Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Thực phẩm bẩn, cách phân biệt thực phẩm bẩn và sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: THỰC PHẨM BẨN

Nhóm: 01
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Túy Lan

TP.HỒ CHÍ MINH ngày 29 tháng 9 năm 2016

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM


1.

Nguyễn Thị Thanh Thúy (NT)..............................................................3113330168

2.

Ngô Thị Kim Thanh..............................................................................3113330148

3.

Lê Thị Thùy Oanh.................................................................................3113330122

4.

Võ Thị Cẩm Thu....................................................................................3113330165


5.

Ngô Linh Mẫn.......................................................................................3113330089

6.

Vương Ngọc Minh Châu.......................................................................3113330021

7.

Nguyễn Thị Kim Thi.............................................................................3113330158

8.

Trần Anh Thư........................................................................................3113330172

9.

Nguyễn Thị Kim Thoa..........................................................................3113330163


MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Khái quát về thực phẩm bẩn
1. Thực phẩm bẩn là gì?---------------------------------------------------------------------------3
2. Thực trạng----------------------------------------------------------------------------------------3
3. Tác hại--------------------------------------------------------------------------------------------4
4. Biện pháp-----------------------------------------------------------------------------------------7
Chương 2: Một số phương pháp lựa chọn và cách phân biệt thực phẩm
I- LƯƠNG THỰC

1. Gạo------------------------------------------------------------------------------------------------8
2. Bún-----------------------------------------------------------------------------------------------11
II- RAU CỦ
1. Nấm----------------------------------------------------------------------------------------------13
2. Rau muống--------------------------------------------------------------------------------------14
3. Rau cải------------------------------------------------------------------------------------------14
4. Rau ngót-----------------------------------------------------------------------------------------15
5. Rau bí--------------------------------------------------------------------------------------------16
6. Các loại đậu-------------------------------------------------------------------------------------17
7. Giá đỗ-------------------------------------------------------------------------------------------17
8. Mướp đắng--------------------------------------------------------------------------------------18
9. Cà chua------------------------------------------------------------------------------------------19
10. Cà rốt--------------------------------------------------------------------------------------------19
III- TRÁI CÂY
1. Táo-----------------------------------------------------------------------------------------------23
2. Chuối--------------------------------------------------------------------------------------------24
3. Nho----------------------------------------------------------------------------------------------24
IV- THỊT, HẢI SẢN, TRỨNG
1. Thịt lợn------------------------------------------------------------------------------------------31
2. Thịt gia cầm------------------------------------------------------------------------------------36


3. Thịt bò------------------------------------------------------------------------------------------43
4. Hải sản------------------------------------------------------------------------------------------47
5. Trứng--------------------------------------------------------------------------------------------52
V-

NƯỚC

1. Nước đá-----------------------------------------------------------------------------------------55

2. Nước uống đống chai--------------------------------------------------------------------------58
3. Dừa xiêm----------------------------------------------------------------------------------------61
4. Cà phê-------------------------------------------------------------------------------------------63
5. Nước ngọt---------------------------------------------------------------------------------------65
6. Trà sữa------------------------------------------------------------------------------------------68
VI- CÁC LOẠI THỰC PHẨM KHÁC
1. Sữa bột------------------------------------------------------------------------------------------69
2. Đậu phụ-----------------------------------------------------------------------------------------73
3. Mứt----------------------------------------------------------------------------------------------74
4. Hạt dưa------------------------------------------------------------------------------------------77
5. Bột ngọt----------------------------------------------------------------------------------77
6. Dầu ăn------------------------------------------------------------------------------------80
7. Nước mắm-------------------------------------------------------------------------------82
8. Tương ớt----------------------------------------------------------------------------------86
9. Tỏi----------------------------------------------------------------------------------------88
10. Hành -------------------------------------------------------------------------------------89
VII- KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế phát
triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn “chỉ tiêu” ăn no, mặc ấm
nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn
chưa được nhiều người chú ý đến.
Vệ sinh thực phẩm ở đây là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi
sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh
trong chế biến bảo quản thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây
ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói là khái niệm này có nội dung
rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật. Nói
chung vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ,

tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật
lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động
vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên ở nước ta, chỉ một
đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các
gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi nhỏ
rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu
trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc
mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc trong. Vệ sinh đâu khi người bán
dùng tay không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết nhưng vẫn
thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là ngon lành
với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện” còn có ý kiến cho
rằng “Ngồi đây cho thoáng mát”.
Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các
hành vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh
mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm
nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm thì
giờ đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện với nhiều


hành động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không đủ cầu”.
Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước
đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.
Thế nên, chúng ta phải tự bảo vệ chính chúng ta tránh khỏi những hung thần mang tên thực
phẩm bẩn. Làm thế nào để trở thanh những người tiêu dùng thông thái? Mời các bạn tiếp
tục theo dỏi những phần tiếp theo để có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt.

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 2



Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỰC PHẨM BẨN
1. Thực phẩm bẩn là gì?
Thực phẩm bẩn là khái niệm được người tiêu dùng hiện nay sử dụng cho những loại thực
phẩm bị tẩm hóa chất, tiêm chất kích thích nhằm tạo nên vẻ tươi ngon bên ngoài, nhưng
chất lượng và quá trình sản xuất lại vô cùng đáng báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe con người khi sử dụng lâu dài.
2. Thực trạng.
Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các hành
vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh mứt,
formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm nhiều
người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm thì giờ
đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện với nhiều hành
động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không đủ cầu”.
Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng
trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.
Vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư
luận và người dân.
Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng sử dụng hóa
chất trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt, phục vụ cho dịp tết có danh tiếng và tên
tuổi trong bánh mứt và đã được cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm bị phát hiện sử dụng các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa đầy dòi và ấu trùng đang
được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Nhiều cơ sở đã thừa nhận rằng trong lúc chế biến thiếu sân phơi và đã đem ra phơi trên vỉa
hè. Tại Hà Nội đã phát hiện trên hai mươi năm tấn mỡ thối nát, đã bốc mùi hôi thối nồng
nặc chở từ một cơ sở để đưa vào miền Nam tiêu thụ. Chưa hết những thứ mỡ thối kinh
khủng thì lại tới chuyện lòng heo, nội tạng gia súc, động vật. Các cơ quan chức năng đã bắt
giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ nội tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được
chuyển từ Hà Nội về Lào Cai, chuyển sang Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 3


lại Việt Nam để tiêu thụ, phục vụ cho những thực khách sành ăn, ham giá bình dân. Nhiều
vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh tra còn bắt được hàng tạ thịt chim cút đang trong thời
gian phân hủy, không còn giữ được nguyên vẹn thực trạng ban đầu. Các vụ vận chuyển
hàng trăm cân gia cầm chết hay bị bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã
xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số vụ vận chuyển một lượng lớn chất Phodamine B là
một loại hóa chất công nghiệp phát quang dùng trong y học để chuẩn đoán vi khuẩn và một
số xét nghiệm sinh hóa hay để nhuộm quần áo được trộn chung với ớt bột rồi tung ra thị
trường. Các vụ trên đa phần đều có tổ chức, đường dây lớn và dẫn về các tiệm ăn nhỏ, quán
cóc hay thậm chí là những nhà hàng sang trọng, sạch sẽ.
Theo thông tin của một cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đột xuất, không khỏi
bất ngờ và choáng váng khi phát hiện ra rằng hầu hết các điểm được kiểm tra đều xảy ra
tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ,
bao bì hay nhãn mác. Đem một số mẫu về xét nghiệm thì có tới 56% mẫu bị nhiễm vi
khuẩn, nhiều loại bị nhiễm hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất
chống oxi hóa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người. Có nhiều loại trái cây
nhập lậu từ Trung Quốc nhìn bề ngoài thì rất tươi ngon nhưng bên trong đã thối rữa.
Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa phần là do
những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm đó một cách quen
thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu phòng tránh. Những bất cập trong
việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.
3. Tác hại
a) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người nói chung
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển
bình thường của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người để học tập, làm việc và lao động sản
xuất, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Cần phải

nhấn mạnh rằng, không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không
đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức
khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực
phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt,
dễ nhận thấy như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,..., nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự
Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 4


