ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LOAN
NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH
PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số: 60 44 02 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Nguyễn Cao Huần
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH
PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH .... 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan nhân sinh .......................................... 6
1.1.1. Sự hình thành cảnh quan nhân sinh .............................................................6
1.1.2. Quan niệm về cảnh quan nhân sinh ..........................................................13
1.1.3. Nghiên cứu, phân loại cảnh quan nhân sinh ..............................................14
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn về huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định ........................................................................................................................ 18
1.3. Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh huyện
Ý Yên, tỉnh Nam Định............................................................................................ 19
1.3.1. Quan niệm, cấu trúc, phân loại cảnh quan nhân sinh sử dụng trong luận
văn ........................................................................................................................19
1.3.2. Cảnh quan nhân sinh và vấn đề quản lý môi trường..................................21
1.3.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định .............................................................................................22
CHƢƠNG 2 CẢNH QUAN NHÂN SINH HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH26
2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 26
2.2. Các hợp phần và yếu tố thành tạo cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định ............................................................................................................... 26
2.2.1. Các hợp phần và yếu tố tự nhiên tạo nguồn vật chất và không gian cho các
hoạt động nhân sinh .............................................................................................26
2.2.2. Các hợp phần và yếu tố kinh tế - xã hội quyết định sự hình thành và phát
triển của cảnh quan nhân sinh ..............................................................................34
2.3. Cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên ................................................................. 38
2.3.1. Nguyên tắc và chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh huyệnÝ Yên ........38
2.3.2. Đặc điểm cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ..................39
2.4. Sự biến đổi cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định .................... 42
2.4.1. Sự biến đổi của các cảnh quan nông nghiệp ..............................................42
1
2.4.2. Sự biến đổi của các cảnh quan quần cư .....................................................42
2.4.3. Sự biến đổi của các cảnh quan công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ...........43
2.4.4. Sự biến đổi của các cảnh quan rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi thứ sinh
nhân tác ................................................................................................................43
CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG NẢY SINH VÀ
ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC CẢNH QUAN
HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH ..................................................................... 45
3.1. Hiện trạng môi trường trong các cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định......................................................................................................45
3.1.1. Khái quát hiện trạng môi trường huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ...............45
3.1.2. Hiện trạng môi trường ở một số dạng cảnh quan nhân sinh tiêu biểu .......53
3.2. Giải pháp quản lý môi trường trong các nhóm dạng cảnh quan nhân sinh khu
vực huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định .......................................................................... 63
3.2.1. Nguyên tắc và giải pháp chung ..................................................................63
3.2.2. Các giải pháp quản lí và bảo vệ môi trường trong các nhóm dạng cảnh
quan nhân sinh .....................................................................................................71
3.3. Đề xuất hướng sử dụng và bảo vệ cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định ........................................................................................................ 86
3.3.1. Dạng cảnh quan ưu tiên khai thác khoáng sản và lâm nghiệp ...................86
3.3.2. Dạng cảnh quan ưu tiên phát triển quần cư nông thôn và cây lâu năm .....87
3.3.3. Dạng cảnh quan ưu tiên phát triển đô thị ...................................................87
3.3.4. Dạng cảnh quan ưu tiên phát triển nông nghiệp vùng trũng......................87
3.3.5. Dạng cảnh quan ưu tiên phát triển lúa nước và cây hằng năm. .................87
3.3.6. Dạng cảnh quan ưu tiên nuôi trồng thủy sản .............................................87
3.3.7. Dạng cảnh quan ưu tiên phát triển công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp .....88
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87
KIẾN NGHỊ........................................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 90
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã tác động vào môi trường tự nhiên
để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình. Những tác động đó gọi chung là tác động
nhân sinh. Tác động nhân sinh phản ánh mối quan hệ giữa con người và môi trường
tự nhiên. Con người đã quan hệ với môi trường tự nhiên như thế nào? Để nghiên
cứu mối quan hệ này đã xuất hiện bộ môn khoa học mới: cảnh quan học nhân sinh
(CQHNS).
Ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Liên Bang Nga... CQHNS đã được chú ý
nghiên cứu và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở nước ta CQHNS
còn ít được chú trọng, trong khi những tác động của con người vào môi trường tự
nhiên ngày càng mạnh mẽ. Những tác động của con người vào môi trường diễn ra
trên hai phương diện: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Những tác động tích
cực của con người, giúp con người khai thác hợp lý tự nhiên, phục vụ cho việc phát
triển kinh tế. Những tác động tiêu cực của con người làm cho môi trường tự nhiên
bị suy thoái gây ra nhiều hậu quả xấu cho con người.
Đất nước ta được chia làm nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi vùng lãnh
thổ có một đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau. Vì vậy, những tác động của
con người thay đổi tùy theo đặc điểm riêng của vùng lãnh thổ. Huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định là một đơn vị lãnh thổ nhỏ, tuy có sự khá đồng nhất về điều kiện tự nhiên
nhưng những hoạt động kinh tế xã hội lại có sự phân hóa rất rõ, nguyên nhân chủ
yếu là từ phía con người. CQ huyện Ý Yên có sự thay đổi, phân hóa rõ do hoạt động
kinh tế của con người. Con người đã khai thác CQ phục vụ phát triển hoạt động
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong khi việc xử lý các rác thải chưa hợp lý làm
biến đổi CQ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc
sống của người dân, tạo ra những CQNS mới với nguồn tài nguyên nghèo nàn và sự
phát triển kém bền vững.
Từ những yêu cầu của thực tiễn trên, việc nghiên cứu CQNS là hết sức cấp
thiết. Việc nghiên cứu CQNS sẽ giúp cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường tạo ra sự phát triển bền vững.
3
Đề tài: “Nghiên cứu CQNS phục vụ quản lý môi trƣờng huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định” sẽ góp phần giải quyết những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa thiết thực trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ đặc điểm và các vấn đề môi trường nảy sinh trong các CQNS huyện
Ý Yên, tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất giải pháp quản lý môi trường nói chung và
chất thải rắn nói riêng phục vụ phát triển nông thôn mới.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi khoa học:
+ Tập trung nghiên cứu làm rõ đặc điểm CQNS và vấn đề môi trường nảy
sinh trong các CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
+ Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trên cơ sở đặc điểm CQ khu vực
nghiên cứu.
4. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu CQNS và môi trường
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
- Phân tích đặc điểm và sự phân hóa CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
- Phân tích các vấn đề môi trường nảy sinh trong CQNS huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định.
- Dự báo xu thế biến đổi CQNS và môi trường huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
- Các giải pháp và định hướng quản lý môi trường nói chung, chất thải rắn
nói riêng trong các CQNS khu vực nghiên cứu.
5. Các kết quả chính đạt đƣợc
- Bản đồ CQNS khu vực nghiên cứu.
- Tình trạng môi trường trong các CQNS khu vực nghiên cứu.
- Định hướng quản lý hiệu quả môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng
liên quan đến hoạt động sử dụng các CQNS của con người khu vực nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a, Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận văn góp phần làm phong phú hướng nghiên
cứu CQNS trong hệ thống cơ sở lý luận về CQ học nói chung và CQNS nói riêng.
4
b, Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong qui
hoạch bảo vệ môi trường, trong xây dựng chính sách kinh tế xã hội huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
7. Cơ sở tài liệu
Đề tài đã sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Ý
Yên, các tài liệu đã công bố về lí luận và thực tiễn có liên quan, đặc biệt các số liệu
nghiên cứu thực địa của học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
8. Câú trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có các
chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận nghiên cứu CQNS phục vụ quản lý môi trường
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Chương 2. CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Chương 3. Phân tích các vấn đề môi trường nảy sinh và định hướng quản lý
môi trường trong các CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH PHỤC VỤ
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan nhân sinh
1.1.1. Sự hình thành cảnh quan nhân sinh
1.1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Tây Âu và Bắc Mỹ
Tây Âu và Bắc Mỹ là những khu vực quan tâm nhiều đến lĩnh vực nghiên cứu
các CQ bị tác động bởi hoạt động kinh tế của con người. Theo dòng thời gian, việc
nghiên cứu những CQ bị tác động bởi hoạt động kinh tế của con người ngày càng gần
với thực tiễn hơn và có sức khái quát hơn.
Ở Mỹ, năm 1925, nhà địa lý văn hóa Mỹ Carl Sauer đã nghiên cứu những
CQ tự nhiên chịu tác động bởi các hoạt động của con người. Carl Sauer xem CQ tự
nhiên là đối tượng, văn hóa là nhân tố tác động để rồi hình thành nên CQ văn hóa.
Theo ông, CQ văn hóa là những CQ được tạo thành sau khi có hoạt động của
một nền văn hóa hay một nhóm yếu tố văn hóa lên tự nhiên. Ông còn cho rằng, tác
động của con người không những thành tạo cảnh quan nhân sinh, mà còn có tác
dụng tiếp tục biến đổi chúng, làm cho chúng biến đổi theo hướng nhân sinh. Đồng
thời, ông cũng cho rằng yếu tố văn hoá thay đổi theo thời gian nên CQ văn hoá có
thể được trẻ hoá hoặc hình thành với cấu trúc và chức năng mới ( trích dẫn theo
Nguyễn Đăng Hội, 2004) [5].
Kết quả
Dân số
Đô thị
Nông nghiệp
Công nghiệp
.............
CQ tự nhiên
Thời gian
Tầm văn hóa
Hình 1.1. Quan niệm về cảnh quan văn hóa (Carl Sauer, 1926)
6
CQ
văn
hóa
Ở Anh, CQNS cũng được quan tâm khá sớm.Theo nhà địa lý Anh Lovejoy, ở
những nơi có quá trình hình thành và phát triển lâu đời và thường xuyên chịu sự tác
động của con người, thì ở đó đã hình thành nên CQNS. Quan niệm này nói lên nguồn
gốc nghiên cứu CQNS, theo ông, không nên tách biệt CQ tự nhiên và CQNS [17].
Ngoài hai tác giả trên, Elservier (1999), trong nghiên cứu “Bền vững CQ nông
thôn”, tác giả đã xem xét các hướng nghiên cứu quản lý bền vững CQ khu vực nông
thôn. Tác giả cho rằng, sự thay đổi của CQ dẫn đến sự thay đổi trong sử dụng đất của
xã hội và các tổ chức. Do vậy theo tác giả: để sử dụng bền vững đất nông nghiệp cần
thiết phải sửa đổi chính sách nông nghiệp, tăng cường gìn giữ các CQ văn hóa [13].
Tiếp theo, nhiều tác giả khác cũng đi sâu nghiên và đều khẳng định mối quan
hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Năm 2000, Farina khẳng định: CQ văn hóa
phản ánh sự tương tác lâu dài giữa người dân và môi trường tự nhiên của họ; CQ
văn hóa được hình thành do hoạt động của con người hàng nghìn năm, tạo ra một
tập hợp độc đáo các mô hình, các loài và các quá trình xảy ra trong đó [Error!
Reference source not found.].
Khi nghiên cứu khu rừng xung quanh thành phố, tác giả Arntzen (2002) đã
xem CQ văn hóa là kết quả của sự đan xen hội nhập giữa con người và văn hóa với
tự nhiên. Muir (2005) khi mô tả về các công viên thành phố cũng xem chúng là
những CQ văn hóa được tạo ra để “duy trì giá trị tinh thần của con người, là nơi để
giảm bớt sự căng thẳng của cuộc sống thường ngày”[15].
Nhiều tác giả trong quá trình nghiên cứu không những khẳng định được mối
quan hệ giữa con người và CQ thiên nhiên mà còn tìm ra được nguyên nhân hình
thành, đặc điểm riêng để phân loại và phát triển bền vững CQNS. Tác giả Mauro
Agnoletti (2006), trong công trình “Bảo tồn CQ văn hóa”, ông đã nhận định “CQ
văn hóa ngày nay là một nguồn tài nguyên, liên quan đến phần lớn các lĩnh vực như
qui hoạch, di sản văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, phát triển nông thôn và lâm nghiệp.
