Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quản lý đầu tư trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.71 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................1
1. Lý luận chung về hoạt động đầu tư của các NHTM............................................................3
1.1. KHÁI NIỆM

3

1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHTM

3

1.2.1. Hoạt động đầu tư chứng khoán....................................................................................................................4
1.2.1.1. Chức năng và mục tiêu của hoạt động đầu tư chứng khoán của NHTM..................................................4
1.2.1.2. Các công cụ đầu tư chứng khoán của NHTM...........................................................................................5
1.2.2. Hoạt động góp vốn, liên doanh với các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín dụng...............................6
1.3. VAI TRÒ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NHTM

6

1.3.1. Vai trò đối với sự tồn tại và phát triển của chính các NHTM.....................................................................6
1.3.2. Vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội..................................................................................7

2. Rủi ro trong hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại................................................8
2.1 LỢI SUẤT KỲ VỌNG

8

2.2 KHẢ NĂNG CHỊU THUẾ

9


2.3 RỦI RO LÃI SUẤT

9

2.4 RỦI RO TÍN DỤNG/KHẢ NĂNG VỠ NỢ

10

2.5 RỦI RO LẠM PHÁT

10

2.6 RỦI RO KINH DOANH

11

2.7 RỦI RO THANH KHOẢN

11

2.8 RỦI RO THU HỒI TRƯỚC CỦA NGƯỜI PHÁT HÀNH

11

3. Các chiến lược đầu tư...........................................................................................................12
3.1 Chiến lược bậc thang..........................................................................................................12
3.2 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐÁO HẠN VỀ PHÍA TRƯỚC

13


3.3 CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐÁO HẠN VỀ PHÍA SAU

13

3.4 CHIẾN LƯỢC BARBELL

14

3.5 PHƯƠNG PHÁP DỰ KIẾN LÃI SUẤT

14

4. Quản lý đầu tư tại Việt Nam:...............................................................................................16
5. Kiến nghị................................................................................................................................23
5.1 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ

23

5.2 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG

24

5.3 QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC

25


2



1. Lý luận chung về hoạt động đầu tư của các NHTM
1.1. Khái niệm
NHTM cũng là một doanh nghiệp, nên để đứng vững trên thị trường, thì NHTM
phải đề ra các chiến lược đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Hoạt động đầu tư của các NHTM là một trong những hoạt động kinh doanh của
NHTM. Hoạt động đầu tư của các NHTM được thực hiện thông qua các hình thức đầu tư
trên thị trường chứng khoán và đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp,
các tổ chức tài chính tín dụng.
Các NHTM dùng vốn của mình để mua các loại chứng khoán khác nhau có độ rủi
ro thấp, năng lực thị trường cao, chủ yếu do Chính phủ hoặc do các doanh nhiệp lớn phát
hành nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh khoản khi cần và thu lợi nhuận. Ngày nay, các
ngân hàng đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào các thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, các NHTM còn hùn vốn để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp,
các tổ chức tín dụng để kinh doanh
1.2. Các hoạt động đầu tư của các NHTM
Ngoài nghiệp vụ chính là tín dụng, các NHTM cũng tham gia các hoạt động đầu tư
để nâng cao tỷ lệ vốn điều lệ, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chính NHTM.
Trong kết cấu của bảng cân đối tài sản của một ngân hàng thương mại, mục đầu tư
bao gồm 2 khoản :
- Đầu tư chứng khoán : trái phiếu và giấy tờ có giá khác.
- Hùn vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, hoạt động đầu tư chính của các NHTM là đầu tư chứng khoán và hoạt
động hùn vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng khác.

3


1.2.1. Hoạt động đầu tư chứng khoán
1.2.1.1. Chức năng và mục tiêu của hoạt động đầu tư chứng khoán của NHTM
Chức năng của danh mục đầu tư chứng khoán là:

- Ổn định thu nhập của ngân hàng: hạn chế những biến động lớn có thể xảy ra đối
với thu nhập của ngân hàng trong chu kỳ kinh doanh – khi nguồn thu nhập từ cho vay
giảm, thu nhập từ chứng khoán có thể tăng lên.
- Góp phần cân bằng rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay: ngân hàng có thể
mua các chứng khoán chất lượng cao để điều hoà rủi ro từ những khoản cho vay
- Tạo sự đa dạng hoá về mặt địa ly: các chứng khoán đầu tư thường có khả năng đa
dạng hoá theo vùng tốt hơn các khoản tín dụng, nhờ vậy một ngân hàng có thể đa dạng
hoá các khonả thu nhập.
- Giảm nhẹ mức độ tác động của thuế tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là bù đắp
cho các khoản thu nhập từ cho vay bị đánh thuế.
- Các chứng khoán có thể đóng vai trò là vật bảo đảm, giúp cho ngân hàng ngăn
ngừa thiệt hại, tổn thất gây ra bởi những thay đổi trong lãi suất.
- Tạo ra sự mềm dẻo trong việc quản lý danh mục tài sản của ngân hàng bởi vì
không giống như danh mục cho vay, các loại chứng khoán đầu tư có thể được mua bán
nhanh chóng để cấu trúc lại danh mục tài sản.
- Củng cố bảng cân đối tài sản của ngân hàng, làm cho ngân hàng lành mạnh hơn
về mặt tài chính bởi hầu hết các chứng khoán trong danh mục đều có chất lượng cao.
Mục tiêu của đầu tư chứng khoán của NHTM:
- Nhằm cung cấp cho ngân hàng tính đa dạng, lợi tức, lợi ích về thuế và trợ giúp
thanh khoản. Một NHTM cũng như cả hệ thống NHTNM nhiều khi khó có thể sử dụng tất
cả các khoản tiền huy động được thự hiện các khoản cho vay như mong muốn. Cũng có
những khi, đặc biệt là khi nền kinh tế trì trệ, một lượng vốn ngân hàng ứ đọng không thể
4


