANH

P. TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

P. DỰ
ÁN KỸ
THUẬT
THIẾT
KẾ

P. LẮP
ĐẶT BẢO
HÀNH
BẢO TRÌ


PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Giám đốc: là người có quyền lực cao nhất của công ty, là người chỉ đạo điều
hành mọi hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc:được Giám đốc chỉ định. Phó giám đốc giám đốc trong việc
quản lí điều hành của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Chủ động và tích
cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về hiệu quả của hoạt động.
SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

8

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Có 6 phòng ban:

Phòng tổ chức hành chính

Phòng KCS vật tư


Phòng kinh doanh

Phòng kế toán

Phòng dự án kỹ thuật thiết kế

Phòng lắp đặt bảo hành bảo trì

Phân xưởng sản xuất
 Phòng tổ chức hành chính
+ Tổ chức công tác đối nội đối ngoại mua sắm các trang thiết bị văn phòng
phẩm điều hành sinh hoạt thông tin quan tâm đời sống cán bộ công nhân viên toàn
công ty. Văn thư đánh máy, quản lí hồ sơ đúng qui định.
+ Điều hành phương tiện cho cán bộ đi công tác, tổ chức công tác dịch vụ văn
phòng, tổ chức chuẩn bị cho các cuộc họp của công ty.
+ Quản lí nhà khách, hội trường, công tác an toàn mọi mặt như an ninh, phòng
cháy chữa cháy.
+ Phổ biến đầy đủ Chỉ thị, Nghị quyết hướng dẫn của Đảng, Nhà nước.
 Phòng KCS vật tư
Giải quyết và ra các quyết định liên quan đến vấn đề kỹ thuật của công ty.Xây
dựng định mức sản phẩm của công ty.Tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, bảo
dưỡng máy móc thiết bị.Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Quản lý các hồ sơ tài
liệu khoa học kỹ thuật.Kiểm tra chất lượng hàng hóa sản phẩm đảm bảo đạt yêu cầu
của khách hàng, nhằm tạo uy tín của công ty.
 Phòng kinh doanh
+ Chịu trách nhiệm cho Giám đốc và thực hiện trong các lĩnh vực: tiêu thụ sản
phẩm, cung ứng vật tư. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm khảo sát và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ. Xây
dựng các phương án tiêu thụ và mạng lưới bán hàng trình Giám đốc phê duyệt.
+ Dự thảo các hợp đồng mua bán sản phẩm, hợp đồng mua vật tư, nguyên liệu

đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty và tuân thủ đúng quy định của pháp luật vể
hợp đồng kinh tế. Thực hiện thanh lý hợp đồng theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm khảo sát giá cả thị trường đề xuất giá bán sản phẩm, giá
mua vật tư nguyên vật liệu trình Giám đốc phê duyệt.
+ Xây dựng kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu trình Công ty phê duyệt đối
với các gói thầu do Công ty làm chủ đầu tư.
 Phòng tài chính kế toán

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

9

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

+ Là cơ quant ham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán ,
đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
+ Là cơ quan sử dụng chức năng thông qua đồng tiền để kiểm tra mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo cho mọi nhu
cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Thực hiện chế độc ghi chép, phân tích, phản ánh chính xác, trung thực, kịp
thời, liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình luân chuyển sử dụng vốn,
tài sản cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tổ chức theo dõi công tác hoạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kì báo
cáo chi phí .Tham gia tham mưu cho Giám đốc nhằm giảm chi phí, hạ thấp giá
thành sản phẩm.

+ Phản ánh chính xác kịp thời giá trị của loại hàng hóa, vật tư thiết bị, sản
phẩm của công ty giúp Giám đốc ra các quyết định kinh doanh chính xác kịp thời.
+ Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn Công ty
thông qua công tác thu chi, phân phối thu nhập, thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách
cho Nhà nước. Đề xuất cho Giám đốc các biện pháp phân phối sử dụng các quỹ của
công ty.
+ Đảm bảo đủ đúng thời gian tiền lương cho cán bộ công nhân Công ty và
thanh toán các chế độ cho cán bộ, công nhân viên toàn công ty.
 Phòng dự án kỹ thuật thiết kế.
+ Lắp đặt, Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, công trình theo tiến độ, kế hoạch,
phương án, dự toán đã được phê duyệt.
+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng các công trình trong toàn đơn vị. Phát
hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng nhỏ và đề xuất lập phương án xử lý các hư
hỏng nghiêm trọng để Lãnh đạo xem xét giải quyết.
+ Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về mặt kỹ thuật xây dựng, lắp đặt hệ
thống điều hòa không khí, thông gió.
+ Quản lí về mặt kỹ thuật, thi công, quản lí tiến độ chất lượng. Quản lí chi phí
lắp đặt thi công.
+ Kiểm tra theo dõi đôn đốc, hỗ trợ các ban Quản lí dự án do Công ty thực
hiện.
 Phòng lắp đặt bảo hành bảo trì
+ Thực hiện triển khai lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông
gió.
+ Đảm bảo kế hoạch đúng tiến độ, đúng quy trình kỹ thuật.
+ Nhận nhiệm vụ bảo hành sửa chữa sản phẩm khi có sự cố xảy ra.

