Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

các cách làm bài văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.35 KB, 13 trang )

1. Hiểu đơn giản về bài làm văn nghị luận xã hội.
Về nội dung cần đạt tới: Bài làm văn về nghị luận xã hội là một bài tập làm
văn mà ở đó yêu cầu học sinh nêu được:
+ Quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề xã hội nào đó (được nêu trong yêu
cầu của đề bài) bàng hình thức Bình và bàn luận mở rộng.
+ Xác định được bài học cho bản thân trên các khía cạnh: Nhận thức được gì sau
khi bàn luận và tự nêu được hành động / hoặc đề xuất những biện pháp góp phần
làm cho vấn đề vừa bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Về hình thức cần đạt tới.
+ Bài NLXH theo mức độ yêu cầu của đề thi THPT QG 2017 có dung lượng
khoảng 200 chữ.
+ Bố cục 3 phần (ĐVĐ- GQVĐ- KTVĐ) như các đoạn văn khác. Phần Giải quyết
vấn đề được tổ chức bằng một số đoạn văn.
+ Yêu cầu lập luận (Lý lẽ) chặt chẽ kết hợp minh chứng, diễn đạt logic mạch lạc và
trình bày sáng sủa.
2. Phân biệt các dạng của Nghị luận xã hội
Nghị luận XH có 2 dạng cơ bản dành cho học sinh bậc THPT đó là: Nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Là một dạng đề của nghị luận xã hội. Đề tài
được đưa ra trong đề là những vấn đề về tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú. Các
vấn đề tiêu biểu thường gặp là :
- Nhận thức :Lí tưởng, mục đích sống.
- Tâm hồn, tích cách : Lòng yêu nước, nhân ái, tính trung thực, dũng cảm, chăm
chỉ cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ba hoa, ích kỉ, vụ lợi…
- Quan hệ gia đình :Tình mẫu tử, tình anh em.
- Quan hệ xã hội :Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn.
- Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống.
� Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống : Là một dạng đề của nghị luận xã hội. Đề
tài đưa ra trong đề là những vấn đề về một hiện tượng thường xảy ra, thường gặp


trong đời sống và lấy hiện tượng đó để bàn bạc.
Các đề tài để bàn bạc gần gũi với đời sống và sát hợp trình độ nhận biết xã hội của
học sinh như:
- Tai nạn giao thông
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường.
- Những tiêu cực trong thi cử


- Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn…
� Ghi chú:
- Hiện tượng được nêu trong đề có thể là: Hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu
đề bài ra vấn đề tích cực, thì phải bộc lộ quan điểm ca ngợi, công nhận, biểu
dương. Ngược lại đề ra về hiện tượng tiêu cực thì bộc lộ quan điểm phê phán, lên
án.
- Trường hợp đề ra thông qua một thông điệp, một nhận định chung thì phải thực
hiện đồng thời quan điểm ca ngợi cái tốt, và phê phán cái xấu từ đó xác định được
hành động hướng theo cái tốt.
3. Sự giống nhau và khác nhau của 2 dạng bài.
� Sự giống nhau :
- Về yêu cầu hình thức tương tự như nhau.
- Về nội dung vẫn là trình bày những quan điểm cá nhân trước Hiện tượng đời
sống hoặc Tư tưởng đạo lý.
� Sự khác nhau 2 dạng bài trong đề thi:
- Dạng NL tư tưởng đạo lý
+ Trong đề thường nêu các, nhận định, danh ngôn nằm trong một văn bản nào đó
hoặc có tác giả phát ngôn.
+ Các câu nói/nhận định/ danh ngôn được trích dẫn trong dấu ngoặc kép, hoặc có
những ẩn ý nào đó mà phải giải thích mới rõ dụng ý là gì.
+ Các câu nói, trích dẫn… thường mang mục đích giáo huẩn, răn dạy.
- Dạng NL hiện tượng đời sống:

