Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÌNH NẾN NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NẾN NHẬT BẢN KẾT HỢP CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:
ỨNG DỤNG VÀO PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ GIÁ CỔ PHIẾU
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SAO MAI (ASM)
GIAI ĐOẠN 31/03/2011 – 31/03/2016

ĐOÀN HỒNG THIỆN

AN GIANG, THÁNG 04 – NĂM 2016


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NẾN NHẬT BẢN KẾT HỢP CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT:
ỨNG DỤNG VÀO PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ GIÁ CỔ PHIẾU
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SAO MAI (ASM)
GIAI ĐOẠN 31/03/2011 – 31/03/2016

ĐOÀN HỒNG THIỆN
MÃ SỐ SV: DNH122376

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG HÙNG VŨ



AN GIANG, THÁNG 04 - NĂM 2016


LỜI CẢM TẠ

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đặng Hùng Vũ, một
người thầy mà em vẫn hằng kính trọng cả về kiến thức chuyên môn lẫn
xã hội mặc dù em chưa được một lần ngồi vào lớp và nghe Thầy giảng
bài. Em chân thành cảm ơn sự động viên và những định hướng mà Thầy
đã cho em vào lúc em quyết định thay đổi hướng nghiên cứu từ lĩnh vực
ngân hàng sang lĩnh vực phân tích chứng khoán còn khá mới mẻ và xa
lạ. Mặc dù rất hiếm những lần gặp gỡ và trao đổi nhưng những lời
khuyên và góp ý chân thành của Thầy vẫn luôn là kim chỉ nam giúp em
định hướng mục tiêu nghiên cứu và thực hiện xuyên suốt đề tài.
Em xin bày tỏ sự biết ơn đối với Anh Đoàn Thanh Vinh – Chuyên
viên PFC Ngân hàng TMCP Á Châu – CN An Giang đồng thời là
chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán Công ty Chứng khoán
MayBank Kim Eng – CN An Giang vì những trao đổi chuyên môn mà
anh đã chia sẻ. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Anh Phan Kiến
Phúc – Phó phòng KHDN Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN An Giang
vì những kinh nghiệm đầu tư quý báu mà anh đã trao đổi.
Em tha thiết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với gia đình, bạn bè
và những thành viên của diễn đàn F319 đã có những lời động viên và
quan tâm tới quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.
An Giang, ngày 03 tháng 04 năm 2016
Đoàn Hồng Thiện

i



TÓM TẮT

Đây là một nghiên cứu phân tích biểu đồ giá cổ phiếu Công ty Cổ
phần Tập Đoàn Sao Mai từ 31/03/2011 đến 31/03/2016, với phương pháp
được sử dụng là phương pháp hình nến Nhật Bản. Nghiên cứu nhằm mục
đích tìm ra các tín hiệu đảo chiều xu hướng của giá cổ phiếu Công ty Cổ
phần Tập Đoàn Sao Mai. Nghiên cứu sử dụng 10 mẫu hình nến điển hình
trong dự đoán giá cổ phiếu. Thực tế phân tích cho thấy cần phải có sự kết
hợp giữa phương pháp hình nến Nhật Bản với các chỉ báo kỹ thuật như
Relative Strength Index (RSI), Simple Moving Averages (SMA), Moving
Average Convergence/Divergence (MACD) và Bollinger Bands để nâng
cao hiệu quả trong việc phát hiện các tín hiệu đảo chiều xu hướng, xu
hướng mới diễn ra phía sau sự đảo chiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự
đảo chiều xu hướng của cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sao Mai diễn
ra mạnh mẽ khi có sự xuất hiện của các mẫu hình Hammer, Hanging-man
(cùng các dạng đảo ngược), Engulfing, Evening-star và Harami. RSI,
MACD và Bollinger có tác dụng bổ trợ phương pháp hình nến trong việc dự
đoán sự đảo chiều xu hướng giá cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sao
Mai trong ngắn hạn. Chỉ báo SMA có hiệu quả cao trong việc dự báo sự
đảo chiều xu hướng giá cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sao Mai trong
dài hạn. Kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chất phân tích cục bộ trong 5
năm, có giá trị trong giai đoạn phân tích, không mang tính đại diện cho
những sự biến động giá của cổ phiếu trước và sau giai đoạn phân tích.
Nghiên cứu này đã không có sự kết hợp với nhiều kỹ thuật phân tích khác.
Do đó, nghiên cứu hoan nghênh những sự phê bình và góp ý đồng thời
mong mỏi những nghiên cứu sau sẽ có sự kết hợp thêm các kỹ thuật khác
để tăng khả năng dự báo.


ii


ABSTRACT

This study analysed Sao Mai Construction Corporation’s stock price
chart from 31/03/2011 to 31/03/2016, utilising Japanese candlestick method. It
aimed to find reversal signals of the stock price trend. Ten patterns were
applied to forecast the stock prices. Empirical results showed that it was more
efficient if Japanese candlestick patterns were combined with technical
indicators, i.e. Relative Strength Index (RSI), Simple Moving Averages,
Moving Average Convergence/Divergence (MACD), and Bollinger Bands, to
find reversal signals and forecast trends after the reverse. Research results
show that prices reversed upon the appearance of Hammer, Hanging-man (as
well as reversed forms), Engulfing, Evening-star and Harami. RSI, MACD
and Bollinger band were effectively used with Japanese candlestick method to
forecast short-term reversal trends. SMA indicator was strongly effective in
forecasting long-term reversal trends. Research results just locally reflect a
five-year period and are effective during this phase, not representative for
other time intervals. The analysis did not combine many of other analytical
techniques. Criticisms and feedbacks are welcome. A combination of other
analytical techniques are needed to strengthen forecasting ability.

iii


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết

luận mới về khoa học trong công trình nghiên cứu này chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
An Giang, ngày 03 tháng 04 năm 2016
Đoàn Hồng Thiện

iv


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC ĐỀ TÀI ..........................................1
1.1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH .......................................................................1

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài ...........................................................................1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................2
1.2.

MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................3

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................3
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
1.3.

KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................3

1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................3
1.3.2. Phương pháp biểu diễn dữ liệu ..............................................................3

1.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................3
1.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH
NỀN NHẬT BẢN ..........................................................................................5
2.1.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU........5

2.1.1. Phương pháp phân tích cơ bản ..............................................................6
2.1.2. Phương pháp phân tích kỹ thuật ............................................................7
2.2.
VI

NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT – TÀI CHÍNH HÀNH
........................................................................................................... 10

2.3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................... 14
2.4.

PHƯƠNG PHÁP HÌNH NẾN NHẬT BẢN ...................................... 15

2.4.1. Lịch sử ra đời của phương pháp hình nến Nhật Bản ............................ 15
2.4.2. Khái quát chung về phương pháp hình nến Nhật Bản .......................... 16
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ GIÁ CỔ PHIẾU
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SAO MAI GIAI ĐOẠN 31/03/2011 –
31/03/2016 .................................................................................................... 19

3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SAO
MAI ........................................................................................................... 19
3.1.1. Một số thông tin cơ bản về công ty ..................................................... 19
3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý ....................................................................... 21
v


3.1.3. Mô hình bộ máy tổng thể của Tập đoàn .............................................. 24
3.2. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NẾN NHẬT BẢN ......................................................................................... 26
3.2.1. Nhóm các mẫu hình đảo chiều xu hướng ............................................ 26
3.2.2. Nhóm các mẫu hình tiếp tục xu hướng ................................................ 49
3.3. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NẾN NHẬT BẢN KẾT HỢP CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT ....................... 51
3.3.1. Chỉ báo Relative Strength Index - RSI ................................................ 52
3.3.2. Chỉ báo Simple Moving Averages – SMA .......................................... 57
3.3.3. Chỉ báo Moving Average Convergence/Divergence............................ 60
3.3.4. Chỉ báo Bollinger Bands ..................................................................... 67
3.3.5. Phân tích kết hợp biểu đồ hình nến và các chỉ báo .............................. 69
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ... 77
4.1.

KẾT LUẬN ....................................................................................... 77

4.1.1. Những ưu, nhược điểm của phương pháp hình nến Nhật Bản ............. 77
4.1.2. Các biện pháp hạn chế nhược điểm của phương pháp hình nến Nhật
Bản ........................................................................................................... 78
4.2.

KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ ....................................................................... 79


4.3.

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 81

vi


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.

Một xu hướng giá cấp 1 của cổ phiếu ASM bắt đầu từ tháng
05/2015 đến tháng 03/2016.............................................................8

Hình 2.

Một số xu hướng giá cấp 2 của cổ phiếu ASM trong giai đoạn
05/2015 đến tháng 03/2016.............................................................9

Hình 3.

Một số xu hướng giá cấp 3 của cổ phiếu ASM trong giai đoạn
05/2015 đến tháng 03/2016.............................................................9

Hình 4.


Cách biểu diễn biểu đồ hình nến ................................................... 16

Hình 5.

Sự khác nhau trong cách biểu diễn giữa biểu đồ hình thanh và hình
nến ............................................................................................... 17

Hình 6.

Biểu đồ của một dãy giá cổ phiếu ASM biểu diễn qua phương pháp
hình thanh và hình nến.................................................................. 17

Hình 7.

Hình dạng của một Hammer lý tưởng ........................................... 27

Hình 8.

Một mẫu hình Hanging-man xuất hiện vào ngày 15/09/2011 ........ 28

Hình 9.

Hai mẫu hình Hanging-man liên tiếp xuất hiện vào ngày
04/05/2011 và ngày 07/05/2011 .................................................... 29

Hình 10. Một mẫu hình Hammer xuất hiện vào ngày 19/05/2015 ................ 29
Hình 11. Minh hoạ 2 mẫu hình Hammer trong đó có một Hammer ở dạng
Doji .............................................................................................. 30
Hình 12. Một mẫu hình Morning star lý tưởng ............................................ 31
Hình 13. Một Morning star xuất hiện vào cuối tháng 07/2015 ..................... 32

Hình 14. Một mẫu hình Morning star xuất hiện vào đầu năm 2016 ............. 32
Hình 15. Một mẫu hình Evening star lý tưởng ............................................. 33
Hình 16. Minh hoạ một mẫu hình Evening star tiêu biểu ............................. 35
Hình 17. Minh hoạ một Evening star xuất hiện vào đầu năm 2013 .............. 35
Hình 18. Một mẫu hình Evening star hình thành vào đầu tháng 03/2016 ..... 36
Hình 19. Hình dạng và vị trí xuất hiện của Shooting star/Inverted Hammer ...
..................................................................................................... 36
Hình 20. Mẫu hình Shooting star/Inverted Hammer khi thân nến là một Doji
..................................................................................................... 37
Hình 21. Một Shooting star xuất hiện vào giữa tháng 09/2011 .................... 38
Hình 22. Minh hoạ mẫu hình Inverted Hammer xuất hiện vào tháng 09/2013
..................................................................................................... 39
Hình 23. Một mẫu hình Harami lý tưởng .................................................... 39
vii


