Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢT MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM BÁNH QUY TRÁI CÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.81 KB, 16 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN
MÔN: MAKERTING THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢT
MAKETING MIX CHO SẢN PHẨM
BÁNH QUY TRÁI CÂY
GVHD: NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG
LỚP: CHIỀU THỨ 7 – TIẾT 11, 12
NHÓM : 4

MỤC LỤC

TPHCM, THÁNG 12 NĂM 2016

1

12/2016


Phần 1: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1.1. Phân tích thị trường đầu ra
1.1.1. Đánh giá thị trường bánh kẹo thế giới

Thị trường bánh kẹo toàn cầu đã lớn và sẽ tiếp tục phát triển, ngành bánh kẹo là
mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp tung hoành. Thị trường bánh kẹo lớn nhất là Mỹ,


kế đến là Trung Quốc và Vương quốc Anh (Bảng 1); nơi nhập khẩu nhiều bánh kẹo cũng
là Mỹ, kế là Đức và Vương quốc Anh (Bảng 2). Doanh thu đáng nể là Tập đoàn Mondelez
International Inc., năm 2014 đạt gần 28 tỉ USD (Bảng 3).
Theo số liệu năm 2011, dân các nước Hà Lan, Ý và Bỉ tiêu thụ hơn 10 kg bánh các
loại/năm tiêu thụ trên 5 kg kẹo/năm là dân các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan,
Đức và Vương quốc Anh; dẫn đầu tiêu thụ kẹo sôcôla là Thụy Sĩ, trên 10 kg/người/năm,
kế đến là Đức, Vương quốc Anh và Na Uy.
Có thể nói, dân các nước phát triển tiêu thụ nhiều bánh kẹo. Khu vực châu Âu tiêu
thụ bình quân khoảng 20 kg bánh kẹo/người/năm.
Bảng 1: 10 thị trường bánh kẹo hàng đầu thế giới, năm 2014

Japan;

Nguồn: www.agr.gc.ca .
Confectionery Products in
Global Trade Atlas.

Bảng 2: 10
kẹo dẫn

thị trường nhập khẩu bánh
đầu thế giới năm 2013

Nguồn: ww
Products in
Bảng 3: 5
đầu thế

w.agr.gc.ca. Confectionery
Japan. Global Trade Atlas.

Nhà sản xuất bánh kẹo hàng
giới năm 2014

Nguồn: ww
Products in

w.agr.gc.ca . Confectionery
Japan; Euromonitor.

2


Biểu đồ: Tiêu thụ bánh ở một số nước

Nguồn: Caobisco Statistical Bulletin. 2013.
Bảng 4: Tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở châu Âu

Nguồn: Caobisco Statistical Bulletin. 2013.
1.1.2. Đánh giá thị trường Việt Nam.

Những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, với
sản lượng hàng năm trên 150 ngàn tấn, doanh thu năm 2014 đạt 27 ngàn tỉ đồng. Mức tăng
trưởng doanh thu hàng năm toàn ngành bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014 đạt 10%,
trong khi con số này trong giai đoạn 2006 – 2010 là 35%, dự báo từ 2015 – 2019 mức tăng
trưởng khoảng 8-9%.

3


Biểu Đồ: Phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam


Nguồn: Vũ Ánh Nguyệt, Báo cáo ngành VietinbankSc, Ngành Bánh kẹo Việt Nam.
Số liệu về ngành bánh kẹo Việt Nam được thống kê dưới đây theo hai nhóm sản
phẩm: nhóm sản phẩm bánh kẹo gồm các sản phẩm bánh quy, cookies và crackers, bánh
snacks, kẹo và sôcôla; và nhóm sản phẩm bánh mì gồm bánh mì, bánh cake và bánh
pastry.
Nhóm sản phẩm bánh kẹo từ 2010 đến nay tăng đều về sản lượng lẫn giá trị, năm
2013 sản lượng đạt 221 ngàn tấn với 16,6 ngàn tỉ đồng, nhưng mức tăng trưởng giảm dần
Các loại bánh quy, cookies và crackers chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm sản phẩm này,
kế đến là các loại bánh snacks, kẹo các loại và sôcôla.
Biểu đồ: Phát triển sản lượng và giá trị thị trường nhóm sản phẩm bánh kẹo

4


Nguồn: Agrofood Research Report, EU- VietNam Business Network; Euromonitor
International, VPBS research.
Biểu đồ: Tỉ trọng sản lượng và giá trị các sản phẩm trong nhóm bánh kẹo, năm 2013

5


Giai đoạn 2010 đến 2013 tăng trưởng bình quân hàng năm các loại bánh quy, cookies
và crackers là 9,2% các loại bánh snacks là 9,5%. Dù giá trị thị trường không bằng các loại
bánh, nhưng kẹo có mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này, đạt bình quân 12,6%.
Biểu đồ: Giá trị thị trường và tăng trưởng của các loại bánh quy, cookies và
crackers

Nguồn: Agrofood Research Report, EU- VietNam Business Network; Euromonitor
International, VPBS research.

Các sản phẩm bánh kẹo vô cùng phong phú và mỗi nhà sản xuất lại có những dòng
sản phẩm đặc trưng, tạo ưu thế riêng trên thị trường. Dù dưới bất kỳ dạng thức nào, thành
phần nguyên liệu trong các sản phẩm bánh kẹo chủ yếu vẫn là đường và bột mì, chiếm đến
35-40%. Với việc Việt Nam hầu như phải nhập toàn bộ bột mì và một phần đường, trong
bối cảnh giá đường thế giới liên tục giảm trong những năm vừa qua (nhất là những tháng
đầu năm 2015) và giá lúa mì cũng được dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh trong thời gian tới,
sẽ khá thuận lợi cho ngành bánh kẹo.
Khoảng 70% sản lượng bánh kẹo sản xuất trong nước được tiêu thụ ở thị trường nội
địa. Tiềm năng thị trường bánh kẹo ở Việt Nam còn rất lớn, bởi mức tiêu thụ bánh kẹo
trên đầu người hiện chỉ khoảng 2 kg, thấp hơn mức trung bình của thế giới (2,8
kg/người/năm); dân số đông và khá trẻ.
Kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc của Việt Nam đạt 453,6
triệu USD vào năm 2014, số xuất khẩu tăng đều mỗi năm nhờ các doanh nghiệp không
ngừng nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường. Hiện thị trường xuất khẩu bánh kẹo
Việt chủ yếu là Campuchia và Trung Quốc (Bảng 5).
Bảng 5: Việt Nam xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
7 tháng đầu năm 2014
6


Nguồn tin: , TCHQ
Những năm gần đây, công nghệ và các trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của các
doanh nghiệp Việt Nam đã có bước cải tiến đáng kể, hệ thống phân phối được đầu tư, giúp
sản phẩm nội chiếm ưu thế. Tuy vậy, bánh kẹo ngoại vẫn len lỏi thâm nhập vào thị trường
Việt Nam, nhất là từ các nước ASEAN. Giá trị các loại bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc
nhập khẩu qua đường chính thức năm 2014 là 228 triệu USD, cao hơn năm 2013 (202
triệu USD) nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2012.

7



Biểu đồ: Xuất nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc của Việt Nam

Nguồn: Nguyệt A. Vũ, Báo cáo ngành VietinbankSc, Ngành bánh kẹo Việt Nam.
1.1.3. Thị phần và đối thủ cạnh tranh.
Ngành bánh kẹo Việt Nam hiện có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất quy mô công
nghiệp, khoảng 1.000 cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo từ nước
ngoài. Chiếm lĩnh thị trường là các doanh nghiệp lớn, theo doanh thu năm 2014, Tập đoàn
Kinh Đô dẫn đầu, chiếm 19% thị phần. Kinh Đô và Bibica những năm qua có doanh thu
và lợi nhuận tương đối khả quan. Tuy nhiên, hiện Lotte (Hàn Quốc) đã sở hữu trên 44% cổ
phần Bibica và chiếc ghế Chủ tịch HĐQT công ty do người Hàn nắm giữ; trong năm
2015, “đại gia” ngành bánh kẹo Việt - Kinh Đô, đã bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho
Tập đoàn Mondelez International (Mỹ). Có thể nói ngành bánh kẹo trong nước gần như
không còn một tên tuổi lớn nào của người Việt!
Biểu đồ: Thị phần bánh kẹo Việt Nam (Theo doanh thu năm 2014)

Nguồn: Vũ Ánh Nguyệt, Báo
cáo
ngành
VietinbankSc,
Ngành Bánh kẹo Việt Nam.

