Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.61 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Nguyễn Minh Cảnh

Một số vấn đề pháp lý về đầu tƣ tại tỉnh Thái Nguyên
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Niên

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tổng quan về đầu tư, pháp luật đầu tư và hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên ....5
2. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 10
5. Tình hình nghiên cứu đề tài và ý nghĩa lý luận của đề tài .................................. 10
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 11
Chƣơng 1. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM
.............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm đầu tư và pháp luật đầu tư ............. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm đầu tư ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm pháp luật đầu tư ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở kinh tế, chính trị - pháp lý của pháp luật đầu tư Việt Nam ...........Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Cơ sở kinh tế của pháp luật đầu tư Việt NamError!

Bookmark



not

defined.

1.2.2. Cơ sở chính trị - pháp lý của pháp luật đầu tư Việt NamError! Bookmark not defin
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ VÀ
ĐẦU TƢ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Các vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tư trước đổi mới Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Các vấn đề pháp lý về đầu tư trong nước giai đoạn trước đổi mới ..Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Khung pháp lý về đầu tư nước ngoài giai đoạn trước đổi mới .........Error!
Bookmark not defined.
2.2. Pháp luật về đầu tư từ 1986 đến 2005 ............. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Khung pháp lý về đầu tư trong nước giai đoạn từ 1986 - 2005 .......Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Khung pháp lý về đầu tư nước ngoài giai đoạn từ 1986 - 2005 .......Error!
Bookmark not defined.


2.3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư từ 2005 đến nay .................Error!
Bookmark not defined.
2.3.1. Luật Đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành .............Error!
Bookmark not defined.
2.3.1.1. Đăng ký dự án đầu tư ......................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1.2. Thẩm tra dự án đầu tư ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1.3. Triển khai thực hiện dự án đầu tư..... Error! Bookmark not defined.
2.3.1.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ... Error! Bookmark not defined.
2.3.1.5. Ưu đãi đầu tư....................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Các cam kết WTO liên quan đến đầu tư . Error! Bookmark not defined.

2.4. Các vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái NguyênError!

Bookmark

not

defined.
2.4.1. Sơ lược về tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường,
đầu tư và hội nhập .......................................Error! Bookmark not defined.

2.4.2. Khái quát chung về các vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái NguyênError! Bookma

2.4.3. Các vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên Error! Bookmark not
2.4.3.1. Các đề án cải thiện môi trường đầu tưError! Bookmark not defined.
2.4.3.1.1. Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2001 - 2002........................................................................ 46
2.4.3.1.2. Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2005 - 2010 .................................................................................. 49
2.4.3.2. Các chính sách xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư Error! Bookmark not defined.
2.4.3.3. Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm
công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên ... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ, NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TẠI THÁI NGUYÊN .. Error! Bookmark not defined.
3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật đầu tư hiện hànhError! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư
tại tỉnh Thái Nguyên......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tưError!
defined.


Bookmark

not


3.2.2. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.. Error! Bookmark not defined.
3.2.3.1. Giải pháp về vốn ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.3.3. Giải pháp về phát triển khu, cụm công nghiệpError!

Bookmark

not defined.
KẾT LUẬN ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 12


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIÊT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu viết tắt

Đọc là

BQL KCN

Ban quản lý Khu công nghiệp

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


Đảng CSVN

Đảng cộng sản Việt Nam

GCNĐKKD

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

Luật KKĐTTN


Luật khuyến khích đầu tư trong nước

Luật TNMT

Luật tài nguyên môi trường

Thủ tục ĐKKD

Thủ tục đăng ký kinh doanh

Thủ tục ĐKĐT

Thủ tục đăng ký đầu tư

Thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng

UBND

Ủy ban nhân dân

ƯĐĐT

Ưu đãi đầu tư


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về đầu tƣ, pháp luật đầu tƣ và hoạt động đầu tƣ tại tỉnh

