Trường..........................
-----[\[\-----
ĐỀ ÁN
"Các vấn đề về cải cách hành
chính ở Việt Nam"
Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội dung
I. Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính
II. Nguyên nhân cải cách hành chính ở Việt Nam
III. Các nhận thức và quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam
Nhận thức về cải cách hành chính
Về phương diện quyền lực Nhà nước
Về phương diện kinh tế
Về phương diện xã hội
Quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam
IV. Nội dung cải cách hành chính ở Việ
t Nam
Cải cách thể chế
Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương
Đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
Cải cách tài chính công
Kết luận
2
3
4
5
5
5
6
7
7
8
8
10
11
13
15
Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam
2
LỜI NÓI ĐẦU
Cải cách hành chính là một công việc quan trọng, trên thế giới hiện nay không có nước
nào là không tiến hành nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy quản lý Nhà
nước. Nhưng đồng thời đây cũng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp.
Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam trong thời gian trước đây đã chứng tỏ là kém
hiệu lực. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nhiều nấc, với nh
ững chồng chéo, mắt xích
trung gian không cần thiết; sự phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan tổ
chức và cán bộ Nhà nước không rõ ràng, có nhiều mâu thuẫn; hoạt động quản lý trì trệ, quy
trình ra quyết định chậm chạp, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, quyết định quản lý ban hành nhiều
nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh, chất lượng các viên chức, công chức giảm sút,
việc s
ắp xếp cán bộ nhiều khi tuỳ tiện. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước chưa được nhận thức
và áp dụng đúng đắn, vừa tồn tại bệnh tập trung quan liêu, vừa có nhiều biểu hiện tư do, tuỳ
tiện, vô chính phủ… Tất cả các hiện tượng trên đây đã được các cơ quan có thẩm quyền của
Đảng và Nhà nước nhắc đến nhiều lần.
Thực tiễn yêu cầu b
ộ máy Nhà nước cần sự ổn định để bảo đảm quản lý Nhà nước
không bị gián đoạn. Song, “một bộ máy vững chắc cần phải thích hợp với mọi biến động. Nếu
sự vững chắc trở thành khô cứng, cản trở những biến đổi, thì tất yếu sẽ có đấu tranh. Vì vậy
cần phải bằng mọi cách dốc toàn lực làm cho bộ máy phụ
c tùng chính trị”. Do đó, cần phải
đổi mới bộ máy quản lý và đổi mới quản lý Nhà nước nói chung để nó hoàn thành được các
nhiệm vụ chính trị của mình. Tại hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khoá VII) đã đề ra Nghị
quyết “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng
tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Mới đây tại Đại hội đạ
i biểu toàn quốc lần thứ IX
cũng nêu rõ: “Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước
hiện đại hoá”. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay.
I. Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính:
Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam
3
Theo nghĩa thông dụng nhất, hành chính là hoạt động quản lý. Các hoạt động này
được thực hiện bởi các cơ quan hành chính Nhà nước. Đó là những cơ quan thực hiện các hoạt
động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sỗng xã hội. Hệ thống các cơ quan hành
chính Nhà nước cũng chính là hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước.
Các loại cơ quan hành chính Nhà nước theo cơ sở pháp lý của việc thành l
ập:
Thứ nhất là các cơ quan hành chính mà việc thành lập được Hiến pháp quy định bao gồm:
Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ thực hiện quản lý một ngành, lĩnh vực nào đó trong phạm vi cả nước; uỷ ban
nhân dân (UBND) các địa phương là các cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương.
