BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
Tên đề tài: “Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Chương Mỹ đến năm
2020”
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Lâm Quảng
Nhóm học viên
: Tạ Thị Diệu Linh
Nguyễn Thị Thảo
Lớp
: K24- Khoa học môi trường
Hà Nội, 12/2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Hà Nội,
cách trung tâm thủ đô 20km. Huyện đã và đang từng bước phát triển mạnh mẽ tất
cả các ngành; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị trấn đến các xã nông thôn;
phát triển các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề. Đồng thời các lĩnh vực y tế,
thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao ngày càng củng cố và phát triển.
Cùng với sự phát triển của các ngành đã đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt, từng
bước nâng cao thu nhập của người dân. Vì lợi ích chạy theo lợi nhuận tối đa mà
các doanh nghiệp, các tổ hợp sản xuất, chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, chính là các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm
phát sinh các vấn đề môi trường cấp bách như: Vấn đề bảo vệ môi trường tại các
khu công nghiệp, vấn đề quản lý và khống chế ô nhiễm không khí do hoạt động
giao thông, sản xuất và quá trình đô thị hóa, vấn đề quản lý chất thải rắn, chất thải
nguy hại, vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất do chưa chú ý
hoặc tìm cách né tránh những chi phí cho bảo vệ môi trường, các yếu tố môi
trường vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch của các ngành. Bởi vậy, việc đánh
giá thực trạng môi trường của huyện và rà soát loại quy hoạch phát triển của các
ngành đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất để đưa ra các biện pháp để điều chỉnh,
đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển môi trường quốc gia từ nay đến năm
2020 là yếu tố hết sức quan trọng. Trước yêu cầu phát triển bền vững, nhóm chọn đề
tài “Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Chương Mỹ đến năm 2020” là việc làm
rất cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương, đồng thời góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân và
bảo vệ môi trường.
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
1.1. Quy hoạch môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng
và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có 5 chức năng cơ bản là: Cung cấp không
gian sống; cung cấp tài nguyên; nơi chứa đựng các phế thải; nơi giảm nhẹ các tác
động có hại của thiên nhiên; nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhận
biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm
bảo phát triển bền vững. Vì vậy phân vùng chức năng môi trường của một khu vực
lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên
một cách hiệu quả.
Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về quy hoạch môi trường
(QHMT) do tồn tại nhiều quan điểm, phương pháp nghiên cứu khác nhau. Một số
định nghĩa về QHMT:
- “Là sự xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên và đề ra
các chương trình, quy trình quản lý để đạt mục tiêu đó” (Theo Alan Gilpin, 1996)
- QHMT là quá trình tạo cơ sở cho việc ra quyết định để thực hiện phát triển đất
đai cùng với việc xem xét các yếu tố quản trị về môi trường, xã hội, chính trị, kinh
tế và tự nhiên, đồng thời cung cấp một khuôn khổ toàn diện để đạt được những kết
quả bền vững.
- QHMT là sự vạch định, sắp xếp, bố trí các đối tượng môi trường theo không gian
lãnh thổ hoặc theo không gian vật thể môi trường nhằm đảm bảo môi trường sống
tốt đẹp hơn cho con người và bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật.
Mục đích của quy hoạch môi trường là điều hòa sự phát triển của 3 hệ thống
kinh tế - xã hội – môi trường đang tồn tại và phát triển trong khu vực đó. Nhằm
đảm bảo một cách chắc chăn sự phát triển kinh tế xã hội không vượt quá khả năng
chịu đựng của môi trường tự nhiên và đảm bảo sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Với tư tưởng chỉ đạo là các quan điểm và giải pháp phải đạt được phát triển bền
vững. Tư tưởng này gồm:
- Cải thiện chất lượng môi trường sống của con người
- Phát triển kinh tế xã hội dựa trên việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Phát triển kinh tế xã hội trong khả năng chịu tải có giới hạn của hệ sinh thái khhu
vực và trái đất.
- Phát triển bền vững kinh tế xã hội vì lợi ích của con người.
Phân loại QHMT
- Theo vùng lãnh thổ được phân chia thành: quốc gia; vùng (lưu vực, vùng đô thị,
vùng ven biển, vùng tăng trưởng kinh tế); tỉnh/ thành phố; cộng đồng nhỏ (thị trấn,
làng, xã); dự án.
- Theo mức độ chuyên biệt được chia thành: quy hoạch tổng thể môi trường (vùng,
khu vực: lưu vực, hệ thống đô thị); quy hoạch môi trường chuyên ngành (từng
thành phần của môi trường: đất, nước, tài nguyên, sinh vật).
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Chương Mỹ
Điều kiện tự nhiên
Chương Mỹ Là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam Hà Nội, cách
trung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận
Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây
giáp với huyện Lương Sơn(tỉnh Hoà Bình). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là
237,4 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. Dân số 337,6 nghìn
người. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn. Địa
hình của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng Đồi gò, vùng “Núi sót” và vùng
Đồng bằng với hệ thống sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía
Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng
này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng tạo
nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Chương Mỹ có 01 khu công nghiệp, 9 cụm điểm công nghiệp và trên 10
nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả
kinh tế, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua. Trên
địa bàn có các tuyến đường quan trọng chạy qua: Tuyến đường 419 nối liền các xã
và các huyện; quốc lộ 6 với chiều dài 18 km và đường Hồ Chí Minh với chiều dài
16,5 km giúp cho Chương Mỹ trở thành đầu mối và cầu nối giao thương quan
trọng giữa Thủ Đô với các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc;
giữa Hà Nội với các tỉnh thành phía Nam. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong vành đai xanh phát triển của Thủ đô
với Khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinh thái Chúc Sơn (nằm trong chùm đô
thị vệ tinh và thị trấn sinh thái của Thủ đô). Tổng giá trị sản xuất năm 2015 theo
giá so sánh 2010: Kế hoạch 15.447 tỷ đồng, ước thực hiện 14.890 tỷ đồng đạt 96,4
% so với kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng bình quân kế hoạch 12,9%, ước thực hiện
12,1%.
1.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
Với đặc điểm kinh tế xã hội là nguồn lực phát triển cho thấy huyện Chương
Mỹ có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng kinh tế - xã hội như:
- Huy động cao nhất các nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại
hóa công nông nghiệp, xây dựng môi trường và nền tảng hạ tầng công nông
nghiệp, thương mại dịch vụ từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài huyện.
- Gắn phát triển kinh tế xã hội của huyện với kinh tế xã hội của các huyện thị trong
thành phố thành vùng kinh tế trọng điểm, ngoài ra còn tiếp tục phát triển các mặt
văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân ngày càng cao.
- Định hướng đầu tư chiến lược.
+ Huyện Chương Mỹ sẽ được đầu tư thành một huyện công nghiệp hóa, thương
mại dịch vụ.
+ Mở rộng và nâng cấp thị trấn như: thị trấn Xuân Mai, thị trấn Chúc Sơn, thị trấn
Quốc Oai
+ Đẩy nhanh tốc độ xây dựng hoàn chỉnh cụm công nghiệp Phú Nghĩa, điểm công
nghiệp làng nghề Phú Vinh.
+ Xây dựng hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước cho các khu vực thị trấn,
cụm dân cư nông thôn.
+ Dịch vụ tài chính: nhanh chóng mở rộng các hình thức và nâng cao chất lượng hoạt động
theo hướng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đảm bảo cung cấp vốn theo yêu cầu
đầu tư, tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện.
