Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN tố CON NGƯỜI TRONG sức MẠNH CHIẾN đấu của QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.02 KB, 112 trang )

MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta, con người ở vị trí trung tâm
và đóng vai trò chủ thể. Trong tổng thể các yếu tố vật chất và tinh thần tạo
thành sức mạnh chiến đấu thì chất lượng nhân tố con người có vai trò quyết
định.
Việc nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu
là vấn đề của mọi quân đội, dù với quan niệm khác nhau như thế nào về con
người. Đó cũng là vấn đề có tính cơ bản thường xuyên đối với quá trình
nâng cao chất lượng tổng hợp và xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội
ta.
Hiện nay, việc nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh
chiến đấu của quân đội ta đang là vấn đề có tính cấp thiết. Bởi vì, sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặt ra cho quân đội nhiệm vụ chính trị - quân
sự mới. Quân đội phải thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình của nhân dân,
bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, trong bối cảnh cục diện chính trị
thế giới chuyển sang trạng thái vừa đấu tranh vừa hợp tác và kẻ thù chống
phá cách mạng nước ta bằng chiến lược mới: "diễn biến hoà bình kết hợp
với bạo loạn lật đổ, và răn đe bằng sức mạnh quân sự, với các loại hình
chiến tranh xâm lược quy mô khác nhau, thì nhân tố con người phải được
quan tâm đặc biệt trong xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Chất


lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu lại chẳng những đứng
trước mặt trận chính trị nóng bỏng, mà còn đứng trước yêu cầu phát triển
của vũ khí, kỹ thuật hiện đại và trước sự phát triển tất yếu của bản thân con
người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong khi đó thực trạng
của chất lượng nhân tố con người trong quân đội chưa ngang tầm với nhiệm
vụ mới. Do đó, phải khẩn trương nâng cao chất lượng nhân tố con người, để
tạo lập cho quân đội ta một chất lượng tổng hợp, một sức mạnh chiến đấu


mới, ngang tầm với nhiệm vụ mới.
2- Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
chiến tranh và quân đội, đã có nhiều công trình của các tác giả trong nước và
ngoài nước đề cập đến nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của
quân đội. Ví dụ, ở Liên Xô (cũ) có các tác phẩm: "Hệ thống con người và kỹ
thuật quân sự" của tác giả Giáo sư, tiến sỹ Triết học A.B.Pypco; "Những vấn
đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự" của tập thể các nhà
triết học - quân sự Xô Viết, Thượng tướng Gien-Tốp A.X chủ biên do Bộ
Quốc phòng Liên Xô xuất bản; "Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và
quân đội" của D.A. Vôn-Cô-Gô-Nốp; "Nhân tố tinh thần, chính trị trong
chiến tranh hiện đại" của Học viện Quân chính Lêninv.v.
ở Việt Nam có các công trình khoa học của các tác giả: Phó tiến sỹ
Triết học Lê Bằng "Vũ khí phương tiện kỹ thuật cao trong chiến tranh xâm
lược và phương hướng phòng chống" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân 91991); Phó giáo sư Nguyễn Hữu An "Xây dựng sức mạnh chiến đấu của
quân đội nhân dân trong điều kiện ngày nay" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân
12-1994); Phạm Thanh Sơn luận án Phó tiến sỹ Triết học "Mối quan hệ biện
chứng giữa con người và vũ khí trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội


nhân dân Việt Nam hiện nay" 1994; Lê Khả Phiêu "Xây dựng quân đội về
chính trị trong giai đoạn cách mạng mới" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân 121994)v.v.
Luận án kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên về nhân tố con người
trong sức mạnh chiến đấu của quân đội, nhưng đặt vấn đề nghiên cứu việc
"nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay" dưới dạng một luận án khoa học trên cơ sở
thực tiễn mới của sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc ta trong giai
đoạn hiện nay.
3- Mục đích và nhiệm vụ của luận án
- Mục đích của luận án là: nghiên cứu nhân tố con người trong sức

mạnh chiến đấu, nhằm làm rõ vai trò quyết định ngày càng tăng của
nhân tố con người; vạch ra những đòi hỏi cấp thiết nâng cao chất
lượng nhân tố con người trong sự phát triển sức mạnh chiến đấu mới
của quân đội ta, đề xuất một số phương hướng, biện pháp cơ bản có
tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến
đấu của quân đội ta hiện nay.
- Nhiệm vụ chính của luận án:
1. Luận giải về vai trò và chất lượng của nhân tố con người trong sức
mạnh chiến đấu của quân đội ta.
2. Luận giải tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng nhân tố con người
trong xây dựng sức mạnh chiến đấu mới của quân đội ta.
3. Đề xuất một số phương hướng, biện pháp cơ bản có tính khả thi,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh
chiến đấu của quân đội ta hiện nay.


4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học thuyết mác-xít về chiến tranh quân đội;
đường lối quân sự của Đảng ta, truyền thống quân sự của dân tộc; sự phát
triển mới của lý luận và thực tiễn quân sự Việt Nam. Luận án vận dụng các
công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Luận án
còn dựa vào các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết công tác hàng năm của
một số cơ quan chức năng như Cục Cán bộ, Văn phòng Tổng cục Chính trị,
một số quân khu, quân đoàn, tài liệu tham khảo của một số đề tài cấp nhà
nước (KX); và số liệu điều tra khảo sát thực tế của người làm luận án về tình
hình đơn vị có liên quan đến nhân tố con người trong quân đội.
Luận án sử dụng các phương pháp biện chứng, khái quát hoá, trừu
tượng hoá, cấu trúc hệ thống, phân tích và tổng hợp, kết hợp lôgic và lịch
sử... và các phương pháp điều tra xã hội học khác để thực hiện mục đích,
nhiệm vụ của luận án.

5- Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
1- Đề xuất một quan niệm với nội dung phát triển mới về sức mạnh
chiến đấu, về chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu, đáp
ứng sự phát triển mới của sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
2- Luận án phân tích vấn đề cơ bản và cấp thiết nâng cao chất lượng
mới của nhân tố con người trong xây dựng sức mạnh chiến đấu mới của
quân đội ta.
3- Đề xuất phương hướng biện pháp tổng hợp kết hợp xây dựng phẩm
chất chiến đấu của quân nhân với xây dựng tổ chức quân đội vững mạnh;
đồng thời, với quan điểm xây dựng quân đội nhân dân theo hệ thống mở,


phát huy sức mạnh của toàn xã hội để nâng cao chất lượng nhân tố con
người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội.
6- ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ và những đóng góp về mặt khoa
học của luận án sẽ đáp ứng một phần yêu cầu của thực tiễn cấp thiết nâng
cao chất lượng tổng hợp và xây dựng sức mạnh chiến đấu mới của quân đội
ta hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong
nhà trường quân đội.
7- Kết cấu của luận án
- Luận án gồm có: phần mở đầu, hai chương với năm tiết, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo.


