Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG BAN CHÍNH TRỊ TRUNG đoàn QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM TRONG THỜI kỳ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP KINH NGHIỆM và sự vận DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.3 KB, 97 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Ban chính trị trung đoàn

BCTTĐ

Chính trị quốc gia

CTQG

Chính ủy, chính trị viên

CU,CTV

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công tác chính trị

CTCT

Công tác đảng, công tác chính trị

CTĐ,CTCT

Cơ quan chính trị


CQCT

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCSVN

Nhà xuất bản

Nxb

Quân đội nhân dân

QĐND

Sẵn sàng chiến đấu

SSCĐ

Trang

Tr.

Trong sạch vững mạnh

TSVM

Vững mạnh toàn diện

VMTD


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỤC LỤC
Trang
3

MỞ ĐẦU

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC TIỄN LỊCH SỬ XÂY DỰNG
BAN CHÍNH TRỊ TRUNG ĐOÀN TRONG QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN

1.1

CHỐNG PHÁP
Ban chính trị trung đoàn trong Quân đội nhân dân Việt

11

Nam và một số vấn đề về thực tiễn lịch sử xây dựng ban
1.2

chính trị trung đoàn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Thành tựu và kinh nghiệm xây dựng ban chính trị trung


11

đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng
Chương 2

chiến chống Pháp
BỐI CẢNH TÌNH HÌNH VÀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM

28

XÂY DỰNG BAN CHÍNH TRỊ TRUNG ĐOÀN TRONG
QUÂN ĐỘI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀO
2.1

XÂY DỰNG BAN CHÍNH TRỊ TRUNG ĐOÀN HIỆN NAY
Bối cảnh tình hình và yêu cầu vận dụng kinh nghiệm xây

49

dựng ban chính trị trung đoàn thời kỳ kháng chiến chống
2.2

Pháp vào xây dựng ban chính trị trung đoàn hiện nay
Một số giải pháp vận dụng kinh nghiệm xây dựng ban

49

chính trị trung đoàn thời kỳ kháng chiến chống Pháp vào
xây dựng ban chính trị trung đoàn hiện nay
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

54
86
88
92

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ban chính trị trung đoàn trong QĐND Việt Nam là một bộ phận trong
cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội ở cấp trung đoàn; là cơ quan đảm

2


nhiệm CTĐ,CTCT, trực tiếp tham mưu cho đảng ủy, chính ủy và chỉ huy
trung đoàn lãnh đạo, chỉ đạo CTĐ,CTCT ở trung đoàn, xây dựng trung đoàn
vững mạnh về chính trị. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy trung đoàn,
BCTTĐ là cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong trung đoàn
tiến hành CTĐ,CTCT thực hiện sự lãnh đạo của Đảng ủy đối với nhiệm vụ
chính trị trung tâm, xây dựng đảng bộ trung đoàn TSVM, trung đoàn VMTD
nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, bảo đảm hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao. Do đó, xây dựng BCTTĐ vững mạnh luôn là đòi hỏi
khách quan xuất phát từ yêu cầu xây dựng Quân đội về chính trị và tiến hành
CTĐ,CTCT ở trung đoàn trong mọi thời kỳ.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954),
mặc dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chăm lo lãnh đạo xây dựng Quân đội phát triển nhanh chóng về tổ
chức biên chế, trang bị, quy mô và trình độ tác chiến. Cùng với sự phát triển

lực lượng, để Đảng thường xuyên nắm chắc Quân đội, bảo đảm Quân đội
luôn là lực lượng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân,
bên cạnh hệ thống tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ quân sự, chính trị, Đảng tổ
chức ra CQCT trong toàn quân, ở cấp trung đoàn có ban chính trị. Dưới sự
lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng, quá trình xây dựng và phát triển
BCTTĐ đã đạt được những thành tựu quan trọng. BCTTĐ đã từng bước xác
lập, bổ sung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế, chế độ hoạt
động; đội ngũ cán bộ, nhân viên được bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng
lực toàn diện làm cho vị trí, vai trò và chất lượng, hiệu quả của CTCT ngày
càng được nâng lên, khẳng định rõ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển của Quân đội. “CTCT là mệnh lệnh của bộ đội quốc gia, chính trị là linh
hồn của quân đội cách mạng” [23, tr.59]. Bên cạnh những thành tựu đạt được,
do điều kiện khách quan của lịch sử nên quá trình xây dựng, phát triển
3


BCTTĐ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp vẫn còn nhiều mặt hạn chế.
Việc xác định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, biên chế BCTTĐ chưa hoàn
chỉnh; xác lập chế độ công tác chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ, nhân viên một số
giai đoạn còn thiếu so với biên chế; phương tiện hoạt động còn giản đơn.
Song, những bài học kinh nghiệm xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã để lại những giá trị lịch sử và ý nghĩa thực
tiễn vô cùng quý báu trong xây dựng BCTTĐ, nâng cao hiệu lực CTĐ,CTCT,
góp phần bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Quân đội trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khó khăn.
Trong tình hình mới, sự phát triển của thực tiễn cách mạng, phát triển
chức năng, nhiệm vụ của quân đội sẽ có nhiều vấn đề mới mẻ đặt ra những
yêu cầu ngày càng cao đối với xây dựng quân đội về chính trị. Sau hơn 10
năm thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị khóa IX, thực hiện chế một
người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ CU,CTV trong Quân đội và CQCT