Hình 24. Mẫu hình Harami Cross ................................................................ 40
Hình 25. Mẫu hình Harami kết thúc chuỗi dài giảm giá .............................. 41
Hình 26. Mẫu hình Harami tại đỉnh và đáy .................................................. 41
Hình 27. Một mẫu hình Engulfing lý tưởng ................................................. 42
Hình 28. Minh hoạ cho một mẫu hình Bearish Engulfing ............................ 43
Hình 29. Minh hoạ cho một mẫu hình Bullish Engulfing ............................ 44
Hình 30. Minh hoạ sơ lược hình dạng của mẫu hình Three Buddha Top ..... 45
Hình 31. Một mẫu hình Three Buddha Top hình thành vào quý I/2013 ....... 46
Hình 32. Minh hoạ sơ lược hình dạng của mẫu hình Inverted Three Buddha
..................................................................................................... 47
Hình 33. Một mẫu hình Inverted Three Buddha hình thành kéo dài từ tháng
01/2015 đén tháng 08/2015........................................................... 47
Hình 34. Một mẫu hình Dark-cloud Cover lý tưởng .................................... 48
Hình 35. Biều thị một mẫu hình Dark-cloud Cover đủ tiêu chuẩn ............... 49

Hình 36. Minh hoạ sự hình thành một Window ........................................... 50
Hình 37. Minh hoạ cho một Window điển hình ........................................... 50
Hình 38. Một Window đóng vai trò là ngưỡng kháng cự và hỗ trợ .............. 51
Hình 39. Minh hoạ cho sự vượt lên trên giá trị 70 của chỉ báo RSI .............. 54
Hình 40. Minh hoạ cho việc RSI vượt ngưỡng giá trị 70 ............................. 55
Hình 41. Minh hoạ sự suy giảm dưới giá trị 30 của RSI .............................. 56
Hình 42. Minh hoạ cho hiện tượng phân kỳ giá ........................................... 56
Hình 43. Minh hoạ cho một phân kỳ giá xảy ra vào đầu năm 2016.............. 57
Hình 44. Cho thấy sự cắt nhau giữa 2 SMA 49 kỳ và 200 kỳ vào cuối năm
2013 và cuối năm 2014 .................................................................59
Hình 45. Minh hoạ cho hiệu quả báo hiệu xu hướng của SMA .................... 60
Hình 46. Minh hoạ cho đường MACD cắt đường tín hiệu vào đầu quý
3/2011 đến quý 2/2012 của cổ phiếu ASM ................................... 64
Hình 47. Minh hoạ cho đường MACD cắt đường tín hiệu từ tháng 05/2014
đến 08/2015 của cổ phiếu ASM .................................................... 65
Hình 48. Biểu diễn hiện tượng phân kỳ xảy ra vào đầu năm 2015 đến đầu
quý 2/2015 ................................................................................... 65
Hình 49. Một loạt tín hiệu của chỉ báo MACD xuất hiện liền kề nhau trong
khoảng thời gian từ tháng 01/2014 đến 03/2016 trên biểu đồ giá cổ
phiếu ASM ................................................................................... 66
Hình 50. Minh hoạ cho một dải Bollinger điển hình trên biểu đồ cổ phiếu
ASM ............................................................................................. 68
viii


Hình 51. Những lần giá cổ phiếu ASM chạm dải dưới của dải Bollinger ..... 69
Hình 52. Biểu đồ giá tổng quát toàn bộ giai đoạn phân tích từ 31/03/2011
đến 31/03/2016 ............................................................................. 73
Hình 53. Đồ thị kết hợp giữa hình nến Nhật Bản và các chỉ báo kỹ thuật từ
cuối năm 2012 đến cuối năm 2015 ............................................... 74

Hình 54. Đồ thị kết hợp giữa hình nến Nhật Bản và các chỉ báo kỹ thuật từ
cuối tháng 07/2014 đến đầu tháng 11/2016 ................................... 75
Hình 55. Đồ thị kết hợp giữa hình nến Nhật Bản và các chỉ báo kỹ thuật từ
đầu tháng 06/2014 đến cuối tháng 03/2016 ................................... 76

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1. Cơ cấu bộ máy quản lý ASM ........................................................ 21
Sơ đồ 2. Mô hình bộ máy tổng thể của ASM .............................................. 25

x


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.

Minh hoạ cách tính chi tiết chỉ báo RSI ........................................ 53

Bảng 2.

Minh hoạ cách tính chi tiết chỉ báo SMA ...................................... 58

Bảng 3.


Phân loại SMA theo số kỳ ............................................................ 58

Bảng 4.

Minh hoạ cách tính EMA 20% (EMA 9 kỳ) .................................61

Bảng 5.

Minh hoạ cách tính chi tiết chỉ báo MACD................................... 62

Bảng 6.

Minh hoạ cách tính chi tiết chỉ báo Bollinger Bands ..................... 67

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

TTCK

: Thị trường chứng khoán

ASM


: Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sao Mai

SSI

: Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn

HSC

: Công ty Cổ phần chứng khoán Hồ Chí Minh

VCSC

: Công ty Cổ phần Chứng Khoán Bản Việt

MBKE

: Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng

MACD

: Moving Average Convergence/Divergence

RSI

: Relative Strength Index

SMA

: Simple Moving Averages


xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC ĐỀ TÀI
1.1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Mười sáu năm là “tuổi đời” của TTCK Việt Nam, bắt đầu bởi sự kiện
đưa vào vận hành chính thức sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Trong từng ấy năm đó TTCK Việt Nam đã trãi qua rất nhiều biến động từ sôi
nổi đến trầm lắng và cũng từng ấy năm thị trường chứng khoán được xem như
“phong vũ biểu” của nền kinh tế Việt Nam. Từ khi được thành lập, TTCK Việt
Nam đã tạo ra thêm một kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp muốn
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng khó tiếp cận được nguồn vốn vay
từ ngân hàng hoặc chưa đủ năng lực huy động vốn từ các thị trường chứng
khoán quốc tế. Sự ra đời của TTCK Việt Nam tạo tiền đề tích cực thúc đẩy sự
hình thành hàng loạt các công ty cổ phần mới, sự chuyển dịch từ các công ty
gia đình, hợp tác nhỏ lẻ sang hình thức công ty đại chúng với quy mô vốn lớn
hơn nhiều lần. Các yếu tố khác bao gồm kinh nghiệm quản lý, hệ thống công
nghệ kỹ thuật cũng từ đó được dẫn nhập.
Chính vì vai trò quan trọng nêu trên nên các ngành đào tạo thuộc lĩnh
vực kinh tế như Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Tài chính doanh
nghiệp, môn học Thị trường chứng khoán vẫn luôn nằm trong chương trình
giảng dạy của những ngành trên ở hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng với
mục tiêu trang bị kiến thức nền tảng cho sinh viên phục vụ cho hoạt động tác
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư sau này. Tuy nhiên, thời lượng của
môn học được thiết kế còn hạn chế, nên phần lớn chương trình học buộc phải