CHƯƠNG I
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN TỐ CON NGƯỜI - VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VÀ CẤP THIẾT TRONG XÂY DỰNG SỨC MẠNH CHIẾN
ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI TA HIỆN NAY

I.1 Nhân tố con người và vai trò của nó trong sức mạnh chiến đấu
của quân đội ta hiện nay
Nghiên cứu nhân tố con người và vai trò của nó trong sức mạnh chiến
đấu của quân đội phải tuân thủ phương pháp luận mác-xít về con người và
vai trò của nó trong xã hội nói chung.
Luận điểm xuất phát của C.Mác đã khẳng định: "Tiền đề đầu tiên của
toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con
người sống" (2). Những con người đó vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực
thể xã hội, họ vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử
ấy. Họ là tác nhân của một hệ thóng năng động nhất của thế giới khách quan
- xã hội loài người, cho nên đương nhiên họ cũng là tác nhân của mỗi hệ
thống con, mỗi phân hệ, mỗi lĩnh vực đặc thù riêng biệt trong hệ thống ấy.
Khái niện nhân tố con người được nhiều nhà khoa học thống nhất quan niệm
là con người hoạt động, với tư cách là tác nhân của từng hệ thống xã hội .
Do đó, chất lượng nhân tố con người có tính lịch sử, là tổng hợp các phẩm
chất, năng lực của con người, trong hoạt động cải tạo thế giới (bao gồm cả
đấu tranh làm chủ tự nhiên và làm chủ xã hội) nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Như vậy, xem xét nhân tố con người, chất lượng nhân tố con người
phải đặt trong phạm vi hoạt động nhất định của con người, với tư cách là
một thành tố năng động nhất trong quan hệ với các thành tố khác trong mỗi
hệ thống hoạt động của con người với những mục đích xác định.
Đặt nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu, là xác định nhân tố
con người được nghiên cứu trong quan hệ với hệ thống các yếu tố tạo thành


sức mạnh chiến đấu, gắn với yêu cầu xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân
đội ta. Nhân tố con người nói trong luận án này với tính cách là những cá
nhân con người liên kết lại tạo thành tổng thể con người trong tổ chức quân
đội cụ thể. Trước hết là tổng thể quân nhân và viên chức quốc phòng xết ở
các quy mô khác nhau của hệ thống tổ chức chiến đấu của quân đội: toàn

quân, binh đoàn, phân đội.
Nếu sức mạnh chiến đấu của quân đội không phải là một đánh giá suy
diễn chủ quan, mà là sự trừu trượng hoá trên cơ sở tổng hợp sức mạnh chiến
đấu hiện thực của các quy mô tổ chức chiến đấu, thì đánh giá chất lượng
nhân tố con người (cán bộ, chiến sỹ) trong toàn quân đối với tạo lập sức
mạnh chiến đấu, cũng phải căn cứ vào hiệu quả cụ thể của hoạt động chiến
đấu của cán bộ, chiến sỹ ở từng quy mô chiến đấu đó. Hơn nữa, còn phải
được đánh giá tổng hợp sức mạnh chiến đấu từ cụ thể chuyên môn của các
bộ đội khác nhau như quân chủng, binh chủng các loại.
ở đay, có cấp độ chất lượng của tập thể con người và cấp độ chất lượng
nhân tố con người của từng cá nhân trong hoạt động chiến đấu cụ thể, theo
vị trí, chức trách của nó trong mắt xích tạo thành tổ chức chiến đấu của quân
đội.
Nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu còn được đánh giá từ từng
cá nhân “tác chiến” độc lập, bởi vì:
Một là, tổng thể con người, không phải chỉ là sự cộng gộp những cá
nhân, mà là bao gồm những cá nhân có đủ các điều kiện cần thiết về phẩm
chất chiến đấu, về khả năng liên kết trong tổ chức quân đội mới tạo cho tổng
thể con người đó có sức mạnh chiến đấu. Nếu những con người thiếu những
điều kiện đó mà tập hợp lại thì không thể liên kết họ thành tổ chức chiến đấu
vững chắc, thậm chí sẽ trở thành một quân đội ô hợp.


Hai là, nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu với tư cách là
những con người riêng lẻ còn vì biểu hiện sức mạnh của nhân tố con người
nói chung phải được thông qua con người cụ thể và trong thực tế chiến tranh
có những tình huống chiến đấu, lực lượng tác chiến là một con người; có
trường hợp cuộc chiến diễn ra không cân sức, người chiến binh đó thường
biển hiện một sức mạnh phi thường để chống lại đối phương có số người và
phương tiện vật chất áp đảo. Trong chiến tranh công nghệ cao, mỗi cá nhân

có thể độc lập điều khiển một hệ thống hoả lực, phương tiện kỹ thuật quan
trọng để tiến công đánh phá mục tiêu. Đặc biệt trong chống "diễn biến hoà
bình", có thể diễn ra ở mỗi con người là một trận địa. Nếu không đủ sức
chiến đấu về tinh thần thì người chiến binh có thể bị kẻ thù đánh bại ngay
trong chính bản thân mình. Đơn vị sẽ tan rã mất sức chiến đấu khi đại đa số
chiến binh đều "bại trận" như thế.
Quan niệm cổ truyền về sức mạnh chiến đấu của quân đội là "trình độ
sẵn sàng chiến đấu và khả năng của lực lượng vũ trang có thể tiến công địch
hoặc đẩy lùi cuộc tiến công của địch" (27). Quan niệm đó dựa trên đặc trưng
chủ yếu của hoạt động quân sự và chức năng cơ bản của quân đội là đấu
tranh vũ trang. Điều đó vẫn đúng về tình phổ quát của nó đối với mọi quân
đội trên thế giới, được sử dụng thống nhất trong khoa học và nghệ thuật
quân sự các nước. Trong cuốn sách "Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về chiến
tranh quân đội" của Bộ Quốc phòng Liên Xô cũng với tinh thần đó mà định
nghĩa thuật ngữ "Sức mạnh chiến đấu" của quân đội.
Ở nước ta trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm, đã tiến hành
cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện để chiến thắng quân thù xâm lược.
Chúng ta đã sử dụng sức mạnh chiến đấu của toàn dân, toàn quân ta, và đã
đánh địch trên tất cả các phương diện quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế,
văn hoáv.v., theo phương châm phát huy sức mạnh tổng hợp. Nhưng vì