Vai trò của CQ đã thay đổi theo thời gian, không còn chỉ trong khía cạnh xã hội mà
nó đã trở thành yếu tố thiết yếu nhưng dễ bị thay đổi trong hoạt động phát triển của
7
con người”. Theo ông, công cụ để bảo tồn CQ văn hóa ở cấp độ thế giới là Công
ước Di sản Thế giới (WHC) của UNESCO (1972). Ngoài ra có thể kể đến chính
sách nông nghiệp ở Châu Âu cho việc bảo tồn và phát triển CQ thông qua kế hoạch
về phát triển nông thôn [13].
Năm 2008, Vogiatzakis cùng nhiều đồng nghiệp khác ở trung tâm nông
nghiệp Anh, đã nghiên cứu tổng quan về lịch sử phát triển và đặc điểm của CQ đảo
thuộc Địa Trung Hải trong công trình “CQ đảo Địa Trung Hải’’. Qua tác phẩm này
các tác giả đã đề cập đến nguồn gốc thành tạo CQ văn hóa.CQ văn hóa được tạo ra
từ sự ảnh hưởng của các quốc gia trong vùng, sự tương tác chặt chẽ giữa CQ thiên
nhiên và văn hóa con người. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra giải pháp giúp cho
việc sử dụng bền vững CQ và sinh vật thuộc đảo Địa Trung Hải, đồng thời bảo tồn
sự đa dạng cả về văn hóa và tự nhiên của khu vực này [18].
Theo Atilia Peano và Claudia Casatela (2011), chỉ tiêu CQ bao gồm các nhân
tố: sinh thái, lịch sử - văn hóa, nhận thức của con người, hiện trạng sử dụng đất và
nhân tố kinh tế. Các nhân tố này tác động tổng hợp và tương hỗ với nhau tạo nên
đặc điểm riêng của mỗi CQ [14].
Như vậy, việc nghiên cứu CQNS ở Tây Âu và Bắc Mỹ bắt đầu khá sớm và
trong khoảng thời gian dài. Các nhà địa lý đều tập trung nghiên cứu những CQ bị
tác động bởi hoạt động kinh tế của con người. Nhưng do nhìn nhận từ những góc độ
khác nhau nên quan niệm và tên gọi của những CQ này có khác nhau.
1.1.1.2. Nghiên cứu CQNS ở Liên bang Nga và Đông Âu
Ở Liên bang Nga và Đông Âu, có nhiều nhà địa lý với nhiều công trình “đồ
sộ” nghiên cứu CQNS.
Bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, các nhà địa lý đã quan tâm nhiều tới mối quan hệ
và các tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên trong xu hướng phát triển của
địa tổng thể (trích dẫn theo Nguyễn Đăng Hội, 2004) [5].
CQNS ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX, đồng thời với nó là các quan
niệm về đối tượng nghiên cứu. Năm 1930, Gozep sử dụng thuật ngữ CQNS vào
việc phân định các dạng lãnh thổ ở khu địa hình karst. Theo Ramenxki (1935,
1938): đối tượng nghiên cứu của CQ không những là CQ tự nhiên, mà cả CQ bị
8
biến đổi do con người và những CQ văn hoá do con người tạo ra [Error! Reference
source not found.].
Pervukhin (1938), khi tiến hành tổng kết 20 năm phát triển của CQ học Liên
Xô, đã nhận thấy sự quan tâm của các nhà khoa học CQ tự nhiên tăng lên đối với
việc tái tạo các CQ do hoạt động của con người. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn
chỉ ra sự điều chỉnh cho phù hợp hơn vai trò của con người trong việc xây dựng các
CQ văn hóa và CQNS. Qua đây, có thể khẳng định các nhà địa lý đã tìm thấy sự
khác biệt giữa CQ văn hóa và CQNS. Tiếp theo đó, Irlinxki (1941) đưa ra quan
điểm: CQNS có tính đặc thù và là kết quả rất xa sau diễn thế rừng trồng. Như vậy,
trong nghiên cứu của riêng ông,quan điểm này còn bị bó hẹp. Quan niệm này vẫn
chưa mô tả rõ bản chất của CQNS là gì? [Error! Reference source not found.].
Tiếp theo đó đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của Sauxkin (1946, 1947,
1951), Kotenikov (1950),
Bogdanov(1951) tập trung vào lĩnh vực hoạt động nông nghiệp. Trong đó,
điển hình là công trình nghiên cứu của Kotenikov. Ông là người có đóng góp đầu
tiên cho việc phân loại CQNS. Cùng với Kotenikov, Sauxkin cũng có tập chuyên
khảo: “ Những lược khảo địa lý về thiên nhiên và hoạt động nông nghiệp của dân cư
ở các vùng khác nhau tại Liên bang Xô Viết”. Cuốn sách này đã mô tả các mô hình
địa lý khác nhau của nền nông nghiệp Liên Xô với những đặc điểm khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm khác nhau đó là do sự tác động qua lại giữa
hoạt động sản xuất của con người với CQ văn hóa.
Nhiều nhà nghiên cứu với những công trình nghiên cứu của mình đã lần lượt
làm sáng tỏ vai trò của yếu tố do con người trong việc hình thành nên các tổ hợp
CQ. Đó là các công trình nghiên cứu của Mirotxev (1951), Luxki (1957), Lidox
1960), Kharionutrev (1960), Prokaev (1965), Dobrodxkaia (1968), Nheulubin
(1970). Có thể nói việc nghiên cứu CQNS đã có những bước tiến mới. Trong giai
đoạn này, các tác giả ở trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đã lần lượt nghiên cứu
CQNS ở những nước khác nhau, đưa ra các mô tả bằng sơ đồ địa lý các CQNS trên
phạm vi toàn cầu, cho rằng, sự hình thành và phát triển CQNS gắn chặt với hoạt
9
động sử dụng lãnh thổ của con người.
