Tải bản đầy đủ (.pptx) (52 trang)

QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.2 KB, 52 trang )


BÀI THUY ẾT TRÌNH

QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG
LỊCH SỬ
Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm 4:

Nguyễn Hoàng Linh

Nguyễn Viết Hữu Tuyên
Dương Thị Trang
Đỗ Thị Tú
Nguyễn Thị Nhã Uyên
Hoàng Thị Cẩm Tú
Trần Thị Thu Thơm
Trần Thị Mỹ Tiên
Nguyễn Thị Thúy


BỐ CỤC:
I. SƠ LƯỢC QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRƯỚC NĂM
1973

II. QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TỪ SAU KHI HAI NƯỚC
THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO (21/9/1973) ĐẾN NĂM 1991.

III. HỢP TÁC VIỆT NAM-NHẬT BẢN 1992-2008

IV. QUAN HỆ VIỆT – NHẬT GIAI ĐOẠN 2008 - 2015



V. KẾT LUẬN


I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VIỆT – NHẬT TRƯỚC 1973
Việt Nam và Nhật Bản vốn có quan hệ từ khá lâu trong lịch sử.
Hai nước không những có nhiều nét tương đồng về văn hóa, mà
còn có quan hệ giao lưu văn hóa và thương mại rất sớm.
Từ đầu thế kỷ 15 đã có người Nhật đến buôn bán ở Việt Nam và
cửa biển Hội An của Quảng Nam đã trở thành thương cảng và phố
Nhật (Nihon Machi) lớn nhất của Việt Nam, đóng vai trò trung tâm
buôn bán của Nhật với Đông Nam Á
Sang đến thế kỷ 20 quan hệ giao lưu Việt-Nhật được tiếp nối trở
lại nhưng khi này đã mang đậm sắc màu chính trị.
Đầu thế kỷ XX, Sau phong trào Đông Du, quan hệ Việt-Nhật
bước vào giai đoạn trầm lắng.


Ngày 19/4/1955, tại Tokyo Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam
được ra đời, thông qua qui ước của Hội là: “Tăng cường hữu nghị
giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Nhật Bản, tăng cường giao
lưu kinh tế, văn hoá, đóng góp vào hoà bình, phồn vinh của khu
vực Châu Á và thế giới”.

Kể từ sau Thế chiến thứ hai cho đến trước khi hai nước Việt Nhật ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào
ngày 21/9/1973, quan hệ Việt - Nhật tuy vẫn duy trì song sự tiến
triển còn rất chậm chạp.


Năm 1971, đại diện của chính phủ Nhật Bản đã có cuộc họp

không chính thức với đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa tại Paris. Sau nhiều vòng đàm phán, ngày 21 tháng 9
năm 1973, quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam dân chủ
Cộng hòa đã được thiết lập.

Những sự kiện này chứng tỏ rằng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
vốn có cội nguồn từ trong lịch sử và là nền tảng cơ sở cho sự phát
triển mạnh mẽ của quan hệ giữa hai nước hiện nay.


II. QUAN H Ệ VI ỆT NAM - NH ẬT B ẢN T Ừ SAU KHI HAI
N ƯỚC THI ẾT LẬP QUAN H Ệ NGO ẠI GIAO (21/9/1973)
ĐẾ
N ĂđM
1. N
Giai
o ạ1991.
n 1973-1978

Chỉ từ sau ngày 30/4/1975, khi đất nước Việt Nam đã thống
nhất, quan hệ giữa hai nước mới từ đó được nâng dần lên. Tháng
10/1975 và tháng 1/1976, Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi Đại sứ
quán ở thủ đô của mỗi nước.
Chính phủ Nhật Bản đã ký thoả thuận về việc bồi thường chiến
tranh cho Việt Nam với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại 13,5 tỷ
yên. Nhật Bản cam kết viện trợ, trong hai năm 1977 - 1978, Chính
phủ hai nước đã ký kết thoả thuận về việc Việt Nam nhận trả nợ cũ
của không hoàn lại 16 tỷ yên cho Việt Nam trong 4 năm ( kể từ
năm 1978 ) và cho Việt Nam vay 20 tỷ yên trong 2 năm 1978 1979.
Tính đến hết năm 1978, phía Nhật Bản đã cho Việt Nam vay

10 tỷ yên, viện trợ không hoàn lại 4 tỷ yên.


. Giai đo ạn 1979 - 1991
Đây là giai đoạn " lạnh nhạt " và đầy khó khăn đã diễn ra trong
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu vì vấn đề
Campuchia.

Do không đồng quan điểm với Việt Nam, phía Nhật Bản đã đơn
phương ngừng các mối quan hệ chính thức, đông kết các khoản
viện trợ đã cam kết, đưa ra yêu cầu Việt Nam phải rút quân khỏi
Campuchia làm điều kiện đểphía Nhật mở lại viện trợ. Mặt khác,
Nhật Bản đã phối hợp với Mỹ và phương Tây thực hiện bao vây
cấm vận kinh tế Việt Nam, ngăn cản các tổ chức tài chính - tiền tệ
quốc tế cho Việt Nam vay tiền...


Trên thực tế, sự "lạnh nhạt" cùng với các biện pháp " cứng rắn "
trên đây của Nhật Bản đối với Việt Nam như nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước đã cho rằng có phần chủ yếu là do ảnh hưởng
của Mỹ từ những ràng buộc bởi Hiệp ước liên minh Nhật - Mỹ đã
được hai bên ký kết từ sau Thế chiến thứ hai, chứ không hẳn là vì ý
muốn chủ quan của Nhật Bản.
Mặc dù " lạnh nhạt và cứng rắn " với Việt Nam nhưng suốt thời
gian này Nhật Bản vẫn tiếp tục " giữ cầu " quan hệ với Việt Nam.
Cho đến khi Việt Nam thực thi công cuộc đổi mới theo đường lối
mở cửa từ cuối năm 1986 và từng bước rút dần quân đội khỏi
Campuchia thì giao lưu hai nước đã được nối lại ngay qua các
chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ
Thạch tháng 10/1990, Ngoại trưởng Nhật Bản Nakayama thăm Việt

Nam tháng 6/1991. Cùng thời gian này, Nhật Bản cũng đã nối lại
viện trợ nhân đạo, y tế, văn hoá và giáo dục cho Việt Nam nhưng
còn ở quy mô nhỏ...


III. H ỢP TÁC VI ỆT NAM-NH ẬT B ẢN 1992-2008:
1. Hoàn
c ảnh
Sau khi những “vướng mắc” về vấn đềCampuchia được gỡ
bỏ, tháng 11/1992 Nhật Bản đã là nước phát triển đầu tiên tuyên bố
nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.

Thủ tướng Abe (tháng
11/2006)


Về chính trị đối nội, đặc trưng nổi bật của giai đoạn này (19922008) là đã được gắn liền với công cuộc đổi mới của Việt Nam.

Về chính trị đối ngoại, đây cũng là giai đoạn được gắn liền
với những đặc trưng mới của bối cảnh quốc tế và khu vực: Chiến
tranh lạnh đã kết thúc; toàn cầu hoá, khu vực hoá là xu thế phát
triển của thời đại, nhất là trong lĩnh vực kinh tế... Các tác nhân bên
ngoài này cùng với những nhu cầu nội sinh từ chính mỗi nước đã
khiến cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nhanh chóng “kết nối lại”,
đặc biệt do Việt Nam khi này đã thực hiện công cuộc đổi mới theo
đường lối mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệđối
ngoại và kinh tếđối ngoại nên đã khiến cho quan hệ Việt Nam Nhật Bản trong giai đoạn này chuyển sang bước ngoặt mới và đã
phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi lĩnh vực.



2. Các ho ạt động h ợp tác:
a.

Hợp tác chính trị đối ngo ại:

Những năm gần đây các cuộc viếng thăm đó ngày càng trở nên
thường xuyên và liên tục. Cụ thể từ năm 1993 đến nay, đã có nhiều
cuộc viếng thăm lẫn nhau quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai
nước.
V ề phía Nh ật B ản , đã có 5 lần Thủ tướng Nhật Bản và phái
đoàn chính phủ chính thức sang thăm Việt Nam. Đó là các chuyến
thăm của Thủ tướng Murayama (tháng 8/1994), Thủ tướng
Hashimoto (tháng 1/1997), Thủ tướng Obuchi (tháng 12/1998),
Thủ tướng Koizumi (tháng 4/2002) và Thủ tướng Abe (tháng
11/2006). Hoàng tử Nhật Bản Akishino thăm Việt Nam tháng
6/1999.


