Tải bản đầy đủ (.doc) (191 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ NHỮNG KHÍA CẠNH TRIẾT học TRONG tín NGƯỠNG THỜ CÚNG tổ TIÊN của NGƯỜI VIỆT ở ĐỒNG BẰNG bắc bộ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.73 KB, 191 trang )

5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến của người
Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó có mặt tốt là luôn nhắc con cháu đang sống
phải nhớ đến nguồn khi uống nước, nhớ người trồng cây khi ăn quả, phải
biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời, thờ phụng khi
mất. Nó thanh cao, tinh khiết khi được coi là một nét tinh hoa của truyền
thống văn hóa, và đã trở thành đạo lý, lẽ sống của người Việt. Song nó sẽ
là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín dị đoan, vụ lợi. Trong
lịch sử và trong xã hội hiện tại, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống
của con người.
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa
hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hóa đời sống xã hội. Sự may rủi trong
cơ chế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, môi trường sinh
thái bị tàn phá, xuất hiện các mặt tiêu cực do cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ đem lại, cộng với trình độ dân trí thấp v.v... là những nguyên
nhân xã hội, tâm lý và nhận thức dẫn đến việc các hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo có chiều hướng gia tăng. Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong các gia
đình, dòng họ, trong các lễ hội diễn ra khá phổ biến ở khắp các địa phương
trong cả nước. Điều đó, một mặt đã góp phần gìn giữ, phát huy những giá
trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, song mặt khác cũng gây ra những tác
động tiêu cực như kích thích mê tín dị đoan, làm lãng phí thời gian, tiền
của, sức lực của nhân dân, ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất và lành
mạnh hóa các quan hệ xã hội, cản trở sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Những
vấn đề trên có nguyên nhân sâu xa từ những quan niệm về bản thể, vũ trụ
và nhân sinh của con người.



6

Do đó, việc nghiên cứu những khía cạnh triết học của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, chỉ ra cơ sở hình
thành, tồn tại, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thực trạng và xu hướng
vận động của nó sẽ giúp chúng ta có điều kiện định hướng đúng đắn hoạt
động thờ cúng tổ tiên. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Nhà nước phát động.
Đây là vấn đề không những chỉ có ý nghĩa cơ bản, lâu dài mà còn mang
tính cấp thiết trong tình hình xã hội hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, từ trước tới nay, trên
thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình mô tả và nghiên cứu, như:
Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng của Tô-ca-rép,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992; Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên,
Nxb Văn học, Hà Nội, 1992; Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Nxb
thành phố Hồ Chí Minh, 1995; Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt
Nam của Toan Ánh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996; Tín ngưỡng làng
xã của Vũ Ngọc Khánh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994; Thờ thần ở
Việt Nam của Lê Xuân Quang, Nxb Hải Phòng, 1996; Văn hóa tâm linh của
Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà Nội, 1996; Tập văn cúng gia tiên của Tân
Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999; Về tôn giáo tín ngưỡng Việt
Nam hiện nay do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội,
1996 v.v...
Ngoài ra, còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí như: Cộng
sản, Tư tưởng văn hóa, Nghiên cứu lý luận, Thông tin lý luận, Triết học,
Lịch sử, Văn hóa nghệ thuật, Tuyên truyền, Quốc phòng toàn dân v.v...



7

cũng đã đề cập dưới các góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên tiếp
cận tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
nói riêng là từ góc độ văn hóa học, sử học, dân tộc học và tôn giáo học.
Các quan điểm của các tác giả về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tuy rất đa
dạng, song có thể phân thành ba sự đánh giá cần xem xét:
Loại thứ nhất, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một tập tục
văn hóa và truyền thống đạo đức.
Loại thứ hai, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng,
vừa là tập tục văn hóa và truyền thống đạo đức.
Loại thứ ba, xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một loại hình tín
ngưỡng, tôn giáo.
Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,
tác giả luận án đi sâu khai thác những khía cạnh triết học của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một địa bàn mang
tính điển hình của văn hóa truyền thống Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích: Bước đầu trình bày một cách tương đối có hệ thống về
nguồn gốc, bản chất và những biểu hiện về mặt triết học trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt; thông qua khảo sát hoạt động thờ cúng tổ
tiên ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và giải
pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu
cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây
dựng nền văn hóa mới hiện nay.
*Nhiệm vụ:



8

- Làm rõ nguồn gốc, bản chất và cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Nêu ra những biểu hiện về mặt triết học thông qua nội dung và
nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Từ thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở đồng bằng Bắc Bộ
hiện nay, rút ra một cách tổng quát mặt tích cực và mặt tiêu cực; từ đó đề
xuất những giải pháp cơ bản nhằm định hướng đúng đắn hoạt động thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
ở đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử và đánh giá thực trạng từ 1986 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu thực hiện đề tài dựa trên cơ sở
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo.
Luận án được trình bày trên cơ sở các số liệu, dữ liệu thu thập được
qua các sách báo, tạp chí, tài liệu và các cuộc thâm nhập thực tế ở một số
địa phương đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định.
Luận án vận dụng phương pháp luận chung là phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp khác như phân tích,
tổng hợp, diễn dịch, qui nạp, lịch sử và lôgíc, so sánh, mô tả v.v...
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án



9

- Luận án góp phần là rõ những khía cạnh triết học trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Góp phần làm rõ thực trạng và xu hướng vận động của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
- Đề xuất một số những giải pháp nhằm từng bước phát huy mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng tổ tiên cho phù hợp với
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc gìn giữ và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống ở nước ta hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy những môn học có liên quan tới văn hóa truyền thống, tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm 3 chương 6 tiết.


10

Chương 1
TÍN NGƯỠNG VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

1.1. KHÁI NIỆM TÍN NGƯỠNG

1.1.1. Các quan điểm ngoài mác-xít về tín ngưỡng

Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của
đời sống xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tín ngưỡng
khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Do cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu
khác nhau, các cách hiểu tín ngưỡng, vì vậy rất khác nhau. Để đưa ra một
cách hiểu khoa học có thể khái quát được những nét đặc trưng nhất của tín
ngưỡng, cần điểm qua một số quan điểm khác nhau trong giới nghiên cứu.
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về tín ngưỡng:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu như Pla-tôn,
Hê-ghen... đều xuất phát từ thực thể tinh thần như "ý niệm", "ý niệm tuyệt
đối" để lý giải các hiện tượng lịch sử xã hội trong đó có tín ngưỡng. Nhìn
chung, họ đều cho rằng, lịch sử xã hội là lịch sử biến đổi của tinh thần, ý
thức. Tín ngưỡng, tôn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc "tinh thần" tồn tại
vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người. Như vậy, lấy
"tinh thần" hoặc "ý thức" để thay thế con người hiện thực, con người xã
hội, chủ nghĩa duy tâm tư biện đã thần bí hóa hiện tượng tín ngưỡng,
không thấy được mối quan hệ giữa con người với thế giới hiện thực,
không thấy được mặt xã hội của tín ngưỡng.
Ốt-tô và một số nhà triết học duy tâm chủ quan cho tín ngưỡng là
thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, là sản phẩm mang tính nội
sinh của ý thức, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan.


11

Quan điểm thần học về tín ngưỡng:
Các nhà thần học như Tô mát - Đa canh, Phôn-ti-lích, Klê-ma-chơ,
J.Oát, E-tô-rôt-cho, v.v... xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái
thiêng, cái huyền bí, ở đó chứa ẩn sức mạnh siêu nhiên có thể cứu giúp con
người khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Niềm tin vào cái thiêng, cái
siêu nhiên ở đây chính là niềm tin vào thượng đế. Như vậy, niềm tin vào

cái "tối thượng" là tiêu chí quyết định của tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng
được xem như niềm tin tôn giáo. Một số nhà tôn giáo đương đại cho rằng,
"tín ngưỡng không phải là một thứ thế giới quan tư biện, cũng không chỉ là
tin và niềm tin, nó là một thứ thái độ sinh tồn, một thứ tự lý giải" [86, tr.
12-13].
Quan điểm xã hội học về tín ngưỡng:
Các nhà xã hội học như Spenser, Durkheim, M.Weber từ giác độ xã
hội học đã có những cái nhìn mới về tín ngưỡng, tôn giáo. Spenser,
Durkheim coi xã hội như là một hiện thực siêu hình (réalite metaphysique)
được nuôi dưỡng bằng một ý thức tập thể. Mà ý thức tập thể được tạo bởi
những niềm tin, những tình cảm của mỗi thành viên. Niềm tin và ý thức
tôn giáo chính là xạ ảnh của đời sống xã hội. Trong xã hội, các thành viên
của một tập thể có một tín ngưỡng chung. Tín ngưỡng là một yếu tố tạo
nên sự cố kết và thống nhất của tập thể, của nhóm xã hội. Đó là niềm tin
vào cái thế tục và cái thiêng liêng. Cái thế tục và cái thiêng liêng là tính
chất chung của mọi tín ngưỡng, tôn giáo. Durkheim cho rằng, tín ngưỡng
là những trạng thái tư tưởng, nằm ở các biểu tượng và được thể hiện thông
qua các nghi lễ thờ cúng. Theo ông, tín ngưỡng "tô-tem" của người nguyên
thủy vừa là biểu tượng của thần linh (cái thiêng) vừa là biểu tượng của
cộng đồng xã hội (cái thế tục) là tín ngưỡng phổ biến trong xã hội nguyên
thủy.


12

M. Weber xem tín ngưỡng, tôn giáo như là cách nhìn của con
người về thế giới, là thái độ ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội,
đặc biệt là thái độ đối với kinh tế. Tín ngưỡng, tôn giáo trong một kiểu,
dạng cụ thể như "một dạng đặc biệt của hoạt động trong cộng đồng", gắn
với "các thế lực siêu nhiên" [94, tr. 166]. Thông qua các hình thức tín

ngưỡng, tôn giáo cụ thể ông đã thấy sự tác động đáng kể của tín ngưỡng,
tôn giáo đối với đời sống tinh thần của chủ nghĩa tư bản.
Các quan điểm khác về tín ngưỡng:
Freud tiếp cận tín ngưỡng bằng phương pháp phân tâm học. Ông
cho rằng, tín ngưỡng là sản phẩm của vô thức, là "sự thăng hoa", "niềm
hân hoan" của người nguyên thủy trong tục "ăn thịt vật tổ", "bữa tiệc vật
tổ", một lễ hội mà có lẽ trước đó nhân loại chưa hề được biết đến, chính là
sự lặp lại, sự tưởng nhớ tới hành động tập thể lớn lao ấy mà vào thời điểm
ban đầu chứa đựng biết bao ý nghĩa: đó là tổ chức xã hội, những hạn chế
về đạo đức, là tôn giáo" [85, tr. 36]. Hình thức tôn giáo đầu tiên, theo ông
là tín ngưỡng tô-tem.
Tylor, từ góc độ nhân loại học, xem tín ngưỡng, tôn giáo là "lòng
tin vào những vật linh", các vật ấy là mama hay wakan mang tính siêu
nhiên và đều có linh hồn (animé). Ông cho rằng "mặt trời và các vì tinh tú,
cây cối và sông ngòi, gió và mây trở nên những tạo vật sống động và cũng
có cuộc sống như người và sinh vật" [85, tr. 26].
Max Muller, từ góc độ ngôn ngữ học, xem tín ngưỡng, tôn giáo là
niềm tin vào các vị thần. Thần có nguồn gốc trong các hiện tượng trong
tự nhiên. Sự xuất hiện của các vị thần là do "căn bệnh của ngôn ngữ", do
sự hỗn độn trong hệ thống danh từ, là sự nhân cách hóa về thần linh. Là
hiện tượng biến đổi của ngôn ngữ: nomina - numina, lúc đầu một hiện
tượng nào đó chỉ là một cái tên gọi (nomen) sau trở thành một thần linh
(numen) [85, tr. 24-25].


13

W.Schmidt đi từ giác độ dân tộc học lịch sử để xem xét tín ngưỡng.
Theo ông, tín ngưỡng chẳng qua là hình thức tôn giáo nguyên sơ (urreligion)
- tiền tôn giáo, là niềm tin vào một vị chúa vĩ đại và vĩnh hằng, toàn bí,

nhân từ và sáng tạo đang ngự ở trên trời. Tín ngưỡng là hiện tượng phổ
biến có ở giai đoạn khởi đầu của mọi dân tộc [85, tr. 30].
Jablokov, Troi-bi, Dao-sơn, Ma-li-nốp-xki, trên bình diện văn hóa
học, xem tín ngưỡng, tôn giáo là một yếu tố của văn hóa, là một hiện
tượng văn hóa. Trong văn hóa nói chung có văn hóa tôn giáo.Văn hóa tôn
giáo được cấu thành từ hai yếu tố chính là ý thức tôn giáo và nghi lễ thờ
cúng. Tín ngưỡng, tôn giáo là sự hiện thực hóa sự tồn tại của con người
qua những hoạt động mang ý nghĩa và nội dung tôn giáo được truyền lại
cho các thế hệ sau, được họ gìn giữ, tiếp thu [85, tr. 67].
A.J.Troi-bi cho tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở và tiêu chí cho hoạt
động tinh thần. Tôn giáo được biểu đạt bằng hình thức văn minh [85, tr. 174].
Đao-sơn cho tín ngưỡng, tôn giáo không phải là hình thái ý thức
trừu tượng, mà là một truyền thống văn hóa, tập tục văn hóa [85, tr. 165].
Còn Ma-li-nốp-xki cho tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa là cái cùng tồn tại,
song văn hóa chỉ là cái phái sinh, cái gián tiếp đối với nhu cầu tín ngưỡng,
tôn giáo [85, tr. 170].
Phoi-ơ-bắc "xuất phát từ sự thực là sự tha hóa về mặt tôn giáo, từ
sự phân đôi thế giới thành thế giới tôn giáo, thế giới tưởng tượng, và thế giới
hiện thực" [47, tr. 10] đã hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó
không thấy rằng "tình cảm tôn giáo" cũng là một sản phẩm xã hội [47, tr. 11].
Từ đó, Phoi-ơ-bắc chủ trương thay tín ngưỡng Cơ đốc giáo bằng một tôn
giáo khác đó là tình thương yêu giữa người với người trên cõi trần gian.
Tóm lại, các cách tiếp cận trên về tín ngưỡng do hạn chế lịch sử và
lợi ích giai cấp đã đi đến những kết luận chưa có cơ sở khoa học. Theo quan


14

điểm duy tâm, tín ngưỡng là hiện tượng thần bí, siêu thực, chỉ có thể cảm
nhận, tin chứ không lý giải được, hoặc cũng chỉ là hiện tượng tự nhiên

mang tính bẩm sinh. Ở đây các nhà duy tâm, thần học đã sai lầm, vì họ
xuất phát từ một thực thể tinh thần, ý thức để lý giải một hiện tượng khác
cũng thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần là tín ngưỡng, tôn giáo.
Quan điểm xã hội học chủ yếu đi sâu phân tích chức năng xã hội,
vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo, song lại phân tích tín ngưỡng,
tôn giáo tách rời đời sống tinh thần phong phú của con người, không thấy
được ranh giới các hiện tượng tôn giáo và các hiện tượng phi tôn giáo.
Quan điểm nhân loại học, ngôn ngữ học lại chỉ đi sâu vào việc
nghiên cứu đối tượng sùng bái của tín ngưỡng, tôn giáo như thần linh,
đấng tối cao... do vậy, chỉ có giá trị và thích hợp với loại hình tôn giáo
nguyên thủy, không thấy được tính phổ biến, tính thích hợp đối với các
loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác.
Quan điểm sinh học, tâm lý học đi sâu nghiên cứu sự thể hiện nội
tâm, đó là niềm tin, tâm lý tôn giáo, song lại chưa thấy được mặt xã hội
của tín ngưỡng, tôn giáo.
Quan điểm văn hóa về tín ngưỡng, có ưu điểm là làm nổi bật tính
đa dạng, phong phú và phức tạp của tín ngưỡng, song lại có hạn chế là hòa
đồng tín ngưỡng vào văn hóa nói chung, không thấy được cái đặc thù của
tín ngưỡng là cái thiêng liêng rất được đề cao, do đó không xác định được
đối tượng của ngành khoa học mới là tôn giáo học.
Quan điểm triết học nhân bản của Phoi-ơ-bắc đã chỉ ra nguồn gốc
nhận thức của tín ngưỡng, tôn giáo, đấu tranh chống quan điểm duy tâm và
tôn giáo trong quan niệm về con người, về Thuợng đế. Tuy nhiên, trong
khi phê phán chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo ông đã không thấy được nguồn
gốc xã hội, chức năng "đền bù hư ảo" và những mặt tiêu cực của tín


15

ngưỡng, tôn giáo. Phoi-ơ-bắc đã rơi vào lập trường duy tâm trong việc giải

quyết các vấn đề xã hội trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo chúng tôi, để có cách nhìn khách quan, tổng thể và khoa học
đối với hiện tượng tín ngưỡng, cần phải có phương pháp tiếp cận khoa
học, đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với hệ thống
các quan điểm thực tiễn, lịch sử - cụ thể, hệ thống cấu trúc.
1.1.2. Quan điểm triết học mác-xít về tín ngưỡng
Tín ngưỡng, là "sự tin tưởng vào sức mạnh của một đấng thiêng
liêng và những giáo lý của một tôn giáo" [23, tr. 823].
Trước khi trình bày quan điểm triết học mác-xít, tác giả luận án
điểm qua một số ý kiến của các học giả Việt Nam trước kia và hiện nay về
tín ngưỡng. Các học giả như Phan Kế Bính, Nhất Thanh, Toan Ánh, Tân
Việt... tiếp cận tín ngưỡng từ giác độ văn hóa dân gian, xem tín ngưỡng là
tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, phong
tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặng Nghiêm Vạn xem
"tín ngưỡng là một yếu tố chính của tôn giáo, qui định sức mạnh của tôn
giáo đó với cộng đồng" [93]. Nguyễn Chính cho tín ngưỡng là tín ngưỡng
tâm linh, vì tín ngưỡng tâm linh là hạt nhân của tín ngưỡng tôn giáo. Đó là
niềm tin, sự trông cậy và yêu mến một thế giới siêu nghiệm mà con người
với hình nghiệm và tri thức đã có chưa lý giải được [17]. Tô Ngọc Thanh
cho tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những điều, những sự vật
những nhân vật nào đó. Niềm tin này không thể lý giải bằng lôgic thông
thường vì nó đối lập với tư duy khoa học.
Nguyễn Văn Kiệm lại cho rằng "tín ngưỡng, nếu hiểu theo nghĩa
của từ croyance (tiếng Pháp) không phải là một từ để chỉ một tôn giáo".
Tín ngưỡng, trong trường hợp này chỉ nên hiểu là một niềm tin tôn giáo,
và mỗi tín đồ của một tôn giáo nào đó đều có tín ngưỡng của mình, khác


16


với tín ngưỡng của tín đồ tôn giáo khác. "Nói cách khác, tín ngưỡng là
thuộc tính đương nhiên của mỗi tín đồ của một tôn giáo nào đó" [85, tr. 56]. Nguyễn Quốc Phẩm xem tín ngưỡng, theo nghĩa hẹp là niềm tin, sự
ngưỡng mộ của con người và thường gắn với niềm tin tôn giáo. Theo
nghĩa rộng, tín ngưỡng là khái niệm có nội hàm, ngoại diên rộng hơn tôn
giáo thuộc ý thức xã hội, phản ánh niềm tin, sự ngưỡng mộ của quần
chúng nhân dân vào các lực lượng siêu nhiên ít nhiều mang màu sắc tôn
giáo [59]. Nguyễn Chí Bền từ góc độ văn hóa, xem tín ngưỡng là một bộ
phận cấu thành của văn hóa được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng, là
lòng ngưỡng mộ, thành kính với những thế lực có ảnh hưởng trong quan
hệ với con người [5].
Chúng ta trở lại quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin về tín ngưỡng. C. Mác cho rằng: "Đời sống xã hội, về thực chất
là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ
nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con
người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy" [47, tr. 12]. Như vậy, tín ngưỡng
về bản chất, không phải là sản phẩm của thần thánh, là cái siêu nhiên, thần
bí mà là sản phẩm của xã hội. Là một hiện tượng xã hội, không tách rời xã
hội, mang bản chất xã hội, tín ngưỡng cũng là hiện tượng thuộc đời sống
tinh thần của xã hội, chịu sự qui định của đời sống vật chất.
C. Mác cho rằng, cần phải "xuất phát từ con người đang hành
động, hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản
ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình ấy" [48, tr. 37-38]. Ở
đây không phải tinh thần, ý thức quyết định đời sống hiện thực mà là
ngược lại. Ý thức, trong đó có ý thức tôn giáo, chỉ là ý thức của những cá
nhân, cộng đồng người trong xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Tín ngưỡng,
tôn giáo có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn, có đặc điểm riêng và ngày
càng phân hóa từ thực tiễn vật chất trong quá trình phát triển của lịch sử.


17


Theo tiến trình phát triển của lịch sử, của tiến bộ và văn minh nhân loại,
của hoạt động thực tiễn, tính thần bí của tín ngưỡng dần dần được làm rõ.
Đó là mối quan hệ giữa tín ngưỡng và hoạt động thực tiễn.
Chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ các phạm trù mang tính tư biện
như "tự ý thức", "tinh thần tuyệt đối", "ý chí thánh linh" để giải thích lịch
sử, coi đó là tiền đề để hư cấu lịch sử. Ngược lại, chủ nghĩa Mác - Lênin
cho rằng, hoạt động sản xuất vật chất là điểm xuất phát của lịch sử nhân
loại. Lịch sử, xét cho cùng là lịch sử của hoạt động sản xuất vật chất. Lịch
sử nhân loại bắt đầu từ đâu thì tư duy lôgíc cũng bắt đầu từ đấy, lịch sử
nhân loại phát triển như thế nào thì tư duy lôgíc cũng diễn biến như thế ấy.
Trong các tác phẩm của mình, C. Mác và Ph. Ăng-ghen xem sản xuất vật
chất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện tượng mang tính
lịch sử xã hội trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo. Các ông xem tín ngưỡng,
tôn giáo không tách rời lịch sử. Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng lịch
sử, một sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định. Thời đại C. Mác, Ph. Ăngghen sống, trong xã hội phương Tây, tín ngưỡng thường được hiểu là tín
ngưỡng tôn giáo và cụ thể là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Giai cấp tư sản
trước đó trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, đã giương cao lá cờ tự do
tín ngưỡng, bởi vì theo C. Mác "để có thể đả kích vào những quan hệ hiện
tồn thì cần phải xóa bỏ cái vòng hào quang thiêng liêng của chúng". "Vòng
hào quang" của chế độ phong kiến phương Tây là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo.
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phương Tây chống lại quyền lực thế tục
phong kiến, lúc đầu núp dưới lá cờ chống tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Sự phê
phán tôn giáo của giai cấp tư sản, về cơ bản được kết thúc bởi quan điểm
duy

vật

của


Phoi-ơ-bắc.

C. Mác, Ph.Ăng-ghen trong quá trình phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử
đã đề cập tới vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau, và
trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau với các khái niệm tín


18

ngưỡng, tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Hai ông cho rằng,
về cơ bản, tín ngưỡng không khác gì thần linh, hai cái đều là tôn giáo đang
ngự trị con người. Ở đây, tín ngưỡng với hàm nghĩa tín ngưỡng tôn giáo
[67].
Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô-ta, C. Mác cho rằng, tự
do tín ngưỡng của giai cấp tư sản chẳng qua chỉ là các loại tự do tín ngưỡng
tôn giáo. Giai cấp vô sản không chỉ dừng lại ở tự do tín ngưỡng tôn giáo, mà
đòi hỏi tự do tín ngưỡng không tôn giáo, nghĩa là tự do tín ngưỡng vô thần.
Rằng "quyền tự do tín ngưỡng" tư sản chẳng phải cái gì khác là sự dung thứ
đủ các loại tự do tín ngưỡng tôn giáo, còn Đảng thì ngược lại, ra sức giải
thoát lương tri của con người ra khỏi bóng ma tôn giáo" [50, tr. 51]. Quyền tự
do của con người, trong đó có quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến,
quyền được "mộ đạo" theo bất luận kiểu nào, được hành đạo theo tôn giáo
riêng của mình. Đặc quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến của con
người [46, tr. 549].
Có người, căn cứ vào ý tưởng trên của C. Mác, Ph. Ăng-ghen lại
cho rằng lý luận của chủ nghĩa cộng sản là "tín ngưỡng" của giai cấp vô
sản, là "tín ngưỡng khoa học" là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản và
quần chúng nhân dân bị áp bức. Trong thực tiễn đấu tranh cách mạng,
C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng: "Chủ nghĩa cộng sản không phải là một
trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải

khuôn theo. Chúng ta gọi là chủ nghĩa cộng sản là phong trào hiện thực, nó
xóa bỏ trạng thái hiện nay" [48, tr. 51]. Theo C. Mác, tổ chức Quốc tế cộng
sản I, mặc dù là "tiếng nói đầu tiên của một xã hội mới" song nó cũng
không cần có một "tượng trưng của tín ngưỡng" nào. Vấn đề là phải tổ
chức, giáo dục giai cấp vô sản, làm cho họ có niềm tin vững chắc vào
tương lai của xã hội mới do chính họ tạo lên [67].


19

Như vậy, khác hẳn các nhà triết học duy tâm lấy ý thức, tín
ngưỡng, tôn giáo để giải thích lịch sử, coi tín ngưỡng, tôn giáo là phạm trù
vượt qua lịch sử, là cái thần bí, vĩnh hằng. Lấy sự biến thiên của tín
ngưỡng, tôn giáo để phân định lịch sử. Các nhà triết học mác-xít lấy lịch
sử để giải thích tín ngưỡng và đi đến nhận định chung mang tính khách
quan, khoa học là: Tín ngưỡng cũng là một hiện tượng lịch sử, là sự phản
ánh điều kiện kinh tế - xã hội của các thời đại, có quá trình hình thành,
biến đổi và có ảnh hưởng nhất định đối với tiến trình lịch sử.
Xuất phát từ quan điểm hệ thống - cấu trúc, triết học mác-xít xem
tín ngưỡng như là một hiện tượng lịch sử và đồng thời cũng là một bộ
phận của ý thức xã hội có qui luật hình thành và tồn tại riêng. Tín ngưỡng
vừa là một "chỉnh thể" hoàn chỉnh, song lại là một "yếu tố" trong chỉnh thể
lớn, đó là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Nghiên cứu tín ngưỡng, vì
thế không thể tách tín ngưỡng khỏi các lĩnh vực của đời sống tinh thần,
trong các mối quan hệ qua lại với các loại hình ý thức xã hội khác như tôn
giáo, đạo đức, chính trị, pháp quyền...
Là một hiện tượng lịch sử, tín ngưỡng có quá trình hình thành rất
sớm, hình thức biểu hiện lại rất phong phú, đa dạng. Do đó, nghiên cứu tín
ngưỡng, không nên chỉ dừng lại ở những yếu tố đặc trưng nhất như niềm
tin vào thực thể thiêng liêng và nghi lễ thờ cúng mà còn cần phải nghiên

cứu tính đa dạng qua các loại hình tín ngưỡng.
Mỗi loại hình tín ngưỡng là sự phản ánh các mối quan hệ vốn có
của một kiểu xã hội, điều kiện tồn tại các tộc người, các đẳng cấp, giai cấp,
các nền văn hóa khác nhau. Mỗi loại hình tín ngưỡng, do đó mang tính địa
phương, cục bộ. Yếu tố bên trong của tín ngưỡng thường qui định nội
dung của tín ngưỡng. Đó là ý thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của chủ
thể. Yếu tố bên ngoài của tín ngưỡng thường được qui định bởi hình thức


20

biểu hiện. Đó là hệ thống lễ nghi được biểu hiện thông qua tập tục, thói
quen, truyền thống... Tín ngưỡng nói chung, là một bộ phận của ý thức xã
hội phản ánh những quan hệ xã hội hiện tồn.
Tín ngưỡng, theo cách hiểu thông thường là tín ngưỡng tôn giáo.
Thực ra về mặt nội dung và hình thức phản ánh thì tín ngưỡng và tôn giáo,
tuy có sự tương đồng song cũng có sự khác biệt. Sự tương đồng biểu hiện
ở chỗ:
1. Tín ngưỡng và tôn giáo đều là sự phản ánh hư ảo của ý thức xã
hội về tồn tại xã hội và chịu sự quy định của chính tồn tại xã hội đã sinh ra
chúng. Đó còn là sự phản ánh của nhận thức, là một cách lý giải của con
người về các hiện tượng xung quanh cuộc sống của chính con người. Tín
ngưỡng và tôn giáo đều có nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và
nguồn gốc tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại, đều có chức năng
đền bù, xoa dịu nỗi đau hiện thực và hướng tới sự giải thoát về tinh thần.
Ph.Ăng-ghen cho rằng: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi
phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế" [1, tr. 437], và "bên
cạnh những lực lượng thiên nhiên, lại còn có cả những lực lượng xã hội tác

động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc
đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất
yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy" [1, tr. 437].
Như vậy, tín ngưỡng và tôn giáo đều là một tiểu hệ thống kiến trúc thượng
tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng đã sinh ra chúng, thể hiện sự bất lực của con
người trước những lực lượng tự nhiên và xã hội. Nhìn tổng quát, bên cạnh
một số yếu tố mang tính tích cực thì mặt tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo


21

là chủ yếu. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ rằng, tín ngưỡng, tôn giáo là một
vật cản rất lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
2. Tín ngưỡng và tôn giáo đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng
mộ của con người vào một thực thể siêu việt nào đó như Thượng đế, Thần,
Phật, Tổ tiên... Niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là trạng thái tâm lý
đặc biệt của chủ thể nhận thức. Chủ thể của niềm tin là các cá nhân, nhóm
xã hội, giai cấp trong xã hội. Niềm tin được hình thành trên cơ sở những
thông tin nhất định về khách thể để bù đắp sự thiếu hụt thông tin của chủ
thể, được thể hiện thông qua các ý niệm, biểu tượng tôn giáo. Nội dung
của nó là trạng thái tâm lý của chủ thể với những định hướng giá trị nhất
định. Trạng thái tâm lý này là cơ sở cho sự tri giác về sự chuyển dịch tính
khả năng thành sự tin tưởng trong nhận thức của chủ thể. Sự xuất hiện và
tồn tại của niềm tin được quy định bởi trình độ, khả năng nhận thức của
chủ thể.
Niềm tin tôn giáo được hình thành trong hoàn cảnh tù túng, bất lực
của con người trong hiện thực cuộc sống. Họ không làm chủ được mình
hoặc "đánh mất mình" và có nhu cầu được đền bù, xoa dịu bằng niềm tin
vào lực lượng siêu nhiên. Nó được hình thành và tồn tại trên cơ sở tình
cảm, tâm lý tôn giáo. Bản chất của niềm tin tôn giáo là khẳng định sự tồn

tại và khả năng cứu giúp con người của thần thánh.
Như vậy, niềm tin vào cái siêu thực, đấng thiêng liêng là hạt nhân
của tín ngưỡng và tôn giáo. Tín ngưỡng và tôn giáo đều có chức năng đền
bù hư ảo nỗi khổ đau hiện thực của con người.
3. Tín ngưỡng và tôn giáo đều có hệ thống nghi lễ, bao gồm những
biểu tượng mang tính thần thánh, những điều răn dạy, kiêng kỵ. Hệ thống
nghi lễ là hình thức, phương tiện để chuyển tải ý thức, niềm tin tôn giáo. Nó


22

giữ vai trò quan trọng cho sự hòa nhập cộng đồng, nâng sức mạnh của con
người lên trên bản thân mình và giúp họ cảm nhận về thế giới của thần linh.
Trong các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo, nghi lễ thường là cái
ràng buộc khắt khe tín đồ vào các lực lượng siêu nhiên, làm họ mất tự do
trong mối quan hệ với hiện thực.
Bên cạnh những điểm giống nhau, giữa tín ngưỡng và tôn giáo
cũng có những điểm khác nhau, biểu hiện ở chỗ:
1. Tín ngưỡng xét về mặt lôgíc hình thức là khái niệm có nội hàm
hẹp hơn tôn giáo. Bởi tôn giáo nào cũng đều là tín ngưỡng, song không
phải mọi hình thức tín ngưỡng đều là tôn giáo. Thí dụ, các tôn giáo lớn
như Phật giáo có tín ngưỡng về Phật, Ki-tô giáo có tín ngưỡng về Chúa
Ki-tô, Hồi giáo có tín ngưỡng về Thánh A La của các tín đồ. Đó là niềm
tin của tín đồ các tôn giáo về sự tồn tại và cứu giúp của Phật, Chúa Ki-tô
và Thánh A La thông qua các nghi lễ tôn giáo. Còn các tín ngưỡng thờ tôtem (vật tổ), thờ mẫu, thờ tổ tiên, thờ thần mặt trời, thần nước... đều không
phải là tôn giáo. Bởi vì, chúng thiếu hoặc chỉ là sự thể hiện mờ nhạt những
đặc trưng cơ bản của tôn giáo như: đấng sáng tạo, giáo chủ, hệ thống tổ
chức, hệ thống giáo lý, kinh sách và hệ thống các điện thờ...
2. Tín ngưỡng được hình thành trực tiếp từ cuộc sống phong phú,
đa dạng, chủ yếu do xúc cảm, kinh nghiệm mang lại. Nó là sự phản ánh

thiếu sự tinh chắt, sàng lọc, khái quát, hệ thống và thiếu cơ sở lý luận chặt
chẽ. Do đó, nó mang tính dân gian, đời thường. Còn tôn giáo thường được
hình thành và tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ, có cơ sở thế giới quan là
chủ nghĩa duy tâm. Khi nghiên cứu nguồn gốc ra đời của đạo Cơ Đốc C.
Mác, Ph. Ăng-ghen cho rằng, đạo Cơ Đốc "đã lặng lẽ ra đời từ sự hỗn hợp
của thần học Đông phương đã được khái quát, nhất là thần học Do Thái,
với triết học Hy Lạp đã được thông tục hóa, nhất là triết học khắc kỷ" [51, tr.


23

446]. Các tôn giáo thường giải thích thế giới xuất phát từ một thực thể tinh
thần khách quan, có trước, sáng tạo ra và chi phối thế giới, như thượng đế,
thánh, thần... Hệ thống kinh sách của các tôn giáo rất đồ sộ với những
quan niệm về bản thể, nhân sinh, những luận giải, chứng minh cho sự đúng
đắn của đức tin tôn giáo. Những quan niệm ấy được diễn đạt qua các hệ
thống khái niệm cơ bản như: linh hồn, thượng đế, thiên đường, địa ngục...
3. Tín ngưỡng có kết cấu đơn giản, nó hình thành và tồn tại dựa
trên cơ sở niềm tin vào các phép lạ, đấng siêu nhiên, vào thế giới vô hình
như thần linh, tổ tiên, âm ty, địa ngục, ma, quỉ... Niềm tin ấy mang tính
huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ ràng, chưa đạt đến trình độ khái quát cao,
mang tính đơn giản, dựa vào sự cảm nhận của chủ thể. Nó thường không
cần nhiều đến sự lý giải một cách lôgíc và gắn liền với các tập tục, thói
quen, truyền thống của cộng đồng người. Còn tôn giáo thì có kết cấu phức
tạp với các yếu tố thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tâm lý, tình cảm,
niềm tin, đức tin.... Ở tôn giáo, niềm tin đặc biệt được đề cao, song cũng
đòi hỏi sự lý giải mang tính hệ thống, lôgíc, được xây dựng và củng cố
trên cơ sở thế giới quan tôn giáo. Các chức sắc trong tổ chức tôn giáo
thường tuyên truyền, củng cố và khẳng định niềm tin tôn giáo thông qua
các hoạt động tôn giáo được tiến hành định kỳ.

