Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Tiểu luận môn CÔNG tác xã hội với NGƯỜI NHIỄM HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.05 KB, 58 trang )

Mục lục:

1


I.Cơ sở lý luận.
1.Lý do chọn chủ đề.
Dịch HIV/AIDS đã trở thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới từ
nhiều năm nay, trong đó có Việt Nam. Đại dich này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển kinh tế, xã hội, đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng bất chấp các
nỗ lực của quốc gia và quốc tế trong phòng chống sự lây lan HIV/AIDS.Việt Nam
đã có rất nhiều nỗ lực can thiệp trong hỗ trợ dự phòng, chăm sóc, điều trị cho người
nhiễm HIV/AIDS: chương trình giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng lây
nhiễm HIV/AIDS; Chương trình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, chương
trình dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con; chương trình an toàn truyền
máu…Tuy nhiên tỷ lệ người nhiễm HIV vẫn ở mức rất đáng lưu tâm.Chăm sóc, trợ
giúp người nhiễm HIV/AIDS sẽ được coi là toàn diện nếu như họ được chăm sóc
hỗ trợ cả về mặt y tế, sức khỏe và xã hội. Công tác xã hội với người có HIV là một
trong những hoạt động thiết thực và đặc biệt quan trọng.Hoạt động này không chỉ
trợ giúp cho người có HIV/AIDS vươn lên đấu tranh với bệnh tật mà còn giúp phát
hiện sớm HIV và góp phần quan trọng trong ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV.Bên
cạnh đó, công tác xã hội với người có HIV giúp nhân viên xã hội kết nối các nguồn
lực trợ giúp cho thân chủ.Huy động sự tham gia của người dân vào công tác phòng
chống HIV.Giúp cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn về HIV, người có HIV,
công tác phòng tránh HIV và cách chăm sóc người có HIV.

2


2.Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS.
2.1.Khái niệm HIV/AIDS


HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus"
là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống
lại các tác nhân gây bệnh.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được
biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong
2.2.Cơ chế hoạt động.
Cơ chế HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể người
Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực
lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập
từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm
thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có
nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là
lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu
này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao
vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị
HIV phá huỷ.
HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị
suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con
3


người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu
vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức
hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào
thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ quan
thần kinh, dạ dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho

bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán.
2.3.Các giai đoạn phát triển.
Nhiễm HIV không phải chuyển ngay sang giai đoạn AIDS mà nó diễn ra
trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong
khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao
động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền bệnh từ người này
sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ.Quá trình
từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề
kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm
sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội...Theo các
nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua
một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu
khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính.
2.3.1.Giai đoạn cấp tính.
Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra
bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng
quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong
8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường

4


nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy đối với nhiễm HIV có thể xem
như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm.
Thời gian: Vài tuần có khi 6 tháng đến 1 năm
Giai đoạn này chưa có kháng thể kháng virus HIV nên xét nghiệm âm tính:
Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch CD4 và dựa
vào các tế bào này để sinh sôi nẩy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày và virus
sẽ lan tràn trong cơ thể. Trong lúc này, cơ thể cố gắng bảo vệ trước sự tấn công của
HIV bằng những cơ chế sau:

Tạo ra kháng thể dính vào virus và không cho virus sinh sôi thêm.
Các tế bào đặc biệt có tên macrophages và các tế bào T giúp cơ thể giết chết
HIV. Nếu tìm thấy kháng thể chống HIV trong máu, có nghĩa là cơ thể đang cố
gắng tự bảo vệ trước sự tấn công của HIV. Tuy nhiên, lượng kháng thể chỉ đủ để
có thể phát hiện qua các xét nghiệm sau vài tháng cơ thể đã bị nhiễm. Do vậy trong
khoảng thời gian cơ thể bị hội chứng HIV cấp tính thì các kết quả xét nghiệm tìm
HIV vẫn có thể âm tính. Khi đó người ta có thể dùng đến xét nghiệm tìm RNA của
HIV trong máu. RNA là một đoạn di truyền của HIV. RNA được sản sinh khi HIV
đang hoạt động. Xét nghiệm này có thể cho biết cơ thể có bị chứng HIV cấp tính
hay không.
2.3.2.Giai đoạn không triệu chứng.
Thời gian: kéo dài trong vài năm đến trên 10 năm.
Triệu chứng: Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng.
Người nhiễm HIV đã có kháng thể kháng virus trong máu ( xét nghiệm
dương tính ) nhưng không có triệu chứng gì.
5


Người nhiễm HIV vẫn lao động và sinh hoạt bình thường.
Giai đoạn này HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây qua 3
đường cơ bản.
Điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển thành AIDS.
2.3.3.Giai đoạn AIDS.
Nhiễm HIV không có nghĩa là AIDS. Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển
thành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời gian đó người
nhiễm vẫn sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường để sinh sống. Khi cơ thể bị
nhiễm HIV sẽ có 3 xu hướng phát triển:
Hoặc người đó mang virus HIV kéo dài khoảng 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn
khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế
độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt.

Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn
biến tự nhiên trong cơ thể.
Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục có
hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệ
tình dục không an toàn với nhiều người...).
Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt
cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám...
Giai đoạn này không lây qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảo
hộ.

2.4.Phương thức lây chuyền HIV.
6


Thực chất của sự lây truyền HIV từ người này sang người khác là do vi rút
trong máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da hoặc
niêm mạc bị tổn thương ( đường vào) của người chưa bị nhiễm từ đó vi rút tới hạch
Lympho rồi sinh sản và lan tràn vào máu trở thành nhiễm trùng toàn thể.Như vậy
HIV chỉ có thể lây truyền từ người nhiễm sang người không bị nhiễm khi thỏa mãn
hai điều kiện:
Một là, máu và chất dịch cơ thể có chứa HIV của người nhiễm phải tiếp xúc
trực tiếp và bám vào da, niêm mạc của người không bị nhiễm
Hai là, tại chỗ tiếp xúc, bám dính phải có tổn thương thì HIV mới có thể xâm
nhập vào cơ thể người đó.
2.4.1. Lây truyền HIV qua đường máu.
HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu
như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể lây
truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.
Về nguyên tắc, có thể nói mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của
người mà ta không biết chắc chắn là họ có nhiễm HIV hay không đều có nguy cơ

lây nhiễm HIV, ví dụ:
Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích
qua da, như trong các trường hợp sau:
+
+

Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;
Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm mi, xăm

+

mày, lưỡi dao cạo râu...;
Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt trùng đúng cách các dụng cụ phẫu
thuật, dụng cụ khám chữa bệnh... có xuyên cắt qua da...
7


+

Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các

+

trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa...
Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của
người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da xây sát hoặc niêm

+

mạc...

Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các
tạng... bị nhiễm HIV. Hoăc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu... không
được tiệt trùng đúng cách.
2.4.2. Lây truyền HIV qua đường tình dục .
Đường tình dục là một trong 3 con đường chính lây truyền HIV và được coi

là phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng
70-80% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây nhiễm qua con đường này.
Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch
sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) tìm được “đường xâm nhập” vào cơ
thể bạn tình không nhiễm HIV. “Đường xâm nhập” này không nhất thiết phải là các
vết thương hở hay vết loét trên da mà cả những vết trấy xước nhỏ không nhìn thấy
bằng mắt thường hoặc ta (người có vết xước) cũng không cảm nhận thấy. Hơn thế,
niêm mạc trong các hốc tự nhiên của cơ thể như đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu
dương vật, trực tràng, thậm chí niêm mạc mắt và cuống họng có các lỗ rất nhỏ mà
HIV (vốn cũng rất nhỏ) có thể xâm nhập được.
Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo
của nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác, cho nên
về nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà ta không
biết chắc chắn là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV.

8


Ngoài ra, trong quan hệ tình dục HIV còn có thể lây truyền qua đường máu.
Máu trong trường hợp này có thể là máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc
vết loét ở cơ quan sinh dục hay từ các vết xước do động tác giao hợp gây ra.
Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, xếp theo thứ tự các “kiểu” quan hệ
tình dục có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: Qua đường hậu môn,
Quan đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Nhìn chung trong cả 03

kiểu quan hệ tình dục này thì người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao
hơn.
2.4.2.1. Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục xâm nhập đường hậu môn.
Quan hệ tình dục xâm nhập Dương vật – Hậu môn thường được thực hành
phổ biến trong quan hệ tình dục đồng giới nam, nhưng cũng khá phổ biến trong
quan hệ tình dục khác giới nam – nữ. Đây là hình thức quan hệ tình dục có nguy cơ
lây truyền HIV cao nhất, vì:
Trực tràng không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Nó không thể co giãn
như âm đạo. Vì thế, nó dễ bị xước và chảy máu. Các vết xước này tạo ra đường vào
cho HIV;
Ruột già và trực tràng là một môi trường không vệ sinh. Để ngăn ngừa vi
khuẩn từ môi trường này xâm nhập vào cơ thể, ruột già và trực tràng có một lớp tế
bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm khuẩn. Các bạch cầu này đều là những tế bào
CD4, trong khi tế bào CD4 lại là loại tế bào dễ bị HIV gắn vào rồi từ đó đi khắp cơ
thể. Việc này có thể xảy ra ngay cả khi không có vết xước và chảy máu trong suốt
quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
2.4.2.2.Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo.