V ề phía V i ệt Nam , Thủ tướng Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng
đầu tiên của Việt Nam đã đến thăm chính thức Nhật Bản vào tháng
3/1993. Tổng Bí thư Đỗ Mười (tháng 4/1995); Thủ tướng Phan Văn
Khải đã thăm chính thức Nhật Bản tháng 3/1999 và sau đó đã tiếp
tục thăm và làm việc tại Nhật Bản vào thời gian: Tháng 6/2001,
4/2003, 12/2003, 6/2004 và tháng 7/2005; Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Văn An (tháng 5/2002); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
(tháng 10/2002)...
Tiếp theo, tháng 11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã
thăm chính thức Nhật Bản với tư cách là nguyên thủ Nhà nước Việt
Nam đầu tiên đến thăm Nhật Bản kể từ khi hai nước thiết lập quan
hệ ngoại giao.



Cũng trong chuyến thăm này, hai vị nguyên thủ Việt - Nhật đã
ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn m ối quan hệ giữa V iệt Nam
và Nhật B ản”. Tuyên bố thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính
phủ và nhân dân hai nước trong việc tiếp tục tăng cường hợp tác
chặt chẽ và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị; kinh tế; văn
hoá; KHCN giao lưu con người và hợp tác trên các diễn đàn khu
vực và quốc tế.
Sau các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản
Koizumi (tháng 4/2002) và chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh (tháng 10/2002), quan hệ giữa hai nước đã được
nâng lên một nấc thang mới với tinh thần mới: “Cùng hành động,
cùng tiến bước, thúc đẩy quan hệổn định lâu dài và tin cậy lẫn
nhau”. Đặc biệt, sau chuyến thăm Nhật Bản tháng 10/2006 của Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ giữa hai nước đã được
nâng lên một tầm cao mới với việc hướng tới xây dựng“đối tác
chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á ”.


Việt Nam và Nhật Bản trong những những năm qua cũng đã tạo
dựng và liên tục phát triển cơ chếđối thoại ở nhiều cấp trong các
hoạt động ngoại giao chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác.
Các hoạt động giao lưu hợp tác giữa các ngành, địa phương và
các tổ chức kinh tế - xã hội cũng không ngừng được mở rộng. Các
mối quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật... giữa hai nước nhờ đó đã ngày càng phát triển mạnh hơn.

Nhật Bản đã trao tặng Huân chương Mặt trời mọc - Huân
chương cao quý nhất của Nhật Bản cho nguyên Thủ tướng Phan
Văn Khải (tháng 11/2006) và nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

(tháng 5/2007)


Cho đến nay, Nhật Bản vẫn là nước luôn tích cực ủng hộ công
cuộc đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực
và thế giới (vào các tổ chức APEC, WTO, ASEM, ARF, PECC... ).

Hai bên luôn ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực,
trong đó có Liên Hợp quốc; Nhật Bản đã luôn coi trọng quan hệ
hợp tác toàn diện và tin cậy vào đối tác Việt Nam, muốn Việt Nam
ủng hộ Nhật Bản trở thành Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp quốc...


b. H ợp tác an ninh đối ngo ại
Do bối cảnh khu vực, quốc tế từ sau kết thúc Chiến tranh Lạnh
(đầu thập niên 90) đến nay đã có nhiều biến đổi mới, khiến cho
giữa Việt Nam và Nhật Bản đã xuất hiện những điểm chung về lợi
ích chính trị đối ngoại là cần duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực
Đông Á và coi an ninh quốc gia là một bộ phận cấu thành và không
thể tách rời khỏi an ninh khu vực và thế giới.

Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các hoạt động phòng chống
tội phạm xuyên quốc gia từ hơn thập niên qua đã là nét mới nổi bật
đáng chú ý trong quan hệ hợp tác bảo đảm an ninh quốc gia hai
nước, góp phần vào bảo đảm an ninh khu vực và toàn cầu.


Cả hai nước đều đã và đang hợp tác chặt chẽ với nhau
trong các lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh không chỉ

trong phạm vi hai nước mà còn mở rộng tại các diễn đàn khu
vực và quốc tế về các vấn đềcó tính toàn cầu như bảo vệ an
ninh môi trường sinh thái tự nhiên – xã hội; chống khủng bố;
chống chạy đua vũ trang quân sự, nhất là chống gia tăng vũ
khí hạt nhân; chống tội phạm xuyên quốc gia...