+ Những hiện tượng nêu trong đề rất gần gũi thường gặp.
+ Những câu nói nhận định nếu có không cần phải giải thích đã rất rõ ràng.
4. Mô hình cấu tạo một bài nghị luận xã hội
� Mô hình khái quát các nội dung chính
◼ ĐỐI VỚI BÀI VĂN VỀ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
A. MỞ BÀI
- Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
B. THÂN BÀI
- Ý 1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận (Biểu hiện ra trong thực tế như thế
nào?).
- Ý 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Khách quan và chủ quan).
- Ý 3. Hậu quả (Xấu) hoặc kết quả (Tốt).
- Ý 4. Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả.
C. KẾT BÀI


- Tóm lược nội dung đã trình bày
- Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
- Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
◼ ĐỐI VỚI BÀI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A. MỞ BÀI
- Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
B. THÂN BÀI
- Ý 1. Giải thích để chỉ ra vấn đề cần nghị luận là gì.
- Ý 2. Bình luận (Nêu quan điểm của mình về vấn đề)
+ Bình: khẳng vấn đề vừa xác định (ở phần giải thích là đúng hay sai hoặc có ý
đúng, đồng thời cũng có ý sai theo quan điểm của mình.
+ Nêu những biểu hiện về vấn đề trong thực tế để chứng minh.
- Ý 3. Luận: bàn bạc và bày tò ý kiến của người viết đối với vấn đề ( Phê phán cái
xấu/ tiêu cực và bênh vực ca ngợi cái tốt /tích cực)

- Ý 4. Phương hướng của bản thân người viết Sau khi bình luận (Làm gì để đạt
mục tiêu như bình luận)
C. KẾT BÀI
- Tóm lược nội dung đã trình bày
- Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
- Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
� Mô hình thực hiện bài viết qua trả lời câu hỏi
◼ ĐỐI VỚI BÀI VĂN VỀ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
A. MỞ BÀI
- Yêu cầu: Nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
- Định hướng thực hiện thông qua trả lời các câu hỏi.
+ Hiện tượng này xuất hiện từ bao giờ ở đâu?
➡ VD: Những năm gần đây, những tháng gần đây, hiện nay/ Tại Việt nam, thế
giới, Đông nam á….
+ Hiện tượng này tạo nên ảnh hưởng gì cho xã hội con người?
➡ VD: Làm cho xã hội rối loạn, nhức nhối/ làm cho con người đau khổ/ …)
+ Tính cấp thiết của vấn đề ở chỗ nào?
➡ VD: Vấn đề đã thành mối quan tâm của mọi người/ thành bức xúc của con
người/ tất cả đang tìm mọi biện pháp để khắc phuc, loại trừ nó xây dựng một xã
hội lành mạnh)
B. THÂN BÀI
Ý 1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận


- Yêu cầu : Trình bày được biểu hiện của hiện tượng trong thực tế.
- Định hướng thực hiện thông qua trả lời các câu hỏi.
+ Nhờ đâu em biết những biểu hiện này?
➡ VD: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng/ qua bài giảng của cô
giáo/ qua chứng kiến thực tế…( có thể nêu rõ em biết qua đài nào, báo nào )
+ Hiện tượng diễn ra trên quy mô nào?

