Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.72 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
CÂU GHÉP THEO QUAN ĐIỂM
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tôi đã
nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo, nhiều thầy
giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Thanh Huyền đã
tận tình chu đáo hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành
khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo ở khoa Giáo dục Tiểu học
và các thầy giáo, cô giáo ở phòng Nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2 đã tạo thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gằng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế cũng nhƣ hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể


tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi rất
mong đƣợc sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thúy Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là kết quả nghiên cứu
của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ bảo của TS. Hoàng Thị Thanh Huyền.
Kết quả nghiên cứu khóa luận không trùng với bất kì tác giả nào đã
công bố trƣớc đây.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thúy Hằng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

C-V


Chủ - vị

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 5
1.1 Giao tiếp và đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ ................................... 5
1.1.1 Khái niệm giao tiếp .................................................................................. 5
1.1.2 Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ........................................................... 5
1.1.3 Các nhân tố giao tiếp ................................................................................ 6
1.2 Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học .......................... 9

1.2.1 Cơ sở của phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở
Tiểu học ............................................................................................................. 9
1.2.2 Vai trò của phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở
Tiểu học ........................................................................................................... 10
1.3 Lí thuyết về câu ghép ................................................................................ 11
1.3.1 Quan niệm về câu ghép .......................................................................... 11
1.3.2 Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu phức ......................................... 12
1.3.3 Các kiểu câu ghép trong Tiếng Việt....................................................... 15
Chƣơng 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP VÀO VIỆC XÂY
DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÂU GHÉP CHO HỌC SINH LỚP 5 ... 21
2.1 Hệ thống bài tập câu ghép trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 5 .............. 21
2.1.1 Thống kê................................................................................................. 21
2.1.2 Nhận xét ................................................................................................. 24


2.2 Đề xuất xây dựng hệ thống bài tập câu ghép cho học sinh lớp 5 ............. 24
2.2.1 Xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp gắn với
chủ điểm và ngữ cảnh...................................................................................... 24
2.2.3 Xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp thông qua
phân môn Tập làm văn .................................................................................... 28
2.2.4 Xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp thông qua
phân môn Tập đọc ........................................................................................... 29
2.2.5 Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh nhận diện và sử dụng đúng
mục đích diễn đạt của câu ghép ...................................................................... 30
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 33
3.1 Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 33
3.2 Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................. 33
3.3 Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 34
Bài: Cách nối các vế câu ghép ...................................................................... 40
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang thực hiện chiến lƣợc đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong việc đổi mới, con ngƣời là khâu đột phá, có tính quyết định. Dĩ nhiên
trong đó khẳng định vai trò của giáo dục là rất quan trọng cho sự phát triển
của tƣơng lai nhân loại. Đặc biệt là giáo dục Tiểu học - bậc học nền tảng - nơi
ƣơm mầm và nuôi dƣỡng những tài năng, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Ở
cấp Tiểu học, các em có hiểu biết, có nền kiến thức vững chắc thì sau này các
em mới có đà phát triển.
Ở cấp Tiểu học cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt là môn
học quan trọng, chiếm nhiều thời lƣợng và có tính tích hợp cao. Môn Tiếng
Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể
hiện ở bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Môn Tiếng Việt còn là cơ sở để các
em học các môn học khác. Ngoài ra môn Tiếng Việt còn là công cụ hữu hiệu
trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin và chủ động
hòa nhập các hoạt động học tập trong trƣờng học, giúp học sinh hình thành và
rèn luyện các kĩ năng cơ bản ở Tiểu học. Và cũng thông qua đó giáo dục các
em những tƣ tƣởng, tình cảm trong sáng, lành mạnh góp phần hình thành
những phẩm chất quan trọng của con ngƣời để thực hiện những nhiệm vụ đặt
ra của hệ thống giáo dục quốc dân.
Hiện nay, chƣơng trình Tiếng Việt cấp Tiểu học đang nhấn mạnh vào
định hƣớng: dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp. Trong dạy học
Tiếng Việt, giao tiếp là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc
dạy học, đồng thời là phƣơng pháp phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động học

