Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Sự tạo máu & các dòng tế bào máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 59 trang )

SỰ TẠO MÁU &
CÁC DÒNG TẾ BÀO MÁU
Bs PHẠM NGUYỄN THÙY TRANG
BM HUYẾT HỌC


MỤC TIÊU

1. Các đặc điểm cơ bản của máu
2. Các giai đoạn của sự tạo máu
3. Đặc điểm, chức năng của các dòng tế bào máu
4. Các phương pháp khảo sát huyết học


ĐẠI CƯƠNG
 Máu là một mô liên kết đặc biệt, gồm:
 Chất lỏng (huyết tương)
 Tế bào (huyết cầu)

 Tỷ trọng 1.050 – 1.060, phụ thuộc vào nồng độ protein và
huyết cầu
 Độ nhớt của máu 3.8/1 – 4.5/1 so với nước, phụ thuộc nồng
độ protein và huyết cầu
 Áp suất thẩm thấu 7.5 atmosphere
 Độ pH là 7.39


ĐẠI CƯƠNG
 Khối lượng máu chiếm 7 – 9% trọng lượng cơ thể (# 1/13
thể trọng) # 65 – 75 ml máu/kg
 Huyết tương chiếm # 54%, huyết cầu chiếm 46%


 Hệ tim mạch kể cả các kho dự trữ máu ( lách và gan ): đó là
bể chứa luôn luôn được điều chỉnh để duy trì khối lượng
máu tuần hoàn ( bình thường khối lượng máu tuần hoàn
chiếm ¾ , dự trữ ¼ của tổng lượng máu )
 Sự phân bố máu điều hòa giữa các khu vực ( tiểu tuần
hoàn, tuần hoàn não, tuần hoàn gánh, dưới da thận, gan ).


ĐẠI CƯƠNG
Chức năng chung của máu:
1. Chức năng hô hấp:
 Huyết cầu tố (hemoglobin) của hồng cầu và các chất kiềm
của huyết tương chuyên chở oxy và carbon dioxide trao đổi
giữa phế nang và các tổ chức tế bào
2. Chức năng dinh dưỡng:
 Máu vận chuyển các chất như glucose, acid amin, acid
béo, các vitamin … đến cung cấp cho các tổ chức tế bào


ĐẠI CƯƠNG
Chức năng chung của máu:
3. Chức năng đào thải:
 Máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất cặn bã của
chuyển hóa tế bào đưa đến các cơ quan bài xuất như thận,
phổi, tuyến mồ hôi…
4. Chức năng bảo vệ cơ thể:
 Các loại bạch cầu của máu có khả năng thực bào, khử độc,
tiêu diệt vi khuẩn. Trong máu có các kháng thể, kháng độc
tố … tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể



ĐẠI CƯƠNG
Chức năng chung của máu:
5. Chức năng thống nhất và điều hòa hoạt động cơ thể:
 Máu mang các hormone, các khí oxy và carbon dioxide,
các chất điện giải (Ca++, K+, Na+…)  điều hòa hoạt động
của các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể
 đảm bảo sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong
cơ thể
 Máu còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể


SỰ TẠO MÁU





Sự tạo máu ở phôi thai
Sự tạo máu sau sanh
Điều hòa quá trình tạo máu
Thuyết tạo máu


SỰ TẠO MÁU Ở PHÔI THAI
1. Giai đoạn tạo máu ở trung mô:
 Trứng được thụ tinh  tế bào hợp tử phân chia tạo thành
các phôi  hình thành ngoại bì, trung bì, nội bì  phát triển
thành các mô và cơ quan trong cơ thể
 Trung bì  máu và cơ quan tạo máu

 Từ ngày 11-18 của phôi: trung mô ngoài phôi các tế bào
máu nguyên thủy
 Sự tạo máu ở trung mô ngoài phôi lúc đầu rất mạnh, ở đâu
có mảnh trung mô là ở đó có sự tạo máu  tuần thứ 9 sự
tạo máu ở trung mô bắt đầu giảm xuống


SỰ TẠO MÁU Ở PHÔI THAI
2. Giai đoạn tạo máu ở gan, lách:
 Sự tạo máu ở gan:





Bắt đầu tuần tuần thứ 4 của phôi, rõ nhất là tuần thứ 6
Bắt đầu từ những tế bào trung mô vạn năng chưa biệt hóa
Gan chủ yếu sinh hồng cầu và bạch cầu hạt
Cao điểm vào tháng thứ 4 của thai kỳ và sau đó giảm dần

 Sự tạo máu ở lách:
 Bắt đầu từ tuần thứ 10  sinh hồng cầu
 Tuần thứ 13  sinh lympho
 Đến tháng thứ 5  chỉ sinh lympho đến khi trẻ ra đời


SỰ TẠO MÁU Ở PHÔI THAI
3. Giai đoạn tạo máu ở tủy xương, hạch và tuyến ức:
 Sự tạo máu ở tủy xương:
 Từ tháng thứ 3, tủy xương có thể tạo máu nhưng không có

hiệu lực (do thiếu các yếu tố kích thích sự biệt hóa từ mẹ)
 Từ tháng thứ 6, nhau thai hình thành, sự tạo máu ở tủy xương
bắt đầu có hiệu quả  tháng thứ 8 chiếm ưu thế hàng đầu.