+ Nâng cấp các đường liên huyện, đường liên xã, đường xã tạo nên hệ thống đường
giao thông hoàn chỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch môi trường rất đa dạng, bao gồm
nhiều hợp phần như tự nhiên, các yếu tố môi trường, tài nguyên, các hoạt động kinh
tế, xã hội và các phạm trù liên quan đến thể chế, chính sách.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tổng thể về hiện trạng quy hoạch môi trường huyện Chương Mỹ
- Dự báo xu thế biến đổi môi trường, tài nguyên thiên nhiên huyện Chương Mỹ dưới tác
động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
- Đề xuất một số giải pháp quy hoạch môi trường huyện Chương Mỹ đến năm 2020
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về quy hoạch môi trường của huyện Chương Mỹ
- Đánh giá hiện trạng, dự báo các tác động và diễn biến môi trường gây ra bởi hiện trạng và
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Chương Mỹ
- Đề xuất một số giải pháp quy hoạch môi trường huyện Chương Mỹ đến năm 2020
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp liên quan đến quy hoạch môi trường tại huyện
Chương Mỹ và các địa phương khác để làm tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường
và đưa ra các giải pháp quy hoạch.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đề xuất quy trình quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Chương Mỹ
Dựa theo phương pháp luận quy hoạch môi trường, nhóm đề xuất quy trình
quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Chương Mỹ gồm các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu, thu thập các số liệu thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội và các dự kiến phát triển của huyện.
Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường huyện như đất, nước,
không khí v.v…
Bước 3: Phân vùng môi trường huyện Chương Mỹ trên cơ sở hiện trạng môi
trường; các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển
đô thị nhằm mục tiêu để quản lý môi trường thích hợp cho từng tiểu vùng.
Bước 4: Dự báo diễn biến môi trường đến năm 2020 trên cơ sở hiện trạng môi
trường mỗi tiểu vùng.
Bước 5: Nhận dạng các vấn đề môi trường then chốt của mỗi tiểu vùng và đề
xuất mục tiêu môi trường.
Bước 6: Đề xuất các giải pháp liên quan đến thể chế, tổ chức, giáo dục, kỹ
thuật để thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường của huyện đã đề xuất.
3.2. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Chương Mỹ tới năm
2020
Quan điểm quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Chương Mỹ: “Theo chủ
trương của Chính phủ đối với công tác bảo vệ môi trường Quốc gia là: "Coi công
tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là nội
dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm
cho phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”.
Dựa trên quan điểm đó, quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Chương Mỹ
dựa trên các quan điểm sau:
- Bảo vệ môi trường không chỉ là cải thiện, cải tạo môi trường do tác động của sự
phát triển kinh tế xã hội mà còn là phòng ngừa trước những tác động này.
- Công tác bảo vệ môi trường không phải là của riêng ai, không chỉ thuộc trách
nhiệm của Nhà nước, các Sở, ban ngành, cơ quan quản lý tại địa phương mà còn là
nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi người dân sống và làm việc trên
địa bàn huyện cần phải có ý thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, phải đóng
góp công sức để bảo vệ tài nguyên môi trường chung của huyện.
- Sự phát triển kinh tế tuy rất quan trọng, quyết định sự phát triển của huyện nhưng
bên cạnh đó cũng mang lại tác hại vô cùng to lớn, đó là làm thay đổi tính chất tài
nguyên môi trường. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chính quyền địa phương cần có
biện pháp, quy hoạch phát triển kinh tế gắn liền với công tác bảo vệ môi trường.
Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của huyện sau này.
- Bảo vệ môi trường phải tuân thủ những quy định chung của Nhà nước và huyện.
Mọi quyết định trong quá trình bảo vệ môi trường phải tuân thủ nghiêm mọi quy
định của pháp luật.
