Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tính dục trong truyện ngắn của nhà văn YBan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.66 KB, 10 trang )

TÍNH DỤC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN YBAN
I.

Tác giả và tác phẩm.
1. Tác giả.
a. Thân thế.
]
-Bà tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961 tại Nam Định ,
trong một gia đình không có truyền thống văn chương.
-Bà hiện đang ngụ tại Hà Nội cùng với gia đình. Chồng bà, Trần Hoàng Cơ, là một
nhà điêu khắc, cũng sinh năm 1961. Hai người lập gia đình năm 1985 và có với
nhau 2 người con: 1 gái, 1 trai.
b. Sự nghiệp.
-Năm 1978, bà lên Hà Nội theo học khoa Sinh học Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội và tốt nghiệp Cử nhân năm 1982. Một số tài liệu lại ghi bà tốt
nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội
-Sau

khi tốt nghiệp đại học, bà đã từng có thời gian làm giảng viên tại Trường Cao
đẳng Y tế Nam Định và Trường Đại học Y Khoa Thái Bình. Trong thời gian
giảng dạy, bà bắt đầu sáng tác truyện ngắn, lấy bút danh là Y Ban với ý
nghĩa Ban ở trường Y.
-Năm 1989, bà bỏ nghề dạy học, chuyển hẳn sang viết văn. Tháng 10 năm 1989, bà
được cử đi học Trường Viết văn Nguyễn Du và tốt nghiệp năm 1992. Năm 1994,
bà về Báo Giáo dục và Thời đại làm phóng viên cho đến ngày nay, từng giữ đến
chức Trưởng ban biên tập.
-Năm 1996, bà được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Bà được xem là một trong
những nhà văn nữ có sức sáng tác và xuất bản đều đặn.
-Năm 2006, bà cho xuất bản cuốn I am đàn bà, trong đó có truyện ngắn cùng tên
mang nội dung bày tỏ những khao khát về tình dục của phụ nữ. Truyện ngắn gây
được sự chú ý của nhiều người và được xét trao Giải nhì cuộc thi truyện ngắn


năm 2006 trên báo Văn nghệ.
-Tuy nhiên, tháng 3 năm 2007, Cục Xuất bản ra thông báo thu hồi quyển sách này
nhưng không kèm một lý do nào.
-Tháng 6 năm 2007, liên quan đến vụ đấu tranh chống tiêu cực tại Báo Giáo dục và
Thời đại, bà bị kỷ luật bồi dưỡng kết nạp Đảng vĩnh viễn, bãi miễn chức phó chủ
tịch công đoàn, phó chi hội trưởng chi hội nhà báo, trưởng ban biên tập.
-Tháng 8 năm 2007, tại lễ trao giải thưởng của báo Văn Nghệ, Hội đồng giải thưởng
đã ra quyết định rút giải thưởng của bà với lý do phạm quy.


-Y

II.

Ban là bút danh của một nhà văn, nhà báo nữ Việt Nam. Mặc dù là hội viên Hội
Nhà văn Việt Nam từ năm 1996, từng có nhiều tác phẩm xuất bản cũng như
nhận được nhiều giải thưởng, bà chỉ thực sự được chú ý khi cho xuất bản cuốn I
am đàn bà, một cuốn sách bày tỏ những khao khát về tình dục của phụ nữ và bị
Cục Xuất bản thu hồi. Sau đó cộng thêm những phát biểu lạ tai như: Tôi đang
viết "tiểu thuyết ba xu"!, tên tuổi của bà dần được biết đến hơn là những tác
phẩm
c. Tác phẩm tiêu biểu.
Sau đây là một số tập truyện tiêu biểu của nhà văn Yban: Người đàn bà có ma
lực (tập truyện ngắn, 1993), Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm (tập truyện
ngắn, 1995), truyện ngắn “Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Cuộc phiêu lưu trên dòng
nước lũ (truyện vừa viết cho trẻ em, 2000)”, Miếu hoang (tập truyện ngắn, 2000)
…..Trong đó tiêu biểu nhất và gây sống gió nhất là tập truyện ngắn “ Iam đàn
bà” được viết vào năm 2006 .
Tính dục trong truyện ngắn Yban.
1. “Tính dục” trong văn học.

