Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG QUY ĐỊNH về hộ CHIẾU TRONG PHÁP LUẬT về XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.67 KB, 36 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc công dân của nước này xuất cảnh từ nước mình, nhập cảnh vào
nước khác để định cư, công tác, học tập, lao động, du lịch hay vì mục đích
riêng là vấn đề bình thường trong quan hệ quốc tế. Con người chỉ có thể tiến
bộ và phát huy khả năng của mình trên mọi lĩnh vực khi quyền con người nói
chung và quyền xuất cảnh, nhập cảnh (sau đây viết tắt là xuất, nhập cảnh)
được bảo đảm. Như vậy, có thể nói bảo đảm quyền xuất, nhập cảnh ngày nay
đã trở thành một động lực của sự phát triển xã hội.
Với tính cách là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các quyền tự
do cá nhân của con người, quyền đi ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước của
công dân đều được Hiến pháp ghi nhận và kèm theo là những điều kiện để thực
hiện quyền này trên thực tế. Ở nước ta, Hiến pháp và ngành luật về xuất, nhập
cảnh trong một chừng mực nào đó đã có những quy định cụ thể về quyền
xuất, nhập cảnh của công dân. Tuy nhiên, do những điều kiện cả khách quan
lẫn chủ quan trong những năm qua việc tạo ra một cơ chế hành chính Nhà
nước bảo đảm quyền xuất, nhập cảnh của công dân vẫn còn những hạn chế nhất
định.
Các quy định về hộ chiếu trong pháp luật về xuất, nhập cảnh ở nước ta
hiện nay là một vấn đề đã và đang còn có những mặt hạn chế, gây ảnh hưởng
đến hiệu quả của nền hành chính nhà nước nói chung và hành chính trong lĩnh
vực xuất, nhập cảnh nói riêng cũng như việc đảm bảo quyền xuất, nhập cảnh
của công dân. Mục đích của cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta cũng
như các nước tiến bộ trên thế giới là phục vụ con người với nhu cầu đòi hỏi
ngày càng tăng, trong đó có quyền xuất, nhập cảnh.
Để công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, trong đó có cải cách
thủ tục hành chính nói chung, trong đó có thủ tục cấp hộ chiếu và kiểm soát



2

hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh nói riêng đạt được kết quả, vấn đề
đặt ra là: cần nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về
các quy định về hộ chiếu trong pháp luật về xuất, nhập cảnh. Quan niệm, nhận
thức thế nào về vai trò của các quy định về hộ chiếu trong việc bảo đảm
quyền xuất, nhập cảnh của công dân sẽ chỉ đạo việc đề ra phương hướng và
các giải pháp hoàn thiện các quy định về hộ chiếu trong pháp luật về xuất,
nhập cảnh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Vì lý do trên, việc nghiên cứu chuyên đề: "Những quy định về hộ
chiếu trong pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh ở Việt Nam" mang tính cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Những quy định về hộ chiếu trong pháp luật về xuất, nhập cảnh là một
nội dung quan trọng của hành chính Nhà nước trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh.
Nó thể hiện các quan hệ pháp luật hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh
giữa Nhà nước, các cơ quan nhà nước và công dân. Chuyên đề chỉ đi sâu
nghiên cứu những quy định về hộ chiếu mà chủ yếu thuộc chức năng của Bộ
Công an (cơ quan quản lý chuyên ngành về xuất, nhập cảnh).
3. Bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của chuyên đề gồm 3 mục.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘ CHIẾU VÀ CÁC QUY
ĐỊNH VỀ HỘ CHIẾU TRONG PHÁP LUẬT XUẤT, NHẬP CẢNH

1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các quy định về hộ chiếu
trong pháp luật xuất, nhập cảnh
1.1. Khái niệm về hộ chiếu và thủ tục cấp hộ chiếu
Việc đi lại của công dân nước này đến một nước khác là một hiện

tượng bình thường trong quan hệ quốc tế hiện nay. Đó là một trong những


3

quyền của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và các văn bản
pháp luật về xuất, nhập cảnh. Để đảm bảo cho việc thực hiện quyền đi lại
(xuất cảnh, nhập cảnh) của công dân, các nước trên thế giới đã cấp cho công
dân nước mình một loại giấy tờ (theo thông lệ quốc tế gọi đó là hộ chiếu).
Việc công dân nước này có được phép vào một nước nào đó trên thế
giới hay không là phụ thuộc vào hai yếu tố: 1- Người đó phải có hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước mà
người đó là công dân cấp. 2- Nước mà công dân muốn đến (đối với các nước
chưa ký thỏa thuận miễn thị thực) chấp thuận cho họ nhập cảnh, bằng việc
cấp một thị thực phù hợp với mục đích nhập cảnh của họ.
Để làm rõ nội hàm của khái niệm về hộ chiếu, chúng ta cần so sánh nó
với chứng minh thư, căn cước của công dân trong lĩnh vực hành chính trật tự
trị an.
Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1997: Căn cước
là: 1. những điểm nhận rõ được một người không nhầm lẫn với bất cứ ai, như
họ và tên, ngày và nơi sinh, cha mẹ đẻ, đặc điểm về nhân dạng, v.v... 2. Giấy
chứng nhận có ghi rõ những đặc điểm về một người, có dán ảnh và lăn tay của
người đó, do chính quyền cấp.
Giấy chứng minh là giấy chứng nhận tên tuổi, quê quán và những đặc
điểm về nhân dạng do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân.
Hộ chiếu là giấy chứng minh do cơ quan nhà nước, thường là cơ quan
ngoại giao, cấp cho công dân khi ra nước ngoài.
Theo từ điển Anh - Việt của Viện Ngôn ngữ - Trung tâm Khoa học xã
hội và Nhân văn Quốc gia. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993: Hộ chiếu là
tài liệu chính thức do chính phủ của một nước cấp, nói rõ người cầm cuốn sổ

là công dân của nước ấy và cho phép anh ta đi ra nước ngoài dưới sự bảo hộ
của chính phủ đó.