c. H ợp tác th ương m ại
Đã nhiều năm liền trong gần hai thập niên qua, Nhật Bản luôn
là bạn hàng, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Tổng KNXNK hàng năm giữa hai nước trong 5 năm gần đây
luôn ở mức từ 5 đến 9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 14-16% tổng
KNXNK của Việt Nam với tất cả các nước khác trên thế giới. Đáng
lưu ý, KNXK của ta sang Nhật đã luôn tăng trưởng với tốc độcao,
trung bình từ 15-20% và từ nhiều năm qua Việt Nam luôn là nước
xuất siêu sang Nhật Bản.
Việt Nam có khả năng xuất khẩu khá nhiều mặt hàng như dầu
thô, nông sản, thủy sản, đồgỗ, may mặc, giày dép, thủ công mỹ
nghệ… Ngược lại, Nhật Bản cung cấp cho ta máy móc, thiết bị
điện, sản phẩm công nghệ cao, sắt thép, hóa chất… phục vụ tốt cho
kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.


Trong quan hệ song phương hai nước đã dành cho nhau chếđộ
ưu đãi tối huệ quốc (MFN) về thuế, song khó khăn lớn nhất hiện
nay đối với Việt Nam là phía Nhật Bản vẫn chưa đồng ý ký kết
Hiệp định Thương mại tự do hoặc Hiệp định hợp tác kinh tế toàn
diện với Việt Nam. Tuy nhiên khó khăn này đang được cả hai bên
nỗ lực giải quyết.
Vì thế có thể hy vọng dự báo mới đây của các cơ quan kinh tế

thương mại hai nước về 18 tỷ USD KNXNK Việt - Nhật đạt được
vào năm 2010 sẽ trở thành hiện thực nếu như cứ đà phát triển hiện
nay và sắp tới cả hai nước đều không có gì khó khăn, trở ngại lớn,


d. Hợp tác du l ịch
Năm 2002 đã có 275 nghìn lượt
khách Nhật Bản đi du lịch Việt
Nam, tăng 34,2% so với năm 2001
và chiếm 10,5% tổng lượng du
khách vào Việt Nam.

Năm 2004 khách du lịch
Nhật Bản đi du lịch Việt Nam đã
tăng 27,4% so với năm 2003, đạt
267.210 lượt. Năm 2005 đạt
338.509 lượt và 08 tháng đầu
năm 2006 đã đạt 234.973 lượt...

Noo Phước Thịnh làm Đại
sứ Du lịch Nhật Bản lần 2


Đánh giá chung về tiềm năng và triển vọng của thị trường khách
Nhật Bản du lịch vào Việt Nam là còn rất lớn.
Hàng năm, khách Nhật có nhu cầu du lịch nước ngoài tới 17- 18
triệu người, trong đó riêng đối với khu vực 10 nước ASEAN là
khoảng 3,7 - 4 triệu người. Trong số đó, khách Nhật đến Việt Nam
mới chỉ trên dưới 0,3 triệu người, chứng tỏ nếu ngành Du lịch Việt
Nam tập trung mọi nỗ lực để khai thác thị trường này vẫn còn là

tiềm năng rất lớn.

Một trong những giải pháp quan trọng đang được phía ngành
Du lịch Việt Nam xúc tiến đó là khuyến khích các nhà đầu tư Nhật
Bản thành lập các công ty liên doanh du lịch giữa hai nước.


e. Th ực trạng h ợp tác gi ữa hai n ước trong l ĩnh v ực h ỗ
trợ phát tri ển chính th ức ODA c ủa Nh ật B ản cho Vi ệt
Nam:
Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt
Nam, chiếm 40% tổng nguồn ODA của các nước và các tổ chức
quốc tế cung cấp cho Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho
Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, xấp xỉ 10,5 tỷ USD, trong
đó trên 10% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản
tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài.


Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG)
những năm vừa qua, Nhật Bản đều tiếp tục khẳng định vị trí vẫn là
nhà tài trợ đứng đầu ở Việt Nam. Vì thế, ODA của Nhật Bản trong
năm 2006 cho nước ta đã đạt mức cao, trị giá 835,6 triệu USD.
Năm 2007 vừa qua, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vẫn
tiếp tục gia tăng, đã đạt đến 890 triệu USD, và năm 2008 này đã
tăng mạnh tới 1,1 tỷ USD trong khi ODA của Nhật Bản dành cho
quốc tế nói chung đã giảm.



ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm vào định
hướng phát triển 5 lĩnh vực ưu tiên sau:
+ Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong
đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
+ Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao
thông.
+ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển cơ sở
hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại các
vùng nông thôn;
+ Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế;
+ Hỗ trợ bảo vệ môi trường.


×