chú trọng đến các khái niệm cơ bản của thị trường chứng khoán cùng những
kiến thức phân tích tài chính (thuộc lĩnh vực phân tích cơ bản), chứ chưa có
nhiều thời lượng để giảng dạy chuyên sâu vào các lý thuyết, kỹ năng trong
phân tích kỹ thuật. Gần đây, phân tích kỹ thuật được sử dụng ngày càng nhiều
tại Việt Nam. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu về phân tích kỹ thuật tại Việt
Nam nói chung và tài liệu được dịch thuật sang tiếng Việt nói riêng còn hạn
chế, nên sinh viên tại các trường đại học trong đó có Đại học An Giang gặp
khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu này. Hệ thống tài liệu liên quan đến
bộ môn phân tích kỹ thuật gần như không có trong Trung tâm thư viện của
Trường mà xuất hiện rãi rác và chỉ đề cập rất hạn chế ở những khái niệm rời
rạc, thiếu một hệ thống nền tảng cụ thể. Các bài nghiên cứu tại Trường hầu hết
chưa đề cập hoặc chưa đề cập chuyên sâu vào lĩnh vực phân tích này.

1


Chính vì các khó khăn vừa nêu, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực phân tích
kỹ thuật trở thành một nhu cầu bức thiết cần phải có. Lược khảo các báo cáo
phân tích hàng ngày, hàng tuần của những công ty chứng khoán có thị phần
hàng đầu Việt Nam bao gồm SSI, HSC, VCSC, VCBS và MBKE cho thấy
rằng các công ty này đều sử dụng một phương pháp phân tích được gọi là
phương pháp biểu đồ hình nến Nhật Bản. Phương pháp biểu đồ hình nến Nhật
Bản là một phương pháp phân tích kỹ thuật được người Nhật sử dụng hàng thế
kỷ với lịch sử lâu đời và một nền tảng khoa học vững chắc. Với những tính
năng ưu việt, phương pháp hình nến Nhật Bản đã được chọn để trở thành
phương pháp phân tích trọng tâm của bài nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đối tượng phân tích đòi hỏi phải có một biểu đồ giá cổ
phiếu của một Công ty cổ phần có niêm yết với thời gian niêm yết dài và mức
độ biến động giá cả đủ để phân tích. Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sao Mai đã
được chọn do là một công ty lớn trên địa bàn tỉnh An Giang, có mức độ uy tín,

thương hiệu cùng thời gian niêm yết đủ dài và mức độ biến động giá cả đủ lớn
để đáp ứng được mục tiêu phân tích. Trong biểu đồ giá cổ phiếu của Công ty
cổ phần Tập Đoàn Sao Mai thì giai đoạn 31/03/2011 đến 31/03/2016 là một
giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp xu hướng từ giảm sang tăng giá, do đó giai
đoạn này cực kỳ thuận lợi để nghiên cứu có thể ứng dụng phương pháp hình
nến vào dự đoán sự đảo chiều xu hướng của cổ phiếu.
Vì những lý do trên, sau khi dành nhiều thời gian nghiên cứu và trãi
nghiệm, đề tài “Phân tích Kỹ thuật bằng phương pháp nến Nhật Bản kết hợp
các chỉ báo kỹ thuật: ứng dụng vào phân tích biểu đồ giá Cổ phiếu Công ty Cổ
phần Tập Đoàn Sao Mai (ASM) giai đoạn 31/03/2011 – 31/03/2016” đã được
chọn làm chủ đề nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp với mong muốn đây sẽ
là một tài liệu tham khảo mang đến giá trị và ứng dụng thực tế cho những sinh
viên đam mê lĩnh vực đầu tư chứng khoán, có mong muốn tiếp cận thực tế tác
nghiệp nhưng lại khó khăn trong việc tìm kiếm và tổng hợp kiến thức.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Khoá luận được thực hiện dựa trên những lý thuyết từ những nhà khoa
học đi trước có nền tảng bắt nguồn từ bộ môn Tài chính hành vi như: Martin J
Pring, Edward và Magee, John J. Murphy, Steven B. Acheles,...Dữ liệu biểu
đồ giá được lấy từ biến động giá thực tế của cổ phiếu trên thị trường sau đó
được biểu diễn trên phần mềm phân tích chuyên dụng Metastock nên mang
tính chính xác tuyệt đối.

2


1.2.

MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

-

Phân tích và ứng dụng phương pháp nến Nhật Bản trong phân tích biểu
đồ giá cổ phiếu ASM.

-

Chỉ ra những hạn chế của phương pháp nến Nhật Bản khi ứng dụng vào
phân tích biểu đồ giá cổ phiếu ASM và khắc phục những hạn chế này
thông qua việc sử dụng kết hợp các chỉ báo kỹ thuật.

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương pháp nến nhật bản và ứng dụng phương pháp
này vào phân tích giá cổ phiếu ASM giai đoạn 31/03/2011 – 31/03/2016. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là biểu đồ giá cổ phiếu ASM trong giai đoạn
31/03/2011 – 31/03/2016.
1.3.

KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP

1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài sử dụng giá cổ phiếu (giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và
giá thấp nhất) của cổ phiếu ASM trong khoảng thời gian từ 31/03/2011 đến
hết ngày 31/03/2016.
1.3.2. Phương pháp biểu diễn dữ liệu
Giá cổ phiếu ASM được biểu diễn bằng phần mềm vẽ biểu đồ chuyên
dụng Metastock phiên bản 11. Biểu đồ thể hiện dưới dạng hình thanh (bar
chart) và hình nến (candlestick chart) kết hợp với các chỉ báo, đường kẻ xu
hướng thủ công. Đơn vị biểu diễn biểu đồ thống nhất toàn khoá luận là 1 ngày
(daily).

1.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Kết quả nghiên cứu bao gồm giới thiệu và phân tích phương pháp hình
nến, kết hợp minh hoạ ứng dụng lý thuyết này vào phân tích biểu đồ giá cổ
phiếu ASM giai đoạn 31/03/2011 – 31/03/2016.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số hạn chế của phương pháp phân tích
kỹ thuật đối với giá cổ phiếu ASM bằng phương pháp hình nến Nhật Bản. Đề
khắc phục các hạn chế này, nghiên cứu đã sử dụng thêm một số chỉ báo kỹ
thuật nhằm tăng mức độ chính xác trong dự đoán giá cổ phiếu ASM.
1.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1 trình bày lý do mà đề tài được thực hiện, các mục tiêu đề tài
mong muốn đạt được cùng với các phương pháp nghiên cứu để đạt được mục
3


tiêu. Chương 2 trình bày các phương pháp phân tích và đầu tư chứng khoán, lý
do tồn tại và phát triển của phương pháp phân tích kỹ thuật. Chương 2 cũng
trình bày lịch sử hình thành và phát triển của hình nến, hình dạng cơ bản của
hình nến cũng như tính ưu việt của nó so với các loại đồ thị khác. Chương 3
giới thiệu sơ lược về CTCP Tập Đoàn Sao Mai (ASM) bao gồm các thông tin
cơ bản, cơ cấu tổ chức, bộ máy vận hành, sau đó tiến hành trình bày các mẫu
hình nến của phương pháp hình nến Nhật Bản song song với việc ứng dụng
từng mẫu hình cụ thể vào phân tích biểu đồ giá CTCP Tập Đoàn Sao Mai
(ASM). Để tăng hiệu quả phân tích và bù trừ những hạn chế của phương pháp
hình nến, nghiên cứu còn kết hợp thêm việc vận dụng phương pháp hình nến
với các chỉ báo kỹ thuật thông dụng như: Moving Average, Relative Strength
Index (RSI), Moving Average Convergence/Divergence (MACD) và Bollinger
Bands. Chương 4 lược khảo các nghiên cứu trước đây, kết hợp với nội dung

phân tích tại Chương 3 để chỉ ra các ưu, nhược điểm của phương pháp hình
nến Nhật Bản. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp để hạn chế các nhược điểm
đó cùng các kiến nghị đầu tư phù hợp đối với những nhà đầu tư sử dụng
phương pháp phân tích hình nến Nhật Bản nói chung và những nhà đầu tư
đang và sẽ đầu tư vào cổ phiếu CTCP Tập Đoàn Sao Mai (ASM) nói riêng.
Chương 4 cũng trình bày những hạn chế mà đề tài dù cố gắng nhưng không
thể đạt được.

4


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH NỀN NHẬT BẢN
2.1.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Fisher (1958) đưa ra 2 phương pháp để quyết định đầu tư vào một cổ
phiếu. Phương pháp thứ nhất, khi xem xét đầu tư vào một công ty X, Fisher sẽ
tiến hành phân chia công ty X thành các bộ phận sau đó tìm các nhà quản lý
cao cấp ở những công ty thuộc các lĩnh vực tương ứng và nhờ các nhà quản lý
cao cấp này đánh giá về ban quản trị nhân sự (executive personnel), hoạt động
sản xuất (production), cách thức tổ chức (organization), hoạt động nghiên cứu
(research) và các chức năng chính khác (other major function) để đưa ra một
đánh giá tổng thể về tiềm năng phát triển của công ty X. Tuy nhiên, Fisher tự
nhìn nhận là phương pháp này không khả thi đối với các nhà đầu tư vừa và
nhỏ. Thứ nhất, có khá ít những nhà quản lý cao cấp chuyên môn trong từng
lĩnh vực này, nếu có thì họ đều là những nhà quản lý có chức vụ cao với mức
thù lao hậu hĩnh nên các nhà đầu tư vừa và nhỏ rất khó tiếp cận. Thứ hai, nếu
có thể tiếp cận thì có thể họ cũng không cung cấp cho người ngoài những

thông tin quá giá trị này. Chính vì những lý do đó, Fisher đưa ra phương pháp
thứ hai được gọi là phương pháp lời đồn đại (scuttlebutt method), phương
pháp này xoay quanh một khái niệm gọi là tin vịt (grapevine). Fisher cho rằng
không thể nhờ một nhân viên trong công ty miêu tả một bức tranh tổng thể
gồm toàn bộ điểm mạnh và điểm yếu mà hãy nhờ những đối thủ cạnh tranh,
những khách hàng, những nhà cung cấp và những cựu nhân viên từng làm việc
cho công ty cung cấp những thông tin cần thiết. Fisher cho rằng những thông
tin thuộc dạng grapevine này thường sẽ bao gồm cả những tin tốt và xấu, các
nhà đầu tư nên tin vào những thông tin theo chiều hướng nổi trội sau đó liên
hệ với các nhân viên trong công ty để bổ sung những phần còn thiếu vào bức
tranh tổng thể.
Dewey và Mandino (1971) tổng hợp và nghiên cứu các sự kiện trong
quá khứ cho rằng bất kỳ sự kiện nào đều xảy ra theo một chu kỳ nhất định chứ
không xảy ra một cách ngẫu nhiên, chu kỳ được đo từ đỉnh điểm của sự kiện
này đến đỉnh điểm của sự kiện tiếp theo có cùng tính chất tương tự. Như khi
nghiên cứu các cuộc chiến tranh lớn trên thế giới từ 1415 đến 1930, các học
giả kết luận rằng cứ 22,2 năm thì chiến tranh thế giới lại nổ ra. Khi nghiên cứu
về thị trường bất động sản, các học giả phát hiện rằng đỉnh điểm của bong
bóng bất động sản này đến đỉnh điểm của bong bóng bất động sản tiếp theo
cách nhau khoảng 18,33 năm. Tương tự, đối với thị trường chứng khoán cách
5