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A



Chuyên đề thực tập

10

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

+ Lập các kế hoạch duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng và sửa chữa lớn các hạng
mục công trình được giao quản lý. Dự trù khối lượng công việc và vật tư để thực
hiện công tác này gửi Phòng Tài chính kế toán để tổng hợp và lập dự toán để thực
hiện.
 Phân xưởng sản xuất
+ Thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Chịu sự điều hành của quản đốc. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất để tiến hành
các hoạt động sản xuất kịp thời giữa các tổ nhằm hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật Hà NộiHATECH giai đoạn 2007-2011
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra được sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ các công ty phải dùng tiền để mua sắm nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ
… để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tiến hành tiêu thụ và
thực hiện các dịch vụ bán hàng và thu tiền về, tạo nên doanh thu của Công ty. Ngoài
phần doanh thu do tiêu thụ những sản phẩn do Công ty sản xuất ra, còn bao gồm
những khoản doanh thu do các hoạt động khác mang lại. Từ góc độ của Công ty
xem xét, có thể thấy rằng doanh thu của Công ty là toàn bộ các khoản tiền thu được
từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác mang lại.
Doanh thu của Công ty có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của Công
ty. Doanh thu là nguồn tài trợ chính quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi
phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho Công ty có thể tái sản xuất giản đơn cũng
như tái sản xuất mở rộng, là nguồn để các Công ty có thể thực hiện các nghĩa vụ với
Nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh,
là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của Công ty.

Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của Công ty, phản
ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản
cố định … Lợi nhuận của Công ty là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà Công ty bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của Công ty đưa
lại.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, là nguồn hình
thành nên thu nhập của ngân sách Nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức. Một bộ
phận lợi nhuận được để lại Công ty thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

11

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

Bất kỳ Công ty nào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng
cũng là doanh thu và lợi nhuận cao. Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần kỹ thuật
Hà Nội cũng đạt được một số kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình đem lại một nguồn lợi nhuận tương đối đảm bảo cho đời sống của các cán
bộ công nhân và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A



12

Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

Bảng 1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2012
( đơn vị: đồng)
STT Chỉ tiêu
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
3
vụ
4
Giá vốn hàng bán
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
7
trong đó: chi phí lãi vay
8
Chi phí quản lí kinh doanh
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10

Thu nhập khác
11
Chi phí khác
12
Lợi nhuận khác
13
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

SV: Trần Kim Tùng

Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
20.940.910.522 28.363.988.894 34.477.085.657 73.807.855.211 84.079.761.376
367.038.283
342.037.224
440.418.564
361.072.833
131.299.211
20.573.872.239
16.288.633.658
4.285.238.581
30.023.851
783.952.461

783.952.461
2.425.851.984
1.105.457.987

28.021.951.670
17.179.808.211
10.842.143.459
63.932.713
2.316.749.343
2.316.749.343
6.510.346.796
2.033.980.033

34.036.667.093
28.822.229.707
5.214.437.386
31.953.809
837.033.223
837.033.233
3.625.322.747
784.035.225

83.948.462.165
58.832.735.226
25.115.726.939
30.571.572
11.542.866.089
11.542.866.089
7.140.276.118
6.463.156.304

795.136.100
825.052.249
1.463.230.161 2.550.524.441
-825.052.249
-1.463.230.161 -1.755.388.341
1.105.457.987 1.208.927.784 784.035.225
3.578.410.138 4.707.767.963
110.545.799
14.907.539
72.818.755
104.788.776
986.506.093
994.912.188
1.194.020.245 711.216.470
3.473.621.362 3.721.261.870
(Nguồn: phòng tài chính kế toán-Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội)