chúng ta chống chiến tranh xâm lược, cho nên phương thức chủ yếu đánh
địch trong kháng chiến là quân sự và các lực lượng vũ trang là lực lượng
nòng cốt cho toàn dân kháng chiến.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng vậy, sức mạnh được
huy động là sức mạnh toàn quốc gia và đánh địch trên mọi mặt trận, nhưng
mặt trận quân sự là chủ yếu để chống lại các cuộc chiến tranh vũ trang xâm
lược của kẻ thù.
Do vậy sức mạnh chiến đấu thường được hiểu là sức mạnh quân sự để

chiến thắng địch trên mặt trận quân sự, dù rằng để có sức mạnh đó không
thuần tuý chỉ có hoạt động quân sự. Hơn nữa, để giành thắng lợi về mặt
quân sự, thì ngoài hoạt động quân sự, chiến đấu vũ trang, còn có các hoạt
động khác phối hợp như đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, công tác
an ninh nội bộ, công tác tình báo chiến lượcv.v. Đối với quân đội ta, cùng
với chức năng chiến đấu còn có chức năng công tác, chức năng sản xuất.
Quân đội không chỉ chiến đấu trên các chiến trường mà còn tham gia ổn
định chính trị, xây dựng hậu phương. Nhưng khái niệm "sức mạnh chiến
đấu" thường gắn với chức năng cơ bản nhất của quân đội là chức năng đấu
tranh vũ trang với nội hàm xác định trong khoa học nghệ thuật quân sự.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa hiện nay, quân đội ta đang đứng trước những phát triển mới của tình
hình và nhiệm vụ. Chúng ta đang phải đối phó với chiến lược mới của các
thế lực thù địch chống phá nước ta, của chính sách áp đặt và cường quuyền
của các nước lớn. Chủ nghĩa đế quốc đang tiếp tục áp dụng chiến lược thủ
tiêu chủ nghĩa xã hội mà không cần chiến tranh ở nước ta. Chúng hy vọng
"không đánh mà thắng" ta bằng chiến lược "diễn biến hoà bình" như chúng
đã làm ở Liên Xô và Đông ÂÂ. U. Thực chất đó là một "cuộc chiến hoà
bình". Chúng kết hợp cuộc chiến tranh đó với răn đe bằng sức mạnh quân


sự, đồng thời với kích động bạo loạn, lật đổ và có thể can thiệp vũ trang
bằng chiến tranh ở các mức độ khác nhau nhằm xoá bỏ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, thủ tiêu nền độc lập của Tổ quốc ta. Chúng đang ráo riết thực hiện
chiến lược "Chi phối đầu tư", "ngoại giao thân thiện" và "khoét sâu nội bộ"
để đạt được mục đích trên vào năm 1997.
Trước tình hình đó, chức năng, nhiệm vụ chiến đấu của quân đội ta đã
xó sự phát triển mới. Quân đội ta vừa là công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu,
vừa là lực lượng chính trị đặc biệt của Đảng và Nhà nước, của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam. Quân đội ta không chỉ là lực lượng nòng cốt

cho toàn dân đánh giặc trong chiến tranh nhân dân mà cũng là lực lượng
nòng cốt trong chiến lược diễn biến hoà bình. Một mặt, quân đội ta vẫn phải
sẵn sàng chiến đấu đối phó với chiến tranh xâm lược ở các quy mô khác
nhau theo quan niệm cổ điểm với các quân đội của đối phương ngày nay
được trang bị các loại vũ khí công nghệ cao. Mặt khác, là đội quân chính trị
đặc biệt, ta phải chiến đấu chống chiến lược "diễn biến hoà bình" kết hợp
với bạo loạn lật đổ của kẻ địch. Trong chiến lược mới, các thế lực thù địch
dùng phương thức phi vũ trang là chính để thôn tính, xâm lược hòng giành
được những mục tiêu mà chúng không giành được trong chiến tranh xâm
lược trước đây. Chúng triển khai chiến lược chống phá nước ta trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, tư tưởng"Trong chiến lược
đó, mũi nhọn chống phá của chúng là chính trị - tư tưởng và quân đội nhân
dân được coi là một trong những đối tượng chủ yếu. "Vì vậy, sự thách thức
đối với quân đội nhân dân trước hết là sự thách thức về chính trị" (75).Trong
cuộc chiến tranh này, nếu quân đội không chuẩn bị cho mình sức mạnh
chiến đấu mới thì có khi quân đông, vũ khí hiện đại, được xây dựng chính
quy vẫn không hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu của mình. Sự sụp đổ
của Liên Xô đã cho ta một bài học sâu sắc: một quân đội hùng mạnh vào bậc


nhất, nhì thế giới với quân số vài triệu người và số lượng, chất lượng vũ khí
đủ đọ sức với Mỹ mà bất lực trước chiến lược tấn công mới của kẻ thù; thậm
chí trước giờ phút quyết định sự sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa Xô
Viết, quân đội đó đã mất phương hướng chính trị, rã rời về tổ chức và mất
sức chiến đấu từ bên trong.
Sự phát triển mới về chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta đang đặt ra
yêu cầu phải có một quan niệm mới về sức mạnh chiến đấu đặc thù của quân
đội ta; sức mạnh chiến đấu đó phải bao hàm sức mạnh đấu tranh vũ trang và
sức mạnh đấu tranh chính trị- tư tưởng.
Do đó, khái niệm sức mạnh chiến đấu của quân đội là: "trình độ sẵn

sàng chiến đấu và khả năng của lực lượng vũ trang có thể tiến công địch và
đẩy lui cuộc tiến công của địch"(27), cần được hiểu không chỉ là khả năng
quân sự, vũ trang. Đó là: khả năng toàn diện chiến đấu trên cả mặt trận quân
sự và mặt trận chính trị; thực hiện các nhiệm vụ tiến công quân địch hay đẩy
lui cuộc tiến công của chúng trên cả hai phương diện quân sự và chính trị.
Từ nhận thức mới về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta như vậy, đòi
hỏi phải có sự phát triển mới trong cơ cấu nội dung của nó, tức là mở rộng
các yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội. Các nhà lý
luận quân sự mác-xít về chiến tranh và quân đội đã nêu rất đúng về các yếu
tố cơ bản tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội, bao gồm tổng hợp các
yếu tố: số lượng quân nhân và trạng thái chính trị " tinh thần, kỷ luật của họ;
tổ chức biên chế; số lượng và chất lượng của vũ khí, trang bị kỹ thuật; trình
độ kỹ thuật, chiến thuật và thể lực của bộ đội; khoa học và nghệ thuật quân
sự; trình độ tổ chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ. Tác giả cuốn sách "Những
vấn đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự" của Nhà xuất bản
Quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô trước đây cũng cho rằng: "sức chiến đấu
của lực lượng vũ trang Xô Viết bao gồm những yếu tố quan trọng nhất dưới