Thái Nguyên
Hoạt động đầu tư là hoạt động gắn liền trực tiếp với nền kinh tế và quá
trình vận động, phát triển của nó. Có thể nói rằng sự hưng thịnh của một nền
kinh tế có gốc rễ sâu xa từ các chính sách và hoạt động đầu tư của các chủ thể
tham gia vào sự vận hành nền kinh tế đó. Pháp luật đầu tư đã trải qua một lịch
sử xây dựng, phát triển theo sự thăng trầm của thể chế chính trị, của nền kinh
tế, của sự du nhập các tư duy lập pháp… mà đặc biệt là các yếu tố về kinh tế chính trị.
Nền kinh tế của chúng ta sau khi đất nước thống nhất hoạt động với hiệu
quả rất thấp. Để thực hiện được nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế xã
hội, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 4 năm 1976 đã khẳng định
“việc đẩy mạnh quan hệ phân chia và hợp tác song phương trong lĩnh vực
kinh tế và phát triển các quan hệ kinh tế với các nước khác có một vai trò vô
cùng quan trọng”. Ngày 18/4/1977, Chính phủ đã ban hành Nghị định
115/CP kèm theo Điều lệ đầu tư nước ngoài. Như vậy có thể thấy rằng các
điều kiện tiền đề của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ đầu tư
trong nền kinh tế đã được hình thành ngay trong lòng một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung.
Như trên đã trình bày, mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN của
chúng ta xuất phát từ thực tế là mô hình kinh tế CNXH cổ điển, đặc trưng bởi
hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã tỏ ra không còn sức sống và khả
năng tự phát triển nội sinh về mặt kinh tế. Trong khi đó, kinh tế thị trường đã
có sự thâm nhập một cách tự nhiên vào mọi ngõ ngách của cuộc sống như
một nhu cầu hiện hữu cho các quan hệ kinh tế. Từ thực tế đó, cùng với sự
thay đổi chung, chúng ta đã bước đầu xây dựng các định chế pháp luật đầu tư


ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới. Bằng chứng đầu tiên phải kể
đến là Luật Đầu tư nước ngoài 1988. Thực chất đây là sự kế thừa và tiếp tục
phát triển Điều lệ đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 115/CP
ngày 18/4/1977. Sau đó, luật này được sửa đổi, bổ sung và các năm 1990,

1993, 1996 và 2000. Bên cạnh đó, đến năm 1994, chúng ta cũng đã cho ra đời
Luật khuyến khích đầu tư trong nước nhằm điều chỉnh, thúc đẩy các hoạt
động đầu tư trong nước. Luật này đã được sửa đổi vào năm 1998. Lần pháp
điển hóa tiếp theo là sự dung hòa giữa Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
và luật khuyến khích đầu tư trong nước bởi Luật đầu tư 2005. Với sự ra đời
của luật năm 2005, các hoạt động đầu tư được điều chỉnh thống nhất bởi một
văn bản luật duy nhất.
Trong điều kiện chung của các hoạt động đầu tư trong cả nước, các hoạt
động đầu tư tại Thái Nguyên được xem là phát triển khá sớm và là một trung
tâm kinh tế của vùng Đông bắc. Ngay từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước,
Thái Nguyên đã được coi như một trung tâm phát triển công nghiệp, giáo dục
với hàng loạt các khu công nghiệp ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công
và hàng loạt các trường đại học được đầu tư xây dựng. Đây là những điển
hình về thành tựu trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong giai
đoạn này. Tiếp sau đó, khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế, Thái Nguyên
cũng không thể là một ngoại lệ và đã thể hiện một sự trì trề kéo dài trong các
hoạt động đầu tư. Tình trạng này kéo dài cho đến cuối những năm 1990, và
ngay sau đó là hàng loạt các hoạt động đầu tư được thực hiện theo tinh thần
của sự nghiệp đổi mới. Các hoạt động đầu tư bắt đầu bám rễ vào chính những
tiền đề về thành tựu xây dựng trước đó. Đó chính là các cơ sở sản xuất, nhà
máy, xí nghiệp được thành lập từ thập niên 60, 70 của thế kỷ trước như các
nhà máy sản xuất gang thép, luyện kim cơ khí, các cơ sở giáo dục… bên cạnh
đó là hàn loạt các dự án đầu tư nước ngoài về công nghiệp chế biến, khai thác


khoáng sản… Bộ mặt đầu tư đã thay đổi và mang trong nó sự kế thừa và phát
triển những thành tựu của công cuộc xây dựng đất nước sau khi thống nhất
cũng như các nhân tố mới của sự hội nhập kinh tế. Có lẽ đây là một điểm
khác biệt rất cơ bản giữa hoạt động đầu tư của Thái Nguyên so với các tỉnh
khác, đặc biệt là những tỉnh ra đời và phát triển sau này.

2. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước đang phát triển và đổi thay từng
ngày. Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu sắc và toàn diện, tỉnh Thái Nguyên
cũng không nằm ngoài vòng quay hội nhập ấy. Đó là một xu thế mang tính tất
yếu mà chúng ta không thể đặt những câu chuyện về chính sách vĩ mô, về
kiện toàn thể chế, và những câu chuyện kinh tế bên ngoài xu thế đó được. Vấn
đề đầu tư và chính sách đầu tư của một quốc gia, một địa phương cũng không
thể xa rời xu thế chung đó. Trong bức tranh về nền kinh tế của chúng ta hiện
nay, các vấn đề về đầu tư là một bộ phận đặc biệt được chú trọng và là tâm
điểm của hàng loạt các chính sách, các chiến lược, những cải cách mang tính
chất quốc gia, vùng hay địa phương.
Hoạt động đầu tư là nền tảng của các hoạt động kinh tế, pháp luật đầu
tư là một bộ phận cấu thành quan trọng của pháp luật kinh tế. Khi hoạt động
đầu tư có vấn đề thì hàng loạt các hệ quả tiêu cực của nền kinh tế lập tức được
đặt ra và cần được xử lý. Các cuộc khủng hoảng về kinh tế dù ở các quy mô,
mức độ khác nhau đa phần đều bắt đầu từ các khuyết tật về đầu tư.
Đối với nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn
nền kinh tế chuyển đổi ngày một rộng rãi và sâu sắc; công cuộc hội nhập đang
thoát ly từ những cam kết kinh tế mang tính chính trị thành những bài toán về
kinh tế, từ yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa mang tính chất định tính
thành những câu chuyện của nền kinh tế, của lợi ích người dân mang tính
định lượng. Pháp luật cũng không nằm ngoài sự vận động ấy. Người ta quan
tâm nhiều hơn đến sự khả dụng của các điều luật thay vì ban hành ra cho kịp
với kế hoạch đã được đặt ra. Pháp luật về đầu tư vì thế mà cũng đã có những


đổi thay, những điều chỉnh cho bắt kịp với hơi thở của cuộc sống. Lần tập hợp
hóa và pháp điển hóa gần đây nhất mà sản phẩm là Luật đầu tư 2005 là bằng
chứng rõ ràng nhất cho nhận định này. Kể từ thời điểm này, hoạt động đầu tư
của các chủ thể được thống nhất điều chỉnh bởi một đạo luật. Dù còn nhiều