tập của học sinh. Dạy học Tiếng Việt theo định hƣớng giao tiếp vừa hƣớng

1


đƣợc học sinh nắm đƣợc kiến thức lý thuyết về Tiếng Việt vừa chú ý đến rèn
luyện phát triển bốn kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) trong các hoạt
động giao tiếp cụ thể dẫn. Dạy học theo định hƣớng giao tiếp sẽ tạo đƣợc các
tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ và nhu cầu giao tiếp của
học sinh đồng thời góp phần rèn luyện các thao tác của tƣ duy, nâng cao vốn
hiểu biết về Tiếng Việt, văn hóa, xã hội, tự nhiên của Việt Nam và nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, trong giờ học Tiếng Việt, đặc biệt trong giờ dạy lý thuyết về
câu ghép, giáo viên thƣờng chú trọng đến hình thành khái niệm về câu ghép,
cách nối các vế câu trong câu ghép mà chƣa quan tâm tới việc dạy học sinh kĩ
năng thể hiện mối quan hệ giữa những sự việc nêu ở các vế câu bằng phƣơng
tiện ngôn ngữ thích hợp. Nhiều giáo viên thƣờng chỉ chú trọng việc truyền tải
nội dung kiến thức mà chƣa nắm vững mục đích dạy cho học sinh kĩ năng để
giao tiếp. Việc học của học sinh cũng nghiêng về hình thức, chủ yếu là nhận
biết cấu tạo của câu ghép, các vế câu trong câu ghép mà không chú trọng đến
việc sử dụng câu ghép đúng mục đích giao tiếp. Điều này dẫn đến việc lựa
chọn nội dung, hình thức và phƣơng pháp dạy học chƣa phù hợp, hiệu quả
dạy và học chƣa cao…
Trên thực tế, đã có rất nhiều ngƣời dành thời gian để xây dựng hệ thống
bài tập câu ghép, nhƣng chƣa có ai đi sâu vào nghiên cứu bài tập câu ghép
theo quan điểm giao tiếp.
Xuất phát từ tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Xây
dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ thực hiện trong nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 và
2


thực nghiệm kết quả dạy học về câu ghép Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
cho học sinh lớp 5 tại một số trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng,
tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc xây dựng hệ thống bài tập câu
ghép theo quan điểm giao tiếp cho học sinh lớp 5; Từ đó, đề xuất phƣơng
hƣớng và nội dung xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm giao
tiếp cho học sinh lớp 5.
Góp phần giải quyết những khó khăn của giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy và học về câu ghép, đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy học vấn
đề về câu ghép theo quan điểm giao tiếp.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về câu ghép giao tiếp, dạy học
Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp để làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Đề xuất cách thức xây dựng hệ thống bài tập câu ghép theo quan điểm
giao tiếp cho học sinh lớp 5.
- Tiến hành thực nghiệm để thu thập kết quả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp quan sát nhằm xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài.
Phƣơng pháp thống kê - phân loại nhằm xử lý các số liệu thu thập
đƣợc, từ đó có cơ sở rút ra những kết luận phù hợp.
Phƣơng pháp phân tích nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm nhằm chứng minh tính khả thi của

việc vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc xây dựng hệ thống bài tập câu
ghép cho học sinh lớp 5

3


5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết.
Chƣơng 2: Vận dụng quan điểm giao tiếp vào việc xây dựng hệ thống
bài tập câu ghép cho học sinh lớp 5.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giao tiếp và đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là sự tiếp xúc, trao đổi tƣ tƣởng, tình cảm, vốn sống, kinh
nghiệm, … giữa các thành viên trong cộng đồng (giữa cá nhân với cá nhân,
giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với tập thể).
Giao tiếp là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời, là phƣơng tiện cơ bản để
hình thành nhân cách trẻ. Con ngƣời sử dụng nhiều phƣơng tiện để giao tiếp
nhƣng ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất. Chính vì vậy mà
nhà trƣờng chủ yếu luyện cho học sinh kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
1.1.2 Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
a. Chức năng thông tin

Thông tin là bày tỏ cho nhau về hiện thực khách quan. Đây là chức năng
phổ biến nhất của hoạt động giao tiếp. Nhờ nó mà chúng ta biết đƣợc cuộc sống
muôn màu, muôn vẻ trên thế gian: tình hình chiến sự ở Irắc, các trận tranh giải
bóng đá ngoài hạng Anh, lễ hội đền Hùng, thời tiết các vùng trên cả nƣớc, …
b. Chức năng bộc lộ (chức năng biểu hiện)
Trong giao tiếp, con ngƣời không chỉ thông tin cho nhau về hiện thực
khách quan mà còn biểu lộ trạng thái tình cảm, cảm xúc, ƣớc nguyện chủ
quan của mình.
- Trạng thái tình cảm có thể đƣợc bộc lộ trực tiếp.
Ví dụ: Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! (Tiếng Việt 4)
- Tình cảm, ƣớc nguyện có thể đƣợc bộc lộ gián tiếp qua thông tin về
một sự kiện bên ngoài ý thức chủ quan của con ngƣời.
Ví dụ: Hai chị em đi qua một quầy bán quần áo trong chợ. Ngƣời em chỉ
vào một chiếc áo và nói: “Chiếc áo này mà mặc thì đẹp lắm chị nhỉ?”

