Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu địa mạo phục vụ phát triển du lịch thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

Lê Thị Hồng Phượng

NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA

Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy
Ngành Địa Lý

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Văn Phái

Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA ĐỊA MẠO TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ... 14
1.1. Cơ sở của địa mạo ứng dụng. ...........................................................................14
1.2. Địa mạo ứng dụng trong du lịch. ......................................................................14
1.3. Tài nguyên địa mạo. .........................................................................................18
1.4. Tiêu chí đánh giá một tài nguyên địa mạo. ......................................................20
1.4.1. Giá trị khoa học. .......................................................................................20
1.4.2. Giá trị văn hóa. .........................................................................................20
1.4.3. Giá trị kinh tế - xã hội. .............................................................................21
1.4.4. Giá trị phong cảnh. ...................................................................................21
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM
SƠN ............................................................................................................................ 22
2.1. Vị trí khu vực Sầm Sơn. ....................................................................................22


2.1.1. Vị trí địa lý. .................................................................................................22
2.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lý. .............................................................................23
2.2. Đặc điểm tự nhiên. ............................................................................................23
2.2.1. Đặc điểm địa hình. .....................................................................................23
2.2.2. Đặc điểm khí hậu. ......................................................................................27
2.2.3. Đặc điểm thủy văn, hải văn. ....................................................................28
2.2.3.1. Đặc điểm thủy văn. ..............................................................................28
2.2.3.2. Đặc điểm hải văn. ................................................................................29
2.3. Tài nguyên thiên nhiên. ......................................................................................33
2.3.1. Tài nguyên đất. ...........................................................................................33
2.3.2. Tài nguyên nước. ........................................................................................34
2.3.3. Tài nguyên rừng. .........................................................................................35
2.3.4. Tài nguyên khoáng sản. ..............................................................................35
2


2.3. Đặc điểm kinh tế - nhân văn. ............................................................................35
2.3.1. Dân số, phân bố dân cư, cơ cấu lao động. ..................................................35
2.3.2. Hạ tầng cơ sở. .............................................................................................38
2.3.3. Kinh tế - xã hội ...........................................................................................39
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO BIỂN .......................................................... 41
3.1. Các nhân tố thành tạo địa hình. ..........................................................................41
3.1.1. Cấu trúc địa chất – kiến tạo. .......................................................................41
3.1.2. Đặc điểm thạch học. ...................................................................................41
3.1.3. Vai trò của sông đối với thành tạo địa hình. ...............................................42
3.1.4. Vai trò của biển. ..........................................................................................42
3.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo. ...............................................................43
3.2.1. Khái niệm bản đồ địa mạo. .........................................................................43
3.2.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo. ........................................................43
3.3. Đặc điểm địa mạo khu vực thị xã Sầm Sơn. ......................................................44

3.3.1. Địa hình lục địa ven biển. ...........................................................................44
3.3.2. Địa hình đáy biển ven bờ. ...........................................................................51
3.4. Phân chia các loại bờ. .........................................................................................53
3.4.1. Bờ tích tụ do dòng di chuyển dọc bờ ..........................................................53
3.4.2. Bờ xói lở trên trầm tích bở rời ....................................................................54
3.4.3. Bờ mài mòn trên đá cứng............................................................................54
3.4.4. Bờ tích tụ trong vịnh lõm ............................................................................55
3.5. Khái quát lịch sử phát triển địa hình. .................................................................55
CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SẦM SƠN TRÊN CƠ SỞ ĐỊA MẠO .. 57
4.1. Tài nguyên địa mạo khu vực Sầm Sơn. .............................................................57
4.1.1. Bãi cát trắng. ...............................................................................................57
4.1.2. Bậc thềm biển. ............................................................................................59
4.1.3. Nền mài mòn – vách mài mòn. ...................................................................60

3


4.2. Tiềm năng phát triển du lịch Sầm Sơn. ..............................................................65
4.2.1. Phân tích địa mạo phục vụ du lịch. .............................................................65
4.2.1.1. Khả năng đi lại. ...................................................................................65
4.2.1.2. Tính đa dạng. .......................................................................................65
4.2.1.3. Tính đặc thù. ........................................................................................65
4.2.1.4. Tính bao quát. ......................................................................................66
4.2.2. Nhận xét tiềm năng du lịch của Sầm Sơn. ..................................................66
4.2.3. Những tác động ảnh hưởng đến du lịch Sầm Sơn. .....................................68
4.2.4. Đề xuất hướng phát triển du lịch Sầm Sơn trên cơ sở quy hoạch thị xã Sầm
Sơn đến năm 2025. ...............................................................................................68
4.2.4.1. Xây dựng, mở rộng các tuyến du lịch ra các vùng lân cận. ................71
4.2.4.2. Bảo tồn các tài nguyên địa mạo...........................................................74
4.2.5. Một số chú ý khi phát triển du lịch Sầm Sơn .............................................74

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 77

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Những điều kiện cho một bãi tắm biển lý tưởng (theo Horokawa K. ) ......... 16
Bảng 2. Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan (theo Horkiawa
K., 1978) ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. Độ muối trung bình tháng( ‰) ở vùng duyên hải Bắc Bộ ............................ 30
Bảng 4. Tần suất (%) và độ cao sóng (m) trong mùa đông nhiều năm (1960-1994)
tại trạm Hòn Dấu ........................................................................................................ 31
Bảng 5. Tần suất (%) và độ cao sóng (m) trong thời kỳ chuyển tiếp .......................... 31
Bảng 6. Dân số và lao động thị xã Sầm Sơn đến năm 2010 ....................................... 37
Bảng 7. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.......................................... 38
Bảng 8. Tình hình phát triển kinh tế của Thanh Hóa giai đoạn 1995-2009 ............... 40
Bảng 9. Hàm lượng bùn cát lơ lửng trung bình tháng, năm trung bình thời kỳ quan
trắc trong hệ thống sông Mã ....................................................................................... 43