cho vay được, trong khi đó, để duy trì hoạt động buộc các ngân hàng phải tiếp tục huy
động vốn. Để hạn chế bớt thiệt hại ngân hàng cũng có thể gửi tiền gửi ra nước ngoìa hoặc
đầu tư chứng khoán. ..
- Thực hiện tính đa dạng trong đầu tư dể phân tán rủi ro, đồng thời còn góp phần
cung cấp và bổ sung cho dự trữ. Một ngân hàng thận trọng cần thiết phải dành một phần

tài sản để đầu tư vào các lĩnh vực ngoài khu vực mà nó cho vay.
1.2.1.2. Các công cụ đầu tư chứng khoán của NHTM
- Các công cụ đầu tư trên thị trường tiền tệ: kỳ hạn dưới 1 năm, mức độ rủi ro thấp
và có thể được bán lại dễ dàng trên thị trường. Bao gồm:
+ Tín phiếu kho bạc
+ Trái phiếu kho bạc
+ Chứng khoán của các cơ quan
+ Chứng chỉ tiền gửi, Thương phiếu chấp nhận thanh toán
+ Giấy nợ ngắn hạn
+ Trái phiếu ngắn hạn của chính quyền địa phương
- Các công cụ trên thị trường vốn:
+ Trái phiếu kho bạc
+ Trái phiếu chính quyền địa phương
+ Trái phiếu công ty
Trong đó, các chứng khoán ngắn hạn thường được xếp hàng đầu trong số các
chứng khoán thanh khoản (các chứng khoán có tính thanh khoản cao), được giữ như một
tài sản đệm cho ngân quỹ: chúng sinh lời cao hơn ngân quỹ và khi cần có thể bán để trả
như ngân quỹ. Độ an toàn của chứng khoán Chính phủ phụ thuộc nhiều vào khả năng trả
5


nợ của nước phát hành. Tính thanh khoản của chứng khoán Chính Phủ phụ thuộc vào khả
năng bán, mức độ giảm giá khi bán…Một số loại chứng khoán Chính phủ có thể bán tại
hầu hết các thị trường tìa hcính thế giới. Nhiều ngân hàng nắm giữ chứng khoán Chính
phủ vì chúng có thể được miễn thuế hoặc là do yêu cầu của Chính quyền các cấp.
Đứng sau chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ là giấy nợ ngắn hạn do các ngân
hàng, hoặc các công ty tài chính nổi tiếng phát hành hoặc chấp nhận thanh toán. Một số
giấy nợ của các công ty tài chính quốc tế nổi tiếng còn được các ngân hàng ưa chuộng
hơn cả chứng khoán Chính phủ. Chứng khoán Chính phủ có thời gian đáo hạn dài, chứng
khoán trung và dài hạn của các công ty khác có tỷ lệ sinh lời cao. Ngân hàng thường nắm

giữ chứng khoán đến ngày đáo hạn để thu lợi. Ngân hàng cũng nắm giữ chúng khoná
công ty để thực hiện quyền tham dự, kiểm soát hoạt động của công ty.
1.2.2. Hoạt động góp vốn, liên doanh với các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín
dụng
Hoạt động góp vốn, liên doanh với các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín
dụng cũng được xem là một hoạt động đầu tư của NHTM. Các NHTM dùng vốn của
mình để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác. Các tổ
chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. Mức góp vốn, mua
cổ phần của tổ chức tín dụng trong một NHTM, tổng mức góp vốn, mua cổ phần trong tất
cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa do Thống đốc ngân hàng Nhà nước
quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
1.3. Vai trò của các hoạt động đầu tư của NHTM
1.3.1. Vai trò đối với sự tồn tại và phát triển của chính các NHTM
Sử dụng nguồn vốn hiệu quả là điều kiện sống còn, tiên quyết để duy trì và phát
triển một ngân hàng. Nâng cao hiệu quả đầu tư góp phần tăng cường năng lực tài chính
của NHTM, tạo ra tích luỹ và có điều kiện mở rộng đầu tư, góp phần tăng cường danh
tiếng của NHTM, tạo điều kiện tốt cho ngân hàng huy động vốn cho từ nền kinh tế cũng
6


như từ các tổ chức quốc tế, do vậy có khả năng tài trợ cho các nhà đầu tư. Đồng thời đầu
tư có hiệu quả, tạo ra khả năng chống đỡ rủi ro, có khả năng khắc phục được những biến
động bất thường của thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng các loại hình
dịch vụ, thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình. Đầu tư có hiệu quả sẽ cải
thiện tình hình tài chính cảu ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh
tranh; tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng bởi vì hiệu quả đầu tư cho phép
ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn
đầu tư; đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng củng cố, phát triển các mối quan hệ với
khách hàng.

Vì vậy, việc củng cố và nâng cao hiệu quả đầu tư của các NHTM là thực sự cần
thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM.
1.3.2. Vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội
Tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức
năng trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân – góp phần điều hoà vốn trong nền
kinh tế. Tăng cường hiệu quả đầu tư, tạo ra danh tiếng tốt cho ngân hàng, trên cơ sở đó
tạo ra khả năng tích tụ tập trung vốn cho nền kinh tế, mở rộng tài trợ cho các doanh
nghiệp.
Hoạt động đầu tư hiệu quả sẽ làm gia tăng năng lực tài chính của mỗi NHTM, từ
đó, tạo điều kiện điều hòa các dòng vốn trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng góp phần tăng thu nhập cho ngân
sách.
Hiệu quả đầu tư góp phần làm lành mạnh hoá quan hệ kinh tế đầu tư. Hoạt động
đầu tư được mở rộng với các thủ tục được đơn giản hóa, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủ
các nguyên tắc đầu tư sẽ góp phần làm cho đầu tư đúng các đối tượng cần thiết, giảm
thiểu các rủi ro và thiệt hại không đáng có.