➡ VD: Diễn ra quy mô rộng (Hay hẹp) trên địa bàn toàn quốc/ Các tỉnh thành
phố/ thôn xóm/ hay nhà trường. ( có thể nêu rõ các số liệu về người, thiệt hại… em
biết )
+ Mức độ diễn ra?
➡ VD: Diễn ra thường xuyên từng ngày từng giờ Hay hạn chế trong thời gian
ngắn?
+ Đối tượng tham gia thực hiện các hành vi này?
➡ VD: Mọi người/ thanh thiếu niên/ ( có thể nêu rõ số liệu về người, vụ việc…
em biết )
+ Hãy kể hoặc miêu tả một vài thực tế về con người vi phạm những hành vi bị cấm
em chứng kiến hoặc biết?
➡ VD: Kể 1 chuyện em biết/chứng kiến, theo mẫu : Thời gian địa điểm chứng
kiến? nhân vật làm gì? Hậu quả/ kết quả xảy ra.
Ý 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Khách quan và chủ quan).
+ Những nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hiện tượng?
➡ VD: Đất nước hội nhập nhiều phong cách sống xa lạ, văn hóa tiêu cực tràn
vào chưa kịp xóa bỏ/ Đất nước còn nghèo, đời sống khó khăn/ Pháp luật đang
trong quá trình hoàn thiện còn những khuyếm khuyết/ khả năng quản lý nhà nước
còn những bất cập…
+ Những nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng trên?
➡ VD: Nhận thức của con người về vấn đề còn hạn chế không có ý thức học tập
cập nhật/ Suy nghĩ nông cạn tham lợi trước mắt/Thói quen sống buông thả, tùy tiện
dễ bị lôi kéo/ Ý thức công dân mình vì mọi người, cống hiến cho XH….kém.
Ý 3. Hậu quả (Xấu) hoặc kết quả (Tốt).
+ Hiện tượng làm ảnh hưởng đến đời sống Xh?
➡ VD: Làm cho hình ảnh đất nước xấu đi trong con mắt bạn bè thế giới/ Nền
kinh tế, chậm phát triển vì những chi phí vô nghĩa/ an ninh đất nước trở nên phức
tạp, gây khó khăn cho quản lý/ Để lại hàng loạt những vấn đề khác cho Xh phải
giải quyết : bảo hiểm thất nghiệp, y tế, trợ giúp nhân đạo phải hỗ trợ cho hậu quả



gây ra…
+ Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào?
➡ VD: Ảnh hưởng dến học tập tu dưỡng? Đến kinh tế gia đình? Đến đời sống
tình cảm quan hệ với mọi người? Đến sức khỏe? uy tín và tương lai bản thân?...
Ý 4. Biện pháp khắc phục hậu quả (Vấn đề phê phán) hoặc phát huy kết quả (Vấn
đề tốt).
➡ VD:
- Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung,tác hại/
Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây dựng hành
động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống ntn cho đúng.
- Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu sâu sắc
về vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành động
đúng trước (vấn đề đó) trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm gương
tốt.
- Đề nghị : Nhà nước hỗ trợ những biện pháp và điều kiện tốt về luật, về môi
trường, về cơ sở vật chất và con người có năng lực nhiệt tình tham gia các chương
trình hoạt động…
C. KẾT BÀI
- Tóm lược nội dung đã trình bày
➡ VD: Những lý giải, phân tích và chứng minh trên đây đã làm rõ vấn
đề…….đồng thời cũng chỉ rõ những nguyên nhân, hậu quả/kết quả của nó…. Mặt
khác bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục….
- Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
➡ VD: Vấn đề đặt ra ở đây luôn là vấn đề thời sự, nóng bỏng/ nó tác dộng mạnh
mẽ tới xã hội cuộc sống và mỗi con người / nếu loại trừ (tiêu cực)/ phát huy tích
cực thì Xh, CS, Con người ntn?
- Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
➡ VD: Từ đó, mỗi con người hãy nhận thức và hành động đúng (về Hiện tượng )
chúng ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn, XH tốt đẹp hơn.

◼ ĐỐI VỚI BÀI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A. MỞ BÀI
- Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
B. THÂN BÀI
Ý 1. Giải thích để chỉ ra vấn đề cần nghị luận là gì.
➡ VD: Những từ ngữ nào quan trọng trong đề, chúng có ý nghĩa gì? Tổng hợp ý