Thứ hai là các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập trên cơ sở các đạ
o luật, các văn
bản dưới luật bao gồm các Tổng cục, các cục, vụ, sở, phòng ban, các đơn vị hành chính sự
nghiệp…
Trên cơ sở hành chính và cơ quan hành chính, có nhiều định nghĩa khác nhau về cải
cách hành chính, nhưng tựu chung lại, cải cách hành chính không tuần tuý là sự cải biến mà là
cuộc cách mạng có chủ thuyết chính trị và có kế hoạch, do Đảng cầm quyền khởi xướng và
lãnh đạo nhằm “xây dựng mộ
t nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên
nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp
quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”. Cái đích của cải
cách hành chính là xây dựng một nền hành chính gầ
n dân, vì dân, đáp ứng những đòi hỏi
chính đáng của người lao động. Nền hành chính gần dân là nền hành chính không có mục đích
tự thân, mà chỉ có mục đích phục vụ dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội, của chế độ.
Thông qua đó, nền hành chính tác động tích cực đối với đời sống kinh tế và đời sống xã hội.
Trên cơ sở các vấn đề trên, chúng ta phải cải cách hành chính xu
ất phát từ:
Nền hành chính trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Các chính sách và pháp luật đúng là những điều kiện tiên quyết,
song nhất thiết phải có một nền hành chính mạnh để đưa chúng vào cuộc sống và phát
huy hiệu quả trong thực tế. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức thực hiện, nền hành chính
Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam
4
cũng góp phần tích cực vào việc sửa đổi, bổ sung và phát triển chính sách cũng như
pháp luật của nước nhà.
Các cơ quan hành chính Nhà nước với tư cách là những chủ thể trực tiếp tổ chức, quản
lý và xử lý công việc hàng ngày của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích của dân,
là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước và công dân. Nhân dân đánh giá chế độ, Nhà
nước một phần lớ
n và trực tiếp thông qua hoạt động của bộ máy hành chính.
Trong bộ máy Nhà nước ta, các cơ quan hành chính Nhà nước là lực lượng đông đảo
nhất với hệ thống tổ chức đồng bộ theo ngành và cấp từ Trung ương đến chính quyền
cơ sở.
Cải cách hành chính nhằm khắc phục những yếu kém trong chỉ đạo, điều hành của bộ máy
hành chính đối với những nội dung và vấn đề
nêu trên làm cho nền hành chính thích ứng với
mục tiêu mà công cuộc đổi mới đề ra.
II. Nguyên nhân cải cách hành chính ở Việt Nam:
Nền hành chính nước ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng, nó
có bước chuyển biến, tiến bộ trong quá trình đổi mới. Cụ thể:
(1) Thể hiện bản chất của nền dân chủ một cách nhất quán và ngày càng được nâng cao qua
các giai đoạn cách mạng của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
(2) Luôn là một bô phận hợp thành của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng hành pháp của
quyề
n lực Nhà nước, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
(3) Hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của Nhà nước pháp quyền, dựa trên cơ sở các văn bản
pháp quy về tổ chức bộ máy của nền hành chính Nhà nước.
(4) Bộ máy hành chính Nhà nước được từng bước kiện toàn, có phát huy hiệu lực và hiệu quả,
góp phần vào những thắng lợi của cách mạng. Có đội ngũ các nhà quản lý và công chức có
tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng và lợi ích của
nhân dân, ngày càng nâng cao về kiến thức, kỹ năng hành chính.
Bên cạnh các thành tựu đạt được là vô số các vấn đề cần giải quyết,
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, trong đó chưa xác định đúng và phân biệt rõ sự
lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý c
ủa Nhà nước, mối quan hệ phân công, hợp
Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam
5
tác giữa các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có chỗ chưa hợp
lý, rành mạch.
Thứ hai, quyền lập quy và hoạt động lập quy của hệ thống hành pháp chưa được thực
hiện mạnh mẽ, hệ thống pháp luật vừa thiếu vừa không đồng bộ, không hoàn chỉnh, vừa có
những mặt lạc hậu và không đáp ứng kịp yêu cầu của cơ c
ấu kinh tế và cơ chế thị trường, cũng
như yêu cầu chính trị, xã hội, văn hoá trong giai đoạn mới, giai đoạn củng cố và hoàn thiện
nền dân chủ XHCN.