7


Để đạt hiệu quả đầu tư, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh
tế phải ổn định và phải có một cơ chế phù hợp về chính sách, chế độ, sự phối hợp nhịp
nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư
của ngân hàng
Đầu tư có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế - xã hội. Thiết lập một cơ chế
chính sách đầu tư đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác động tích cực tới mọi mặt của nền kinh
tế - xã hội.
2. Rủi ro trong hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại
Khi quan sát các chứng khoán do ngân hàng đầu tư và nắm giữ, điều dễ thấy là
ngân hàng phải xem xét nhiều nhân tố khác nhau để quyết định chứng khoán nào cần mua

và cần bán. Những nhân tố cơ bản tạo nên sự lựa chọn của ngân hàng như sau:
+ Suất thu lợi kỳ vọng
+ Khả năng chịu thuế.
+ Rủi ro lãi suất
+ Rủi ro tín dụng.
+ Rủi ro thanh khoản.
+ Rủi ro thu hồi.
+ Rủi ro lạm phát.
+ Rủi ro kinh doanh.
+ Rủi ro đảm bảo.
2.1 Lợi suất kỳ vọng
Để chọn chứng khoán đầu tư, trước hết các ngân hàng phải xác định suất thu lợi
toàn bộ dự kiến tạo ra từ mỗi chứng khoán, bao gồm các khoản tiền lãi do người phát
hành cam kết trả cho chứng khoán đó và khả năng có được thu nhập hoặc bị lỗ về vốn.
Điều này đòi hỏi người quản lý đầu tư của ngân hàng cần tính toán lợi suất đến đáo hạn
8


(YTM: Yield to maturity) nếu chứng khoán được giữ cho đến lúc đáo hạn hoặc lợi suất
trong khoảng thời gian hoạch định nắm giữ (HPY: planned holding period yield) nằm
giữa thời điểm mua và thời điểm bán chứng khoán.
Tuy nhiên, các ngân hàng thường không nắm giữ chứng khoán của họ đến lúc đáo
hạn. Một số chứng khoán cần phải được bán sớm để trang trải nhu cầu vay mới hoặc rút
tiền gửi. Để xử lý tình huống này, các ngân hàng cần phải tính lợi suất trong thời gian
nắm giữ chứng khoán (HPY) ngân hàng có thể thu được. HPY thực chất là suất thu lợi
làm cân bằng giá mua của một chứng khoán với chuỗi thu nhập kỳ vọng từ chứng khoán
đó đến khi được bán tới người đầu tư khác.
2.2 Khả năng chịu thuế
Phần lớn thu nhập lãi và vốn từ đầu tư chứng khoán của ngân hàng là phải chịu
thuế như mọi thu nhập kinh doanh thông thường khác. Và do khả năng chịu thuế tương

đối cao, các ngân hàng quan tâm đến suất sinh lợi sau thuế trên thu nhập của các khoản
vay và đầu tư chứng khoán nhiều hơn là suất thu lợi trước thuế của chúng. Vì thế, công
thức sau đây thường được các ngân hàng sử dụng:

Nếu những nhân tố khác được giữ không đổi, ngân hàng sẽ so sánh kết quả suất lợi
nhuận sau thuế của mỗi hình thức và công cụ đầu tư với nhau để từ đó chọn hình thức và
công cụ đầu tư nào là tối ưu về mặt thuế đối với ngân hàng (tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao
nhất).
2.3 Rủi ro lãi suất
Lãi suất biến động tạo ra rủi ro cho đầu tư của các ngân hàng. Lãi suất tăng lên làm
giảm thấp giá thị trường của các chứng khoán nợ phát hành trước đó, và mức độ thiệt hại
tài chính tỷ lệ thuận với kỳ hạn của mỗi chứng khoán. Hơn nữa, các thời kỳ gia tăng lãi
suất còn được ghi nhận bởi nhu cầu tín dụng leo thang và bởi vì ưu tiên trước hết của các
ngân hàng là cấp tín dụng, nên các khoản đầu tư vào chứng khoán buộc phải thanh lý để
tạo ra nguồn ngân quỹ cho vay. Phải bán chứng khoán trong điều kiện giá cả bất lợi như
9


vậy tất nhiên thường dẫn đến tổn thất vốn đáng kể cho các ngân hàng. Để phòng ngừa rủi
ro lãi suất trong đầu tư chứng khoán, có nhiều công cụ đã được sử dụng trong những năm
gần đây, chúng bao gồm: các hợp đồng tài chính tương lai, quyền chọn mua và bán, hoán
đổi lãi suất, quản trị độ lệch...
2.4 Rủi ro tín dụng/khả năng vỡ nợ
Đây là rủi ro mà người phát hành chứng khoán không thể hoàn trả được vốn gốc và
tiền lãi đối với các trái phiếu và giấy nợ đã phát hành.
Do tín dụng thể hiện trên nhiều loại chứng khoán khác nhau, nhất là những chứng
khoán mà người phát hành là các công ty tư nhân và chính quyền địa phương, nên lĩnh
vực đầu tư này được qui định khá chặt chẽ, nhằm hạn chế việc dự trữ những chứng khoán
mang tính rủi ro cao trong các ngân hàng. Nói chung các ngân hàng chỉ được phép mua
các chứng khoán có rủi ro thấp để ngăn ngừa ngân hàng tiếp nhận rủi ro quá mức và bảo

vệ quyền lợi cho người gửi tiền.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại chỉ được phép bao tiêu các trái phiếu đô thị
chính phủ và có nghĩa vụ bao quát, mặc dù một số ngân hàng được bao tiêu những chứng
khoán do công ty tư nhân phát hành và được ngân hàng trung ương chấp thuận.
2.5 Rủi ro lạm phát
Rủi ro lạm phát là rủi ro về khả năng tăng giá phổ biến của các loại hàng hoá và
dịch vụ và dẫn đến hậu quả làm giảm giá trị của các tài sản tài chính. Các ngân hàng
thường xuyên cảnh giác với khả năng sức mua của thu nhập lãi và vốn gốc thu lại từ đầu
tư chứng khoán và cho vay bị suy giảm do tác động của lạm phát, mặc dù ngày nay vấn
đề này ít nghiêm trọng hơn so với những thập niên trước đây. Lạm phát cũng có thể làm
hao mòn giá trị đầu tư của các cổ đông tại một ngân hàng. Bằng cách đầu tư vào các
chứng khoán ngắn hạn và có lãi suất thả nổi, các ngân hàng có thể giảm thiểu tác động bất
lợi của lạm phát đối với tài sản đầu tư và đem lại cho ngân hàng một sự năng động lớn
hơn trong việc đáp ứng với mọi sức ép lạm phát.