9


Quan hệ tình dục đường âm đạo là hình thức quan hệ tình dục nam – nữ phổ
biến nhất và cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ngay cả
khi thành âm đạo không bị tổn thương, các lỗ nhỏ li ti trên niêm mạc và chất lót của
các tế bào biểu mô cũng là “cửa mở” cho HIV từ dịch sinh dục của bạn tình nhiễm
HIV xâm nhập vào bạn tình kia. HIV cũng có thể lây nhiễm từ bạn tình nữ sang
nam qua cả niệu đạo.
2.4.2.3.Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng.
Quan hệ tình dục đường miệng hiện cũng đang thực hành cả trong trường
hợp quan hệ tình dục nam – nam, nam – nữ, nữ - nữ. Đây cũng là kiểu quan hệ tình

dục có nguy cơ lây truyền HIV nếu một trong các bạn tình nhiễm HIV, vì HIV từ
dịch sinh dục, hoặc từ máu (do các loét trong miệng...) có thể xâm nhập qua các vết
loét tương tự ở bạn tình.
Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với
hai kiểu quan hệ tình dục nêu trên, vì:
Trong miệng có một lượng nước bọt lớn. Nước bọt vốn có tính kháng khuẩn,
giúp tiêu diệt hoặc làm bất hoạt HIV trước khi nó xâm nhập vào cơ thể.
Nếu có nuốt phải các dịch nhiễm HIV (tinh dịch hay dịch âm đạo) thì a xít
mạnh trong dạ dày một người trưởng thành sẽ làm bất hoạt HIV.
2.4.3.Lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con
Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể
thai nhi. Nguy cơ lây truyền từ 5 – 10%. Sự lây truyền này xảy ra cao nhất vào 3
tháng cuối của thời kỳ mang thai. Bánh rau có một màng ngăn cách với tử cung của
người mẹ để bảo vệ thai nhi, thông thường các mầm bệnh rất khó đi qua màng ngăn
10


cách này. Vào những tháng cuối của thai kỳ, thành tử cung mỏng hơn, cơn co bóp
của tử cung mau hơn và tình trạng viêm nhiễm sẽ là các yếu tố nguy cơ lây nhiễm
HIV từ mẹ sang thai nhi.
Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào
trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá
trình đẻ). Khi người mẹ sinh con, HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các
vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh vì
quá trình lọt và xổ thai, dễ gây xây sát và tổn thương, đặc biệt là những ca có can
thiệp thủ thuật như Forcep, giác hút là các điều kiện thuận lợi. Thời gian vỡ ối kéo
dài, rau bong sớm, trẻ phơi nhiễm với máu và chất dịch trong quá trình chuyển di là
yếu đó nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Nguy cơ lây truyền trong thời kỳ
này nếu không có can thiệp điều trị dự phòng là từ 10 – 25%.

Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người
mẹ trong quá trình trẻ bú mẹ, nếu trẻ mắc các bệnh như viêm loét, nấm… làm tổn
thương niêm mạc miệng, sẽ tạo ra điều kiện để HIV từ sữa mẹ, hoặc xây xát núm
vú, bệnh lý tại vú của người mẹ lây truyền sang cho trẻ. Nguy cơ lây truyền trong
thời kỳ cho con bú tỷ lệ thuạn với thời gian cho trẻ bú. Tỷ lệ lây truyền trong thời
kỳ này là 5 – 10%.
Như vậy nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ( HIV+) cho con tính chung cả 3 thời
kỳ và không được can thiệp là 25 – 40%
Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV( ARV) và nuôi con bằng sữa thay
thế sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ ( HIV+) sang con xuống khoảng
12% hoặc 5% thậm chí là thấp hơn nữa.
2.5.Cách thức phòng tránh
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục
11


Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị
nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol)
được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.
Không để dịch sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo của bạn tình tiếp xúc trực
tiếp với da, niêm mạc của mình trong khi quan hệ tình dục.
Với những người trẻ, không quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng là cách
phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục có hiệu quả.
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
Không tiêm chích ma túy.
Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và
các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu
thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là
30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu phụ nữ nhiễm HIV đã có thai thì nên: đến cơ sở y tế để khám thai và
được tư vấn cách xử lý.
3.Thực trạng HIV trên thế giới và Việt Nam.
12


3.1.Thực trạng HIV/AIDS trên thế giới.
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Mỹ từ năm 1981, cho đến
nay loài người đã trải qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức
tạp. Tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người
nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính có 2,6 triệu
người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So sánh với năm 1999,
số người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối
năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận
Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25%
khi so sánh giữa năm 1999 và 2009.
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trong
năm 2009. Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại. Thái Lan là nước
duy nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch ở
nước này cũng có dấu hiệu chững lại. Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng
ở những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm
chích ma túy là hình thái lây truyền HIV chính) và Philippin. Hình thái lây truyền
HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người tiêm chích ma túy, người bán
dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng giới. Khoảng 90% số người
nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được cho là đã lây nhiễm từ việc quan hệ tình dục không

an toàn.
Như vậy, sau 30 năm, AIDS trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm
nhất mà loài người gặp phải. Các khu vực phải gánh chịu gánh nặng bệnh tật nhiều
nhất là Châu phi cận Sahara, châu Mỹ La tinh và vùng Caribê. Ở các nước Châu
phi cận Sahara, HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tính trên toàn
thế giới, HIV/AIDS đứng thứ 4 trong số những căn bệnh gây tử vong cao.
13