a. “ Tính dục” là gì?
Tính dục ở loài người là năng lực giới tính, thể chất, tâm lý, và sinh dục, bao
gồm mọi khía cạnh đặc trưng của nam giới và nữ giới. Tính dục là một khái
niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối quan hệ giới tính, vừa chứa đựng
những yếu tố hữu hình và ẩn giấu của cá nhân. Trong tiếng Việt, tính dục, đặc
biệt khi chỉ đề cập tới mối quan hệ giới tính, còn được gọi là tình dục
b. “ Tính dục” trong văn học trung đại.
-Văn học Việt Nam trung đại hình thành và phát triển suốt chiều dài cùng chế độ
phong kiến Việt Nam. Và, như thế nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quy định,
tác động đến nội dung, tư tưởng, đề tài, chức năng lẫn hình thức thể hiện. Quan
niệm chính thống xem văn chương dùng để thể hiện “tâm, chí, đạo” của con
người. Văn dĩ tải đạo; Thi ngôn chí, … Chỉ đến khi chế độ phong kiến xuống
dốc, khả năng tiềm toả về mặt tư tưởng giảm bớt, con người mới “giật mình,
mình lại thương mình xót xa”, từ đó nhà văn bắt đầu ý thức thể hiện vẻ đẹp hình
thể như một nhu cầu của đời sống và văn chương.
-Tình dục, yếu tố “dâm” trong văn học Việt Nam trung đại chỉ rải rác xuất hiện ở
truyện, thơ truyền khẩu dân gian (cả hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương, cũng được
nhiều nhà nghiên cứu gọi là dạng truyền khẩu, dù có tác giả chứ không khuyết
danh). Thỉnh thoảng có một số ít tác giả văn học trung đại đưa những yếu tố
nhạy cảm ấy vào thơ, phú,ca dao, dân ca …, song, không nhiều.
Ví dụ; Bắt đầu từ một sự chọc ghẹo “quá đà” của chàng trai lém lĩnh:
Vú em nhu nhú chúm cau


Cho anh bóp cái có đau anh đền
Hay:
Nước láng linh chảy ra Vàm Cú
Thấy em chèo cặp vú muốn hun
c. “Tính dục” trong văn học hiện nay.
-“ Sex” trong văn học hiện nay và trước đây có sự khác biệt nhau vì nó có sự thay

đổi theo thời gian trong tư tưởng, trong suy nghĩ của các nhà văn nhà thơ: “Sex”
trong văn học trước đây thường chỉ đặt ra trong tương quan với tình yêu đôi lứa,
sự sa đọa về nhân cách, những uẩn ức do di chứng của chiến tranh,… thì sex
trong văn học ngày nay đã được mở rộng như một phương tiện chuyển tải những
uẩn ức khác nhau của đời sống nhân sinh.
-Những tác phẩm, tác giả đề cặp đến tính dục như Y Ban với I am đàn bà, Xuân Từ
Chiều; Đỗ Hoàng Diệu với Bóng đè; Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận;
Nguyễn Bình Phương với Ngồi; Dương Bình Nguyên với Giày đỏ; Đặng Thiều
Quang với Đảo cát trắng, Chờ tuyết rơi; Thủy Anna với Điếm trai; Keng với Dị
bả…
-Đặc biệt tính dục trong tác phẩm của các nhà văn trẻ gần đây còn được mở rộng
biên độ với sự xuất hiện yếu tố tình dục đồng tính (cả đồng tính nam và đồng
tính nữ) như tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bàcủa Bùi Anh
Tấn, 1981 của Nguyễn Quỳnh Trang, Song Song của Vũ Đình Giang,…
-Do sự tác động của văn học nước ngoài khi vào Việt Nam đã ít nhiều tạo động lực
cho những tác phẩm thuộc khuynh hướng này ra đời. Với Hạt cơ bản của Michel
Houellebecq, Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Cô gái chơi dương cầm của
Jelinek, Rừng Na uy
 Sex từng là vùng cấm kỵ trong văn chương nước ta, vì thế nó luôn tạo sự háo
hức cho người đọc và người viết. Chỉ khi nào bạn đọc chán nó thì các tác phẩm
viết về nó mới dừng lại. Có thể nói cơ chế mới cùng cái nhìn khoáng đạt về tính
dục đã tạo môi trường tốt cho các nhà văn Việt Nam thả sức tung hoành trên các
trang viết, mặc sức đưa yếu tố tính dục vào tác phẩm với các ý đồ nghệ thuật
khác nhau.
2. “ Tính dục” trong truyện ngắn của nhà văn Yban.
Truyện của Y Ban được phân tích để chứng minh cho sự bình đẳng nam quyền
và nữ quyền. Sự táo bạo của một ngòi bút nữ trong việc mô tả sex như một sự
mạnh mẽ bộc lộ nhu cầu thân xác của giới nữ, xác lập vị trí ngang bằng với giới
nam và thường là nghiên về phần con nhiều hơn là lí trí, sự ham muốn vượt lên
cả lời dị nghị, thị phi của xã hội

