Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quản lí dư lượng thuốc BVTV trong đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.54 KB, 8 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN LÝ DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT
ĐỀ TÀI: DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NƯỚC
Ở VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HƯƠNG GIANG
MSV: 580132
LỚP: K58-BVTVB

HÀ NỘI, 2016


MỞ ĐẦU:
Việt Nam là một đất nước với nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế, sản
xuất nông nghiệp là trọng điểm, cùng với đó là những điều kiện lý tưởng cho sự phát triển
không chỉ với cây trồng mà còn với cả các loài dịch hại. Lẽ dĩ nhiên, thuốc bảo vệ thực vật ra
đời nhằm mục đích bảo vệ cây trồng tránh được những tác động xấu của dịch hại, giúp tăng
năng suất cho cây trồng, đem lại lợi ích kinh tế cho nhà nông. Tuy nhiên, việc lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp cũng như rất nhiều các nguyên nhân khác
liên quan đã gây ra những hậu quả rất lớn, mà điển hình là ô nhiễm môi trường. Một trong số
các nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu với con người là nguồn nước cũng đang bị đe
dọa nghiêm trọng bởi thuốc bảo vệ thực vật. Rất nhiều người dân đang dần trở nên lo lắng về
chất lượng nguồn nước mà họ đang sử dụng hằng ngày, ngày càng nhiều bệnh nhân mắc bệnh
ung thư do tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm bởi hóa chất bảo vệ thực vật. Vậy những
nguyên nhân nào từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, trách
nhiệm của các cơ quan chức năng và phương hướng giải quyết vấn đề này ra sao?.. Để trả lời
cho những câu hỏi trên, em đã tìm hiểu về đề tài : “ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong


nước ở Việt Nam. Thực trạng và phương hướng giải quyết.”
II.
NỘI DUNG:
1. Thực trạng về sự tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hiện nay:
a. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
I.

Sau cách mạng xanh năm 1950, việc sản xuất và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật phát
triển và trở nên phổ biến, thuốc BVTV được xem như “thần dược” đối với các loại cây trồng
nông nghiệp với khả năng diệt trừ được hiệu quả các loại sâu bệnh hại, cỏ dại…v..v..Rẻ tiền,
không tốn sức, hiệu quả nhanh chóng, thuốc BVTV được sử dụng như một công cụ tất yếu
để diệt trừ dịch hại.
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ nhiều
năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh
diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật còn chưa nhiều.
Ngày đó do thiếu thông tin và do chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nên người nông dân
đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường. Những
năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên
tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Do đó, số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử
dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm 1985 khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm
khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành phẩm thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử
dụng biến động từ 25- 38 ngàn tấn. Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 2000 đến
nay, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng từ 35.000 đến hơn 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ
thực vật. Đặc biệt năm 2006 lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 71.345 tấn.


Năm
1991
2000
2005

2009

Tổng khối lượng (tấn thành phẩm)
20.300
33.637
51.764
79.896

Bảng 1. Lượng thuốc BVTV đã sử dụng ở Việt Nam
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng số lượng lớn thuốc BVTV, tình trạng sử dụng sai quy
định, không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng như: dùng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc
không có trong danh mục, dùng quá liều lượng, vứt bỏ bao bì, hộp đựng thuốc ra môi trường
bên ngoài mà không qua xử lí…cũng đang trở nên khó quản lí, dẫn đến gia tăng dư lượng
thuốc có trong môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Theo văn phòng ban chỉ đạo 33, kết
quả kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của 4600 hộ nông dân năm 2006 cho
thấy có tới 59,8 % số hộ vi phạm về quy trình sử dụng thuốc, sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài
danh mục: 10,31%; sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ: 0,73%. Mặt khác, theo đánh
giá của các cơ quan chức năng, trong các bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật đã qua
sử dụng, lượng thuốc còn sót lại không hề nhỏ, gần 2%, do đó, với một lượng lớn thuốc được
sử dụng như hiện nay, lượng thuốc còn sót lại trong bao bì là không hề nhỏ, trong khi thói
quen của bà con khi sử dụng thuốc BVTV vẫn là vứt tại ruộng, không cần xử lí.
Đi kèm với một số lượng lớn thuốc BVTV được sử dụng trong những năm gần đây chính
là một số lượng không nhỏ những nhà máy sang chiết, đóng gói thuốc, kho chứa thuốc
BVTV tồn tại, và đặc biệt vẫn còn nhiều nơi nằm trong khu dân cư. Theo Thông tấn xã Việt
Nam, trong 289 kho hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn
37.000 lít hóa chất bảo vệ thực vật và 29 tấn bao bì (trong đó có nhiều loại bao bì, vỏ chai,
thùng phuy chứa đựng hóa chất bảo vệ thực vật không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xử chủ
yếu gồm các loại hóa chất: DDT, Basal, Lindan, thuốc diệt chuột, gián, muỗi của Trung
Quốc, Vinizeb-Exho, Xibuta, Kayazinno, Hinossan,...). Theo các kết quả điều tra của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Môi trường, thuốc bảo vệ thực vật hiện

còn tồn lưu ở Việt Nam chủ yếu là DDT (lẫn với Lindan). Đây là những loại hóa chất còn tồn
lưu tại các kho từ trước năm 1990. Với điều kiện bảo quản còn bất cập, thậm chí nhiều kho
thuốc BVTV tìm cách xử lí bằng cách chôn lấp trong lòng đất dẫn đến những hậu quả khôn
lường khi một số lượng lớn hóa chất đôc hại bị chôn lấp nhiễm vào nguồn nước ngầm, nguồn
nước sinh hoạt của người dân.
b. Thực trạng về sự tồn dư thuốc BVTV hiện nay:
Với số lượng lớn thuốc BVTV được sử dụng hàng năm cùng với các kho chứa thuốc
BVTV được phân bố tại nhiều nơi trên cả nước vẫn chưa được xử lí… việc tồn dư lại thuốc
BVTV trong đất, trong nước là điểu khó tránh khỏi. Hiện nay, phần lớn các khu vực bị ô


nhiễm lại đang nằm lẫn trong khu dân cư hay các khu vực đất ruộng đang được canh tác.
Những khu vực ô nhiễm này có diện tích từ vài chục mét vuông cho đến cả hàng ngàn mét
vuông; chiều sâu đất ô nhiễm từ 0,5m - 3m. Theo đánh giá của Cục Quản lý chất thải và cải
thiện môi trường- Tổng cục Môi trường thì ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ
thực vật đang là một vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Đây là những hợp chất hữu cơ
độc hại đứng đầu danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm, tồn tại rất bền trong môi trường nên
rất khó để phân hủy sinh học. Trong đó, chủ yếu lại là các loại hóa chất thuộc nhóm POPs
như:
DDT,
666,
Aldrin...
Những hóa chất này có thể trôi theo nước mưa và ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt nước
uống. Theo Hải Yến, 2015, trong danh mục điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo Quyết định số 1946 của Thủ
tướng Chính phủ, hiện cả nước còn có 15 tỉnh với 240 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật.
Đặc biệt, ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện chiếm trên 60% số điểm nằm trong danh mục
100 khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. Vấn đề nan
giải nhất tại các điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam là các hóa chất này đã bị
chôn lấp, rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển... không phù hợp tiêu chuẩn. Do đó, công

việc quản lý môi trường tại những điểm này sẽ phải tập trung vào nội dung cải tạo, xử lý triệt
để nhằm phục hồi các khu vực bị ô nhiễm để đưa hiện trạng của đất và nguồn nước ngầm trở
về được trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu lại đang lệ thuộc vào mức độ đầu tư
kinh phí ra sao cho công tác này.
Theo một số chuyên gia, khi đánh giá về các điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực
vật đã cho biết việc xử lý các loại hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu còn lưu trữ ở trong kho
tương đối đơn giản; song việc cải tạo và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm lại rất phức tạp và
tốn kém. Chẳng hạn nếu như xử lý 1kg hóa chất tồn lưu chỉ cần 2 USD, nhưng phải cần tới
20 USD để xử lý 1kg hóa chất nếu bị rò rỉ vào vùng đất bề mặt; khi 1kg hóa chất bị thấm
xuống tầng đất dưới cần tới 200 USD để xử lý thì nếu 1 kg hóa chất đã ngấm xuống nguồn
nước ngầm thì sẽ phải sử dụng tới 2.000 USD để xử lý. Như vậy, cùng với vấn đề kinh phí,
ngay cả thời gian để xử lý những hóa chất độc hại này cũng tăng lên rất nhiều lần khi mà
những hóa chất ấy đã bị phân tán ra môi trường.
Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu và công bố về dư lượng thuốc BVTV trong
nguồn nước, tất cả mới chỉ dừng lại ở các cảnh báo từ các phương tiện truyền thông, do đó,
nhiều người dân vẫn còn có tâm lý chủ quan,chưa nhận thức được sự nguy hại từ tồn dư
thuốc BVTV trong nước, tình trạng sống chung với hóa chất độc hại vẫn diễn ra hàng ngày ở
những vùng bị ô nhiễm.
c. Ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV trong nước đến môi sinh, môi trường:
Thuốc BVTV được con người sử dụng với mục đích bảo vệ cây trồng khỏi các yếu tố gây
bất lợi cho sự phát triển của chúng như: sâu hại, nấm hại, cỏ dại… Việc còn tồn tại dư lượng
thuốc là cần thiết để có thể ngăn cản sự tấn công của dịch hại lên cây trồng. Tuy nhiên, dù có
xử lí bằng phương pháp nào thì cuối cùng thuốc BVTV cũng sẽ đi vào đất và ngấm xuống
các tầng đất khác nhau rồi cuối cùng ngấm xuống mực nước ngầm, hoặc thuốc có thể theo
dòng chảy trực tiếp từ ruộng vào ao, hồ. Do đó, những ảnh hưởng xấu do dư lượng thuốc
trong nước gây ra là:





Tạo ra môi trường bất lợi cho các loài sinh vật khác trong hệ sinh thái, thậm
chí là tiêu diệt cả các loài không phải là đối tượng dịch hại cần phòng trừ.
VD: việc dùng thuốc diệt ốc bươu vàng đã làm ảnh hưởng và làm chết nhiều
loài động vật thủy sinh khác như cá, tôm, cua…do dư lượng thuốc từ ruộng
chảy ra các kênh mương hoặc hồ nuôi trồng. Việc tồn dư thuốc trừ cỏ từ vụ
trước có thể ngăn cản quá trình nảy mầm của hạt…
• Dư lượng thuốc BVTV ngấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước, gây
độc cho người sử dụng. VD: theo trang Thanhhoaplus.net , làng ung thư tại
xã Định Liên, huyện Yên Định (Thanh Hóa), hàng năm có rất nhiều người
chết vì ung thư, nguyên nhân ban đầu được xác định do sử dụng quá nhiều
thuốc BVTV dạng DDT,666…nên dẫn đến nhiễm đọc asen cho nguồn nước.
Một ví dụ khác về tác động khôn ường của dư lượng thuốc BVTV trong nước
đến con người, theo báo tài nguyên và môi trường đó là làng Cờ Đỏ, xã Diễn
Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, một trong số 10 làng ung thư đã được
công bố trên cả nước, cũng có số người chết vì ung thư lên đến hàng chục
người chỉ trong thời gian ngắn. Nguyên nhân cũng được xác nhận là ngay
trong khu vực dân cư của làng có một kho chứa thuốc BVTV đã tồn tại được
hơn 20 năm…
2. Nguyên nhân gây tồn dư thuốc BVTV trong nước:
Dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kì dẫn xuất nào của thuốc cũng như các sản phẩm
chuyển hóa của chúng có thể gây độc cho môi sinh, môi trường.

Dư lượng thuốc BVTV trong nước có thể có do những nguyên nhân chính sau:






Do thuốc BVTV từ đất thẩm thấu xuống mực nước ngầm, dẫn đến nước

ngầm có nhiễm tồn dư của thuốc BVTV. Đất nhiễm thuốc BVTV có thể là
đất canh tác có sử dụng thuốc BVTV, hoặc nơi chứa thuốc BVTV bị rò rỉ
ra ngoài, thẩm thấu xuống các tầng đất dưới và mạch nước ngầm…

Các kho chứa thuốc BVTV bị rò rỉ hoặc thuốc bị chôn lấp có thể bị
ngấm xuống đất và nhiễm độc cho mạch nước ngầm
(nguồn: baotainguyenmoitruong.vn)
Do thuốc BVTV được nhiễm trực tiếp vào nguồn nước như: dùng thuốc
trực tiếp vào nước, thuốc còn dư trong các bao bì chứa thuốc BVTV bị vứt
vào nguồn nước, thuốc bị xả ra môi trường trong các nhà máy sang chiết,
đóng gói thuốc BVTV…

Dư lượng thuốc BVTV trong nước cũng có thể bắt nguồn từ việc vứt
bỏ bừa bãi bao bì chứa thuốc BVTV


( nguồn: internet )
3. Phương hướng giải quyết:
• Nhà nước cần có các biện pháp quản lí chặt chặt chẽ việc nhập khẩu, sử dụng thuốc
BVTV nhằm kiểm soát được loại thuốc cũng như lượng thuốc BVTV đang được sử dụng
hiện nay.
• Quản lí, xử lí triệt để các cơ sở sang chiết, đóng gói thuốc BVTV, các kho chứa thuốc
BVTV không đạt tiêu chuẩn. Các cơ sở trên cần được đảm bảo về cơ sở vật chất phù hợp
cho khâu đóng gói, bảo quản thuốc BVTV.
• Ban hành luật, các văn bản pháp luật về vẫn đề sử đụng thuốc BVTV, có chế tài xử phạt
thích đáng cho những cá nhân vi phạm trong lĩnh vực BVTV
• Nhà nước cần có sự đầu tư cho việc xử lí nguồn nước cho các khu vực bị nhiễm hóa chất
BVTV, cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản
phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Chọn
lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn có tính chọn lọc cao, phân giải nhanh trong

môi trường.
• Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết của người
nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và có hiệu quả từ đó giảm lượng thuốc
BVTV sử dụng. Chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Duy trì
và mở rộng việc áp dụng IPM vì chương trình này không chỉ tiết kiệm chi phí cho việc
mua thuốc BVTV mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
• Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao ý thức bà con nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV
cũng như ý thức của người sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV. Xây dựng các nơi tập
trung bao bì thuốc BVTV để xử lí theo đúng quy định.
III.
THẢO LUẬN
Thông qua những nội dung vừa nêu trên, em có rút ra một vài ý kiến thảo luận như sau:
 Việc tồn dư hóa chất BVTV trong nước, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt đang là
một thực trạng đáng báo động hiện nay. Tuy nhiên, dường như các cơ quan chức
năng vẫn còn lúng túng, thiếu tính chặt chẽ và đồng bộ trong khâu quản lí và xử lí
các khu vực bị ô nhiễm. Phải chăng họ đang thờ ơ hoặc chủ quan trước những
nguy hại mà người dân đang phải đối mặt. Nhà nước cần phải có những động thái
quyết liệt, đúng đắn để giải quyết thực trạng nhiễm độc, tồn dư hóa chất BVTV
trong môi trường, đặc biệt là môi trường nước vì nó tiếp xúc trực tiếp với người
dân hằng ngày.
 Nhiều công ty thuốc BVTV hiện nay vì lợi nhuận mà bất chấp những quy định
của pháp luật, bất chấp tính mạng, sức khỏe của những người xung quanh khi tự ý
xả thải chất độc không qua xử lí ra môi trường, hoặc chôn lấp thuốc BVTV hết
hạn, thuốc bị cấm sử dụng.. quanh khu dân cư. Điển hình như vụ việc của công ty
Nicotex Thanh Thái. Do đó, cần sự vào cuộc và xử lí mạnh tay từ phía các cơ
quan quản lí.
 Các phương hướng, cách giải quyết đối với dư lượng thuốc BVTV trong nước chỉ
đạt hiệu quả khi có sự chung tay của cả cộng đồng và việc nâng cao ý thực của
toàn xã hội. Đây không còn là vấn đề của riêng một khu vực mà là vấn đề của cả
xã hội. cần có sự nhận thức đúng đắn ngay từ bây giờ để kịp thời khắc phục, tránh

những ảnh hưởng xấu cho các thế hệ sau.


IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Văn phòng ban chỉ đạo 33 - Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm
môi trường. Ngày đăng : 04/06/2013. />
2.

Thông tấn xã Việt Nam - Nỗ lực giải quyết hậu quả ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực
vật :
/>g/no+luc+giai+quyet+hau+qua+o+nhiem+do+thuoc+bvtv

3.

Thanhhoaplus.net - Làng ung thư ở Thanh Hóa : Hoang mang nguồn nước nhiễm
độc: />
4.

Báo điện tử bộ tài nguyên và môi trường - Nghệ An: Dân "sống mòn" ở "làng ung
thư" Cờ Đỏ, ngày đăng Thứ Ba, 05/05/2015, 14h:16p :
/>
5.

Báo Lào Cai điện tử - Ô nhiễm nguồn nước từ thuốc bảo vệ thực vật – Tất Đạt,
ngày đăng 03/08/2015 14:08 : />

6.

Trang thông tin điện tử viện khoa học pháp lý – Ô nhiễm môi trường vì thuốc
BVTV – Hoàng Thế Phong ( sưu tầm ). />
7.

TW hội nông dân Việt Nam – Thực trạng ô nhiễm do hóa chất thuốc BVTV tại
Việt Nam – Hải Yến, ngày đăng 25/11/2015, 14h13p.
/>
8.

Bài giảng: Quản lý dư lượng thuốc BVTV – PGS.TS Nguyễn Văn Viên.



×