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mối liên hệ giữa tài nguyên địa hình và một số hướng sử dụng chúng ........ 19
Hình 2. Vị trí khu vực nghiên cứu .............................................................................. 22
Hình 3. Thị xã Sầm Sơn trên google map .................................................................. 23
Hình 4, 5. Đoạn bờ biển từ cửa Hới đến phía bắc núi Trường Lệ ............................ 24
Hình 6, 7. Đoạn bờ sát chân núi Trường Lệ .............................................................. 25
Hình 8, 9. Vụng Vinh Sơn ........................................................................................... 25

Hình 10. Ảnh chụp cửa Hới vào ngày 20/08/2009 (Google Earth) ........................... 28
Hình 11. Độ lớn thuỷ triều tại một số vị trí trên bờ biển duyên hải Bắc Bộ .............. 31
Hình 12. Dòng chảy trong vịnh Bắc Bộ vào mùa xuân và mùa thu ........................... 32
Hình 13. Dòng chảy trong vịnh Bắc Bộ và mùa đông và mùa hè .............................. 33
Hình 14, 15, 16, 17. Nền mài mòn - xâm thực do dòng chảy tạm thời ở khu vực hòn
Trồng Mái................................................................................................................... 45
Hình 18, 19. Khu vực vách núi xâm thực được xây dựng đền Độc Cước .................. 46
Hình 20. Bề mặt tích tụ sông – biển tuổi Holocen muộn khu vực xã Quảng Châu và
Quảng Tiến (Google Earth) ....................................................................................... 47
Hình 21. Bề mặt tích tụ (bãi bồi) hiện đại do tác động của sông – thủy triều (Google
Earth) ......................................................................................................................... 47
Hình 22. Các bề mặt tích tụ do tác động của sóng tuổi Holocen muộn (Google
Earth) ......................................................................................................................... 48
Hình 23. Các trũng xen kẽ các gờ cao trên bề mặt tích tụ lượn sóng do tác động của
sóng tuổi Holocen muộn (Google Earth) ................................................................... 49
Hình 24. Địa hình trũng do tác động của sóng tuổi Holocen muộn (Google Earth) 50
Hình 25. Bề mặt tích tụ lượn sóng do tác động của sóng (Google Earth) ................ 50
Hình 26, 27. Bar cửa sông khu vực cửa Hới.............................................................. 51
6


Hình 28. Bề mặt xói lở - tích tụ phía Bắc núi Trường Lệ, thuộc phường Trung Sơn 52
Hình 29. Hình ảnh các val bờ chạy song song với bờ, xen giữa là các lạch trũng ... 52
Hình 30, 31. Vách mài mòn phía đông dãy núi Trường Lệ ....................................... 53
Hình 32, 33. Bề mặt tích tụ ở vụng Vinh Sơn ............................................................. 53
Hình 34. Bờ bị sóng phá hủy năm 2010 ở thôn Quang Vinh, xã Quảng Cư ............. 54
Hình 35. Xây kè đá dọc bờ xã Quảng Cư năm 2013.................................................. 54
Hình 36, 37, 38, 39. Bài cát trắng của Sầm Sơn ........................................................ 58
Hình 40, 41. Khu vực thềm biển xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng .................. 59
Hình 42, 43. Khoanh rừng phi lao ở xã Quảng Cư ................................................... 59

Hình 44, 45. Bề mặt thềm biển với các lạch trũng xen kẽ doi cát cổ và hình ảnh một
vùng trũng ngập nước bị bỏ trống ............................................................................. 60
Hình 46, 47, 48, 49. Nền mài mòn trên đỉnh Trường Lệ với cảnh quan “vườn đá” . 61
Hình 50, 51. Đền Độc Cước ....................................................................................... 61
Hình 52, 53. Đền Cô Tiên trên vụng Ngọc................................................................. 62
Hình 54, 55. Hòn Trống Mái và cận cảnh hòn Trống ............................................... 63
Hình 56, 57, 58, 59. Bãi đá dưới chân vách Trường Lệ bị sóng mài mòn................. 64
Hình 60. Sơ đồ phân vùng cảnh quan du lịch định hướng 2025, tầm nhìn 2035 ...... 71
Hình 61. Mô hình công viên cây xanh ở khu cảnh quan sông Đơ ............................. 72
Hình 62. Mô hình khu nhà liền kề - dự án đô thị ven sông Đơ .................................. 72
Hình 63. Một góc khu du lịch sinh thái Quảng Cư .................................................... 73
Hình 64. Dấu hiệu biển lấn vào đất liền tại khu vực Động Thiên Cung ................... 74

7


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Theo quan điểm hiện nay, tài nguyên là tất cả những gì có trong tự nhiên và
xã hội được con người sử dụng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh
thần. Như vậy, xét theo nguồn gốc có hai dạng tài nguyên chính là tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Vì tài nguyên là cơ sở để phát triển kinh tế
đối với mọi quốc gia nên việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên,
kể cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, để phục vụ phát triển kinh tế xã hội luôn là điều thôi thúc đối với mỗi đất nước, mỗi khu vực. Có thể thấy địa
hình và các quá trình địa mạo tạo nên chúng là một trong những yếu tố tự nhiên
quan trọng nhất, do đó chúng cũng được xem là một loại tài nguyên. Tài nguyên
địa mạo là một dạng tài nguyên mới, được đánh giá xem xét trên cơ sở địa mạo
nhằm phát hiện ra những nguồn tài nguyên có thể đưa vào khai thác phục vụ và
góp phần định hướng cho công tác du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội
nói chung.