2.1 .Với cách nhìn này, có thể nhận ra sự xác lập bản thể nữ như là dấu hiệu
chủ đạo chi phối ngòi bút sáng tạo của Y Ban.


Trước hết, đó là sự tự ý thức về thân thể nữ như nhân vật trong tiểu thuyết “Một
người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà” khi một người con gái đôi
mươi tự ý thức được sự trong trắng và có ý thức gìn giữ cơ thể của chính
mình“Anh hãy ngồi xa ra và đừng chạm vào em”đó là những e dè của tuổi mới
lớn.
-Tuy

nhiên sau đó vẫn vượt hơn một tí, điều mà cô không thể kiềm chế được đó là
chính bản năng của mình, là dục vọng, là ham muốn tò mò tuổi mới lớn. Tác giả
muốn cho thấy sự yếu đuối của phụ nữ dù không muốn nhưng không thể chối từ
tình cảm của mình và cũng vì sự tò mò tuổi đôi mươi “Đến một hôm, bàn tay
nàng dường như đã thân thiện với bàn tay anh. Nó nằm im trong bàn tay nóng
ấm của anh và nó ngoan ngoãn để cho anh nhấm nháp. Anh bỗng ôm chặt vai
nàng và đặt lên miệng nàng một cái hôn. Chiếc hôn đầu tiên nàng cảm nhận
được là sự ẩm ướt. Cho đến khi ấy nàng chưa hề uống chung với ai một cốc
nước…”.
-Trong truyện ngắn này thì Yban mô phỏng rỏ cả hai tâm trạng, một là của một cô
con gái mười tám đôi mươi vẫn còn ý thức được sự quan trọng của thứ gọi là
trinh tiết và sự e dè khi va chạm thân thể. Tuy nhiên đến khi trở thành người đàn
bà đã có chồng thì “ tình dục” là nhu cầu cần phải có của một người phụ nữ, nó
không còn là sự e dè của tuổi mới lớn “ Không có chút tình yêu nào trong đó cả.
Nàng đã từng đau đớn rất nhiều khi nghĩ lại những gì mình đã trải qua với
người đàn ông ấy. Nàng lại giằng xé giữa lý trí và ham muốn. Cuối cùng nàng
ngả về sự ham muốn. Nàng nghĩ rằng mình chẳng còn gì để giữ nữa…” giữa lí
trí và sự ham muốn thì lúc này người phụ nữ của Yban lại nghiên về phần con
nhiều hơn.Nhiều khi sự ham muốn đó lại vượt lên cả giới tính, không phân biệt