Lớp: QTKD TH 51A

73.446.782.378
63.336.195.095
10.110.587.283
89.688.234
2.981.790.664
2.981.790.664
2.176.844.554
5.041.640.299


Chuyên đề thực tập


13

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

Biểu đồ doanh thu của công ty qua các năm
Biểu đồ 1 Doanh thu của công ty giai đoạn 2007-2011
(đơn vị: đồng)

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh)
Biểu đồ 2 Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2007-2011
(đơn vị: VNĐ)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


14

Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

Bảng 2 Tài sản công ty giai đoạn 2007-2011
(đơn vị: VNĐ)
stt
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

chỉ tiêu
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
ROE
ROA

Stt
1
2
3

Chỉ tiêu
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vố
VCSH/Tổng NV


Năm 2010
Năm 2011
106.692.910.167 123.285.527.296
84.314.568.567 97.345.334.177
22.378.341.600 25.940.193.119
97.457.650.452 115.251.198.318
80.570.645.029 95.077.334.177
73.807.855.211 84.079.761.376
3.578.410.138
4.707.767.963
3.473.621.362
3.721.261.870
3,26%
3,02%
15,52%
14,35%
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Bảng 3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn giai đoạn 2007-2011
(đơn vị:%)

SV: Trần Kim Tùng

Năm 2007
25.879.673.976
15.829.382.740
10.050.291.236
19.765.942.560
10.509.369.160
20.573.872.239

1.105.457.987
994.912.188
3,84%
9,9%

Năm 2007
10.050.291.236
25.879.673.976
38,83

Năm 2008
36.599.194.182
16.850.866.498
19.748.327.684
25.946.391.937
13.290.439.428
28.363.988.894
1.208.927.784
1.194.020.245
3,26%
6,05%

Năm 2008
19.748.327.684
36.599.194.182
53,96

Năm 2009
46.252.588.374
27.047.007.726

19.205.580.648
36.616.197.835
23.303.084.188
34.477.085.657
784.035.225
711.216.470
1,54%
3,7%

Năm 2009
19.205.580.648
46.252.588.374
41,52

Năm 2010
Năm 2011
22.378.341.600 25.940.193.119
106.692.910.167 123.285.527.296
20,97
21,04
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

15

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy


Qua các chỉ tiêu của kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể
thấy:Trong tất cả các năm trong giai đoạn 2007-2012 Công ty luôn có lãi, đặc biệt
là năm 2010 doanh thu và lợi nhuận cao gấp hơn 2 lần so với năm 2009. Trong giai
đoạn này tình hình nền kinh tế đang trong thời kì khủng hoảng nhưng Công ty vẫn
đững vững và làm ăn có lãi, không những vậy mà còn tăng trưởng hàng năm đặc
biệt tăng mạnh nhất là năm 2010.
Chỉ tiêu ROE- tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ thu nhập
của các khoản đầu tư của các cổ đông trong công ty. Chỉ tiêu này khá tốt cho thấy
trong tương lai doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự đầu tư hơn nữa để có thể phát
triển vững mạnh trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Chỉ tiêu ROA- tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản khá. Điều này cho thấy sức
mạnh tạo thu nhập của tài sản sau thuế và lãi vay là tương đối tốt.
Mặc dầu vậy, công ty có tỷ số giữa vỗn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn ở
mức chưa an toàn. Chỉ có năm 2008 là đảm bảo ở mức tài chính lành mạnh còn
những năm còn lại chỉ số này rất thấp sẽ dẫn đến mức độ tự chủ trong các hoạt động
kinh doanh của công ty bị hạn chế. Đây cũng là điểm bất lợi của công ty.
1.4. Một sổ đặc điểm kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
1.4.1. Đặc điểm kinh tế vĩ mô
Đặc điểm kinh tế vĩ mô ở đây có thể kể đến như chính sách của Nhà nước,
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, tình trạng nền kinh tế …
Những đặc điểm kinh tế vĩ mô trên không chỉ ảnh hưởng đến mỗi một doanh nghiệp
nào đó mà nó ảnh hưởng đến tất cả các thành phần kinh tế trong một quốc gia.
Chẳng hạn như đối với nghành nghề lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, hệ
thống thông gió nó không nằm trong chính sách ưu tiên hay hạn chế trong chính
sách Nhà nước, nhưng trong năm 2012 này thi Nhà nước lại có những chính sách
nhằm hạn chế nghành bất động sản như lãi suất cho vay với các doanh nghiệp bất
động sản cao, các ràng buộc với nghành bất động sản khá chặt chẽ do đó nó hạn chế
sự phát triển nghành bất động sản để phục phụ cho chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Vì vậy mà nghành lắp đặt điều hòa, hệ thống thông gió nó cũng bị tác động gián