tích lũy dần các độc tố có hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát
bệnh (như ung thư) hoặc có thể gây ra các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh
hưởng cụ thể tới sức khỏe phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh khác nhau. Những trẻ suy
dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn
nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính
gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận
thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo
thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây
bệnh đường ruột đứng thứ 2.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có những ảnh hưởng cụ thể đến những vấn đề sau
của sức khỏe con người:
- Ảnh hưởng đến tạo hình: thể lực, chiều cao
- Ảnh hưởng tới điều hòa gen: giống nòi
- Ảnh hưởng tới hệ thống Enzyme: quá trình chuyển hóa
- Ảnh hưởng đến chức năng: tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bài tiết, hô hấp, sinh dục
- Nguy cơ gây nên bệnh tật: ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính, bệnh truyền qua thực
phẩm, huyết áp, ung thư (thực quản, tiền liệt tuyến, dạ dày, đại tràng, vú, trực tràng, khoang
miệng, gan,...), sỏi mật, đái đường, sơ gan, răng miệng, loãng xương, phù thũng, lở loét da,

khô mắt, còi xương,... (riêng bệnh huyết áp và ung thư chiếm 35% có liên quan đến ăn
uống).
b) Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội
Hàng năm, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe
của hàng triệu người. Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, con người có thể trải qua những
cơn đau tức thời, tạo nên những cảm giác khó chịu đối với cơ thể và thậm chí làm cho cơ
thể kiệt quệ, những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Điều này không chỉ ảnh hưởng
trực tiếp đến vấn đề sức khỏe, mà còn kéo theo cả những thiệt hại khác như những trang trải
về viện phí, mất thời gian trong công việc của bản thân người bệnh và người thân trong gia
đình, giảm khả năng lao động và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng về tâm lý cho những người
thân phải lo lắng, suy tư về tình hình sức khỏe của người bị bệnh.
Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 5


Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một
loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan
trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường cả trong nước
và quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản
xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa
các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn
quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sản xuất, kinh doanh
thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với một
nước nông nghiệp như Việt Nam. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là chìa khóa tiếp
thị sản phẩm thành công nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín cùng với lợi nhuận lớn trong sản xuất kinh doanh
cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến cũng như hoạt động dịch vụ và
thương mại. Thực phẩm đồng thời còn đóng vai trò là một loại hàng hóa chiến lược, thực
phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sẽ góp tăng nguồn thu từ xuất khẩu thực phẩm có

tính cạnh tranh và thu hút thị trường.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả
khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ
thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm
sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi
phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất
lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu
dùng. Ngoài ra, còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc
hại, giải quyết hậu quả …
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực
phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi
trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ
sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô
nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. Mục tiêu tiếp theo của vệ
sinh an toàn thực phẩm là có được uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng và người tiêu
dùng, bán được nhiều sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước làm tăng thêm nguồn thu

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 6


cho cá nhân, doanh nghiệp, làm giàu cho quốc gia, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao
động,.
4. Biện pháp
Trong thời gian qua nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm
nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, kiểm soát vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn cả
về mặt con người lẫn phương tiện giám định đồng bộ thực phẩm. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe
bản thân, mỗi người dân cần phải chủ động phòng tránh những thực phẩm này.


Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 7


Chương 2: MỘT SỐ PHƯỜNG PHÁP LỰA CHỌN VÀ CÁCH
PHÂN BIỆT THỰC PHẨM
I.

