Tải bản đầy đủ (.ppt) (6 trang)

Bai 5 han khi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.88 KB, 6 trang )

Bài 5: Hàn đắp mặt trụ tròn
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và phôi hàn.
a. Thiết bị: Chai khí O2, chai khí C2H2, van giảm áp, ống dẫn khí, mỏ hàn.
b. Dụng cụ: Kìm, clê, mỏ lết, búa nguội, đe, kéo cắt tôn, kính hàn, bật lửa.
* Yêu cầu: Thiết bị hoạt động tốt, dụng cụ làm việc đảm bảo an toàn.

c. Chuẩn bị phôi:

120±1

Ø30±1

*Yêu cầu: Phôi phải đúng kích thước, thẳng, sạch dầu, mỡ, sơn…


2. Chế độ hàn

c. Góc nghiêng mỏ hàn

30

25
°

a. Đường kính que hàn.
Chọn đường kính que hàn phù hợp với chiều dày lớp đắp, sạch( không gỉ,
không dính dầu mỡ và các chất bẩn khác); ít gây ra hiện tượng bắn toé kim
loại lỏng ra khỏi vũng hàn; không chứa các chất phi kim và dễ tạo thành các
bọt khí trong kim loại mối hàn.
b. Công suất ngọn lửa.
Công suất ngọn lửa hàn tính bằng lượng tiêu hao khí trong một giờ, phụ thuộc


vào chiều dày và tính chất lý nhiệt của kim loại. Kim loại càng dày, nhiệt độ
chảy, tính dẫn nhiệt càng cao thì công suất ngọn lửa càng lớn. Khi hàn thép ít
cacbon và thép hợp kim thấp, lượng C2H2 tiêu hao trong một giờ tính theo
công thức sau:
VC2H2 = (100 ÷ 120) S ( lít/giờ);
S - Chiều dày chi tiết (mm).

60°


Góc nghiêng mỏ hàn có thể thay đổi trong quá trình hàn. Lúc đầu, để nung
nóng kim loại được tốt và hình thành mối hàn nhanh, góc nghiêng m ỏ hàn từ
800 ÷ 900. Trong quá trình hàn được thay đổi cho phù hợp với chiều dày và
tính chất của kim loại. Lúc gần kết thúc, để mối hàn được điền đầy và tránh
sự chảy của kim loại, phải giảm góc nghiêng của mỏ hàn xuống. Lúc đó ngọn
lửa gần như trượt trên bề mặt chi tiết.

a)

b)

c)

d. Chuyển động của mỏ hàn và que hàn:
Chuyển động của mỏ hàn và que hàn ảnh hưởng rất lớn đến sự tạo thành mối
hàn. Căn cứ vào vị trí mối hàn trong không gian, chiều dày vật hàn, yêu cầu
kích thước của mối hàn để chọn chuyển động của mỏ hàn và que hàn cho
hợp lý. Chuyển động của mỏ hàn và que hàn thường dùng nhất như hình sau:
Chuyển động của que hàn


Chuyển động của mỏ hàn


3. Lấy lửa và chọn ngọn lửa hàn
a. Lấy lửa
+ Mở van O2 1/4 vòng
+ Mở van C2H2 1/6 vòng
b. Chọn ngọn lửa hàn.
Sử dụng ngọn lửa trung tính:
1

2

O2/C2H2 = 1,1 ÷1,2
3

Đặc điểm: nhân ngọn lửa tròn đều có ánh sáng trắng. Vùng hoàn nguyên
(vùng hàn) có ánh sáng xanh. Đuôi ngọn lửa có mầu nâu sẫm.

4. Kỹ thuật hàn
a. Chọn phương pháp hàn
Sử dụng phương pháp hàn trái: Khi hàn mỏ hàn và que hàn dịch chuyển từ
phải sang trái, que hàn đi trước mỏ hàn và ngọn lửa hướng về phía chưa hàn.
Phương pháp hàn trái dễ quan sát, mối hàn đều đẹp và năng suất cao.


b. Kỹ thuật hàn
Khi hàn nhân ngọn lửa cách bề mặt đường hàn khoảng 3mm khi ta đốt nóng
trắng bề mặt điểm đầu đường hàn, đưa thanh kim loại phụ vào để nó nóng
chảy tạo nên đường hàn. Người thợ phải điều chỉnh mỏ hàn và que hàn phụ

nhịp nhàng đều đặn.
Đường hàn sau chồng lên 1/3 bề rộng ường hàn kề trước.
5. Kiểm tra
Làm sạch mối hàn bằng bàn chải sắt, kiểm tra chất lượng m ối hàn bằng m ắt
thường để phát hiện các dạng khuyết tật: như không ngấu, cháy thủng, rỗ
kkhí… dùng thước lá hoặc dụng cụ đo chuyên dùng để kiểm tra hình dạng
kích thước mối hàn.

2±0,5

120±1

Ø34±1


a, Mối hàn không ngấu
+ Nguyên nhân: Công suất ngọn lửa nhỏ, Di chuyển mỏ hàn nhanh.
+ Cách phòng ngừa: Tăng công suất ngọn lửa lên, di chuyển mỏ hàn chậm lại.
b, Mối hàn lệch, không đều.
+ Nguyên nhân: Do sai lệch góc độ mỏ hàn, dao động mỏ hàn không đều.
+ Cách phòng ngừa: Duy trì dúng góc độ mỏ hàn, dao động mỏ đều trên suốt
chiều dài mối hàn.
c, Bề mặt mối hàn không phẳng.
+ Nguyên nhân: - Do chiều cao và bề rộng từng đường hàn không đề.
- Các đường hàn chồng lên nhau không đều.
+ Cách phòng ngừa:
-Duy trì dúng góc độ mỏ hàn, dao động mỏ đều trên suốt chiều dài mối hàn.
-Đường hàn sau chồng lên đường hàn trước 1/3 bề rộng




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×