Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

Ngô Thị Hà

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2011

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả, là một trong những
vấn đề được các nước đặc biệt quan tâm hiện nay. Bởi vì đất đai là tài nguyên vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng gì có thể thay thế được, là môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hố, huyện hội, an
ninh quốc phịng. Đất đai bao gồm yếu tố tự nhiên và chịu sự tác động của các yếu tố
kinh tế, tâm lý huyện hội và ý thức sử dụng đất của mỗi con người. Đất đai có giới hạn
về khơng gian nhưng vơ hạn về thời gian sử dụng.
Mác đã khẳng định: “Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết,
vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải
có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian.”
Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai thông qua các quy hoạch và
chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng tới cao nhất là sử dụng hiệu quả, tiết kiệm


và bền vững các nguồn tài nguyên đóng vai trị quan trọng đối với q trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Việc Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất trên
địa bàn lãnh thổ; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ
cho việc giao đất, cho thuê đất… và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai và
bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Hải Phòng và huyện An Lão trong những năm tới, cần thiết có những
phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất đai. Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực
tiễn để đưa ra phương án định hướng sử dụng đất đai bền vững, đồng thời giải quyết
được các mâu thuẫn về quan hệ đất đai, làm cơ sở tiến hành giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường, do vậy việc đánh giá thực trạng, biến động đất đai và định hướng sử
dụng đất trên địa bàn huyện là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Trước yêu cầu
đó, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và định hướng sử

2


dụng đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng sử dụng quỹ đất và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất định hướng sử
dụng đất đai của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đề ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm từ năm 2000- 2011
của huyện An Lão, thành phố Hải Phịng.
- Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 –

2010.
- Phân tích quan hệ giữa các hoạt động kinh tế - xã hội và biến động sử dụng
đất trong khu vực.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và dự báo xu thế biến động sử dụng đất
huyện An Lão, thành phố Hải Phịng.
- Phân tích thực trạng và tiềm năng đất đai của huyện, tạo ra tầm nhìn tổng
quát về phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, thích nghi đất đai, định hướng sử dụng đất
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển phát triển bền vững
huyện An Lão, thành phố Hải Phịng đến năm 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Phạm vi khoa học: Nghiên cứu thực trạng và nguồn lực phát triển, đề xuất
định hướng sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2020 với tiêu chí
bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường (bền vững về môi trường), phát triển kinh
tế (bền vững về kinh tế) và đảm bảo công bằng xã hội (bền vững về xã hội).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1.Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu phân tích hiện trạng và biến động

3


sử dụng đất đai huyện An Lão làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Các đề xuất định hướng sử dụng đất đai sẽ là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của huyện An Lão nói riêng, thành phố Hải
Phịng nói chung.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, số liệu:
- 6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Phương pháp bản đồ và GIS:
- Phương pháp kế thừa:
- Phương pháp thống kê, so sánh:
- Phương pháp chuyên gia:
7. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
- Các văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch sử dụng đất.
- Luật Đất năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009; các văn bản quy phạm dưới
luật quy định có liên quan đến quản lý, sử dụng đất:
- Các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý, sử dụng đất
trên địa bàn thành phố.
- Các văn bản pháp lý của Hải Phòng về quản lý sử dụng đất, quy hoạch nông
thôn mới:
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của địa bàn huyện An Lão:
- Báo cáo nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn huyện:
- Số liệu tổng hợp về tình hình hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn:
- Các quyết định phê duyệt các dự án có liên quan nằm trên địa bàn huyện:
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Hải Phòng.
- Tài liệu khoa học tham khảo: Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính,
hệ thống chính sách pháp luật đất đai,…

4


- Tài liệu, số liệu của địa phương: Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia:
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Trần An

Phong chủ biên - NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995), …
- Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương: Số liệu thống kê,
kiểm kê đất đai các năm 2000 đến 2010,…
8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện An Lão,
thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Chương 4: Đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất của huyện An Lão, thành
phố Hải Phòng đến năm 2020.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại các nhóm đất sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau (Điều 13 Luật
đất đai năm 2003):
1/ Nhóm đất nơng nghiệp: Là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phịng hộ;
e) Đất rừng đặc dụng;
f) Đất ni trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
2/ Nhóm đất phi nơng nghiệp: bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng cơng trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng các cơng trình văn hố, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích cơng cộng; đất có di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng
các cơng trình cơng cộng khác theo quy định của Chính phủ;
f) Đất do các cơ sở tơn giáo sử dụng;
g) Đất có cơng trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