vấn đề phải nói, phải bàn thêm về đạo luật này, tuy nhiên trước hết nó được
xem như một thành tựu về tư duy pháp lý, tư duy kinh tế và kỹ thuật lập pháp
của chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
Khi được triển khai thực hiện, nơi pháp luật đầu tư bám rễ, tồn tại và
phát triển trước hết phải nói đến là các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng
kinh tế, các dự án đầu tư, các doanh nghiệp… Những đối tượng này lại được
triển khai ở các địa phương và từ đây, những thành quả mà Luật đầu tư mang
lại cũng mang tính địa phương sâu sắc. Từ tính chất vùng miền, vị trí địa lý,
sự cởi mở của chính sách địa phương đến hạ tầng đầu tư… tất cả những yếu
tố này đã quy định rất sâu sắc bức tranh về đầu tư tại các địa phương. Hoạt
động đầu tư tại các địa phương là một bộ phận không thể tách rời của các
chính sách, chiến lược đầu tư mang tính quốc gia.
Việc phân tích, đánh giá các chính sách và pháp luật đầu tư nói chung
có ý nghĩa dẫn chiếu đến các hoạt động đầu tư cụ thể tại địa phương. Theo
cách nhìn nhận này, các vấn đề pháp lý về đầu tư tác giả trình bày trong luận
văn được xem như một bộ phận mang tính tiền đề của hoạt động đầu tư tại địa
phương. Từ thực tiễn trên, tác giả luận văn mong muốn làm sang tỏ các vấn
đề sau:
Thứ nhất: Minh chứng, phân tích, so sánh để làm rõ các yếu tố chính trị
- xã hội, kinh tế, pháp lý mang tính tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển
các chế định cơ bản của pháp luật đầu tư; sự vận động, phát triển và thực
trạng các hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh thuộc vùng kinh tế
Đông Bắc. Hai nhóm vấn đề trên được phân tích, xem xét trong mối liên hệ
qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
Thứ hai: Phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề của thực tiễn triển khai Luật


đầu tư trên hai phương diện là thực tiễn chung của Việt Nam (trong bối cảnh
đang chuyển đổi nền kinh tế) từ đó phân tích các vấn đề về đầu tư trong điều
kiện thực tiễn của tỉnh Thái Nguyên (bối cảnh về lịch sử, địa lý, hạ tầng… của

một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam), từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn
thiên pháp luật đầu tư hiện hành, và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và
thu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
Thứ ba: Mong muốn góp sức mình trong việc hoàn thiện ở mức độ nào
đó các quy phạm pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trong một nền kinh tế
đang chuyển đổi sao cho tối ưu nhất, có lợi và hiệu quả nhất đối với các hoạt
động đầu tư thông qua các phân tích, đánh giá, đề xuất, kiến nghị.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt trong quá trình triển khai nghiên cứu đề
tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn các vấn đề về đầu tư nói chung
và đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng dựa trên nền tảng chính sách và pháp
luật đầu tư đã ban hành trong mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Theo
đó, tác giả đề tài mong muốn làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản dưới đây:
Thứ nhất: Làm rõ các nền tảng về mặt lý luận của pháp luật về đầu tư
(Bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở
các lý luận về kinh tế học và quá trình hình thành và phát triển của các chế
định pháp lý về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cũng như thực tiễn
của một nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam từ đó làm cơ sở cho việc xem
xét, đánh giá phân tích thực tiễn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn hiện nay.
Thứ hai: Làm sáng tỏ các chủ điểm pháp lý về các vấn đề cơ bản của
pháp luật đầu tư hiện nay mà trực tiếp và cụ thể là một số chế định cơ bản của
luật đầu tư năm 2005 và thực tiễn các chính sách và hoạt động đầu tư tại địa
bàn tỉnh Thái Nguyên với những đặc thù của một tỉnh có nền công nghiệp phát
triển khá sớm và là một bộ phận quan trọng của vùng kinh tế Đông bắc bộ.


Thứ ba: Đưa ra một số kiến nghị pháp lý đối với việc hoàn thiện pháp
luật đầu tư cũng như các chính sách về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến các vấn đề pháp
lý cơ bản về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở phân tích, dẫn chiếu quá
trình hình thành các chế định pháp lý về đầu tư ở Việt Nam, các vấn đề pháp
lý cơ bản của pháp luật đầu tư hiện hành (không bao gồm hoạt động đầu tư ra
nước ngoài). Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các đề xuất kiến nghị hoàn thiện
pháp luật đầu tư hiện hành và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,
thu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài và ý nghĩa lý luận của đề tài
Các vấn đề pháp lý về đầu tư là các nội dung không còn mới mẻ và
mang tính thời sự đối với giới nghiên cứu Luật học. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nếu không muốn nói là ít người nghiên
cứu. Hơn thế nói về hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên thì chưa có một
nghiên cứu nào mang tính hoàn chỉnh, chủ yếu là các bài viết trên một số báo
chí Trung ương và địa phương về các hoạt động đầu tư và chính sách đầu tư
nói chung và đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng một cách tản mạn, nặng về
tính thời sự hơn là mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh.
Theo hiểu biết của người thực hiện đề tài “Một số vấn đề pháp về đầu
tư tại tỉnh Thái Nguyên” thì các vấn đề mà đề tài mong muốn làm sáng tỏ
hiện chưa có tác giả nào triển khai và công bố hay bảo vệ. Cũng chính vì lẽ đó
mà trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp không ít khó khăn về tư
liệu, về các chiều hướng tiếp cận đề tài để mình có thể tham khảo, học tập hay
phản biện.
Tuy nhiên, cũng xuất phát từ chính thực tiễn đã nói ở trên, tác giả luận
văn cho rằng việc thực hiện đề tài của mình sẽ mang một ý nghĩa khoa học và
lý luận nhất định, chí ít là sự nhìn nhận đề tài như một sự khám phá vấn đề


mang tính tương đối hoàn chỉnh đối với việc nghiên cứu về pháp luật đầu tư
nói chung và việc triển khai thực hiện pháp luật đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
nói riêng và các chính sách về đầu tư của một địa phương nhìn từ cái nhìn

pháp lý, được xây dựng trên cơ sở các đặc thù vùng miền của một tỉnh vùng
Đông bắc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với một suy nghĩ nghiêm túc rằng: Phương pháp nghiên cứu chính là
tác nhân không thể thiếu, mang ý nghĩa quyết định đến chất lượng của luận
văn, tác giả ý thức rất rõ về các phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với
nội dung đề tài. Theo đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu phân
tích, tổng hợp là hai phương pháp chủ đạo, cơ bản. Bên cạnh đó sẽ có sự kết
hợp ở những mức độ khác nhau phương pháp so sánh, bình luận, thống kê, để
làm nổi bật và đánh giá một cách tổng quan hơn vấn đề nghiên cứu.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 24/1998/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ
quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong doanh nghiệp Nhà nước.
2. Thông tư 63/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính “V/v hướng dẫn thực hiện
một số quy định về thuế nhằm khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại VN quy định tại Nghị định số 10/1998/NĐ-CP”.
3. Thông tư 03/TM-DT của Bộ Thương mại “V/v hướng dẫn thực hiện
chương VII, Nghị định số 18/CP về tổ chức kinh doanh của các xí nghiệp
vốn đầu tư nước ngoài”.
4. Thông tư 03/BXD/QLXD của Bộ Xây dựng “V/v hướng dẫn thủ tục cấp giấy
phép cho các hãng thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng tại Việt Nam”.
5. Thông tư 09/BXD-VKT của Bộ Xây dựng “V/v hướng dẫn nguyên tắc và
phương pháp xác định giá xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài”.
6. Thông tư 02/BXD/QLXD của Bộ Xây dựng “V/v hướng dẫn về quản lý xây
dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.
7. Nghị định 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ “V/v ban hành Quy chế quản lý
tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh

nghiệp khác”.
8. Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ “V/v ban hành Quy chế quản lý
và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức”.
9. Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ “V/v ban hành Quy chế quản lý
đầu tư và xây dựng”.
10. Nghị định 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng
Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giaoKinh doanh.
11. Nghị định 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ “V/v hướng dẫn thi hành Luật
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng ”.
12. Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, hoạt


động, chính. sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
13. Nghị định 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đăng ký lại,
chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật
Đầu tư.
14. Nghị định 154/2005NĐ-CP, ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết một
số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
15. Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ “V/v quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình”.
16. Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ “V/v quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư”.
17. Nghị định 29/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến
khích đầu tư trong nước.
18. Nghị định 51/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi 1998).
19. Nghị định 18-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam.

20. Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình.
21. Nghị định 61/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
22. Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ “V/v quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư”.
23. Nghị định 03/2008/NĐ-CP của Chính phủ “V/v sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”.
24. Nghị định 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về


quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
25. Nghị định 02/1999/NĐ-CP của Chính phủ “V/v sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.
26. Nghị định 27/2003/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi
hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
27. Nghị định 138/2007/NĐ-CP Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ
đầu tư phát triển địa phương.
28. Nghị định 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo
vệ môi trường.
29. Quyết định số: 1520/QĐ-CT ngày 29 tháng 6 năm 2004 của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên “/v cho thuê lại đất nông nghiệp tạo điều
kiện cho sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp”.
30. PGS. TS. Nguyễn Văn Dần (2009), Cấu trúc thị trường - lý luận & thực
tiễn ở Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Tài chính, Hà Nội.
31. TS. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, NXB
Thông tấn, Hà Nội.
32. PGS.TS. Đinh Phi Hổ (2009), Nguyên Lý Kinh Tế Vi Mô, NXB Thống kê,
Hà Nội.
33. Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Thái Nguyên V/v Thông qua Quy hoạch phát triển các Khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020.
34. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
khoá XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/12/2007 về nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội năm 2008 của tỉnh Thái Nguyên.
35. TS. Đinh Sơn Hùng, TS. Trương Thị Hiền (2009), Những vấn đề cơ bản


của các lý thuyết kinh tế, NXB Tổng Hợp, TP. Hồ Chí Minh.
36. TS. Đặng Thị Xuân Mai (Chủ biên), KS. Nguyễn Lương Hải, KS. Phạm
Diễm Hằng (2009), Lựa chọn phương án đầu tư , NXB Xây Dựng, Hà Nội.
37. TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học
quốc gia, Hà Nội.
38. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
39. Hiến pháp năm 1992 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
40. Luật Đầu tư số 59/ 2005.QH của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
41. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
42. Luật hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001.
43. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ngày 22 tháng 6 năm 1994 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
44. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi 1998) của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam.

45. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1990 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
46. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1993 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
47. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 2000 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
48. ThS. Lê Minh Toàn (Chủ biên), Ths Vũ Thị Anh Thư, CN. Lê Minh Thắng,
CN. Lê Hải Hà (2005), Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Thông tư 111/GSQL-TT của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thi
hành Nghị định 12/CP ngày 18-2-1997 quy định chi tiết thi hành Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam.
50. Hoàng Tuyết Trân (Chủ biên),Nguyễn Tiến Chiêm, Nguyễn Văn Huệ,
Trần Thị Minh Giới, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Phân tích kinh tế các hoạt


động đầu tư công cụ phân tích và ứng dụng thực tế (2003), NXB Văn Hóa
Thông Tin, Hà Nội.
51. Nhóm biên soạn: Trung tâm thông tin và tư vấn doanh nghiệp, Làm thế
nào để dự án thành công (2009), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
52. Vũ Quốc Tuấn (2008), Doanh nghiệp dân doanh phát triển và hội nhập,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Chỉ thị số 20/CT-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên V/v xây
dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước
năm 2009.
55. Thông tư 06/UB-QLKT của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về việc quy định
trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích
đầu tư trong nước.

56. Đề án số: 02 ĐA/TU ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên về việc cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2006 - 2010.



×