đây: số quân (số lượng và chất lượng), vũ khí và kỹ thuật chiến đấu, cơ cấu
tổ chức, trình độ phát triển của tư tưởng, lý luận quân sự. Trình độ phát triển
của tất cả các yếu tố đó quyết định trạng thái sức chiến đấu của quân đội"
(71).
Quan niệm cổ điển về sức mạnh chiến đấu đó chủ yếu là sức mạnh
quân sự. Tuy ở đây có nêu nổi bật vai trò sức mạnh của nhân tố chính trịtinh thần, nhưng cũng chủ yếu ở góc độ sự tác động của chính trị-tinh thần
trong quan hệ với vũ khí, kỹ thuật tạo thành sức mạnh quân sự, vũ trang
trong chiến tranh, mà chưa xét đến gốc độ sức mạnh chính trị-tinh thần trong
cuộc "chiến tranh phi vũ trang", khi mà chính trị- tư tưởng trực tiếp trở thành
vũ khí chiến đấu chủ yếu trong loại chiến tranh mới này. Đồng chí Lê Khả
Phiêu khẳng định: "Việc xây dựng quân đội về chính trị là vấn đề cơ bản

nhất. Đó không chỉ là cơ sở để xây dựng quân đội nhân dân về mọi mặt mà
còn là xây dựng một sức mạnh chiến đấu trực tiếp của quân đội nhân dân
trên mặt trận chính trị- tư tưởng trong cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh
giai cấp hiện nay để bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ
công cuộc đổi mới" (75). Trong cuộc chiến tranh mới này, vũ khí, phương
tiện chiến đấu để tiến công quân địch chủ yếu lại nằm ngay trong con người
đó là bản lĩnh chính trị, vuc khí lý luận- chính trị- tư tưởng.
Do đó sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay cần phải được bổ
sung thêm những nội dung mới, nhất là về phương diện sức mạnh chính trịtư tưởng. Theo chúng tôi, một quan niệm tương đối hoàn chỉnh hơn về sức
mạnh chiến đấu của quân đội ta là: tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần
nói lên trình độ sẵn sàng chiến đấu và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ
đấu tranh vũ trang và đâú tranh chính trị- tư tưởng của quân đội. Cụ thể, các
yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội đó là:
số lượng quân nhân với thể lực, trạng thái chính trị-tinh thần, bản lĩnh chính


trị vàkỷ luật của họ, tri thức về chiến lược, sách lược cách mạng, về kinh
nghiệm nghệ thuật đấu tranh chính trị- tư tưởng, khoa học và nghệ thuật
quân sự, kỹ thuật, ký năng chiến đấu của bộ đội,biên chế tổ chức quân sự, vũ
khí và trang bị kỹ thuật, trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cán
bộ.
Nêu lên quan niệm mới về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta trên đây
không chỉ nhằm vạch ra những nội dung phải xây dựng để taọ ra sức mạnh
chiến đấu mới mà chủ yếu nhằm làm sáng tỏ phạm vi nhân tố con người và
vai trò của nó trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta ngày nay. ĐIều đó
cho phép khẳng định: chủ thể sáng tạo trong hoạt động quân sự, tạo ra sức
mạnh chiến đấu là những quân nhân, những người trong quân đội – những
"con người thực tiễn" quân sự. Sẽ vô cùng phi lí nếu tách các yếu tố tạo
thành sức mạnh chiến đấu khỏi nhân tố con người, tách nhân tố con người
khỏi những điều kiện vật chất, điều kiện khoa học kỹ thuật nhất định. Sự phi

lý đó cũng tựa như đem tách con người khỏi lực lượng sản xuất để nói khả
năng chinh phục tự nhiên của con người.
Hiệu quả sức mạnh chiến đấu là thước đo bản lĩnh chiến đấu và năng
lực quân sự- chính trị của quân nhân, là thước đo ý chí, trí tuệ và hành động
tích cực, sáng tạo của họ, biểu hiện trong hoạt động chiến lược, chiến dịch
và trận chiến đấu, thực hiện các mục tiêu của đấu tranh vũ trang, của chiến
tranh, của công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, sự phát triển của chất lượng nhân tố con người có ý nghĩa
quyết định đối với việc nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo đảm cho quân đội
có khả năng đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị- tư tưởng, hoàn thành
các nhiệm vụ chính trị- quân sự trong giai đoạn mới.
Khi nói sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay với những yếu tố
vật chất và tinh thần hợp thành trên đây, cũng là nói về vai trò của nhân tố


con người đối với sức mạnh chiến đấu đó, về những yếu tố đó đã tác động
hoà quyện lẫn nhau và chịu sự chi phối của nhân tố con người- nhân tố con
người là trung tâm của sức mạnh chiến đấu. Do đó phải bồi đắp cho cán
bộ,chiến sỹ chúng ta một chất lượng mới, có sức chiến đấu phù hợp, đáp ứng
yêu cầu chống chiến lược mới của kẻ thù.
Rõ rang, sức mạnh chiến đấu của quân đội trước hết phải đặt trên cơ sở
số lượng quân nhân và những người phục vụ khác trong quân đội, số lượng
đó "tức là số đầu người phục vụ trong quân đội nói chung và trong từng
quân chủng, binh chủng, binh đoàn, bộ đội, phân đội" (71). Nếu không có
một số lượng cần thiết, hợp lý về những con người đó thì không thể có sức
mạnh chiến đấu mong muốn. Đó cũng là đIều đầu tiên khẳng định vai trò
của nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu. Phải có một số lượng quân
nhân nhất định tổ chức hợp lý thành những đơn vị chiến đấu để tác chiến
thắng lợi trong so sánh lực lượng với quân đội đối phương. Việc chúng ta
tổng kết chiến tranh, nêu lên kinh nghiệm có thể "lấy ít thắng nhiều" "quân