Theo A.G.Ixatsenko (1965, 1971): CQNS là sự biến dạng khác nhau của CQ
tự nhiên do hoạt động khác nhau của con người. Ixatsenko cho rằng: dựa theo mức
độ tác động của con người có thể phân loại CQ văn hóa hay CQNS. Đồng thời, ông
cũng thừa nhận sự tồn tại của nhiều hệ thống phân loại CQNS, trong đó, có phân
loại theo nội dung, nguồn gốc hình thành và sự cần thiết phải phân loại theo hệ
thống các cấp bậc CQ [7].
Có thể nói sau những năm 70 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu CQNS ngày
càng đạt được những thành tựu đáng kể. Điển hình có công trình của các tác giả
Akhtysev, Berec, Bulatov, Drozdov, Kobalev và Minkov. Theo F.N.Minkov (1973):
CQNS là CQ được xây dựng bởi con người và cũng là các CQ tự nhiên mà trong đó
có bất kỳ một thành phần nào bị thay đổi tận gốc do ảnh hưởng của con người.
Minkov cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đều có chung quan điểm: các CQ thảo
nguyên hiện đại như ngày nay được tạo thành là do ngay từ rất xa xưa con người đã
tích cực khai thác các khu rừng và làm biến đổi CQ. Chính những tác động này của
con người đã tạo ra những cảnh CQNS điển hình [20].
Không chỉ các nhà địa lý, mà ngay cả các nhà địa chất, các nhà sinh vật cũng
đi vào nghiên cứu những tác động của con người vào môi trường tự nhiên. Đó là
các nhà nghiên cứu địa chất trường Đại học Tổng hợp Varonhetx, các nhà sinh vật
như Kalenxnhikov (1974), Metorina, Orkinhikov (1975), Pokonov (1974)…
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô (1988): CQNS là những CQ xuất
hiện trong quá trình biến đổi CQ tự nhiên ngoài ý thức của con người và được tạo
nên từ kết quả hoạt động có mục đích của con người.
Nauser (1995) cho rằng: “Văn hóa làm thay đổi cấu trúc CQ và chính nó cũng
chịu tác động từ CQ”. Khái niệm văn hóa được hiểu “Văn hóa là tổng hòa những lối
sống được xây dựng bởi một nhóm người và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác”.Văn hóa không chỉ bị chi phối bởi các hợp phần tự nhiên mà sự thay đổi văn hóa
có thể lưu giữ ở khắp nơi trong CQ. Văn hóa không chỉ giúp ta lý giải cấu trúc CQ mà
nó còn có vai trò chỉ ra những tác động có thể xảy ra của con người với CQ [11].
Nhìn chung, nhiều nhà nghiên cứu CQ ở Liên bang Nga và Đông Âu đã đề
10
cập tới những biến đổi nhân sinh của CQ do tác động của con người. Gần đây, trong
các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã chú ý tới cấu trúc, chức năng và
sự vận động phát triển của CQNS.
Khí hậu: (ánh sáng,
nhiệt-ẩm, gió...)
Các hợp phần tự nhiên
(natural components) của
cảnh quan: động vật (B), thực
vật (B), nước (A), đất (A-B),
vỏ phong hoá (A), trầm tích
(A), đá mẹ và mẫu chất (A),
địa hình (A)
Sử dụng đất và quản lý
môi trƣờng
Con ngƣời (man):
- cá thể, chủ thể
- dân tộc
- tôn giáo
- kỹ thuật
- kinh tế
- xã hội
Các hợp phần kỹ thuật (Artefactial components) của cảnh
quan: nông nghiệp, lâm nghiệp, công viên, kênh mương,
đường, đê, cầu, đường xe lửa, nhà cửa, các cơ sở công
nghiệp...
A = vô sinh (abiotic), B = hữu sinh (biotic), < -> = quan hệ tương tác
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa con ngƣời và cảnh quan (A.P.A. Vink, 1983)
Như vậy, theo tác giả, giữa con người và các hợp phần tự nhiên có mối quan hệ
rất chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở của việc sử dụng đất và quản lý môi trường.
1.1.1.3. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về CQNS ở Việt Nam có số lượng không nhiều.
Tuy nhiên, bước đầu các công trình này đã đặt nền móng về cơ sở lý thuyết cho các
công trình nghiên cứu CQNS ứng dụng vào thực tiễn sau này.
Đầu tiên là công trình: "Nghiên cứu CQ sinh thái nhân sinh ở Việt Nam"
của Nguyễn Ngọc Khánh khẳng định vai trò các hoạt động của con người vào tự
nhiên [8].
Cùng với các tác giả khác, Phạm Hoàng Hải cũng đã nhìn nhận: “Các hoạt
động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên tập hợp các CQNS ở Việt Nam,
với các đặc điểm đã bị biến đổi” và “Thực tế hiện nay không có CQ nào mà không
bị tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người. Việc phân biệt các CQ tự nhiên và
11
CQNS mang tính ước định, do vậy ranh giới của các CQ này khác xa nhau ở các
công trình nghiên cứu khác nhau”. Như vậy, tác giả đã đề cập đến CQNS và sự hình
thành của chúng ở Việt Nam [3].
Năm 1999, Nguyễn Văn Vinh và các cộng sự đã nghiên cứu sự hình thành
CQNS thông qua mức độ tác động của con người vào các đơn vị tự nhiên. Ông đã
nghiên cứu các CQ sinh thái nhân sinh theo các mức độ tác động của con người.
Ông cho rằng những tác động của con người dẫn đến những thay đổi về lượng trong
CQ. Nhưng những tác động này cũng chưa đủ làm cho CQ tự nhiên biến đổi [12].
Năm 1999, Phạm Quang Hạnh cũng đề cập tới những tác động qua lại giữa
con người và tự nhiên. Theo ông, con người và tự nhiên là hai mặt của một thể
thống nhất, tồn tại và có mối quan hệ biện chứng [4].