Trong các yếu tố của tín ngưỡng và tôn giáo, cùng với niềm tin thì
nghi lễ có vai trò hết sức quan trọng. Song, nghi lễ được thực hiện trong
tín ngưỡng mang tính đơn giản. Còn với tôn giáo, nghi lễ là yếu tố đặc biệt
được coi trọng. Nó mang tính hệ thống, được qui định chặt chẽ bởi giáo lý,
giáo luật, được duy trì thường xuyên, có tổ chức và mang tính bắt buộc với
tín đồ.
Các yếu tố khác trong tôn giáo như đấng sáng tạo, giáo chủ, kinh
sách, giáo lý và tổ chức giáo hội rất điển hình, có quy mô lớn và theo hệ
thống chặt chẽ. Đó chính là các yếu tố tạo nên thế giới tôn giáo. Nhờ đó,


24

các tôn giáo bao giờ cũng là một thực thể xã hội to lớn, có tác động không
nhỏ đến đời sống xã hội. Còn với tín ngưỡng, các yếu tố này tỏ ra mờ nhạt,
mang tính sơ khai, tự phát.
Khi đề cập đến sự tương đồng và khác nhau giữa tín ngưỡng với
tôn giáo cũng cần làm rõ sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng với mê
tín, mê tín với mê tín dị đoan. Bản thân tín ngưỡng và tôn giáo thường
chứa đựng những yếu tố mê tín, là mảnh đất để mê tín phát triển. Nếu như
tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ của chủ thể vào lực lượng siêu
nhiên, niềm tin ấy ít nhiều cũng là niềm tin dựa trên cơ sở thế giới quan và
nhân sinh quan nhất định, nếu không thì cũng là sự tin theo phương pháp
tu hành, tin theo một tôn giáo nào đó. Thì mê tín, chỉ là niềm tin mù quáng,
mê muội vào những cái thần bí như thần, thánh, ma, quỉ, số mệnh, bùa
phép... không dựa trên cơ sở thế giới quan hay phương pháp tu hành của tổ
chức tôn giáo nào. Mê tín thường đối lập với lẽ phải, thường gây ra những
hậu quả xấu đối với con người và xã hội.
Mê tín đến mức độ cuồng tín, mê muội, mất lý trí, suy đoán tùy tiện,
tin vào những điều quái dị, không có trong thực tế thì trở thành mê tín dị

đoan. Trong xã hội, những người do trình độ nhận thức hạn chế, suy đoán
tùy tiện, hay tin vào các phép lạ như lên đồng, bói toán, yểm tà, trừ ma...
thường dễ mắc phải mê tín dị đoan, bị những người xấu lợi dụng, làm tổn
hại tiền bạc, sức khỏe thậm chí nguy hại cả tới tính mạng.
Mê tín và mê tín dị đoan là những hiện tượng phản khoa học, phản
văn hóa. Trong lịch sử, các giai cấp, dân tộc thường vì lợi ích của giai cấp,
dân tộc mình mà gán cho tín ngưỡng của dân tộc khác cái mũ "dị giáo" và
lấy cớ đó để thôn tính, đàn áp. Những người theo chủ nghĩa tín ngưỡng
thường phủ nhận chân lý khách quan, khẳng định niềm tin tôn giáo. Trong
xã hội hiện đại, chủ nghĩa tín ngưỡng có những biểu hiện rất tinh vi, điều
đó đã được Lê-nin chỉ rõ, rằng chủ nghĩa tín ngưỡng hiện đại không hoàn


25

toàn phủ nhận khoa học, nó chỉ phủ nhận sự "kỳ vọng quá đáng" của khoa
học, chính xác là "sự kỳ vọng về chân lý khách quan" [62, tr. 507].
Trong thực tế, các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín và mê
tín dị đoan thường tồn tại đan xen lẫn nhau. Chúng đều có bản chất chúng
là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, là sự phản ánh hư ảo hiện thực; sự
khác nhau giữa chúng rất khó phân biệt.
Căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng trên cơ sở phân
biệt sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, tác giả luận án đi
sâu phân tích khái niệm tín ngưỡng trên cơ sở của năm đặc trưng sau:
1. Xem xét tín ngưỡng gắn với đời sống tinh thần nói chung.
2. Xem xét tín ngưỡng như là kết quả của sự hình thành và phát
triển các quan hệ xã hội, có tác động trở lại các quan hệ đó.
3. Xem xét tín ngưỡng như là phương thức biểu hiện niềm tin của
con người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự bất lực của họ trước sức mạnh
thống trị của lực lượng tự nhiên và xã hội.

4. Xem xét tín ngưỡng như là một hiện tượng lịch sử- văn hóa có
qui luật hình thành và vận động, biến đổi riêng.
5. Xem tín ngưỡng như là một bộ phận của ý thức xã hội trong mối
quan hệ với tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ thuật,
khoa học, chính trị v.v...
Sự tổng hợp, đan xen của 5 đặc trưng trên tạo thành lát cắt bởi các
điểm giao nhau nói lên đặc trưng chung nhất của tín ngưỡng.
Từ những đặc trưng ấy, có thể quan niệm: Tín ngưỡng là một bộ
phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là
hệ quả của các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng


26

liêng thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng của con người và cộng đồng
người trong xã hội.
Trên cơ sở khái niệm về tín ngưỡng trên, tác giả luận án đi sâu
nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
1.2. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ

1.2.1. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
Tổ tiên là khái niệm để chỉ những người có cùng huyết thống, đã
mất như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ... là những người có công sinh thành và
nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của các
thế hệ con cháu.
Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gốc là tổ tiên tô-tem
trong tô-tem giáo của thị tộc. Từ tổ tiên tô-tem chuyển sang tổ tiên người
thực là quá trình chuyển từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ thị tộc phụ

hệ. Tổ tiên tô-tem giáo trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong
thiên nhiên được thần thánh hóa, được coi là tô-tem (vật tổ) của thị tộc, là
các vật thiêng và các thần che chở của gia đình thị tộc. Thời kỳ thị tộc phụ
hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy. Khi họ mất, thì
những biểu tượng về họ là: ý niệm về linh hồn người chết; tổ tiên - tô-tem;
thần che chở của gia đình thị tộc. Đó là những yếu tố chính tạo nên biểu
tượng về tổ tiên được thờ cúng.
Ở đây, ý niệm về linh hồn người chết khiến cho người ta tưởng
nhớ tới tổ tiên người thật của gia đình và thị tộc với đầy đủ tính xác định
về nhân hình và cá tính. Ý niệm về tổ tiên tô-tem gây một sắc thái xa lạ,
mơ hồ song vẫn gần gũi, còn ý niệm về thần che chở cho gia đình và thị
tộc mang lại cảm giác được ban ơn, che chở đối với thành viên thị tộc.