4

Cuốn "Know your right" do Hiệp hội thông tin bạn đọc London - New
York - Sydney - Cape Town - Montreal xuất bản năm 1997, viết: Hộ chiếu là
giấy tờ bạn cần phải nắm giữ để đi ra nước ngoài. Bạn cần một cuốn hộ chiếu
đi qua hầu hết các biên giới quốc tế. Nó thiết lập căn cước của bạn và cho bạn
sự trợ giúp của đại diện ngoại giao Vương quốc Anh nếu bạn gặp khó khăn
trong thời gian ở nước ngoài.
Qua các khái niệm nêu trên cho thấy, hộ chiếu có nguồn gốc họ hàng
từ căn cước và chứng minh thư. Theo sử sách, căn cước ra đời từ thời Xuân
Thu - Chiến Quốc. Trong cuốn "Hàn Phi Tử" có đoạn: "Theo lệnh của
Thương Quân (tức Thương Ưởng), khách ở trọ phải có "thân phận chứng",
tức thẻ căn cước". Như vậy, từ rất lâu các quốc gia trên thế giới đã sử dụng
căn cước, chứng minh thư như là một phương tiện quan trọng để quản lý xã
hội thần dân và xã hội công dân.
Có thể thấy, các loại giấy tờ trên thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa
nhà nước với công dân về quyền và nghĩa vụ của trên hai phương diện: Thứ
nhất, với tư cách là một thực thể tự nhiên và xã hội, con người có những
quyền tự do cá nhân do thiên nhiên ban tặng. Nhà nước nơi con người đang sống
không thể không ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp
và pháp luật để tạo ra cơ chế pháp lý thực hiện các quyền đó trên thực tế. Thứ
hai, trong xã hội có nhà nước, quyền con người chỉ có thể trở thành quyền
trên thực tế khi các quyền đó trở thành quyền công dân. Và như vậy, quyền
con người, quyền công dân luôn là một giá trị xã hội gắn liền với nghĩa vụ và
trách nhiệm của mỗi con người, của mỗi cá nhân công dân với nhà nước và
cộng đồng và xã hội.

Như vậy, theo chúng tôi, hộ chiếu là một loại giấy tờ chính thức của một
chính phủ ủy quyền cho cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân, trong đó ghi
rõ người mang hộ chiếu là công dân của quốc gia đó và cho phép công dân
đó đi ra nước ngoài và trở lại nước mình dưới sự bảo hộ của chính phủ đó.


5

Nói cách khác, hộ chiếu là cái mà công dân cần để đi qua các biên giới
quốc tế; nó xác lập nhân dạng của công dân; và quan trọng nhất là nó xác lập
quyền được bảo hộ của công dân từ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự của một quốc gia trong thời gian ở nước ngoài.
Hoạt động quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh là một dạng quản lý
xã hội luôn thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân trong lĩnh vực
xuất, nhập cảnh. Quyền có quốc tịch, quyền tự do cư trú, quyền đi ra nước
ngoài và từ về nước là những quyền được hiến định và được hệ thống pháp
luật về xuất, nhập cảnh thể chế hóa bằng những quy định về hộ chiếu nhằm
bảo đảm việc thực hiện các quyền đó trên thực tế.
Để giải quyết cho việc công dân nước ta xuất cảnh Việt Nam để nhập
cảnh một quốc gia khác cũng như việc công dân nước ngoài xuất cảnh nước
họ, nhập cảnh Việt Nam, cần thiết phải có các quy định về hộ chiếu trong đó
có thủ tục cấp hộ chiếu phù hợp.
Như vậy, theo chúng tôi, thủ tục cấp hộ chiếu là trình tự thực hiện
thẩm quyền của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh trong thời gian và trong
không gian, là cách thức giải quyết công việc của cơ quan quản lý xuất, nhập
cảnh trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân có nhu
cầu xuất cảnh. Nó được đặt ra để cơ quan quản lý nhà nước về xuất, nhập
cảnh có thể thực hiện mọi hình thức hoạt động cần thiết của mình, trong đó
bao gồm cả trình tự thành lập công sở giao dịch, trình tự lập quy và áp dụng
quy phạm để bảo đảm các quyền của chủ thể quản lý trong xử lý vi phạm,

thực hiện việc điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính trong
lĩnh vực xuất, nhập cảnh.
1.2. Đặc trưng của hộ chiếu và các quy định về hộ chiếu
Những quy định về hộ chiếu trong pháp luật xuất, nhập cảnh bao gồm
các loại hình quy phạm vật chất (nội dung) và thủ tục (quy phạm hình thức)
hành chính, mang tính công cụ để giúp cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh có


6

điều kiện thực hiện chức năng của mình. Mặt khác, nó là phương tiện giúp tổ
chức và cá nhân công dân trong việc thực hiện quyền của mình, tạo điều kiện
mở rộng tính pháp chế của nền dân chủ, tính công khai của hành chính Nhà
nước trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh.
Từ những điều đã phân tích ở trên, có thể thấy các quy định về hộ chiếu
là do các cơ quan nhà nước đề ra và công bố để thực thi hiến pháp và pháp
luật xuất, nhập cảnh, nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước và
hoàn thành nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định. Đồng thời các cơ quan
quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực thi thủ tục
đó.
Qua nghiên cứu các quy định về hộ chiếu, chúng tôi thấy có những nội
dung và đặc điểm nổi bật như sau:
Trước hết, hộ chiếu là một loại căn cước xác định những điểm để nhân
dạng một người như: họ tên, ngày và nơi sinh, đặc điểm về nhân dạng, chỉ rõ
sự khác biệt người này với người khác. Do vậy, quy định về thủ tục cấp hộ
chiếu phải bảo đảm tính chặt chẽ, chính xác, rõ ràng.
Thứ hai, hộ chiếu là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước cấp cho công dân nước mình, dùng để xuất cảnh, nhập cảnh và trong
thời gian ở nước ngoài. Do vậy, quy định về thủ tục cấp hộ chiếu phải bảo
đảm tính thời hạn giá trị của hộ chiếu; bảo đảm tính công khai, khách quan và

chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành thực hiện việc cấp
hộ chiếu theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, hộ chiếu là giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người. Việc
cấp hộ chiếu cho một người là sự thừa nhận tính hợp pháp của người mang hộ
chiếu. Người mang quốc tịch nước nào thì hộ chiếu do nhà nước đó cấp. Do
vậy, các quy định về hộ chiếu, phải thể hiện tính chủ quyền của một quốc gia,
tính bảo hộ đối với công dân.