Nguyễn Cao Huần (1992, 2002) công bố công trình nghiên cứu CQNS ở Việt
Nam. Công trình này đã đóng góp về quan điểm, phương pháp luận cho nghiên cứu
CQNS ở nước ta. Trong công trình này tác giả đã nhìn nhận: CQNS là CQ tự nhiên
mà trong đó có bất kỳ hợp phần nào bị biến đổi hoặc được bảo tồn bởi hoạt động
của con người; sự khác biệt lớn giữa CQNS và CQ tự nhiên là CQNS chịu sự tác
động của quy luật xã hội, con người với các hoạt động phát triển là nguyên nhân
chính tạo nên CQNS và làm biến đổi CQNS. Trong đó, tác giả đã đề cập tới các
khái niệm và đặc biệt là nguyên tắc và chỉ tiêu phân loại CQNS. Ông cũng đã đề
xuất một hệ thống phân loại CQNS cho toàn lãnh thổ Việt Nam [6].
Năm 2004, tác giả Nguyễn Đăng Hội đã đưa ra định nghĩa CQNS, theo đó:
“CQNS là một dạng của CQ hiện đại, được hình thành trên nền chung của các địa
tổng thể mà trong đó hoạt động của con người trở thành yếu tố cơ bản tham gia
thành tạo và diễn thế phát triển của CQ”. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra nhận định:
“CQNS là bước phát triển mới của địa lý học hiện đại nghiên cứu các đơn vị lãnh
thổ chịu sự tác động bởi hoạt động sống của con người, những đơn vị đó gọi là
CQNS”. Trên cơ sở đó, tác giả đã xác định được đặc trưng biến đổi CQNS lãnh thổ
Kon Tum dưới các hoạt động phát triển của con người và đề xuất hướng sử dụng
hợp lý tài nguyên đất và rừng ở khu vực này. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra quan
12
điểm: “Tiếp cận nhân sinh” để nhận thức rõ ràng vai trò, ý nghĩa của con người
cùng các hoạt động nhân sinh trong sự hình thành, phát triển và tạo cơ sở để có cách
thức sử dụng hợp lý tài nguyên trong CQNS [5].
CQ hiện đại
CQ tự nhiên
CQNS
CQ
quần
cư,
công
nghiệp
CQ
nông
nghiệp
CQ trảng
cỏ, cây
bụi, cây
gỗ nguồn
gốc nhân
sinh
CQ
rừng
nhân
sinh
CQ bảo
tồn,
rừng
cấm
CQ
thủy
vực
nhân
sinh
Hình 1.3. Các dạng cảnh quan nhân sinh ở Kon Tum [5]
Năm 2005, Nguyễn Đình Giang khi nghiên cứu CQ rừng trong biến đổi và
diễn thế tự nhiên - nhân sinh ở Yên Bái đã tổng hợp được nhiều nhóm kiểu CQ chịu
tác động mạnh mẽ của con người [2]. Qua nghiên cứu này, đề xuất được phương
hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh các tác động của con
người theo hướng tích cực.
Nhìn chung, việc nghiên cứu CQNS ở Việt Nam tuy chưa được chú trọng
phát triển nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quan điểm phương pháp luận, xác định đối tượng
nghiên cứu hoặc cơ sở lý thuyết, chưa thể hiện được nhiều tính ứng dụng của
CQHNS vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên các đơn vị lãnh thổ tự nhiên
của đất nước.
13
1.1.2. Quan niệm về cảnh quan nhân sinh
Trong lịch sử nghiên cứu, CQNS có nhiều tên gọi khác nhau. Một số nhà
nghiên cứu gọi là CQNS, một số nhà nghiên cứu khác gọi là CQ văn hóa. Dù có
nhiều tên gọi khác nhau nhưng CQNS hay CQ văn hóa đều là khái niệm về CQ
được hình thành do những tác động của con người vào tự nhiên.
Theo Sauer: CQ văn hóa là CQ tự nhiên qua thời gian chịu sự chi phối của
nhân tố con người (văn hóa) hình thành nên các đơn vị lãnh thổ mang dấu ấn của
con người với các hoạt động nhân sinh phong phú và đa dạng ( nông nghiệp, công
nghiệp…)
Trong Từ điển địa lý nhân văn xuất bản năm 2001 ở Anh nhấn mạnh: “CQ
văn hóa được thành tạo từ CQ tự nhiên bởi sự tác động của nhóm yếu tố văn hóa.
Văn hóa là chủ thể tác động, CQ tự nhiên là đối tượng (môi trường) bị tác động và
CQ văn hóa là kết quả” [Error! Reference source not found.].
Trong từ điển bách khoa toàn thư địa lý Liên Xô ( năm 1988) chỉ rõ: “CQNS
là CQ địa lý được tạo nên từ kết quả các hoạt động có mục đích của con người,
đồng thời cũng là những CQ xuất hiện trong quá trình biến đổi CQ tự nhiên ngoài ý
thức của con người” [Error! Reference source not found.].
Nguyễn Văn Vinh và cộng sự xem xét CQNS ở góc độ là những CQ bị biến
đổi bởi sự hoạt động có ý thức hay vô ý thức của con người [12].
Nguyễn Cao Huần qua quá trình nghiên cứu thực tế, tác giả nhận thấy trong
thực tế có những CQ ít bị biến đổi nhưng được bảo tồn, quản lý bởi con người và có
xu thế được cải thiện nhờ sự quản lý khôn ngoan của con người, đó cũng chính là
một dạng CQNS, ví dụ khu bảo tồn thiên nhiên, rừng cấm… Chính vì vậy, tác giả
đã đưa ra quan niệm: “CQNS là CQ tự nhiên mà trong đó có bất kỳ một hợp phần
nào đó bị biến đổi hoặc được bảo tồn bởi hoạt động của con người”[8].
Tóm lại, hầu hết các tác giả đều thừa nhận sự tồn tại của CQNS và đó là
những CQ hiện đại mang dấu ấn của hoạt động con người.
Như vậy CQNS là một thực thể tồn tại trong thế giới của chúng ta: “CQNS là
một dạng của CQ hiện đại, được hình thành trên nền chung của các địa tổng thể, mà
14
trong đó hoạt động của con người trở thành yếu tố cơ bản, tham gia thành tạo và
diễn thế phát triển của CQ” [5].
1.1.3. Nghiên cứu, phân loại cảnh quan nhân sinh
Mỗi nhà nghiên cứu địa lý có cách phân loại CQNS khác nhau. Mỗi cách
phân loại CQNS dựa vào một tiêu chí khác nhau.