10


2.6 Rủi ro kinh doanh
Các ngân hàng thuộc mọi qui mô đều phải đối mặt với một loại rủi ro gắn liền với
suy thoái kinh tế của khu vực thị trường họ đang phục vụ. Những xu hướng tiêu cực này
thường được gọi là rủi ro kinh doanh. Điều này thường được biểu hiện bởi sự giảm sút
doanh số bán hàng, gia tăng các vụ phá sản và tình trạng sa thải nhân công hàng loạt của
nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Những trạng thái tiêu cực này tất yếu ảnh hưởng
nhanh chóng đến danh mục cho vay của ngân hàng. Ơí đây, nhiều khoản vay không có
khả năng hoàn trả sẽ xuất hiện một khi người vay đã phải tận lực để tạo ra đủ lưu lượng
tiền để hoàn trả nợ cho ngân hàng.
Bởi vì rủi ro kinh doanh luôn hiện hữu, nhiều ngân hàng dựa vào danh mục đầu tư
chứng khoán của họ để bù trừ cho tác động của rủi ro kinh tế đối với danh mục cho vay.
Điều này thường có nghĩa là, ngân hàng sẽ mua nhiều chứng khoán của nhiều doanh

nghiệp nằm ngoài khu vực thị trường cho vay hiện thời của ngân hàng nhằm mục đích
cân bằng với rủi ro tác động lên trên các khoản vay.
2.7 Rủi ro thanh khoản
Theo định nghĩa, chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn
thị trường cho việc bán lại một cách dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian, và
khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thuỷ của ngân hàng (rủi ro đối với
vốn gốc là thấp). Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét
đến khả năng cần phải bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban
đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là chứng khoán khó tìm được người mua hoặc phải
bán mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn trong những trường hợp
như vậy. Và điều này được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán của ngân
hàng.
2.8 Rủi ro thu hồi trước của người phát hành
Phần lớn các công ty và chính phủ có phát hành chứng khoán đầu tư thường giữ lại
quyền mua lại các chứng khoán do mình phát hành trước lúc chúng đáo hạn và thanh toán
11


dứt điểm đối với chúng. Do vậy, sự thu hồi như thế thường xảy ra khi lãi suất thị trường
giảm sút (và người phát hành có thể phát hành các chứng khoán mới có lãi suất thấp hơn),
ngân hàng đang đầu tư vào chứng khoán có tính chất nói trên sẽ phải tiếp nhận rủi ro mất
mát lợi nhuận bởi vì họ phải tái đầu tư nguồn vốn vừa mới thu hồi ở các mức lãi suất thấp
hơn hiện thời. Nói chung, các ngân hàng cố gắng để tối thiểu hóa rủi ro thu hồi bằng cách
mua các chứng khoán được công bố có thời gian thu hồi tương đối dài (vì thế việc thu hồi
không thể xảy ra trong một vài năm ngân hàng nắm giữ) hoặc đơn giản hơn cả là ngân
hàng tránh đầu tư vào những loại chứng khoán có đặc điểm như thế.
3. Các chiến lược đầu tư
Một khi ngân hàng đã chọn loại chứng khoán nào nên đầu tư dựa trên cơ sở phân
tích một loạt nhân tố đã được trình bày ở trên, vấn đề còn lại ở đây là phân phối các
chứng khoán đang nắm giữ về mặt thời gian như thế nào, tức là, ngân hàng nên giữ các

chứng khoán theo những kỳ hạn nào? Ngân hàng nên đầu tư chủ yếu vào các chứng
khoán ngắn hạn, hoặc chi phí đầu tư vào những trái phiếu dài hạn, hoặc một số kết hợp
nào đó của cả hai?
Nhiều chiến lược phân phối kỳ hạn khác nhau đã được phát triển trong những năm
qua, và mỗi chiến lược có những điểm thuận lợi và bất lợi riêng của chúng.
3.1 Chiến lược bậc thang
Đây là chiến lược được áp dụng khá phổ biến, nhất là đối với những định chế tài
chính nhỏ, theo chiến lược này: trước hết, ngân hàng sẽ phải chọn kỳ hạn tối đa có thể
chấp nhận được và kế đến đầu tư theo những phần giá trị chứng khoán bằng nhau vào mỗi
trong số những khoảng cách kỳ hạn cho tới khi đạt tới kỳ hạn tối đa đã xác định trước.
Chẳng hạn, ngân hàng quyết định rằng họ không muốn đầu tư vào bất kỳ trái phiếu
hay giấy nợ nào mà có kỳ hạn dài hơn 5 năm. Ngân hàng có thể quyết định đầu tư 20%
danh mục đầu tư của họ vào nhứng chứng khoán có thời gian đáo hạn 1 năm hoặc ngắn
hạn, 20% khác vào những chứng khoán có thời hạn đáo hạn vào phạm vi 2 năm nhưng
lớn hơn 1 năm, 20% tiếp theo nằm trong khoảng 2 tới 3 năm, và cứ thế cho tới khi đạt đến
thời điểm 5 năm.
12


Chiến lược này có thể không tối đa hóa thu nhập đầu tư, nhưng có lợi thế là làm
giảm những dao động về thu nhập và không đòi hỏi nhiều chuyên môn quản trị để thực
hiện.
Hơn nữa, phương pháp bậc thang hướng tới tạo dựng một sự năng động trong đầu
tư, vì một số chứng khoán phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chuyển đổi thành tiền để
ngân hàng có thể sử dụng bất cứ cơ hộ đầu tư hứa hẹn nào đó mà có thể xuất hiện đột
xuất.
3.2 Chiến lược chuyển đáo hạn về phía trước
Một chiến lược thông dụng khác, đặc biệt dành cho các ngân hàng thương mại chỉ
mua những chứng khoán ngắn hạn và đặt tất cả số tiền đầu tư trong một khoảng thời gian
ngắn.