7

Thứ tư, hộ chiếu thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, đó là sự
thừa nhận và bảo đảm của Nhà nước đối quyền tự do đi lại của công dân
(quyền đi ra nớc ngoài và từ nước ngoài về nước) trên thực tế, xác lập quyền
được bảo hộ của Nhà nước đối với công dân trong suốt thời gian người đó ở
nước ngoài. Đồng thời người sử dụng hộ chiếu phải có nghĩa vụ chấp hành
pháp luật của nước sở tại và những nước mà người đó nhập xuất cảnh. Do
vậy, các quy định về hộ chiếu phải bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
Thứ năm, tính hợp lệ của hộ chiếu thể hiện ở sự xác nhận về quốc tịch
và nhân dạng đối với công dân một quốc gia do cơ quan, viên chức có thẩm
quyền của quốc gia đó cấp và được ghi trong hộ chiếu; tính hợp lệ còn thể
hiện ở thời hạn giá trị sử dụng và tính nguyên vẹn của hộ chiếu theo quy định
của pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết hoặc
tham gia. Do vậy, các quy định về hộ chiếu phải chuyển hóa được các quy
định của các điều ước quốc tế về xuất, nhập cảnh mà nhà nước đã ký kết hoặc
tham gia. Đặc biệt là quy định tiêu chuẩn về hộ chiếu ICAO.
1.3. Phân loại hộ chiếu và các quy định về hộ chiếu
Kinh nghiệm thức tế của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới
cho thấy, muốn xây dựng và áp dụng các quy định về hộ chiếu trong pháp luật

về xuất, nhập cảnh có hiệu quả, thì phải phân loại chúng một cách khoa học.
Mỗi nước thường căn cứ theo tính đa dạng của mục đích và thành
phần xuất cảnh, tính chất và các loại hình công việc cụ thể mà các cơ quan
nhà nước giao cho cán bộ, viên chức đi ra nước ngoài để thực hiện, mà có các
quy định về loại hộ chiếu, về thẩm quyền và thủ tục cấp hộ chiếu cho phù
hợp.
1.3.1. Quy định về các loại hộ chiếu, giấy tờ
Các loại hộ chiếu được sử dụng trong giao lưu quốc tế gồm những
loại thông thường sau:


8

- Hộ chiếu ngoại giao;

- Hộ chiếu phổ thông công vụ;

- Hộ chiếu công vụ;

- Hộ chiếu lãnh sự;

- Hộ chiếu phổ thông;

- Hộ chiếu khẩn cấp.

- Hộ chiếu đặc biệt;
Các loại giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
- Sổ thông hành: TRAVEL DOCCUMENT, LASSER PASSER UN (Liên
Hiệp Quốc), TITRE DE VOYAGE (Pháp), REISEAUSWEIS (Đức).
- Giấy thông hành: LASSER PASSER, SAUF-CONDUIT (Pháp), REISS

PASS (Đức).

1.3.2. Quy định về đặc điểm của hộ chiếu
Phần lớn các đặc điểm của hộ chiếu được hình thành trong quá trình
sản xuất hộ chiếu, một số đặc điểm khác được tạo ra trong khi cấp phát hộ chiếu.
Việc nghiên cứu, nắm vững những chi tiết và đặc điểm được tạo ra trong quá
trình sản xuất hộ chiếu có ý nghĩa rất lớn cho việc kiểm tra phát hiện hộ chiếu
không hợp lệ. Thực tế, trong văn bản pháp luật xuất, nhập cảnh của các nước
chỉ quy định các đặc điểm công khai của hộ chiếu như: thời hạn, giá trị của hộ
chiếu, số lượng trang và cách đánh số trang của hộ chiếu, còn các đặc điểm
bảo vệ hộ chiếu thường không được quy định.
Thực tế cho thấy, cách phân loại hộ chiếu, giấy tờ có ý nghĩa thực tiễn
quan trọng vì nó có thể giúp người thi hành công vụ và những người thực thi
các thủ tục hành chính trong thực tế quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh định
hướng theo công việc dễ dàng, chính xác hơn.
1.3.3. Quy định về thẩm quyền cấp hộ chiếu
Thông thường ở các nước, pháp luật xuất, nhập cảnh quy định: Bộ
Ngoại giao có thẩm quyền cấp tất cả các loại hộ chiếu và giấy tờ về xuất,
nhập cảnh. Tuy nhiên, ở trong những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa và


9

xã hội của các quốc gia khác nhau, nên cũng có sự quy định khác nhau đôi
chút về thẩm quyền cấp hộ chiếu.
1.3.4. Quy định về thủ tục cấp hộ chiếu
Căn cứ theo các loại hình công việc cụ thể mà các cơ quan nhà nước
được giao thực hiện trong quá trình hoạt động của mình, các thủ tục cấp hộ
chiếu phân loại như: thủ tục cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi: Hộ chiếu ngoại
giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông; thủ tục kiểm soát hộ chiếu, giấy

tờ và xử lý vi phạm tại cửa khẩu.
Thực tế cho thấy, cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
vì nó có thể giúp người thi hành công vụ và những người thực thi các thủ tục
hành chính trong thực tế quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh định hướng
theo công việc dễ dàng, chính xác hơn.
Căn cứ vào đối tượng quản lý nhà nước và không gian quản lý có thể
phân loại như: Thủ tục cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong
nước; thủ tục cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài.
Đây là sự phân loại mà Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ ngày
4/5/1994 đã áp dụng. Theo cách phân loại này, các thủ tục hành chính được
xác định cho từng lĩnh vực quản lý nhà nước và phân chia theo cơ cấu chức
năng của bộ máy quản lý hiện hành.
Sự phân chia này có ý nghĩa quan trọng là giúp người quản lý xuất,
nhập cảnh xác định được tính đặc thù của lĩnh vực mà mình phụ trách. Từ đó,
đưa ra yêu cầu xây dựng cho lĩnh vực này những thủ tục hành chính cần thiết,
thích hợp, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra theo mục tiêu của Nhà nước
quy định.
Ngoài việc phân loại thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập
cảnh như đã nêu trên, còn có cách phân loại khác như:


10

Căn cứ vào đối tượng, mục đích xuất cảnh có thể phân loại (thủ tục
cấp hộ chiếu đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đi làm việc, thăm quan; thủ tục cấp hộ chiếu đối với công chức,
viên chức nhà nước đi công tác; thủ tục cấp hộ chiếu đối với công dân xin đi
học, du lịch, lao động, thăm thân nhân, đi định cư ở nước ngoài.
Căn cứ vào đối tượng và mục đích nhập cảnh có thể phân loại (thủ tục

cấp hộ chiếu cho người chưa có hộ chiếu ở nước ngoài; thủ tục cấp lại hộ
chiếu do bị mất; thủ tục cấp giấy thông hành để về nước.
1.3.5. Quy định của các điều ước quốc tế về hộ chiếu
Hầu hết các quốc gia đã ký kết và tham gia các điều ước quốc tế có
liên quan đến lĩnh vực xuất, nhập cảnh như: Công ước về hàng không dân
dụng quốc tế (Chicago, 1944); các công ước quốc tế về ưu đãi miễn trừ ngoại
giao; các hiệp định song phương, đa phương về; miễn thị thực.
Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO) đã đặt ra các tiêu chuẩn về hộ
chiếu. Hiện nay vẫn còn nhiều nước chưa áp dụng công nghệ sản xuất hộ
chiếu theo tiêu chuẩn ICAO, tuy nhiên vẫn bảo đảm những nội dung trên cơ
sở Hội nghị ROM năm 1964 như sau:
Về hình thức: Hộ chiếu được sản xuất bằng nhiều cách và dưới nhiều
hình thức khác nhau nhưng đều nhằm đảm bảo các yêu cầu: đẹp, bền, thuận
tiện; có độ bảo vệ cao (chống làm giả); người kiểm soát dễ nhận biết hộ chiếu
đó là thật. Hộ chiếu được trình bày dưới dạng đóng quyển.
Về nội dung: Hộ chiếu có các nội dung cụ thể sau: tên nước; quốc huy;
loại, số hộ chiếu; ảnh và chữ ký của người được cấp; tên, ảnh của trẻ em cùng
đi (nếu có); thời gian hộ chiếu có giá trị; khu vực hộ chiếu có giá trị; những
ghi chú của cơ quan cấp hộ chiếu; dấu và chữ ký của cơ quan cấp và phần
dành cho thị thực.


11

Hầu hết các quốc gia trên thế giới và khu vực trong xu thế hội nhập đã
thực hiện chính sách mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác và hội nhập kinh tế
thế giới. Các hiệp định song phương, đa phương về miễn thị thực đã được ký
kết giữa nhiều quốc gia và dần được chuyển hóa thành các quy định pháp luật
về xuất, nhập cảnh, cư trú của mỗi nước. Và đó là các yếu tố quyết định và
ảnh hưởng trực tiếp tới các quy định về hộ chiếu của mỗi quốc gia là thành

viên của các điều ước quốc tế.
2. Vị trí, vai trò của hộ chiếu và các quy định về hộ chiếu trong
pháp luật xuất nhập cảnh
Qua nghiên cứu pháp luật về xuất, nhập cảnh của Việt Nam và của
một số nước trên thế giới, chúng tôi xin đưa ra những nhận xét về vị trí, vai
trò của hộ chiếu và những quy định về hộ chiếu như sau:
2.1. Hộ chiếu và các quy định về hộ chiếu là những quy định quan
trọng và có tính xuyên suốt trong pháp luật xuất, nhập cảnh
Thứ nhất, theo thông lệ quốc tế: "Mọi công dân khi xuất, nhập cảnh,
quá cảnh và cư trú phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu" từ
lâu, đã trở thành một chế định quan trọng trong pháp luật xuất, nhập cảnh của
hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, việc công dân một nước có được phép xuất cảnh nước mình
để nhập cảnh vào một nước nào đó trên thế giới hoặc ngược lại hay không là phụ
thuộc vào hai yếu tố: 1- Người đó phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay
hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp. 2Nước mà công dân muốn đến (đối với các nước chưa ký thỏa thuận miễn thị
thực) chấp thuận cho họ nhập cảnh, bằng việc cấp một thị thực theo hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, phù hợp với mục đích nhập cảnh của họ.
Thứ ba, tất cả các quy định khác trong pháp luật xuất, nhập cảnh đều
có mối liên hệ mật thiết với hộ chiếu và các quy định về hộ chiếu.


12

Tóm lại, từ lý luận và thực tiễn về những nội dung, đặc trưng của hộ
chiếu và các quy định về hộ chiếu cho thấy, chúng có vị trí, vai trò "xương
sống" của pháp luật xuất, nhập cảnh.
2.2. Hộ chiếu và các quy định về hộ chiếu là phương tiện quan
trọng bảo đảm quyền xuất, nhập cảnh của công dân
Trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, hộ chiếu và thủ tục cấp hộ chiếu cũng

được xem là phương tiện quan trọng để người dân thực hiện và bảo vệ quyền
và nghĩa vụ đã được Hiến pháp quy định: "Công dân có quyền đi ra nước
ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật". Vì thế, thủ tục
hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh cần phải thoát khỏi bệnh hình thức
cầu kỳ, rườm rà quá đáng; và càng không thể là vật cản đường trong việc tiếp
tục thực hiện chính sách mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh cũng
phải giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của công dân về những hành vi vi phạm
pháp luật xuất, nhập cảnh. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng phải tuân thủ
theo những thủ tục đã được pháp luật quy định, tức là những quy phạm (hình
thức) thủ tục. Các quy định về hộ chiếu, một mặt để cơ quan nhà nước giải quyết
tốt các nhu cầu về xuất, nhập cảnh của công dân; mặt khác, tạo điều kiện để công
dân sử dụng như là một phương tiện quan trọng để thực hiện và bảo vệ các
quyền xuất, nhập cảnh của mình và các quyền phát sinh do sự phát triển của
xã hội.
Từ sự phân tích trên cho thấy vị trí, vai trò của hộ chiếu và các quy
định về hộ chiếu trong việc bảo đảm quyền xuất, nhập cảnh của công dân thể
hiện ở những điểm sau:
Trước hết, hộ chiếu và các quy định về hộ chiếu là nhân tố bảo đảm sự
hoạt động chặt chẽ, chính xác chức năng hành chính của các cơ quan quản lý nhà