Lương thực

1. Gạo
Hiện nay, một số đại lý bán gạo sử dụng nhiều hóa chất độc hại để kéo dài thời gian
bảo quản gạo. Họ dùng một số hóa chất nhập lậu của Trung Quốc để phun xung quanh các
bao gạo. Những hóa chất này có tác dụng tiêu diệt các loại mọt gạo và hạn chế các loại nấm
mốc, do đó sẽ kéo dài thời gian bảo quản gạo mà không sợ bị mọt và nấm mốc gây hại.
Ngoài việc dùng hóa chất bảo quản chống mối, mọt, những bao gạo để quá lâu mất mùi
thơm tự nhiên sẽ được người bán hàng ướp hương liệu tạo nên mùi thơm hấp dẫn. Các
loại hương liệu này thường được nhập lậu từ Thái Lan. Đây là các loại thuốc được chứa
trong các lọ nhựa có màu phớt
xanh, khi mở ra ngửi sẽ có mùi
thơm như mùi gạo nếp. Họ dùng
thuốc này trộn đều với gạo rồi đóng
bao. Mùi thơm càng hấp dẫn khi
gạo được trộn càng nhiều hóa chất
tạo mùi. Với cách làm như vậy, một
số đại lý gạo có thể biến những loại
gạo thông thường thành nhiều loại
gạo đặc sản như gạo Thái, gạo Bắc Hương, gạo Điện Biên… và lợi nhuận mà họ thu được là

không nhỏ.
a) Cách nhận biết gạo nhiễm hóa chất

Hiện tại, các loại gạo không rõ nguồn gốc đang trôi nổi trên thị trường bán nhiều tại các
chợ nhất là vùng nông thôn, miền núi. Ta rất dễ mua phải các loại gạo kém chất lượng,
không ngon, nhưng được “lên đời” bằng hóa chất.
-

Đối với những loại gạo có ướp hương tạo mùi thì gạo thường có độ bóng hơn bình
thường và có mùi thơm gắt, không có hương thơm tự nhiên của gạo. Những loại gạo bị
ướp hương tạo mùi khi mua về sẽ mất dần mùi thơm do hóa chất bị bay hơi. Bên cạnh

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 8


đó, khi ăn cơm sẽ không còn mùi thơm ban đầu do các hóa chất bị phân hủy và bay
hơi khi gặp nhiệt độ cao.
-

Đối với những loại gạo bảo quản bằng hóa chất: Khi ăn cơm có cảm giác “bở bục”,
không có hương vị của cơm thông thường. Ta không nên mua gạo có màu đục và hạt
nát nhiều. Vì nếu hội đủ hai đặc điểm này, chứng tỏ đây là gạo của loại lúa được gặt
sớm, không đủ độ chín hoặc sấy chưa khô. Nếu không được tẩm thuốc diệt côn trùng,
chỉ một thời gian ngắn là có mọt ngay.

-

Ngoài ra, có thể nhận biết gạo có chứa chất bảo quản bằng cách: Cơm của các loại gạo

thông thường khi để qua đêm trong điều kiện mùa hè thường có mùi thiu, nhưng cũng
trong điều kiện đó, cơm của các loại gạo có chứa hóa chất bảo quản thì lại không bị
thiu, do các hóa chất độc có trong gạo ức chế vi khuẩn lên men.

Vì vậy, để có gạo an toàn không có hóa chất bảo quản, ta nên mua ở các cửa hàng, đại lý
có uy tín, đóng gói cẩn thận. Ngoài ra, nếu có điều kiện người tiêu dùng nên mua lúa của
nông dân, sau đó xay sát để tiêu dùng dần cho gia đình.
b) Những địa chỉ uy tín cung cấp gạo sạch tại TPHCM
 GẠO HOA LÚA
Đây là một trong những cửa hàng gạo sạch có quy trình sản xuất gạo sạch được kiểm soát
chặt chẽ từ vùng nguyên liệu đến khâu chế biến lúa thành gạo phẩm theo tiêu chuẩn chất
lượng cao Global G.A.P. Gạo sạch Hoa Lúa không lau bóng, tẩy trắng.
Giá từ 34.000 đồng/kg.
♦ Địa chỉ: 84 Sương Nguyệt Ánh, Q. 1, hotline 190 063 6474,
Website gaohoalua.vn.
 ITA-RICE
Gạo sạch Ita-Rice đạt chứng nhận Global G.A.P, không có dư lượng hóa chất bảo vệ thực
vật và kim loại nặng có hại cho sức khỏe, đảm bảo 61 tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ita-Rice hiện có 5 loại gạo trắng: nàng cúc, nàng đào, nàng nga, nàng yến và nàng mai.
Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 9