của các từ ngữ vừa giải thích thì đề muốn đề cập đến nội dung gì? (Đây là nội dung
cần bình luận).
Ý 2. Bình (Nêu quan điểm của mình về vấn đề), khẳng vấn đề vừa xác định (ở
phần giải thích) là đúng hay sai hoặc có ý đúng, đồng thời cũng có ý sai theo quan
điểm của mình.
➡ VD: Vấn đề vừa nêu đúng hoặc sai vì sao?
- Nếu vấn đề dúng thường có biểu hiện sau đây: Nó phù hợp với văn hóa truyền
thống Việt Nam/ Mang lại giá trị cho con người về cuộc sống tốt đẹp/ Nó giáo dục
những điều tốt để con người vươn lên chinh phục cuộc sống. Nó được mọi người
thừa nhận yêu mến và làm theo.
- Nếu vấn đề là sai thì dùng lý luận phê phán ngược lại những ý trên.
- Nếu vấn đề có chỗ đúng có chỗ sai thì dùng 2 loại ý kiến khẳng định hoặc phê
phán theo gợi ý.
- Nêu những biểu hiện về vấn đề trong thực tế để chứng minh.
➡ VD: Dẫn chứng từ cụ thể cuộc sống, hoặc sách vở báo chí thông tin về việc
con người đã làm theo nó như thế nào?đã có ai răn dạy điều tương tự? Có tấm
gương tiêu biểu nào? Có số liệu cụ thể gì?
Ý 3. Luận: bàn bạc và bày tò ý kiến của người viết đối với vấn đề (Phê phán cái
xấu/ tiêu cực và bênh vực ca ngợi cái tốt /tích cực)
+ Vấn đề làm ảnh hưởng đến đời sống Xh (Bài phê phán)?
➡ VD: Làm cho hình ảnh đất nước xấu đi trong con mắt bạn bè thế giới/ Nền
kinh tế, chậm phát triển vì những chi phí vô nghĩa/ an ninh đất nước trở nên phức

tạp, gây khó khăn cho quản lý/ Để lại hàng loạt những vấn đề khác cho Xh phải
giải quyết : bảo hiểm thất nghiệp, y tế, trợ giúp nhân đạo phải hỗ trợ cho hậu quả
gây ra…
+ Hiện tượng làm ảnh hưởng đến con người (đặc biệt học sinh) như thế nào?
➡ VD: Ảnh hưởng dến học tập tu dưỡng? Đến kinh tế gia đình? Đến đời sống
tình cảm quan hệ với mọi người? Đến sức khỏe? uy tín và tương lai bản thân?...
� Ghi chú: Nếu là bài ca ngợi bênh vực thì làm ngược lại theo hướng dẫn trên.
Ý 4. Phương hướng của bản thân người viết Sau khi bình luận (Làm gì để đạt mục
tiêu như bình luận)
➡ VD:
- Biện pháp Chung : tuyên truyền cho mọi người có nhận thức về tác dung,tác hại/
Giáo dục cho mọi người hiểu sâu sắc và tự tuyên truyền cho nhau/ Xây dựng hành
động và hành động thực tế ứng xử trong cuộc sống ntn cho đúng.
- Biện pháp cá nhân : tự học tập nâng cao nhận thức về cuộc sống/ tìm hiểu sâu sắc


về vấn đề và kêu gọi bè bạn và cộng đồng tham gia/ xây dựng những hành động
đúng trước (vấn đề đó) trong cuộc sống/ phê phán hành vi xấu, học tập tấm gương
tốt.
C. KẾT BÀI
- Tóm lược nội dung đã trình bày
➡ VD: Những lý giải, phân tích và chứng minh trên đây đã làm rõ vấn
đề…….đồng thời cũng chỉ rõ những nguyên nhân, hậu quả/kết quả của nó…. Mặt
khác bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục….
- Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
➡ VD: Vấn đề đặt ra ở đây luôn là vấn đề thời sự, nóng bỏng/ nó tác dộng mạnh
mẽ tới xã hội cuộc sống và mỗi con người / nếu loại trừ (tiêu cực)/ phát huy tích
cực thì Xh, CS, Con người ntn?
- Đưa ra một thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
➡ VD: Từ đó, mỗi con người hãy nhận thức và hành động đúng (về vấn đề )