Ví dụ, ngân hàng quyết định đầu tư 100% số vốn nằm ngoài nhu cầu cho vay hoặc phải
dự trữ vào các chứng khoán có kỳ hạn 2 năm hoặc ngắn hơn.
Khi sử dụng phương pháp này nghĩa là ngân hàng sử dụkng danh mục đầu tư như là
nguồn thanh khoản hơn là nguồn tạo ra thu nhập. Ngân hàng sử dụng chiến lược này khi
đã biết trước lượng thanh khoản cần phải có tại những thời điểm xác định trong tương lai
vì chứng khoán ngắn hạn rủi ro tương đối thấp vì độ biến động không cao nếu không có
cú sốc bất ngờ trên thị trường và khá linh hoạt trong việc chuyển đổi thành tiền, phòng
ngừa cho những tình huống ngân hàng cần thanh khoản đột xuất.
3.3 Chiến lược chuyển đáo hạn về phía sau
Đây là chiến lược có tính chất đối lập hoàn toàn với chiến lược chuyển đáo hạn về
phía trước. Một ngân hàng theo đuổi loại chiến lược này có thể quyết định chỉ đầu tư vào
những trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 5 đến 10 năm.
Bằng cách đầu tư vào những chứng khoán dài hạn, ngân hàng sử dụng danh mục
đầu tư như là nguồn tạo ra thu nhập vì các chứng khoán dài hạn có lợi suất cao. Ngân
hàng sử dụng chiến lược này khi đã có kế hoạch cân đối thanh khoản trong ngắn hạn và
trong một thời gian dài không cần nguồn chứng khoán dài hạn để bổ sung cho nhu cầu
thanh khoản hoặc ngân hàng quan tâm đến lợi suất sinh lời cao của các chứng khoán dài
13


hạn và với nhu cầu thanh khoán trong ngắn hạn ngân hàng sẽ cân đối bằng cách vay
mượn trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, trong trường hợp có những biến cố bất ngờ, ngân
hàng cần phải sử dụng các chứng khoán dài hạn đã đầu tư để bổ sung cho thanh khoản tại
một thời điểm nào đó thì rất có thể ngân hàng sẽ phải đối mặt với thiệt hại lớn vì độ rủi ro
tương đối cao của chứng khoán dài hạn.
3.4 Chiến lược Barbell
Chiến lược đầu tư vào trái phiếu trong đó thời gian đáo hạn của những chứng
khoán trong danh mục đầu tư được tập trung ở 2 cực. Một chiến lược Barbell đặc trưng
bao gồm việc chọn lựa trái phiếu với thời gian đáo hạn ngắn và rất dài hạn. Cấu trúc kỳ
hạn của mộtdanh mục đầu tư có thể kéo dài hoặc thu ngắn tùy theo lượng chứng khoán ở

cả 2 cực của phạm vi đáo hạn.
Sử dụng chiến lược này yêu cầu sự chú ý liên tục từ người quản lý danh mục đầu tư.
Những trái phiếu có thời gian đáo hạn ngắn cần được chuyển sang chứng khoán ngắn hạn
mới ngay khi đáo hạn. Khi trái phiếu dài hạn ở giữa thời gian đáo hạn, chúng cần được
chuyển sang những chứng khoán dài hạn mới.
Một điểm bất lợi của chiến lược barbell chính là chi phí giao dịch. Thêm vào đó,
những trái phiếu dài hạn thường nhạy cảm hơn với những thay đổi lãi suất. Vì thế, cực
gồm những trái phiếu dài hạn của danh mục đầu tư thường không ổn định hơn cực gồm
những trái phiếu ngắn hạn.
Chiến lược này được tạo ra trên cơ sở kết hợp chiến lược chuyển đáo hạn về phía
trước với chiến lược chuyển đáo hạn về phía sau. Theo đó, ngân hàng đặt phần lớn nguồn
quỹ của họ vào danh mục gồm các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao ở một
cực, tại cực còn lại là danh mục gồm những trái phiếu dài hạn, ở khoảng giữa của hai cực,
không có hoặc có rất ít chứng khoán nắm giữ. Danh mục ngắn hạn cung cấp nguồn thanh
khoản cho ngân hàng, trong khi đó danh mục dài hạn được thiết kế để đem lại nguồn thu
nhập cho ngân hàng.
3.5 Phương pháp dự kiến lãi suất
Năng động nhất trong tất cả các chiến lược kỳ hạn là chiến lược liên tục dịch
chuyển các kỳ hạn của chứng khoán đã nắm giữ sao cho phù hợp với những dự báo hiện
14


thời về các mức lãi suất và trạng thái của nền kình tế. Phương pháp dự kiến lãi suất này
yêu cầu dịch chuyển các khoản tiền đầu tư vào chứng khoán hướng tới sự kết thúc nhanh
kỳ hạn khi lãi suất được dự kiến tăng, và hướng tới sự kết thúc chậm khi lãi suất dự kiến
giảm. Phương pháp này, một mặt có khả năng đem lại thu nhập vốn khá lớn, nhưng mặt
khác, cũng làm tăng nỗi ám ảnh về tổn thất vốn đáng kể một khi những dự kiến ban đầu
về xu hướng vận động của lãi suất trái với diễn biến thực tế.
Ngoài ra, đây cũng là phương pháp khá tốn kém về chi phí giao dịch, bởi vì nó đòi
hỏi việc mua bán và xoay chuyển chứng khoán thường xuyên.