Giá từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Giao hàng tận nơi từ 10kg trở lên.
♦ Địa chỉ: 19 Cao Bá Nhạ, Q. 1, điện thoại (08) 3837 1000
Website tantaorice.com.
 GẠO SẠCH KIM SÁNG
Đây cũng là một trong những cửa hàng gạo sạch đạt tiêu chuẩn Global G.A.P, xuất khẩu
sang thị trường nước ngoài. Ngoài các sản phẩm gạo thông thường, cửa hàng còn có các loại

gạo sạch hữu cơ. Giá từ 18.000 – 30.000 đồng/kg.
♦ Địa chỉ: 170U Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh; 565 Bà Hạt, P. 8, Q. 10; 77 Bùi
Hữu Nghĩa, P. 5, Q. 5, điện thoại (08) 3516 7426 – 091 397 8778,
Website www.gaokimsang.com.vn.
 GẠO HỮU CƠ HOA SỮA
Cửa hàng gạo sạch này cung cấp các loại gạo organic: gạo đen nảy mầm, gạo trắng, gạo
đen, gạo lứt, gạo đỏ, gạo màu… Sản phẩm được cấp giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ của
Mỹ và châu Âu.
Giá khoảng 50.000 đồng/kg.
♦ Địa chỉ: 126 Võ Văn Kiệt, Q. 1, điện thoại (08) 3914 4233 – 3914 4019
Websitewww.hoasuafoods.com.
 GẠO SẠCH NAM SƠN
Cung cấp gạo sạch bảo đảm từ nguyên liệu đầu vào, không chất bảo quản, tạp chất, hóa chất
tạo mùi, không pha trộn. Cửa hàng có nhiều loại gạo cho bạn chọn: tài nguyên chợ đào,
Nam Sơn Jasmine…
Giá từ 17.000 đồng/kg. Giao hàng miễn phí tại nhà.
♦ Địa chỉ: 395 Trần Xuân Soạn, Q. 7, điện thoại (08) 6262 0505, Website gaonamson.com.

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 10


2. Bún

Để làm ra một mẻ bún sạch thường mất khoảng 5 đến 7 ngày, tuy nhiên với nhu cầu sử
dụng loại thực phẩm này trong cuộc sống hiện tại là khá cao nên một số cơ sở sản xuất bún
đã dùng hóa chất để tăng lợi nhuận và rút ngắn quy trình làm bún. Những hóa chất thường
được sử dụng để cho vào bún là chất huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the.
Các chất này đều nằm trong danh mục phụ gia, cấm sử dụng cho thực phẩm.

Các hóa chất độc hại có trong bún khi vào cơ thể tùy theo lượng độc tố mà có thể gây
ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Nó có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột
có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng, chúng tích tụ lâu dài sẽ gây suy gan,
thận, thậm chí ung thư.
a) Cách nhận biết bún không đảm bảo chất lượng.
 Dựa vào màu sợi bún
Cách đơn giản đầu tiên là nhìn vào màu của sợi bún. Bún được làm từ gạo, chính vì vậy,
màu của bún khi thành phẩm sẽ không thể trắng hơn gạo. Cũng như gạo khi mang nấu thành
cơm, màu của bún nếu không dùng hóa chất sẽ có màu trắng ngà tương tự như màu cơm.
Khi thấy bún trắng bất thường, khả năng người chế biến đã cho vào chất tẩy trắng hoặc một
số chất tương tự để làm bún trắng hơn.

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 11


 Dựa vào độ dính
Cũng bằng cảm quan, nếu thấy cọng bún quá bóng mẩy thì cũng có khả năng bún được
xử lí bằng hóa chất. Sợi bún không có hóa chất thường không thể quá “mượt mà”. Gạo
không dùng hóa chất cũng sẽ không thể cho sợi bún quá dai. Bún không dùng hóa chất cũng
dính hơn.
 Dựa vào mùi chua
Kế đến, do bún làm từ gạo cho nên dễ bị chua, chính vì thế người bán muốn bảo quản thì
phải bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc thoáng mát. Nên nếu bún để ngoài chợ với nhiệt độ cao,
để đến cuối ngày mà ngửi vẫn không chua hỏng thì có khả năng đã được xử lí hóa chất.
Loại hóa chất chống hỏng được phép sử dụng nhưng phải trong liều lượng cho phép.
 Dựa vào hương vị
Bún ít hóa chất khi ăn sẽ có cảm giác của tinh bột hoặc người ăn cảm thấy rõ mùi vị của
bột gạo. Cho nên những loại bún nhai trong miệng mà không có mùi vị thì nguy cơ bị dùng

hóa chất là cao hơn.
b) Các cơ sở sản xuất uy tin
-

Cơ sở sản xuất bún tươi Kiều Trang số 203/31 Huỳnh Văn Nghệ, phường 12, quận
Gò Vấp