Dự tính gần 3 thập kỷ qua:
-

Tổng số nhiễm khoảng 70 triệu người, gần 30 triệu người chết vì AIDS

-

Hiện nay còn khoảng trên 40 triệu người nhiễm HIV còn sống: 17 triệu
phụ nữ nhiễm, gần 3 triệu trẻ em nhiễm, trên 14 triệu trẻ mồ côi.

-

Mỗi ngày thêm khoảng 14.000 trường hợp mới phát hiện

-

Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất là ở Châu Phi rồi tới Châu Á Thái Bình
Dương.
Nhưng từ năm 2011, một số nơi có tỉ lệ nhiễm mới HIV giảm mạnh, nhất là
các nước cận sa mạc Sahara Châu phi, khu vực từng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đồng thời có nơi tỉ lệ nhiễm mới HIV lại tăng như Australia, Đông Âu và Trung Á


-

Khoảng 80% lây qua đường tình dục, có nơi đến 94%
Tuy nhiên, năm 2011 là năm có nhiều thay đổi, lần đầu tiên khoa học cho
thấy nếu bệnh nhân được điều trị sớm, tỉ lệ nhiễm mới sẽ giảm 96%. Theo báo cáo
năm 2011 của chương trình chống HIV/AIDS của LHQ (UNAIDS), thế giới đã có
tiến bộ quan trọng về khoa học và nhiều lĩnh vực khác trong việc kiềm chế đại dịch
HIV/AIDS. Theo UNAIDS, các ca HIV phát hiện mới trên toàn thế giới giảm 21%
so với năm 1997, số người chết liên quan đến AIDS giảm 21% so với năm 2005.
Giải thích cho sự thành công này, ông Peter Ghys, người đứng đầu bộ phận dịch tễ
của UNAIDS cho rằng, một nửa số người nhiễm HIV/AIDS cần điều trị đang được
điều trị, tương đương 6,6 triệu người. Nhiều loại thuốc có chức năng giảm thiểu lây
truyền virus HIV từ mẹ sang con.
3.2.Thực trạng HIV/AIDS tại Việt Nam.

14


Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại VN được phát hiện vào tháng 12 năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng
nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện tiêm chích ma tuý tại thành phố
Hồ Chí Minh. Sau đó, dịch bắt đầu lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước.
Theo “Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS” của Bộ Y tế, tính đến 30/12/2011, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm
HIV tại hơn 77% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố. Phân
bố người nhiễm HIV theo giới: Nam giới chiếm 69%, nữ giới chiếm 31%, so sánh
cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ này giảm khoảng 2% ở nhóm nam giới và tăng gần 2% ở
nhóm nữ giới, tỷ trọng người nhiễm HIV ở nữ giới ngày càng nhiều. Phân bố người
nhiễm HIV năm 2011 vẫn tập trung ở nhóm tuổi tử 20 – 39 tuổi chiếm 82% số

người nhiễm HIV và tỷ lệ này hầu như không thay đổi nhiều trong 5 năm trở lại
đây. Trong đó, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 30 -39 tuổi đang có xu hướng
tăng, đến hết năm 201 tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm 30 – 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
với 43%. Cùng với đó, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm 40 - 49 tuổi cũng có xu hướng
tăng, mặc dù chậm hơn (11%).
Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền trong số những người
nhiễm HIV được báo cáo trong năm 2011 cho thấy lây truyền qua đường máu
chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%, tỷ lệ này có giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2010,
tiếp đến là tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục, chiếm 41,4%
trong khi tính đến cùng kỳ năm 2010 tỷ lệ này là 38,7% số người nhiễm HIV được
báo cáo, tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%, có 9,5% tỷ
lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền. Như vậy so sánh với cùng kỳ năm
2010 thì tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục tăng khoảng 3%, tuy nhiên
tỷ lệ này khác nhau ở các khu vực. Ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu vẫn là lây truyền
qua đường máu chiếm 62,7% trên tổng số HIV phát hiện ở các tinh khu vực phía
15