8


Khách hàng mục tiêu.
Bánh quy là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được chế biến bột mì, là nguồn
cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết không những cho trẻ
em mà còn cho cả người lớn. Vì vậy, sản phẩm bánh quy phù hợp với mọi lứa tuổi.
Bước đầu, các sản phẩm của công ty sẽ tập trung vào thị trường trong nước, đáp ứng

nhu cầu của người dân về các sản phẩm bánh quy. Với hệ thống siêu thị, cửa hàng mọc lên
ngày càng nhiều, công ty sẽ tìm đến họ để giới thiệu sản phẩm và hợp tác bán hàng với họ.
Khi đã có nền tảng vững chắc trong nước, công ty sẽ xúc tiến, hợp tác với các đối tác
nước ngoài đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.
1.1.5. Thách thức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh.
Thị trường yêu cầu chất lượng ngày càng cao, kể cả thị trường trong nước, đời sống
người dân càng ngày càng khá lên thì nhu cầu về sản phẩm mới càng cao, nhưng chỉ đạo
sản xuất chưa kịp.
Thực tế sản phẩm bánh quy của nước ngoài cũng như của các doanh nghiệp trong
ngành vốn đã có chổ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam. Đẹp, rẻ, chất lượng tốt, giá
thành hợp túi tiền người tiêu dùng, đặc biệt là thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến sản
lượng tiêu thụ của sản phẩm.
1.1.6. Chiến lược cạnh tranh.
1.1.4.

Yêu cầu của phát triển bền vững nó đòi hỏi phải đi theo đúng hướng, phải có sự ổn
định. Doanh nghiệp muốn tồn tại trong môi trường khốc liệt như hiện nay, cả trong nước
lẫn quốc tế, xây dựng chiến lược thị trường mang ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi phải có
kiến thức và tầm nhìn.
Thứ nhất là sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng sản phẩm vẫn được người tiêu
dùng chấp nhận.
Nếu muốn hướng tới thị trường trong nước cần phải có chiến lược áp dụng công
nghệ vào sản xuất, kèm theo đó là đổi mới sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn tồn tại được
trong thị trường và duy trì được sự tồn tại đó càng lâu càng tốt thì phải có đổi mới, sự đổi
mới ấy phải có tác động lớn đến chất lượng sản phẩm. Không phải sản phẩm ra đời 5 năm,
10 năm và cứ vĩnh viễn chỉ có một mẫu mạ mà nó cần sự đổi mới.
Chiến lược phát triển sản phẩm phải đổi mới kèm theo đó là sự phát triển công nghệ.
Việc đầu tư nghiên cứu của doanh nghiệp là rát cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động
của doanh nghiệp.
Thứ hai đó là vấn đề môi trường.


9


Doanh nghiệp phát triển quan tâm tới các hoạt động gắn với bảo vệ môi trường. Đầu
tư phát triển bền vững về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ phải kèm theo là đấu tư về
vấn đề xử lý môi trường do công nghệ tiên tiến đó gây ra.
Vụ Vedan là một bài học về vấn đề xử lý môi trường, rất nhiều doanh nghiệp khác
cũng đầu tư cho việc bảo vệ môi trường rất kém. Nếu đã có bài học như vậy chúng ta phải
quan tâm ngay từ bước xây dựng chiến lược phát triển. Đầu tư phát triển kinh tế thì phải
đầu tư cho môi trường đạt 30% dự toán.
Thứ ba đó là vấn đề về giá.
Về căn bản, chiến lược giá tác động trực tiếp bởi chính sản phẩm. đó là giá cả
nguyên liệu, thù lao lao động, mức lợi nhuận biên của sản phẩm. Thông thường, các doanh
nghiệp định giá dựa trên sản phẩm sẽ đảm bảo được giá bán bù đắp được chi phí sản xuất
và mức lợi nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên sản phẩm, doanh nghiệp có thể gặp
nhiều rủi ro khi giá cả nguyên-vật liệu biến động, rủi ro khi khách hàng không chấp nhận
mức giá, rủi ro khi không đạt được mức sản lượng kỳ vọng. Mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp trong giai đoạn đầu là giảm tối đa chi phí sản phẩm để có giá thành cạnh
tranh, đặc biệt là thu mua nguyên liệu sẳn có trong nước như trái cây từ người dân, loại bỏ
trung gian.
Thứ tư là chiến lược về quảng cáo, khuyến mại.
Trên thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng một số chiến lược marketing sau đây để
vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thể chuyển tải những thông điệp quan trọng về sản phẩm đến
người tiêu dùng.
Tiếp thị trực tuyến
Khi kinh tế gặp khó khăn thì khai thác các kênh tiếp thị trực tuyến. Internet đang tạo
ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội thực hiện các hoạt động tiếp thị có hiệu quả (chi phí thấp
mà vẫn có thể nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cũng có thể
sử dụng Internet để tham gia vào các chương trình quảng cáo liên kết. Hinh ảnh, thông tin

và kết nối đến tran web của doanh nghiệp sẽ được đặt trên các trang web khác có liên quan
và doanh nghiệp chỉ phải chi trả số tiển nhỏ cho mỗi giao dịch phát sinh khi bán hàng
thông qua kết nối từ chương trình quảng cáo.
Tiếp thị truyền thông

10


Dù sao đi nữa, doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua các kênh tiếp thị truyền thông.
Chẳng hạn có thể đến thẳng cá trường học, câu lạc bộ, khu vực đông dân cư đề phát hàng
thử, tờ giới thiệu, hoạc bán trực tiếp sản phẩm.
1.2. Phân tích thị trường đầu vào
1.2.1. Nguồn nguyên liệu
Bột mì: Bột mì nguyên chất hay bột mì toàn phần là một loại bột mì được chế
biến bằng cách xay hoặc nghiền một cách đơn thuần nhưng ngũ cốc nguyên hạt là lúa mì.
Bột mì nguyên chất được sử dụng trong nướng bánh nhưng thông thường được thêm vào
bột khác để cung cấp các chất dinh dưỡng (đặc biệt là chất xơ và protein). Từ "toàn phần"
hay "nguyên chất" đề cập đến một thực tế rằng tất cả các thành phần trong ngũ
cốc (cám, mầm và nội nhũ) đều được sử dụng và không có gì bị mất mát trong quá trình
làm bột. Điều này là trái ngược với bột tinh chế hay bột tinh luyện vốn chỉ chứa nội nhũ.
Bột lúa mì nguyên chất có chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với bột mì trắng tinh
luyện, bột mì toàn phần là một nguồn cung cấp canxi,sắt, chất xơ, và các khoáng chất khác
như selen. Tuy vậy, bột mì nguyên chất có thời hạn sử dụng ngắn hơn so với bột mì trắng.
Bột nở hay Baking powder chính là một cái tên rất thường dùng trong hóa học và
được dùng rất rộng dãi trong ngành thực phẩm. Baking powder còn được biết đến nhiều
hơn với tên bột nở. Baking powder có những công dụng như baking soda vì trong thành
phần chính của Baking Powder có 1/4 là Baking Soda, được kết hợp với một vài loại muối
acid cùng với một phần tinh bột ngô.
Trái cây: đào, quả mọng như mâm xôi, cherry, việt quốc và nhiều loại trái cây khác
Bơ thực vật, trứng gà, hương bổ sung.

1.2.2. Nguồn nhân lực

Quy mô dân số: KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2 nằm giữa 3 cụm dân cư lớn
khoảng 250.000 dân: Thủ Đức, Dĩ An và Lái Thiêu( cách 3km) là nguồn cung ứng lao
động khu công nghiệp. Với diện tích 442 ha.Vùng đất cực nam tỉnh Bình Dương, giáp TP.
Hồ Chí Minh. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Nam, Việt Nam. Cách trung
tâm kinh tế- văn hoá- xã hội TP. Hồ Chí Minh, TP. Biên Hoà 15km, Tp. Vũng Tàu
100km. gần các đầu mối giao thông chính nối liền các vùng miền Nam, Việt Nam: các
quốc lộ 1, 13 và 51, đường xuyên Á, ga Sóng Thần và tuyến đường sắt Bắc- Nam. Cách
sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay biên Hoà 15km, cảng Sài Gòn và Tân Cảng( cảng sông)
12km, cảng Vũng Tàu( cảng biển) 100km.
11


Mức lương dự kiến:
Mức lương tối thiểu là 1.040.000 VND tương ứng với 60USD/ người/ tháng.
Mức lương trung bình của công nhân: 80-90USD/ người/ tháng.
Kỹ sư/ kỹ thuật viên/ Nhân viên văn phòng: 200-220USD/ người/ tháng.
Quản lý/ Quản đốc: 300-320USD/ người/ tháng.
Mức bảo hiểm, chế độ người lao động
Bảo hiểm xã hội: 22%
Bảo hiểm y tế: 4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp: 2%
Doanh nghiệp 20% tổng tiền lương cơ bản cho người lao dộng (16% cho bảo hiểm
xã hội, 3% cho bảo hiểm y tế, 1% cho bảo hiểm thất nghiêp
1.2.3. Điều kiện khác

Cơ sở hạ tầng:
Trạm cấp điện 110/22KV: 40MVAx2.
Nhà máy nước Tân Ba: 50.000m3/ngày( giai đoạn 1).

Hệ thống đường bảo đảm tải trọng 30 tấn.
Đáp ứng mọi thông tin liên lạc từ Bưu cục Sóng Thần.
Nhà máy xử lý nước thải 12.000 m3/ngày.
Mặt bằng được san lấp bảo đảm thoát nước xây dựng.
Bệnh viện 200 giường.
Khu dân cư đô thị 77 ha.
Kho Tân Cảng( cảng khô) 50 ha.
Phần 2: NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
2.1.
Chiến lược sản phẩm
2.1.1. Khái niệm về sản phẩm và chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những
lợi ich cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị
và giá trị của nó có thể là vô hình hoặc hữu hình.
12


Chiến lược sản phẩm là những định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và
kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thõa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Chu kì sống của sản phẩm:

Chu kì sống (vòng đời) của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh thu
tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó rút khỏi thị trường. Chu
kì sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn thiết kế
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm, gia nhập thị trường
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn suy thoái.
Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm:


Sản phẩm nhóm là sản phẩm “bánh quy hương trái cây” là sản phẩm mới, đang trong
giai đoạn thiết kế và sắp tới sẽ tiến hành giai đoạn giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng
để gia nhập thị trường, hướng tới giai đoạn phát triển trong tương lai.
Để tiến hành đưa sản phẩm mới này đến gần người tiêu dùng, sau khi qua quá trình
khảo sát trước đó, nhóm quyết định sẽ tiến hành quảng cáo dòng sản phẩm mới này,
hướng về những khách hàng tiên phong, nhóm khách hàng số đông lựa chọn sẽ dùng thử
dòng sản phẩm mới này, ngoài ra nhóm sẽ tiến hành tiếp thị sản phẩm để cho người tiêu
dùng thử, có thể áp dụng thêm các chính sách khuyến mãi đi kèm khi mua một số lượng
sản phẩm nhất định.
13


2.2.

Chiến lược về chất lượng

Chất lượng là khả năng sản phẩm thực hiện những chức năng mà người ta giao cho
nó. Bao gồm:
Độ bền (Durability)
Độ tin cậy (Reliability)
Độ chính xác (Precision).
Dễ vận hành và sửa chữa (Ease of operation)
Chiến lược chất lượng bao gồm:
Xác định chất lượng sản phẩm từ góc độ khách hàng chứ không phải ý kiến chủ quan
của doanh nghiệp.
Mức độ chất lượng ít nhất phải ngang bằng với đối thủ cạnh tranh.
Chất lượng bao gồm cả phong cách, thái độ và các dịch vụ kèm theo sản phẩm.
2.3.


Chiến lược về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự kết hợp giữa các yếu tố
này được dùng để nhận biết sản phẩm và phân biệt nó với các sản phẩm cạnh tranh.
Các bộ phận cơ bản của nhãn hiệu:
Tên nhãn hiệu: tên gọi sản phẩm của doanh nghiệp.
Qua thảo luận, tham khỏa ý kiến của từng cá nhân trong nhóm, nhóm quyết định
chọn tên cho sản phẩm mình là “bánh quy hương trái cây”.
Dấu hiệu của nhãn hiệu: biểu tượng hình vẽ, màu sắc, kiểu chữ.
Dấu hiệu sản phẩm: là toàn bộ nhãn hiệu hoặc một bộ phận nhãn hiệu được bảo vệ về
mặt pháp lý.
Quyền tác giả: thể hiện sự cam kết công ty về việc cung cấp sản phẩm (chất lượng,
kiểu dáng, lợi ích,...).
Chiến lược nhãn hiệu liên quan đến các quyết định sau:

14


Quyết định đặt tên nhãn hiệu
Quyết định mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu.
Sau khi đọc các yêu cầu ở trên nhóm đã thiết kế sơ bộ cho phần nhãn cho sản phẩm
“bánh quy hương trái cây” của nhóm như sau:
2.4.

Chiến Lược về chủng loại

Chủng loại ở đây là nhóm sản phẩm giống nhau về chức năng, đối tượng khách hàng,
kiểu tố chức thương mại và giá cả. Tuy nhiên với sản phẩm bánh quy hương trái cây của
nhóm đang tìm hiểu thì nhóm chỉ mới phát triển một loại sản phẩm nên có một số tiêu chí
chưa xác định tuy nhiên nhóm đã xác định được một số tiêu chí như sau:

- Chức năng: dùng để sữ dụng trực tiếp nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Đối tượng khách hàng: nhóm khách hàng có độ tuổi 19 – 25 tuổi.
- Kiểu tổ chứ thương mại: được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị.
- Giá cả: 10.000 VNĐ/1SP
Ngoài ra chiến lược về chủng loại sản phẩm là các quyết định về việc mở rông hay
thu hẹp danh mục sản phẩm đang có trên thị trường. Trong đó, việc thu hẹp hay mở rộng
chủng loại phải căn cứ vào nhu cầu người tiêu dùng và mức độ cạnh tranh. Ở đây nhóm
đang phát triển sản phẩm mới nên căn cứ vào đó nhóm quyết định chỉ tiến hành hiện đại
hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng như bao bì, mẫu mà và tái định
vị,…..
2.5.

Chiến lược về bao bì

Bao bì là những vật dụng chứa đựng, bảo vệ và quảng cáo cho sản phẩm. Chiến lược
về bao bì gồm các quyết định về thiết kế bao bì hấp dẫn và quyết định về thay đổi thiết kế
bao bì. Bao bì có 2 phần quan trọng là phần chứa đựng sản phẩm(phần cứng) và phần thiết
kế trên bao bì(phần mềm).
Với phần chứa đựng sản phẩm(phần cứng) ta có một số tiêu chí như sau:
- Hình dáng: túi ni lon dạng hình trụ đứng với chiều cao dài hơn bán kính.
- Kích thước: kích thước có thể cầm nắm được nên nhóm chọn kích thước vừa ( cao
20 – 30cm, đường kính 10 – 12cm)
- Màu sắc: sáng đẹp và dễ bắt mắt.
15


- Tiện lợi: có khả năng dễ mở, dễ mang….
Với phần thiết kế trên bao bì(phần mềm) ta có một số tiêu chí như sau:
- Nội Dung thiết kế: phản ánh loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
- Phản ánh thương hiệu: có logo điểm nhấn đặt ở một phía bao bì.

2.6.

Chiến lược về sản phẩm mới

Mục đích là giúp cho doanh nghiệp theo kip những thay đổi về thị hiếu và đòi hỏi
của khách hàng.
Với nhóm đang tiến hành phát triển sản bánh quy hương trái cây nên chưa có dự kiến
phát triển thêm sản phẩm mới

16



×