-

Cơ sở bún tươi Phương Dung số 71/486E Phan Huy Ích, quận Gò Vấp

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 12


II.

Rau cu

Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun
thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Củ quả sạch thường không được
ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những
loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá "cũ kỹ". Dưới đây
hướng dẫn bạn cách phân biệt nấm và các loại rau củ quả bị nhiễm bẩn nhanh và hiểu quả
nhất
1. Nấm
-

Để phân biệt nấm có hóa chất hay không chúng ta chỉ cần bóp nấm dập ra một

chút, đưa lên mũi sẽ dễ nhận thất được
mùi hắc hắc của hóa chất hoặc mùi
thơm đặc trưng của nấm.

-

Bên cạnh đó khi ăn nấm sạch có hóa
chất sẽ có độ “nhớt nhớt”, thậm chí hơi
có vị chua một chút. Nấm sạch chỉ để
được 3-4 ngày, sau thời gian này nấm
không

chứa

hóa

chất

sẽ

dễ

bị

hỏng.Trong khi đó nấm có chứa hóa chất (thường được ngâm trong axit citric) có thể
giúp bảo quản tới 1 năm.
Vì vậậ̣y, ta nên chọn mua những loại nấm có màu sắc tươi mới, có mùi thơm của nấm,
tránh loại nấm có mùi hôi, đặc biệt nhìn thấy nhiều vết màu trắng thì đây là loại nấm độc,
tuyệt đối không nên mua.


Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 13


2. Rau muống

Lá rau muống có những đặc điểm trên là do sử dụng quá nhiều đạm, phân bón. Vì vậy,
bạn nên chọn những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn rất giòn, ngon, an toàn.
Rau không chứa hoá chất sẽ có vệt nhựa loãng ngắt cuốn.
3. Rau cải

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 14


Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng
cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều
này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn
cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và
phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều
phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
Khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị bón quá
nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau còn rất cao.
Nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua.
4. Rau ngót
Không nên chọn những bó rau có lá to, xanh mướt, lá rau mỏng là những rau không an
toàn.. Thay vào đó hãy chọn loại rau có lá sẫm màu, dày lá.


Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 15


5. Rau bí

Rau bí có lóng dài, dây cuốn to và đặc biệt ít lông tơ, lá bí màu nhợt nhạt thì không nên
mua
Theo lời kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ 'sành ăn', những loại rau bí có lóng dài, dây cuốn
to và đặc biệt ít lông tơ, lá bí màu nhợt nhạt thì không nên mua vì đây là loại rau được bón
quá nhiều đạm và thu hoạch khi chưa đủ thời gian cách ly. Nên mua loại rau bí có lá xanh
đậm, khoảng cách giữ các lóng gần nhau và ngọn bí có nhiều lông.

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 16


6. Các loại đậu (đậu đũa, đậu côve, đậu Hà Lan, đậu ván)
Bề ngoài quá bóng, ít lông tơ là do
sử dụng quá nhiều đạm hoặc thuốc trừ
sâu nhưng không đảm bảo thời gian cách
ly. Vì vậy, ta nên chọn loại đậu có
cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt
vừa phải, không quá to cũng không
quá nhỏ.
7. Giá đô


Đặc điểm trên chứng tỏ khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn
với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp
giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh.
Cách phân biệt giá sạch và giá nhiễm hóa chất:
Giá đỗ không ủ hóa chất: Rễ dài như sợi chỉ, thân không mập. Cọng giá này khi bấm vào
thấy độ giòn của giá, khi xào không ra nước, và khi ăn có vị thơm của đậu.