5


Chị đƣa tiền cho em: “Em thích thì lấy đi. Chị cho tiền đây.”
Nhƣ vậy, câu nói của ngƣời em không nhằm tới sự xác tín của chị về
chiếc áo mà bộc lộ một ƣớc muốn chủ quan. Và ngƣời chị đã hiểu điều đó.
c. Chức năng tạo lập và duy trì quan hệ
Tạo lập và duy trì quan hệ là tạo lập và duy trì các mối quan hệ xã hội
giữa ngƣời với ngƣời; rất cần thiết cho sự gắn kết cộng đồng.
Chẳng hạn những câu hỏi của ngƣời Việt kiểu nhƣ “Chị đi chợ về đấy
à?”, “Bác ăn cơm chƣa?”, “Bác đi đâu đấy?” không nhằm đến sự trả lời về nội
dung hỏi. Chúng đƣợc dùng với chức năng để tạo lập, duy trì quan hệ xã hội.
Với những câu hỏi nhƣ vừa nêu, thƣờng có lời đáp: “Vâng, chào bác.”,
“Vâng, mời anh vào chơi.”, “Vâng, chào cô.”
d. Chức năng giải trí

Giải trí, nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu đƣợc của con ngƣời. Ta có
thể giải tỏa những mệt mỏi về sức lực, sự căng thẳng về tâm lí bằng nhiều
cách, trong đó có cách tán chuyện phiếm với nhau. Trong giờ ra chơi, bạn có
thể nghe nhạc, chơi cờ ca rô, đánh bài tiến lên, hoặc tán chuyện phiếm với
nhau. Những câu chuyện phiếm nhƣ vậy không hề vô bổ. Chúng có thể khiến
bạn cƣời lên, giải tỏa đƣợc những căng thẳng về tâm lí.
Trên đây là bốn chức năng giao tiếp cơ bản, chúng ta cần nắm vững để
tiến hành giao tiếp có hiệu quả. Bốn chức năng này cũng là cơ sở để ta đánh
giá những lời nói ra trong giao tiếp.
1.1.3 Các nhân tố giao tiếp
Nhân tố giao tiếp là nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp và ảnh
hƣởng đến hoạt động này.
a. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những ngƣời tham gia vào qúa trình giao tiếp.
Về mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, chúng ta cần lƣa ý:

6


- Trong hội thoại, các nhân vật giao tiếp luân phiên đảm nhiệm các vai
nói và nghe, tạo nên sự cộng tác giáo tiếp. Những tình huống còn lại (chỉ một
ngƣời nói, cả hai cùng im lặng, cả hai cùng nói) phản ánh tình trạng không
bình thƣờng trong quan hệ giữa hai bên.
- Những đặc điểm về tuổi tác, trình độ hiểu biết, địa vị gia đình, địa vị xã
hội, trạng thái tâm lí, sinh lí của nhân vật giao tiếp đều chi phối hoạt động này.
- Trong một cuộc giao tiếp, ngƣời nghe có thể vắng mặt, có thể đối diện
trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là một ngƣời hoặc nhiều ngƣời; có thể đối đáp
lại hoặc không đối đáp lại. Ngƣời nói cần biết trình bày lời nói của mình cho
phù hợp với các tình huống của vai nghe.
b. Hoàn cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp là nơi chốn, thời gian mà cuộc giao tiếp diễn ra.
Ngƣời ta thƣờng chia hoàn cảnh giao tiếp thành hai loại: hoàn cảnh giao tiếp
rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
- Hoàn cảnh giao tiếp rộng là những yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, truyền thống, thói quen, … của một quốc gia, dân tộc, cộng đồng.
- Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là những yếu tố thuộc thời gian, nơi chốn cụ
thể, trực tiếp mà cuộc giao tiếp diễn ra:
+ Thời điểm, thời gian, địa điểm giao tiếp.
+ Nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng, màu sắc, mùi vị, ...
+ Trang phục, trang điểm; những yếu tố tâm lí, sinh lí của nhân vật giao tiếp.
Hoàn cảnh giao tiếp ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc giao tiếp.
Ví dụ: Khi tiến hành kí kết một hợp đồng mua bán ngoại thƣơng (mua
bán giữa hai đối tác khác quốc tịch) ngƣời ta không thể không quan tâm đến
những cơ sở pháp luật của hai quốc gia liên quan đến vụ mua bán.
Dạy học trong một phòng kính kín, không quạt, nắng gắt buổi chiều
“luộc” cả thầy lẫn trò “mồ hôi thánh thoát nhƣ mƣa ruộng cày” thì chắc chắn

7


hiệu quả sẽ không cao cho dù thầy tổ chức giờ học với phƣơng pháp tích cực,
sinh động.
c. Hiện thực đƣợc nói tới
Hiện thực đƣợc nói tới là những điều đƣợc đề cập trong cuộc giao tiếp,
tạo nên đề tài, nội dung giao tiếp.
Hiện thực đƣợc nói tới chi phối việc sử dụng ngôn ngữ và cách truyền tin.
d. Ngôn ngữ giao tiếp
Ngôn ngữ giao tiếp là ngôn ngữ đƣợc các nhân vật giao tiếp dùng để sản
sinh và tiếp nhận ngôn bản.
Chẳng hạn, Nam biết tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga; Hoa biết tiếng