Bãi biển Sầm Sơn được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt
Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, Sầm Sơn luôn là một điểm nhấn thu
hút khách du lịch gần xa mỗi dịp hè về. Thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa,
bờ biển Sầm Sơn dài khoảng 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ,
cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông. Từ năm 1906, người Pháp đã
nhận thấy Sầm Sơn là một địa điểm rất thích hợp để đặt các khu an dưỡng và
nghỉ mát cho quan chức cấp cao. Nơi đây có nhiều lợi thế để khai thác làm điểm
du lịch hấp dẫn bởi những tài nguyên độc đáo như: bãi cát dài sử dụng làm bãi
tắm, dãy núi Trường Lệ với các dạng địa hình mài mòn đã trở thành điểm du lịch
hấp dẫn, tiêu biểu là hòn Trống Mái, cùng với đó là những điểm thăm quan độc
đáo khác như đền Độc Cước, đền Cô Tiên... những tài nguyên này vừa có giá trị
du lịch, vừa mang tính khoa học, lại có giá trị thẩm mỹ và kinh tế rất cao. Tuy cái
tên Sầm Sơn mới được biết đến vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
nhưng trên bản đồ du lịch Việt Nam, Sầm Sơn đã tạo được chỗ đứng cho riêng
mình. Điểm khác biệt tạo nên điểm nhấn cho du lịch Sầm Sơn chính là ở chỗ có
sự kết hợp độc đáo giữa biển, núi và rừng. Để góp phần khẳng định thêm giá trị
du lịch của Sầm Sơn, là một sinh viên ngành Địa mạo – Địa lý môi trường biển
và cũng là một người con xứ Thanh, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu địa mạo phục
vụ phát triển du lịch thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” với mục đích đem đến
8


một cái nhìn khác về du lịch Sầm Sơn dưới góc độ địa mạo, từ đó đề xuất những
ý kiến phát huy và bảo tồn vẻ đẹp của những cảnh quan nơi đây theo hướng phân
tích những địa mạo và các tài nguyên địa mạo, góp phần cho sự phát triển của du
lịch Sầm Sơn, xứng tầm là một đô thị du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá các tài nguyên địa mạo để có cái nhìn
tổng quan hơn về giá trị của các tài nguyên đó, phục vụ cho công tác phát triển
du lịch và bảo tồn cảnh quan.

b. Nội dung nghiên cứu:
-

Tìm hiểu về địa mạo ứng dụng và vai trò của địa mạo ứng dụng với du

lịch, tài nguyên địa mạo.
-

Lập bản đồ địa mạo cho khu vực.

-

Đánh giá giá trị của các tài nguyên địa mạo.

- Tìm hiểu thực trạng khai thác các tài nguyên địa mạo của khu vực, đề
xuất phương hướng quản lý, khai thác bền vững cho hiện tại và tương lai.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, tìm hiểu về khu vực nghiên cứu và các khái niệm liên
quan: địa mạo ứng dụng, tài nguyên địa mạo, di tích địa mạo với du lịch.
-

Khảo sát ven biển Sầm Sơn, mô tả, chụp ảnh các đơn vị địa mạo và di

tích địa mạo của khu vực.
- Đánh giá giá trị các tài nguyên địa mạo, đề xuất phương án khai thác,
sử dụng.
-

Tổng hợp, hoàn chỉnh khóa luận.


 Phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở phương pháp luận.
Đến nay, cùng với sự phát triển theo thời gian của khoa học địa mạo, đã có
một số định nghĩa về lĩnh vực khoa học này. Gần đây, Hội Địa mạo Quốc tế đã
đưa ra định nghĩa như sau: Địa mạo là một khoa học liên ngành và hệ thống,
nghiên cứu địa hình và các cảnh quan của chúng, cũng như các quá trình tạo
ra và làm thay đổi chúng [7].

9


Từ định nghĩa trên có thể thấy nghiên cứu địa hình và các cảnh quan địa
hình, nói cách khác chính là nghiên cứu các tài nguyên địa mạo là lĩnh vực của
khoa học Địa mạo.
Xác định rõ vùng nghiên cứu là một dải bờ biển, do đó để bài nghiên cứu có
thể xem xét đối tượng được đầy đủ và toàn diện nhất, các phương pháp nghiên
cứu ngoài dựa trên cơ sở địa mạo nói chung còn phải được áp dụng trên cơ sở lý
thuyết của địa mạo bờ biển.
Cơ sở lý thuyết của địa mạo học nói chung và địa mạo bờ biển nói riêng là
mối tương tác giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Riêng đối với địa mạo
bờ biển, thì sóng biển và các loại dòng chảy sinh ra do nó là nhân tố quyết định
tạo nên các thành tạo địa hình bờ biển trong mối quan hệ rất chặt chẽ với điều
kiện khí hậu và địa chất kiến tạo khu vực. Với quan niệm sóng là nhân tố chủ đạo
trong quá trình tạo ra và tiến hoá các thành tạo địa hình ở đây, người ta đã chia ra
3 đới động lực ở khu bờ hiện đại là: 1) đới sóng vỗ bờ; 2) đới sóng vỡ và biến
dạng và 3) đới sóng lan truyền. Việc phân chia như vậy là tuỳ thuộc vào khả
năng tác động của sóng đến đáy và ngược lại, đáy biển ảnh hưởng đến sự biến
dạng của sóng. Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay đều xác nhận rằng, khi
giá trị h/H = 0,14 là lúc giữa sóng và đáy có tác động lẫn nhau và khi h/H = 0,78
là lúc sóng bị phá huỷ mạnh nhất và tác động đến đáy lớn nhất để tạo ra địa hình