bắc. Trong khi đó, ở các tỉnh khu vực phía Nam lây truyền qua đường tình dục lại
chiếm tỷ lệ cao hơn với 57,8% số trường hợp phát hiện nhiễm HIV ở các tỉnh phía
nam và tập trung ở một số tỉnh/thành phố.
Kết quả giảm sát cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV được báo cáo chủ yếu tập
trung ở người nghiện chích ma túy chiếm 41%. So sánh cùng kỳ với năm 2010,
phân bố người nhiễm HIV theo nhóm nghiện chích ma túy trong năm 2011 có xu
hướng giảm xuống 3%. Tuy nhiên tỷ lệ nhóm nghiện chích ma túy vẫn chiếm gần
½ tổng số các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo. Xu hướng nhiễm HIV trong
nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma túy tại cộng đồng là 13,4%, năm 2010 tỷ lệ này là
17,24%. Tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy
vẫn rất cao như Điện Biên 45,7%, thành phố Hồ Chí Minh 39,3%. Với tỷ lệ này

cho thấy hành vi nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn rất
cao và tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm này.
Trong 4 năm trở lại đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tình dục khác giới tăng
nhanh tử 8% năm 2007 thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã là 22,5%. Xu hướng nhiễm
HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2011 có giảm (2,97%) so với năm 2010
(4,6%), tuy nhiên năm 2011 giám sát trọng điểm chỉ lấy mẫu những phụ nữ bán
dâm tại cộng đồng, thông thường tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm
đang giáo dục tại Trung tâm 05 cao hơn tại cộng đồng, do đó việc giảm tỷ lệ này
vẫn cần được theo dõi tiếp để đảm bảo tính bền vững. Một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm rất cao và tiềm ẩn nguy cơ lây truyền cao cho
người mua dâm như Hà Nội 22,5%, Lạng Sơn 17,06%, Cần Thơ 10,67%, Điện
Biên 8%.
Trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV
trong năm 2015, nữ chiếm 34,1%, nam chiếm 65,9%, lây truyền qua đường tình
16


dục chiếm 50,8%, lây truyền qua đường máu chiếm 36,1%, mẹ truyền sang con
chiếm 2,8%, không rõ chiếm 10,4%. Trong 5 năm qua, tiếp tục ghi nhận số người
nhiễm HIV/AIDS và tử vong hàng năm giảm, số trường hợp HIV dương tính phát
hiện năm 2010 từ 17.800 xuống còn gần 10.000 ca năm 2015, tử vong giảm từ
3.300 ca năm 2010 xuống khoảng 2000 ca năm 2015, số bệnh nhân AIDS từ 8900
ca năm 2010 xuống còn khoảng 6500 ca năm 2015.
Tỷ lệ phụ nữ bán dâm cho biết đã từng tiêm chích ma túy cao ở Hà Nội 15%,
Điện Biên 8,6%, các tỉnh này có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm cao
và có hành vi nguy cơ cao về tình dục không an toàn làm tiềm ẩn nguy cơ lây
truyền HIV lớn, cần có các biện pháp can thiệp phù hợp để hạn chế lây truyền HIV.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới cao ở thành
phố Hồ Chí Minh cao (14%), Hà Nội (6,7%), xu hướng nhiễm HIV trong nhóm này
tăng ở một số tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, An Giang.

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai tiếp tục có xu hướng giảm
trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này năm 2011 là 0,21%. Tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ
này vẫn đang ở cao như Điện Biên (1%), Hà Nội và Là Cai (0,63%).
Như vậy, tình hình dịch HIV/AIDS trong năm 2015 có xu hướng giảm. Đây
là năm thứ 4 liên tiếp số người nhiễm HIV mới phát hiện giảm, tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm tiếp tục được khống chế và có xu
hướng giảm, riêng nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới vẫn tiếp tục gia tăng ở
mức độ chậm hơn. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ thấp tại cộng đồng tiếp
tục giữ được ổn định và ở mức thấp. Tuy nhiên một số tỉnh như thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Thái nguyên, Phú Thọ , Nghệ An, Thanh Hóa,
Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu tình hình dịch vẫn còn diễn
biến phức tạp, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn còn ở mức cao và
17


hành vi làm lây truyền HIV trong một số nhóm còn tiềm ẩn trong các nhóm với
nhau và lây truyền ra cộng đồng. Số trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV bị nhiễm
HIV có xu hướng giảm. Xu hướng tử vong do HIV/AIDS giảm liên tiếp trong
nhiều năm qua, cho thấy hiệu quả của công tác chăm sóc, điều trị ngày càng tốt
hơn.
4.Công tác xã hội với người có HIV/AIDS.
4.1.Khái niệm Công tác xã hội với người có HIV/AIDS.
Công tác xã hội với người có HIV/AIDS là sự vận dụng các lý thuyết về
HIV/AIDS nhằm khôi phục chức năng xã hội, giải quyết các vấn đề liên quan đến
người có HIV/AIDS; can thiệp, trợ giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng người có
HIV/AIDS thỏa mãn các nhu cầu; đồng thời ngăn sự lây lan của HIV.Là khoa học
công tác xã hội nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS, người có
HIV/AIDS và những vấn đề của họ.
4.2.Mục đích
4.2.1.Mục đích căn bản-cấp độ 1 :Giúp người có HIV/AIDS