 Sự tạo máu ở hạch:
 Từ tháng thứ 3  hình thành mầm lympho trong ống ngực
 Tạo máu: hồng cầu  bạch cầu  lympho

 Sự tạo máu ở tuyến ức:
 Không đặc hiệu
 Chỉ trong thời gian ngắn


SỰ TẠO MÁU SAU SANH
1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
 Trẻ ra đời  chấm dứt mọi tiếp tế từ mẹ
 Các cơ quan phải có những biến đổi hoàn thiện  thích
nghi với hoàn cảnh mới
 Sự tạo máu do 3 cơ quan chính: tủy xương, hạch, lách,
trong đó tủy xương đóng vai trò quan trọng nhất
 Ở trẻ sơ sinh: tất cả tủy xương của xương đều có khả năng
tạo máu, trọng lượng tủy xương cả trẻ sơ sinh chiếm 1,4%
trọng lượng cơ thể


SỰ TẠO MÁU SAU SANH
2. Người lớn:
 Là giai đoạn tạo máu hoàn thiện nhất
 Cơ quan tạo máu: tủy xương, hạch, lách
 Tủy xương: tế bào gốc vạn năng  tế bào trưởng thành ở

mỗi dòng, trọng lượng tủy xương chiếm 4,6 % trọng lượng
cơ thể
 Lách: nơi sinh ra lympho và là nơi tiêu hủy các hồng cầu,
tiểu cầu già
 Hạch: sinh 5% lympho


Các giai đoạn sự tạo máu


ĐIỀU HÒA QUÁ TRÌNH TẠO MÁU
1. Điều kiện quyết định sự tạo máu:
 Nhu cầu cơ thể  điều kiện để quyết định tăng sinh một
dòng tế bào nào đó
 Tình trạng nhiễm trùng  tăng sinh Bạch cầu hạt
 Nhu cầu Oxy tổ chức (mất máu, sống trên núi cao…)  tăng
sinh Hồng cầu


ĐIỀU HÒA QUÁ TRÌNH TẠO MÁU
2. Điều hòa quá trình tạo máu:
 Giai đoạn đầu: theo Till (1976) trên bề mặt của tế bào gốc
vạn năng có những receptor  các yếu tố kích thích sẽ tác
động lên các receptor làm tế bào gốc vạn năng từ trạng thái
nghỉ ngơi  tăng sinh
 Giai đoạn sau: điều hòa bởi Erythropoietin, Leucopoietin,
Thrombopoietin


ĐIỀU HÒA QUÁ TRÌNH TẠO MÁU

3. Hormon:
 Tuyến ức  LSP (lymphocytosis stimulating factor)  điều
hòa tạo máu ở hạch và lách
 LH (tuyến yên)  ↑ testosterol  ↑ REF (renal erythropoietin
factor)  ↑ tạo hồng cầu
 Glycocorticoid (tuyến thượng thận) và Thyroxin (tuyến giáp)
 kích thích sinh hồng cầu và lympho
 ACTH, cortison, corticosteroid (tuyến thượng thận)  ↓ sự
phát triển của trung tâm mầm lympho ở lách  ↓ lympho
 Estrogen  ức chế tạo globin ở gan  ức chế tạo hồng cầu


THUYẾT TẠO MÁU
1. Thuyết nhiều nguồn:
 Nguồn gốc tế bào máu: từ 2,3 hoặc nhiều loại tế bào khác
nhau sinh ra
 2 nguồn (Ekclich Schiride, Naegeli…)  lymphoblast,
myeloblast
 3 nguồn (Schiling)  lymphoblast, myeloblast, tế bào liên
võng nội mạc
 Nhiều nguồn (Sabin)  lymphoblast, myeloblast,
monoblast, tế bào liên võng nội mạc


THUYẾT TẠO MÁU
2. Thuyết một nguồn:
 Maximov, Dantsokacoff, Weidenreich, Joodan, Bloom
 Các tế bào máu đều có nguồn gốc chung từ tế bào gốc vạn
năng, tùy theo kích thích đặc hiệu  tế bào gốc vạn năng
sẽ tăng sinh và biệt hóa để tạo thành những tế bào có chức

năng cần thiết



CÁC DÒNG TẾ BÀO MÁU
 Dòng hồng cầu
 Dòng bạch cầu
 Dòng bạch cầu hạt
 Dòng lymphocyte
 Dòng monocyte

 Dòng tiểu cầu


DÒNG HỒNG CẦU


DÒNG HỒNG CẦU


DÒNG HỒNG CẦU
1. Điều hòa tạo hồng cầu:
 Số lượng: 4-6 M/uL
 Đời sống trung bình 120 ngày
 Tủy xương tạo ra mỗi ngày số lượng hồng cầu mới tương đương
số lượng hồng cầu bị phá hủy sinh lý  đảm bảo số lượng hồng
cầu hằng định
 Erythropoietin: biệt hóa tế bào gốc thành tế bào dòng hồng cầu,
làm tăng quá trình tổng hợp hemoglobin trong các tế bào đã biệt
hóa

 Tình trạng oxy của tổ chức: ức chế/ kích thích tạo erythropoietin
khi oxy tổ chức tăng/ giảm
 Trường hợp tủy đáp ứng mạnh bù đắp thiếu hụt ngoại biên 
hồng cầu có thể tăng sinh gấp 7-8 lần


DÒNG HỒNG CẦU
2. Tiêu huyết sinh lý:
 Đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày
 Hồng cầu không có nhân  nguồn men tổng hợp được
trong quá trình biệt hóa và trưởng thành không được bổ
sung bù đắp trong đời sống
 Dự trữ men hết  hồng cầu già cỗi, dị hóa và biến đổi cấu
trúc màng  bị giữ lại và phá hủy trong các đại thực bào
 Quá trình tiêu huyết bình thường xảy ra ở tủy xương
 Trong một số bệnh lý, lách trở thành nơi hủy hồng cầu chủ
yếu


×