Các ngân hàng không ngần ngại trong việc nắm giữ chứng khoán không được đảm
bảo một khi chúng hứa hẹn kiếm được tiền lời đáng kể hoặc tạo ra cơ hội để giảm rủi ro
tài sản mà không có bất cứ sự mất mát về lợi suất kỳ vọng. Việc đầu tư như thế trở nên
cần thiết hơn một khi thu nhập cho vay suy giảm và doanh số bán những chứng khoán mà
có giá trị thị trường đã và đang tăng lên sẽ thúc đẩy thu nhập ròng và lợi tức của các cổ
đông. Tuy nhiên, vì sự tổn thất đối với kinh doanh chứng khoán làm giảm lợi nhuận ròng
trước thuế, cho nên các viên chức đầu tư của ngân hàng không thích tiếp nhận những tổn
thất như thế trừ khi họ có thể biểu thị cho ban giám đốc ngân hàng thấy sự tổn thất sẽ
được bù đắp nhiều hơn bởi lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trên những tài sản mới nhận được
từ số thu nhập bán chứng khoán. Nhìn chung, các ngân hàng có khuynh hướng muốn kinh
doanh chứng khoán nếu:
+ Lợi nhuận sau thuế của họ có thể được cải thiện thông qua các chiến lượng quản
lý thuế hiệu quả.
+ Lợi suất cao hơn có thể bị cố định ở đoạn cuối của đường biểu diễn lợi suất dài
hạn một khi sự tiên đoán lãi suất đang có chiều hướng giảm.
+ Việc kinh doanh sẽ góp phần cải thiện toàn bộ chất lượng tài sản mà ngân hàng
được phép khắc phục tình hình suy thoái kinh tế tốt hơn.
+ Danh mục đầu tư có thể được chuyển dịch hướng tới những chứng khoán chất
lượng cao mà không có sự tổn thất đáng kể về lợi nhuận kỳ vọng, đặc biệt khi danh mục
cho vay đang phát sinh nhiều vấn đề bất ổn đối với ngân hàng.
15


4. Quản lý đầu tư tại Việt Nam:
Trong bối cảnh, các ngân hàng thương mại hiện nay dần thay đổi hoạt động của mình
(Kaufman và Mote 1994)_gia tăng thu nhập ngoài lãi, vì nó giúp đa dạng thu nhập ở ngân
hàng và giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Sự kết hợp giữa hoạt động ngân
hàng, bảo hiểm và chứng khoán có thể dẫn đến một dòng lợi nhuận ổn định hơn vì các
khoản thu từ các nguồn khác nhau thường không tương quan với nhau (Rosie Smith và
cộng sự 2003). Nhưng hoạt động phi ngân hàng hay thu nhập ngoài lãi mà cụ thể hơn đó

là “thu nhập từ đầu tư”tiềm ẩn những rủi ro nếu không được “quản lý”.
 Khuôn khổ pháp lý, theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN “quy định các giới hạn,

tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài” và thông tư số 06/2016/TT-NHNN “sửa đổi, bổ sung một số điều của
thông tư số 36/2014/TT-NHNN” có quy định:
Điều 18. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính.
Mức góp vốn, mua cổ phần của một Không được vượt quá 11% vốn điều lệ của Khoản 1
ngân hàng thương mạivào một doanh nghiệp nhận vốn góp.
doanh nghiệp.
Tổng mức góp vốn, mua cổ phần Không được vượt quá 40% vốn điều lệ và Khoản 2
của một ngân hàng thương mại vào quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
các doanh nghiệp.
Điều 19. Góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát
của ngân hàng thương mại, công ty tài chính.
Công ty con, công ty liên kết của Không được góp vốn, mua cổ phần của Khoản 1
cùng một ngân hàng thương mại.

nhau.

Công ty con, công ty liên kết của Không được góp vốn, mua cổ phần của Khoản 2
cùng một ngân hàng thương mại.

chính ngân hàng thương mại.

Điều 20. Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện sau đây:
16











Giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký;
Đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ an toàn;
Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%;
Có quy trình xét duyệt, thẩm định, đánh giá rủi ro;
Từng khoản mua, nắm giữ cổ phiếu phải được HĐQT, HĐTV thông qua;
Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian 1 năm;
HĐQT, HĐTV, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân
hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan
của những người này không mua, nắm giữ hay ủy thác cho tổ chức khác mua, nắm
giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng đó;

Ngân hàng thương mại chỉ được Tối đa không quá hai (02) tổ chức tín dụng Khoản 3
mua, nắm giữ cổ phiếu.

khác.

Ngân hàng thương mại chỉ được dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của Khoản 3
mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ tổ chức tín dụng khác đó.
chức tín dụng khác.
Ngân hàng thương mại.


Không được cử người tham gia hội đồng quản Khoản 3
trị tại tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương
mại đã mua, nắm giữ.

Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Khoản 3

tổ chức tín dụng khác vượt quá giới Được Ngân hàng Nhà nước chỉ định.
hạn khi.
 Thực tế tình hình tại Viêt Nam_vì những lý do nhất định nên ta chỉ xem xét một số
vấn đề được nêu ở trên tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam:
Chi tiết về đầu tư trực tiếp (Chứng khoán, công cụ tài chính phái sinh và các tài sản
tài khác), đầu tư gián tiếp (Góp vốn, đầu tư dài hạn), Vốn điều lệ, Quỹ dự trữ và
Tổng tài sản của 8 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam năm 2014-2015 (đơn vị:
triệu đồng)