quý hồ tinh, bất quý hồ đa", không hề bác bỏ yếu tố quân số trong thành
phần nhân tố con người của sức mạnh chiến đấu. Chúng ta có thể lý giải vấn
đề này qua ví dụ của P.Ăng-ghen viết trong tác phẩm "Chống Đuy-rinh" về
quân hệ giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất, Ăng-ghen đã dẫn câu nói
của Na-pô-lê-ông: "...hai người lính Ma-me-lúc thì trội hơn hẳn ba người
lính Pháp; 100 người lính Ma-me-lúc và 100 người lính Pháp thì ngang
nhau; 300 người lính Pháp thì thường thường trội hơn 300 người lính Mame-lúc; 1000 người lính Pháp thì bao giờ cũng đánh bại được 1500 người
lính Ma-me-lúc". Bình luận tiếp, Ông viết: "Cần phải có một số lượng kỵ
binh tối thiểu nhất định thì sức mạnh của kỷ luật dựa trên hàng ngũ chỉnh tề
và hành động có kế hoạch mới có thể biểu hiện ra được và tăng thêm lên đến
mức đánh thắng cả được những đoàn kỵ binh không chính quy đông hơn, tài


nghệ vững hơn, cười ngựa giỏi hơn, chiến đấu thạo hơn và ít ra cũng can
đảm không kém"(3). Rõ ràng phải có một số lượng kỵ binh nhất định mới
phát huy được mặt mạnh của quân đội Pháp về chất lượng là có kỷ luật để
thắng quân đội Ma-me-lúc trong mật tập. ở đây chỉ mới nói đến con người
tạo nên sức mạnh chiến đấu từ khía cạnh số lượng nhất định của quân nhân.
Dĩ nhiên, khi nói số lượng của quân nhân cần thiết và hợp lý, mới tạo
nên sức mạnh chiến đấu cho quân đội là nói những quân nhân với chất lượng
nhất định. Không có một chất lượng nhất định của con người cầm súng thì
việc tăng hay giảm số lượng con người hầu như về căn bản it có tác dụng đối
với tăng hay giảm sức mạnh chiến đấu. Hiện tượng "lấy thịt đè người" trong
chiến tranh cũng có xảy ra, nhưng thường ta phải trả giá quá đắt và đó không
phải là hiện tượng hợp quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh. Có thể
khẳng định rằng, sự tăng lên số lượng con người có chất lượng chiến đấu
thấp, không thể tạo nên sức mạnh chiến đấu cao cần thiết nhằm thực hiện
mục tiêu chiến đấu đề ra. Ngược lại, sự gia tăng chất lượng chiến đấu của
con người đến mức độ cần thiết, có khả năng giảm bớt số lượng con người
đến mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo được sức mạnh chiến đấu, thậm chí sức

mạnh chiến đấu lại phát triển hơn. Chúng ta hiểu "lấy ít thắng nhiều" trong
chiến tranh là như vậy. Do đó, "quân quý hồ tinh, bất quý hồ đa", "lấy chất
lượng cao thắng số lượng đông", là nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt lịch sử và
hiện tại trong xây dựng các lực lượng vũ tranh nhân dân ta"(62).
Các yếu tố vật chất và tinh thần tạo nên sức mạnh chiến đấu đều hoặc
nằm trong ngay chính bản thân con người, hoặc thông qua con người mà
phát huy tác dụng trong tác chiến, tổng hợp các yếu tố đó trong sự tương tác
lẫn nhau ở con người chi phối hành vi của họ trong chiến đấu - phẩm chất
chiến đấu của quân nhân. Phẩm chất ấy được định hình ở từng thời điểm lịch
sử dưới tác động của giáo dục, huấn luyện, rèn luyện và tự giáo dục, tự huấn


luyện, tự rèn luyện. Biểu hiện chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh
chiến đấu của quân đội tập trung ở phẩm chất chiến đấu. Phẩm chất chiến
đấu ấy là tổng hợp các thành tố: phẩm chất chính trị - đạo đức, nghệ thuật và
kỹ năng chiến đấu, phẩm chất tâm lý, sức bền thể lực và phẩm chất liên kết
của quân nhân.
Quân đội ta đã được Bác Hồ khen tặng là: "nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Có được
thành tích đó là do các thế hệ cán bộ, chiến sỹ chúng ta tôi luyện được phẩm
chất chiến đấu đó. Trong đó, hàng đầu là phẩm chất chính trị - đạo đức, mà
Bác Hồ cũng đã xác định là: "... trung với Nước, trung với Đảng, hiếu với
dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội"(12). Chất lượng nhân tố con người như vậy trong sự phát triển của
nó đã tạo cho quân đội ta ưu thế để chiến thắng quân thùcó số lượng đông và
trang bị vũ khí hiện đại hơn ta. Hiện nay, chúng ta chủ trương tinh giản biên
chế, gắn liền với nâng cao một bước chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến
đấu của quân đội nhân dân.
Sự phân tích trên đây về nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu
để chứng minh vai trò chủ thể của con người trong đó, đồng thời cũng đặt ra

vấn đề phải chứng minh vai trò nhân tố con người ở tính quyết định của con
người trong quan hệ với các yếu tố hợp thành sức mạnh chiến đấu của quân
đội, nhất là vũ khí, trang bị. ở đây, có sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố
con người và vũ khí, trang bị trong tạo thành sức mạnh chiến đấu. Con
người phải có trình độ hiểu biết, tính năng, tác dụng của vũ khí, trang bị để
không những làm chủ, sử dụng tinh thông mà còn sáng tạo ra cách đánh phù
hợp để phát huy tối đa hiệu quả của chúng. Dù vũ khí, trang bị là cơ sở vật
chất tạo thành sức mạnh chiến đấu phải thông qua con người, thì chúng ta
cũng không thể coi sức mạnh chiến đấu quy lại chỉ còn là chất lượng con


người, tức phẩm chất chiến đấu của nó. Bởi vì, vũ khí trang bị dù chịu sự chi
phối của quân nhân và do con người sáng tạo ra, nhưng nó có tính độc lập
tương đối là một tác nhân khách quan đối với sự phát triển của sức mạnh
chiến đấu. V.I.Lê-nin viết: "Một quân đội giỏi nhất, những người trung
thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt,
nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ"(7).
Khi một loại trang bị vũ khí mới đưa vào sử dụng, làm thay đổi nghệ thuật
quân sự, thì nó buộc con người phải nâng cao chất lượng để sử dụng, làm
chủ, thậm chí thay đổi cả một số chức năng hoạt động của người lính, tạo
nên sức mạnh chiến đấu mới.
Những nhà lý luận quân sự mác-xít bàn về các nhân tố quyết định kết
cục của chiến tranh đã chứng minh vai rò quyết định của nhân tố con người
dưới góc độ đặc trưng của nó là tinh thần, tư tưởng, quan hệ với vũ khí, kỹ
thuật trong hoạt động thực tiễn quân sự. Lê-nin khi phân tích vai trò của tinh
thần trong chiến tranh đã cho rằng: "trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc
thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên
chiến trường. Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng,
cần phải hy sinh đời mình cho những người anh em là yếu tó để nâng cao
tinh thần binh sỹ và làm cho họ chịu được khó khăn chưa từng thấy"(8). Chủ