6


h) Đất nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
j) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
3/ Nhóm đất chưa sử dụng: bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng.
1.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất chịu tác động của tổ hợp các
yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội:
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên
- Vị trí địa lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Nơi
có vị trí thuận tiện về giao thơng, gần các thành phố lớn thì việc đầu tư và tận dụng
những nguồn lực đất đai, lao động cũng như khai thác tiềm năng đất đai sẽ có ưu

thế hơn so với các khu vực xa trung tâm đô thị hoặc các vùng miền núi.
- Yếu tố địa hình: Là một trong những yếu tố quyết định đến việc sử dụng
đất, đặc biệt đối với mục đích nơng, lâm nghiệp. Sự khác nhau giữa địa hình các
vùng, khu vực dẫn đến sự khác nhau vế đất đai và khí hậu. Từ đó ảnh hưởng đến
sản xuất nơng nghiệp và cơ cấu các loại cây trồng. Đối với đất phi nơng nghiệp thì
địa hình phức tạp sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho việc xây dựng cơng trình và thi
cơng.
- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử
dụng đất cho mục đích sản xuất nơng nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người.
Sự khác nhau về nhiệt độ giữa các vùng ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và
thực vật. Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng tác động đến quá trình
quang hợp và sinh trưởng của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít có ý nghĩa quan
trọng trong việc cung cấp nước tưới và giữ độ ẩm cho đất.
Hệ thống sơng suối, ao hồ có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức sử
dụng đất đai, nhất là tại khu vực miền núi. Chúng vừa là nguồn cung cấp nước sinh
hoạt, nước tưới vừa là nơi tiêu nước khi có úng ngập.
- Yếu tố thổ nhưỡng: Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến việc sử
dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nơng nghiệp bởi vì mỗi loại cây trồng

7


thích hợp với các loại đất và chất lượng đất nhất định. Độ phì nhiêu của đất là yếu
tố tác động mạnh đến sinh trưởng của cây trồng và năng suất, sản lượng.
- Thảm thực vật: Thảm thực vật là một yếu tố mơi trường có vai trị rất quan
trọng. Thảm thực vật bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng
sản xuất, đồng cỏ, cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm,... Thảm thực vật tự nhiên
là yếu tố điều tiết khí hậu, chế độ nước của sông, suối, chế độ nhiệt, ẩm trong đất,
chế độ nước ngầm. Thảm thực vật còn là nguồn cung cấp lâm sản quý và là nguồn
thức ăn quan trọng cho chăn ni gia súc. Trong nhiều trường hợp, nó cịn tạo nên

cảnh quan thiên nhiên đẹp, làm nơi du lịch, nghỉ mát cho nhân dân.
- Tai biến thiên nhiên: Các hiện tượng bão, lũ, lụt, hạn hán, xói lở, trượt
lở,...tác động mạnh và nhiều khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sử dụng đất.
1.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như dân số và lao động; mức độ tăng trưởng kinh tế; cơ
cấu các ngành kinh tế và sự phát triển từng ngành; hiện trạng cơ sở hạ tầng; trình độ
khoa học cơng nghệ; trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của người dân và chế độ
chính trị xã hội (các chính sách về đất đai, chính sách mơi trường, các u cầu về an
ninh quốc phịng),...Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện
nay, nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, nhất là đất để
phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng.
Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng
đất. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định tiềm năng và mức độ thích
hợp của đất đai đối với các mục đích sử dụng. Còn việc sử dụng đất như thế nào
được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội,
kỹ thuật hiện có. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng đất cho phát triển kinh
tế - xã hội phải gắn với bảo vệ mơi trường.
1.3. Sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai
”Sử dụng hợp lý đất đai là sự sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế
trong tổng thể, đạt hiệu quả nhất đối với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác
động thuận với môi trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong
quá trình khai thác sử dụng” V.P. Trôiski [14].

8


Năm ngun tắc chính đóng vai trị nền tảng của việc sử dụng đất bền vững [5]:
- Duy trì nâng cao sản lưởng (khả năng sản xuất)
- Giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất (An toàn)
- Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thối hóa chất lượng

đất đai (Bảo vệ).
- Có thể tồn tại về mặt kinh tế (khả năng thực hiện).
- Có thể chấp nhận về mặt xã hội (khả năng chấp nhận).
Khái niệm về tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất đã được
các nhà khoa học đưa ra, bao gồm 3 phương diện [5]: Bền vững về kinh tế (sử dụng
đất phải cho năng xuất cao và tăng dần; chất lượng cao và giảm rủi ro; được thị
trường chấp nhận), được sự chấp nhận của xã hội (đáp ứng được nhu cầu của người
sử dụng đất, thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người
dân) và bền vững về môi trường (giảm thiểu lượng đất mất hàng năm, ngăn chặn
được sự thối hóa, ơ nhiễm đất, bảo vệ được mơi trường sinh thái).
1.4. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá nói chung là sự ước lượng vai trò, giá trị của các đối tượng nghiên
cứu và tùy thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể đánh giá bằng nhiều
cách khác nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn với mục tiêu, đối
tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh
giá thích hợp.
Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu mà có thể phân chia đánh giá thành các hình
thức sau:
- Đánh giá định tính: đánh giá định tính đã có từ lâu, từ những cảm nhận đơn
giản, chủ quan người ta phân chia thành các mức độ ”tốt, xấu” và ”nhiều, ít”, cho
đến những phân tích, đánh giá một cách khoa học. Như vậy, đánh giá định tính cũng
có hai mức độ là: định tính theo cảm tính của thời kỳ trước đây và định tính trên cơ
sở nhận định có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá định tính là đánh
giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên cho các mục đích sử dụng nhất định. Kết quả đánh giá định tính thường
khơng cụ thể thành các con số mà chủ yếu là đưa ra nhận xét.

9



- Đánh giá định lượng: Nếu không tiến hành đánh giá định lượng thì kết quả
nghiên cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ hay kinh nghiệm của nhà nghiên cứu và
kết quả đánh giá sẽ thiếu khách quan, tính thuyết phục sẽ giảm. Kết quả đánh giá
định lượng thường được biểu diễn dưới dạng các con số, giá trị cụ thể hoặc số
lượng sản phẩm thu được.
Qua xem xét các hình thức đánh giá ở trên, đối với đánh giá hiện trạng sử
dụng đất đai cần kết hợp cả hai phương pháp đánh giá định tính và định lượng để
làm rõ mức độ phù hợp, hạn chế trong khai thác, sử dụng và hiệu quả đối với các
mục đích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nghiên cứu.
Như vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất là việc phân tích để làm rõ hiện
trạng sử dụng các loại đất về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu sử dụng đất và hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất đai. Kết quả đánh giá là cơ sở cho
việc xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường của địa phương trong giai đoạn tương lai.
Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị lãnh thổ hành chính, bao
gồm hệ thống các chỉ tiêu sau [5]:
1. Mức độ khai thác sử dụng quỹ đất: được xác định bằng tỷ lệ diện tích đất
đang sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên, thể hiện mức độ khai thác và tận dụng
quỹ đất sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chỉ tiêu
này cũng phần nào phản ánh trình độ sử dụng đất tại địa phương.
2. Hệ số sử dụng đất: thường áp dụng để đánh giá mức độ khai thác sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm) và được tính theo cơng thức sau:
 Diện tích đất gieo trồng cây hàng năm
Hệ số sử dụng đất (lần) =

______________________________________________

Diện tích đất trồng cây hàng năm
3. Cơ cấu sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng và đánh giá mức độ hợp lý
về cơ cấu sử dụng đất đai so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi

trường của lãnh thổ nghiên cứu.
4. Cơ cấu sử dụng đất đai phân theo đối tượng sử dụng, quản lí đất (các tổ
chức; hộ gia đình, cá nhân; nước ngồi và liên doanh với nước ngoài; UBND xã

10


quản lý và sử dụng; các đối tượng khác).
5. Bình qn diện tích đất đai trên đầu người (bình qn diện tích đất tự
nhiên 870m2/người; diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 408m2/người; diện tích đất
ở/hộ hoặc theo đầu người).
6. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất:
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: được xác định bằng
phương pháp phân tích chi phí - lợi ích với các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: tổng thu,
tổng chi, giá trị hiện ròng (lợi nhuận), hiệu quả đồng vốn (tỷ suất lợi ích chi phí).
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp (rừng trồng sản xuất) thể hiện qua
giá trị khai thác lâm sản.
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất, kinh doanh: có thể đánh giá bằng
các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ thuận lợi về vị trí cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thương
mại, dịch vụ: được đánh giá bằng lợi nhuận theo vị trí đối với mục đích thương mại,
dịch vụ và giảm chi phí đối với sản xuất cơng nghiệp.
+ Mật độ xây dựng.
+ Giá đất.
+ Tiền thuê đất.
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất giao thông: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
+ Mức độ thuận lợi về giao thông đối với sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
+ Tỷ lệ đất giao thông trong cơ cấu sử dụng đất.
+ Mức đầu tư và thời gian hoàn vốn (đối với các cơng trình theo kiểu BOT).
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở: được đánh giá thông qua giá trị đất ở và

mức độ sử dụng khơng gian (trên cùng một diện tích đất) cho mục đích ở nhằm tiết
kiệm diện tích đất ở trong điều kiện quỹ đất của nước ta hạn chế.
7. Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
+ Mức độ đáp ứng các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao đời
sống của người dân, thu hút lao động, giải quyết việc làm.
+ Mức độ phù hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của hiện trạng sử
dụng đất ở, đất xây dựng các cơng trình cơng cộng, thương mại, dịch vụ, giao

11


thông.
8. Hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường:
Để đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất sử dụng các chỉ tiêu:
 DiƯn tÝch rõng
+ §é che phủ (%) = _______________________________ 100%
Diện tích đất tự nhiên
+ Mc độ giảm thiểu thối hóa đất (xói mịn, rửa trơi,...) và tình hình áp dụng
các biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn.
+ Mức độ giảm thiểu ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, khơng khí.
1.5. Cơ sở khoa học của định hƣớng sử dụng đất
1.5.1. Đánh giá đất đai
“Đất đai” là một phần lãnh thổ, có thể là một vùng đất hay một khoanh đất,
một mảnh đất, một miếng đất nào đó xác định về mặt vị trí, hình thể, diện tích với
các tính chất tự nhiên như đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thuỷ văn, chế độ
ẩm, ánh sáng, thực vật,...
Đất đai tại mỗi khu vực mang những đặc tính khác nhau, nên mỗi loại đất chỉ
phù hợp nhất với một loại hình sử dụng, với loại hình khác hiệu quả sẽ kém hơn.
Chính vì thế cho nên cần phải tiến hành đánh giá, định hướng sử dụng đất để cho
mỗi vị trí một loại sử dụng hợp lý, hay nói cách khác là nghiên cứu để xác định ý

nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất
định.
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của
vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất
cần phải có [FAO, 1976].
Trong đánh giá đất, vùng nghiên cứu được chia thành các đơn vị bản đồ đất
đai là những khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ với những đặc tính và tính
chất đất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ tưới tiêu, ... [5].
Đánh giá đất đai là q trình đốn định tiềm năng của đất cho một hoặc một số
loại hình sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn [5]. Là xác định mức độ phù hợp của
các đơn vị đất đai đối với đối tượng quy hoạch phát triển; là đối chiếu nhu cầu sinh

12


thái của loại hình sử dụng với các đặc trưng và chất lượng đất đai. Kết quả của đánh
giá đất đai sẽ là tài liệu quan trọng trong quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
Đánh giá đất đai nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Khu vực đất nào phù hợp nhất cho một loại hình sử dụng đã được xác định?
- Đối với một khu đất nhất định thì loại hình sử dụng đất nào là phù hợp nhất?
FAO đưa ra các bước đánh giá đất đai nh sau [5]:
1)Xác định mục tiêu

2) Thu thập tài liệu

3. Xác định loại hình
SDĐ

4) Xác định đơn vị đất
đai


5) Đánh giá khả năng thích
hợp

6) Xác định hiện trạng KT-XH và môi tr-ờng

7) Xác định loại hình SDĐ Thích hợp nhất

8) Quy hoạch sử dụng đất

9) áp dụng của việc đánh gi¸

Hình 1.1. Khái qt các bước đánh giá đất đai theo FAO [5]
1.5.2. Định hướng sử dụng đất
Đánh giá đất đai là cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng đất. Nếu xét
về bản chất thì phải dựa trên quan điểm coi đất đai là đối tượng của các mối quan hệ
sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (các mối quan hệ đất đai), và việc đề xuất
định hướng tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn liền với phát
triển kinh tế- xã hội.
Định hướng sử dụng đất phải được thể hiện đồng thời về tổ chức sử dụng và
quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo mục đích nhất
định), hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và
mục đích sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật và các biện

13


pháp tiên tiến) và có hiệu quả cao nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế- xã
hội- môi trường), thông qua việc định hướng phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho
các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội,

tạo điều kiện bảo vệ đất và mơi trường.
Trong q trình sử dụng đất, khơng tránh khỏi sự lãng phí, chuyển đổi mục
đích bừa bãi nhất là chuyển từ đất nơng nghiệp, lâm nghiệp (có rừng) sang đất xây
dựng, đất khai thác,... gây ra sự giảm sút của quỹ đất, lãng phí nguồn tài nguyên
sinh vật vốn tồn tại sẵn trên đó. Định hướng sử dụng đất ở đây sẽ là biện pháp hữu
hiệu giúp các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở khoa học nhằm tổ chức lại việc sử
dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí, tránh tình trạng chuyển mục đích
tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nơng, lâm nghiệp, ngăn chặn các hiện
tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái,
gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, kinh tế- xã
hội và bất ổn về chính trị, an ninh quốc phịng ở từng địa phương, đặc biệt trong
giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Nhiệm vụ của công tác đánh giá, định hướng sử dụng đất đai đối với mỗi
quốc gia, từng vùng trong cả nước (về không gian) và ở các giai đoạn lịch sử khác
nhau (về thời gian) rất khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cụ thể của
công tác đánh giá, định hướng sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính là:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm
năng đất đai, đặc biệt là đất chưa sử dụng; đề xuất phương hướng, mục tiêu trọng
điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử
dụng đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số
lượng và chất lượng đất đai).
- Xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra chỉ tiêu khống
chế để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất đai.
- Đề xuất định hướng phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh
cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai.
- Đề xuất định hướng tổ chức một cách hợp lý việc khai thác, cải tạo, bảo vệ
đất đai.

14



Đánh giá, định hướng sử dụng đất đai sẽ là cơ sở để xây dựng và phê duyệt
quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng cân đối
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, và ranh giới được hoạch định cho từng khu vực.
1.5.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ngoài và trong
nước
Ở nước ngoài:
Đánh giá đất đai cho mục đích sử dụng hợp lý đã được nghiên cứu và áp
dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể, mỗi nước đề ra một nội
dung, phương pháp đánh giá, phân hạng đất cho phù hợp với nước mình. Và thường
theo 2 khuynh hướng [5]:
Đánh giá về mặt tự nhiên của đất đai nhằm xác định tiềm năng và mức độ
thích hợp của đất đai đối với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của một
loại sử dụng đất nhất định.
Có 3 phương pháp cơ bản đánh giá đất đai [5]:
Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mơ tả và xét đốn.
Đánh giá đất theo phương pháp thơng số
Đánh giá đất theo định lượng, dựa trên mơ hình mơ phỏng định hướng.
Một số quan điểm và nội dung nghiên cứu đánh giá đất của một số nước trên
thế giới:
+ Ở Liên Xô cũ: Theo quan điểm của Nga (Liên Xô cũ) đánh giá đất xuất
phát từ quan điểm phát sinh thổ nhưỡng của Đocutraev, trường phái này cho rằng:
đánh giá đất đai trước hết phải xem xét loại đất (thổ nhưỡng) và chất lượng tự nhiên
của đất, đó là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Nội dung đánh
giá đất bao gồm đánh giá chung về đất dựa trên những tính chất tự nhiên của đất,
lấy năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng làm tiêu chuẩn để so sánh. Phương
pháp này tuân theo một nguyên tắc là các yếu tố đánh giá phải ổn định và dễ dàng
phân biệt, quá trình đánh giá được thực hiện bằng cách cho điểm các yếu tố phát

sinh và các tính chất đất dựa trên cơ sở thang điểm chuẩn đã thống nhất.

15


Hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong đánh giá đất gồm:
-

Tính chất thổ nhưỡng và nơng hố của đất

-

Năng suất cây trồng

-

Sản lượng và tổng giá trị sản lượng

-

Lợi nhuận thuần t

-

Thu nhập chênh lệch

-

Hồn vốn chi phí


Qui trình đánh giá đất của Nga được thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng theo các tính chất tự nhiên và được
thể hiện bằng thang điểm.
- Bước 2: Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai.
- Bước 3: Đánh giá kinh tế đất bằng cách sử dụng các chỉ tiêu như năng suất,
thu nhập thuần, chi phí hồn vốn và thu nhập chênh lệch.
+ Ở Hoa Kỳ:
Sử dụng rộng rãi 2 phương pháp:
Phương pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu
chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính.
Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so
sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác.
+ Ở nhiều nước Châu Âu:
Phổ biến 2 hướng: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản
xuất của đất và nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm xác định sức sản xuất
thực tế của đất đai.
+ Ở Ấn Độ và Châu Phi: Thường áp dụng phương pháp tham biến, biểu thị
mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng
đất cũng được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm.
+ Theo quan điểm của FAO:
Theo FAO, mức độ thích hợp chính là số đo chất lượng của một đơn vị đất
đai đảm bảo tốt đến mức nào nhu cầu của các loại hình sử dụng đất, được đánh giá
cho mỗi loại hình sử dụng đất hữu hiệu và mỗi đơn vị đất đai được xác định.

16


Phương pháp này dựa trên cơ sở nhân tố sinh thái tối thiểu, đất đai có thể được xem
xét ở điều kiện hiện tại hoặc tương lai sau cải tạo.
Trong đánh giá đất đai phải xem xét trên phạm vi rộng, bao gồm cả không

gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là
những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng được. Những tính chất đó
được đối chiếu với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng cụ thể. Cần thiết phải có
sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thích hợp, có vai trị tác động trực tiếp và có ý nghĩa
tới đất đai của khu vực nghiên cứu. Đánh giá phân hạng đất đai không chỉ dựa vào
chất lượng đất mà còn dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường.
Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp,
cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng
đất, gắn với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn
phương án sử dụng đất tối ưu.
Theo FAO, khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một đơn vị đất đai
đối với một loại hình sử dụng đất được xác định. Đất đai có thể được xem xét ở
điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai sau khi cải tạo, thông thường dựa vào nhân
tố hạn chế nhất trong các tính chất đất để chia ra thành các mức độ: rất thích nghi
S1, thích nghi trung bình S2, kém thích nghi S3 và khơng thích nghi N.
Ở trong nước:
Theo hướng nghiên cứu này ngồi các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
ra, ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã góp phần
đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Năm 1984, Tơn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu đã dựa vào nguyên tắc phân
loại khả năng đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ
nhưỡng và địa hình để phân hạng đất khái quát toàn quốc ở tỷ lệ 1:500000. Trên đó
bao gồm 7 nhóm: Đất đai được phân lập cho sản xuất nơng nghiệp (4 nhóm), cho
lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm).
Cuối thập kỷ 80, Việt nam bắt đầu nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh
giá sử dụng đất thích hợp của FAO. Song chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên (thổ
nhưỡng, thủy văn, tưới tiêu và khí hậu nơng nghiệp).