17


Các
công
cụ ktài

Chứng khoán
kinh doanh

NH

Năm


sinh và
các tài
sản tài
chính

Góp vốn, đầu tư dài hạn

(<1 năm)
Chứng

chính
phái

Chứng khoán đầu tư

Chứng

khoán

Đầu

Chứng

Dự

khoán

đầu tư


Dự

Đầu tư

khoán

phòng

đầu tư

giữ

phòng

vào

kinh

giảm

sẵn

đến

giảm

công

doanh


giá

sàng để

ngày

giá

ty con

bán

đáo

khác

Vốn



góp

vào

liên

công

doan


ty

h

liên

Dự
Đầu

phò

tư dài

ng

hạn

giả

khác

m

Quỹ

Tổng tài

điều lệ

dự trữ


sản

giá

kết

hạn

Vốn

Vietin

2014

0

3595310

0

85964781 6708858 -626607 3317232 2088788

0

400136 -74271 37234046 4192978

660331972

Bank


2015

0

3200074

0

10761961212928649-1834867 4600882 2088788

0

561974 -4193 37234046 5044907

777349958

Vietcom 2014

0

9777109

0

48975669 18057171 -229334 1599412 708415 11110

-25841 26650203 3973561

576305522


628

9061389

0

42468041 65661872 -667629 1719532 815515 111102829418-35789 26650203 4749507

672928482

bank

Sacom
bank

2015

2014 12151 7732428 -49087 20250273 5935127 -260492 1848294

2015

0

124840 -29507 25108656

1614522
3

0


400749

-1540940 2967294

0

0

417982

0

3633649 16518217 -228373 955000

0

66474

2015 30797

0

3990978 16178452-1049827 955000

0

0

Eximbank


Bank
ACB

2015

5

0

2014 13435

Maritime 2014

285159

217884
233898

203164

-

5

169835

203164

-


5

161811

12425116 1903588

188677573

18852157 2247658

290807300

12355229 1503379

161020134

12355229 1509982

125725093

0

200986 -39694 38436182 3952524 -633774

51600

0

0


349225

0

8000000

478624

102937831

0

196922 -79859 39887071 10282951 -473077 797076

0

0

451

0

11750000 632630

104779489

2014 14403 1015684

-136 23683261 16386318 -392727 2040000


1000

200 797936 -48884 9376965 1939377

179897356

11757883 28734645 -2037754 2140000

1000

200 217204 -10578 9376965 2091190

201381813

2015 47603
2014

0

3839440 -14979 44189329 3956097 -197346 2139035

0

0

63049

-473


6347410

452200

158614254

2015

0

2046735 -3088 43950621 4520639 -741779 1839035

0

0

314729 -473

8056466

713560

179518273

Techcom 2014

0

1397625


49704301 6197583 -923154 1450000

0

0

658572 -3842 8878079 4445970

176218011

0

1842845 -9105 38528012 6902350 -1128768 2181412

0

0

598572 -4079 8878079 4586508

192375411

VPBank

bank

2015

0


Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng.
Theo đó ta thấy rằng,các ngân hàng có tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản trung bình là
23.05%. Và có xu hướng tăng ở các ngân hàng lớn như Maritime, Vietcom, Vietin và
Exim Bank. Còn các ngân hàng nhỏ hơn thì có xu hướng giảm như VP, Techcom và ACB
Bank.
18


Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản 8 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam năm 2014-2015
(đơn vị:%)

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng.
Danh mục đầu tư ở các ngân hàng đều tập trung vào chứng khoán đầu tư sẵn sàng
để bán (trừ Eximbank là Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn) với tỷ lệ trung bình
là 68.43%. Và có xu hướng giảm và tăng Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.
Cơ cấu danh mục đầu tư ở 8 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam năm 2014-2015 (đơn
vị:%)

19


Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng.
Tỷ lệ Góp vốn, mua cổ phần so với vốn điều lệ và quỹ dự trữ của 8 ngân hàng
năm 2014-2015.

Do quy định của thông tư có hiệu lực từ đầu năm 2015 nên hầu như các ngân hàng
đều dưới giới hạn (40%) năm 2015 (trừ Vietcombank 43.5%).
Việc thành lập Công ty đầu tư tại Ngân hàng TM tại Việt Nam trong thời gian gần
đây đang trở thành xu hướng, Điển hình như Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS)
là công ty TNHH 100% vốn cảu Ngân hàng TMCP Á Châu, được thành lập và tháng

6/2000, cùng lúc với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và Trung tâm Giao
20


dịch Chứng khoán TPHCM. Là một trong những Công ty Chứng khoán đầu tiên tham gia
thị trường.
Bảng 1: Doanh thu tư hoạt động đầu tư và vốn chủ sỡ hữu từ năm 2011-2015
Doanh thu hoạt động đầu tư chứng

Tổng tài sản

khoán
2011

535.305.356.795

4.472.577.255.751

2012

561.779.113.808

4.287.091.438.239

2013

233.947.629.373

2.468.663.541.083


2014

27.197.127.625

2.269.052.938.804

2015

9.449.351.389

2.076.274.453.593
Đơn vị:đồng

21


Trên biểu đồ cho thấy từ năm 2011 qua năm 2012, tỷ lệ doanh thu thu từ hoạt động
đầu tư trên tổng tài sản có chuyển biến tăng nhẹ, tuy nhiên, sau năm 2012 thì tỷ lệ nay lao
dốc nhanh từ 0.13104% xuống còn 0.09477 vào năm 2013, và 0.01199 vào năm 2014. Lý
do là vào năm 2013, ACBS ghi nhận 1 khoản lỗ do thanh lý chứng khoán lên đến 235.62
tỷ đồng.
Qua năm 2014, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều tín hiệu lạc quan trong
sáu ktháng đầu năm nhưng sau đó điều chỉnh giảm mạnh do ảnh hưởng từ biến động sụt
giảm giá dầu thế giới và thông tư 36/2014/TT-NHNN. Cụ thể, VN-Index đạt mức đỉnh
638,65 điểm (5/9/2014), tăng 23,52% so với mức đầu năm. Giá dầu thế giới từ tháng
6/2014 đã giảm sâu từ 35 – 40% so với thời điểm đầu năm cùng với Thông tư
36/2014/TT-NHNN được công bố trong tháng 12/2014 đã tác động làm thị trường giảm
mạnh gần 20%. Kết thúc phiên giao dịch năm 2014, VN-Index đạt mức 532,68 điểm tại
ngày 29/12/2014, giảm 16,6% so với mức đỉnh 638,65 điểm (5/9/2014). Qua đến năm
2015, ABCS tiến hành tập trunghủ yếu vào kiện toàn bộ máy nhân sự, hoàn thiện quy