3.2.1. Hiện trạng môi trường huyện Chương Mỹ
Các nguồn gây ô nhiễm suy thoái môi trường huyện
1. Nước thải khu công nghiệp và các điểm công nghiệp
Đặc điểm của khu công nghiệp Chương Mỹ là đa dạng về thành phần và hình
thức hoạt động cũng như dây chuyền sản xuất. Do đó, nước thải từ các nhà máy
sản xuất và khu công nghiệp có tính chất phức tạp, đa dạng hóa về thành phần và
thật khó xác định được những con số thuyết phục đủ để đặc trưng cho tính chất
nước thải chung của toàn khu công nghiệp. Vấn đề ô nhiễm do nước thải từ khu
công nghiệp đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Các cơ sở sản xuất ở đây đa phần
đều chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng trước khi thải vào trạm xử lý tập trung.
2. Sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Việc sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp trên địa
bàn vùng nông thôn- nông nghiệp ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều
chủng loại khác nhau. Vấn đề sử dụng các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
không đúng liều lượng, chủng loại, đúng bệnh, đúng thời điểm… vẫn còn diễn ra
thường xuyên, gây tác động đến môi trường đất và nước. Vẫn còn tình trạng các cơ
sở kinh doanh phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nằm xen kẽ trong khu dân cư,
khu vực chợ và các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được bày bán chung
với các loại thực phẩm cũng như nơi sinh hoạt, ăn uống của gia đình, không đảm
bảo về an toàn thực phẩm.
3. Rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị và nông thôn.
Thành phần rác thải ở đây rất đa dạng. Đa số là loại rác dễ cháy chiếm từ 4060%, còn lại là loại rác khó cháy. Hiện nay có công ty môi trường Xuân Mai và
công ty đô thị Hà Đông là thu gom rác ở các khu vực đông dân cư và đưa tới các
bãi xử lý rác. Hiện nay ở các vùng nông thôn, lượng rác cũng tăng lên đáng kể, tuy
nhiên ở các vùng này chưa có chỗ xử lý rác hiệu quả mà chỉ xây tường bao quanh
và xử lý đốt, gây mùi hôi khó chịu và làm ảnh hưởng môi trường.
Hiện trạng môi trường không khí
Chất lượng không khí nhìn chung còn tốt, tuy nhiên do ảnh hưởng của giao
thông (số lượng, chủng loại các phương tiện tham gia giao thông đường bộ càng
ngày càng tăng, nhất là xe mô tô, các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng
nhưng chất lượng đướng xá chưa đáp ứng được yêu cầu) nên nồng độ bụi một số
tuyến đường chính đạt từ 0,25-0,3 mg/m3 và tiếng ồn từ 65-70 dBA, xấp xỉ ngưỡng
tiêu chuẩn cho phép về không khí, tiếng ồn.
Chất lượng nước mặt và nước ngầm
Theo khảo sát chỉ tiêu DO trong nước mặt tại kênh, mương, các hồ trung
tâm và cụm công nghiệp hầu như đều nằm trong ngưỡng tiêu chuẩn cho phép; Chỉ
tiêu BOD5, chỉ tiêu COD trong nước mặt của các mẫu quan trắc đều vượt tiêu
chuẩn cho phép. Hàm lượng Nitrat, hàm lượng các kim loại nặng, đa số đều nhỏ
hơn tiêu chuẩn cho phép như: Hàm lượng As: 0,003- 0,035; Hàm lượng Cu: 0,0020,009; Hàm lượng Fe: 0,2:0,6..... Chỉ tiêu vi sinh Coliform nhỏ hơn tiêu chuẩn cho
phép.
3.3. Phân vùng môi trường và dự báo xu hướng biến động môi trường huyện
Chương Mỹ đến năm 2020
3.3.1. Phân vùng môi trường huyện Chương Mỹ
Phân vùng môi trường là khoanh gom các khu vực lãnh thổ có đồng nhất các
yếu tố môi trường, nghiên cứu, phân tích và đánh giá xác định các biến đổi, làm cơ
sở dự báo diễn biến theo không gian và thời gian tình hình môi trường trong tiến
trình phát triển kinh tế xã hội ở các lãnh thổ đó. Việc phân vùng môi trường huyện
Chương Mỹ dựa trên các yếu tố (tiêu chí) sau:
+ Đặc điểm tự nhiên .
+ Đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội
+ Hiện trạng và phương hướng sử dụng đất trong tương lai
+ Hiện trạng chất lượng môi trường.
+ Ranh giới hành chính.
Dựa trên các tiêu chí trên, huyện được phân thành 2 tiểu vùng môi trường:
+ Tiểu vùng môi trường nông thôn nông nghiệp gồm các xã/ thị trấn: Đồng
Lạc, Lam Điền, Thượng Vực, Phú Nam An, Ngọc Hòa, Đồng Phú, Nam Phương
Tiến, Trung Hòa, Mỹ Lương, Hữu Văn. Đặc điểm ở vùng này là sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là lúa, cây hoa, cây cảnh, rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi lợn, và
gia cầm; sản xuất các nghề thủ công truyền thống như làm mành, đan hàng rổ, nia.
Tiểu vùng môi trường nông thôn - nông nghiệp đều đa phần là các xã thuần nông,
nhân công lao động rẻ. Các vấn đề về môi trường gặp phải: nguy cơ xói mòn đất; ô
nhiễm môi trường đất và nước bởi các hoạt động nông nghiệp (chăn nuôi, thuốc
bảo vệ thực vật và phân bón hóa học).
+ Tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp gồm các xã/ thị trấn: Xuân
Mai, Chúc Sơn, Quảng Bị, Đông Phương Yên, Phú Nghĩa, Trường Yên, Thủy
Xuân Tiên, Hoàng Diệu. Đặc điểm của vùng này có tập trung nhiều doanh nghiệp,
cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tập trung phát triển kinh tế nên thiếu sự ổn
định của các hệ sinh thái, các yếu tố môi trường luôn biến động, nhiều hiểm họa
gây tai biến môi trường luôn rình rập xuất hiện. Các vấn đề môi trường gặp phải: ô
nhiễm không khí do giao thông, khu công nghiệp, ô nhiễm nước, thiếu hệ thống xử
lý nước thải và xử lý rác.
3.3.2. Xu thế biến đổi môi trường các tiểu vùng môi trường huyện Chương Mỹ
đến năm 2020
Xu thế biến đổi môi trường tiểu vùng môi trường nông thôn
nông nghiệp
- Suy thoái tài nguyên - môi trường đất do sự lạm dụng phân bón và hóa chất thuốc
BVTV: Nguyên nhân chủ yếu là do ngày càng nhiều loại bệnh cây trồng, nhiều
loại sâu bệnh kháng thuốc xuất hiện nên tâm lý người dân sẽ sử dụng thuốc trừ sâu
ngày càng nhiều. Việc chạy theo lợi nhuận nên việc bón nhiều thuốc bảo vệ thực
vật nhằm tăng năng suất cho cây trồng chắc chắn sẽ gia tăng.
- Môi trường khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ tại vùng
nông thôn: Hiện nay, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ
tại các vùng nông thôn đã và đang gây ô nhiễm môi trường cục bộ trong khu vực,
nhất là tại khu vực xung quanh các trang trại nuôi lợn quy mô gia đình. Vấn đề ô
nhiễm nguồn nước và không khí trong khu vực sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu chính
quyền địa phương không có biện pháp xử lý triệt để.
Xu thế biến đổi môi trường tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp
Đô thị hóa là quá trình hình thành và phát triển tập trung dân cư, tập trung
các hoạt động kinh tế, văn hóa và sinh hoạt. Sự phát triển nhanh chóng của đô thị
thường gắn liền với việc nảy sinh và giải quyết hàng loạt các vấn đề, các mâu
thuẫn liên quan đến tài nguyên môi trường.