13

nước về xuất, nhập cảnh Dựa vào đó, công việc hành chính giải quyết nhu cầu
xuất, nhập cảnh của công dân sẽ đạt được mục đích đề ra là vì nhân dân phục vụ.
Hai là, xã hội chúng ta ngày càng phát triển về mọi mặt, nhất là về
kinh tế, nhiều quyền và nghĩa vụ mới của công dân xuất hiện. Hộ chiếu và các
quy định về hộ chiếu, góp phần tạo điều kiện cho các công dân thực hiện các

quyền này trên thực tế.
Ba là, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, cũng như việc mở rộng giao lưu quốc tế, các hiện tượng tiêu cực
ngày càng nhiều, do đó, các quyền cơ bản của con người, của công dân trong
đó có quyền xuất cảnh, nhập cảnh dễ bị vi phạm. Việc đơn giản hóa việc cấp
hộ chiếu, bỏ những khâu không cần thiết trong thủ tục cấp hộ chiếu, giấy tờ sẽ
hạn chế được sự lợi dụng thủ tục rườm rà để vòi vĩnh, ăn hối lộ của người có
nhu cầu xuất, nhập cảnh.
Bốn là, hộ chiếu và các quy định về hộ chiếu phải tiết kiệm thời gian,
sức lực, tiền bạc của nhân dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực
xuất, nhập cảnh.
Sau cùng là, các quy định về hộ chiếu trong pháp luật về xuất, nhập
cảnh chặt chẽ, chính xác, khách quan, minh bạch giúp cho việc thực hiện quy
chế dân chủ trong hoạt động quản lý xuất, nhập cảnh, đảm bảo tính công khai
và sự kiểm tra của toàn xã hội, vì nó cung cấp cho nhân dân vũ khí đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng, chống lại những hành vi vi phạm pháp luật
khác làm rối loạn kỷ cương, đốc thúc các cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh,
các công chức, viên chức nhà nước tôn trọng quyền lợi hợp pháp của công
dân, tuân thủ kỷ cương pháp luật.
II. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỘ CHIẾU TRONG PHÁP LUẬT
XUẤT, NHẬP CẢNH TẠI VIỆT NAM


14

Các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến hộ chiếu tại Việt
Nam bao gồm các văn bản pháp luật xuất, nhập cảnh của Việt Nam và các
điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực xuất, nhập cảnh mà Nhà nước Việt
Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật xuất, nhập cảnh hiện hành nêu

trên, tác giả có thể trình bày về thực trạng các quy định về hộ chiếu trong
pháp luật xuất, nhập cảnh Việt Nam như sau:
1. Các quy định về loại, thời hạn giá trị của hộ chiếu và thẩm
quyền cấp hộ chiếu
1.1. Các loại hộ chiếu, giấy tờ Việt Nam
Các loại hộ chiếu, giấy tờ Việt Nam gồm có:
1- Hộ chiếu ngoại giao;

4- Giấy thông hành;

2- Hộ chiếu công vụ;

5- Giấy thông hành hồi hương;

3- Hộ chiếu phổ thông;

6- Giấy thông hành biên giới.

Hộ chiếu thuyền viên có giá trị xuất nhập cảnh theo đường biển và chỉ
có giá trị xuất, nhập cảnh qua đường hàng không nếu đợc phép của cơ quan
có thẩm quyền của các nước hữu quan.
* Một số loại giấy tờ không có giá trị thay hộ chiếu nhưng được dùng
để nhập xuất cảnh Việt Nam
Để tạo điều kiện cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu
cầu về thăm thân nhân Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG quy
định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không có hộ chiếu, nếu mang
giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có giá trị xuất, nhập
cảnh và mẫu giấy tờ đó đã được thông báo chính thức cho Việt Nam qua
đường ngoại giao thì được xem xét cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam (thị thực
rời), gồm 03 loại sau: 1- Thẻ thường trú nhân: RESIDENT ALIEN; 2- Giấy phép

tái nhập cảnh: PERMIT TO REENTER; 3- Giấy cam kết: ADVANCE PAROLE.


15

Những loại giấy tờ này không áp dụng với công dân nước thứ ba (ví
dụ: công dân Trung Quốc sử dụng một trong các loại giấy tờ trên thì không
được phép nhập, xuất cảnh Việt Nam).
1.2. Thời hạn giá trị của hộ chiếu
Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao có giá trị 5 năm
tính từ ngày cáp; khi hết hạn có thể được gia hạn một lần với hạn không quá 3 năm.
Hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao cấp cho những người nêu tại
khoản 7 và 8 của Nghị định 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ có thời hạn phù
hợp với mục đích chuyến đi và thời hạn ở nước ngoài của người được cử ra
nước ngoài, nhưng không quá 5 năm, tính từ ngày cấp.
Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 16 tuổi không được gia hạn.
1.3. Các cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu
Các cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu là: Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại
giao, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh: cấp các loại hộ chiếu ngoại giao,
hộ chiếu công vụ cho công chức, viên chức nhà nước ở trong nước;
Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an: cấp hộ chiếu phổ thông cho
công dân ở trong nước;
Các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
cấp các loại hộ chiếu cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo ủy quyền của
Bộ Ngoại giao và Bộ Công an.
2. Thủ tục cấp hộ chiếu
2.1. Xét không cho xuất cảnh những trường hợp chưa được xuất
cảnh
Xét không cho xuất cảnh những trường hợp chưa được xuất cảnh được
thực hiện theo khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ.



16

Công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong 6 trường
hợp sau: a) người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có nghĩa vụ thi
hành bản án hình sự hoặc đang bị cơ quan điều tra yêu cầu chưa cho xuất
cảnh hoặc chưa cấp hộ chiếu để phục vụ công tác điều tra tội phạm; b) người
đang có nghĩa vụ thi hành bản án; chờ để giải quyết các tranh chấp dân sự,
kinh tế, hành chính; chờ để thi hành quyết định xử phạt hành chính; đang có
nghĩa vụ nộp thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật Việt Nam, trừ các trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản, bảo lãnh bằng tài
sản hoặc có biện pháp khác để thực hiện nghĩa vụ đó; c) người đã vi phạm
quy chế xuất nhập cảnh bị xử phạt từ cảnh cáo hành chính trở lên thì chưa
được xuất cảnh trong thời gian từ 01 đến 05 năm, tình từ ngày xử lý vi phạm;
d) người bị nước ngoài trục xuất vì vi phạm pháp luật của nước sở tại, nếu
hành vi là nghiêm trọng, có hại cho lợi ích và uy tín của Việt Nam thì chưa
được xuất cảnh trong thời gian từ 01 đến 05 năm, tính từ ngày trở về Việt
Nam; đ) người mà Bộ Y tế chưa cho xuất cảnh vì lý do y tế; e) các trường hợp
khác vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Bộ trưởng Bộ
Công an quyết định việc chưa cho xuất cảnh đối với công dân thuộc diện nêu
tại

các

điểm

c,

d,


đ,

e

nêu trên.
Theo yêu cầu của Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ
quan thi hành án, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an thông báo cho
lực lượng kiểm soát xuất, nhập cảnh ở các cửa khẩu thực hiện việc chưa cho
xuất cảnh đối với những người thuộc 6 trường hợp nêu trên.
Bộ Công an thống nhất quản lý danh sách người Việt Nam chưa được
phép xuất cảnh. Như vậy, trong quá trình xem xét, giải quyết thủ tục xuất,
nhập cảnh của công dân Việt Nam, Bộ Công an có trách nhiệm không cho
những trường hợp "chưa được xuất cảnh" theo luật định (kể cả những những
trường hợp đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu).


17

Việc lập danh sách "người chưa được xuất cảnh" được tiến hành theo
Quyết định số 55/QĐ-BCA năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Công an. Việc khai
thác và sử dụng danh sách "chưa được xuất cảnh" trong quản lý nhà nước về
xuất nhập cảnh theo chế độ tuyệt mật.
2.2. Thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành hoặc các loại giấy
tờ có giá trị xuất, nhập cảnh
Thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành hoặc các loại giấy tờ có
giá trị xuất, nhập cảnh được Nghị định số 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ và
các thông tư hướng dẫn thi hành như sau:
- Bộ Ngoại giao và các cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền ở trong
nước có thẩm quyền cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, hủy bỏ tại

Việt Nam hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao. Bộ Ngoại giao có trách
nhiệm thường xuyên thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự người
được cấp hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao ngay sau khi cấp; thông báo
cho phía các nước về: mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các loại giấy tờ có
giá trị xuất, nhập cảnh của Việt Nam và cơ quan Việt Nam có thẩm quyền cấp
hộ chiếu và các loại giấy thông hành đó.
- Bộ Công an và các cơ quan được Bộ Công an ủy quyền ở trong nước
chịu trách nhiệm cấp, gia hạn, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, hủy bỏ tại Việt Nam
hộ chiếu phổ thông. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao
thống nhất ban hành các loại biểu mẫu, giấy tờ liên quan đến việc xuất, nhập
cảnh của công dân Việt Nam; in ấn hộ chiếu, giấy thông hành và cung cấp kịp
thời cho các cơ quan có trách nhiệm cấp hộ chiếu, giấy thông hành.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam và các
cơ quan được ủy quyền của Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài) thực hiện việc cấp, đổi tại nước ngoài hộ chiếu
ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam ở
nước ngoài trong các trường hợp theo quy định của pháp luật. Thông báo


18

danh sách hộ chiếu không còn giá trị sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền
nước sở tại và các cơ quan đại diện nước ngoài khác ở nước sở tại.
- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm cấp, đổi tại Việt Nam hộ
chiếu thuyền viên.
Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam theo Điều 6 Nghị
định số 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Trong trường hợp đặc biệt, công dân
Việt Nam được cấp giấy thông hành để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam, theo
quy định của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao. Điều 7 và Điều 8 Nghị định số
05/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định diện được cấp Hộ chiếu công vụ và

diện được cấp Hộ chiếu ngoại giao.
2.3. Thủ tục cấp hộ chiếu trong nước
Việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước được
quy định tại Điều 10 Nghị định số 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
- Đối với những người thuộc diện quy định tại Điều 7, Điều 8 của
Nghị định này, hồ sơ xin cấp hộ chiếu gồm: 01 tờ khai để cấp hộ chiếu, có
dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp
quản lý (theo mẫu do Bộ Ngoại giao quy định); văn bản cử đi nước ngoài của
người có thẩm quyền quy định tại Điều 15 của Nghị định số 05/2000/NĐ-CP của
Chính phủ.
- Đối với cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhà nước, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, hồ sơ đề
nghị cấp hộ chiếu: 01 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai
và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý; văn bản cho
phép đi nước ngoài của người có thẩm quyền quyết định.
- Đối với những người không là cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm: 01 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán


19

ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Trưởng công an phường, xã, nơi đăng
ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn; giấy tờ chứng minh người đề
nghị cấp hộ chiếu thuộc diện đi cùng hoặc thăm thân quy định tại khoản 6
Điều 7 và khoản 9 Điều 8 của Nghị định số 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với trẻ em dưới 16 tuổi đi ra nước ngoài cùng cha, mẹ, người đỡ
đầu, nếu cha, mẹ hoặc người đỡ đầu có yêu cầu được cấp chung hộ chiếu thi
khai chung vào tờ khai để cấp hộ chiếu của mình.
Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao cấp hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại

giao hoàn thành việc cấp hộ chiếu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước: Được thực hiện theo quy
định tại Điều 9 Nghị định số 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ và được hướng
dẫn chi tiết tại Thông tư số 09/2000/TT-BCA của Bộ Công an:
- Đối với cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhà nước, đơn vị Quân nhân đội nhân dân và Công an nhân dân (kể cả
người làm công theo chế độ hợp đồng từ 01 năm trở lên và những người được
cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cử sang làm việc tại các tổ chức xã hội, tổ
chức kinh tế ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tổ
chức nước ngoài tại Việt Nam), hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm: 01 tờ khai
để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị trực tiếp quản lý (theo mẫu của Bộ Công an quy định); văn bản
cử đi nước ngoài về việc công hoặc cho phép đi nước ngoài về việc riêng của
người có thẩm quyền cử hoặc cho phép người đi nước ngoài theo quy định.
- Đối với nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu
gồm: 01 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận
của Trưởng công an phường, xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú


20

dài hạn (theo mẫu do Bộ Công an quy định); văn bản cử đi nước ngoài về việc
công hoặc cho phép đi nước ngoài của Thủ trưởng doanh nghiệp.
- Đối với người không thuộc diện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1
Điều 9 Nghị định số 05/2000/NĐ-CP (dân thường), hồ sơ đề nghị cấp hộ
chiếu gồm: 02 tờ khai để cấp hộ chiếu, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và xác
nhận của Trưởng Công an phường, xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú dài
hạn (theo mẫu do Bộ Công an quy định). Đối với trẻ em dưới 16 tuổi đi ra

nước ngoài cùng cha, mẹ, người đỡ đầu, nếu cha, mẹ hoặc người đỡ đầu có
yêu cầu được cấp chung hộ chiếu thi khai chung vào tờ khai để cấp hộ chiếu
của mình.
Về thời hạn giải quyết việc cấp hộ chiếu tại các cơ quan có thẩm
quyền ở trong nước, được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị
định 05/2000/NĐ-CP: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đối với
các trường hợp thuộc diện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này; 15
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đối với các trường hợp thuộc diện
quy định tại điểm c Điều này; 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đối
với trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu để ra nước ngoài định cư.
Trong trường hợp cần thiết, người làm thủ tục có thể trực tiếp nộp hồ sơ
đề nghị cấp hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trong thời hạn 15 ngày
làm việc (đối với xuất cảnh có thời hạn) hoặc không quá 30 ngày (đối với
xuất cảnh định cư), kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập
cảnh có trách nhiệm xem xét, cấp hộ chiếu.
Những trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Công an tỉnh,
nếu quá 10 ngày làm việc (đối với xuất cảnh có thời hạn) hoặc quá 20 ngày
(đối với xuất cảnh định cư) mà không được Công an tỉnh thông báo đã chuyển
hồ sơ về Cục Quản lý xuất nhập cảnh, thì công dân có thể trực tiếp nộp hồ sơ
(kèm giấy biên nhận về việc đã nộp hồ sơ tại Công an tỉnh) và nhận kết quả
tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm


21

kiểm tra, cấp hộ chiếu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ
sơ hợp lệ và thông báo cho Công an tỉnh biết.
Việc cấp hộ chiếu đối với các nhân vật tôn giáo ra nước ngoài để hoạt
động tôn giáo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/1999/NĐ-CP của
Chính phủ về các hoạt động tôn giáo và hướng dẫn của Ban Tôn giáo của

Chính phủ trên cơ sở phù hợp với quy định tại Nghị định số 05/2000/NĐ-CP
và hướng dẫn của Bộ Công an tại Thông tư số 09/2000/TT-BCA.
Khi công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Công an
tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cần xuất trình giấy chứng minh thư
nhân dân và giấy tờ chứng nhận đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú dài hạn từ
01 năm trở lên: sổ hộ khẩu gia đình hoặc chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc
sổ đăng ký tạm trú có thời hạn, hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn.
Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm kiểm tra nội dung và
ảnh trên tờ khai, đối chiếu với các giấy tờ công dân xuất trình nói trên, nếu
thấy đầy đủ, chính xác, thì tiếp nhận hồ sơ.
Những người thuộc diện nêu tại điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 9 Nghị
định số 05/2000/NĐ-CP, khi trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại
Công an tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh thì tờ khai đề nghị cấp hộ
chiếu không cần phải có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi
thường trú hoặc tạm trú dài hạn, nếu xuất trình đầy đủ giấy chứng minh thư
nhân dân và giấy tờ về hộ khẩu.
Với những người chỉ xuất trình giấy chứng minh nhân dân mà không
có giấy tờ về hộ khẩu hợp lệ, thì tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phải có xác
nhận và có dấu giáp lai ảnh của Trưởng Công an phường, xã nơi thường trú
hoặc tạm trú dài hạn.
Khi công dân đề nghị Công an phường, xã nơi người đó thường trú
hoặc tạm trú dài hạn xác nhận vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu, thì trong thời


22

hạn không quá 02 ngày làm việc, Trưởng Công an phường, xã phải hoàn
thành việc xác nhận và trả tờ khai cho người đề nghị.
Thủ tục gia hạn, bổ sung, sửa đồi, cấp đổi hộ chiếu phổ thông trong
nước được thực hiện theo quy định tại Mục II Thông tư số 09/2000/TT-BCA

(A18) của Bộ Công an, cụ thể như sau:
Công dân Việt Nam đã được cấp hộ chiếu đã hết hạn sử dụng chưa
quá 01 năm, hết trang, rách nát, bẩn, nay đề nghị gia hạn, bổ sung, sửa đổi, cấp
đổi hộ chiếu thì hồ sơ gồm: 01 đơn khai đề nghị (mẫu của Cục Quản lý xuất
nhập cảnh).
Trường hợp đề nghị bổ sung trẻ em dưới 16 tuổi đi cùng vào hộ chiếu
của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu thì kèm theo giấy khai sinh của trẻ em (bản
chính hoặc bản sao có công chứng). Nếu đi cùng người đỡ đầu thì ngoài giấy
khai sinh cần kèm theo giấy tờ chứng nhận người mang hộ chiếu là người
mang hộ chiếu là người đỡ đầu.
Trường hợp đề nghị sửa đổi chi tiết nhân thân trong hộ chiếu (như họ
tê, ngày tháng năm sinh, nơi sinh...) cần kèm theo giấy tờ có giá trị pháp lý về
việc thay đổi chi tiết nhân thân đó.
Trường hợp hộ chiếu bị mất hoặc đã hết hạn sử dụng từ 01 năm trở lên
thì sẽ được xem xét cấp hộ chiếu mới. Nếu bị mất hộ chiếu cần nộp kèm theo
đơn trình báo mất hộ chiếu phải có đơn trình báo ngay với Công an phường,
xã nơi gần nhất, đồng gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Thời hạn giải quyết: nếu hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh,
thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét giải quyết và trả kết quả cho người
đề nghị. Nếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thì trong
thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Công an tỉnh phải chuyển ngay hồ sơ
về Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc,