Dựa vào mức độ biến đổi CQ do tác động của con người, Kotenikov(1950)
chia CQNS ra làm 5 loại:
+ CQ không biến đổi
+ CQ biến đổi yếu
+ CQ biến đổi trung bình
+ CQ biến đổi mạnh
+ CQ được xây dựng bởi các kế hoạch của con người.
Dựa vào mức độ tăng dần của các yếu tố nhân sinh và giảm dần các yếu tố tự
nhiên, Deculin (1961) đã đưa ra hệ thống phân loại:
+ CQ tự nhiên
+ CQ tự nhiên - nhân sinh
+ CQ phục hồi tự nhiên
+ CQ canh tác
A.G.Ixatrenko (1965, 1971) cũng thừa nhận sự tồn tại của nhiều hệ thống
phân loại CQNS, trong đó có phân loại theo nội dung, nguồn gốc hình thành và sự
cần thiết phải phân loại theo hệ thống các cấp bậc CQ [7].
Năm 1973, Minkov nhận thấy phân loại CQNS phụ thuộc nhiều vào hoạt
động nghiên cứu thực tiễn, ông tổng kết có 6 hệ thống phân loại khác nhau:
* Phân loại CQNS theo nội dung
+ CQ nông nghiệp
+ CQ rừng
+ CQ thủy vực
+ CQ quần cư và công nghiệp
* Phân loại CQNS theo mức độ tác động của con người vào tự nhiên:
15
+ CQNS mới hình thành do hoạt động của con người
+ CQNS đã bị biến đổi
* Phân loại CQNS theo nguồn gốc hình thành:
+ CQ kỹ thuật
+ CQ bị phá hủy và xây dựng
+ CQ khai phá
+ CQ bị phá hủy do lửa
+ CQ đồng cỏ chăn thả
* Phân loại CQNS theo mục đích xuất hiện
+ CQNS xuất hiện trực tiếp do tác động của con người
+ CQNS gián tiếp (nảy sinh theo phản ứng dây chuyền)
* Phân loại CQNS theo thời gian và khả năng tự điều chỉnh của chúng:
+ CQ tự điều chỉnh dài hạn (bị tác động và có tự phục hồi)
+ CQ tự điều chỉnh trung hạn (bị tác động và có khả năng tự phục hồi sau
khoảng thời gian hàng chục năm)
+ CQ tự điều chỉnh ngắn hạn (bị tác động và có khả năng phục hồi nhanh)
* Phân loại CQ theo giá trị văn hóa
+ CQ văn hóa
+ CQ phi văn hóa
* Phân loại CQNS theo chức năng kinh tế - xã hội (nội dung)- Từ điển Bách
khoa toàn thư địa lý Liên Xô (1988), gồm:
+ CQ nông nghiệp
+ CQ quần cư ven đô đang được đô thị hóa
+ CQ du lịch và nghỉ dưỡng
+ CQ bảo tồn và vườn cấm quốc gia
+ CQ khu bảo vệ môi trường…
Để phù hợp với đặc điểm lãnh thổ Việt Nam, một số các tác giả như Nguyễn
Văn Vinh, Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn đã đưa ra bảng hệ thống phân loại.
Nguyễn Văn Vinh và cộng sự đã vận dụng theo những hệ thống phân loại của nhiều
16
tác giả Liên Xô dựa vào mức độ tác động của con người [12] phân chia CQNS ra
làm 4 loại sau:
- CQ không bị tác động
- CQ bị tác động yếu
- CQ bị tác động trung bình
- CQ bị tác động mạnh
Để phù hợp cho nghiên cứu CQNS ở Việt Nam, Nguyễn Cao Huần dựa theo
hướng hoạt động kinh tế của con người, đưa ra hệ thống phân loại CQNS lãnh thổ
Việt Nam.
Bảng 1.1. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan nhân sinh Việt Nam
Cấp phân vị
Lớp
Kiểu
Chỉ tiêu
Ví dụ
Hướng hoạt động phát triển
kinh tế của một ngành mà
trong đó các hoạt động tạo ra
các CQ tương ứng ở phạm vi
của hệ CQ nhiệt đới gió mùa
- CQ nông nghiệp
- CQ rừng nhân sinh
- CQ quần cư nông thôn, đô thị và
công nghiệp
Các loại hình hoạt động kinh -Trong lớp CQ rừng nhân sinh có:
tế trong phạm vi lớp CQNS
+ CQ rừng thứ sinh
+ CQ rừng trồng
+ CQ lâm - nông nghiệp
Phụ kiểu
Các loại hình hoạt động kinh
tế trong phạm vi lớp CQNS
được phân bố ở một miền địa
lý tự nhiên
- CQ rừng thứ sinh miền Đông
Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
Loại
Các đặc trưng chung về khai - CQ rừng thông nhân tác trên cát
thác, sử dụng các loại CQ tự kết miền Đông Bắc và đồng bằng
nhiên trong một miền địa lý
Bắc Bộ
- CQ lâm - nông nghiệp miền
Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
(Nguồn: Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn, 2002)[8]
17
Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn (2002) đưa ra hệ thống phân loại với
hai nguyên tắc cơ bản trong phân loại như sau:
- Nguyên tắc phát sinh:
+ Các CQNS cùng cấp phải có chung nguồn gốc phát sinh bao gồm nguồn
gốc nhân sinh và nguồn gốc tự nhiên
+ Nguồn gốc nhân sinh luôn luôn được xem xét trong mọi đơn vị phân chia
trên nền đồng nhất của điều kiện tự nhiên.
+ Đây là nguyên tắc quan trọng vì các CQNS được hình thành do hoạt động
kinh tế của con người trong phạm vi CQ tự nhiên.
- Nguyên tắc đồng nhất tương đối:
+ Mỗi đơn vị CQ được phân chia đều có tính đồng nhất, song chỉ mang tính
tương đối
+ Tuân thủ nguyên tắc này, các đơn vị CQNS bậc thấp có tính đồng nhất cao
hơn các đơn vị bậc cao.
Hệ thống này được xây dựng phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Các CQNS được sắp xếp trong bảng phân loại theo thứ tự bậc trên dưới rõ
ràng và logic.
- Mỗi bậc phân loại có chỉ tiêu riêng
- Hệ thống các đơn vị phải gọn nhẹ, dễ sử dụng trong nghiên cứu khoa học
và ứng dụng thực tiễn ở Việt nam.
Theo đó, hệ thống CQNS lãnh thổ Việt nam có 6 lớp:
- CQ nông nghiệp
- CQ rừng nhân sinh
- CQ quần cư nông thôn, đô thị và công nghiệp
- CQ thủy vực nhân tạo
- CQ cây bụi, hoang hóa do nhân tác
- CQ bảo tồn
18
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn về huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định
Ý Yên là vùng đồng chiêm trũng, địa hình lòng chảo với sự phân bố không
đều gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế, nhờ những chính sách phát
triển kinh tế phù hợp đã thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp để làm cho bộ mặt kinh tế xã hội huyện Ý Yên nhiều thay đổi.
Để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, mọi nghiên cứu, hoạt động quy mô
phát triển tiến hành trên địa bàn huyện Ý Yên chủ yếu tập trung cho sự phát triển
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đường xá, giao thông mà ít chú ý đến vấn đề bảo
vệ môi trường. Những nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm của CQNS để áp
dụng cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong quá trình phát
triển kinh tế hầu như không có. Nghiên cứu chủ yếu chỉ là các báo cáo đánh giá về
sự phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm cơ sở cho việc quy hoạch xây
dựng dự án, định hướng phát triển kinh tế xã hội như: “Báo cáo qui hoạch sử dụng
đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015”; “ Báo cáo
về việc đánh giá tình hình ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường
của UBND huyện Ý Yên”…
Do vậy, việc nghiên cứu CQNS nhằm đưa ra những giải pháp quản lý môi
trường, hướng tới sự phát triển bền vững là cần thiết. Đây là đề tài ở huyện Ý Yên
chưa có ai nghiên cứu.
1.3. Một số vấn đề lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan nhân
sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
1.3.1. Quan niệm, cấu trúc, phân loại cảnh quan nhân sinh sử dụng trong luận văn
1.3.1.1. Quan niệm về cảnh quan nhân sinh
CQNS là CQ tự nhiên qua thời gian chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp
làm cho CQ bị biến đổi hoàn toàn hoặc có bất kỳ một hợp phần nào đó bị biến đổi
hoặc được bảo tồn bởi con người.
Cảnh quan nhân sinh là một dạng cảnh quan hiện đại hiện hữu được hình
thành trên nền chung của cảnh quan tự nhiên, mà trong đó hoạt động của con người
19
trở thành yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình thành tạo và diễn thế phát triển của
cảnh quan [7].
CQ văn hóa là CQ được thành tạo từ CQ tự nhiên chịu sự tác động của các
yếu tố văn hóa. Như vậy, CQ văn hóa là CQ tự nhiên chịu sự tác động của con
người ở một trình độ văn hóa nhất định. Khi đã đạt tới một trình độ văn hóa cao con
người sẽ có nhận thức đúng đắn về vai trò của CQ tự nhiên, mối quan hệ giữa CQ tự
nhiên với sự phát triển của xã hội loài người hướng tới sự phát triển bền vững: vừa
đảm bảo được các giá trị kinh tế, xã hội vừa hạn chế được tối đa những tác động
tiêu cực đến môi trường.
Như vậy, CQ nhân sinh cũng chính là CQ văn hóa mà ở đó tác động của con
người vào CQ tự nhiên ở trình độ văn hóa cao.
1.3.1.2. Cấu trúc của cảnh quan nhân sinh
Cấu trúc của CQNS gồm 2 hợp phần: Hợp phần tự nhiên và hợp phần chịu
sự tác động của con người. Hợp phần tự nhiên là hợp phần luôn duy trì được các
thuộc tính tự nhiên, phát triển theo quy luật tự nhiên. Hợp phần chịu sự tác động của
con người là hợp phần luôn biến động bởi tác động của yếu tố con người.
- Nguồn năng lượng và vật
chất nhân tạo
- Khoa học kĩ thuật
- Chính sách
Nguồn năng lượng và vật
chất tự nhiên
Cảnh quan nhân sinh
- Các sản phẩm kinh tế
- Năng suất, sản lượng
Các sản phẩm xã hội
- Thẩm mỹ
- Đạo đức
- Tinh thần
20
Các sản phẩm
sinh
thái hoặc môi
trường
Hình 1.4. Mô hình cấu trúc cảnh quan nhân sinh [6]
Tương ứng với cấu trúc này, CQNS có 2 chức năng chính:
- Chức năng tự nhiên (khả năng cung cấp nguồn năng lượng, vật chất đầu vào).
- Chức năng xã hội (khả năng đảm bảo các giá trị về kinh tế xã hội và môi
trường sống).
1.3.1.3. Phân loại cảnh quan nhân sinh
Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và các tác giả
Việt Nam, phân loại CQNS có nhiều cách khác nhau. Dựa trên các đặc điểm tự
nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, tác giả đã chọn cách phân loại CQ
theo nội dung. CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định gồm 4 nhóm dạng CQ sau:
CQ nông nghiệp
CQ quần cư
CQ
nhân sinh
CQ công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp
CQ rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi
Hình 1.5. Phân loại cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
1.3.2. Cảnh quan nhân sinh và vấn đề quản lý môi trƣờng
Cảnh quan nhân sinh là một dạng của cảnh quan hiện đại, trong sự thành tạo
và diễn thế phát triển của CQ, hoạt động của con người trở thành yếu tố cơ bản. Con
người có thể tác động trực tiếp hay gián đến CQ. Các tác động này có thể làm biến
đổi một phần hoặc biến đổi hoàn toàn cảnh quan, biến chúng thành các dạng cảnh
quan mới khác với dạng cảnh quan ban đầu.
21
Con người tác động một cách tích cực hay tiêu cực, làm cho cảnh quan biến
đổi theo hướng tương ứng. Cảnh quan nhân sinh có thể bị biến đổi theo hướng tích
cực hay tiêu cực, tùy vào sự nhận thức hay tầm văn hóa của mỗi quốc gia. Khi
chúng ta ngừng các hoạt động khai thác của mình, cảnh quan lại có xu hướng trở về
trạng thái ban đầu tùy theo mức độ tác động của con người. Nếu con người tác
động một cách không hợp lý sẽ gây ra những biến đổi môi trường theo hướng tiêu
cực ở mỗi nhóm dạng và dạng CQ. Vì vậy, khi tìm hiểu về đặc điểm CQNS ( khái
niệm, cấu trúc, phân loại …) sẽ có những định hướng và giải pháp quản lý môi
trường hợp lý, con người vừa khai thác được tiềm năng tự nhiên vừa giảm thiểu
được ô nhiễm môi trường, hướng tới CQ văn hóa.
Cảnh quan văn hóa là mục tiêu hướng tới của con người trong quá trình phát
triển. Ở đó, con người với sự nhận thức đúng đắn của mình bằng các công cụ pháp
luật hay chính sách tác động lên cảnh quan một cách tích cực. Kết quả của quá trình
này tạo ra các giá trị về mặt kinh tế, xã hội hay sinh thái và môi trường, trong đó giá
trị kinh tế (năng suất, sản lượng…) tăng lên, giá trị xã hội (đạo đức, thẩm mỹ,…)
tăng lên và giá trị sinh thái hay tác động tiêu cực tới môi trường giảm xuống.
1.3.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định
1.3.2.1. Quan điểm nghiên cứu
a. Quan điểm hệ thống, tổng hợp lãnh thổ
CQNS hình thành trên nền CQ tự nhiên, mỗi đơn vị CQNS là địa hệ thống,
được cấu tạo từ nhiều hợp phần khác nhau: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ
nhưỡng, sinh vật và hoạt động nhân sinh. Vì vậy, cần thiết sử dụng quan điểm này
trong nghiên cứu CQNS.
CQNS là tổng hợp các mối quan hệ giữa các hợp phần của tự nhiên và kinh
tế - xã hội, chịu sự tác động của cả quy luật tự nhiên lẫn xã hội..
Vì vậy, khi nghiên cứu cần xem xét đầy đủ các nhân tố cũng như tất cả các nhân
tố thành tạo và ảnh hưởng sự hình thành, phân hoá và phát triển của lãnh thổ.
b. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Các hợp phần cấu tạo nên CQNS đều tồn tại trong một giai đoạn nhất định và
22
thay đổi theo mỗi thời kì lịch sử dưới các tác động khác nhau của con người. Do vậy
nghiên cứu CQNS cần áp dụng quan điểm này để thấy lịch sử phát sinh, phát triển và
tồn tại của chúng trong mối tác động tương quan giữa các yếu tố với nhau. Trên cơ sở
đó có các biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Theo quan điểm này, các CQNS cần được nghiên cứu trong quá khứ, ở hiện
tại và dự báo trong tương lai.
c. Quan điểm phát triển bền vững
Mọi nghiên cứu CQ và địa lý ứng dụng đều phục vụ vấn đề cấp thiết của xã
hội là sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường mà nội hàm chính là phát
triển bền vững.
Theo WCED (Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển): phát triển bền
vững là sự thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng phát
triển thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy, phát triển bền vững lãnh
thổ vừa phải ổn định lâu dài vừa phải đạt được sự công bằng trong cùng một thế hệ,
giữa các thế hệ với nhau và trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
1.3.2.2. Phương pháp và qui trình nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Nghiên cứu CQNS là hướng nghiên cứu tổng hợp, do vậy, phải sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau: sách, báo, mạng, thống kê và các báo cáo, quy hoạch của khu vực
nghiên cứu
Sau khi thu thập, tiến hành chọn lựa và phân tích các thông tin cần cho mục
đích nghiên cứu. Đây là phương pháp cơ bản cho CQ nói riêng và bất kỳ ngành
khoa học cơ bản nào.
* Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này dùng để nghiên cứu cấu trúc CQNS thông qua việc khảo
23
sát các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bằng việc thu thập các số liệu, tài liệu
đã có về khu vực nghiên cứu, bao gồm các bản đồ hợp phần (bản đồ hành chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất) và các số liệu thống kê về dân số lao động, đất đai,
khí hậu…Ta tiến hành khảo sát thực địa theo địa bàn 31 xã, thị trấn. Tại các điểm
khảo sát tiến hành lấy mẫu và quan trắc các thông số môi trường.
*Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn, lấy ý kiến của người dân,
thống kê các số liệu về dân số, lao động…
Đây là phương pháp quan trọng nhất cho phép phát hiện các vấn đề môi
trường bức xúc, các mâu thuẫn nảy sinh giữa môi trường và phát triển kinh tế tại
khu vực.
* Phương pháp bản đồ - GIS
Bản đồ là công cụ đầu tiên và cũng là kết quả sản phẩm của các nhà địa lý.
Trong nghiên cứu, đánh giá CQNS, phân tích bản đồ lấy thông tin đồng thời dựa vào
bản đồ địa hình để vạch ra các tuyến khảo sát cho khu vực nghiên cứu.GIS là công cụ
hiện đại, hỗ trợ rất nhiều cho các nhà địa lý trong quá trình thu thập, phân tích, xử lý
không gian cũng như lưu trữ dữ liệu.
b. Qui trình nghiên cứu
Để phù hợp với các đặc điểm của khu vực và mục tiêu nghiên cứu, đề tài
được nghiên cứu theo các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề cương luận văn
Bước 2: Thu thập, tổng hợp những thông tin cần thiết kết hợp khảo sát thực
địa. Sau đó tiến hành:
+ Tổng quan cơ sở lý luận và tài liệu có liên quan đến đề tài
+ Phân tích các nhân tố thành tạo CQ và các bản đồ hợp phần
Bước 3: Phân loại CQNS và thành lập bản đồ CQNS, trong đó tập trung
nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa CQ.
Bước 4: Phân tích các vấn đề môi trường chính trong CQNS và dự báo xu
thế biến đổi.
24