Việt, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Lào. Ngôn ngữ giao tiếp của hai ngƣời khi
nói chuyện với nhau chỉ có thể là tiếng Việt hoặc tiếng Nga. Nếu Nam nói
tiếng Anh còn Hoa nói tiếng Lào thì giao tiếp ngôn ngữ không thực hiện đƣợc.
Trong giao tiếp, ngƣời nói cần biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với năng
lực ngôn ngữ của ngƣời nghe. Ở Tiểu học, nội dung khoa học không khó đối
với ngƣời giáo viên, cái khó là ở chỗ diễn đạt nhƣ thế nào để học sinh nắm
đƣợc kiến thức và kĩ năng.
e. Mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp
Hầu nhƣ cuộc giao tiếp nào cũng có mục đích nhất định. Khi mục đích
đạt đƣợc thì cuộc giao tiếp đạt đƣợc kết quả. Ngƣợc lại, khi mục đích không
đạt đƣợc thì cuộc giao tiếp không đạt kết quả.
Trong giao tiếp, ta phải biết tổ chức ngôn bản và truyền đạt ngôn bản
nhƣ thế nào đó để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.
f. Kênh truyền tin
Kênh truyền tin là con đƣờng liên lạc giữa ngƣời phát tin và ngƣời nhận
tin. Kênh truyền tin có thể là: làn sóng điện, chữ viết, môi trƣờng không khí.
Kênh truyền tin cũng chi phối hoạt động giao tiếp. Chẳng hạn, khi nói

8


chuyện điện thoại, ta cần chú ý đến thời lƣợng giao tiếp, gửi điện tín cần chú
ý đến độ dài văn bản, chữ viết trên bảng lớp cần rõ ràng, sạch đẹp, độ lớn của
chữ hợp lí để học sinh ngồi cuối lớp đọc đƣợc.
1.2 Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học
1.2.1 Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
ở Tiểu học
Phƣơng pháp là cách thức nghiên cứu lý luận hoặc thực hành nhằm đạt
đến kết quả ứng với mục đích đã vạch ra.
Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt là cách thức làm việc của giáo viên và

học sinh nhằm giúp các em nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt
văn hóa.
Cơ sở của phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp:
Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng
nhất của xã hội loài ngƣời. Con ngƣời có thể sử dụng nhiều phƣơng tiện giao
tiếp khác nhau, nhƣng không có phƣơng tiện nào đem lại hiệu quả cao nhƣ
ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải là phƣơng tiện giao tiếp duy nhất, nhƣng là
phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời.
Xuất phát từ mục đích của việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trƣờng.
Dạy Tiếng Việt trong nhà trƣờng có hai mục đích cơ bản:
Truyền thụ những kiến thức khoa học về Tiếng Việt, cụ thể là những
khái niệm, công thức, quy tắc, cùng những hiểu biết khác nữa về một bộ môn
khoa học, đó là Việt ngữ học.
Rèn những năng lực ngôn ngữ tƣơng ứng với những lý thuyết tiếp thu
đƣợc trong bộ môn Việt ngữ học vào thực tế hoạt động giao tiếp.
Đây là phƣơng pháp dạy học dựa vào những lời nói sinh động, coi trọng
việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS. Phƣơng pháp dạy học theo quan
điểm giao tiếp thể hiện ở các dạng bài tập tạo câu, viết đoạn, sử dụng câu
trong từng tình huống giao tiếp cụ thể.
9


Ví dụ: Bài tập 2 sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 14
Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong
đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Cho biết các vế câu trong câu ghép được
nối với nhau bằng cách nào.
Dạy Tiếng Việt theo hƣớng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho
từng cá nhân HS. Để thực hiện phƣơng pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp
cần có môi trƣờng giao tiếp, các phƣơng tiện ngôn ngữ và các thao tác giao
tiếp. Phƣơng pháp này không phải chỉ là phƣơng pháp hƣớng dẫn HS vận

dụng lý thuyết đƣợc học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp,
mà còn là phƣơng pháp cung cấp lý thuyết cho HS trong chính quá trình giao
tiếp. Khi vận dụng phƣơng pháp giao tiếp vào dạy học câu ghép, chúng ta đã
tận dụng vốn hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp của HS để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng
hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện các kỹ năng học tập mới.
1.2.2 Vai trò của phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
ở Tiểu học
Sử dụng phƣơng pháp này trong dạy Tiếng Việt là GV đƣa ra những bài
tập tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu
nói phù hợp với các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Nhờ đó HS phát triển lời nói
và kỹ năng giao tiếp, kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS.
Quy trình thực hiện:
Bƣớc 1: Tạo tình huống, kích thích nhu cầu giao tiếp.
Bƣớc 2: Phân tích tình huống giúp HS định hƣớng giao tiếp (nói cái gì,
với ai, để làm gì, trong hoàn cảnh nào…).
Bƣớc 3: HS tạo lời cụ thể, trình bày hoặc thực hành giao tiếp.
Bƣớc 4: GV và HS nhận xét, đánh giá.

10


1.3 Lí thuyết về câu ghép
1.3.1 Quan niệm về câu ghép
Trong Việt ngữ học, có ít nhất là ba quan điểm khác nhau tƣơng đối phổ
biến về câu đơn, câu ghép (hoặc câu đơn, câu phức; câu đơn giản, câu phức
hợp):
Một số tác giả quan niệm câu đơn là câu chỉ có một cụm C-V, câu ghép
là câu chứa hai cụm C-V trở lên. Ví dụ:
a/ Bạn Hoa hát một bài hát. (câu đơn)
b/ Tôi biết bạn Hoa hát một bài hát. (câu ghép)

c/ Bạn Hoa hát một bài hát, cả lớp lắng nghe. (câu ghép)
d/ Hễ bạn Hoa hát một bài hát thì cả lớp lắng nghe. (câu ghép)
Một số tác giả quan niệm câu đơn là câu cấu tạo bằng một cụm C-V, câu
ghép là câu đƣợc cấu tạo bằng hai hay nhiều cụm C-V có quan hệ đẳng lập
với nhau (không bao chứa nhau). Theo quan niệm này thì chỉ có các câu c và
d đã dẫn mới là câu ghép; câu b vẫn thuộc phạm trù câu đơn vì cụm C-V “bạn
Hoa hát một bài hát” chỉ là một thành tố phụ (bổ ngữ) trong cụm động từ
làm vị ngữ.
Một số tác giả phân biệt ba loại câu: câu a là câu đơn, câu b là câu phức,
còn câu c và câu d là câu ghép.
Đi vào chi tiết, các tác giả còn trình bày nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ:
Nên dựa vào cụm C-V hay dựa vào nòng cốt câu để phân biệt câu đơn, câu
ghép? Nên hiểu nòng cốt câu nhƣ thế nào cho đúng? Những câu nhƣ “Trời
ơi!”, “Đội ta thắng rồi!”, hay “Hoa, lá, cành” là câu đơn hay câu ghép? ...
Định nghĩa câu ghép trong SGK Tiếng Việt 5 thể hiện quan niệm thứ 2 một quan niệm đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết về cụm từ đƣợc trình bày
trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, năm 1983 của Viện Ngôn ngữ học và nhiều
giáo trình đại học, nhiều sách nghiên cứu. Để phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh Tiểu học, sách định nghĩa: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.

11


Mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ)
và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác” [19, tr.8].
1.3.2 Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu phức
Trƣớc kia, cấu tạo ngữ pháp cơ bản của câu đƣợc hiểu là cụm C-V, còn
gọi là mệnh đề. Cách hiểu này không bao quát đƣợc kiểu câu không chứa cụm
C-V và thƣờng đƣợc gọi là “câu đơn đặc biệt”, hoặc buộc phải coi nó cũng là
câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ, nhƣng một thành phần nào đó vắng mặt. Mặt
khác, cách hiểu này cũng góp phần gây rắc rối cho việc phân biệt câu đơn,

câu phức, câu ghép (cách hiểu câu phức, câu ghép chƣa đƣợc phân biệt rõ).
Riêng việc phân biệt câu đơn, câu phức, câu ghép thƣờng là vấn đề gây
nhiều rắc rối trong ngữ pháp nhà trƣờng. Hãy xem xét loạt ví dụ sau đây:
(1) Những cơn gió nóng mùa hè đã nhƣờng chỗ cho luồng khí mát dịu
mỗi sáng. (Tiếng Việt 3, tập 1)
Câu này đƣợc làm thành từ một cụm C-V duy nhất, trong đó Những cơn
gió nóng mùa hè là chủ ngữ, phần còn lại là vị ngữ. Có thể minh họa câu này
nhƣ sau (C = chủ ngữ, V= vị ngữ, D= danh từ, Đ= động từ):
D

Đ

Chủ ngữ

Vị ngữ

(2) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Câu này gồm có hai cụm C-V. Cụm C-V in nghiêng là cụm C-V phụ làm
chủ ngữ cho cả câu. Nó nằm trong lòng một cụm C-V lớn hơn. Có thể khái
quát câu này bằng lƣợc đồ minh họa sau:
Đ

[ C/V]
(phụ)
Chủ ngữ

Vị ngữ

(3) Ông ấy tóc bạc rồi.
Câu này cũng đƣợc làm thành từ hai cụm C-V. Cụm C-V in nghiêng là


12


cụm C-V phụ làm vị ngữ, nó cũng bị bao hàm trong một cụm C-V lớn hơn.
Lƣợc đồ minh họa:
D

[C/V]
(phụ)

Chủ ngữ

Vị ngữ

(4) Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự nhưng tôi có quyền nhường
chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (Tiếng Việt 5, tập 2)
Câu này cũng đƣợc làm thành từ hai cụm C-V. Mỗi cụm C-V trong nó
làm thành một vế trong mối quan hệ với cụm C-V. Ở đây không cụm C-V nào
bao chứ cụm C-V nào, cả hai cùng tiếp xúc với nhau làm thành một cấu tạo
ngôn ngữ lớn là “câu” chứa chúng. Lƣợc đồ minh họa:
[C/V]

[C/V]

Nhìn trở lại 4 ví dụ vừa nêu có thể phân biệt 3 trƣờng hợp sau đây:
a. Ở ví dụ 1 chỉ có một cụm C-V duy nhất. Nếu lấy cụm C-V làm tiêu
chuẩn, và câu đƣợc làm thành từ chỉ một cụm C-V gọi là câu đơn (hai thành
phần) thì ví dụ 1 là câu đơn (hai thành phần).
b. Các ví dụ 2, 3, 4 đều chứa trong mỗi câu hai cụm C-V. Nếu chỉ tính

về mặt số lƣợng cụm C-V chứa trong câu, và câu nào có hai cụm C-V trở lên
gọi là câu phức, thì ba câu này đều là câu phức.
c. Trong những câu có từ hai cụm C-V trở lên cần thiết xem xét mối
quan hệ giữa các cụm C-V với nhau. Theo đó, hai câu ở các ví dụ 2, 3, mỗi
câu chỉ có một cụm C-V nằm ngoài cùng, làm cơ sở cho câu. Đó chính là cụm
C-V làm nòng cốt của câu. Còn cụm C-V kia chỉ là một bộ phận nào đó bị
bao chứa bên trong cụm C-V làm nòng cốt câu ấy.
Riêng câu cuối cùng (ví dụ 4) không cụm C-V nào bao chứa cụm C-V

13


nào, cả hai cụm C-V cùng tiếp xúc với nhau để làm thành một câu. Ví dụ 4
đáng đƣợc dành cho cái tên gọi câu ghép.
Để phân biệt với câu ghép, các ví dụ 2, 3 nên đƣợc gọi là câu phức
thành phần.
Nhƣ vậy ở ba ví dụ đầu, trong mỗi ví dụ chỉ có một cụm C-V làm nòng
cốt cho câu, những cụm C-V còn lại ở hai ví dụ (2, 3) chỉ là một bộ phận nằm
bên trong cụm C-V làm nòng cốt đó mà thôi. Những cụm C-V bị bao chứa
bên trong cụm C-V đó dù có bị thay thế bằng những từ ngữ khác không phải
là cụm C-V thì câu còn lại vẫn là câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
Hai thành phần còn lại này chính là cụm C-V làm nòng cốt cho câu, ở đây là
nòng cốt câu “hai thành phần”.
Ở ví dụ 4, ta có một câu ghép đƣợc làm thành từ hai cụm C-V tƣơng
đƣơng hai nòng cốt câu (câu đơn hai thành phần).
Vậy, nòng cốt câu (câu đơn hai thành phần) là cụm C-V làm cơ sở cho
câu đơn hai thành phần, nó giúp ta nhận diện kiểu câu này. Đồng thời, nó là cụm
C-V nằm ngoài cùng, bao chứa những cụm C-V khác của câu phức thành phần.
Từ sự phân tích trên, với thuật ngữ “nòng cốt câu”, chúng ta có thể xác
định câu đơn, câu phức thành phần và câu ghép nhƣ sau:

Câu đơn hai thành phần là câu đƣợc làm thành từ một cụm C-V duy
nhất có tƣ cách là nòng cốt câu.
Câu phức thành phần là câu đƣợc làm thành từ hai cụm C-V trở lên,
trong đó chỉ có một cụm C-V làm nòng cốt câu. (Các cụm C-V còn lại là
những bộ phận bị bao chứa bên trong nòng cốt câu).
Câu ghép là câu đƣợc làm thành từ hai cụm C-V trở lên, mỗi cụm C-V
đó tƣơng đƣơng một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành
các vế trong câu ghép. Những cụm C-V là vế của câu ghép, không bị bao
chứa bên trong cụm C-V khác.

14


1.3.3 Các kiểu câu ghép trong Tiếng Việt
Câu ghép là câu có nòng cốt ghép, do hai hay nhiều kết cấu C-V hoặc
tƣơng đƣơng không bao hàm lẫn nhau, liên kết với nhau theo một kiểu quan
hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp nhất định.
Về mặt nội dung, câu ghép biểu thị một phán đoán phức, một suy lí.
Ví dụ: Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy.
(Tiếng Việt 3, tập 2)
Về mặt hình thức cú pháp, câu ghép có nòng cốt đƣợc tạo bởi ít nhất
hai vế câu, mỗi vế cấu tạo nhƣ một nòng cốt đơn hoặc một nòng cốt ghép.
Ví dụ: Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhƣng ngài lập tức lo
lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên trời. (Tiếng Việt 4, tập 1)
Việc phân loại câu ghép tiếng Việt cũng có nhiều quan niệm khác nhau do
mục đích và tiêu chí phân loại của các nhà nghiên cứu. Câu ghép thƣờng đƣợc
phân loại theo cách:
a. Dựa vào tính đầy đủ hai bộ phận chính (C-V) của nòng cốt.
b. Dựa vào sự có mặt của kết từ giữa các vế câu.
c. Dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu.

Theo tiêu chí (a): câu ghép gồm câu ghép bình thƣờng và câu ghép đặc biệt.
Theo tiêu chí (b): câu ghép có kết từ, câu ghép không có kết từ.
Theo tiêu chí (c): câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ.
* Cách phân loại câu ghép vừa theo tiêu chí (a) và vừa theo tiêu chí (c)
- Câu ghép bình thƣờng là câu ghép có nòng kết đầy đủ bộ phận chủ vị.
Câu ghép đẳng lập (câu ghép liên hợp, câu ghép song song) là câu ghép
mà các vế có quan hệ bình đẳng về quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa.
Giữa các vế của câu ghép đẳng lập thƣờng có quan hệ ngữ nghĩa sau:
+ Quan hệ liệt kê.
+ Quan hệ tiếp nối.
+ Quan hệ đối chiếu, so sánh.
15


+ Quan hệ lựa chọn.
Câu ghép chính phụ (câu ghép qua lại, câu ghép chặt, câu phức hợp phụ
thuộc lẫn nhau) là câu ghép mà hai vế có quan hệ chính phụ.
Về ngữ nghĩa, câu ghép chính phụ biểu thị một suy lí bao gồm một tiền
đề và một kết luận.
Về hình thức cú pháp, vế câu biểu thị tiền đề thƣờng đứng trƣớc, vế
biểu thị kết luận đứng sau.
Có những trƣờng hợp, vế chính biểu thị kết luận đứng trƣớc, vế phụ
biểu thị tiền đề đứng sau. Lúc này, vế sau sẽ là cơ sở cho kết luận đƣợc nêu ra
ở trƣớc.
Quan hệ giữa hai vế của câu ghép chính phụ có thể đƣợc diễn đạt bằng
các kết từ (vì… nên…, nếu… thì…, tuy… nhưng…, v.v.)
Giữa hai vế của câu ghép chính phụ thƣờng có các kiểu quan hệ ngữ
nghĩa sau:
+ Quan hệ nguyên nhân - kết quả:
(Bởi) vì C-V


(cho) nên/ mà C-V.

(Tại) vì C-V

(cho ) nên/ mà C-V.

Nhờ C-V

(cho) nên/ mà C-V.

Do C-V

(cho) nên/ mà C-V.

Bởi C-V

(cho) nên/ mà C-V.

Bởi chƣng C-V

(cho) nên/ mà C-V.

Tại C-V

(cho) nên/ mà C-V.

Khi vế câu chỉ nguyên nhân đứng trƣớc thì thƣờng không dùng kết từ
đầu vế. Nếu có kết từ thì dùng “sở dĩ”.
(Sở dĩ) C-V


(bởi/ là) vì C-V.

(Sở dĩ) C-V

(bởi/ là) tại C-V.

(Sở dĩ) C-V

là nhờ C-V.

16


(Sở dĩ) C-V

là do C-V.

(Sở dĩ) C-V

là bởi C-V.

+ Quan hệ điều kiện - kết quả:
Nếu C-V

thì C-V.

Hễ C-V

thì/ là C-V.


Miễn (là) C-V

thì C-V.

Giá (nhƣ/ mà) C-V

thì C-V.

Giả sử C-V

thì C-V

Ngộ C-V

thì C-V.

Khi đảo vế chỉ kết quả lên trƣớc thì kết từ gắn với nó không đƣợc dùng nữa.
C-V

nếu C-V.

C-V

miễn (là) C-V.