chúng ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn, XH tốt đẹp hơn.
ĐỀ BÀI: Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến: “Cuộc sống cũng cần có
những giọt nước mắt”
Cuộc sống của chúng ta giống như một bức tranh tuyệt vời, luôn có những gam
màu sáng, tối hòa quyện vào với nhau, tạo nên những nhịp điệu đầy cảm xúc. Cũng
vì vậy mà nụ cười chưa thể phản ánh được tất cả, và “cuộc sống cũng cần có những
giọt nước mắt”
Giọt nước mắt là một biểu hiện trong trạng thái cảm xúc của con người, có thể là
kết quả của sự vui sướng và hạnh phúc tột bậc, cũng có thể là thước đo một nỗi
buồn sâu lắng và da diết.Người ta bảo cười là vui, cười là hạnh phúc, cười là ý
nghĩa nhưng đôi khi những giọt nước mắt mới là minh chứng cho những cảm xúc
đạt đến đỉnh điểm, không thể diễn tả bằng lời. Có thể nói nước mắt “là ngôn ngữ
câm lặng của nỗi đau” nhưng cũng là “suối nguồn của sự sống”!
Như một lối mòn trong tư duy của con người, khi nói về những giọt nước mắt,
người ta sẽ liên tưởng đến những chuyện bi đát, đau thương. Nhưng không! Không
có giọt nước mắt nào là vô nghĩa mà ẩn chứa trong đó là vô vạn điều thú vị. Khi
một người mẹ sinh con, , điều bà mong ước đầu tiên là đứa trẻ sẽ cất tiếng khóc
chào đời. Bế trên tay thiên sứ của mình, người phụ nữ ấy cũng bật khóc. Ai sinh ra
cũng đón chào cuộc sống mới bằng một tiếng khóc, và người mẹ nào sinh con cũng
khóc. Phải chăng, khóc mwois là tín hiệu tốt chứ không phải cười, và chỉ có giọt
nước mắt mới có thể lột tả hết cảm xúc thiếng liêng của tình máu mủ.
Giọt nước mắt còn là hình thức để vơi cạn đi những nỗi buồn. Nếu nỗi buồn là màn
đêm u tối thì tôi tin nước mắt chính là những vì sao. Dù cho hai thứ luôn gắn liền


với nhau nhưng nếu không có vì sao, không có nước mắt thì màn đêm ấy mới thật
nhàm chán, nỗi buồn ấy mới thật tẻ nhạt. Bởi lẽ, khi người ta rất buồn, người ta chỉ
muốn khóc thật to để quên đi tất cả. Nước mắt cũng có thể là biểu hiện của sự nỗ
lực và ý chí quyết tâm. Muốn thấy cầu vồng phải biết chấp nhận những cơn mưa,
muốn thành công phải biết sống chung với những giọt nước mắt. Không những thế,

giọt nước mắt còn thể hiện sự đồng cảm trước những con người trong cuộc sống.
Xem những chương trình ti vi như: “Như chưa hề có cuộc chia ly”, “Lục lạc vàng
kết nối nững miền quê” hay “Câu chuyện ước mơ” bạn có khóc vì thấy thương cho
những mảnh đời bất hạnh, trớ trêu không? Ấy đấy, đến cả giọt nước mắt cũng
không chỉ là của riêng mình…
Giọt nước mắt mằn mặn như nước muối, nếu kìm nén lâu sẽ ăn mòn đi đời sống
tinh thần phong phú, giống như nước muối có thể ăn mòn kim loại. Tuy nhiên cũng
phê phán thay cho giọt nước mắt giả dối. Giả lời nói thì gây ra bực bội. Giả hành
động thì gây ra căm phẫn. Giả cảm xúc thì gây ra sự phản cảm. Và giả nước mắt
mới là cái giả dối đắt giá nhất. Giọt nước mắt thật sẽ dễ chạm đển trái tim người
khác, còn nếu vay mượn chúng để trông chờ lòng thương hại thì dĩ nhiên, nó là
một việc làm tàn nhẫn. Hãy để “nước mắt cá sấu” ngủ yên trong một ngõ ngách
sâu thẳm nào đó!
Tóm lại, nếu nước mắt muốn rơi thì bạn đững cố ngăn chúng lại. Hãy để nước mắt
được lăn dài thật tự nhiên vì nó chính là thông điệp của cuộc sống. Hãy cho phép
bản thân được sống một cuộc sống giàu tình cảm, “một cuộc sống cần có giọt nước
mắt”
ĐỀ BÀI: Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng sống ảo của một số thanh niên
hiện nay
➡ BÀI LÀM
Cuộc sống như một bức tranh hiện thực đầy màu sắc, chứa đựng những cảm xúc
vui buồn, hạnh phúc đôi khi chen lẫn sự đau thương và mất mát. Nhưng nó lại
khiến con người ta trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Vây mà một số thanh niên hiện
nay đang đóng cửa thực tại, đi vào thế giới sống ảo, mơ hồ. Đây là vấn đề hết sức
nóng bỏng trong xã hội, trở thành dấu chấm hỏi được đặt ra cho gia đình, nhà
trường, bản thân mỗi con người chúng ta.
Mỗi bước đi cuộc đời ta chợt nhận ra nhiều điều kì diệu và rồi ta sống ảo, chốc lát
mọi thứ trở thành ảo ảnh, dễ dàng tan biến mà thôi! Dương như hai chữ ấy đg dẫn
dắt tâm hồn k biết lối ra . Sống ao la htương diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam nói riêng
và thế giới nói chung . Mỗi năm trung bình đều xảy nhiều vụ học sinh đánh nhau ,

chửi tục trên mạng xã hội . Nhiều người sống ảo quá mức bị lừa tình và tiền.
Sống ảo là cuộc sống không có thật, nó chỉ giống một thứ gì đó rất lấp lánh, vui vẻ
nhưng đầy mơ hồ. Do mạng xã hội tạo nên: Facebook, Zalo, Skype ... suốt ngày
mỗi phút mỗi giơ thay vì sg cho thực tại thi lại giành thời gian than phiền, bày tỏ


vài dòng chữ trên máy tính. Bỏ ra hàng tiếng đồng hồ để chụp bức ảnh thật đẹp ,
viết những gì thật hay để trông chờ vào con số like lên hàng trăm hàng nghìn cũng
khiến con người ta mỉm cười, hạnh phúc. Quên lãng về việc mình sống lúc này để
làm gì, còn có ý nghĩa hay không?
Ai sinh ra, vốn đều tốt cả, có phải bỗng dưng họ từ bỏ cuộc sống đến vs thế giới kì
ảo. Nguyên nhân của nó bắt nguồn bởi gia đình, nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách
mỗi con người. Hạnh phúc gia đình đổ vỡ làm cho con cái buồn chán, muốn tìm
đến niềm vui mới cho riêng mình hoặc cha mẹ không quan tâm, chăm lo đến con
em mình bị cuốn vào vòng xoáy kiếm tiền. Lúc này nhà trường & xã hội cũng có
trách nhiệm quan trọng, trực tiếp giáo dục mỗi học sinh nhưng vẫn chưa tích cực tổ
chức các lớp học về kỹ năng sống. Nhưng cuối cùng, nguyên nhân là do bản thân
học sinh, thanh niên ở độ tuổi nhạy cảm, mới lớn dễ chán nản, tìm đến cuộc sống
ảo khơi dậy niềm vui .
Từng ngày nêu hiện tượng sống ảo vẫn k đc hạn chế, sẽ gây ra hậu quả hết sức
nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình, xã hội. Làm ca một thế hệ trẻ hết niềm tin hi
vọng vào cuộc sống và đất nước sẽ không phát triển được nữa . Còn lại sự tiếc
nuối, mất mát chỉ vì cách sống ảo của mình. Đáng buồn thay! Vụ nữ sinh bị nhục
mạ ở trường THPT Trần Phú trên Facebook dẫn đến tự tử gây xôn xao cộng đồng
mạng. Nó không làm csông tốt đẹp hơn mà ngược lại khiến ta bế tắc, đánh mất ước
mơ của chính mình .
Chúng ta cần phải tích cực, tổ chức các phong trào ở trường lớp, để csông thêm thú
vị, thoát khỏi sự ảo tưởng. K ngừng sáng tạo, nỗ lực mọi lúc mọi nơi. Hãy năng
động như vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên, luôn nhìn về phía trước cố
gắng giành được nhiều giải thưởng cho Tổ Quốc. Thanh niên là phải sống k ngừng