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 17


Giá dùng thuốc kích thích: Cọng giá ngắn mập, trắng, không có hoặc rất ít rễ. Hạt
mầm thường nhỏ, thậm chí không có hạt mầm bám trên thân giá. Khi xào nấu, giá ra nước
nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu.
Vì vậy, ta nên mua loại giá đỗ thân dài, dàu, có nhiều rễ, có hạt mầm bám trên thân. Đó
là loại giá đỗ nảy mầm tự nhiên, an toàn.
8. Mướp đắng

Khi mua, tốt nhất nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân
nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là
những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
9. Cà chua

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 18


Cà chua chín tự nhiên sẽ không có màu đỏ tươi đồng đều mà sẽ chín lấm tấm chỗ vàng

chỗ đỏ, thậm chí chỗ còn màu hơi xanh.Hơn nữa, cà chua sạch vẫn còn cuống do không
trải qua quá trình ngâm hóa chất. Một điểm dễ nhận biết nữa là khi nấu, phần thịt của cà
chua chín ép không được bở tơi ra mà vẫn cứng ngược lại với quả không ngâm hóa chất, thịt
có màu đỏ tươi và không bị xơ cứng khi nấu. Khi mua, ta nên chọn loại cà chua còn cuống,
không có màu đỏ tươi.
10. Cà rốt
-

Cà rốt ngậm hóa chất thường không cùi, cam đậm, tươi sáng. Kích thước to, suôn và
các củ khá đều. Lá thường được tỉa gọn hay cắt sạch (hình bên phải).

-

Vì vậy, khi mua bạn nên lựa chọn cà rốt có cùi, cuống lá thường còn nguyên, đôi
lúc còn rễ tỏa bao quanh củ. Củ nhỏ, có màu vàng nhạt, kích thước không đều
nhau, không căng láng.

11. Khoai tây

Khoai tây có hóa chất thường có
củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín (hình phải)
Khi mua ta nên chọn loại khoai tây có mắt khoai nhỏ, ruột vàng, vỏ dễ bị tróc

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 19


 Để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng nên tìm hiểu cách lựa
chọn và sử dụng rau cu an toàn, sạch sẽ:.


Nên lựa chọn thực phẩm ở những nơi cung cấp uy tín. Ảnh Trần Ngọc

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 20


Lựa chọn rau theo mùa vụ
-

Mùa khô nguy cơ ô nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau sẽ cao hơn mùa
mưa.

-

Nên chọn rau vào vụ chính, là thời điểm cây trồng phát triển bình thường, ít bị sâu
bệnh, dẫn đến số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực và phân bón ít.

-

Ở vụ nghịch, để đạt năng suất cao phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
nhiều, nên rau có khả năng có dư lượng thuốc bảo vệ, phân bón hóa học vượt quá
giới hạn cho phép.

-

Lựa chọn theo hình thức bên ngoài: Những đặc điểm phân biệt rau sạch và bẩn

Rửa rau:

-

Đầu tiên nhặt lá vàng úa, lá sâu, cắt rễ, rửa sạch đất, cát, bùn dính. Sau đó nên ngâm
kỹ rau quả trong nước muối pha loãng (một muỗng cà phê muối cho chậu khoảng 10
lít nước), hoặc nước pha ít thuốc tím, nước rửa rau quả... khoảng 20 - 30 phút. Tiếp
tục nhiều lần đến khi nước trong.

-

Đối với các loại rau có bẹ như cải, cải thảo... nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá
sau đó ngâm trong nước muối pha loãng từ 20 đến 30 phút. Sau đó rửa kỹ từng lá,
nhất là ở các kẽ lá cho thật sạch dưới vòi nước chảy ít nhất ba lần trước khi đưa vào
chế biến tiếp. Các nhánh rau nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa
từng bó nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước chảy.

-

Rau ăn trái khi mua về không nên ăn liền mà hãy rửa sạch từng trái rồi bọc nylon
cho vào tủ lạnh, ăn sau hai ngày. Các loại rau quả cần ăn ngay, phải ngâm kỹ trong
nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch trước khi ăn.

Bí quyết trở thành người tiêu dùng thông thái

Page 21


×