cả nam lẫn nữ, nó mạnh mẽ đến mức chính người đàn bà trong truyện lại bạo
dạng hơn cả người đàn ông.
-Truyện Người đàn bà đứng trước gương thể hiện sự khám phá lại cơ thể của người
đàn bà đã qua sinh nở, có cái nghi ngại, ngỡ ngàng, có cả lo lắng, sợ hãi, có cả
sự tự hào, tự ngưỡng mộ. “Nàng chậm rãi mở từng cúc áo, khuôn ngực đầy đặn,
trắng ngà hiện ra. Hai tòa thiên nhiên như hai nắm cơm đẹp, chắc chắn với
những núm hoa bí, hoa mướp đã qua thời kì đơm trái”. Ở những truyện ngắn Tự,
Cuộc tình Silicon... nhân vật đều có những phút giây ngắm mình trong gương,
say sưa, tự hài lòng. Nhiều nhân vật nữ của chị tự soi ngắm mình, tự khám phá
cơ thể mình, một cơ chế “tự yêu” “Em bật dậy vào nhà tắm. Em soi mình vào
gương. Da thịt em sáng loáng. Môi em đỏ mọng và hơi trễ xuống. Mắt em sáng
long lanh.” (27 bước lên thiên đàng)


II.2.

Nhưng còn có một thứ bản năng nữa ở người phụ nữ mà Y Ban diễn tả với tất
cả sự thấu hiểu của đàn bà cũng như niềm kiêu hãnh đàn bà - bản năng
sinh tồn.
- “ Tính dục” trong tiểu thuyết YBan còn thể hiện bản năng sinh tồn, bản năng sống
còn được nhìn từ khía cạnh mưu sinh. Người ta có thể làm tất cả để tồn tại, để
được sống, để có cái ăn, để có một mái nhà. Với nhiều người phụ nữ, để làm
được điều đó phải dựa vào đàn ông. Trong Xích lô, người đàn bà được người
cha nhặt về nuôi đã âm thầm, sống bên hai người đàn ông và hai đứa trẻ âm
thầm phục vụ nhu cầu dục vọng của họ cả hai cha con“Gã nghĩ gã có lý nên gã
vùng dậy đi đến phía sau người đàn bà đang lom khom dọn dẹp nhà cửa. Gã ôm
lấy cái lưng người đàn bà vào lòng gã rồi vòng hai tay ra trước bóp chặt hai bầu
vú của người đàn bà. Người đàn bà ngạc nhiên kêu lên khe khẽ, lấy cùi tay đẩy
hắn ra. Rồi người thị bắt đầu cong lên vì đôi bàn tay khoẻ của gã trai. Thị giãy
giụa một hồi rồi thả lỏng người ra, thị nói: “Tôi biết ơn hai bố con nhà anh lắm

lắm. Thôi thì anh muốn làm gì tôi cũng được…” Người đàn bà sống dựa vào sức
vóc của cha con người đàn ông đạp xích lô, tự nguyện chăm sóc họ rất chu toàn
như một sự trả ơn, và trớ trêu (hay cay đắng) thay, tự nguyện phục vụ việc gối
chăn cho cả hai người đàn ông, cũng như một sự trả ơn ở tác phẩm này từ tình
dục.

II.3.

Y Ban còn nhìn sâu hơn vào bản năng nữ, chị diễn tả bản năng tính dục ở
người đàn bà táo bạo đến mức có những tác phẩm của chị từng bị coi là
dâm thư qua hai tác phẩm: “ 27 bước lên thiên đường” và “ I am đàn bà”
a. Yban cũng thể hiện cái “ sex” qua sự tự nguyện, do cái yêu mãnh liệt sẵn sàng
đổ gục vào lòng chàng trai, thậm chí là sự tưởng tượng khát khao của cô gái
trong tiểu thuyết “ 27 bước lên thiên đường”
-Có thể hiến cả thân xát mình để cầu mong sự hạnh phúc và tình yêu của chàng trai
“Em ngước nhìn anh cái nhìn bối rối. Anh đứng lên kéo em ấp vào người anh.
Cái hôn đầu tiên anh đặt lên má em. Em run rẩy như không thể đứng vững. Em
tựa vào người anh. Anh ghì chặt em vào người anh.” Và sau đó cô lại tưởng
tượng khoảnh khắc khi gặp chàng trai. Những từ ngữ mô tả sự sung sướng đến
tột cùng của nhà văn gợi lên sự hạnh phúc của cô gái khi được mơn trớn bởi
người cô hằng mơ ước.