đam mê, chinh phục thử thách .
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường , bản thân em sẽ luôn luôn cố gắng học
tập, rèn luyện đạo đức. Sống tốt cho csông hiện tai & theo đuổi ước mơ của mình .
Một phút sống chậm, cảm nhận mùi vị cuộc sống thôi các ban ạ! Ta sẽ thấy nó thật
đẹp. Đặc biệt là thanh niên những mầm non tương lai của đất nước, phải biết cố
gắng đừng sống ảo cũng đã góp phần xây dựng xã hội văn minh, phát triển hơn nữa
ĐỀ BÀI : Nghị luận xã hội về sự tự tin
Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy được rất nhiều những danh nhân, những
con người thành đạt với sự thành công trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta thường hay
đặt câu hỏi rằng tại sao và bằng cách nào mà những người như thế có thể tiếp cận
được sự thành công, ngoài những đức tính, phẩm chất cần thiết như sự chăm chỉ,
tài năng, linh hoạt trong giao tiếp, may mắn,… Để có được những sự thành đạt như
thế, con người cần có một phẩm chất không kém phần quan trọng ở thời đại này,


đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong
cuộc sống mỗi con người?
Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt
đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành
quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách
mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình
theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện
được nó ở những lần sau. Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin
vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong
cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết trình
bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho
đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một
nhà văn cho ra đời tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rất nhiều biểu hiện
của sự tự tin trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết.
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể

tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo
được một nền móng vững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản
thân, từ đó chúng ta có thể xác định rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này,
xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trong cuộc đời, sự nghiệp. Chỉ có thế chúng
ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn của chính bản thân mình,
cũng là thể hiện bản thân. Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc
thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc
phải những vấn đề cần sự giải quyết. Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn
đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà
chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng
đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này. Nếu không có sự tự tin
thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong khi chúng ta đủ khả năng làm
được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự
tin sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sức
với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại. Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin như
một nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách
trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học
thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong
con người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không biết. Nếu ta không chịu đứng ra
thuyết trình bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta có thể biết kĩ năng nói
của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp


cho ta thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt
để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trong công
việc. Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có
nhiều lần đứng ra nói chuyện với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh,
cũng phải vấp những lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ, nhưng sự tự tin trong giao tiếp
đã giúp họ vượt qua và đạt được thành công trong việc học ngoại ngữ. Cuộc sống
luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào chính mình để

vượt qua thì thành công sẽ khó mà đến với chúng ta.
Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người. Thế
nhưng không phải ai cũng có trong người sự tự tin ấy. Trong cuộc sống, chúng ta
vẫn quan sát thấy được những người nhút nhát, thiếu niềm tin vào bản thân, hay
thích dựa dẫm vào kẻ khác, vào cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kĩ năng và kiến thức cần
thiết. Điển hình là một số bạn trẻ, dù đã bước sang tuổi trưởng thành rồi mà vẫn
không tự tin dấn thân vào đời, tự lập để mà kiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ
cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô ích như một người thừa của xã
hội. Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhận những thử thách
trong công việc, để học những cơ hội thăng tiến bay qua mà không muốn nắm bắt
vì sợ thất bại, không tin vào những khả năng của bản thân mình có thể làm được.
Trong việc chọn ngành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đa số các bạn
học sinh đều thi vào những trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại thương,… với
những ngành thật “hot” có thể gặt tiền nhiều mà không nghĩ đến tài năng của mình
không thuộc những phạm trù của những ngành nghề ấy, không tự tin vào năng lực
thực của mình mà chỉ muốn a dua theo kẻ khác. Tệ hơn nữa là có một số người tự
tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ vào chính bản thân mình, xem trọng và đề
cao cái tôi của mình, xem thường người khác. Ắt hẳn khi còn bé, chúng ta đã đều
được đọc truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua ê chề
trong cuộc đua với Rùa. Những người chủ quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại.
Đồng thời, hcúng ta cũng cần phải hiểu tự tin thôi vẫn chưa đủ để dẫn đến thành
công, cần có sự hỗ trợ của đức tính khác như cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong
công việc,… và cả sự giúp đỡ của người khác để vươn tới thành công mai sau.
Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện. Là
một học sinh, trước tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền
móng kiến thức thật vững chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát huy tài năng
bản thân. Từ đó, em có thể thực hiện việc rèn luyện từ những công việc làm nhỏ
nhất như tự tin giơ tay phát biểu ý kiến của mình trước lớp, khắc phục sự rụt rè sợ
sai khi phát biểu xây dựng bài học, kế đến nữa, em sẽ tham gia các hoạt động của
trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xung phong nhận lãnh



những trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó. Đến kì thi Đại học,
sẽ chẳng có lí do gì để em từ chối thi vào trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý
học, theo đuổi ước mơ của chính em. Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ
cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tin cho con em mình ngay từ khi chúng
còn nhỏ, như khen con khi con làm việc tốt, tôn trọng, khuyến khích những quyết
định riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động viên, an ủi chúng khi
cần thiết. Về phía nhà trường và xã hội, cần có những buổi hội thảo dành cho giới
trẻ về “sự tự tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài chung chung, gần gũi
mà không cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sống của chúng
em, chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương lai
cho học sinh.
Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy
rèn luyện nó ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh
trong xã hội, tồn tại một niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời.

Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản về lòng yêu quê hương chỉ gắn với tình
cảm công dân, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy những bài thơ lãng mạn trong phong trào Thơ
Mới được xem là tiếng nói tình cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi
mới đất nước, những tác giả tác phẩm lãng mạn được đưa vào trong chương trình phổ thông. Tiếp xúc với
các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, chúng ta chợt nhận ra lòng yêu quê hương
có nội dung phong phú đa dạng hơn nhiều.
Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước kín đáo, bộc lộ qua tình
yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại
những cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả. Một địa danh thôn Vỹ đi vào nỗi nhớ,
gắn kết ân tình với xứ Huế trong Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng
hàng cau, cái huyền ảo của bến sông Trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố
đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong Thơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận sắc
thái thiên nhiên hoà hợp quấn quít trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nhỏ nhỏ, sắc nắng trở chiều,

màu mây biếc và bâng khuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân”. Ta ngỡ ngàng khi phát hiện những
vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc thái mùa thu ở Đây mùa thu tới, một rặng liễu, một sắc “áo
mơ phai dệt lá vàng”, “nàng trăng tự ngẩn ngơ”, những hình ảnh mùa thu rất quen và rất lạ được nói lên
qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ, của
chàng thi sĩ Huy Cận đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”, chuyển tải bao tâm sự nỗi
niềm của người dân mất nước, khi đối diện Tràng giang: nỗi “sầu trăm ngả” lan toả trên sóng nước, con
thuyền, cành củi, cánh bèo, “sông dài trời rộng bến cô liêu” kết lại thành nỗi niềm “lòng quê dợn dợn vời
con nước – không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi dậy tình yêu giang sơn Tổ quốc. Quê hương còn
đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp một cách nao lòng trong cỏ xanh, mưa
xuân, đàn bò đủng đỉnh, cô yếm thắm…qua những rung cảm trong trẻo của tâm hồn thiếu nữ. Tất cả
những bài thơ ấy viết về con người, cảnh vật, làng quê…đều gặp nhau ở một điểm: tình cảm yêu nước kín
đáo.


Từ những bài thơ ấy, ta chợt hiểu ra yêu quê hương trước hết phải là yêu thương gắn bó với mảnh đất –
con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vui buồn với vận
mệnh dân tộc. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa,
tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh
lọc tâm hồn con người. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng
đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân
tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức
xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà
không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên
chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể
yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia
đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: “Ôi Tổ quốc ta yêu như
máu thịt – Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”, mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để
“người yêu người, sống để yêu nhau”. Tình yêu ấy không hẳn chỉ thể hiện qua hành động đứng lên đánh
lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê

hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung nếu không xuất phát từ tình yêu
con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm, từ suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu
quê hương đất nước.
Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về lòng yêu quê hương,
bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động
trước cái đẹp cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang
sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão
vun trồng tài năng để sau này cống hiến cho đất nước, thiết tưởng cũng là ươm mầm cho lòng yêu quê
hương đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn.



×