17



Năm 1993, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện
công tác đánh giá đất đai trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước ở tỷ lệ bản đồ
1:250000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và
khẳng định việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu
chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp.
Năm 1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã xây dựng tài liệu
”Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững ”
giai đoạn 1996-2010.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã đánh giá, phân lãnh thổ
nghiên cứu thành các địa tổng thể làm cơ sở cho việc đánh giá và quy hoạch phát
triển cây trồng như: Phạm Hoàng Hải; Nguyễn Cao Huần; Nguyễn Ngọc Khánh;
Phạm Quang Anh; Trương Quang Hải; Phạm Quang Tuấn, Trần Văn Tuấn ... , đánh
giá phân hạng đất đai: FAO; Trần An Phong;… Các cơng trình nghiên cứu này
đang được ứng dụng trong đánh giá, quy hoạch lãnh thổ cho việc phát triển kinh tế
xã hội bền vững. Các nhà khoa học cho rằng, công tác đánh giá đất đai phải được
dựa trên những quan điểm tổng hợp, các nguyên tắc và phương pháp phù hợp với
đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu. Việc đánh giá đất đai, ngoài việc xác định quỹ tài
nguyên đất, còn xác định chức năng tự nhiên và kinh tế- xã hội của từng đơn vị đất
đai. Các dữ liệu đầu vào cho bước đánh giá đất đai bao gồm đặc tính của các đơn vị
đất đai, nhu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng đất, cịn đầu ra là kết quả đánh
giá mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất cụ
thể làm cơ sở vững chắc cho công tác quy hoạch sử dụng đất hợp lý.
1.6. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu.
1.6.1. Các quan điểm nghiên cứu.
Quan điểm lịch sử:
Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn
vị đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự
thay đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể
chế chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất, ...

Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các

18


hợp phần tự nhiên và con người theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu lịch
sử phát triển sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu
cuối cùng của quá trình nghiên cứu: đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất.
Quan điểm hệ thống:
Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu trong
một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Các dạng tài
nguyên thiên nhiên có trong khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một
hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức năng. Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo
nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dịng vật chất, năng lượng
và thơng tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì kéo theo sự
thay đổi dây chuyền của các thành phần khác.
Quan điểm tổng hợp:
Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ
với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, sinh vật và các tác động của con người. Do đó, khi đánh giá đất đai thì phải
nghiên cứu đầy đủ các mối liên hệ chứa đựng bên trong nó, những mối quan hệ qua
lại giữa các thành phần tạo thành đơn vị đất đó. Thường trong tư liệu về cơ sở lý
luận của khoa học địa lý, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ
tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý.
- Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng
bộ và tồn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát
hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.
Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng
rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai
thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định
ngay từ khi bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển kinh tếxã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài

19


nguyên và phát triển sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại
mà vẫn đảm bảo cho thế hệ tương lai. Do đó, trong đề xuất định hướng sử dụng đất
cần phải cân nhắc tính tốn, phân tích một cách tổng hợp, tồn diện các đặc điểm
điều kiện địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các mục
đích phát triển kinh tế-xã hội gắn liền bảo vệ môi trường.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và phương
pháp hiện đại. Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập và xử lý tài liệu, số liệu
thống kê, nhằm đối chiếu, thu thập thông tin, kiểm tra kết quả nghiên cứu, khẳng
định các nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến quy luật phân bố và phát triển của đối
tượng, hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: Cơ sở của phương pháp là tiếp cận
với người dân và lãnh đạo các cấp và các sở, phịng ban có liên quan ở khu vực
nghiên cứu để thu thập các thông tin cần thiết nhằm cung cấp các thơng tin nhanh
về khía cạnh cần quan tâm, hiểu được đặc điểm khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Xử lý các số liệu thu thập được. Tổng
hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
- Phương pháp bản đồ nhằm khẳng định tính khơng gian, tính lãnh thổ của
các dữ liệu địa lý về toạ độ địa lý về quy luật phân bố và mối tương quan giữa các
yếu tố nội dung nghiên cứu. Phương pháp bản đồ là phương pháp không thể thiếu
khi nghiên cứu địa lý và nó được sử dụng ngay từ đầu cho đến khi kết thúc.

- Phương pháp hệ thông tin địa lý là phương pháp cho phép xử lý, phân tích
các dữ liệu, xây dựng và đưa ra mơ hình sử dụng đất ở các mức độ chi tiết khác
nhau.

20


CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN AN
LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.506,43 ha chiếm 7,6% diện
tích tự nhiên của tồn thành phố Hải Phòng. Huyện cách trung tâm quận Kiến An 8
km cách trung tâm thành phố Hải Phòng 18 km. Huyện An Lão ở trung tâm đất liền
của thành phố Hải Phịng có vị trí chiến lược và quan trọng của đồng bằng sơng
Hồng, nằm trên trục chính của quốc lộ 10, tỉnh lộ 360, 354, 357. Đây là tuyến
đường huyết mạch nối liền một số đô thị chạy qua các tỉnh thành như thành phố
Thái Bình, thành phố Hải Phịng, thành phố Nam Định và thành phố Ninh Bình.
Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý như trên và là huyện ven đô kế cận quận Kiến
An đang được phát triển thành quận thương mại và dịch vụ nên An Lão có lợi thế
để phát triển tồn diện. Huyện An Lão có toạ độ địa lý :
Kinh độ: Từ 106027’30” đến 106041’15”
Vĩ độ từ 20042’30” đến 20052’30”
- Phía Bắc An Lão giáp huyện An Dương
- Phía Nam giáp huyện Tiên Lãng
- Phía Đơng giáp quận Kiến An
- Phía Đơng Nam giáp Kiến Thuỵ