tịch Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
đã nói: "Tuy khí giới ta còn kém, kinh nghiệm ta còn ít, nhưng lòng kiên
quyết, chí hy sinh của tướng sỹ ta… đã lập nên những chiến công oanh liệt
vẻ vang, có thể nói là kinh trời động đất"(10).
Tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường là phản ánh
các quan hệ xã hội hiện thực của họ; lòng kiên quyết và chí hy sinh của họ là
kết quả của sự nhận thức của họ đối với mục đích chính trị, bản chất của
cuộc đấu tranh mà họ tham gia, về tính chất của cuộc chiến tranh đó mà rút


cục là thể hiện ở ý chí chiến đấu của họ. Chính ý chí chiến đấu của người
lính trên chiến trường đã điều khiển vũ khí trong tay họ.
Từ phương pháp luận đó có thể khẳng định, một đội quân xâm lược,
phản cách mạng, tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa thì trên chiến trường,
xét riêng về yếu tố tinh thần không bao giờ nó có ưu thế, dù rằng các ông
chủ của quân đội đó thường xuyên dùng các thủ đoạn vật chất và tinh thần
tiêm cho binh sỹ lòng hận thù và niềm vinh quang giả tạo, thậm chí kích
thích dục vọng và thú tính của binh lính đánh thuê. Với tinh thần như thế,
quân đội đó gặp phải một đối phương có ưu thế chính nghĩa cùng những
điều kiện khác về vật chất - kỹ thuật đảm bảo phù hợp thì cuối cùng nhất
định nó sẽ bị đánh bại, dù họ có quân đông, có vũ khí trang bị hiện đại.
C.Mác viết: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử
dụng lực lượng thực tiễn"(1). Đây là quan điểm phương pháp luận để xem
xét về sự chuyển hoá từ "vũ khí tinh thần" thành "vũ khí vật chất", khẳng
định vai trò quyết định của nhân tố tinh thần trong chiến tranh như lý giải
trên đây, thực ra cũng là để nói về vai trò của nhân tố con người trong sức
mạnh chiến đấu. Sức mạnh tinh thần là thuộc tính bản chất riêng của con
người, vũ khí là phương tiện vật chất để con người chiến đấu. Đối với một
quân đội cách mạng, sự giác ngộ lý tưởng cách mạng được chuyển hoá
thành lực lượng vật chất bằng hành động vật chất, bằng hành động chiến

đấu, phát huy cao tính năng, tác dụng của vũ khí để đạt hiệu quả chiến đấu
cao nhất.
Nét mới trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay là: cùng
với sử dụng vũ khí-kỹ thuật, cán bộ, chiến sỹ ta phải sử dụng trực tiếp "vũ
khí chính trị - tư tưởng" để chiến đấu trong "cuộc chiến hoà bình", làm phá
sản mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược mới của kẻ thù và chống lại
những tiêu cực trong xã hội tác động đến quân đội. Trong cuộc đấu tranh


trên mặt trận chính trị - tư tưởng ấy , cái quyết định thắng lợi và vũ khí,
phương tiện chiến đấu chủ yếu nằm chính ngay trong nhân tố con người. Do
đó, vai trò quyết định của nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu càng
tăng lên.
Cần phân biệt quan niệm mác-xít trên đây về nhân tố con người trong
sức mạnh chiến đấu, trong chiến tranh với những khuynh hướng tư tưởng sai
lầm vẫn còn tồn tại trong các giới lý luận. Có khuynh hướng tuy cũng khẳng
định vai trò của tinh thần và nhân tố con người trong chiến tranh, nhưng lấy
học thuyết "phân tâm"của Phơ-rớt làm sơ sở phương pháp luận, thổi phồng
yếu tố vô thức, đề cao bản năng của người lính trong chiến tranh. Khuynh
hướng khác, tuy thừa nhận vai trò của con người trong chiến tranh, nhưng lại
quy công chiến thắng cho những cá nhân tướng lĩnh, những người chỉ huy
tài giỏi mà đánh giá thấp vai trò của binh sỹ, vai trò của quần chúng.
Trong hoạt động quân sự, con người và vũ khí-kỹ thuật là những yếu
tố cơ bản, tác động thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình tạo thành sức mạnh
chiến đấu của quân đội. Biện chứng của mối quan hệ này chính là: vai trò
của vũ khí - kỹ thuật mở rộng khả năng của con người ngày một tăng lên,
kích thích sự phát triển trí tuệ con người, đồi hỏi nâng cao phẩm chất toàn
diện về tri thức, ý trí, tâm lý, phương pháp tư duy và năng lực hoạt động
thực tiễn. Vai trò của vũ khí-kỹ thuật có ỹ nghĩa to lớn đối với con người,
nhưng vai trò đó lại có cội nguồn từ con người. Vũ khí-kỹ thuật là phương

tiện vật chất để con người tiến hành chiến tranh. Song, những gì con người
đã có không bao giờ thoả mãn con người; yêu cầu ngày càng cao hơn đối với
vũ khí luôn được con người đặt ra. Yêu cầu đó xuất hiện như là kết quả
mong muốn, thôi thúc con người năng động hơn, trí tuệ hơn trong nghiên
cứu, cải tiến, chế tạo, sử dụng các thế hệ vũ khí hiện đại hơn các loại đã có.
Mối quan hệ giữa con người và vũ khí luôn vận động, biến đổi, sự biến đổi