Giúp người có HIV thích ứng với những vấn đề cảm xúc đau đớn
Giúp người có HIV đạt tới mức độ thích hợp nào đó về tình cảm và hành vi.
Giúp người có HIV có cảm nghĩ tích cực, tốt về bản thân, yêu cuộc sống.
Giúp người có HIV chấp nhận các giới hạn và sức mạnh của mình, cảm thấy
yên tâm về những điều đó.
Giúp người có HIV thay đổi những hành vi có tác động tiêu cực.
Giúp người có HIV có hoạt động thoải mái, thích ứng với ngoại cảnh.
18


Tạo cơ hội tối đa cho người có HIV theo đuổi và thực hiện ước mơ.
Mục đích 2: Thỏa mãn nhu cầu của người có HIV
Xuất phát từ nhu cầu của người có HIV, dựa theo tháp nhu cầu của Malow
Mục đích 3: Mục đích đối với cộng đồng
Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ, hành vi, đối với người có HIV, gia đình
người có HIV, xây dựng cộng đồng an toàn, trách nhiệm và thân thiện.
Tác động xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp đảm bảo các điều kiện cần
thiết cho người có HIV về chính sách hỗ trợ và thực thi luật pháp.
Mục đích 4: Mục đích đối với người trợ giúp – hoạt động của công tác xã
hội:
Khẳng định vai trò, ý nghĩa, giá trị khoa học và chuyên môn nghề công tác
xã hội trong trợ giúp với thân chủ đặc biệt, người có HIV và gia đình họ, người liên
quan đến người có HIV
Góp phần hạn chế sự lây nhiễm của đại dich HIV và những ảnh hưởng tiêu
cực gây ra bởi những thất bại hay hạn chế của những phương pháp, hoạt động giải
quyết vấn đề khác.
4.3.Những hoạt động dịch vụ trợ giúp
Dịch vụ tư vấn và tham vấn:
-


Tham vấn trực tiếp
Tham vấn gián tiếp
Dịch vụ xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyên và miễn phí

Dịch vụ khám chữa bệnh:
19


-

Phòng khám ngoại trú điều trị cho người có HIV/AIDS.
Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Điều trị lao cho bệnh nhân AIDS
Điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Loại hình sinh hoạt câu lạc bộ: Câu lạc bộ đồng đẳng, câu lạc bộ bạn giúp
bạn...
Hoạt động truyền thông: Thay đổi thái độ hành vi của người có HIV, gia
đình và cộng đồng dân cư trong xã hội.
Dịch vụ hỗ trợ: Hỗ trợ về việc làm, vay vốn, trợ cấp đặc biệt...
4.4.Chăm sóc người có HIV/AIDS tại nhà.
Các nguyên tắc Chăm sóc người có HIV/AIDS tại nhà:
Tính tự nguyện: Tất cả người nhiễm HIV có quyền nhận dịch vụ chăm sóc
tại nhà khi có nhu cầu. Các nhóm chăm sóc tại nhà cần tôn trọng quyền quyết định
nhận dịch vụ chăm sóc tại nhà hay không nhận dịch vụ của những người nhiễm
HIV và gia đình họ.
Tính bảo mật: Cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà cần tuân theo Luật phòng,
chống HIV/AIDS. Thông tin về tình trạng nhiễm HIV của người bệnh cần được giữ
bí mật. Các nhân viên chăm sóc tại nhà phải ký vào bản cam kết giữ bảo mật thông
tin cho người nhiễm HIV và cung cấp dịch vụ có chất lượng khi tham gia vào nhóm

chăm sóc tại nhà. Toàn bộ hồ sơ của người nhiễm HIV cần được cất trong tủ có
khóa, chỉ những nhân viên có liên quan mới được tiếp cận hồ sơ.
Nâng cao năng lực của người nhiễm HIV và gia đình họ: Các thành viên
nhóm chăm sóc tại nhà cần hướng dẫn cách tự chăm sóc và xử trí các vấn đề liên
quan đến HIV/AIDS cho người nhiễm HIV và gia đình họ. Thành viên của nhóm
chăm sóc tại nhà cần có sự tham gia của người nhiễm HIV.
20