tiếp do sự giảm cầu từ nghành bất động sản.
Ngoài ra, trong vài năm trở lại đây thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng
khá thấp, năm 2011 đạt 5.89%, năm 2010 là 6.78%. Nó cũng ảnh hưởng khá lớn
đến doanh thu của công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội. Thu nhập của người tiêu dùng
giảm do đó nhu cầu về điều hòa không khí cũng giảm. Chẳng hạn khi thu nhập cao,
SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

16

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

lượng tiền tiết kiệm lớn mặc dù điều hòa trong gia đình chưa đến nỗi phải thay thì
họ cũng có thể mua cái mới, còn trong giai đoạn này thì họ chắc chắn sẽ không nghĩ
sẽ mua một cái mới. Do đó nó cũng ảnh hưởng đến doanh thu và ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Lãi suất ngân hàng, trong vài năm trở lại đây Nhà nước đã ra chỉ thị hạ lãi suất
xuống, do đó cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn, giải quyết bài toán
thiếu vốn. Lãi suất vay vốn đối với nghành nghề của công ty cổ phần kỹ thuật Hà
Nội cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác ở mức trung bình 10.5%/ năm (Năm
2012). Lãi suất cao hay thấp nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của công ty
và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
1.4.2. Đặc điểm ngành nghề
Qua giới thiếu trong phần đầu, nghành nghề kinh doanh chính của Công ty cổ
phần kỹ thuật Hà Nội-HATECH là cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí,
hệ thống thông gió. Với nghành kinh doanh này, nó cũng không nằm trong nghành
nghề kinh doanh ưu tiên hay hạn chế như nghành bất động sản ở thời điểm hiện tại.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều công ty làm trong lĩnh vực này. Với nghành
nghề kinh doanh này nó lại phụ thuộc vào nghành bất động sản, các dự án với mục
đích khác mà có nhu cầu lắp đặt hệ thống điều hòa không khí và hệ thống thông gió.
Đặc điểm nghành nghề ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn: Chẳng hạn với
những nghành nghề được Nhà nước ưu tiên thì thường có những chính sách nới
lỏng hơn như lãi suất cho vay, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn do đó làm tăng
lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn. Với những nghành hạn chế đầu tư thì ngược lại,
lãi suất cho vay, thuế thường cao hơn. Ngoài ra, đặc điểm nghành nghề còn quyết
định số lượng đối thủ tham gia hoạt động kinh doanh, thị phần sẽ giảm dần từ đó
làm giảm doanh thu, lợi nhuận dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
1.4.3. Đối thủ cạnh trạnh
Theo thuyết cạnh trạnh của Micael Porter, khi một doanh nghiệp hay một tổ
chức tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều phải đối mặt với 5 lực lượng
cạnh tranh chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, sản phẩm thay thế, khách hàng, nhà
cung cấp, các đối thủ tiềm năng. Vì vậy đối thủ cạnh tranh trực tiếp là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng
vốn nói riêng. Có thể thấy rõ số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp càng nhiều thì
càng cạnh tranh gay gắt, thị phần sẽ bị chia nhỏ do đó doanh thu cũng như lợi nhuận