nhau khoảng 9,2 năm. Hurst (1970) cũng từng đưa ra lý lẽ tương tự nhưng
Hurst lại tập trung vào nghiên cứu cách nhận biết điểm khởi đầu, kết thúc của
một chu kỳ để xác định thời điểm giao dịch chứng khoán. Đây là một phương
pháp phân tích đầu tư rất khoa học nhưng lại đòi hỏi một sự thống kê dữ liệu
rất lớn cùng các cách thức đo lường, tính toán cực kỳ phức tạp.
Malkiel (1973) nghiên cứu thực tế và cho rằng có rất nhiều phương
pháp để phân tích và dự đoán xu hướng biến động giá cổ phiếu như dự đoán

xu hướng biến động của giá cổ phiếu trong tương lai dựa vào nghiên cứu các
vệt đen của mặt trời hoặc nghiên cứu các tuần trăng. Tuy nhiên ông kết luận
rằng hầu hết mọi người có xu hướng lựa chọn một trong hai phương pháp:
phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản. Malkiel cho rằng những người theo
trường phái kỹ thuật tin rằng sự biến động của giá cổ phiếu chịu tác động 90%
là do các yếu tố tâm lý, chỉ có 10% là do các yếu tố logic (như là nguồn thu,
cổ tức, lãi suất kỳ vọng,…). Trong khi những người theo trường phái phân tích
cơ bản lại cho rằng sự biến động giá cổ phiếu chịu tác động 90% bởi những
yếu tố logic, chỉ có 10% chịu tác động bởi các yếu tố tâm lý.
2.1.1. Phương pháp phân tích cơ bản
Achelis (2000) định nghĩa phân tích cơ bản chính là việc một nhà đầu
tư nếu chỉ dựa vào lý trí và không bị cảm xúc chi phối khi đưa ra các quyết
định tài chính thì anh ta đang sử dụng phương pháp phân tích cơ bản. Phương
pháp phân tích cơ bản là một trường phái được các chuyên gia học thuật đánh
giá cao, xem đây là phương pháp tốt nhất để phân tích đầu tư, các chuyên gia
theo trường phái này xem thường những nhà đầu tư, chuyên gia tư vấn theo
trường phái phân tích kỹ thuật. Đại diện của trường phái này là các chuyên gia
như Warren Buffett, Peter Lynch, Philip A. Fisher. Trường phái này cho rằng
bất kỳ một chứng khoán nào trong một thời điểm nhất định cũng tồn tại một
giá trị được gọi là giá trị nội tại (intrinsic value), giá trị này phụ thuộc vào tình
hình tài chính của công ty, các thuận lợi/khó khăn trong lĩnh vực, ngành nghề
kinh doanh, trình độ quản trị của ban giám đốc,…quy tắc đầu tư của những
người theo trường phái này là mua khi giá trị thị trường thấp hơn giá trị nội tại
và bán khi giá trị thị trường cao hơn giá trị nội tại. Tuy nhiên, có một vấn đề
gây ra sự tranh cải lớn đó là cách thức để xác định giá trị nội tại. Khái niệm
giá trị nội tại lần đầu được sử dụng và được đo lường bởi một nhà kinh tế lỗi
lạc của thế kỷ 20, người đã sử dụng phương pháp chiết khấu dòng cổ tức để
tìm ra giá trị nội tại của cổ phiếu là Williams. Williams (1938) định nghĩa giá
trị nội tại của một cổ phiếu đơn giản chỉ là hiện giá của tất cả các dòng cổ tức
trong tương lai. Lý thuyết về giá trị nội tại cũng từng được Graham và Dodd

(1934) đề cập sơ qua trong cuốn sách nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng
6


đến giới đầu tư là “Security Analysic”. Warren Buffett được xem như là học
trò xuất sắc của Graham, người đã ứng dụng thành công nhất lý thuyết này
trong hoạt động đầu tư của mình.
2.1.2. Phương pháp phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp mới du nhập vào Việt Nam
trong thời gian gần đây. Phương pháp này có nguồn gốc khởi điểm từ một lý
thuyết có tên gọi là lý thuyết Dow (Dow theory) do Charles H. Dow phát triển
vào những năm 1900. Ông đã có hàng loạt bài viết trên tạp chí Wall Stress
Journal. Dow mất năm 1902 trước khi lý thuyết của ông chính thức được mọi
người biết đến. William P. Hamilton – một biên tập viên của tạp chí Wall
Stress Journal đã bị Dow gây ấn tượng mạnh bởi những lý thuyết nên khi Dow
mất Hamilton đã bỏ công sức ra tổng hợp lại những bài viết của Dow và từ đó
lý thuyết Dow chính thức ra đời (trích trong Edwards, Robert D., & Magee,
John., 1957, tr.13). Lý thuyết Dow đã tạo ra một khái niệm hoàn toàn mới với
giới đầu tư trong thời điểm đó – Chỉ số bình quân thị trường, Dow đã tập hợp
lại một số cổ phiếu của những công ty hàng đầu và cho ra đời 3 chỉ số thị
trường chung mà tiêu biểu nhất trong những chỉ số này là chỉ số bình quân
công nghiệp Dow-Jones (Dow Jones Industrial Average) bao gồm giá bình
quân có trọng số của 30 công ty công nghiệp hàng đầu được niêm yết và giao
dịch trên sở giao dịch chứng khoán New York. Lý thuyết Dow xoay quanh 7
nguyên tắc quan trọng, có tính chất nền tảng:
Một là, chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả. Nguyên tắc này
được xem là xuất phát điểm của phân tích kỹ thuật. Không quan tâm tình hình
tài chính công ty, tin tức tốt hay xấu, trình độ quản trị, năng lực sản xuất. Mọi
thứ đều đã thể hiện trên giá và xu hướng giá nên giá cả đã biểu hiện mọi thông
tin. Thay vì mất thời gian đi tìm kiếm tin tức, phân tích tài chính, nghiên cứu