trình thông qua xây dựng quy chế chuẩn cho toàn bộ hoạt động đầu tư, đồng thời xây
dựng kế hoạch và chiến lược nhằm đón đầu các cơ hội từ thị trường trong vòng 3-5 năm
tới . Điều này góp phần xây dựng nền tẳng vững chắc hơn để khắc phục khó khăn của thị
trường và đem về nguồn thu nhập cải thiện hơn từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Ngoài ra, ACBS đã thực hiện sắp xếp phân loại lại các khoản đầu tư hiện có trong danh
22


mục và giải ngân thêm một vài khoản đầu tư mới, chủ yếu vào các doanh nghiệp cổ phần
hóa. Điều này góp phần xây dựng nền tẳng vững chắc hơn để khắc phục khó khăn của thị
trường và đem về nguồn thu nhập cải thiện hơn từ hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Để quản lý hoạt động đầu tư hiệu quả hơn, ACB còn thành lập Ủy ban Đầu tư
(UBĐT) trực thuộc Hội đồng quản trị, có trách nhiệm thẩm định lại các dự án đầu tư
trước khi trình Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị quyết định; quyết định các vấn
đề liên quan đến đầu tư theo phân cấp của Hội đồng Quản trị; đề xuất người đại diện phần
vốn đầu tư của Ngân hàng tại các dự án đầu tư; xem xét, đánh giá hiệu quả của danh mục
đầu tư; và đề xuất các biện pháp xử lý nếu có phát sinh rủi ro.
Ủy ban này với có nhiệm vụ đề xuất đánh giá lại danh mục đầu tư, đưa ra đề quyết
định đầu tư hoặc thoái vốn. Trong năm 2013, UBĐT đã đưa ra các đề xuất và quyết định
thoái vốn đầu tư vào một số ngân hàng, và doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận gần 200 tỷ
đồng cho Ngân hàng. Trong năm 2014, lợi nhuận từ các đề xuất thoái vốn đầu tư đã tăng
lên 108 tỷ đồng cho Ngân hàng. Trong năm 2015, UBĐT đã tập trung giải quyết các vấn
đề còn tồn đọng và quyết định thoái vốn một số doanh nghiệp. UBĐT đã đánh giá lại hiệu
quả các khoản đầu tư trong danh mục và định hướng chiến lược cho việc quản lý các
khoản đầu tư này. UBĐT cũng đã đưa ra định hướng cho việc tìm cơ hội đầu tư tiềm năng
mới ở các công ty con
5. Kiến nghị
5.1 Quản trị rủi ro trong đầu tư
Tăng cường khả năng nghiên cứu và phân tích kinh tế để phòng ngừa từ xa các rủi
ro về đầu tư

Nghiên cứu, phân tích kỹ các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp được chọn làm
đối tác liên doanh liên kết đề phòng trường hợp đồng vốn bỏ vào đầu tư không hiệu quả.
Xây dựng các báo cáo phân tích thường xuyên các công cụ đầu tư trên thị trường
chứng khoán để có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu rủi ro và
có thể tránh những trường hợp đầu tư quá rủi ro.
23


5.2 Phát triển công nghệ ngân hàng
So với nhiều ngành khác, việc phát triển công nghệ trong khu vực ngân hàng đã
được chú trọng và có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu quản lý hoạt động
ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn khu vực thì các NHT còn phải đầu tư rất lớn cho lĩnh
này. NHNN cần có chiến lược chung và biện pháp cả gói cho cả hệ thống và từng NHTM
tránh chồng chéo, tốn kém, không hiệu quả.
Trước mắt thúc đẩy hơn nữa việc triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ
thống thanh toán do WB tài trợ nhằm tạo ra nền tảng công nghệ tiêu chuẩn quốc tế. Đặc
biệt là các tiểu dự án về hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng có tầm quan
trọng đối với quá trình tái cơ cấu các NHTM
Các NHTM cần tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho
công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý khách hàng, quản
lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - có và công tác kế toán.
Để triển khai chương trình phát triển công nghệ, các NHTM cần rà soát lại các quy
định, quy chế, tiêu chí thống kê - kế toán bất hợp lý đang cản trở việc ứng dụng công
nghệ hiện đại trình Thống đốc NHNN xem xét, sửa đổi trong thời gian tới.
NHNN và Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các NHTM để đầu
tư đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ khai thác và xử lý theo yêu
cầu quản lý. Khoản chi phí này là rất lớn và vượt quá khả năng tài chính của các NHTM
hiện nay.
-


Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nước và nước

ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận
công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
-

Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hiện

đại hoá công nghệ và mở rộng dịch vụ ngân hàng.
-

Đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ

phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Phát
24


triển mạng diện rộng và hệ thống công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và
phương tiện truyền thông thích hợp.
5.3 Quản lý và đào tạo nhân lực
Trước thực trạng cạnh tranh như hiện nay thì vấn đề quản lý và đào tạo nhân lực
đóng một vai trò hết sức quan trọng của mỗi ngân hàng. Đội ngũ cán bộ quản lý và viên
chức ngân hàng phải là những người có đủ đạo đức và kỹ năng cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ rất nặng nề trong giai đoạn phát triển mới. Để đáp ứng được đòi hỏi đó, cần
thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:
-

Các NHTM cần rà soát lại, bổ sung, sửa đổi các quy chế về tuyển dụng, bố trí

và sa thải viên chức theo yêu cầu quản lý mới, trên cơ sở đó có những kiến nghị cụ thể

với NHNN và Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý nhằm nâng cao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tiền lương của các ngân hàng.
-

Xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần phù hợp với yêu cầu

kinh doanh,cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận.
-

Đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo cán bộ.

-

Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trước hết vào các

lĩnh vực chính yếu của tái cơ cấu như: quản lý rủi ro, kế toán, kiểm toán, quản lý tín dụng
và dịch vụ mới.

25


×