Lấy gia đình làm trung tâm: Các thành viên trong gia đình là người chăm sóc
và hỗ trợ tốt nhất cho người nhiễm HIV nên các nhóm chăm sóc tại nhà cần đánh
giá đầy đủ nhu cầu của họ và cung cấp các hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt chú ý đối
tượng được chăm sóc là trẻ em.
Chăm sóc có chất lượng: Các thành viên nhóm chăm sóc tại nhà có nhiệm vụ
cung cấp các dịch vụ chăm sóc tại nhà với chất lượng tốt nhất trong khả năng
nguồn lực của mình. Đồng thời không được cung cấp những dịch vụ không có
trong nhiệm vụ của mình ( như tiêm, truyền dịch cho người nhiễm tại nhà…)
4.5.Tham vấn cho người có HIV.
4.5.1.Khái niệm tham vấn cho người có HIV
Tham vấn người nhiễm HIV/AIDS là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó
nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để
thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với người nhiễm HIV hoặc gia đình họ
nhằm giúp cá nhân và gia đình người nhiễm HIV thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành
vi và sống tích cực, giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và những người xung
quanh.
4.5.2.Mục đích tham vấn cho người nhiễm HIV:
Tham vấn cho người nhiễm HIV hướng tới mục đích sau:
Giảm bớt cảm xúc tiêu cực, tăng cường sự lạc quan, phát triển niềm tin vào
cuộc sống ở người nhiễm HIV.
Tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của họ.

Nâng cao sự tự tin, có khả năng đưa ra những quyết định lành mạnh, thực
hiện các quyết định một cách hiệu quả như: ra quyết định đi xét nghiệm, quyết định
sử dụng các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm...
21


Tăng cường khả năng ứng phó với vấn đề liên quan tới HIV/AIDS: ứng phó
với sự kỳ thị, ứng phó với những cảm xúc tiêu cực để hoà nhập với cộng đồng.
Giúp cá nhân nhận thức được những hành vi có nguy cơ cao gây lây nhiễm
để bảo vệ mình và người khác xung quanh.
Giúp người thân hiểu, đồng cảm và chia sẻ, trợ giúp người nhiễm HIV trong
sinh hoạt. Lao động, học tập và ra quyết định liên quan tới cuộc sống của họ.
4.5.3.Ý nghĩa tham vấn cho người có HIV.
Thúc đẩy tiến độ điều trị HIV, trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp người
nhiễm HIV có thể sống hòa bình với tình trạng mãn tính của HIV, nâng cao nghị
lực trong quá trình bệnh tiến triển, ngay cả khi chuẩn bị ra đi họ cũng biết cách ứng
phó, xử lý các vấn đề một cách thoải mái, thanh thản.
Bên cạnh đó HIV thường đi cùng với thành kiến, kỳ thị đối với người nhiễm
HIV. Họ có cảm giác tội tỗi và sợ sự cô lập, kỳ thị của người xung quanh hơn là
bệnh tật thể chất gây bởi HIV. Hỗ trợ tâm lý xã hội giúp bệnh nhân đối phó với
những vấn đề này hiệu quả hơn và tích cực tham gia vào quá trình bàn bạc, tìm
kiếm nguồn lực và ra quyết định trong quá trình điều trị HIV.
HIV cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của cá nhân. Sự thu hẹp
quan hệ xã hội trước đây họ từng có và chỉ quanh quẩn trong nếp nhà, sự kỳ thị của
cộng đồng, gia đình khiến họ không chỉ thu hẹp quan hệ xã hội ở góc độ số lượng
mà cả chất lượng của các mối quan hệ đó. Thay vì những quan hệ thân mật, tương
tác tích cực thì giờ đây họ chỉ còn sống trong bối cảnh sự lỏng lẻo thờ ơ của gia
đình, sự xa lánh lạnh nhạt của người thân quen hay đồng nghiệp. Những cảm xúc
sợ hãi, bối rối, và phủ nhận, ở những người thân yêu, gần gũi với người có HIV
cũng căng thẳng thêm các mối quan hệ giữa người có HIV với người thân, người

xung quanh.
22


Khi mắc HIV cá nhân còn phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề xã hội khác
khiến cho tâm lý họ càng trở nên căng thẳng và khó khăn làm chủ được cuộc sống
của bản thân cũng như gia đình mình. Đó là các vấn đề như: mất việc, giảm thu
nhập, và tốn kém cho chi phí chăm sóc sức khỏe, do không có nguồn thu nhập vấn
đề nhà cửa cũng gặp khó khăn, chế độ dinh dưỡng kém và còn nhiều vấn đề hệ lụy
khác.
4.5.4.Nguyên tắc tham vấn người có HIV/AIDS.
Giữ bí mật thông tin:
-

Mọi thông tin của thân chủ/người có HIV cần được giữ kín, không

-

được tiết lộ trừ phi được người nhiễm HIV đồng ý.
Về khía cạnh pháp lý: Những tiết lộ thông tin của thân chủ mà không

-

được sự đồng ý của họ sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Về khía cạnh tâm lý: Nếu tiết lộ thông tin của thân chủ mà không có
sự chấp thuận của họ hay họ chưa sẵn sàng cho người thân được biết,
việc đó sẽ làm cho họ không tin tưởng và không hợp tác tiếp tục trong

-


quá trình trợ giúp.
Về khía cạnh xã hội: Sẽ làm tăng sự kỳ thị xa lánh của cộng đồng, xã
hội đối với họ và người thân của họ.