khối lượng dữ liệu khổng lồ và bất định thì nhà đầu tư chỉ cần phân tích giá cổ
phiếu, xu hướng giá là đã đủ.
Hai là, chỉ số thị trường chung hay giá của bất kỳ cổ phiếu riêng lẻ nào
đều tồn tại 3 cấp biến động. Xu hướng giá cấp 1 (major or primary trends), đây
là những biến động tăng hoặc giảm với quy mô lớn, thường kéo dài trong một
hoặc nhiều năm và gây ra sự tăng hay giảm đến 20% giá của các cổ phiếu.
Chuyển động của xu hướng giá cấp 1 sẽ bị ngắt quãng bởi các bởi sự xen vào
của các xu hướng giá cấp 2 (secondary trends) theo hướng đối nghịch - gọi là
những phản ứng hay điều chỉnh (reactions or corrections) của thị trường.
Những xu hướng giá cấp 2 bao gồm những biến động giá nhỏ hơn tạm gọi là
những xu hướng giá cấp 3 (minor trends). Xu hướng giá cấp 3 là những biến
động hàng ngày và không có ý nghĩa quan trọng trong lý thuyết Dow.
7


Ba là, xu hướng giá cấp 1 thường kéo dài từ một đến nhiều năm và
được các nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Nếu thị trường giá là đi lên thì xu
hướng giá cấp 1 được gọi là Bull market (tạm dịch là thị trường con bò tót),
ngược lại nếu thị trường giảm giá thì xu hướng giá cấp 1 được gọi là Bear
market (tạm dịch là thị trường con gấu).

Hình 1. Một xu hướng giá cấp 1 của cổ phiếu ASM bắt đầu từ tháng
05/2015 đến tháng 03/2016
Bốn là, xu hướng giá cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián
đoạn quá trình vận động của giá theo xu hướng giá cấp 1. Chúng là những đợt
suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở
các Bull market; hoặc những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở
các Bear market. Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần
đến nhiều tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoảng 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay
giảm tùy loại thị trường) của giá theo xu hướng giá cấp 1. Do đó, khi thị

trường là Bull market, tăng 30 điểm thì xu hướng giá cấp 2 có thể làm sụt
giảm tạm thời 10 đến 20 điểm.

8


Hình 2. Một số xu hướng giá cấp 2 của cổ phiếu ASM trong giai đoạn
05/2015 đến tháng 03/2016
Năm là, những xu hướng giá cấp 3 thường dài từ 3 đến 6 ngày, chúng
không có nhiều ý nghĩa nhưng lại góp phần tạo nên những xu hướng giá cấp 2.

Hình 3. Một số xu hướng giá cấp 3 của cổ phiếu ASM trong giai đoạn
05/2015 đến tháng 03/2016
Sáu là, chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu. Lý thuyết Dow
không quan tâm và ít đề cao đến các mức biến động giá trong suốt ngày giao
dịch mà chỉ quan tâm đến những số liệu cuối ngày giao dịch, vì ông cho rằng
giá đóng cửa là mức giá cuối cùng của tất cả những thông tin của một cổ phiếu
mà cả người mua lẫn người bán chấp nhận.
Bảy là, một xu hướng tăng/giảm sẽ tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu
chắc chắn về việc đảo chiều. Nguyên tắc này có nghĩa là một nhà đầu tư khi
chuẩn bị thực hiện hành vi bắt đáy cổ phiếu chỉ nên thực hiện khi phát hiện
9


những dấu hiệu chắc chắn rằng xu hướng giảm giá đã kết thúc và chuyển sang
một xu hướng khác (đi ngang hoặc xu hướng tăng). Tương tự, các nhà đầu tư
đang nắm giữ cổ phiếu chỉ nên bán cổ phiếu khi có các dấu hiệu chắc chắn
rằng xu hướng tăng giá đã hết và đang chuyển sang xu hướng khác (đi ngang
hoặc xu hướng giảm).
Theo sau Dow là những chuyên gia phân tích kỹ thuật cho ra đời những

phương pháp khác nhưng vẫn chỉ là sự phát triển trên nền tảng lý thuyết Dow
như Ralph Nelson Elliott với lý thuyết Sóng Elliott (Elliott Wave theory)
Nicolas Darvas với lý thuyết Hộp Darvas (The Darvas box), Leonerdo
Fibonacci với dãy số Fibonacci (Fibonacci numbers). Nền tảng phân tích kỹ
thuật không chỉ được phát triển bởi những chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư
mà còn được một số nhà học thuật lỗi lạc đề cập như Keynes. Keynes (1936)
đã sử dụng một lý thuyết có tên gọi là Keynes's beauty-contest, thuyết này cho
rằng không ai đủ sức phân tích hết toàn bộ thông tin của một cổ phiếu để tìm
được giá trị nội tại của nó, thay vào đó Keynes sử dụng phương pháp tâm lý
để đầu tư. Một ví dụ mà Keynes hay sử dụng là “Trong một cuộc thi bình chọn
sắc đẹp cho 6 gương mặt đẹp nhất từ 100 bức ảnh, kẻ theo trường phái đầu tư
giá trị nội tại sẽ đi tìm người có gương mặt được cho là đẹp nhất theo các tiêu
chí đánh giá sắc đẹp của họ còn kẻ theo trường phái tâm lý sẽ đi tìm gương
mặt được đám đông cho là đẹp nhất”.
2.2.

NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT – TÀI CHÍNH HÀNH
VI

Các nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ được trình bày để người đọc
có cái nhìn sâu sắc hơn về phương pháp phân tích kỹ thuật cũng như lý do mà
phương pháp này có thể tồn tại và ngày càng phát triển. Các nghiên cứu khoa
học đã chứng minh rằng cảm xúc là một yếu tố cực kỳ quan trọng chi phối
quyết định tài chính của nhà đầu tư.
Fama (1970) cho rằng thị trường chứng khoán là thị trường hiệu quả, có
nghĩa là nhà đầu tư không thể sử dụng mọi thông tin để tìm kiếm lợi nhuận từ
sự biến động giá cổ phiếu trong ngắn hạn do mọi thông tin đều đã được phản
ánh vào giá cả và do đó nhà đầu tư không thể tìm được lợi nhuận dù thực hiện
phương pháp phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật. Mọi dự đoán về thị
trường đều không đúng, nếu đúng thì đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên không

hề được lường trước, mọi nhà đầu tư tham gia thị trường đều được xem là
những nhà đầu tư có lý trí, không hề bị cảm xúc chi phối. Ông đã được trao
tặng giải Nobel cho lý thuyết này. Tuy nhiên, lý thuyết này đã gây ra nhiều
tranh cãi, nhất là những người theo trường phái phân tích kỹ thuật có nền tảng
xuất phát từ lĩnh vực Tài chính hành vi mà đại diện tiêu biểu của trường phái
10


này là Tversky và Kahneman. Tversky và Kahneman (1982) đưa ra những
nghiên cứu cho rằng những nhà đầu tư thường đưa ra các quyết định tài chính
chỉ dựa vào phương pháp kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Culter, Poter và
Summers (1989) đã xuất bản bài báo về sự dịch chuyển vô lý của giá chứng
khoán, Odean (1998) cũng đã xuất bản bài báo về hiệu ứng ngược vị thế.
Nghiên cứu của Kahneman, Daniel và Tverky (1982) cho rằng con
người khi đưa ra những quyết định họ thường dựa vào một phương pháp được
gọi là phương pháp kinh nghiệm. Hiểu đơn giản là họ thường giải quyết vấn
đề dựa trên kinh nghiệm sẵn có của bản thân mà họ từng trãi qua, họ bỏ qua
giai đoạn tính toán, suy tính phức tạp hoặc họ sử dụng phương pháp này trong
những tình huống mà sự tính toán logic không còn phát huy tác dụng. Cũng
theo nghiên cứu này thì có nhiều lý do để một người sử dụng phương pháp
kinh nghiệm như: người ra quyết định không thể tìm được cách tốt nhất để giải
quyết vấn đề, chi phí xem xét tính toán để tìm giải pháp phù hợp quá cao và
lớn hơn cả lợi ích mà quyết định đó mang lại, họ chịu áp lực bởi thời gian và
đặc biệt là với những nhà đầu tư mặc dù đã có những tính toán logic của bản
thân nhưng lại chịu tác động bởi những lời khuyên, những công thức thành
công của những nhà đầu tư khác trên thị trường gây nhiễu. Phương pháp kinh
nghiệm hoàn toàn có thể giúp họ đưa ra quyết định nhanh chóng, tiết kiệm và
đảm bảo bí mật trong trường hợp họ không muốn tiết lộ thông tin về quyết
định cho người khác.
Theo Tversky và Kahneman (1982) thì phương pháp kinh nghiệm được

chia thành nhiều dạng trong đó các dạng chính như: tính sẵn có, sự quá tự tin
và ký ức. Tính sẵn có được hiểu đơn giản là khi một nhà đầu tư quyết định đầu
tư một cổ phiếu họ thường đánh giá quá cao những thông tin mà họ đang có,
như khi quyết định đầu cơ ngắn hạn cổ phiếu đa số những nhà đầu cơ này vẫn
quyết định dựa vào những số liệu từ báo cáo tài chính năm trước đó dù hoạt
động đầu cơ hưởng chênh lệch dao động giá trong ngắn hạn này không chịu
tác động bởi thông tin tài chính đã công bố trước đó khá lâu.
Theo một nghiên cứu khác của Taylor và Brown (1988), con người
thường có những quan điểm không thực tế về bản thân, họ thường có xu
hướng đánh giá những kỹ năng hoặc đặc tính của bản thân tốt hơn người khác.
Nghiên cứu của Svenson (1981) đã chỉ rõ thực tế khi có tới 82% cá nhân trong
một nhóm sinh viên được chọn nghiên cứu cho rằng họ ở nhóm 30% những
người lái xe an toàn nhất. Đa số những nhà đầu tư đều có tâm lý rất tự tin, họ
sẵn sàng đưa ra những quyết định thiếu cơ sở, như khi một nhà đầu tư khi mua
cổ phiếu A với giá 8.000 đồng/cổ phiếu, tuần tiếp theo giá cổ phiếu tăng lên
10.000 đồng/cổ phiếu, họ bán ra và sau đó giá lại một lần nữa rớt xuống 8.000
11


×