Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy môn tiếng việt lớp 5 ở bậc tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.24 KB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


NGỌ THỊ HUYỀN

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỘI THOẠI
VÀO DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Ở BẬC TIỂU HỌC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. KHUẤT THỊ LAN

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Dƣơng Thị Minh Sinh - giáo viên chủ
nhiệm lớp 5C và toàn thể 35 em học sinh lớp 5C, trƣờng Tiểu học Hội Hợp B,
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu thực trạng tại trƣờng.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Khuất Thị Lan đã tận tình hƣớng dẫn
tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài song do bƣớc đầu làm quen với
công tác nghiên cứu, tiếp cận với thực tế giảng dạy cũng nhƣ hạn chế về kiến
thức và kinh nghiệm nên tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong đƣợc sự góp ý của quý Thầy, Cô để Khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Ngọ Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy môn
Tiếng Việt lớp 5 ở bậc Tiểu học” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực chƣa đƣợc công
bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Ngọ Thị Huyền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 2
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ
TÀI .................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 5

1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 9
1.2.1. Cơ sở lí thuyết ......................................................................................... 9
1.2.1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt ................................ 9
1.2.1.2. Lí thuyết hội thoại .............................................................................. 15
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 23
1.2.2.1. Dạy hội thoại để dạy học sinh cách giao tiếp bằng tiếng Việt ........... 23
1.2.2.2. Nội dung dạy hội thoại trong chƣơng trình tiếng Việt lớp 5 ............. 24
1.2.2.3. Thực trạng của dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở Tiểu học
......................................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỘI THOẠI VÀO DẠY MÔN
TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ở BẬC TIỂU HỌC ...................................................... 29
2.1. Phƣơng pháp đặc trƣng trong dạy các bài tập hội thoại cho học sinh lớp 5
– Đóng vai ....................................................................................................... 29
2.1.1. Phƣơng pháp đóng vai là gì? ................................................................. 29


2.1.2. Đặc điểm của phƣơng pháp đóng vai .................................................... 29
2.1.3. Sự khác nhau giữa phƣơng pháp đóng vai và đóng kịch. ..................... 29
2.1.4. Vai trò của phƣơng pháp đóng vai trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở bậc
Tiểu học ........................................................................................................... 30
2.1.5. Các bƣớc đóng vai................................................................................. 30
2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi sử dụng phƣơng pháp đóng
vai trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở bậc Tiểu học .............................................. 31
2.2. Quy trình dạy bài hội thoại ...................................................................... 31
2.3. Các kiểu bài tập về dạy hội thoại cho học sinh trong sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp 5 ở bậc Tiểu học ................................................................................ 33
2.3.1. Kiểu bài tập dạy tập thuyết trình, tranh luận......................................... 33
2.3.1.1. Cấu trúc của bài tập ............................................................................ 33
2.3.1.2. Một số lƣu ý khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện bài tập..................... 34
2.3.2. Kiểu bài tập dạy chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại ............. 37

2.3.2.1. Cấu trúc của bài tập ............................................................................ 37
2.3.2.2. Một số lƣu ý khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện bài tập..................... 42
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 44
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 44
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................ 44
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 44
3.3.1. Chuẩn bị bài dạy.................................................................................... 44
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 44
3.3.3. Tiến hành dạy các tiết theo giáo án đã thiết kế. .................................... 44
3.4. Kế hoạch bài dạy ...................................................................................... 44
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU KHAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thứ nhất: Trong cuộc sống, con ngƣời chúng ta không thể không giao
tiếp, chính vì thế hội thoại là hoạt động thƣờng xuyên, phổ biến của con
ngƣời. Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn. Nhiều việc đạt
kết quả hay không phụ thuộc vào kinh nghiệm tham gia hội thoại của từng
ngƣời. Trong cuốn Ngữ dụng học (GS – TS Đỗ Hữu Châu): Lời nói không
chỉ bao gồm sản phẩm của sự nói năng (văn bản) mà còn cả bao gồm các cơ
chế (sinh lí, tâm lí), những quy tắc điều khiển sự sản sinh ra các sản phẩm đó.
Và ông cũng khẳng định: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ
biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ
khác” [7, 201].
Thứ hai: Trong văn chƣơng, hội thoại cũng chiếm vị trí quan trọng. Các
nhân vật trò chuyện, trao đổi, giao tiếp với nhau tạo nên nhiều cuộc hội thoại
khác nhau trong diễn biến của cốt truyện. Các cuộc hội thoại góp phần bộc lộ

tính cách của nhân vật, bộ lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của truyện.
Thứ ba: Hội thoại có vị trí quan trọng trong đời sống cũng nhƣ trong văn
học nhƣng một thời gian dài nó không đƣợc quan tâm nghiên cứu, không
đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng; ngƣời ta cho rằng, trẻ biết nói, biết
nghe là đã biết hội thoại, là hội thoại đạt hiệu quả. Đây là quan niệm phiến
diện. Việc đƣa hội thoại vào trong giảng dạy tạo ra những thay đổi quan trọng
trong nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp dạy tiếng Việt và cả dạy ngoại ngữ. Nó
sẽ giúp học sinh giao tiếp linh hoạt, sinh động và hiệu quả hơn.
Thứ tư: Nghiên cứu về hội thoại nói chung sẽ giúp ta có một cái nhìn
mới hơn, đầy đủ hơn về cuộc thoại, về nhân vật giao tiếp. Từ đó, hoạt động
giao tiếp của con ngƣời sẽ dễ dàng đạt hiệu quả hơn. Hội thoại có vị trí quan
trọng nhƣ thế nên ngay từ nhỏ, học sinh cần tham gia vào các cuộc hội thoại

1


và hiểu biết thêm về hội thoại.Tuy nhiên, trong thực tế, học sinh ít đƣợc rèn
luyện về kĩ năng hội thoại. Ở một số trƣờng cũng đã quan tâm và đƣa hội
thoại vào giảng dạy nhƣ một trong những mục tiêu chính của môn học.
Thứ năm: Trong chƣơng trình môn tiếng Việt ở tiểu học năm 2000 đặt ra
mục tiêu: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(đọc, nói, nghe, viết) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa
tuổi”. Cũng chính từ mục tiêu này mà nội dung dạy tiếng Việt ở Tiểu học đã
chú trọng đến dạy phát triển lời nói cho học sinh thông qua nội dung dạy hội
thoại. Lần đầu tiên, chƣơng trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học đƣa hội thoại
thành nội dung học tập. Các chƣơng trình này quy định các kĩ năng cần rèn
luyện trong phần nội dung chƣơng trình và mức độ cần đạt đƣợc trong phần
chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Mặc dù hội thoại đã đƣợc đƣa thành nội dung học tập trong môn Tiếng
Việt ở Tiểu học và đƣợc dạy thử nghiệm rồi dạy chính thức ở các lớp học,

nhƣng hiểu biết của giáo viên về hội thoại còn sơ lƣợc nên còn rất khó khăn
khi dạy hội thoại cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở bậc Tiểu học”
với hi vọng tìm hiểu rõ hơn về hội thoại và các bài tập mà sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 5 đƣa ra về dạy hội thoại, qua đó rút ra một số lƣu ý trong
phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp với từng dạng bài học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Với đề tài “Vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy môn Tiếng Việt lớp 5
ở bậc Tiểu học”, ngƣời viết mong muốn đạt đƣợc những mục đích sau:
Tìm hiểu nội dung dạy hội thoại và việc dạy hội thoại trong môn Tiếng
Việt ở lớp 5.

2


Đề xuất một số biện pháp vận dụng kiến thức về hội thoại nhằm nâng
cao chất lƣợng dạy nội dung hội thoại ở bậc Tiểu học.
2.2. Nhiệm vụ
Tiến hành nghiên cứu đề tài “Vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy môn
Tiếng Việt lớp 5 ở bậc Tiểu học” chúng tôi xác định những nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
Nắm đƣợc đầy đủ, chính xác và có hệ thống những kiến thức lí thuyết về
giao tiếp, hội thoại, các phƣơng châm hội thoại của Grice.
Từ đó chúng tôi đi vào tìm hiểu nội dung dạy hội thoại trong môn Tiếng
Việt lớp 5.
Tìm hiểu thực trạng dạy hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở Trƣờng
Tiểu học Hội Hợp B, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng của việc vận dụng lí thuyết hội

thoại vào dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở bậc Tiểu học.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng trong việc
vận dụng lí thuyết hội thoại vào dạy môn Tiếng Việt.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài “Vận dụng lí thuyết về hội thoại vào dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở
bậc Tiểu học” là một đề tài mới và khá phức tạp. Ở đây chúng tôi không có
tham vọng đi sâu vào tất cả các vấn đề có liên quan đến dạy hội thoại cũng
nhƣ tìm hiểu tất cả những vấn đề của chúng. Khóa luận này dựa trên kiến thức
lý thuyết đã cung cấp, chúng tôi hi vọng sẽ giúp giáo viên dạy khối lớp 5
thêm hiểu biết về hội thoại nói chung, phƣơng pháp dạy hội thoại nói riêng, từ
đó có cách dạy cho phù hợp với đối tƣợng học sinh của mình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
4.2. Phƣơng pháp điều tra.

3


4.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2: Vận dụng lí thuyết hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở
bậc Tiểu học.
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

4


NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Các phƣơng châm hội thoại là nội dung cơ bản trong nguyên tắc cộng tác
(Cooperative) của Grice. Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng và cốt yếu của
hội thoại. Những phác thảo đầu tiên của nguyên tắc cộng tác đƣợc Grice nêu
ra trong các bài giảng của mình ở trƣờng đại học Havard năm 1967. Đến năm
1975 nó đƣợc xuất bản trong một tác phẩm tuy ngắn nhƣng có tiếng vang rất
rộng trong giới ngôn ngữ học, với nhan đề “Logic và hội thoại” (Logic anh
Conversation). Từ năm 1978 đến 1981, Grice thuyết minh và bổ sung thêm
cho nguyên tắc của mình trong một số bài báo. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
của Grice bao gồm 4 phạm trù, đó là phạm trù về chất, phạm trù về lƣợng,
phạm trù quan hệ và phạm trù cách thức. Theo tinh thần các phạm trù của nhà
triết học Kant. Mỗi phạm trù đó tƣơng ứng với một “tiểu nguyên tắc” mà
Grice sẽ gọi là phƣơng châm (maxim), mỗi phƣơng châm gồm một số tiểu
phƣơng châm.
Lịch sử nghiên cứu về hội thoại nói chung và các quy tắc hội thoại nói
riêng đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm nhƣng việc vận
dụng lí thuyết của hội thoại vào trong chƣơng trình dạy học môn Tiếng Việt
lớp 5 ở bậc Tiểu học lại là đề tài khá mới, chƣa có nhiều công trình và các đề
tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Sau đây tôi xin chỉ ra một số bài nghiên
cứu có đề cập đến nội dung về các phƣơng châm hội thoại:
 Tác giả Đỗ Hữu Châu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân
ngành ngôn ngữ học này. Trƣớc tiên phải kể đến Ngữ dụng học một công
trình nghiên cứu trong bộ sách “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với
Bùi Minh Toán) của ông. Quyển “Cơ sở ngữ dụng học”, tập I đƣợc xuất bản

5



cùng năm. Sau đó, “Giáo trình ngữ dụng học” viết chung với Đỗ Việt Hùng.
Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình đã
nêu một cách đầy đủ, rõ ràng, chi tiết về lý thuyết hội thoại. Ông đã trình bày
về sự vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời, các quy tắc hội thoại,
thƣơng lƣợng hội thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, kết luận về cấu
trúc hội thoại, tính thống nhất của hội thoại trong chƣơng V cuốn “Đại cương
ngôn ngữ học”, tập Ngữ dụng học. Đặc biệt trong đó ông đề cập đến nguyên
tắc cộng tác của Grice.
 Nguyễn Đức Dân cũng đã có công trình nghiên cứu về “Ngữ dụng
học”. Công trình nghiên cứu này cung cấp cho độc giả những kiến thức ngữ
dụng cơ bản cùng những kiến giải và thí dụ minh họa sâu sắc, dễ hiểu. Theo
Nguyễn Đức Dân, có hai quy tắc hội thoại chính: nguyên lý cộng tác và
nguyên lý tế nhị. Nguyên lý cộng tác và nguyên lý tế nhị đƣợc Nguyễn Đức
Dân giới thiệu khá đầy đủ qua nguyên tắc cộng tác của Grice.
 Trong Tạp chí ngôn ngữ số 6 (1969) năm 2003, tác giả Đào Nguyên
Phúc với bài viết “Biểu thức rào đón trong hành vi ngôn ngữ xin phép tiếng
Việt trên cơ sở lý thuyết về phương châm hội thoại của P. Grice”. Bài viết đề
cập đến các phƣơng châm hội thoại của Grice trong hành vi ngôn ngữ xin
phép nhìn nhận ở việc sử dụng những biểu thức rào đón.
 Nhìn từ góc độ Dụng học, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong “Dụng
học Việt ngữ” dành một mục nói về “Những lời rào đón trong giao tiếp”.
Theo tác giả “Lời rào đón các phương châm của Grice giống như bằng
chứng cho phép nó vi phạm một nguyên tắc nào đó và là tín hiệu để người
nghe hạn chế cách giải thích của mình”.
 Tạp chí Ngôn ngữ số 1/1988, Hoàng Tuệ nhận định: “Những từ ngữ
có chức năng rào đón được xem là phương tiện từ vựng biểu thị tình thái”.

6



 Tác giả Cao Xuân Hạo trong “Tiếng Việt sơ khảo ngữ pháp chức
năng” (2007) nhận định rằng: “Tình thái của câu có thể được biểu thị bằng
khời ngữ như: có lẽ, tất nhiên …”.
Về phƣơng diện này, Đỗ Hữu Châu nhận xét: “Việc gộp các yếu tố rào
đón vào phạm trù tình thái xóa mờ ranh giới chức năng đậm màu sắc văn hóa
dân tộc riêng của từng ngôn ngữ”.
 Tác giả Vũ Thị Nga với bài viết “Một số chiến lược rào đón trong
hội thoại của người Việt” trên Tạp chí ngôn ngữ số 3 (190) năm 2005. Bài
viết chỉ ra những nội dung cơ bản về những hành động ngôn ngữ rào đón nhìn
từ góc độ các phƣơng châm hội thoại của Grice. Tác giả phân tích sâu sắc ở
phƣơng diện rào đón trong hội thoại.
 Tác giả Khuất Thị Lan với bài viết “Hành vi ngôn ngữ rào đón
phương châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao” đăng
trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 8 (178) năm 2010. Bài viết đi sâu phân
tích một cách kĩ lƣỡng về hành vi ngôn ngữ rào đón trong phƣơng châm về
chất ở phạm vi một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu liên quan đến lý thuyết hội thoại
thì vấn đề dạy học hội thoại cho học sinh cấp Tiểu học cũng nhận đƣợc sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu nhƣ:
 Tác giả Nguyễn Trí, Lê Phƣơng Nga với công trình “Phương pháp
Dạy học hội thoại ở Tiểu học”. Hay tác giả Nguyễn Trí và Phan Phƣơng
Dung với công trình Dạy hội thoại cho học sinh tiểu học, tài liệu đào tạo giáo
viên Tiểu học đƣợc tiến hành nghiên cứu trong Dự án phát triển giáo viên tiểu
học. Nguyễn Trí với công trình đã đƣợc in thành sách vào năm 2010 “Một số
vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học”. Trong cuốn
sách này có một chƣơng đề cập đến dạy học hội thoại. Trong công trình này
đã có hai phần đề cập đến vấn đề giao tiếp trong cấp tiểu học. Phần I: Chƣơng

7



trình môn Tiếng Việt ở tiểu học viết theo quan điểm giao tiếp. Phần II: Một số
điểm cần lƣu ý về phƣơng pháp dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo
quan điểm giao tiếp.
 Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Xuân Yến với các bài viết đã đƣợc đăng
trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề dạy hội
thoại ở cấp Tiểu học. Tiêu biểu nhƣ: Xây dựng bài tập dạy học hội thoại cho
học sinh đầu cấp Tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp đƣợc in trên tạp chí Giáo
dục, Số 103/2004 và Quy trình tổ chức thực hành các bài tập giao tiếp trong
dạy học hội thoại cho học sinh Tiểu học, số 111/2005.
 Tác giả Chu Thị Thủy An, có bài Phát triển kĩ năng hội thoại cho
học sinh Tiểu học thông qua phân môn Tập làm văn đƣợc in trên Tạp chí Dạy
và học ngày nay, số 2/2011. Tác giả Trịnh Thị Nga, Phát triển kỹ năng hội
thoại cho học sinh Tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Vinh 2004.
Nhƣ vậy có thể thấy các phƣơng châm hội thoại của Grice đã đƣợc đề
cập đến trong các công trình nghiên cứu cũng nhƣ trong một số bài viết nhƣng
chƣa có bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề dạy hội thoại trong
môn Tiếng Việt lớp 5 ở bậc Tiểu học. Kế thừa và tiếp thu kết quả của các tác
giả đi trƣớc, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Vận dụng lí thuyết hội thoại vào
dạy môn Tiếng Việt lớp 5 ở bậc Tiểu học” để từ đó hi vọng sẽ giúp cho bạn
đọc nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng quan hơn về
hội thoại cũng nhƣ các phƣơng châm hội thoại của Grice, từ đó giáo viên có
cách hƣớng dẫn học sinh học hiệu quả hơn trong các bài tập có liên quan tới lí
thuyết về hội thoại.

8


1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Cơ sở lí thuyết

1.2.1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt
1) Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là hành động tiếp xúc giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã
hội thông qua một phƣơng tiện nhất định, trong đó ngôn ngữ là phƣơng tiện
quan trọng nhất. Giao tiếp ngôn ngữ có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết,
tuy nhiên dạng nói là phổ biến và chủ yếu. Hay nói cách khác giao tiếp là hoạt
động trong đó các cá nhân sử dụng một loại phƣơng tiện để trao đổi với nhau
về nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ nhất định trong một hoàn cảnh giao
tiếp nhất định để đạt đƣợc một mục đích giao tiếp nhất định.
Và nhờ giao tiếp con ngƣời mới có thể thiết lập đƣợc các mối quan hệ xã
hội. Nhờ các mối quan hệ xã hội này mà con ngƣời mới có thể xây dựng đƣợc
các quan hệ liên cá nhân và ứng xử đƣợc với nhau.
2) Hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt
Hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt là hoạt động mà ngƣời nói dùng
tiếng Việt để truyền đạt cho ngƣời nghe những hiểu biết, tƣ tƣởng, tình cảm,
thái độ của mình về một thực tế khách quan nào đó, để ngƣời nghe có hành
động với thực tế nhƣ ngƣời nói mong muốn. Hoạt động giao tiếp đƣợc thực
hiện khi các nhân vật trực tiếp hoạt động trao đổi thông tin. Để tiến hành hoạt
động giao tiếp trƣớc hết ngƣời nghe phải có hiểu biết, tƣ tƣởng, tình cảm, thái
độ về hiện thực nhƣ ngƣời nói để từ đó ngƣời nghe có hành động, ý định với
hiện thực nhƣ ngƣời nói mong muốn.
Hoạt động giao tiếp là hoạt động thƣờng xuyên, phổ biến giữa ngƣời
với ngƣời trong cộng đồng ngôn ngữ. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ thì ngƣời
nói có thể sử dụng nhiều yếu tố ngôn ngữ để thực hiện chức năng giao tiếp.

9


Giao tiếp có chức năng thông tin và tạo lập quan hệ trong đó truyền đạt là
chức năng cơ bản.

3) Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt
Trong hoạt động giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi các nhân tố có liên quan
tham gia vào. Các nhân tố giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng là: Có mặt
trong giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn cả về hình
thức cũng nhƣ nội dung. Mỗi một nhân tố có một vai trò, ảnh hƣởng và vị trí
nhất định đến cuộc giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt gồm năm
nhân tố sau:
1/ Nhân vật giao tiếp
Về nhân vật giao tiếp,Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa nhƣ sau: “Nhân vật
giao tiếp là người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn
ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là
những tương tác bằng ngôn ngữ”[7, 15].
Nhân vật giao tiếp là nhân tố vô cùng quan trọng trong một cuộc giao
tiếp.Đó là những ngƣời trực tiếp tham gia vào cuộc giao tiếp, bao gồm vai nói
và vai nghe.Vai nói và vai nghe thƣờng xuyên đổi vai, luân phiên với nhau
trong một cuộc giao tiếp.
Ngƣời nói (vai nói, viết) là ngƣời phát tin. Quá trình ngƣời nói nói ra gọi
là quá trình phát tin (truyền đạt thông tin). Trong hoạt động giao tiếp ngƣời
nói luôn luôn chỉ là một.
Ngƣời nghe (vai nghe, đọc) là ngƣời nhận tin. Quá trình nghe đƣợc gọi
là quá trình nhận tin (lĩnh hội thông tin). Trong quá trình giao tiếp ngƣời nghe
có thể là một hoặc lớn hơn một.
Ngƣời nói và ngƣời nghe là những ngƣời có đặc điểm xã hội lịch sử cụ
thể đó là những con ngƣời mang những đặc điểm về giới tính, lứa tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, vốn sống, vốn văn hóa, vốn ngôn ngữ và những đặc

10


điểm về mặt tâm sinh lí khác nhau. Tất cả những đặc điểm này đều có ảnh

hƣởng đến quá trình giao tiếp.
Trong các hoạt động giao tiếp, ngƣời nói, ngƣời nghe bị ràng buộc lẫn
nhau, tác động qua lại với nhau về tất cả các mặt nhƣng chủ yếu là mặt ngôn
ngữ. Bằng ngôn ngữ họ làm thay đổi tƣ tƣởng, nhận thức, tình cảm, thái độ
của nhau.Thông qua giao tiếp, khoảng cách giữa các nhân vật tham gia giao
tiếp sẽ đƣợc rút ngắn lại và tạo ra mối quan hệ hòa hợp. Ngƣời nói và ngƣời
nghe là những ngƣời nắm đƣợc các quy tắc giao tiếp cụ thể là các quy tắc về
mặt phát ngôn và nhận ngôn.
Ví dụ 1:
Trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hƣơng :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Xét ví dụ trên ta có thể thấy, nhân vật giao tiếp bao gồm ngƣời nói (vai
nói) chính là nhà thơ. Hay nói cách khác nhà thơ đã hóa thân vào hình ảnh
những chiếc bánh trôi nƣớc để giao tiếp, bộc bạch với ngƣời nghe (vai nghe)
hay chính là ngƣời đọc về thân phận của mình nói riêng và của ngƣời phụ nữ
trong xã hội phong kiến nói chung.
2/ Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp chính là đối tƣợng giao tiếp hay còn gọi là hiện thực
đƣợc nói tới. Nó chính là nội dung, đề tài mà cả ngƣời nói và ngƣời nghe
cùng hƣớng tới và cùng quan tâm. Nói về vấn đề này, Đỗ Hữu Châu đã nêu :
“Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp dùng diễn ngôn của mình để “nói” về
một cái gì đó. Cái được nói tới là hiện thực – đề tài của diễn ngôn” [7, 19].

11


Hiện thực này bao gồm cả sự việc, sự kiện, tâm trạng, tình cảm của con

ngƣời. Nó là nhân tố khá đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực của đời
sống con ngƣời.
Hiện thực đƣợc nói tới là điểm khởi phát của giao tiếp, có nó mới có
giao tiếp. Hiện thực đƣợc nói tới bao gồm toàn bộ sự vật, hiện tƣợng trong
thực tế khách quan, kể cả tâm trạng, tình cảm của ngƣời nói và bản thân
những dấu hiệu ngôn ngữ mà diễn ngôn thể hiện. Hiện thực đƣợc nói tới còn
là nơi quy tụ cuối cùng và là thƣớc đo hiệu quả của giao tiếp. Đồng thời nó
cũng là cái ràng buộc ngƣời nói và ngƣời nghe vào cuộc giao tiếp và tạo nên
diện mạo của giao tiếp.
Ví dụ 2:
Cũng trong bài thơ “Bánh trôi nước”, thông qua hình tƣợng “Bánh trôi
nước” tác giả muốn bộc bạch với mọi ngƣời về thân phận chìm nổi của ngƣời
phụ nữ nói chung và tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất trong
sáng của phụ nữ và bản thân mình.
3/ Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là nơi chốn (không gian), thời gian và những đặc
điểm của hoạt động giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp là một nhân tố cơ bản và
có tác động quan trọng đến nội dung thông tin trong cuộc giao tiếp. Đây là
những điều kiện về mặt không gian, thời gian diễn ra cuộc giao tiếp, đồng
thời cũng là một nhân tố rất phức tạp ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc giao tiếp.
Ví dụ 3:
Ta có đoạn thoại sau :
- Thanh ơi 7 giờ rồi đấy ! Dậy đi học đi !
- Hôm nay em được nghỉ học mà.

12


Khảo sát ví dụ trên ta có thể thấy hoàn cảnh giao tiếp là ở phòng ngủ
trong gia đình và đã 7 giờ sáng.

Hoàn cảnh giao tiếp có thể chia làm hai loại là hoàn cảnh giao tiếp rộng
và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
Hoàn cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp): bao gồm
toàn bộ những hiểu biết của nhân vật giao tiếp về thời gian, về phong tục, tập
quán, văn hóa, chính trị, xã hội, lịch sử, khoa học, tự nhiên,… của một cộng
đồng hay một quốc gia.
Hoàn cảnh giao tiếp rộng đƣợc những ngƣời giao tiếp nhận thức và biến
nó thành “tiền giả định bách khoa” làm nên phông hiểu biết chung cho hoạt
động giao tiếp. Những hiểu biết này tồn tại giữa ngƣời nói và ngƣời nghe
trong một cuộc giao tiếp.
Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (ngữ huống, thoại trường): chính là không gian
cụ thể diễn ra cuộc giao tiếp. Theo nhƣ Đỗ Hữu Châu thì: “Một cuộc giao tiếp
phải diễn ra trong một không gian cụ thể. Thoại trường được hiểu là cái
không – thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra” [7, 24]. Nó chính là môi
trƣờng giao tiếp cụ thể nhƣ giảng đƣờng, lớp học, nhà trƣờng, chùa chiền, chợ
búa, quán xá,… hoàn cảnh hẹp nhất là ngữ cảnh. Ngữ cảnh bao gồm những
yếu tố ngôn ngữ đi trƣớc và đi sau yếu tố đang đƣợc xét.
Ví dụ 4:
Trong bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hƣơng: Hoàn cảnh giao tiếp
rộng đó chính là nằm trong xã hội phong kiến Việt Nam – chế độ nam tôn, nữ
ti, nam quyền độc tôn, ngƣời phụ nữ phải phó thác cuộc đời cho xã hội, cho
nam giới. Xã hội bất công, trong xã hội ấy ngƣời phụ nữ không có chút quyền
hạng gì, địa vị gì trong gia đình và trong xã hội.

13


Tƣơng tự nhƣ vậy, ta có thể thấy cuộc giao tiếp giữa Hồ Xuân Hƣơng
với ngƣời nghe (ngƣời đọc) có thể diễn ra ở những không gian cụ thể nhƣ:
Trong bếp (khi nhà thơ làm bánh hoặc nhìn ngƣời khác làm bánh và đã có

những suy ngẫm về cuộc đời, thân phận của ngƣời phụ nữ), trong thƣ phòng
hoặc nơi nữ sĩ sáng tác thơ,… trong thời gian cụ thể.
4/ Mục đích giao tiếp
Mục đích giao tiếp là đích mà các nhân vật giao tiếp hƣớng tới của một
cuộc giao tiếp. Có nhiều đích khác nhau trong giao tiếp. Thông thƣờng thì
ngƣời ta hƣớng tới ba mục đích là truyền cảm, hành động và thuyết phục.Ba
đích này tồn tạo song song nhƣng không đồng đều. Có những lời nói tác động
đến nhận thức là chủ yếu, có những lời nói tác động đến hành động là chủ
yếu.
Chúng ta cũng xét ví dụ 5:
Trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hƣơng, ở đây khi miêu tả
về những chiếc bánh trôi nƣớc nhà thơ không chỉ ngợi ca vẻ đẹp, phẩm giá
cao quý, đức hạnh thủy chung của ngƣời phụ nữ mà còn là tiếng nói phê phán
xã hội phong kiến Việt Nam thối nát, đã không cho ngƣời phụ nữ đƣợc hƣởng
hạnh phúc trọn vẹn.
5/ Phƣơng tiện giao tiếp
Phƣơng tiện giao tiếp trong hoạt động ngôn ngữ chính là ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp đặc biệt, tiêu biểu nhấtcủa con ngƣời.
Ngôn ngữ là nhân tố bao gồm âm thanh, giọng điệu, âm sắc, từ ngữ, câu chữ
các biện pháp nghệ thuật và các kênh thông tin.
Ví dụ 6:
Để thể hiện nội dung giao tiếp trong bài thơ “Bánh trôi nước” tác giả sử
dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ nhƣ: Các từ “trăng”, “tròn” (nói về vẻ đẹp

14


của ngƣời phụ nữ) ; Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” (nói về sự chìm nổi); “tấm
lòng son”: phẩm chất cao đẹp bên trong, đồng thời liên hệ với cuộc đời của
tác giả – một ngƣời phụ nữ tài hoa nhƣng lận đận về đƣờng tình duyên để

hiểu và cảm nhận bài thơ.
Nhƣ vậy, ngôn ngữ chính là công cụ để giao tiếp đồng thời cũng là sản
phẩm của quá trình giao tiếp.
1.2.1.2. Lí thuyết hội thoại
1) Khái niệm
Hội thoại đƣợc hiểu là việc sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp. Đó là một
hoạt động thƣờng xuyên phổ biến giữa ngƣời với ngƣời, xảy ra trong xã hội
loài ngƣời. Đây là hoạt động mà ngƣời nói dùng ngôn ngữ để tƣơng tác nhằm
trao đổi một vấn đề hoặc một thông tin nào đó tới ngƣời nghe.
“Hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời (ở dạng nói hay viết) tối thiểu giữa
hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt đích đó đặt ra” (Nguyễn Trí,Một số vấn
đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục 2008)
Theo Đỗ Hữu Châu : “Hột thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên,
phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn
ngữ khác ” [7,201].
Ví dụ 7:
Đoạn truyện sau trong câu chuyện “Chuỗi ngọc Lam” (Tiếng Việt 5, tập
I) là một cuộc hội thoại:
Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của
Pi-e, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngửng đầu lên:
- Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?
Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:
- Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!

15


Pi - e ngạc nhiên:
- Ai sai cháu đi mua?
- Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô - en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ

cháu mất.
- Cháu có bao nhiêu tiền?
Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu:
- Cháu đã đập con lợn đất đấy!
Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền,
anh vừa hỏi:
- Cháu tên gì?
- Cháu là Gioan
Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:
- Đừng đánh rơi nhé!
Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đau biết chuỗi ngọc này Pi-e
dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã
cướp mất người anh yêu quý.
Cuộc hội thoại này có những đặc điểm chính:
- Nhân vật tham gia hội thoại: Gioan (cô bé mồ côi, ngƣời mua hàng)
và Pi-e (chủ cửa hàng, ngƣời bán hàng).
- Nội dung chính của cuộc thoại: là cuộc trao đổi, thoả thuận xung quanh
việc mua, bán chuỗi ngọc lam.
- Hoàn cảnh của cuộc thoại: Buổi chiều mùa đông trong cửa hàng bán
đồ trang sức, xắp đến ngày lễ Nô-en.
- Mục đích của cuộc hội thoại: Gioan muốn tìm mua một kỉ vật để tặng
ngƣời chị nhân ngày lễ Nô-en. Pi-e muốn bán đƣợc hàng. Kết thúc cuộc thoại
cả hai nhân vật đều đạt đƣợc đích đặt ra.

16


- Diễn biến cuộc thoại: Pi-e từ ngạc nhiên đã chuyển sang ƣng thuận bán
cho bé Gioan chuỗi ngọc lam với giá là tất cả số xu em có đƣợc do đập con
lợn đất. Còn Gioan ra về trong niềm sung sƣớng vì nhận đƣợc món quà lƣu

niệm để tặng chị.
2) Các quy tắc hội thoại
Hội thoại là một hoạt động giao tiếp cơ bản của xã hội loài ngƣời, là một
hoạt động có đích. Trong giao tiếp hội thoại, ngƣời nói (A) và ngƣời nghe (B)
sẽ tiến hành cuộc hội thoại theo quy tắc nhất định. Ngƣời nói (A) sẽ mở thoại,
nói một vấn đề gì đó. Ngƣời nghe (B) sẽ hƣởng ứng, trả lời…Lúc này, ngƣời
nghe (B) sẽ nói và ngƣời nói (A) sẽ nghe. Có ba quy tắc hết sức quan trọng
quyết định đến chất lƣợng (sự thành công hay thất bại) của một cuộc hội
thoại. Đó là:
+ Quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời.
+ Quy tắc điều hành nội dung hội thoạị.
+ Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân (phép lịch sự).
- Có thể nói, ba quy tắc này có tác dụng kiểm soát, điều phối để mọi
cuộc hội thoại đạt đƣợc đích nhƣ mong muốn.
1/ Quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời
Thực chất đây là quy tắc điều phối, luân chuyển vai nói và vai nghe
trong cuộc hội thoại. Về mặt lí thuyết, khi tham gia hội thoại, chúng ta cần
tuân thủ quy tắc này. Bởi vì, đằng sau sự liên hoà phối là quy tắc luân phiên
lƣợt lời. Phải liên hoà phối là để cho quy tắc luân phiên lƣợt lời vận hành
đƣợc tốt. Quy tắc luân phiên lƣợt lời có vận hành tốt thì cuộc hội thoại mới
đƣợc phát triển.
2/ Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
“Nội dung của diễn ngôn, của hội thoại không chỉ gồm nội dung miêu tả,
nội dung thông tin mà còn gồm những nội dung liên cá nhân, nội dung ngữ

17


dụng cho nên các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại điều hành cả nội
dung miêu tả và nội dung liên cá nhân, ngữ dụng của nó” [7. 229].