đặc trưng- đó là các bar cát ngập nước (ở đây h là độ cao của sóng, còn H là độ
sâu đáy biển). Trên cơ sở lý thuyết như vậy, thì vùng biển nghiên cứu cũng được
chia thành 3 đới động lực là: đới sóng vỗ bờ, đới sóng vỡ và biến dạng; đới sóng
lan truyền. Các đới hình thái tương ứng với chúng là đới bãi, đới val ngầm-sườn
bờ ngầm và đới thềm lục địa phía trong [6]. Trong bài khóa luận này, vùng biển
nghiên cứu được giới hạn trong 5m nước, tức là trong phạm vi đới sóng vỗ bờ.
Từ những điều trình bày trên, cho thấy để đạt được hiệu quả tốt trong nghiên
cứu các hợp phần của tự nhiên, trong đó có địa hình, cần phải đi theo hướng tiếp
cận hệ thống. Theo cách tiếp cận này, toàn bộ địa hình và các tài nguyên địa mạo
được xem như một hệ thống mở. Sự phát triển và tiến hoá của nó phụ thuộc vào
mối tác động tương hỗ giữa nhiều nhân tố cả bên trong của hệ (các nhân tố chủ
quan) với các nhân tố khác từ bên ngoài hệ (tức là các hệ khác, nhân tố khách
quan) cả của biển lẫn của lục địa. Trong hệ thống này, con người vừa là chủ thể
vừa là khách thể. Trong thời kỳ hiện đại, ngoài những biến động khách quan từ tự

10


nhiên, các hoạt động của con người đều có ảnh hưởng hoặc là trực tiếp hoặc là
gián tiếp đến sự biến đổi địa hình mặt đất nói chung và địa hình bờ biển nói riêng.
Sử dụng phương pháp này giúp ta đánh giá sự tham gia của các nhân tố vào quá
trình hình thành và tiến hoá địa hình cũng như vai trò của chúng một cách đúng
đắn hơn. Tiếp cận hệ thống cũng là một trong những cách tiếp cận cơ bản nhất
trong nghiên cứu địa mạo học và đây sẽ là cơ sở phương pháp luận được sử dụng
xuyên suốt quá trình làm việc. Phân tích hệ thống cho phép ta có cái nhìn toàn
diện và đầy đủ hơn về đối tượng, vấn đề đang nghiên cứu nhưng cũng bắt buộc
chúng ta phải xem xét đầy đủ về đối tượng, tránh bỏ qua một mối liên hệ nào đó
của đối tượng với những khách thể khác.
Trong hệ thống mở, theo định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, thì
nguồn vật chất và năng lượng ra vào trong hệ đều có mối liên hệ nhân – quả với

nhau. Từ đó cho thấy, nếu một trong những nhân tố (nguyên nhân) của hệ thay
đổi thì kết quả của hệ cũng sẽ thay đổi. Sự thay đổi này thông qua quy luật lượng
đổi - chất đổi và biến từ trạng thái của hệ này sang hệ khác. Trong trường hợp
đó, người ta gọi là đột biến ngưỡng. Ngoài ra, còn một số các cặp phạm trù trong
triết học, các định luật trong vật lý, v.v. cũng là cơ sở, là nền tảng để khoa học
địa mạo phát triển [5].
b. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng.
Vì địa hình mặt đất phát triển trên nền tảng tương tác của hai nhóm tác nhân
nội lực và ngoại lực, do đó địa hình cũng bị biến đổi theo sự biến đổi không
ngừng của tiến trình lịch sử địa chất. Điều này giải thích tại sao địa hình mặt đất
lại hết sức đa dạng, tạo ra những dạng tài nguyên địa mạo cũng hết sức đa dạng
và phong phú. Để hiểu được bản chất của tính đa dạng ấy địa mạo học cần sử
dụng một hệ thống phong phú các phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp hình thái
Mục đích của phương pháp này là thông qua nghiên cứu định tính (mô tả
diện mạo) và định lượng (đo đạc, phân tích các thông số trắc lượng – hình thái)
địa hình mà góp phần giải quyết các vấn đề nguồn gốc và động thái của nó [1].
 Phương pháp hình thái - động lực
Giữa hình thái địa hình bờ biển và các nhân tố động lực thành tạo chúng có
mối liên quan rất mật thiết với nhau theo quan hệ nhân – quả. Thông thường khi
nghiên cứu về bờ biển ta chỉ quan tâm đến hai quá trình biến động chính là xói lở
11


- mài mòn và tích tụ. Khi khảo sát thực địa cần xác định được hình dáng bên
ngoài và kích thước của các dạng bờ mài mòn cũng như tích tụ. Quy luật phân
bố, đặc điểm và sự biểu hiện của chúng cũng cần được quan sát kỹ càng. Đồng
thời với đó cần tiến hành nghiên cứu các thềm nói chung, hình dạng mặt cắt
ngang, thành phần và sự phân bố của bồi tích để suy đoán, nhận định các nhân tố
động lực đã tạo nên những dạng địa hình đó. Đây là một phương pháp mang tính

chất định tính [2].
 Phương pháp hình thái – thạch học
Cơ sở của phương pháp này dựa trên mối liên quan chặt chẽ giữa đặc điểm
hình thái với các tính chất của vật liệu (đất đá gắn kết hay bở rời, kích thước
hạt...) tạo nên chúng. Chẳng hạn độ dốc của bãi phụ thuộc rất nhiều vào kích
thước hạt. Hạt càng thô độ dốc của bãi càng lớn.
- Độ dốc 20 tương ứng đường kính trung bình Md = 0,12mm
- Độ dốc 80 tương ứng đường kính trung bình Md = 0,5mm
- Độ dốc 120 tương ứng đường kính trung bình Md = 2mm
- Độ dốc 150 tương ứng đường kính trung bình Md = 5mm
- Độ dốc  200 tương ứng đường kính trung bình Md = 64mm
Mặt khác, nếu năng lượng sóng càng lớn, vật liệu trầm tích có kích thước
càng lớn và độ nghiêng của bãi cũng càng lớn.
Ngoài ra có thể thấy ở những khu vực bờ có địa hình mài mòn thì rất có thể
khu vực đó có cấu tạo bằng đá dễ hòa tan, hoặc những nơi đường bờ bị giật lùi
(xói lở) thì cũng rất có thể điều đó có liên quan đến việc khu bờ có cấu tạo bằng
những vật liệu hạt mịn và gắn kết bở rời. Do đó khi phân tích và khảo sát được
đầy đủ, chính xác về thành phần thạch học của vật liệu cấu tạo nên khu bờ sẽ
giúp ích rất nhiều cho công tác nghiên cứu, đánh giá, phân loại biến động đường
bờ.
 Phương pháp lịch sử - hình thái
Ứng dụng nghiên cứu lịch sử phát triển địa hình đang tồn tại trên bề mặt trái
đất cũng như đã bị phá hủy hoặc chôn vùi trong lòng đất [1]. Sử dụng phương

12


pháp này để giải thích và hiểu rõ hơn về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát
triển của các dạng địa hình cũng như tài nguyên địa mạo của khu vực nghiên cứu.
 Khảo sát thực tế

Đây là phương pháp tối cần thiết khi thực hiện nghiên cứu một khu vực nào
đó. Khảo sát thực tế sẽ cho cái nhìn khách quan, trung thực nhất về đối tượng.
Những quan sát, ghi chép sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu được hoàn thiện và
tin cậy hơn.
 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, báo cáo gồm 4 chương
chính:
Chương 1. Vai trò của địa mạo trong phát triển du lịch ........................................ 14
Chương 2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Sầm Sơn ............................ 22
Chương 3. Đặc điểm địa mạo biển ........................................................................ 41
Chương 4. Phát triển du lịch Sầm Sơn trên cơ sở địa mạo .................................... 57

13


CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA ĐỊA MẠO TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
1.1. Cơ sở của địa mạo ứng dụng.
Địa mạo học là một bộ môn khoa học nghiên cứu địa hình bề mặt Trái Đất
về các mặt hình thái, nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển [1]. Với đối tượng
nghiên cứu là địa hình bề mặt Trái Đất, những hiểu biết về địa mạo học ngày
càng tham gia vào việc giải quyết những nhiệm vụ của nhu cầu thực tiễn và dần
dần đã hình thành bộ môn địa mạo ứng dụng. Ở mức độ đơn giản nhất, định
nghĩa địa mạo ứng dụng là nghiên cứu các mối tương tác giữa địa mạo học và
các hoạt động của con người. Có thể nói rằng toàn bộ hoạt động của con người
đều liên quan chặt chẽ với địa hình của nơi cư trú. Chính vì vậy, việc sử dụng địa
hình để vừa làm nơi cư trú, đồng thời vừa làm một trong các tư liệu sản xuất
quan trọng nhất của con người. Do đó tầm quan trọng và những ảnh hưởng của
địa hình đến khí hậu, thủy văn, thực vật và sự phát triển văn hóa của con người
đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Ngược lại, chính những tác động của

con người đến địa hình trong tiến trình phát triển kinh tế - văn hóa của mình đã
làm cho cả địa hình, cũng như các quá trình thành tạo ra nó (quá trình địa mạo) bị
biến đổi [7]. Để ứng dụng những kiến thức địa mạo (bao gồm địa hình và các quá
trình hình thành và biến đổi chúng) vào thực tiễn một các có hiệu quả, cần dựa
trên những cơ sở sau:
- Địa hình và các quá trình địa mạo là một loại tài nguyên thiên nhiên
được đánh giá theo các giá trị khoa học, văn hóa – xã hội, kinh tế và trụ cột của
các hệ sinh thái.
- Địa hình là một hợp phần quan trọng của môi trường, giữ vai trò là nền
tảng của hệ sinh thái, quyết định dòng vật chất và năng lượng vào – ra của hệ,
quyết định khí hậu địa phương.
- Địa hình mặt đất là “sân khấu” để con người “trình diễn” mọi hoạt động
nhằm thỏa mãn các nhu cần về vật chất và tinh thần của mình.
- Có nhu cầu tăng lượng thông tin về các điều kiện địa hình mặt đất/đất
đai của xã hội phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.2. Địa mạo ứng dụng trong du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế và được định hướng theo tài nguyên. Theo
Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999), tài nguyên phục vụ cho du lịch được hiểu là
14


“cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công
trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du
lịch, các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo sự
hấp dẫn du lịch” [8]. Như vậy, thực chất tài nguyên phục vụ du lịch là các điều
kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định
dưới tác động của nhu cầu xã hội.
Tài nguyên phục vụ du lịch được chia thành hai bộ phận: tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử,

công trình xây dựng văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực...
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố thành phần của các điều kiện tự nhiên có
thể đáp ứng một mặt nào đó nhu cầu du lịch của xã hội và có khả năng sử dụng
trực tiếp vào mục đích du lịch, đó chính là các cảnh quan – phong cảnh.
Địa hình mặt đất và các quá trình địa mạo là một dạng tài nguyên du lịch
thiên nhiên. Địa hình là cơ sở nền tảng của cảnh quan địa lý.
- Bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động du lịch của du khách, đồng
thời là địa bàn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Hình
thái và nền địa chất có thể ảnh hưởng lớn đến sự xây dựng các công trình.
- Địa hình tạo nên phong cảnh phục vụ du lịch.
- Đặc điểm của địa hình góp phần quyết định đến loại hình du lịch.
- Các quá trình địa mạo vừa là nhân tố thành tạp nên các dạng địa hình,
đồng thời cũng là tác nhân gây phá hủy địa hình ban đầu để tạo ra dạng địa hình
mới có thể có lợi hoặc bất lợi.
Đối với địa mạo bờ biển, địa hình nơi đây có sự tương tác qua lại giữa các
nhân tố của cả lục địa và đại dương nên địa hình có sự đa dạng. Hoạt động của
các nhân tố thành tạo địa hình như cấu trúc địa chất, yếu tố thủy văn, hải văn như
sóng, gió, dòng chảy, thủy triều... có ảnh hưởng rất lớn đến hình dạng bờ. Quá
trình động lực điển hình xảy ra trên một khu bờ biển bao gồm có xói lở và bồi tụ.
Sản phẩm của sự bồi tụ bờ là các bãi biển, val bờ, bar bờ, doi cát...Chúng có
những ảnh hưởng nhất định đến phát triển du lịch, đặc biệt là bãi biển. Sự xói lở
xảy ra đối với một khu bờ cấu tạo bằng cát dĩ nhiên sẽ gây ra những điều tiêu
cực, tuy nhiên đối với một đoạn bờ cấu tạo bằng đá thì quá trình mài mòn có thể
sẽ tạo ra những cảnh quan độc đáo, là các nền mài mòn (beach) và vách mài mòn
(cliff).

15


Tác giả Horokawa K. đã đưa ra điều kiện cho một bãi tắm biển lý tưởng là

bãi cát thoải, nhiệt độ không khí trung bình ngày trên 240C, nhiệt độ nước từ 23 –
250C, tốc độ gió dưới 5m/s, số giờ nắng trong ngày trên 5 giờ, độ cao sóng nhỏ
hơn 0,5m và dòng chảy rất yếu (bảng 1).
Bảng 1. Những điều kiện cho một bãi tắm biển lý tưởng (theo Horokawa K. ) [8]
Chỉ tiêu

Điều kiện

Vị trí hoạt động

Bãi cát với chiều rộng trên 50m, thoải,
nông (sâu không quá 1m)

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ TB ngày trên 240C

Gió

Dưới 5m/s

Nắng

Trên 5h/ngày

Độ cao sóng

Nhỏ hơn 0,5m

Nhiệt độ nước


23 – 250C

Dòng chảy

Rất yếu

Ứng với mỗi loại hình du lịch lại có những yêu cầu khác nhau về điều kiện
địa hình (bảng 2)
Tất cả những dạng địa hình và các quá trình địa mạo tạo nên một dạng tài
nguyên thiên nhiên hết sức đặc biệt, được gọi là tài nguyên địa mạo.

16


Bảng 2. Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan (theo Horkiawa K., 1978) [8]
Địa hình và địa
chất
Loại hình du lịch
Bãi
cát

Bãi
đát

cát

Tắm biển

X


+

Câu cá

+

+

Khí hậu

Hải văn
Gió

Bãi
đá

Nhiệt
độ

Nắng

Mưa

+

x

X


Tốc
độ

Hướng

+

X

Kéo lưới

+

Dòng
đại
dương

Dòng
triều

Mực
biển

Dòng
cát

Sóng

Dòng
ven bờ


Sương


Nhiệt
độ
nước

Chất
lượng
nước

-

+

-

X

X

X

+

X

X


+

+

+

+

+

+

+

+

+

X

+

X

Lướt sóng

+

+


Sưu tập vỏ sò

X

+

+

-

X

Chèo thuyền

+

+

+

+

+

X

Thuyền máy

+


+

-

-

-

+

+

Thuyền buồm

+

+

-

-

+

X

+

Chèo xuồng


+

+

-

+

+

Lặn
Công viên biển

+

+

+
+

+

+

+

X

X


+

+
X

+
+

-

+

+

+

+

-

X

+

-

-

X


+

-

-

X

+

-

-

+

+

X

+

+

X

+

-


+

+

X

+

+

+

+

X

+


1.3. Tài nguyên địa mạo.
Tài nguyên địa mạo là địa hình và vật liệu (raw materials) cấu tạo nên nó,
được hình thành do các quá trình địa mạo, có ích cho con người hoặc có thể trở
nên có ích phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội và công nghệ [3].
Địa hình mặt đất và vật chất cấu tạo nó đã được con người khai thác, sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau ngay từ thời nguyên thủy, ngày càng được nghiên
cứu để sử dụng khôn ngoan, hợp lý hơn. Nguồn tài nguyên địa mạo vừa được sử
dụng trực tiếp vừa được sử dụng gián tiếp trong các hoạt động của con người. Các
thành tạo địa mạo được sử dụng trực tiếp là những dạng có giá trị thẩm mỹ cao
như các hang động karst, các vách đá, v.v. Còn địa hình được sử dụng gián tiếp là
các mặt bằng rộng lớn, các dạng kéo dài, v.v. trong xây dựng hạ tầng cơ sở phục

vụ cho phát triển.
Địa hình mặt đất và vật chất cấu tạo nên nó đã được các nhà khoa học xác
định là một loại tài nguyên thiên nhiên vì:
- Địa hình mặt đất là một yếu tố tự nhiên, một thực thể vật chất tồn tại
khách quan và là một hợp phần không thể thiếu của các tổng thể tự nhiên; địa hình
là một thành phần quan trọng của môi trường và là một nhân tố không thể thiếu
trong các hệ sinh thái cả trên cạn lẫn dưới nước;
- Con người nhận thức được sự hiện diện của địa hình và đã tiến hành
nghiên cứu về nó;
- Địa hình mặt đất là một sân khấu để con người trình diễn các hoạt động
phục vụ cho cuộc sống vật chất và tinh thần của mình (địa bàn cư trú; các hoạt
động nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi; công nghiệp và xây dựng; xây dựng cơ
sở hạ tầng; v.v.).
Việc sử dụng nguồn tài nguyên địa mạo hết sức đa dạng. Các dạng địa hình
tự nhiên là mô hình tiến hóa địa mạo chân thực, sống động nhất phục vụ cho công
tác giáo dục, nghiên cứu khoa học; là bề mặt diễn ra hầu hết các hoạt động sinh
hoạt, sản xuất của con người; là những cảnh quan đẹp trở thành đối tượng cho du
lịch hay trở thành nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật v.v. Các vật liệu do
quá trình địa mạo tạo ra có thể khai thác làm nguyên liệu, vật liệu xây dựng (cát,
sét, sỏi…), khai thác khoáng sản (sa khoáng, than bùn,…).

18


Nhìn chung, các nguyên liệu và địa hình được thành tạo do các quá trình địa
mạo mang nhiều ý nghĩa khác nhau về mặt khoa học, văn hóa – lịch sử, thẩm mỹ,
kinh tế - xã hội và khiến chúng trở thành một dạng tài nguyên có giá trị. Bên cạnh
đó, với chức năng tự nhiên của địa hình là quy định sự phân bố vật chất và năng
lượng thì nó cũng đóng góp cho việc tìm kiếm và sử dụng một loạt các loại tài
nguyên khác như năng lượng mặt trời, nước, v.v.

Định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất về tài nguyên địa mạo được đưa ra
bởi M.Panizza (1996). Theo tác giả này, hợp phần địa mạo của môi trường được
chia thành tài nguyên địa mạo và tai biến địa mạo. Trong đó, tài nguyên địa mạo
được cho là “bao gồm cả các nguyên liệu thô (raw material) (liên quan tới các
quá trình địa mạo) và địa hình – cả loại có ích cho con người lẫn loại có thể trở
nên có ích phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội và công nghệ”. Bách khoa toàn
thư Địa mạo cũng sử dụng định nghĩa của tác giả này.
Cùng với khái niệm tài nguyên địa mạo còn có khái niệm tài nguyên địa
hình. Về cơ bản hai khái niệm đó là tương đồng với nhau, trong đó tài nguyên địa
mạo đề cập đến nội dung cụ thể hơn về nguồn gốc của địa hình (bao gồm cả
nguyên liệu cấu tạo nên chúng) cùng quá trình phát sinh và phát triển của nó, còn
khái niệm “địa hình” thường được chú trọng về mặt hình thái (địa hình núi, địa
hình lượn sóng,...) (hình 1).

Có thể lấy được

Không thể lấy được

(khai thác được)

(khai thác được)

Vật liệu xây dựng

- Phục vụ du lịch
- Bảo tồn thiên nhiên

Hình 1. Mối liên hệ giữa tài nguyên địa hình và một số hướng sử dụng chúng [7]

19



Cho đến nay, tài nguyên địa mạo đã được đề cập tới trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như địa lý, địa chất, môi trường, du lịch, bảo tồn…

1.4. Tiêu chí đánh giá một tài nguyên địa mạo.
Theo một số nhà nghiên cứu, các tiêu chí để đánh giá tài nguyên địa mạo bao
gồm: giá trị khoa học, giá trị văn hóa, giá trị kinh tế - xã hội và giá trị phong cảnh.
1.4.1. Giá trị khoa học.
Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên địa mạo. Để đảm bảo
được tiêu chí về giá trị khoa học, các thành tạo địa hình, theo M.Panizza [3] phải
có các đặc trưng sau:
- Mô hình tiến hóa địa mạo: tức là thành tạo địa hình đó phải thể hiện được
một hoặc một chuỗi giai đoạn trong quá trình tiến hóa địa hình. Chẳng hạn 3 thế
hệ sườn, vách và khe rãnh xâm thực là 3 thế hệ của một dãy tiến hóa địa mạo. Giá
trị của một thành tạo địa hình cao hay thấp phụ thuộc vào tính hiếm hoi của nó ở 4
cấp: địa phương, khu vực, siêu khu vực và rộng rãi trên thế giới [4].
- Được sử dụng cho các mục đích giáo dục: các thành tạo địa hình có thể
được sử dụng để giảng dạy về mô hình tiến hóa địa mạo, từ đó rút ra các giai đoạn
phát triển của một dạng địa hình nào đó.
- Là một ví dụ về cổ địa mạo: thành tạo địa hình đang nghiên cứu có thể là
một bằng chứng, một dấu tích của một quá trình địa mạo cổ, chẳng hạn dấu vết
lòng sông cổ còn sót lại, các dấu tích còn sót lại của một nền mài mòn... Cần phân
biệt đặc trưng này với đặc trưng “mô hình tiến hóa địa mạo”. Mô hình tiến hóa địa
mạo chỉ một thành tạo thể hiện một giai đoạn của quá trình tiến hóa địa hình, còn
ví dụ về cổ địa mạo là dấu tích còn sót lại từ trong tiến trình lịch sử địa mạo,
không thể hiện cho sự tiến hóa của địa hình.
- Là trụ cột của một hệ sinh thái: có vai trò lớn đối với hệ sinh thái trong
khu vực nghiên cứu. Chẳng hạn, là nơi trú ngụ của các loài động, thực vật quý
hiếm...