về chất của nhân tố này tác động đến nhân tố kia tạo nên sự biến đổi về chất
tương ứng của nhân tố ấy; cứ như vậy những trình độ chất mới của vũ khíkỹ thuật không ngừng được nâng lên thì trình độ chất mới của nhân tố con
người cũng không ngừng phát triển.
Khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong sức mạnh
chiến đấu không phải là xem nhẹ yếu tố vũ khí - kỹ thuật. Vấn đề là,dù trong
hoàn cảnhnào thìcon người vẫn là yếu tố động nhất. Nếu trước đây việc
chuyển đổi một thế hệ vũ khí này sang thế hệ vũ khí khác phải mất khoảng
20 năm, thì ngày nay điều đó diễn ra chỉ trong vòng từ 3 đến 5 năm. Trong
khi đó, khối lượng tri thức mà con người lựa chọn, xử lý chỉ tính bằng
khoảng thời gian rất ngắn. Sự vươn lên để hoàn thiện mình về tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, phương pháp v.v... luôn thôi thúc con người tìm tòi sáng tạo.
Càng dùng kỹ thuật để thay thế sức người thì con người càng giữ vai trò to
lớn, con người luôn giữ vai trò là chủ thể sáng tạo và sử dụng kỹ thuật.
Nhân tố con người là chủ thể, là nhân tố quyết định trong sức mạnh
chiến đấu; điều đó đã được chứng minh trong lịch sử và sẽ hoàn toàn đúng
cả trong hiện tại và tương lai.
Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm với tinh
thần quyết chiến quyết thắng, kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ
quốc. Vào thế kỷ XII với sức mạnh quân sự khổng lồ, quân Nguyên Mông
đã từng chinh phục khắp thế giới, nhưng ba lần chúng xuất quân xâm lược
nước ta đều chuốc lấy thất bại cay đắng. Điều quyết định tạo nên sức mạnh
chiến đấu của dân tộc ta không phải là trang bị, vũ khí, mà là ý chí quật

cường của dân tộc, có những con người tiêu biểu như Trần Thủ Độ “Đầu tôi
chưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo”; như Trần Quốc Tuấn “Bệ hạ muốn xin
hàng trước hết hãy chém đầu tôi đi đã”, như tinh thần “sát thát” của “Hội
nghị Diên Hồng” v.v... Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, kẻ


thù nào cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt, phi thường của con người
Việt Nam ta, và cuối cùng lối thoát duy nhất của chúng là tháo chạy. Mọi
mưu toan của các đế chế phong kiến phương Bắc từ: Hán, Đường, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh, đều bị tinh thần quật cường của dân tộc ta thời Hai
Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc
Tuấn, Lê Lợi - Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ đập nát tan tành.
Đối với quân đội ta, ngay trong Chỉ thị thành lập đầu tiên, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: “Theo chỉ thị mới của đoàn thể sẽ chọn lọc trong hàng
ngũ những đội du kích Cao- Bắc- Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết,
hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”(9).
Bác đã chỉ ra tiêu chuẩn chọn lựa hàng đầu những người vào đội tiền thân
của quân đội ta phải là những người “kiên quyết, hăng hái nhất”. Đó là sự
giác ngộ chính trị sâu sắc và tinh thần chiến đấu cao. Với tinh thần “quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh”, quân đội ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp, tuy vũ khí của ta còn thô sơ và chưa được huấn luyện kỹ
càng, nhưng nhờ có tinh thần chiến đấu cao nên dần dần trưởng thành về
mọi mặt, có đủ sức mạnh chiến đấu giành được thắng lợi vẻ vang.
Đánh giá vai trò của nhân tố con người trong chống Mỹ, cứu nước,
Đảng ta khẳng định như một chân lý “quyết định thắng lợi của chiến tranh
có nhiều nhân tố, nhưng nhân tố cơ bản nhất là con người... địch thua ta chủ
yếu vì nó không đối phó nổi với hàng chục triệu bộ óc không bao giờ ngừng
tìm tòi phương thức, phương pháp đánh nó theo muôn hình vạn trạng”(67).
Nhân tố cơ bản đó càng chắc chắn đảm bảo cho chiến thắng của nhân dân ta
trong cuộc chiến mới này.

Sau khi Mỹ thất bại ở Việt Nam, nhiều nhà lý luận quân sự tư sản đều
có những câu hỏi giống nhau: Tại sao dân tộc Việt Nam đất không rộng,
người không đông, nghèo nàn lạc hậu, với quân đội mà lúc đầu kẻ thù coi là


“nhóm nổi dậy có vũ trang”, lại chiến thắng Mỹ – một nước giàu mạnh vào
bậc nhất thế giới tư bản, có một quân đội hiện đại, hùng mạnh vào hàng đầu
thế giới? Trả lời câu hỏi đó, một tác giả người Mỹ trong cuốn sách: “Đã một
thời chúng tôi là những người lính... và trẻ trung” (102), đó là trung tướng
Mỹ Ha-Rôn-G.Mo-rơ, nguyên là trung tá tiểu đoàn trưởng, đã từng tham gia
ở trận đụng đầu lịch sử giữa quân đội Mỹ và quân đội nhân dân Việt Nam ở
Ia-đrăng đã phải viết rằng: “Bộ đội của các ông thật tuyệt vời; một đối
phương có sự chỉ huy tuyệt vời ở mọi cấp và những người lính thiện chiến,
hết lòng vì sự nghiệp”. Ở đây, tác giả của cuốn sách – nhân chứng sống của
lịch sử trong chiến tranh Việt Nam của người Mỹ cũng phải thừa nhận rằng:
yếu tố quyết định trong sức mạnh chiến đấu của quân đội Việt Nam là nhân
tố con người chứ không phải là vũ khí - kỹ thuật hiện đại.
Tóm lại, nhân tố con người luôn giữ vai trò chủ đạo, quyết định trong
sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Trong tình hình hiện nay, vai trò đó
ngày càng tăng lên, điều đó đặt ra vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách phải
nâng cao chất lượng nhân tố con người để đáp ứng yêu cầu xây dựng sức
mạnh chiến đấu mới của quân đội ta hiện nay.
I.2. Tính cấp thiết nâng cao chất lượng nhân tố con người trước
yêu cầu phát triển sức mạnh chiến đấu mới của quân đội ta.
Việc nâng cao chất lượng nhân tố con người trong xây dựng sức mạnh
chiến đấu là vấn đề cơ bản thường xuyên của mọi quân đội; bởi vai trò ngày
càng tăng của nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội –
một vấn đề có tính quy luật. Bản thân sức mạnh chiến đấu của quân đội vốn
là một đại lượng biến động, trong tương quan so sánh lực lượng với quân đội
đối phương - đối tượng đang tác chiến hoặc đối tượng tác chiến dự kiến.