- Phía Tây và Tây Bắc giáp hai huyện Thanh Hà và Kim Môn thuộc tỉnh Hải
Dương.
Cơ cấu hành chính huyện An Lão gồm15 xã và 2 thị trấn.
Với vị trí địa lý như trên và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế
với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, thành Phố Hải Phịng đồng thời và
có nhiều cơ hội lớn trong việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư nước ngoài

21


để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế xã hội của Huyện phát triển trên địa bàn
như : công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ....
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện An Lão có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 35m thấp nhất từ 0,5-1 m so với mặt nước biển. Xen vào đó là một dãy núi trải Tây
bắc xuống Đơng Nam, với nhiều điểm cao trên 100m và trong đó có Núi Voi với
diện tích 300 ha nằm ở xã An Tiến và Trường Thành là một khu di tích lịch sử có
giá trị văn hoa và du lịch rất cao.
- Dạng địa hình bằng phẳng phân bố ở hầu hết các xã có độ cao từ 3-10m so
với mực nước biển, độ dốc nền địa hình từ 10-100m.
- Dạng địa hình thấp trũng gồm các khu vực ruộng trũng và các ao hồ xen kẽ
có độ cao <1,00 m so với mặt nước biển, nên thường bị ngập nước phân bố nhiều
nhất ở xã Chiến Thắng, Bát Trang, Tân Dân, Trường Thọ..., ít nhất Quốc Tuấn và
Thị Trấn An Lão.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khơng khí
trung bình năm là 23,80 C tháng nóng nhất là tháng 6 tháng 7 có nhiệt độ trung bình
là 28,40C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, tháng 2, nhiệt độ trung bình là
15,50C, thấp nhất là 100C.
+ Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau. Chênh lệch nhiệt độ hai mùa rõ rệt 110C -120C

+ Độ ẩm khơng khí: độ ẩm trung bình cả năm là 85%. Độ ẩm khơng khí chịu
ảnh hưởng theo mùa, gió và thuỷ triều vùng ven biển. Độ ẩm trung bình lúc 13h là
90%, độ ẩm thấp nhất là tháng 1 là 73%, cao nhất là tháng 4 : 91%. độ ẩm thấp nhất
tuyệt đối: 56%.
+ Lượng bốc hơi hàng năm bình quân 700ml, trong tháng khô hanh chế độ
nước mất cân bằng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nên sẩy ra khô hạn, thiếu
nước.
+ Lượng mưa bình quân cả năm là 1.740 mm (số đo trung bình từ 1965 1995). Lượng mưa trung bình hằng năm là: 1.820 mm.

22


+ Mùa mưa (tháng 5 - tháng 10) lượng mưa chiếm 80 - 90% lượng mưa cả
năm tập trung vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8. Lượng mưa trung bình /tháng thời
gian này là trên 400mm, cao nhất 683,3 mm(1995). Mùa khô (tháng 10 đến tháng 3
năm sau), đầu mùa khơ thường hanh, cuối mùa ẩm ướt và có mưa phùn từ tháng 2 tháng 4.
+ Lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2,
số đo trung bình là 20 mm.
+ Tổng số ngày nắng 150 - 160 ngày/năm, tháng 5 và tháng 7 có giờ nắng
cao nhất là 188 giờ/tháng.
+ Huyện An Lão chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:
Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) tốc độ
gió trung bình là 2,2 m/s.
Gió Đơng Nam vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, vận tốc gió trung bình
2,5 m/s. Mùa mưa ln biến động do ảnh hưởng của bão, lũ, dịng triều. Gió mang
nhiều hơi nước. Tốc độ trung bình trong năm từ 1,7 - 4 m/s cực đại đạt 20 - 25 m/s
vào mùa mưa bão.
+ Bão lũ thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9, bình quân 3 - 5 trận/ năm.
Bão kèm theo mưa lớn, gió mạnh, gió giật gây lụt lội. Nước dâng cao nhất là khi
triều cường. Huyện An Lão rất nhạy cảm với bão lụt do bao bọc trực tiếp bởi hệ

thống Sông Thái Bình (Văn Úc, Lạch Tray, Đa Độ) và chịu ảnh hưởng của thuỷ
triều.
2.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống sơng ngịi của huyện đều thuộc hệ thống sơng Thái Bình. Nguồn
nước ngầm rất hạn hẹp. Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của huyện
đều nhờ nguồn nước mặt của hệ thống 3 con sơng chính: Sơng Lạch Tray, sơng Văn
Úc, sơng Đa Độ.
* Sơng Văn Úc chảy qua huyện có chiều dài 17 km/tổng chiều dài 48,9 km,
là sông nhánh cấp II của sơng Thái Bình nhận nước từ sơng Gùa, sông Rạng tỉnh
Hải Dương chảy qua ngã 3 Kinh Đồng thôn Quán Trang xã Bát Trang huyện An
Lão, tại đây có phân lưu về hướng Bắc là sơng lạch Tray. Sông Văn Úc từ xã Bát