23

Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét giải quyết và trả kết quả cho người đề
nghị.
2.4. Thủ tục cấp hộ chiếu ở nước ngoài

Việc cấp hộ chiếu cho những người chưa có hộ chiếu (cấp lần đầu)
được thực hiện theo khoản 1, Mục II Thông tư Liên tịch Công an - Ngoại giao
số 03/2002/TTLT/BNV-BNG:
Hồ sơ nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt
là cơ quan đại diện) gồm: tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu và ảnh theo quy định;
bản sao giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam; bản sao giấy tờ chứng
nhận nhân thân, có ảnh đóng dấu giáp lai do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp. Khi nộp bản sao các giấy tờ trên thì xuất trình bản chính để kiểm tra
đối chiếu. Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc
chứng nhận nhân thân, có ảnh đóng dấu giáp lai do cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam cấp thì nộp sơ yếu lý lịch theo quy định.
Đối với người đã được nước sở tại cho cư trú thì nộp kèm theo giấy
phép cư trú hợp lệ. Trường hợp được nước sở tại cho cư trú thì trong tờ khai
đề nghị cấp hộ chiếu cần ghi rõ nguồn gốc, thời gian, lý do và mục đích đến
cư trú tại nước sở tại, kèm theo các giấy tờ chứng minh (nếu có).
Cơ quan đại diện giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện cấp hộ chiếu cho người đề nghị;
trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc chứng
nhận nhân thân, có ảnh đóng dấu giáp lai do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp, cơ quan đại diện hướng dẫn người đề nghị cấp hộ chiếu khai lý lịch,
nộp kèm theo các giấy tờ có giá trị tham khảo về quốc tịch (phù hợp với pháp
luật Việt Nam về quốc tịch). Cơ quan đại diện lập danh sách gồm các yếu tố
nhân sự gửi về Cục lãnh sự - Bộ Ngoại giao. Cục lãnh sự có trách nhiệm
chuyển danh sách gồm các yếu tố nhân sự và ảnh đó cho Cục Quản lý xuất
nhập cảnh - Bộ Công an để xác minh về nhân thân và cơ quan chức năng của


24

Bộ Tư pháp để xác minh về quốc tịch (tùy yêu cầu xác minh). Trong thời hạn

40 ngày kể từ ngày nhận được danh sách do Cục Lãnh sự chuyển, Cục Quản
lý xuất nhập cảnh và cơ quan chức năng Bộ Tư pháp có trách nhiệm xem xét
trả lời Cục Lãnh sự để Cục Lãnh sự trả lời cho người đề nghị cấp hộ chiếu
trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Cục
lãnh sự.
Thân nhân ở Việt Nam của người đề nghị cấp hộ chiếu (cha, mẹ, vợ,
chồng, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột hoặc cô, dì, chú, bác ruột) có
thể trực tiếp đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc phòng quản lý xuất nhập
cảnh công an tỉnh, thành phố nơi cư trú đề nghị xác nhận yếu tố nhân sự của
người đề nghị cấp hộ chiếu.
Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Cục Quản lý xuất
nhập cảnh xem xét và có văn bản trả lời, đồng thời thông báo cho cơ quan đại
diện.
Khi công dân Việt Nam ở nước ngoài nộp tờ khai đề nghị cấp hộ
chiếu, kèm theo giấy tờ xác nhận yếu tố nhân sự của Cục Quản lý xuất nhập
cảnh, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu
trên, cơ quan đại diện xem xét, quyết định.
Việc cấp hộ chiếu cho các trường hợp đặc biệt khác, cơ quan đại diện
báo cáo Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến của Bộ Công an
xác nhận không có vấn đề về mặt an ninh và bảo đảm nguyên tắc chỉ cấp hộ
chiếu cho công dân Việt Nam.
Việc cấp lại hộ chiếu do bị mất: Hồ sơ nộp tại cơ quan đại diện gồm:
tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu và ảnh theo quy định; Đơn trình báo mất hộ
chiếu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại, nơi người đó
trình báo.


25

Sau khi nhận được đơn trình báo mất hộ chiếu, cơ quan đại diện có

trách nhiệm thông báo kịp thời yếu tố nhân sự cho: Cơ quan đã cấp hộ chiếu
để kiểm tra và hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu báo mất; Cục Quản lý xuất
nhập cảnh để thông báo cho các cửa khẩu; Cơ quan chức năng quản lý xuất
nhập cảnh của nước sở tại.
Trường hợp hộ chiếu bị mất do chính cơ quan đại diện cấp, cơ quan
đại diện kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ lưu hoặc hồ sơ đăng ký công dân, nếu
xác định yếu tố nhân sự mà người đề nghị cấp hộ chiếu khai là chính xác,
không thuộc trường hợp chưa được cấp, đổi hộ chiếu, thì trong thời hạn 5
ngày làm việc, cơ quan đại diện cấp lại hộ chiếu.
Những trường hợp khác, cơ quan đại diện gửi yếu tố nhân sự, kèm
theo ảnh của người đề nghị cấp lại hộ chiếu đến cơ quan đã cấp hộ chiếu bị
mất để xác minh. Nếu cơ quan được yêu cầu xác minh xác nhận có cấp hộ
chiếu đó, thì trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh,
cơ quan đại diện cấp lại hộ chiếu.
Sau 45 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện gửi yêu cầu xác minh mà
không nhận được ý kiến trả lời của cơ quan cấp hộ chiếu, thì người đứng đầu
cơ quan đại diện xem xét, quyết định.
Thân nhân ở Việt Nam của người đề nghị cấp hộ chiếu (cha, mẹ, vợ,
chồng, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột hoặc cô, dì, chú, bác ruột) có
thể trực tiếp đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc phòng quản lý xuất nhập
cảnh công an tỉnh, thành phố nơi cư trú đề nghị xác nhận yếu tố nhân sự của
người đề nghị cấp lại hộ chiếu.
Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Cục Quản lý xuất
nhập cảnh xem xét và có văn bản trả lời, đồng thời thông báo cho cơ quan đại
diện. Khi công dân Việt Nam ở nước ngoài nộp tờ khai đề nghị cấp lại hộ
chiếu, kèm theo giấy tờ xác nhận yếu tố nhân sự của Cục Quản lý xuất nhập
cảnh, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan đại diện xem xét, quyết định.



×