Mỗi quân đội đều muốn được xây dựng, phát triển sức mạnh chiến đấu hơn
đối phương. Rõ nhất là trong quá trình tác chiến, sức mạnh chiến đấu của hai


bên luôn vận động biến đổi. Trạng thái có khi cân bằng nhau, có khi bên này
so với bên kia cao hơn hoặc thấp hơn. Hồ Chủ Tịch trong giai đoạn đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp đã nêu lên một hình ảnh đạp nét:
“Nay tuy châu chấu đá voi
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”(11)
Đây là tư tưởng biện chứng chuyển hoá lực lượng, nói lên sự vận động
của sức mạnh chiến đấu trong tương quan so sánh lực lượng giữa quân đội ta
và quân đội thực dân Pháp xâm lược, dự báo về tăng trưởng sức mạnh chiến
đấu của quân đội ta và sự giảm sút sức mạnh chiến đấu của quân đội thực
dân Pháp trong chiến tranh. Thực tế sự vận động so sánh giữa quân đội ta và
quân đội thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này đã diễn ra như hình ảnh Bác
Hồ đã nêu: Quân đội ta đã trưởng thành như “con hổ oai hùng”, “voi” thực
dân, đế quốc đã “bị lòi ruột ra” và chịu thất bại cay đắng; mặc dầu lúc ban
đầu, sức chiến đấu của quân đội ta chỉ như “châu chấu đá voi”.
Xét về mặt phương pháp luận thì sự biến động của sức mạnh chiến đấu
là từ nguồn gốc bên trong sức mạnh chiến đấu, với hai nhân tố đặc trưng,
trong đó con người là chủ thể sáng tạo và vũ khí kỹ thuật không ngừng cải
tiến. Có thể nhận thức sự vận động này qua sự khái quát của Ăng ghen trong
tác phẩm “Chống Đuy-rinh”: “Không có gì lại phụ thuộc vào những điều
kiện kinh tế hơn chính ngay quân đội và hạm đội. Vũ trang, biên chế, tổ
chức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc trước hết vào trình độ sản xuất đạt
được trong một thời điểm nhất định và vào phương tiện giao thông. Ở đây
tác động cách mạng hoá không phải là “những sáng tạo tự do của trí tuệ” của
những tướng lĩnh thiên tài, mà là việc phát minh ra những vũ khí tốt hơn và
việc thay đổi chất liệu người lính”(3).
Do vậy, để tăng trưởng sức mạnh chiến đấu của quân đội ta trong tình

hình hiện nay thì yêu cầu khách quan là phải thường xuyên đặt ra vấn đề


nâng cao vai trò nhân tố con người cùng với việc cải tiến vũ khí – kỹ thuật,
trong đó việc nâng cao chất lượng nhân tố con người ở vị trí hàng đầu.
Việc đòi hỏi cấp bách nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức
mạnh chiến đấu của quân đội ngày nay là do yêu cầu của thực tiễn phát triển
sức mạnh chiến đấu của quân đội lên một trình độ mới, theo hướng xây dựng
quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu
cầu bảo vệ Tổ quốc trong chống “diễn biến hoà bình”, chống bạo loạn, lật đổ
của kẻ thù và trong các tình huống khác nhau của xung đột vũ trang, chiến
tranh xâm lược.
Dưới đây là những vấn đề cụ thể quy định tính cấp bách của việc nâng
cao chất lượng nhân tố con người của quân đội ta ngày nay.
- Nâng cao chất lượng nhân tố con người trước yêu cầu phát triển mới
của vũ khí - kỹ thuật.
Quân đội ta dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, đã
đánh bại quân đội của các đế quốc lớn với trang bị vũ khí kém hơn quân đội
địch. Nhưng nếu chúng ta thoả mãn, dừng lại ở những gì ta có trong sức
mạnh chiến đấu ở hai chục năm về trước thì không hẳn chúng ta có thể giữ
được niềm vinh quang của người chiến thắng trong các cuộc chiến tranh
tương lai, nếu kẻ địch liều lĩnh hoặc có thời cơ tấn công ta bằng quân sự.
Nguy hiểm hơn là bị chúng tấn công làm tha hoá, mất sức chiến đấu, bị vô
hiệu hoá trong “diễn biến hoà bình”.
Trong các cuộc kháng chiến trước đây, chúng ta đã đối phó với các loại
vũ khí hiện đại nhất của đối phương, trừ vũ khí nguyên tử. Nhưng đến nay
đã trải qua hai thập kỷ, công nghệ, vũ khí, kỹ thuật quân sự đã có những phát
triển mới do thành quả của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ mang lại.
Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1991)- cuộc chiến tranh đầu tiên sau
chiến tranh lạnh, giới quân sự Mỹ đã đánh giá: “các lực lượng và học thuyết



quyết định sự thành công của chiến dịch “bão táp sa mạc” là kết quả của quá
trình 20 năm điều chỉnh đôi khi tốn nhiều công sức của quân đội Mỹ về
trang bị, huấn luuyện và tổ chức”(81). Kết luận của Uỷ ban quân sự hạ nghị
viện Mỹ rút ra là: “Nếu Việt Nam và những chiến dịch sau đó được coi là
bài học có tính chất tham khảo cho giới quân sự trong suốt những năm 70 và
80 thì từ nay về sau, chiến dịch “bão táp sa mạc” sẽ là tiêu chuẩn để kiểm
nghiệm hầu hết những vấn đề quan trọng về trang bị và chính sách quân
sự”(81). Dĩ nhiên là, họ đã thổi phồng những phát triển mới về học thuyết
chiến tranh cùng vũ khí kỹ thuật trong chiến tranh vùng Vịnh; song cũng
phải thấy rằng, họ không dùng lại ở trình độ công nghệ vũ khí, nghệ thuật
quân sự đã sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh.
Không phải chỉ Đế quốc Mỹ và các nước lớn khác mà các nước đang
phát triển cũng không lơ là việc trang bị vũ khí kỹ thuật cao cho quân đội
mình “trong cuộc chạy đua vũ trang mi ni”, sau cuộc chạy đua giữa hai siêu
cường kết thúc. Tuy rằng xu thế hoà bình hợp tác trên thế giới đang phát
triển, nhưng không phải nước ta không còn nguy cơ đe doạ xâm lược bằng
quân sự. Chúng ta vẫn phải tính toán đối phó với các tình huống ngay trong
“cuộc chiến hoà bình”, và các tình huống chiến tranh ở các quy mô khác
nhau, trong đó quan tâm trước mắt là loại chiến tranh quy mô nhỏ và vừa,
chớp nhoáng, bằng các loại vũ khí công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao.
Chúng ta chống vũ khí luận của các giới quân sự phương Tây coi “khi
đã có phương tiện tiến hành chiến tranh hiện đại, thì nhân tố tinh thần không
có bất cứ một vai trò nào cả”(71); và phê phán thái độ khiếp sợ vũ khí hiện
đại của quân đội các nước đế quốc, sinh hoài nghi, thậm chí bi quan về khả
năng bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, sức
mạnh chiến đấu của quân đội các nước lớn ngày nay có thuận lợi rất lớn dựa
vào chất lượng vũ khí, trang bị- kỹ thuật hiện đại do ứng dụng kết quả của



×