Trong kết từ chỉ điều kiện, kết từ “hễ” biểu thị sự liên hệ tất yếu giữa
điều kiện và kết quả; “nếu, giá, giá phỏng, giả sử, ngộ, phòng thử, nhƣợng
bằng” biểu thị điều kiện có tính giả thiết. “Giá (mà)” mang sắc thái tiếc nuối
của ngƣời nói vì kết quả hiện thực không mong muốn đã xảy ra. “Ngộ, nhỡ”

biểu thị điều kiện giả thiết không may. «Miễn (là)» biểu thị điều kiện cần đủ
dẫn đến kết quả.
Để biểu thị điều kiện - kết quả, còn có một số phụ từ: có… thì mới …,
đã… thì/ là…, cứ… là…
+ Quan hệ nhƣợng bộ (quan hệ nghịch nhân - quả)
Tuy C-V

nhƣng C-V.

Dù C-V

nhƣng/ thì C-V.

Mặc dù (cho) C-V

nhƣng/ mà C- (vẫn) V.

Dẫu C-V

nhƣng/ thì C-V.

Thà C-V

chứ C-V.

Khi đảo vế chỉ kết quả lên trƣớc thì kết từ gắn với nó không đƣợc dùng nữa.

17



C-V

tuy C-V.

C-V

mặc dầu C-V.

Để biểu đạt quan hệ nghịch nhân - quả, có thể dùng một số phụ từ:
chƣa… đã…, mới… đã…
+ Quan hệ mục đích - sự kiện
Để C-V

(thì) C-V.

C-V

(là) để C-V.

+ Quan hệ tăng cấp
Không/ chẳng những C-V

mà C- còn V.

C- càng V

C- càng V.

+ Quan hệ hô ứng
C-V bao nhiêu,


C-V bấy nhiêu.

C-V nào

C-V ấy.

+ Quan hệ so sánh
C-V

nhƣ C-V.

Nếu C-V

thì C-V.

- Câu ghép đặc biệt là câu ghép mà nòng cốt có ít nhất một vế không
xác định đƣợc bộ phận C-V.
Ví dụ: Chim, thu, nhụ, đé. (TN Việt)
* Cách phân loại theo chí (b): Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của từ ngữ
làm phƣơng tiện liên kết các vế câu, có thể phân câu ghép thành: câu ghép
không dùng từ ngữ liên kết các vế câu và câu ghép có dùng từ ngữ liên kết các
vế câu.
- Câu ghép không dùng từ ngữ liên kết các vế câu
Ở kiểu câu ghép này, quan hệ giữa các vế câu không đƣợc đánh dấu
bằng từ ngữ liên kết mà đƣợc thể hiện chủ yếu qua trật tự các vế câu; trong
những câu ghép kiểu này, hai vế câu đƣợc ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy,

18



dấu chấm phẩy hay dấu hai chấm.
Căn cứ vào mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, có thể phân biệt một số
kiểu câu ghép không dùng từ ngữ làm phƣơng tiện liên kết các vế câu nhƣ sau:
+ Câu ghép chỉ quan hệ đối ứng.
+ Câu ghép chỉ quan hệ liệt kê.
+ Câu ghép chỉ quan hệ thuyết minh, giải thích.
- Câu ghép có dùng từ ngữ liên kết các vế câu
Ở những câu ghép kiểu này, các vế câu đƣợc nối với nhau bằng quan hệ
từ, cặp quan hệ từ, cặp phụ từ hoặc cặp đại từ hô ứng.
+ Câu ghép dùng quan hệ từ làm phƣơng tiện liên kết các vế câu
Các câu ghép loại này dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để diễn đạt
quan hệ giữa các vế câu. Bao gồm các kiểu nhỏ sau:
 Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả
Những câu ghép kiểu này dùng phƣơng tiện liên kết vế câu là các quan
hệ từ vì, do, bởi (vì), tại (vì), (cho) nên hoặc các cặp quan hệ từ vì , (cho) nên,
do (cho) nên, tại (cho) nên…
 Câu ghép chỉ quan hệ điều kiện/ giả thiết - hệ quả
Kiểu câu ghép này dùng phƣơng tiện liên kết vế câu là các quan hệ từ
nếu (mà), giá (mà), hễ (mà) hoặc các cặp quan hệ từ nếu (mà)… thì (hoặc là),
giá (mà)… thì (hoặc là), hễ (mà)… thì (hoặc là).
 Câu ghép chỉ quan hệ nhƣợng bộ - tƣơng phản (hoặc tăng tiến)
Kiểu câu ghép này dùng phƣơng tiện liên kết vế câu là các quan hệ từ
tuy, (mặc) dầu, dẫu, nhưng hoặc các cặp quan hệ từ tuy… nhưng (mà), (mặc)
dầu… nhưng (mà), dẫu… nhưng (mà), (mặc) dù… nhưng (mà).
 Câu ghép chỉ quan hệ mục đích - sự kiện
Kiểu câu ghép này dùng phƣơng tiện liên kết vế câu là quan hệ từ để
(cho), hoặc cặp quan hệ từ để (cho)…

19



×