- Nếu nhƣ quy tắc luân phiên lƣợt lời có mục đích phục vụ cho sự phát
triển của hội thoại thì quy tắc điều hành nội dung hội thoại lại có đích giúp
hội thoại đi đúng hƣớng.
- Quy tắc điều hành nội dung hội thoại có 2 nguyên tắc đƣợc nêu ra trong
quy tắc điều hành nội dung hội thoại. Đó là:
+ Nguyên tắc cộng tác (của Grice).
+ Nguyên tắc quan yếu (của Wilison và Sperber).
3/ Quy tắc chi phối quan hệ cá nhân và phép lịch sự
Có thể nói quy tắc lịch sự chi phối giữa thể diện của ngƣời nói và ngƣời
nghe trong hội thoại.
Phép lịch sự là hệ thống những phƣơng thức mà ngƣời nói đƣa vào hoạt
động giao tiếp nhằm điều hòa và gia tăng giá trị cho đối tác của mình.
Lịch sự là hiện tƣợng có tính phổ quát đối với mọi xã hội trong mọi lĩnh
vực tƣơng tác. Trong hội thoại, một mặt ngƣời nói phải tự làm nổi mình lên;
mặt khác lại phải tôn trọng lãnh địa của ngƣời nhƣng cũng phải làm sao cho
lãnh địa của mình không bị xâm phạm.
3) Nguyên tắc cộng tác của Grice
Nằm trong quy tắc “điều hành nội dung hội thoại” các nguyên tắc hội
thoại của Grice thuộc nguyên tắc cộng tác. Nguyên tắc cộng tác (Cooperative
Principle) là một nguyên tắc quan trọng của hội thoại.
Nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice đƣợc khái quát nhƣ sau : “Hãy
làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại – HĐC) đúng như nó
được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại – HĐC) mà nó xuất hiện phù
hợp với đích hay phương hướng của cuộc hôi thoại mà anh chị đã chấp nhận
tham gia vào.” [7, 229]

18


Nguyên tắc này bao trùm bốn phạm trù mà Grice gọi là phạm trù lƣợng,

phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức. Và tƣơng ứng với mối
phạm trù nó là phƣơng châm hội thoại. Có bốn phƣơng châm hội thoại của
đƣợc Grice đề cập đến. Đó là : Phƣơng châm về lƣợng, phƣơng châm về chất,
phƣơng châm quan hệ, phƣơng châm cách thức.
Cụ thể về từng phƣơng châm đƣợc Grice phát biểu nhƣ sau :
1/ Phƣơng châm về lƣợng
a) Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị có lượng tin đúng như đòi
hòi (của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại).
b) Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.
[7, 230].
Ví dụ 8:
- Quê bạn ở đâu ?
- Tớ ở Hiệp Hòa, Bắc Giang.
Đây là hiện tƣợng nói năng tuân thủ phƣơng châm về lƣợng, đồng thời
cũng tuân thủ phƣơng châm về chất. Ngƣời nói ở đây đã đƣa ra một lƣợng tin
hỏi (hỏi địa chỉ quê của ngƣời nghe), còn ngƣời nghe thì cũng đƣa ra đúng
một lƣợng tin trả lời (về địa chỉ quê của mình). Về mặt lí thuyết, khi tham gia
giao tiếp và hội thoại ngƣời nói thƣờng tuân thủ phƣơng châm về lƣợng nhƣ
thế này.
- Mặc dù vậy, trong thực tế giao tiếp, chúng ta lại gặp không ít những
trƣờng hợp ngƣời nói đã vô tình hoặc hữu ý vi phạm phƣơng châm.
Ví dụ 9:
- Mày đang ở đâu? Về nhà ngay!
- Con ở trong nhà cậu Mạnh. Con chơi thêm một chút nữa, sau con còn
phải về qua nhà bà ngoại nữa mẹ à.

19


Với câu hỏi trên, ngƣời nghe chỉ cần đƣa ra một lƣợng tin “Con ở trong

nhà cậu Mạnh” là đủ. Nhƣng ở đây, ngƣời nói lại bồi thêm 2 lƣợng tin thừa
(Con chơi thêm một chút nữa, sau con còn phải về qua nhà bà ngoại nữa mẹ
à.). Đây là trƣờng hợp vô tình vi phạm phƣơng châm về lƣợng. Hiện tƣợng
nhƣ thế này chúng ta gặp thƣờng xuyên trong giao tiếp.
- Trong giao tiếp, muốn tạo ra hàm ý ngƣời ta có thể cố tình vi phạm
phƣơng châm về lƣợng.
- Nói về hiện tƣợng tôn trọng hay vi phạm phƣơng châm về lƣợng, đã có
những thành ngữ khuyên ngƣời nói tôn trọng phƣơng châm nhƣ: hỏi sao nói
vậy/ biết thì thưa thớt, ko biết dựa cột mà nghe… hay phê phán việc vi phạm
phƣơng châm: đừng cầm đèn chạy trước ôtô/ trăm voi không được bát nước
sáo…
2/ Phƣơng châm về chất
a) Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng.
b) Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực. [7, 230].
Ví dụ 10:
- Quê bạn ở đâu ?
- Tớ ở Hiệp Hòa, Bắc Giang.
Ví dụ 11:
- Nguyên có thấy anh Quang đẹp trai không ?
- Tớ thấy anh ấy không đẹp trai.
Đây là hiện tƣợng giao tiếp tuân thủ phƣơng châm về chất. Về mặt lí
thuyết, khi tham gia hội thoại ngƣời nói phải tuân thủ phƣơng châm. Tuy
nhiên, trong thực tế giao tiếp chúng ta lại thấy, không phải lúc nào ngƣời nói
cũng tuân thủ phƣơng châm mà nhiều khi vô tình hoặc hữu ý ngƣời nói đã vi
phạm phƣơng châm.

20



×