Lắng nghe tích cực:
-

Đây là một nguyên tắc trước tiên của hoạt động tham vấn đối với
người nhiễm HIV, ngay cả với thân chủ có HIV. Dù họ là ai, là thân
chủ hay người bị HIV do sử dụng ma túy, hay lây nhiễm qua con
đường mại dâm, họ vẫn cần được lắng nghe, đươc tôn trọng và chú ý.

Kiên nhẫn:
-

Hãy bình tĩnh, kiên trì với sự im lặng, thậm chí sự chống đối, không
muốn hợp tác ban đầu của cá nhân, gia đình trong quá trình tham vấn
23


cho người nhiễm HIV. Không hối thúc, sốt ruột nếu họ chưa sẵn sàng
chia sẻ, hãy chờ đợi cho tới khi họ sẵn sàng hợp tác.
Tôn trọng những cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ:
-

Họ có thể phê phán, đổ lỗi, quy gán và có những nhận định không hợp
lý. Hãy xem đó là những điều bình thường bởi họ đang bức xúc, họ
đang khủng hoảng với tình trạng của họ.

Không áp đặt, không phán xét hay lên án họ:

-

Trong số những người nhiễm HIV ở Việt Nam có nhiều người nghiện
ma túy hoặc tham gia vào mại dâm. Nhiễm HIV lại là hệ quả của
những hoạt động đó. Vì vậy sự định kiến thường làm ảnh hưởng tới
hành vi ứng xử đối với họ.

Không quyết thay (dành quyền tự quyết cho thân chủ):
-

Hãy để họ tự quyết định trên cơ sở trao đổi, tìm hiểu thông tin chính
xác và hợp lý được cung cấp từ nhà tham vấn và những nguồn thông
tin khác. Nhà tham vấn chỉ giúp họ đưa ra được những quyết định
đúng đắn. Việc xét nghiệm hay không xét nghiệm đó là họ quyết định,
việc nói ra với người thân là đã có HIV dương tính hay chưa nói ra,
nói với ai... đều phụ thuộc vào sự tự quyết của họ

4.5.5. Tham vấn xét nghiệm cho cá nhân có HIV.
a.Mục tiêu của tham vấn trước xét nghiệm:
-

Tham vấn đánh giá nguy cơ, xây dựng kế hoạch giảm nguy cơ, xây
dựng những kỹ năng phòng ngừa lây nhiễm:

24


+

Giới thiệu định hướng về tham vấn như thống nhất mục tiêu của tham

vấn, các thủ tục tiến hành tham vấn, giảm bớt những lo ngại của cá

+

nhân và gia đình.
Tìm hiểu xem cá nhân và gia đình đã có hiểu biết về HIV chưa và ở

+
+

mức độ nào.
Tìm hiểu tiền sử bệnh án của thân chủ
Tìm hiểu những hành vi có nguy cơ nhiễm HIV, như quan hệ tình dục
không an toàn, tình dục mại dâm, hoặc có quan hệ tình dục với người
nhiễm HIV, lịch sử sử dụng ma túy hoặc dùng chung kim tiêm khi
tiêm. Mục đích của những câu hỏi ban đầu này là để đánh giá nguy cơ
nhiễm HIV và tư vấn cho họ các cách thức để giảm thiểu hoặc tránh

+

các hành vi có nguy cơ trong tương lai.
Giải thích những vấn đề cơ bản về HIV và AIDS, bao gồm đường
truyền, phương pháp tình dục an toàn và cách để giảm thiểu nguy cơ

+

lây nhiễm.
Thảo luận về các tác động xã hội của việc xét nghiệm HIV nhằm vào

+


người được xét nghiệm.
Trao đổi những nguy cơ gây nhiễm HIV của cá nhân hay của bố mẹ

+

tới cá nhân.
Cùng cá nhân và gia đình trao đổi những cách thức phòng ngừa lây
nhiễm và họ có thể làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân

+

hay cho người khác xung quanh cá nhân.
Đánh giá nguy cơ lây nhiễm: Giúp cá nhân hay gia đình cá nhân hiểu
rõ được những nguyên nhân hay yếu tố, hành vi có thể tạo lên nguy cơ

+

lây nhiễm.
Thăm dò cảm xúc của cá nhân là giúp cá nhân giảm bớt cảm xúc
hoang mang lo sợ. Tìm hiểu xem gia đình đã nói những gì với cá nhân
trước đó. Nếu những thông tin là chưa được chính xác thì cần có sự
điều chỉnh để cá nhân hiểu đúng hơn.

25


×