27

Theo Tô-ca-rép, ở châu Phi, người Giaga phân tổ tiên được thờ
cúng thành ba loại:
- Người mới chết - Là đối tượng được thờ cúng rất nghiêm ngặt vì
người ta còn nhớ rất rõ những người này.
- Người chết trước nữa - Đây là đối tượng không được hiến tế vì bị
lãng quên và coi là thần bí.
- Người chết đã lâu - Cũng là đối tượng không được thờ cúng vì bị
quên hẳn không còn ý niệm nữa [89, tr. 317].
Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường
là những người đàn ông giữ vị trí chủ gia đình, gia tộc, đã mất, có quyền thừa
kế và di chúc tài sản theo quan niệm của chế độ phụ quyền. C. Mác, khi
nghiên cứu "quyền thừa kế" trong gia đình ở La Mã thời cổ đại, cho rằng:
Người chủ gia đình La Mã có quyền lực tuyệt đối đối với
toàn bộ những cái thuộc phạm vi kinh tế gia đình... Thông qua

người thừa kế, ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc sẽ
tồn tại mãi mãi. Song di chúc đó không nhất thiết đem lại cho
người thừa kế một thứ tài sản nào, nó chỉ bắt buộc người đó thực
hiện ý chí của người chết, điều này được coi như một nghĩa vụ
có tính tôn giáo [49, tr.767-768].
Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự
biến đổi, phát triển. Tổ tiên không còn bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình, họ tộc... mà đã mở rộng ra trong phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự
hình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên
tuổi của người có công tạo dựng, gìn giữ cuộc sống. Khi còn sống, họ được
các thành viên đề cao, tôn kính. Khi mất, họ được tưởng nhớ, tôn thờ. Đó
là các thủ lĩnh của các phong trào quần chúng; các vua, chúa, quan lại có
công trong việc xây dựng, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng, được xã hội


28

thừa nhận, cấp sắc phong thần, được nhân dân ghi công ơn và được tôn
thờ trong các am, miếu, đình, đền, thánh thất...
Ở Việt Nam, vua Hùng được xem là ông Tổ của người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ và cũng là ông Tổ chung của cả 54 dân tộc, là người có công
khai quốc, được thờ ở Đền Hùng - Phú Thọ. Phùng Hưng được nhân dân
suy tôn là "Bố Cái đại vương". Trần Quốc Tuấn, có công đánh giặc giữ
nước, được tôn làm "cha" của muôn dân được thờ ở Kiếp Bạc - Hải Dương
và nhiều nơi khác.
Tổ tiên còn là người có công truyền nghề, tạo dựng cuộc sống hiện
tại cho con cháu được tôn thành các "tổ sư", "nghệ tổ".... Như vậy, khái
niệm tổ tiên được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi tổ tiên cùng
huyết thống.
Trong xã hội có giai cấp, tổ tiên tô-tem giáo vẫn còn có dấu ấn khá
đậm nét. Đó là các tổ tiên siêu nhiên, những nhân vật huyền thoại phản

ánh tư tưởng, nguyện vọng và tình cảm của nhân dân trong cuộc đấu tranh
chống thiên tai, địch họa bảo vệ cuộc sống cộng đồng. Họ vẫn được tôn
thờ, kính trọng như các tổ tiên nhân thần trong các không gian tôn giáo.
Các Thành Hoàng làng ở Việt Nam có nguồn gốc siêu nhiên cũng được
xem như là ông Tổ của cộng đồng làng.
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức
hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ
cúng trong không gian thờ cúng.
Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh, tình cảm hướng
về cội nguồn của con cháu. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết
ơn, tưởng nhớ tổ tiên. Đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che
chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên


29

là niềm tin về linh hồn bất tử, tổ tiên tuy đã chết, song linh hồn vẫn sống
thường lui tới gia đình ngự trên bàn thờ.
Người Ghê-rê-nô ở châu Phi, khi hoạn nạn thường mang vật tế tới
mộ tổ tiên khấn rằng: Chúng tôi là con cháu tới đây mong cha dạy bảo
phải làm gì và cho chúng tôi phúc lành...
Người Xlavơ thờ tổ tiên, thể hiện ở tình cảm biết ơn, mong tổ tiên
về ăn uống với con cháu và mong tổ tiên giúp cho việc làm ăn của gia đình
thuận lợi, lúa mì tươi tốt, gia súc sinh sôi nảy nở mang lại nhiều của cải...
Người Trung Quốc, ý thức về tổ tiên khá sâu đậm, đặc biệt là tổ
tiên của dòng họ. Họ quan niệm rằng: Người chết chỉ có thể yên ổn trong
phần mộ của mình hay trên bàn thờ gia đình nếu con cháu dâng cúng lễ
vật theo nghi thức, ngược lại người sống chỉ sung sướng khi được bao bọc
bởi những ảnh hưởng tốt lành của người chết đang che chở họ một cách bí
ẩn. Người Trung Quốc thờ cúng tổ tiên cũng là để kính báo tổ tiên mỗi khi

trong gia đình, họ tộc có những việc lớn như làm nhà, cưới xin, thăng quan,
tiến chức...
Người Việt Nam ý thức tôn thờ tổ tiên thể hiện đạo hiếu của con
cháu "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", là sự mong
muốn tổ tiên "phù hộ độ trì" cho con cháu ăn nên, làm ra và không bị làm
hại.
Người Ấn Độ, thờ tổ tiên xuất phát từ quan niệm cho rằng, người
chết muốn được phán xét lên trời chứ không phải xuống địa ngục thì phải
được con cháu thờ cúng.
Biểu tượng về tổ tiên là những hình ảnh đẹp đẽ mà con cháu gán
cho tổ tiên. Tổ tiên luôn là hình ảnh về những người tài giỏi, có công, có
đức. Nơi thờ tổ tiên thường có bài vị, tượng, ảnh được trang trí, bày đặt
cầu kỳ, trang trọng.


×