Thứ ba, thể chế hành chính và bộ máy quản lý Nhà nước không phân định rõ và kết
hợp biện chứng giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính bộc lộ nhi
ều nhược điểm, bộ máy tổ chức
cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung quan liêu, vừa
phân tán, không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thứ năm, đội ngũ công chức Nhà nước vừa quá đông, quá thừa những người yếu kém,
vừa thiếu cán bộ có năng lực cao, có phẩm chất đạo đức, kỷ luật, bệnh quan liêu, tham nhũ
ng
trong một số không ít cán bộ công chức khá trầm trọng.
Thứ sáu, thể chế của nền hành chính một mặt, không được quy định chính thức, chặt
chẽ, mặt khác, lại sa vào một hệ thống thủ tục rườm rà, phức tạp, công việc hành chính còn
mang nặng tính chất bàn giấy, chậm trễ, kém hiệu lực và hiệu quả.
Thứ bảy, nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính còn thủ công, lạ
c hậu, ít sử dụng kỹ thuật
hiện đại, hệ thống thông tin cũ, chưa bắt kịp sự phát triển của xã hội và đòi hỏi của một Nhà
nước hiện đại.
Nguyên nhận của những yếu kém là: do thiếu một hệ thống nhận thức, quan điểm,
nguyên tắc có đủ căn cứ khoa học và thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng th
ực hành về hành
chính hiện đại, về xây dựng thể chế và tổ chức Nhà nước kiểu mới và nền hành chính Nhà
nước kiểu mới. Nhìn tổng thể bao gồm có năm điểm lớn:
(1) Bệnh quan liêu, cửa quyền, xa dân, xa cấp dưới, cơ sở.
(2) Nạn tham nhũng và lãng phí của công.
(3) Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương trong hệ thống hành chính và trong xã hội.
Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam
6
(4) Bộ máy hành chính cồng kềnh, nặng nề, vận hành trục trặc.
(5) Đội ngũ cán bộ công chức thiếu kiến thức, năng lực, một bộ phận không nhỏ kém phẩm
chất, thậm chí hư hỏng.
III. Các nhận thức và quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam:
Nhận thức về cải cách hành chính:
Cải cách hành chính là một bộ phận quan trọng của cải cách và đổi mới hệ thống chính
trị, tác động trực tiếp, làm thay đổi diện mạo của cơ cấu hành chính và thể chế hành chính.
Về phương diện quyền lực Nhà nước:
Nền hành chính Nhà nước là hình thức thể hiện bên ngoài của quyền hành pháp trong
cơ cấu ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiện nay có tình trạng là do nh
ận thức của
cán bộ, công chức về cải cách hành chính chưa rõ ràng và chưa thống nhất, còn nhiều vấn đề
lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành
chính chưa được tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị,
cải cách hành chính chưa gắn bó chặt chẽ với hoạ
t động lập pháp và cải cách tư pháp.
Trong chế độ ta, quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất trong tay nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Việc phân biệt ba loại quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp chỉ là sự phân công lao động quyền lực đặc biệt của CNXH. Thực hiện quyền
hành pháp thống nhất, có hiệu quả sẽ có tác động trở lại đối v
ới hai quyền kia và ngược lại.
Tuy nhiên, trong điều kiện quyền lực của Nhà nước ta là thống nhất nên việc phân công lao
động quyền lực đặc biệt chính là sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong
việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuyệt
nhiên không có sự đối kháng giữa ba quyền. Chính vì vậy, khi nói cải cách hành chính theo
phương diện quyền lực Nhà nước là thống nhấ
t tức là làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động có
hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ không chỉ các bộ phận trong cơ cấu các cơ quan
hành chính mà còn tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, tổ chức của các thiết chế của
quyền lập pháp và hành pháp. Cũng chính vì vậy, cải cách hành chính là làm cho cả bộ máy
Nhà nước hoạt động có hiệu quả, hiệu lực, thúc
đẩy việc thực hiện tốt hơn cơ cấu quyền lực
Nhà nướctrong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Về phương diện kinh tế: