Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ ĐNA ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.64 KB, 25 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ ĐNA ĐẠI CƯƠNG
CÂU I: Tình hình ĐNA thế kỉ 13-15?
Các quốc gia ĐNA thế kỉ 10-13 là thời kì có nhiều biến động nhất và chi
phối rất lớn của tình hình quốc tế và khu vực. Giai đoạn này có nhiều quốc
gia phát triển hưng thịnh và cũng có nhiều quốc gia lụy tàn suy vong.Là giai
đoạn chiến tranh giữa các nước xảy ra liên mien, đây là giai đoạn phat triển
mạnh mẽ của văn hóa- văn minh ĐNA dưới sự tác động của 2 nền văn minh
lớn Trung Hoa và Ấn Độ. Nhưng đến thế kỉ 13- 15 còn đánh dấu sự phát
triển của các quốc gia hải đảo vốn trước đây phát triển chậm chạp. thế kỉ 1315 là giai đoạn mà các quốc gia ĐNA có sự giao lưu về kinh tế- xã hội một
cách sâu sắc với các nước Phương Tây, các nước PTây đến một cách ồ ạt với
các nước ĐNA.
a/ Vương quốc Champa:
Giai đoạn này bắt đầu bằng một chuỗi sự kiện có liên quan với nhau:
- 1920, Campuchia chủ động rút quân và rút chính quyền bảo hộ khỏi
Champa. Biến Champa trở thành một tỉnh của quốc gia này.
- Champa phát triển và hưng thịnh: ko ngừng mở rộng lãnh thổ, phát triển
kinh tế, văn hóa ở trong nước, tích cực thiết lập các mối quan hệ với các
nước láng giềng trong đó có Đại Việt.
- 1400 khi Hồ Quý Ly lên ngôi, đã đưa quân tấn công Champa và sau đó
Champa buộc phải trao 2 vùng đất Cổ Lũy và Chiêm Động cho nhà Hồ,
một lần nữa Champa bị tổn thất.
- Thời kì nhà Lê, Đại Việt đem quân tấn công Champa 1471 và Champa
bị suy yếu hoàn toàn và bi lệ thuộc vào Đại Việt.
- Đây là thời kì biến động, là một thời kì có diễn biến giao thoa về mặt
văn hóa.
b/ Đại Việt:


Từ đỉnh cao rực rỡ ở thế kỉ 13, từ thế kỉ 14 nhà Trần có dấu hiệu suy thoái.
Nguyên nhân: lũ lụt, vỡ đê 10 lần liền, xen kẽ 11 lần hạn hán, mất mùa đói
kém, quý tộc chiếm nhiều ruộng đất, dân tình khổ sở, nông dân nổi dậy


khắp nơi.
- Nhà Hồ( 1400-1407) thi hành cải cách kinh tế xã hội.
- Sang thế kỉ nhà Lê( 1428) Lê Lợi lên ngôi. Dưới thời kì nhà Lê, Đại
Việt phát triển rực rỡ: xuất hiện nhiều trung tâm văn hóa ( gốm Chu
Đậu).
- Dưới thời vua Lê Thánh Tông(1460-1497) nhà Lê ban hành Quốc triều
hình luật( luật Hồng Đức) tổ chức lại cơ cấu bộ máy nhà nước, cho xd
rất nhiều công trình kiến trúc.
- Đại Việt thế kỉ 13-15 phát triển thong nhất về mọi mặt.
c/ Campuchia(1220-1432)
Từ đầu thế kỉ 13 , thế lực vương quốc Capuchia ko còn mạnh như trước, nó
mất dần những lãnh thổ phụ thuộc bên ngoài. Và sau cuộc rút quân năm
1220, Campuchia cũng dứt khoát từ bỏ quyền lực của mình đối với
Champa thành lập một vương triều Thân Ăng ko ở Champa.Thế kỉ 15,
Champa suy yếu daanfvaf luôn bị các thế lực, các nước láng giềng xâm
chiếm, đặc biệt là sự bành trướng của vương quốc Ayudthaya.
d/ Quốc gia hải đảo:
Sự xuất hiện của một vương quốc mới: Malaca là một vương quốc hồi
giáo.Vương quốc này khi mới ra đời trở thành một trung tâm giao lưu buon
bán giữa Đ và Tây. Malaca là một trong những thương cảng quốc tế ở khu
vực ĐNA lúc bấy giờ.Từ đó mà phát triển, dần dần thông nhất, mối quan hệ
chặt chẽ.


- vương quốc Ayudthaya trở thành vương quốc rất mạnh ở khu vực ĐNA:
kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự. Thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ
máy nhà nước.
Câu 2: Champa thời hậu kì sau năm 1471?
Năm 1471, khi đi đánh Champa, lấy được kinh đô Vijaya, Lê Thánh Tông
có ý dừng lại, chia làm cương vực ở đó. Mặc dù bấy giờ như ta đã biết,

vương triều Vijaya đã suy mà Đại Việt thì đang trong thời thịnh trị. Nhà Lê
ko muốn và chắc chắn ko nghĩ tới việc cố thôn tính một quốc gia khác mà
chỉ mong sự yên ổn lâu dài trên biên giới phía nam.
Từ sau năm 1471, việc xây dựng đền tháp hầu như bị ngừng hẳn để dồn
sức cho việc xây dựng một thành lũy chưa từng có, nằm ở phía tây thị xã
Tuy Hòa nằm bên bờ bắc sông Đà Rằng.
- Trong khi đó ý định lập cương giới Đại Việt ở đèo Cù mông- sau khi đã
dựng nên 2 quốc gia đệm ở phương nam- đã hình thành dưới thời vua
Lê Thánh Tông, lại được tiếp tục củng cố tiếp sau đó dưới các triều vua
của nhà Lê. Nhưng tình hình đã chuyển biến theo một chiều khác hẳn và
dẫn đến sự thay đổi căn bản bộ mặt của đát nước.
- Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ 16 và đầu thế kỉ 17, Chiêm Thành lại
lấn đất Hoa Anh, giết và đuổi những nông dân Việt vào cư trú khai khẩn
miền đất này.
- Trong những năm 1627- 1672, chiến sự diễn ra 7 lần giữa Đàng ngoài
và Đàng trong, hầu hết đều do Chúa Trịnh chủ động tấn công. Chúa
Nguyễn đã kháng cự và phản công thắng lợi, không những thế còn có
lần chủ động vượt sông Gianh lấn đất Nghệ- Tĩnh trong những năm
1655- 1660 và khi rút về đã bắt nhiều nông dân Nghệ - Tĩnh đưa vào
khai khẩn và canh tác miền Thuận – Quảng. Nhờ đó lực lượng lao động
và quân đội được tăng lên đáng kể vào thời gian này. Cuộc chiến tranh


giũa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn nổ ra cũng là lúc Po Rome trở thành
một hình ảnh đẹp trong cả giai đoạn hậu kì Champa này, không những
thế còn trở thành một nhân vật truyền thuyết.
- Điều đáng chú ý là khác với các vua khác và sau ông, Po Rome đã
không phung phí sức lực vào chuẩn bị và tiến hành những cuộc chiến
trah lấn đất và chống lại chính quyền chúa Nguyễn. Ông đã tranh thủ
thời gian thuận lợi để lo lắng tới đời sống của dân, khôi phục nền kinh

tế và văn hóa của xứ sở mình.
- Po Rome đã tăng cường mối quan hệ mật thiết với các tộc thượng
nguyên mà cơ sở của mối quan hệ đó được đặt từ thế kỉ 13. Trong các
thế kỉ tiếp theo, vương quốc Champa tiếp tục củng cố quyền lực của
mình trên địa bàn này nhằm xây dựng một không gian sinh tồn cần thiết
cho mình, đồng thời có them nguồn nhân lực và thuế phú.
- Trong khi đó, chính trị nội bộ của vương quốc cổ Champa là tình trạng
chia rẽ, tản quyền đã làm cho vương quốc tự yếu đi rất nhiều. Rồi đén
những quan hệ đối ngoại lại cũng có ý nghĩa như một nhân tố quyết
định đến vận mệnh của nó. Trong gần 10 thế kỉ đầu tiên, khi Champa
đang sung sức, đang còn khả năng thuận lợi và phát triển thì mọi cố
gắng để tranh một vùng đất phía bắc trong những điều kiện giành giật
cực kì khó khăn.
- Tiếp đó trong các thế kỉ 11-12, vương quốc Champa có lúc thì để tự vệ
có lúc lại chủ động tấn công- tung sức ra đối địch cùng một lúc với cả 2
vương quốc mạnh là Đại Việt và Campuchia đang phát triển cực thịnh.
Sự phung phí năng lực trong giai đoạn này đã đem lại những tổn hại
không sao bù đắp được.
Câu 3: Ayudthaya thế kỉ 14- 18?


Đầu thế kỉ 14 Rama Kamheng qua đời, con và cháu của ông lần lượt là Lô
Thay và Lư Thay lần lượt kế ngôi cho đến giữu thế kỉ 14.
- Năm 1349, Ayudthaya đem quân đánh chiếm và bắt Sukhothay thần
phục. Năm 1350, vua Ayudthaya lên ngôi với vương hiệu Ramadhipati,
cai trị vương quốc, nay bao gồm cả trung và hạ lưu Mê Nam.
Ayudthaya là tên một vương quốc cũng là một giai đoạn- giai đoạn phát
triển thịnh vượng của thời kì phong kiến Thái. Nó chứa đựng nhiều sự
kiện sôi động trong đời sống, kinh tế, chính trị và văn hóa của vương
quốc này.

- Sau năm 1350, Ayudthaya còn phải lo lắng xây dựng vương quốc và
củng cố quyền lực của mình chủ yếu đối với Sukhothay, mà ko thể với
tới các miền xa xôi. Tình hình đó tạo điều kiện cho người Lào trước kia
phụ thuộc Sukhothay tách ra lập quốc gia riêng của mình.
- Về phần mình, Ayudthaya phải trải qua hơn một thế kỉ tranh chấp ưu
thế với La Na. La Na là một quốc gia mạnh ở miền Bắc, trước kia từng
có quan hệ liên minh với Sukhothay.
- Song song với cuộc tranh chấp xung đột với La Na và tiếp tục kéo dài
trong nhiều thế kỉ nữa là việc ayudthaya thực hiện tham vọng thôn tính
Campuchia. Từ thế kỉ 13, vương quốc Campuchia bước vào giai đoạn
suy thoái, đã để mất quyền cai quản đồng bằng sông Mê Nam và cao
nguyên Khorat một cách dễ dàng.
- Vấn đề chính trị gay cấn của Ayudthaya là vấn đề quan hệ với Mianma.
Cả 2 đều là vương quốc mạnh mới phát triển từ những thế kỉ XI- XIII.
- Mâu thuẫn trở nên sâu sắc và kịch liệt giữa thế kỉ 16 khi Ayudthaya
công khai tỏ thái độ ủng hộ Lan Xang chống Mianma. Mối hiềm khích
kéo dài mấy thế kỉ đó chỉ kết thúc khi cả 2 đã đều suy yếu và đều phải
lo toan về những công việc riêng của mình.


- Trên bước đường phát triển, Ayudthaya đã thực thi chính sách nước lớn
tranh bá quyền khu vực. Để có thể theo đuổi chính sách này, Ayudthaya
đã hết sức tranh thủ sự ủng hộ của triều đình Trung Hoa.
- Cùng với tổ chức chính trị và xã hội, Ayudthaya đã học được rất nhiều
từ những thành tựu văn hóa Campuchia. Lúc đầu giữa thế kỉ 13, nhiều
người Thái theo người Khmer tôn thờ cả Ấn giáo và đạo Phật đại thừa,
về sau họ chịu ảnh hưởng của người Môn ở Mianma đã chuyển sang
theo đạo Phật Tiểu thừa.
- Ayudthaya trong thời kì của nó( 1350- 1767) thực sự trở thành một
quốc gia phồn thịnh, một thương cảng quốc tế nằm ở khúc cong , gần hạ

lưu sông Mê Nam, cách Băng Cốc 80km về phía Bắc.
Câu 5: Quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào ĐNA thế kỉ
16- 19?
a/ Nhân tố thúc đẩy quá trình xâm nhập của CNTD Phương Tây vào ĐNA.
- Các cuộc phát kiến địa lí là nhân tố đầu tiên thúc đẩy sự xâm nhập của
phong trào.
- Sự phát triển của KHKT( cách mạng công nghiệp ở Anh và Châu Âu)
thúc đẩy hơn nữa sự phát triển thị trường, nền kinh tế TBCN phát triển
cao hơn.
- Các nước ĐNA: vùng đất giàu tài nguyên, thị trường phát triển….
- Các quốc gia ĐNA: chế độ phong kiến đang trên sự khủng hoảng và suy
yếu.
- Làm cho Phương Tây xâm nhập vào ĐNA mạnh mẽ.
b/ Quá trình xâm nhập của CNTD PT.
- 1509, người Bồ Đào Nha toan tính mở rộng thế lực sang ĐNA, nhận
thấy eo biển Malacca có vị quan trong thông thương từ Tây sang Đông,


thuận lợi cho việc đi sâu vào khu vực ĐNA, người BĐN toan tính
chiếm con đường eo biển nay.
-

1511, đoàn tàu chiến BĐN đã chiếm thủ đô của vương quốc Hồi giáo
Malacca, xây dựng được điểm chốt thương mại quan trọng.

- 1512, người BĐN chiếm đảo Ambon ở Molucu- quần đảo hương kiệu
lớn nhất ở miền Đông Nam Indonexia.
- 1592, họ chiếm và xây dựng pháo đài ở Tecsnate, rồi độc quyền buôn
bán hương liệu ở đây.
- 1921, khi con tàu Victoria cập bến ở một trong nhưng đảo mà ông phát

hiện nằm trong khu vực lợi ích của BĐN thì đã báo hiệu một cuộc tranh
chấp giữa TBN và BĐN ở khu vực ĐNA.
- 1529, một hiệp ước được kí kết giữa TBN và BĐN, trong đó người
TBN đã đòng ý ngừng các cuộc thám hiểm của họ ở Molucu 17o về
phía Đông. Tuy nhiên , TBN vẫn đến được quần đảo mà sau đó họ đặt
tên là Philipin và thành lập thuộc địa của mình ở Manila vào năm 1570.
- Sau người BĐN và TBN là người Hà Lan, Anh và Pháp cũng tìm cách
xâm nhập vào khu vực ĐNA.
- Có thể nói trong giai đoạn đầu thế kỉ 16, những cuộc xâm nhập của
CNTD PT mới chỉ kiến lập được những tiến đề lịch sử của hệ thống
thực dân tương lai, đặt cơ sở và cơ cấu hành chính, kinh tế. Suốt quá
trình xâm nhập và xâm lược từ thế kỉ XVI – XIX, CNTD PT lần lượt
thôn tính được các nước ĐNA.
- Nhìn chung, thời điểm các nước ĐNA trở thành thuộc địa của TDPT
khác nhau.Quá trình chinh phục của TDPT trải qua một thời gian dài,
các nước thực dân ko thể đánh nhanh như họ mong muốn, bởi do sự
kháng cự của các dân tộc ở đây.


- Cuối thế kỉ thứ 8 trở đi ngoài Anh và Pháp là 2 đế quốc mạnh, còn xuất
hiện them Mỹ, Đức, Ý, Nhật Bản, Nga….
c/ Nguyên nhân sự suy yếu của các nước TBTD:
- Chiến tranh với các nước ở Tây Âu và Châu Á.
- Các cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế,chính trị giữa các nước tư bản
với nhau.
- Sự lớn mạnh và nổi lên của các nước Mỹ, Đức, ý ,Nhât…trở thành một
thách thức lớn đối với các nước tư bản già.
Câu 6: Quá trình xâm nhập và thống trị của Hà Lan đối với
Indonexia?
- Sau cuộc cách mạng tư sản vào năm 1566, chủ nghĩa tư bản ở Hà Lan

phát triển mạnh mẽ, Hà Lan trở thành một cương quốc thương mại ở
Châu Âu. Với sự phát triển của Hà Lan, BĐN và TBN e ngại, đã cấm
đoán các thuyền buôn của Hà Lan vào cảng của 2 nước này. Trong tình
hình như thế Hà Lan phải tự tìm nguyên liệu, hàng hóa cho mình và họ
đã tìm đường đén phương đông.
- 1595, thương nhân hà Lan đã tổ chức ra Công ty buôn bán với một hạm
thuyền gồm 4 chiếc. Rời Hà Lan vào tháng 4- 1595, đoàn thuyền của Hà
Lan qua mũi Hảo Vọng tới vịnh Bantam miền Tây Giava vao tháng 61596, chuyến đi này đã mở đầu cho công cuộc chinh phục Indonexia.
- Sang đầu thế kỉ XVIII, người BĐN ko thể ngăn cản công cuộc chinh
phục của Hà Lan ở Indonexia.
- Một mục tiêu chính yếu là các đảo hương liệu ở khu vực Xulavexi và
Molucu ở miền Đông Indonexia.
- Sauk hi Giacacta rơi vào tay Hà Lan, Bantam trở thành mục tiêu tiếp
theo của họ, bởi vì được coi là yết hầu của con đường thong thương tới
Trung Quốc và Đông Dương. Đến giữa thế kỉ XVII, Hà Lan đã kiểm


soát được cả vùng Đông Indonexia. Cho đến cuối thế kỉ XVII, người Hà
Lan cũng mới chỉ làm chủ được vùng đảo Molucu, Macaxa và phần lớn
đảo Giava chứ chua làm chủ được ở Sumatra và Calimantan.
- Mặc dù bị tàn phá và bị chia nhỏ, các vương triều Giava giữ được
truyền thống của người bản địa Indonexia….Tuy nhiên từ cuối thế kỉ
XVII, người Indonexia phải chịu áp lực của Công ty Hà Lan đã thành
công trong việc làm suy yếu Mataram.
- Trước sức ép của Anh, công việc buôn bán của Hà Lan bị phong tỏa
khắp nơi. Đến 1799, Hà lan chiếm được các đảo Giava, Palembang,
Macaxa…….Thế nhưng nền thống trị của Anh ở Indonexia cũng rất
ngắn ngủi. Sauk hi Hà Lan thoát khỏi ách chiếm đóng của Napoleong,
Anh muốn hà Lan trở thành đồng minh của mình ở Châu Âu, nên đã kí
với Hà Lan hiệp ước vào tháng 8 -1814, theo đó Anh trả lại Indonexia

cho Hà Lan, Hà Lan nhượng lại cho Anh Malacca và các cơ sở của
mình ở Ấn Độ. Mặc dù vậy mãi đến 9- 1816, người Anh mới rút khỏi
Indonexia.
- Trong thế kỉ XIX, Hà lan mở rộng quyền kiểm soát của mình khắp
Sumatra và miền đông Indonexia. Cùng với sự tàn phá các vương quốc
ở Bali năm 1905 và sự bai trận của vương quốc Ache năm 1911, quá
trình thuộc địa hóa Indonexia của Hà Lan đã hoàn thành.
Câu 7: Phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ
20?( hệ phong kiến, vô sản, tư sản)
Trong thời kì này, sự phát triển của phong trào giải phong dân tộc ở ĐNA
trải qua nhiều giai đoạn. Những năm cuối thế kỉ 19 đến năm 1920 là giai
đoạn đầu tiên trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân
ĐNA. Đây cũng là giai đoạn chuyển đổi cuộc đấu tranh chống thực dân, vì


thế mà tính chất của phong trào cũng mang tính quá độ: phong trào mang hệ
ý thức phong kiến,phong trào theo xu hướng vô sản, tư sản.
a/ Phong trào mang hệ ý thức phong kiến: các phong trào chống thực dân
mang hệ ý thức phong kiến hoặc là do giai cấp phong kiến hoặc là do nông
dân lãnh đạo với mục tiêu khôi phục lại độc lập dân tộc, đồng thời với việc
khôi phục lại ngôi vua.
Về quy mô: phong trào thuộc loại này ko lớn như cao trào trước đó,
nhưng còn khá phổ biến ở ĐNA. Mặc dù thời gian nổi dậy của các cuộc nổi
dậy khác nhau, có thể tồn tại ở một nước khá lâu, nhưng ở nước khác chi nổi
lên trong một thời gian ngắn…..Tuy nhiên, tất cả đều chung một mục tiêu
đánh đuổi thực dân giành độclập dân tộc,khôi phục lại ngôi vua.
b/ Phong trào dân tộc có xu hướng tư sản và phong trào dân tộc tư sản:
Cho đến cuối thế kỉ 19, công cuộc xâm lược ĐNA của CNTDPT cơ bản đã
hoàn tất. Thời kì thôn tính đã kết thúc với sự thất bại của các cuộc khởi
nghĩa nông dân và các phong trào chống xâm lược. Dưới sự thống trị của

chính quyền thuộc địa, nhân dân ĐNA tiếp tục vùng lên, các cuộc đấu tranh
đã chuyển sang mục tiêu lật đổ ách thống trị của đế quốc, thực dân, khôi
phục lại nền độc lập cho đất nước.
Dưới ách cai trị của thực dân, xã hội các nước ĐNA dần dần có sự chuyển
biến nền kinh tế thuộc địa có sự khởi sắc. Bên cạnh những giai cấp
cũ( phong kiến, nông dân) bị phân hóa, trong xã hội các quốc gia ĐNA bắt
đầu xuất hiện những giai tầng mới. Khi các phong trào đấu tranh mang ý
thức hệ phong kiến bị thất bại, thì phong trào dân tộc do các sĩ phu phong
kiến chịu ảnh hưởng của tư sản phương Tây và tầng lớp tiểu tư sản trí thức,
tư sản dân tộc lãnh đạo thay thế.
Câu 9 / tác động của tình hình thế giới , khu vực đến phong trào giải
phóng dân tộc ở ĐNA tk19-20(tư sản, dân tộc)


Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX những tư tưởng dân chủ tư sản đã xuất
hiện và có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Đông Nam Á. Sự ảnh hưởng của tư tưởng
dân chủ tư sản vào Đông Nam Á đi theo nhiều con đường khác nhau nhưng
trực tiếp nhất vẫn là từ công cuộc duy tân của Minh Trị ở Nhật Bản, cuộc
đấu tranh của nhân dân Ấn Độ và chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn ở
Trung Quốc. Cùng với quá trình hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa ở
Đông Nam Á và sự phát triển của ý thức dân tộc ở khu vực này, những tư
tưởng dân chủ tư sản đã thổi vào Đông Nam Á một làn gió mới, một ý niệm
mới vượt qua khuôn khổ của tư tưởng phục hồi các vương triều phong kiến,
hướng tới chế độ dân chủ tiến bộ hơn. Quá trình mở cửa ra thế giới bên
ngoài, tiến hành chấn hưng đất nước thông qua các cuộc cải cách của
Chulalongcon(1868 - 1910) ở Thái Lan đã giúp nước này thoát khỏi địa vị
thuộc địa, đồng thời cũng nói lên những ảnh hưởng của cuộc cải cách ở Nhật
Bản đối với khu vực. Vương quốc Xiêm đã sử dụng con đường ngoại giao
để giữ vững vương quyền, thu hồi các vùng lãnh thổ và mở đường cho Xiêm
đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, trường hợp Xiêm chỉ nói

lên tính chất độc đáo của khu vực cũng như chỉ ra một khả năng thoát khỏi
thân phận thuộc địa. Ở các nước khác, làn gió dân chủ tư sản đã tạo nên
không khí chính trị sôi động của các cuộc đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
Cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc đã mang những nội dung mới và có những
hình thức mới. Đó là sự xuất hiện các học hội hay trường học như Đông
kinh nghĩa thục ở Việt Nam, Buđi Utômô ở Inđônêxia... hay việc mở rộng
truyền bá nền giáo dục mới với ý thức phục hưng dân tộc, phát triển kinh tế
đất nước và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới... Các tổ chức
chính trị được thành lập và họat động tích cực như: Ở Inđônêxia có "Hội
thương nhân Hồi giáo", sau đó đổi thành "Hiệp hội Hồi giáo", ở Mãlai có
phong trào cải cách tôn giáo "Kaummuda", ở Miến Điện có " Hội thanh niên


Phật giáo Miến Điện ", ở Việt Nam có Duy tân hội và Quang phục hội...
Những họat động này đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí tự cường
dân tộc của nhân dân Đông Nam Á, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh phát
triển trong giao đoạn tiếp theo.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc càng tăng cường chính
sách khai thác và bóc lột thuộc địa để giải quyết những khó khăn trong nước,
do vậy đời sống của nhân dân Đông Nam Á càng trở nên cùng cực, mâu
thuẫn dân tộc với đế quốc càng thêm sâu sắc. Những biến đổi trong đời sống
kinh tế, xã hội ở Đông Nam Á do chính sách khai thác thuộc địa của các
nước đế quốc mang lại cùng với sự ảnh hưởng to lớn của cuộc Cách mạng
xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã dẫn đến sự xuất hiện và phát triển một
xu hướng mới trong cuộc đấu tranh dành độc lập Đông Nam Á: xu hướng vô
sản.
Cùng với xu hướng tư sản đã xuất hiện từ trước, xu hướng vô sản trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã nhanh chóng phát triển.
Trong giai đoạn này nhiều đảng cộng sản đã xuất hiện trong khu vực. Tháng
5 năm 1920, Đảng Cộng sản Inđônêxia được thành lập và nhanh chóng trở

thành một lực lượng chính trị quan trọng, đại diện cho những nguyện vọng
của nhân dân Inđônêxia. Tiếp theo, tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời và đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân
dân ba nước Đông Dương (tháng 10 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam
đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Cũng trong năm 1930, Đảng Cộng
sản Xiêm, Mã lai và Philippin được thành lập (vào tháng 4 và tháng 11). Ở
Miến Điện, Đảng Cộng sản được thành lập năm 1939... Dưới sự lãnh đạo
của những người cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một
số nước trong khu vực đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
(Inđônêxia, Việt Nam, Miến Điện...).


Cùng với xu hướng vô sản, trong những năm 20,30, phong trào dân tộc tư
sản đã có những bước tiến rõ rệt. Mục tiêu của phong trào không chỉ là họat
động chính trị để khai trí, chấn hưng quốc gia mà nó được đề xuất rõ ràng:
đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do kinh doanh... đồng thời, các chính
đảng của tư sản dân tộc đã được thành lập, có tôn chỉ, mục đích rõ ràng thay
cho các hội, nhóm của tầng lớp sỹ phu phong kiến tiến bộ ở giai đoạn trước.
Lực lượng đóng vai trò nổi bật trong phong trào dân chủ tư sản ở giai đoạn
này là tầng lớp trí thức. Với những ảnh hưởng của các tư tưởng dân chủ tư
sản phương Tây cũng như của các phong trào dân tộc ở Ấn Độ, Trung Quốc,
tầng lớp trí thức tiểu tư sản trở thành bộ phận cấp tiến trong giai cấp tư sản
và tiểu tư sản, là ngòi nổ trong những cuộc đấu tranh ở Đông Nam Á. Chẳng
hạn như: các cuộc đấu tranh đòi cải cách quy chế đại học đòi tự trị của sinh
viên Miến Điện trong những năm 30 đã dẫn đến "Phong trào Thakin'', (có
nghĩa là những người chủ đất nước); phong trào đấu tranh chống thực dân
Anh, đòi quyền tự trị của nhân dân Mãlai cũng phát triển từ phong trào đòi
cải cách Hồi giáo và dùng tiếng Mãlai trong nhà trường ; ở Inđônêxia, Đảng
Dân tộc được thành lập năm 1927, do Xucácnô đứng đầu, đã nhanh chóng
thu hút các lực lượng dân tộc để tổ chức Đại hội nhân dân Inđônêxia (gồm

90 đảng phái và tổ chức chính trị) vào năm 1931, biểu thị sự thống nhất dân
tộc, thông qua các nghị quyết về ngôn ngữ, quốc huy, quốc ca...
Mặc dù có sự khác biệt về ý thức hệ nhưng cả xu hướng vô sản và tư sản
cùng song song tồn tại trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á,
trong một chừng mực nhất định, cả hai xu hướng đã có lúc kết hợp với nhau.
Sở dĩ có điều đó là vì đối với nhân dân Đông Nam Á, mục tiêu giải phóng
dân tộc là lớn nhất và kẻ thù lớn nhất của tất cả các lực lượng là chủ nghĩa


đế quốc. Đây là tiền đề khách quan cho sự ra đời các mặt trận dân tộc thống
nhất sau này.
Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á. Lợi dụng ''chính sách
Muy-ních phương Đông'', Nhật bản đã nhanh chóng chiếm trọn khu vực này
từ nay các nước Âu, Mỹ. Cuộc sống của nhân dân Đông Nam Á càng trở nên
khốn quẫn hơn do những chính sách phát xít của Nhật Bản. Cũng từ đây,
nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào phát xít Nhật.
Do vậy, nét mới trong phong trào giải phóng ở Đông Nam Á giai đoạn này
là sự ra đời mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng ở
hầu hết các nước. Chẳng hạn như: ở Việt Nam có Việt Nam độc lập đồng
minh và các đội cứu quốc quân, sau đó là Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân, ở Philippin có Đồng minh dân chủ Philippin với đội quân Húcbalaháp
trong những năm 1942 -1944, ở Mãlai có Liên hiệp Mãlai chống Nhật cùng
các đơn vị Quân đội nhân dân, ở Miến Điện có Liên hiệp tự do nhân dân
chống phát xít cùng với Quân đội quốc gia Miến Điện...
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc của các nước
trong khu vực Đông Nam Á là yếu tố quyết định để nhân dân các nước này
đứng lên chớp thời cơ, tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành
độc lập tự do cho đất nước. Thời cơ đó xuất hiện với sự thất bại của chủ
nghĩa phát xít trên thế giới, đặc biệt là thời điểm phát xít Nhật đầu hàng
Đồng minh. Nhân dân các nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào đã đứng lên

chớp thời cơ, tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tuyên
bố nền độc lập của mình. Đặc biệt, với tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng
tháng Tám và bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, cuộc cách
mạng ở Việt Nam trở thành một trường hợp điển hình của phong trào giải


phóng dân tộc ở Đông Nam Á và trên thế giới. Ở các nước khác, các lực
lượng yêu nước và quân đội vũ trang đã anh dũng chống phát xít Nhật, giải
phóng phần lớn đất đai trong nước. Tuy nhiên, thời cơ giành độc lập ở các
nước này đã bị bỏ lỡ bởi quân đội các nước đế quốc đã quay trở lại dưới
danh nghĩa (hoặc nấp bóng) các nước Đồng minh. Dã tâm của chủ nghĩa đế
quốc cùng với những thỏa thuận của các nước Đồng minh đã buộc nhân dân
Đông Nam Á phải tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong nhiều
năm
Câu 10: Tình hình thế giới và khu vực tác động đến cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc của các quốc gia ĐNA giai đọan 1920- 1945.
a/ Thế giới:
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi ko chỉ
có ý nghĩa trong việc lật đổ chủ nghĩa tư bản Nga, đem lại thắng lợi cho
chủ nghĩa xã hội, mà còn có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc bị áp bức- mở ra một kỉ nguyên mới cho xã hội loài người.
- Năm 1919, cuộc đấu trnah của các dân tộc chông chủ nghĩa thực dân
còn được sự vạch đường chỉ lối của tổ chức Quốc tế cộng sản. Hệ
thống lí luận về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cũng như sự chỉ
đạo thực tiễn của Quốc tế đã có tác động không nhỏ tới sự thắng lợi của
của cuộc tranh giành quyền sống và tự do của nhân dân ĐNA.
- Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây ở ĐNA giữa 2 cuộc
chiến tranh thế giới đã dẫn tới những biến đổi về nền kinh tế- xã hội ở 2
khía cạnh: một là, nhân dâ các nước ĐNA thuộc địa vì bóc lột nặng nề
không còn đường sống đã quyết tâm đứng lên đấu tranh đòi độc lập dân

tộc. Hai là, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân cùng với quá
trình thực dân hóa đã làm biến đổi nền kinh tế thuộc địa, thành thị mở


rộng, dân số tăng nhanh, đồng thời đẫn tới những thay đổi trong cơ cấu
giai cấp, xã hội ở các nước thuộc địa.
- Sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn tới sự xuất hiện
của những lực lượng xã hội mới: giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp
công nhân bản địa. Những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất,
giai cấp tư sản dân tộc ở ĐNA ngày càng trưởng thành theo đà phát
triển của công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa.
- Cách mạng ở Thổ Nhĩ Kì, cải cách của kennel thể hiên tính chất tư sản
rất rõ nét, tác động đến khuynh hướng dân chủ tư sản ở ĐNA trong giai
đoạn 1920.
b/ Chuyển biến của ĐNA:
- Sự bùng nổ mạnh mẽ của các cao trào đấu tranh với các khuynh hướng
giống nhau: vô sản, tư sản.
- Sự trưởng thành của 2 giai cấp vô sản lúc bấy giờ là vô sản và tư sản.
các thành phần giai cấp này bắt đầu bước vào giai đoạn có tổ chức, đấu
tranh có quy mô hơn….
- Khuynh hướng vô sản:
• Indonexi: CM theo khuynh hướng dân chủ vô sản ra đời khá
sớm( 1920).
• 1926 ĐCS đã mất dần vai trò và thất bại trong tất cả các phong trào đấu
tranh.
• Nguyên nhân: ĐCS Indonexia lúc bấy giwof thiếu đường lối, tổ chức
rơi vào khuynh hướng ấu trĩ tả khuynh, không đoàn kết trong các thành
phần. ĐCS không xác định rõ con đường đấu tranh bạo lực. Việt Nam,
Lào Campuchia cũng thể hiện rất rõ sự trưởng thành của giai cấp vô sản
lúc bấy giờ. Sau năm 1920, các hình thức bãi công biểu tình, đưa ra các



mục tiêu kinh tế chính trị rất rõ rang và sự ra đời của các tổ chức cộng
sản…
- Khuynh hướng Tư sản:
• Nếu như giai đoạn trước khuynh hướng tư sản đang đứng ở lưng chừng
nhưng đến giai đoạn này khuynh hướng tư sản đã chin muồi.
• Indonexia: sau khi ĐCS thất bại chấm dứt khuynh hướng vô sản đến
1927 Đảng Dân Tộc Indonexia ra đời đây là một chính đảng của giai
cấp tư sản.
• 1940- 1945 Cao trào chống Nhật cứu nước.
Câu 11: Di sản thời kì thuộc địa ở các nước ĐNA?
Sau khi giành được độc lập về chính trị các nước ĐNA phải đối mặt với
những khó khăn về kinh tế- xã hội do những hậu quả của chế độ thực dân
thống trị hàng trăm năm để lại.
a/ Kinh tế: mặc dù các nước ĐNA là thuộc địa của những đế quốc khác
nhau, nhưng đều có điểm chung là trong suôt thời kì thuộc địa, các quốc
gia ở khu vực này đều trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu
thụ hàng hóa của các nước công nghiệp phương Tây.
- Cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế nhìn chung còn nghèo nàn lạc hậu.
Trong thời kì thuộc địa để khai thác và lưu thong hàng hóa, chính quyền
thực dân bắt đầu xây dựng một vài bến cảng, hệ thống giao thong đường
sắt , đường bộ……
Chính trị - xã hội: chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân còn để lại
những dấu ấn nặng nề đối với các nước ĐNA. Quá trình thực dân hóa với
chính sách “ chia để trị “ vô cùng thâm độc là nguyên nhân sâu xa dẫn tới
những xung đột về sắc tộc, tôn giáo hoặc làm sâu sắc thêm những mâu
thuẫn vốn có trong nội bộ một quốc gia ở khu vực này.



*Ở mianma: trong suốt nửa thế kỉ sau khi giành độc lập liên tục diễn ra
hoạt động nổi loạn của các tộc người thiểu số đòi quyền tự trị , li khai.
* Ở Indonexia : những mâu thuẫn về sắc tộc đòi li khai ở Đông Timo,
Ache….đều có nguồn gốc từ thơi kì thuộc địa…….
- Mặt khác quá trình thống trị của chủ nghĩa thực dân còn làm thay đổi
thành phần dân tộc và cơ cấu xã hội của các nước thuộc địa. Quá trình khai
thác thuộc địa đòi hỏi một lực lượng lao động lớn.
Bên cạnh những tác động tiêu cực của chế độ thực dân cũng cần phải nói
tới những chuyển biến mang ý nghĩa tích cực của các nước ĐNA trong thời
kì thuộc địa. Một tác động dễ nhận thấy là chính những người thực dân đã
đưa nền kinh tế tiền tệ vào ĐNA. Kể từ đó người nông dân ở đây bắt đầu
bán sản phẩm nông nghieeoj của họ để lấy tiền. hơn nữa môi trương kinh tế
mới đã mở ra và nó khuyến khích người dân khai hoang mở rộng diện tích
trồng trọt. Để dễ dàng khai thác tài nguyên và lưu thong hàng hóa, chính
quyền thực dân đã đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở như bến cảng, hệ thống
giao thong đường bộ, đường sắt mang lại một số lợi ích cho người dân địa
phương.
Câu 12: Nhân tố thúc đẩy quá trình liên kết khu vực ở ĐNA 19671975?
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, xu hương khu vực hóa trên thế giới bắt đầu
xuất hiện và ngày trở nên phổ biến. Hàng loại các tổ chức khu vực được
hình thành ở các châu lục khác nhau trên thế giới. Tình hình này đã tác
động đến xu hướng hướng tâm của một số nước trên thế giới, trong đó có
các nước ĐNA- những quốc gia mới giành độc lập, có nhu cầu xích lại gần
nhau trong quá trình phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đối
với khu vực này.


- Năm 1961, các nước Malaixia, Thái Lan, philippin đã đi đến thỏa thuân
về việc thành lập Hội ĐNA( ASA). Thể chế của ASA được xcs định tại
hội nghị Băng Cốc tháng 6- 1961. Mục tiêu của ASEAN nhằm phát

triển kinh tế, văn hóa, khoa học giữa các nước hội viên.
- Một nhân tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy xu hướng liên kết khu vực
ĐNA là những tác động của tình hình thế giới và khu vực trong thập
niên 1960.
- Cuộc chiến tranh Đông Dương đang biến ĐNA thành địa điểm tranh
giành giữa các nước lớn. Trung Quốc, Liên xô có vai trò ngày càng tăng
thong qua việc ửng hộ giúp đỡ cho một số đảng cộng sản trong khu vực.
Quan hệ phức tạ giữa Mỉ- Xô- Trung và sự giúp đỡ trục tiếp của Trung
quốc cho các đảng cộng sản ở ĐNA đã gây ra mối lo ngại chính quyền
các nước này về khả năng lan tỏa của chủ nghĩa cộng sản. Việc Mĩ tiếp
tục tham gia và ngày càng xa lầy trong chiến tranh Việt Nam đã khiến
cho một số nước ĐNA đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến phải tính toán
lại chiến lược để đói phó với tình hình mới. Các nước ĐNA nhận thức
rằng cách tốt nhất để giảm bớt sự chi phối của các nước lớn là liên kết
với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực vừa để đảm bảo
hòa bình an ninh khu vực,vừa tạo nên một sức mạnh tập thể để đối phó
với các nước lớn. Bên cạnh đó mục tiêu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ
nghĩa cộng sản ở trong nước và từ bên ngoài, cũng được đặt ra đối với
các nước ĐNA trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh đoàn bao trùm toàn
thế giới. Trong tình hình đó, Chính phủ các nước ĐNA nhận thức rõ sự
cần thiết phải tiến tới thành lập một tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy sự
liên minh giữa các nước có lợi ích lâu dài và cơ bản trung hợp nhau để
đói phó với những vấn đề bên trong cũng như tác động tiêu cực bên


ngoài nhằm duy trì sự ổn định an ninh- chính trị, tạo cơ sở cho sự phát
triển kinh tế xã hôi.
Câu 13: Cơ hội thách thức Việt Nam khi tham gia ASEAN?
a/ Cơ hội:
- Thứ nhất: tham gia hợp tác chính trị- an ninh của ASEAN, Việt Nam sẽ

góp phần tạo nên môi trường hòa bình, ổn định lâu dài trong khu vực để
từ đó xây dựng và phát triển đất nước. Thực tế tham gia ASEAN trong
những năm qua cho thấy, lợi ích chính trị khu vực của ASEAN về cơ
bản hợp với lợi ích của quốc gia Việt Nam. Hợp tác Việt Nam- ASEAN
về chính trị - an ninh sextaoj ra một môi trường kinh doanh thuận lợi,
trong khu vực, đảm bảo sự ổn định trong các hoạt động xuất nhập khẩu
và thị trường đầu tư. Đồng thời sự ổn định về an ninh- chính trị khu vực
sẽ tạo điều kiện để bảo vệ lợi ích kinh tế cho Việt Nam và lợi ích kinh tế
cho toàn khu vực trong quan hệ với các nước, các tổ chức kinh tế trên
thế giới.
- Thứ hai: hội nhập ASEAN Việt Nam có điều kiện để tăng cường hợp
tác kinh tế khu vực, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế , mở rộng thị
trường, hội nhập với thế giới. Thực tế quá trình hợp tác khu vực kể từ
khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã chứng tỏ
điều đó. Bước sang thế kỉ XXI, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng gia
tăng, càng thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực. ASEAN là một thị
trường lớn với dân số trên 500 triệu người cùng với GDP trên 700 tỉ
USD, có nhịp độ tăng trưởng nhanh, dự trữ ngoại tệ và xuất khẩu tư bản
lớn. Là thành viên của tổ chức khu vực năng động này, Việt Nam có
điều kiện tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, hợp tác đầu
tư với các nước trong hiệp hội. Việc tham gia AFTA của Việt Nam, tuy
trước mắt con gặp khó khăn, nhưng về lâu dài sẽ thúc đẩy thương mại


và đầu tư nước ngoài vào Việt nam, tạo điều kiện cho nước ta mở rộng
buôn bán với thị trường các nước tư bản phát triển. Chính vì thế,
ASEAN sẽ tiếp tục là chiếc cầu nối để Việt Nam tiếp cận các tổ chức
kinh tế, các bạn hàng trong và ngoài khu vực, tham gia vào APEC và
chuẩn bị điều kiện để gia nhập vào WTO.
- Thứ ba: thong qua việc tăng cường và hội nhập khu vực quốc tế, chúng

ta có điều kiện thuận lợi để tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, phát huy
nguồn lực trong nước có hiệu quả và mạnh mẽ hơn. Thông qua các
chương trình hợp tác ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế thương mại,
chuyên ngành….nước ta có điều kiện để nâng cao sản xuất, tăng cường
đầu tư, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh
tranh trong khu vực. Việt Nam và ASEAN đã và sẽ tiếp tục là những thị
trường lớn của nhau, có nhiều tiềm năng và con đường phát triển.
- Thứ tư: hội nhập với khu vực, Việt Nam có điều kiện phát huy lợi thế so
sánh, khắc phục những hạn chế, tăng cường cạnh tranh và hợp tác kinh
tế với các nước và các khu vực trên thế giới. Hội nhập ASEAN sẽ giúp
Việt Nam phát huy những tiềm năng về nguồn tài nguyên thiên nhiên,
lực lượng lao động, vị trí chiến lược về giao thong vận tải…Mặc dù
giữa Việt Nam và các tổ chức trong ASEAN có những nét tương đồng
về tài nguyên thiên nhiên , nông sản nhiệt đới, lao động…nhưng trong
quá trình hội nhập, các nước thành viên có thể liên kết với nhau, tạo ra
lợi thế chung cao hơn trong trao đổi với các khu vực khác.
- Thứ năm: hội nhập ASEAN Việt Nam có điều kiện đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên đà phát triển chung của ASEAN và
yêu cầu cấp bách thực hiện lộ trình đã cam kết, các ngành sản xuất kinh
doanh của Việt Nam phải đẩy nhanh tiến độ cải cách, mở cửa , nâng cao
năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm….để có thể tham gia hội nhập


khu vực hiệu quả. Chúng ta có thể học tập một số kinh nghiệm quản lý
trong một số lĩnh vực vốn là thế mạnh của một số nước ASEAN như:
kinh nghiệm quản lý tài chính- ngân hàng, cảng biển, quan hệ mậu
dịch….
b/ Thách thức:
- Thứ nhất: khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và
các nước ASEAN còn chênh lệch khá lớn, nhất là so với các nước thành

viên sang lập ASEAN. Các nước thành viên sang lập ASEAN đều đã
hoàn thành giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, nền kinh tế thị
trường đã hoàn thành và phát triển trong nhiều thập kỉ. Trong khi đó, do
những điều kiện lịch sử, Việt Nam bước vào quỹ đạo kinh tế khu vực
muộn hơn và ở trình độ thấp hơn. Những năm đầu thế kỉ XXI, Việt
Nam mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và của nền
kinh tế thị trường. Nền kinh tế nước ta cho đến nay vẫn còn ở trình độ
thấp so với các nước ASEAN, kết cấu hạ tầng, trình độ quản lý còn yếu,
tỷ lệ tích lũy, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao…
- Thứ hai: là những nước trong một khu vực, Việt Nam và các nước
ASEAN có sự tương đồng về cơ cấu hàng hóa truyền thống và hàng
công nghiệp chế biến. Điều đó sẽ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong
nội bộ khu vực. Đối với Việt Nam khi tham gia AFTA, chúng ta sẽ phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong cạnh tranh với các nước
ASEAN. Trong điều kiên chênh lệch về trình độ kĩ thuật, công nghệ,
hàng hóa Việt Nam tuy có cùng chất lượng, mẫu mã nhung giá thành
sản phẩm thường cao hơn, do chi phí cao. Trong khi đó, hàng hóa của
các nước ASEAN có giá thành rẻ hơn, lại được sự hỗ trợ của chính phủ
trong chính sách tăng cường xuất khẩu, có khả năng tràn vào thị trường
Việt Nam, lấn át sản xuất trong nước.


- Thứ ba: sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng giữa Việt Nam và
các nước ASEAN cũng có thể dẫn đến các nhìn nhận khác nhau về an
ninh, chính trị và cách tiếp nhận trong các vấn đề an ninh, phát triển
kinh tế - xã hội. Những khác biệt về quan điểm trong các vấn đề về an
ninh và phát triển trong bối cảnh gia tăng mâu thuẫn và lợi ích khác
nhau giữa các nước lớn trong khu vực có thể là nguy cơ nảy sih bất
đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các nước ASEAN. Đồng thời, những mâu
thuẫn về sắc tộc tôn giáo và xu hướng li khai ở một số nước ĐNA cũng

có tác động tiêu cuacj đến tình hình an ninh chính trị khu vực nói chung
và nước ta nói riêng trong quá trình hội nhập khu vực.
c/ Kết luận: như vậy có thể thấy, hội nhập vào ASEAN, Việt Nam có cơ
hội để phát triển nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn, thách thức.
Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải có cách đánh giá đúng đắn, kịp thời với
tình hình thực tế để từ đó có những bước đi phù hợp, có hiệu quả trong quá
trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Câu 14: Tình hình ĐNA trong cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm
1997?
Thực chất là cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị ( khủng hoảng kép).
- Bắt đầu từ Thái Lan 2-7-1997 chính phủ tuyên bố tha nổi đồng Baht dẫn
đến tình trạng lạm phát tăng lên.
- Sau Thái Lan một loạt các nước: Philipin, Malaixia, Indonexia cũng
tuyên bố đồng loạt thả nổi đồng Baht. Kéo theo sự giảm sút của thị
trường chứng khoán, thị trường bất động sản, nền kinh tế của các nước
rơi vào khủng hoảng, nợ gia tăng, thâm hụt tài khoản cũng tăng lên. Dẫn
đến các nước ĐNA suy sụp một cách nhanh chóng. Năm 1997- 1998 tốc
đọ tăng trưởng của các nước từ dương xuống âm 2%.


- Sự khủng hoảng thực tế trong tài chính- tiền tệ mà nó kéo theo sự khủng
hoảng của kinh tế một cách nhanh chóng.
• Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:
- Sâu xa: là cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự phát triển mất cân đối của
nền kinh tế các nước.
- Do sự phụ thuộc các nhân tố bên ngoài quá mức (vốn , công nghệ, thị
trường) làm cho nền kinh tế các nước dễ bị gặp rủi ro và lâm vào khủng
hoảng
- Phát triển thiếu bền vững.
• Trực tiếp:

- Do sự yếu kém trong quản lý và tổ chức hệ thống ngân hàng tài chính.
- Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế.
- Sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài.
- Các vấn đề môi trường sinh thái , tự nhiên, con người chưa giải quyết
một cách triệt để
• Tác động: thể hiện ở nhiều khía cạnh khách quan.
- Nền kinh tế của các nước tăng trưởng chậm, mất đi môi trường đầu tư.
- Nợ nước ngoài tăng lên và khả năng tri trả rất ít.
- Tình hình xuất khẩu bị giảm sút đáng kể, thị trường trong và ngoài nước
bị thu hẹp
- Từ đó các nước ĐNA có sự điều cỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho
mình.
• Tích cực:
Cuộc khủng hoảng này thực chất là một bước dừng chân để các nước thử
nghiệm lại mô hình phát triển của họ. Là cuộc khủng hoảng về đường lối ,
chính sách chứ không phải là khủng hoảng về mô hình.



×