-

YBan còn mô tả sự thỏa mãn của cô gái khi cô và chàng trai hòa hợp với nhau
“Em đã tan biến vào anh rồi. Người em cong cứng. Anh đã làm dịu em lại bằng
những cái hôn. Nhưng ngay cả cái hôn cũng không làm dịu em được. Em mút
chặt lưỡi anh và một biển nước ào ạt như muốn nhấn chìm em. Thực ra em đã
muốn làm điều này với anh từ lâu rồi. Ngay sau cái lần anh nhìn rất lâu vào em

trong cái đám đông người ấy và nói em đẹp” chỉ qua những từ ngữ mô tả về
những cái hôn và sự căng cứng của cơ thể tác giả đã gợi lên hình ảnh người con
gái tự nguyện bất chấp tất cả chỉ vì người mình yêu.

-

Những từ ngữ gợi tả cảnh “ sex” cho ta thấy cô gái trong tiểu thuyết không chỉ
vì ham muốn mà còn vì tình yêu sự khát khao hiến dân để có thể gần người
mình yêu đó là điều hạnh phúc “Em nằm duỗi người, hai tay để lên đầu. Em thả
lõng người thoải mái. Anh lại hôn em. Môi anh vẫn nồng ấm. Anh đã kết thúc và
rất thoả mãn. Một tay anh để lên ngực em xoa nhẹ. Em muốn khóc nức nở. Em
đã cố gắng để không khóc. Em bắt ý nghĩ quay về một điều gì đó…” Những
hành động gợi hình, những chi tiết mô tả cảm xúc khi đang làm tình ấy chỉ xuất
phát từ tình yêu và sự ngưỡng mộ “Em đã cưỡng lại cơn buồn ngủ, cố thức để
tận hưởng cảm giác…Cái dẫn đến giây phút em đang tận hưởng là vì em yêu và
ngưỡng mộ anh. Em đã rất ngưỡng mộ anh và khao khát một tình yêu.”

-

Qua tác phẩm YBan còn cho ta thấy được sự xuất phát cái dục vọng ấy là vì cái
tình yêu chân thành không vụ lợi của người con gái chỉ khao khát muốn là người
đàn bà của người mình yêu không toan tính gì hơn chỉ là muốn người đàn ông
của đời mình được sướng mà quên cả bản thân “Em biết trong một người đàn
ông dẫu có quyền lực và địa vị thế nào thì vẫn có một phần của con người bình
thường. Em đã yêu cái phần người bình thường đó trong anh.Em đã không
nhầm. Cái giây phút như tan biến trong nhau ấy. Em đã bừng tỉnh để nhận ra sự
nức nở của anh trên ngực em. Trong cơn vọt trào của cảm xúc anh đã rên rỉ
bằng tiếng của chú mèo chứ không phải tiếng gầm của sư tử. Em tự hào vì đã
làm cho anh sung sướng.” Sự ham muốn không chỉ là dục vọng mà xuất phát từ
tình yêu sự chân thành muốn chiều chuộng người mình yêu, tin tưởng hoàn toàn