- Suy giảm tài nguyên nước ngầm: Hiện tại, huyện vẫn chưa có một trạm cấp
nước lớn đủ khả năng cung cấp nước cho toàn bộ các nhu cầu sản xuất công nghiệp
trên địa bàn và trong tương lai gần vẫn chưa thấy dự án khả thi nào sẽ được thực
hiện nhằm đáp ứng yêu cầu này. Chỉ tính riêng nhu cầu sử dụng nước tại các khu
công nghiệp đến năm 2020 là 176.302,16 m3/nđ. Nhu cầu này là rất lớn, nếu chỉ sử
dụng nguồn nước giếng thì có thể làm suy giảm mực nước ngầm của huyện.
- Gia tăng lượng chất thải – tác động đến môi trường không khí, nước và đất:
nước thải sinh hoạt và nước thải do các hoạt động sản xuất.
- Gia tăng lượng chất thải rắn từ rác thải sinh hoạt và rác thải y tế.
3.4. Các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường huyện
Chương Mỹ
Tiểu vùng môi trường đô thị và công nghiệp
- Đối với cơ sở sản xuất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường không khí nằm rải rác:
khuyến khích hiện đại hóa công nghiệp sản xuất, đầu tư xử lý ô nhiễm. Hoặc tập
trung các cơ sở nhỏ không có khả năng xử lý triệt để nước và khí thải vào khu công
nghiệp.
- Quản lý và giám sát triệt để trong công tác vận hành và xử lý chất ô nhiễm của
các khu công nghiệp. Tính ra mức phí môi trường hợp lý với từng khu công
nghiệp.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước thải chung
- Xây dựng hệ thống cấp nước chung;
- Quản lý chất thải rắn
- Phát triển không gian xanh
Tiểu vùng môi trường nông thôn- nông nghiệp
- Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực cung cấp
nước sạch, từng bước xã hội hóa công tác cấp nước nông thôn. Bảo vệ tốt nguồn
nước ngầm trên địa bàn.
- Tuyên truyền về tác hại lâu dài của việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật cho người dân. Hướng dẫn người dân sử dụng đúng liều lượng thuốc
bảo vệ thực vật;và chế biến những chế phẩm sinh học thay thế như: ủ phân
compost; thuốc trừ sâu sinh học,...
- Chất thải rắn: tuyên truyền và khuyến khích người dân nên sử dụng những đồ
dùng thân thiện với môi trường như: túi giấy, làn đi chợ, hạn chế sử dụng túi nilon.
Ngoài ra, nên phân loại rác từ nguồn để dễ dang cho việc tái chế. Tuy nhiên vấn đề
này khó thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI
1.
Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan nhóm đã đề xuất một quy trình cụ thể cho
quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Chương Mỹ.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và hiện
trạng môi trường huyện, nhóm đã phân vùng môi trường huyện thành 2 tiểu vùng
môi trường (tiểu vùng môi trường nông thôn- nông nghiệp, tiểu vùng môi trường
đô thị và công nghiệp); phục vụ công tác quản lý môi trường một cách hiệu quả.
Đánh giá và dự báo các tác động môi trường do quy hoạch phát triển công
nghiệp & đô thị tại Chương Mỹ đến năm 2020 và nêu bật những vấn đề cấp bách,
những khu vực suy thoái môi trường trọng điểm.
Đề xuất các giải pháp chung và đặc thù cho các tiểu vùng, dự án môi trường
ưu tiên.
2. Tồn tại
Do thời gian hạn chế nên nhóm không có thời gian đi tìm hiểu và thu thập số
liệu thực tế nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót và thông tin chưa được cập nhật so
với số liệu hiện tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. Bài giảng Quy hoạch môi trường, PGS.TS. Nguyễn Lâm Quảng, trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội
3. PGS.TS Phùng Chí Sỹ, báo cáo tổng kết khoa học và đề tài kỹ thuật: “Nghiên
cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thành
phố Đà Nẵng; các tỉnh Thừa thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
4. Báo cáo tổng hợp “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 – 2010”, Bộ khoa
học và công nghệ, 2005.