23


Trang đến xã Quang Trung chảy quanh co, uốn khúc, phân ranh giới giữa tỉnh Hải
Dương và Hải Phịng. Sơng chảy qua giữa các xã Quốc Tuấn , Tân Viên, Chiến
Thắng, An Thọ và là giáp ranh giữa bên tả là huyện là An Lão và bê hữu là huyện
Tiên Lãng. Văn Úc là con sông lớn chịu ảnh hưởng nước sơng Thái Bình chảy
xuống và nước từ sơng Hồng, qua sơng Luộc, sơng Mới, sơng Mía đổ vào hợp lưu
vùng xuôi ra cửa Văn Úc - Đồ Sơn.
Hai sông Văn Úc, Lạch Tray qua địa phận huyện An Lão nối liền An Lão với
thành phố Cảng là tuyến đường sông quan trọng, đi ra biển và vào vùng châu thổ
sông Hồng, đồng thời cùng với sông Đa Độ hàng năm bồi đắp phù sa tăng độ màu
cho đất và cung cấp nguồn nước ngọt tưới tiêu cho nội đồng huyện An Lão và 9 xã
huyện An Dương và phục vụ đời sống nhân dân thành phố.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1.Tài nguyên đất
An Lão là huyện đồng bằng thuộc đồng bằng sơng Hồng, có đồi núi và có
địa hình địa mạo đa dạng so với các huyện khác của Hải Phòng. Hiện nay theo số

liệu thống kê đất đai năm 2010 An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 11.506,43 ha.
Do được bao bọc bởi hệ thống sơng ngịi dày đặc, được sự bồi đắp phù sa
liên tục của sông Đa Độ đã làm giảm mức độ chua, mặn, diện tích đất chua, mặn
chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nông nghiệp. Nguồn nước ngọt của sông Đa Độ tưới tiêu
cho nội đồng trên phạm vi toàn huyện, cùng hệ thống thuỷ lợi được xây dựng khá
đồng bộ đã làm giảm mức độ chua mặn thấp hơn so với các huyện khác của Hải
Phòng. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho canh tác ruộng 3 vụ, 2 vụ và tương lai là cơ
sở để phát triển các vùng cây công công nghiệp tập trung, cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến nông sản.
Đất đai của An Lão được hình thành do sự bồi tụ phù sa của các nhánh của sơng
Thái Bình (gồm 3 sơng chính là sơng Văn Úc, Lạch Tray, Đa Độ) bao gồm:
+ Đất phù sa được bồi hàng năm (P), có diện tích khoảng 3.400 ha, phân bố
ở hầu hết các xã, trên địa hình vàn, vàn cao. Đất có thành phần cỏ giới trung bình,
hàm lượng dinh dưỡng khá. Đây là loại đất tốt, được sử dụng canh tác nhiều vụ
trong năm, trồng lúa, rau màu cho năng xuất cao.

24


+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, có diện tích khoảng 1.300 ha, phân
bố ở hầu hết các xã trên địa hình cao vàn. Thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ,
hàm lượng dinh dưỡng khá. Đất này có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, có khả
năng trồng cây ăn quả (cây vải) cho giá trị kinh tế cao, tập trung lớn ở một số xã :
Bát Trang, Trường Thọ...
2.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt : Nguồn nước mặt gồm:
+ Lượng nước trong hệ thống sơng ngịi huyện An Lão và đều thuộc hệ
thống sơng Thái Bình mà chủ yếu là 3 con sơng: Đa Độ, Sông Cung - Khúc Giản,
sông Cầu Sẽ, sông Cầu Nghệ. Trong đó sơng Đa Độ có vị trí quan trọng nhất nó
cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu ruộng đồng An Lão, huyện Kiến

Thuỵ Thành Phố Hải Phòng và 9 xã của huyện An Dương.
Mùa mưa lưu lượng nước các sông rất lớn, ở các sông lớn dòng chảy chịu
ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, nên một lượng nước lớn khơng thốt kịp thường
gây lên tình trạng úng ngập cục bộ trên diện tích lớn đất nơng nghiệp. Ngồi các
con sơng lớn tự nhiên bao quanh, huyện còn một hệ thống kênh mương dày đặc, rất
thuận lợi cho việc tưới tiêu, giao thông đường thuỷ, cung cấp phù sa cho đồng
ruộng.
Vận tốc lưu lượng các con sông biến đổi theo mùa và chu kỳ thuỷ triều, mùa
khô không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và tưới tiêu. Mùa mưa bão, do các con
sông của An Lão đổ ra biển theo dạng uốn khúc, đã hạn chế phần nào việc thốt
nước, gây ra tình trạng úng ngập hàng năm. Do đó, cần phải kè, đắp đê nạo vét hệ
thống các con sông luôn luôn được chú trọng.
2.1.2.3. Tài ngun rừng
Huyện An Lão hiện có diện tích 115,14 ha rừng trong đó có 17,59 ha là rừng
trồng sản xuất, 52,34 ha là đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 45,21ha loại cây
chủ yếu là cây keo, bạch đàn, thông, tràm... các loại cây trồng này chủ yếu cho mục
đích bảo vệ mơi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên chống xói mịn, lở đất.
2.1.2.4. Tài ngun khống sản
Khống sản của huyện An Lão khơng có nhiều ngồi đá vơi và đất sét phong

25


×