về thứ cô cho là tình yêu bắng những cảm xúc khi giao hợp và sau đó cô ấy đã


được đáp trả lại bằng câu nói phủ phàn và tàn nhẫn “Đúng thế. Vào một thời
gian thích hợp nào đó chúng mình sẽ gặp nhau nữa nhé. À này em, khi tình cờ
gặp nhau ở đám đông chúng mình nên tế nhị nhé” những lời nói của nhân vật
cũng như là những lời của tác giả về số phận của bọn đàn bà khi yêu là bất chấp
tất cả, là chỉ biết và dành tất cả cho tình yêu.
Trong tác phẩm “ I am đàn bà” đã cho ta thấy cái dục vọng bản thân vượt lên
trên cả lí trí chỉ vì bản năng của một người phụ nữ xa chồng phần con lúc này
vượt lên cả phần người và nghiên về sự ham muốn.
-Từ những từ ngữ tưởng chừng như thô bỉ nhưng chứa đựng được sự tự nhiên và
dân dã, thiệt thà của người miền núi xưng hô là “ chị” vs “ cu” ám chỉ cách
xưng hô của các dân tộc miền núi “Thì “cu” là cái tên thị tự đặt cho ông chủ để
tỏ sự thân thiết và cảm thông với hoàn cảnh của ông chủ, để công việc của thị
tốt hơn mà thôi.” hay cách gọi bộ phận sinh dục của đàn ông là “ con giống con
má” điều tự nhiên thật thà qua từng câu nói.
- Còn thêm một chi tiết “ thị” đã không ngần ngại chia sẽ về cuộc sống tình dục đời
thường “Chị thương bố cu nhà chị lắm. Chị đi thế này, bố cu nhà chị thèm chị
lắm đấy. Bố cu nhà chị khỏe mạnh lắm, chỉ phải tội cứ hùng hục như trâu ấy. Có
lần chị bảo rồi đây, cái chuyện tình cảm chứ có phải đi cày đâu mà bố nó cứ
phải đổ mồ hôi thế” điều đó thể hiện sự thật thà trong lối suy nghĩ của những
người miền núi nghĩ gì nói đó
-Trong truyện nhà văn từng bước tiến đến nguyên nhân dẫn đến việc nhân vật “
Thị” không kiềm được lòng mình và dẫn đến sự khơi dục trong “thị” “Kỳ đến
cái chỗ “con giống con má” thì thị ngập ngừng. Mặt thị đỏ dựng lên… Nhưng
“cu” là ông chủ, là người đàn ông thực thụ chứ đâu phải là thằng Đức mới sinh
bị treo lên cây, mà thị được phép sờ nắn vào cái chỗ đấy… Nhìn thì chả sao,
đằng này tay phải mó vào kỳ cọ. Mà không kỳ cọ thì sao sạch sẽ được. Rồi hăm
ra, lở loét tội lắm. Thôi thì... Thị giấu mặt phía sau lưng ông chủ, thò tay vào

háng ông chủ kỳ…” những chi tiết đó cho ta thấy lúc đầu Thị cảm thấy ngượng
nghiệu về những gì mình trong thấy.
-Những hình ảnh “ sex” còn miêu tả khi nhân vật chăm sóc người chủ của mình
thông qua những lời miêu tả của Thị “Chị biết rồi. Khi nào cu “buồn” là cái cu
nó săn lại, chỉ săn một tẹo thôi…Thị cẩn thật sờ vào con giống của ông chủ.
Mềm, vẫn là mềm rồi. Nhưng khi nãy rõ ràng là thị thấy có cảm giác nó động
đậy và cưng cứng…. Tích tắc tích tắc... Thị nghe rõ tiếng đập thùm thụp của trái
b.


tim thị. Và thị cũng cảm nhận thấy sự lớn dần lên của con giống. Cứng rồi cu ạ.
cứng rồi cu ơi. Con giống của cu cứng lên rồi đấy”
-Dù là người đàn bà thành đạt có học thức, hay người đàn bà không có học thức
sống trên cả vùng cao nguyên không phát triển thì người đàn bà vẫn giữ nguyên
bản năng của một người phụ nữ ham muốn mãnh liệt “Thị lấy bô hứng vào
nhưng con giống con má nó không tiểu. Nó cất cao đầu gật gù. Thị nhìn đăm
đắm vào nó như bị thôi miên. Nó đã lớn bổng lên mập mạp như củ dong giềng.
Người thị bỗng nóng bừng. Thị thấy máu trong người thị chảy rào rào. Thị lại
thấy hai cái tý thị co tròn lại, phía cửa mình nước đang ào ra. Thị bỏ chạy ra
khỏi phòng. Thị ngồi xuống nghế và thấy da mặt mình tê bần.Cu, cu tiểu đi.
Được rồi. Hôm nay ngoan. Cu đừng trêu chị nhé. Cu làm chị tủi thân lắm đấy.
Chị cũng là con người, cũng khao khát nhớ nhung. Hồi chị ở nhà thi thoảng có
cán bộ phụ nữ huyện về nói chuyện. Họ bảo con người khác con vật là phải có
lý trí. Có lý trí thì sẽ chiến thắng dục vọng.”
-Nhưng sau đó chính cái phần con trong Thị lôi Thị vào sự ham muốn mãnh liệt của
một người phụ nữ xa chồng xa con rời nước để kiếm sống, hy sinh tất cả chỉ vì
gửi tiền về gia đình là trên hết nhưng trong giây phút nào đó vẫn không kiềm
được lòng mình “. Nhưng đến khi quay lại để tắm tiếp cho ông chủ thì thị đã
không cưỡng được cảm xúc của chính thị, khiến thị cứ nắm chặt tay vào cái con
giống con má. Cái chết nữa là đêm ngủ thì thị lại mộng mị. Thị nằm mộng có

một người đàn ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật
dậy. Thị nhớ rõ mồn một giấc mơ tối qua là thị đã nắm chặt lấy con giống con
má để đưa nó vào người thị mà không được. Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của
sự khát thèm.”
-Nhưng sau vài phút lí trí mộng mị Thị lại tự tìm đến thứ ám ảnh dẫn đến thèm
khát để được thõa mãn và không còn cảm giác ức chế thèm khát. YBan đã cho
phép nhân vật mình sống vs chính bản chất của mình “Thị mộng mị đi vào
phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái ánh mắt
mừng rỡ. Thị nhìn sâu vào cái ánh mắt mừng rỡ đấy rồi thị trút bỏ áo quần của
thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ. Con giống con má đang
cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào thị cần lấy nó đưa vào cơ thể
thị. Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thoả
mãn.”
-Sau sự thõa mãn thì lí trí đã trổi dậy nó làm thị sợ hãi tột cùng, Thị cho cơ thể mình
là dơ bẩn “Thị sợ hãi tột cùng. Thị vội vàng xả nước vào bồn. Thị mang ông


chủ vào tắm rửa sạch sẽ, rồi thị cũng tắm rửa. Thị xả nước và xát rất nhiều xà
phòng vào thân thị. Thị kỳ cọ thật mạnh. Thị muốn lột da thị…”
- Thị ý thức được sự xấu hổ của việc mình làm, xấu vs con, vs chồng, với tất cả mọi
người “Thị bật khóc nức nở. Thị úp mặt vào ngực ông chủ khóc ồi ồi: Cu ơi, chị
có tội với cu quá. Chị còn mặt mũi nào mà nhìn các con chị, nhìn chồng chị nữa
đây. Chị không muốn sống nữa, nhưng chị cũng không thể chết. Chị cũng không
thể biết được tại sao chị lại hành động như thế”
-Lúc này Thị mới nghĩ đến hậu quả của việc mình làm và sợ hãi “Chị sợ bà chủ
biết lắm. Bà chủ mà biết thì bà đuổi chị, không trả chị tiền nữa thì chị chết mất.
Chị chỉ còn mấy tháng nữa là được về nhà rồi.” và cuối cùng là Thị bị kiện đem
ra tòa và người phụ nữ này phải đối mặt vs việc bất đồng ngôn ngữ đó là sự thiệt
thồi không thể biện minh cho chính mình.
=> Nhưng bằng nghị lực và tình yêu chồng, yêu con không cho phép thị chấp

nhận nghịch cảnh một câu nói biện minh cho mình “ I am đàn bà” một câu nói
cũng là đề tựa của truyện ngắn, nó nói hết tâm tư của tác giả về số phận của của
người phụ nữ và cũng muốn nói rằng dù sự ham nuốn xuất phát từ lí do gì, vì lí
do gì, sai hay đúng thì cuối cùng ham muốn, dục vọng, tình dục vẫn chỉ vì họ là
đàn bà rất sợ sự cô đơn, thiếu thốn sự quan tâm, chia sẽ và chăm sóc.
KẾT LUẬN.
“ Tính dục” trong truyện ngắn YBan thể hiện sự đồng cảm và cảm thông đối với
số phận người phụ nữ thông qua hình ảnh các nhân vật trong truyện ngắn của
nhà văn.

III.

-Y

Ban từng tâm sự: “Tôi là một người phụ nữ và điểm mạnh của tôi là viết về
những thân phận người phụ nữ”. Và trong những hình tượng người phụ nữ của Y
Ban, người ta thấy thấp thoáng hình ảnh của chính chị.

-Y Ban

không hề phân tích tâm lí nhân vật, cũng không có những từ ngữ bày tỏ thái

độ, chỉ trình bày cảnh tượng bằng con mắt khách quan. Trong tác phẩm Y Ban,
nhân vật nữ nhiều khi là những con người yếu đuối.
-

Dường như Y Ban có lúc mặc nhiên thừa nhận phụ nữ cần có đàn ông, họ không
đả phá, không tẩy chay đàn ông, không đòi thay chỗ đàn ông. Họ cần được cảm
thông và thấu hiểu, rằng đó là cách để họ có thể tồn tại được. Để tồn tại được,
phụ nữ có khi phải chấp nhận những bẽ bàng, tủi nhục, thất vọng, đau xót...



-Truyện

của Y Ban còn thể hiện những cách nhìn về thiên tính nữ. Phụ nữ sống
bằng cảm xúc, trái tim phụ nữ được nuôi dưỡng bằng tình yêu. Không có gì ngạc
nhiên khi phụ nữ có thể yêu thương đến quên mình. Trong gia đình, họ sống vì
con, vì chồng. Có lẽ đây là dấu hiệu của thiên tính trong sự kết hợp với bản tính
nữ trong truyền thống phương Đông. Vì gia đình, người phụ nữ trong I am đàn
bà phải đi kiếm sống nơi xứ người, đến khi bị kết tội quấy rối tình dục, bị vào tù,
chị vẫn chỉ nghĩ đến con: “Mẹ đã đập đầu mà chết nhưng thương các con đứt
ruột nên không đành chết con ơi”.
-Người phụ nữ có thể nhận hết về mình những thiệt thòi, họ chịu đựng và hi sinh.
Cũng bởi vậy, dễ hiểu vì sao niềm khát khao lớn nhất của người đàn bà là được
yêu, được con cái yêu thương. Y Ban dùng nhiều cảnh sex để diễn tả khát vọng
tình yêu. Có các loại và các mối quan hệ tình dục: với chồng lúc chồng khỏe
mạnh, với chồng lúc chồng bất lực, với các tình nhân, và thủ dâm với dụng cụ
tình dục.
-Tuy nhiên người ta lại không chú ý đến sex, điều lôi cuốn người đọc là những nỗi
niềm đau đáu của người vợ yêu chồng, của người phụ nữ kiếm tìm tình yêu khi
người chồng bỏ đi. Với nhân vật người phụ nữ của truyện, chỉ cần tình yêu thôi
là đủ. Chị có thể sống hạnh phúc bên người chồng không còn khả năng sinh lí.
-Y Ban biểu lộ nỗi cô độc đàn bà bằng cách miêu tả những cảnh sex không tình yêu.
Cũng nhờ thế nhà văn đã thể hiện sâu sắc khát vọng tình yêu ở người phụ nữ.
Nhân vật nữ trong “Đàn bà sinh ra từ bóng đêm” là một gái điếm, cả đời ngủ với
đàn ông, chỉ thèm được một bàn tay nắm chặt. Ảo giác hay một sự nhầm lẫn
trong rạp chiếu phim khiến tay chị được một bàn tay lạ nắm lấy. Rung động, và
ao ước một bàn tay nắm tay mình như là ao ước về một sự thấu hiểu, tin cậy, yêu
thương.
-Truyện của chị không hiếm các chi tiết mô tả thân thể người phụ nữ. Với biện pháp

miêu tả hết sức đặc sắc nhân vật của Y Ban thường hiện lên với đầy vẻ nữ tính,
từ làn da, mái tóc, đôi mắt, từ tấm lưng, bắp tay, bắp chân, bầu ngực... Y Ban
thường miêu tả cơ thể, những biểu hiện riêng có của cơ thể nữ, khí chất nữ,
những biểu hiện sinh học nữ.Trong đó, rất nhiều chi tiết mô tả lại được tạo nên
từ điểm nhìn của người đàn bà .



×