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

17

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

của công ty sẽ bị giảm dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử

dụng vốn của công ty.
Qua tham khảo các tài liệu, trang điện tử ... thì được biết một số đối thủ cạnh
tranh trực tiếp trong cùng lĩnh vực với Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội-HATECH
như Công ty cổ phần kỹ thuật điện lạnh TST, Công ty cổ phần kỹ thuật Đại Cơ Việt
Nam-D.E.V, Công ty cổ phần cơ điện lạnh Đại Việt ... rất nhiều đối thủ cạnh tranh
khác nhưng 3 công ty trên là một những đối thủ xứng tầm và cạnh trạnh gay gắt với
Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội-HATECH.
Cũng như Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội-HATECH, nghành nghề chính của
các công ty trên là lắp đặt hệ thống điều hòa không khí và hệ thống thông gió cho
các dự án. Ngoài ra còn là đại lý phân phối điều hòa không khí, hệ thống thông gió.
Với tiềm lực tài chính cũng như đội ngũ công nhân viên, hệ thống máy móc thiết bị
các đối thủ trên luôn cạnh tranh gay gắt với Công ty cổ phần kỹ thuật Hà NộiHATECH. Có thể kể một số dự án lớn mà các công ty trên đã thành công trong việc
đấu thầu làm dự án như: dự án nhà máy Panasonic Hà Nội, dự án khu tổ hợp
Sunrise-City, dự án Kyocera-Mita ... do công ty công ty cổ phần kỹ thuật Đại Cơ
Việt Nam; các dự án Ngân hàng ACB CM T8, cao ốc Kim Hưng Hưng, công trình
TANIMEX ... do công ty cổ phần cơ điện lạnh Đại Việt thực hiện và nhiều dự án
khác nữa. Đó là những dự án lớn, nếu như công ty Cổ phần kỹ thuật Hà Nội thầu
thành công sẽ đem lại nguồn doanh thu cũng như lợi nhuận lớn cho công ty dẫn đền
làm tăng hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Qua đó có thể thấy được sự ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do đó Công ty cổ
phần kỹ thuật Hà Nội cần nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo được lợi thế cạnh
tranh cao cho công ty.
1.4.4. Đặc điểm khách hàng, thị trường
Khách hàng gồm những người có nhu cầu mua và có khả năng thanh toán. Do
đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty, quyết định trực
tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Sức mua của khách hàng lớn thì sẽ làm
tăng doanh thu của công ty qua đó làm tăng lợi nhuận của công ty, khuyến khích
công ty sản xuất kinh doanh. Công ty bán được nhiều hàng hơn khi có sản phẩm uy
tín, công tác quảng bá tốt và thu được lợi nhuận nhờ đáp ứng được nhu cầu và thị

hiếu của khách hàng. Mặt khác người mua có ưu thế cũng có thể làm giảm lợi

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

18

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn,
phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn.
Như đã giới thiệu ở chương 1, nghành nghề chính của công ty Cổ phần kỹ
thuật Hà Nội-HATECH là cung cấp, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, hệ thống
thông gió. Khách hàng mục tiêu là các dự án lớn, các trung tâm thương mại ... cần
hệ thống điều hòa, hệ thống thông gió. Khác với các nghành nghề kinh doanh khác,
với mỗi một khách hàng mà mua sản phẩm của công ty sẽ khác với khách hàng mà
mua sản phẩm thông thường khác, chẳng hạn như ở chỗ số lượng khách hàng, quy
mô doanh thu của công ty từ khác hàng đó ... vì vậy mỗi một khách hàng sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nếu nhận được hợp đồng từ
một khách hàng nào đó công ty sẽ thu một khoản doanh thu rất lớn, không những
vậy còn tạo công ăn việc làm, tránh những hao phí TSCĐ không đáng có.
Có thể kể tên một số dự án ( khách hàng ) mà công ty Cổ phần kỹ thuật Hà
Nội-HATECH đã thực hiện như Melinh Plaza Hà Đông, Sân vận động Chi Lăng-Đà
Nẵng, Bệnh viện thể thao Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội ... Đó là
những dự án tiêu biểu mà công ty đã thực hiện.
1.4.5. Nhà cung cấp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp về hệ thống điều hòa, và hệ

thống thông gió như LG, Panasonic, Mitsubishi ... Đó là những nhà cung cấp nổi
tiếng trên thế giới, có thương hiệu mạnh và được người tiêu dùng tin tưởng. Như
chúng ta đã biết nhà cung cấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp ở chỗ giá cả, chất lượng, thời gian. Vì vậy lựa chọn nhà cung cấp cũng là
một vấn đề lớn với bất kì một doanh nghiệp nào. Nếu lựa chọn nhà cung cấp có giá
cả cao thì lợi nhuận giảm dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm, nếu lựa chọn nhà
cung cấp với chất lượng thấp sẽ làm mất uy tín cho doanh nghiệp dẫn đến không tạo
được uy tín với khách hàng làm giảm doanh thu, lợi nhuận và giảm hiệu quả sử
dụng vốn.
Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội được hãng Mitsubishi chọn làm đại lý phân
phối và bảo hành toàn bộ miền Bắc, miền Trung Việt Nam. Đây là một trong những
thuận lợi cho doanh nghiệp. Mitsubishi là một thương hiệu mạnh, giá cả cạnh tranh,
chất lượng tốt. Nhờ được chọn làm đại lý phân phối cho Mitsubishi do đó công ty
đã chủ động được trong việc hoạt động của mình, và tránh được nhiều chi phí như
chi phí vận chuyển, chi phí đặt hàng ... làm tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng
vốn.
SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


19

Chuyên đề thực tập

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

1.4.6. Nhân tố lao động
Người ta thường nhắc đến luận điểm ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ đã
trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên
quyết để tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, cần thấy rằng: thứ nhất, máy móc dù

tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra. Nếu không có lao động sáng tạo của
con người sẽ không thể tạo ra máy móc thiết bị đó. Thứ hai, máy móc dù có hiện
đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ của tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ
sử dụng máy móc của người lao động. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp nhập
tràn lan thiết bị hiện đại của nươc ngoài nhưng do trình độ sử dụng yếu kém nên
vừa không đem lại năng suất cao lại vừa tốn kém tiền của cho hoạt động sửa chữa,
kết cục là hiệu quả sử dụng hiệu quả sử dụng các tài sản thấp dẫn đến hiệu quả sử
dụng vốn thấp.
Tình hình lao động của công ty như sau (Năm 2011)
Bảng 4 Tình hình lao động của công ty tại 4 chi nhánh

Số lượng

TP. Hồ Chí
Đà Nẵng
Huế
Minh
68
20
20
5
(Nguồn: Phòng hành chính- Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội)
Bảng 5 Cơ cấu lao động theo trình độ

Chỉ tiêu

Kỹ sư

Cử nhân


Kỹ thuật

Số lượng
Tỷ lệ

40
35,39%

15
13,27%

57
50,44%

Tỉnh

Hà Nội

(Nguồn: Phòng hành chính-Công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội)
Nhân tố lao động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của từng doanh
nghiệp ở chỗ: chất lượng lao động sẽ quyết định năng suất lao động từ đó sẽ làm
tăng doanh thu và làm giảm chi phí cho một đơn vị lao động dẫn đến làm tăng hiệu
quả sử dụng vốn. Chất lượng lao động tốt sẽ quản lí, sử dụng có hiệu quả máy móc
thiết bị từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ dẫn đến làm tăng hiệu quả sử dụng
vốn. Ngoài ra nhân tố lao động còn được thể hiện ở trình độ và năng lực của Nhà
quản trị cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử
dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tại công ty cổ phần kỹ thuật Hà Nội-HATECH, tất
cả các lao động đều được đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp, số lượng lao
động có bằng đại học chiếm 40.56%, số lượng lao động kỹ thuật chiếm 50.44%.
1.4.7. Nhân tố công nghệ, máy móc thiết bị


SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

20

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

Công nghệ kỹ thuật quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao
động. Sự hoàn thiện của máy móc, thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với
quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá
thành sản xuất. Như thế, công nghệ kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra
tiềm năng tăng năng suất, chất lượng. Từ đó làm tăng doanh thu và tăng hiệu quả sử
dụng vốn. Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của
trình độ công nghệ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị … Tuy
nhiên, công nghệ kỹ thuật do con người sáng tạo ra và làm chủ nên chính con người
đóng vai trò quyết định.

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

21


GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT HÀ NỘI-HATECH
2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần kỹ thuật Hà
Nội-HATECH
2.1.1. Tình hình nguồn vốn và cơ cấu vốn của công ty
a. Tình hình nguồn vốn của công ty
Trong suốt quá trình hoạt động từ năm 2007 đến năm 2011 nguồn vốn của
công ty đã có những thay đổi cả về lượng cũng như kết cấu do sự thay đổi từ nội bộ
và môi trường kinh doanh, chúng ta có thể quan sát sự thay đổi này qua biểu đồ về
nguồn vốn kinh doanh.
Trước hết ta nghiên cứu sự thay đổi trong tổng vốn kinh doanh qua số liệu từ
năm 2007 đến năm 2011 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 3 Biểu đồ Tổng vốn kinh doanh
( Đơn vị: đồng)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Theo dõi trên biểu đồ ta có thể nhận thấy tổng vốn kinh doanh của công ty có
sự biến động qua các năm, tuy nhiên sự thay đổi này không theo quy luật. Năm
2008 tổng vốn kinh doanh tăng 78.72% so với năm 2007 nhưng tổng vốn kinh
SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