Tuy nhiên không phải bất cứ đơn vị địa mạo nào cũng có đủ cả 4 đặc trưng
nêu trên.
1.4.2. Giá trị văn hóa.
Một thành tạo địa hình có thể thuộc giới nghệ thuật hoặc truyền thống văn
hóa nếu nó được sử dụng cho mục đích này [4]. Địa hình vách và sườn xâm thực,

20


quần thể đá còn sót lại của một nền mài mòn... là nơi lý tưởng cho du khách chiêm
ngưỡng, các nhiếp ảnh gia sáng tạo bởi sự độc đáo của nó.
1.4.3. Giá trị kinh tế - xã hội.
Tài nguyên địa mạo là một nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ đắc lực cho
việc phát triển kinh tế của khu vực. Những tài nguyên này được sử dụng cho phát
triển du lịch, một ngành công nghiệp tận dụng được những nguồn lợi từ thiên
nhiên, mang lại lợi nhuận lớn nếu biết phương thức khai thác hiệu quả.
1.4.4. Giá trị phong cảnh.
Chỉ tiêu phong cảnh có phạm vi rất rộng tùy thuộc vào nhận thức của mỗi
người. Giá trị này xuất phát từ cảm giác do nhận thức cá nhân mang tính chủ quan
cao, do đó, khó mà đánh giá và so sánh với những cảm giác và nhận thức của
những người khác nhau [4].

21


CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
THỊ XÃ SẦM SƠN
2.1. Vị trí khu vực Sầm Sơn.
2.1.1. Vị trí địa lý.
Vùng nghiên cứu là dải ven biển khu du lịch Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn,

tỉnh Thanh Hóa, là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam, giới hạn
ở tọa độ: 105052’30” đến 105056’15” kinh độ Đông và 19047’10” đến 19043’11”
vĩ độ Bắc.
Thị xã Sầm Sơn được tách ra từ huyện Quảng Xương, chính thức thành lập
vào ngày 18/12/1981 theo quyết định số 157/QÐ/HÐBT, nằm cách thành phố
Thanh Hóa 16 km về phía Ðông. Diện tích tự nhiên của Sầm Sơn khoảng 18 km²,
phía Bắc giáp sông Mã, phía Ðông và Nam giáp biển Ðông, phía Tây giáp huyện
Quảng Xương (hình 2, hình 3).

Hình 2. Vị trí khu vực nghiên cứu

22


2.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lý.
Nằm ở vị trí thuộc dải bờ biển trọng tâm của cả tỉnh lại không quá xa trung
tâm thành phố nhưng cũng đủ để Sầm Sơn tránh xa những sầm uất nơi đô thị,
chính vì vậy nơi đây có một vị thế đẹp để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, vừa có
biển, có rừng, có núi, đồng thời thuận tiện về đường đi. Ưu điểm về vị trí địa lý đã
giúp Sầm Sơn nhanh chóng trở thành đô thị du lịch của cả tỉnh, đóng góp lớn vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ du
lịch, góp phần đưa tên tuổi Sầm Sơn – Thanh Hóa đến gần hơn với du khách gần
xa, kể cả trong nước và nước ngoài.

Hình 3. Thị xã Sầm Sơn trên google map

2.2. Đặc điểm tự nhiên.
2.2.1. Đặc điểm địa hình.
Địa hình ở đây bao gồm phần đồng bằng ven biển và đáy biển ven bờ. Đồng
bằng ven biển ở đây còn rất trẻ, cho nên thấp và rất bằng phẳng. Độ cao dao động

trong khoảng từ 2 đến 4 mét. Những nơi thấp dưới 2 mét thường xuyên bị ảnh
hưởng của thủy triều [6].

23


Ngoài ra, trong phần đất liền còn có dải núi Trường Lệ cấu tạo bởi các đá
gắn kết có độ bền vững cao nằm trong phạm vi thị xã Sầm Sơn.
Đường bờ biển của vùng nghiên cứu có chiều dài khoảng 6km và tương đối
thẳng. Có thể chia thành 3 đoạn [6]:
- Từ Cửa Hới đến phía bắc đền Độc Cước cấu tạo bởi cát và tương đối
thẳng (hình 4, hình 5).

Hình 4

Hình 5

Hình 4, 5. Đoạn bờ biển từ cửa Hới đến phía bắc núi Trường Lệ
(Lê Thị Hồng Phượng, 2013)

24


- Đoạn bờ núi Trường Lệ cấu tạo bởi đá rắn chắc và có 2 hướng bắc-nam,
sau đó chuyển sang đông – tây (hình 6, hình 7)

Hình 7

Hình 6


Hình 6, 7. Đoạn bờ sát chân núi Trường Lệ (Lê Thị Hồng Phượng, 2013)
- Vụng Vinh Sơn (vụng Ngọc, vụng Tiên) phía bắc huyện Quảng Xương
có dạng cung lõm được cấu tạo bởi cát (hình 8, hình 9).

Hình 9

Hình 8

Hình 8, 9. Vụng Vinh Sơn (Lê Thị Hồng Phượng, 2013)
Đây chính là hệ thống các val bờ cổ được hình thành vào giai đoạn biển tiến
đạt giá trị cực đại và lộ ra như hiện nay trong quá trình biển rút. Cửa Hới là cửa
sông duy nhất đổ ra vùng biển nghiên cứu nằm ở phía bắc xã Quảng Cư, đồng
thời làm ranh giới giữa huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn.
Địa hình đáy biển ven bờ. Địa hình đáy biển ven bờ bao gồm phần bãi biển
ở phía trong và đáy biển ở phía ngoài. Bãi biển vùng nghiên cứu tương đối đồng

25


×