22

Chuyên đề thực tập


GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

doanh năm 2009 lại giảm 20.87% so với năm 2008 đặc biệt là sự tăng đột biến vào
năm 2010 so với năm 2009 là 236.85%. Có thể nói đây là sự tăng đáng kể tổng vốn
kinh doanh của năm 2010 so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này
là do lượng hàng tồn kho của công ty trong năm 2010 là rất lớn cụ thể lượng hàng
tồn kho trong năm 2010 của công ty là hơn 82 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2011 tổng
vốn kinh doanh của công ty giảm nhẹ so với năm 2010. Cụ thể năm 2011 tổng vốn
kinh doanh của công ty giảm 13.45% so với năm 2010. Theo những nhận định ban
đầu từ nguyên nhân chủ yếu là do công ty có sự thay đổi lớn trong chính sách cơ
cấu vốn của công ty, điều này được minh chứng qua phần cơ cấu vốn của công ty.
b. Cơ cấu vốn
Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành từ hai nguồn cơ bản là vốn vay
và vốn chủ sở hữu, trong đó cơ cấu của vốn vay lại có sự thay đổi qua các năm, vốn
vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn, mỗi giai đoạn Công ty lại có những chính sách về
cơ cấu vốn theo sự biến động của hoạt động kinh doanh và thị trường.
Bảng 6. Bảng cơ cấu vốn
(Đơn vị: đồng)
Vốn vay
NH
Vốn
vay
DH
Vốn CSH
Tổng

Năm 2007

Năm 2008


Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

3.823.591.142

6.002.749.739

7.290.357.313

37.025.143.966 38.913.807.710

3.000.000.000

3.000.000.000

3.000.000.000

10.000.000.000 10.000.000.000 10.000.000.000 10.000.000.000 10.000.000.000
13.823.591.142

19.002.749.739 20.290.357.313

47.025.143.966 51.913.807.710

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm sẽ được thể hiện rõ hơn qua biểu
đồ cơ cấu vốn dưới đây.


SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


Chuyên đề thực tập

23

GVHD: Ths. Nguyễn Thu Thủy

Biểu đồ 4. Biểu đồ cơ cấu vốn

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Như vậy thông qua hai biểu đồ trên thì ta có thể nhận thấy sự thay đổi trong cơ
cấu vốn của Công ty qua các năm không theo một quy luật nào cả. Trong giai đoạn
2007-2009 thì vốn chủ sở hữu lại chiếm phần lớn trong tổng vốn kinh doanh của
Công ty và thường chiếm trên 50% tổng vốn kinh doanh. Nhưng trong 2 năm 2010
và 2011 thì tổng vốn kinh doanh của Công ty lại được tài trợ chủ yếu từ vốn vay
ngắn hạn và chiếm tỷ trọng chủ yếu cụ thể năm 2010 vay ngắn hạn của Công ty là
78.73%, năm 2011 vay ngắn hạn là 74.96%. Qua biểu đồ có thể thây khả năng vay
vốn dài hạn còn nhiều hạn chế. Ta có thể nhận thấy vốn đầu tư của chủ sỡ hữu luôn
giữ nguyên về lượng trong giai đoạn này nhưng do sự thay đổi về lượng của vốn
vay nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu thay đổi hàng năm. Ở đây ta có thể nhận thấy sự
đột biến về vốn vay ngắn hạn của Công ty trong hai năm 2010 và 2011 cả về số
lượng lẫn tỷ trọng, cụ thể vốn vay ngắn hạn tăng từ 7.2 tỷ lên hơn 37 tỷ chiếm
78.73% trong năm 2010 so với năm 2009 và năm 2011 vốn vay là hơn 38 tỷ chiếm
74.96% so vơi tổng nguồn vốn kinh doanh.
Như vậy một cách tổng quát thì ta nhận thấy doanh nghiệp có nguồn vốn cố
định có tỷ trọng thấp hơn so với nguồn vốn lưu động. Còn lượng vốn đầu tư của chủ

sở hữu vẫn không thay đổi về lượng trong giai đoạn này.
2.1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phân kỹ thuật Hà NộiHATECH
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn nhân tài, vật lực của Công ty để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình
kinh doanh với tổng chi phí nhỏ nhất. Đây là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất
cả các yếu tố của quá trình kinh doanh như lao động tư liệu lao động, đối tượng lao
động. Từ đó Công ty cần thấy rằng chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi các yếu tố

SV: Trần Kim Tùng
Lớp: QTKD TH 51A


×