các cấp là cơ quan đảm nhiệm CTĐ,CTCT. Thực tiễn nhiệm vụ CTĐ,CTCT
và yêu cầu xây dựng Quân đội về chính trị hiện nay đòi hỏi cần phải nghiên
cứu kinh nghiệm xây dựng cơ quan chính trị trong Quân đội qua các thời kỳ
lịch sử, đặc biệt là xây dựng BCTTĐ thời kỳ kháng chiến chống pháp (1945 1954), để vận dụng vào xây dựng BCTTĐ trong tình hình mới. Vì vậy, nghiên
cứu Xây dựng Ban Chính trị trung đoàn trong Quân đội nhân dân Việt
Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp – Kinh nghiệm và sự vận dụng là
vấn đề có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu xây
dựng BCTTĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xây dựng CQCT trong QĐND Việt Nam nói chung, BCTTĐ nói riêng
đã có những công trình khoa học, bài viết của cán bộ lãnh đạo, nhà khoa học
trong và ngoài quân đội nghiên cứu; tiêu biểu có các công trình:
4


* Nhóm các công trình tổng kết lịch sử
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến
tranh Cách mạng Việt Nam 1945 -1975: thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà
Nội; Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam (2009), Lịch sử Đảng bộ Quân
đội nhân dân Việt Nam, tập 1 (1944 - 1954), Nxb QĐND, Hà Nội; Đảng ủy,
Bộ tư lệnh Quân khu 1 (2003), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực
lượng vũ trang Quân khu 1 (Việt Bắc) 1945 - 2000, Nxb QĐND, Hà Nội;
Đảng ủy - Bộ tư lệnh Quân khu 2 (2004), Lịch sử công tác đảng, công tác
chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 2, tập 1 Thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb QĐND, Hà Nội; Đảng ủy, Bộ tư lệnh
Quân khu 3 (2005), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ
trang Quân khu 3 (1945 - 2000), Nxb QĐND, Hà Nội; Đảng ủy - Bộ tư lệnh
Quân khu 4 (2005), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ
trang Quân khu 4 (1945 - 2000), Nxb QĐND, Hà Nội; Đảng ủy - Bộ tư lệnh
Quân khu 5 (2005), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng

vũ trang Quân khu 5 (1945 - 2000), tập 1 Thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Nxb QĐND, Hà Nội; Đảng ủy, Bộ tư lệnh
Quân khu VII (2000), Công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang
Quân khu VII (1945 - 2000), tập I (1945 - 1954), Nxb QĐND, Hà Nội; Đảng
ủy - Bộ tư lệnh Quân khu 9 (2009), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị
lực lượng vũ trang Quân khu 9 (1945 - 2000), Nxb QĐND, Hà Nội; Quân đội
nhân dân Việt Nam (2002), Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị trong
Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2000), Nxb QĐND, Hà Nội; Quân đội
nhân dân Việt Nam (1998), Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị chiến
dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1954 - 1975, Nxb QDND,
Hà Nội; Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2010), Cơ chế lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb
QĐND, Hà Nội… Bên cạnh đó còn có Tổng kết lịch sử CTĐ,CTCT của các
5


cơ quan Bộ Quốc Phòng, các quân đoàn, quân chủng, binh chủng; tổng kết
quá trình xây dựng chiến đấu trưởng thành của các trung đoàn, sư đoàn trong
đó có phản ánh hoạt động của hệ thống cơ quan chính trị.
Đây là những công trình khoa học có giá trị lớn phản ánh chân thực lịch
sử hoạt động CTĐ,CTCT trong Quân đội ta. Đặc biệt trong cuốn Lịch sử
CTĐ,CTCT trong quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2000) đã làm rõ tổ
chức hoạt động CTĐ,CTCT trong quân đội qua các thời kỳ, nêu lên những bài
học kinh nghiệm CTĐ,CTCT góp phần to lớn trong xây dựng quân đội về
chính trị, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống, chuyên biệt về xây dựng ban
chính trị trung đoàn thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
* Nhóm các công trình, đề tài khoa học về lịch sử xây dựng cơ quan
chính trị các cấp
Bộ Tư Lệnh Quân Khu 1 (2013), Lịch sử Cục Chính trị Quân Khu 1

(1945 - 2010), Nxb QĐND, Hà Nội; Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 (2006), Lịch sử
Cục Chính trị Quân Khu 2 (1946 - 2006), Nxb QĐND, Hà Nội; Quân đội
nhân dân Việt Nam (2007), Công tác đảng, công tác chính trị trong cơ quan
Tổng cục Chính trị (Biên niên sự kiện và tư liệu), (1946-2000), Nxb QĐND,
Hà Nội; Quân đội nhân dân Việt Nam (1997), Tổng cục Chính trị - quá trình
hình thành tổ chức và chỉ đạo công tác đảng - công tác chính trị trong Quân
đội (Biên niên sự kiện và tư liệu), tập 1 (1944 - 1954), Nxb QĐND, Hà Nội;
Quân đội nhân dân Việt Nam (2004), Lịch sử Tổng cục Chính trị Quân đội
nhân dân Việt Nam, tập 1 (1944 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội; Tổng cục
Chính trị (2006), Cục Tổ chức và Công tác tổ chức xây dựng đảng trong
Quân đội nhân dân Việt Nam (Biên niên sự kiện lịch sử), (1946 - 2006), Nxb
QĐND, Hà Nội; Tổng cục Chính trị (2006), Lịch sử Công tác tư tưởng - văn
hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2005), Nxb QĐND, Hà Nội;

6


Tổng cục Chính trị (2006), Lịch sử Cục Chính trị - Tổng cục Chính trị (1944
- 2005), Nxb QĐND, Hà Nội.
Các công trình trên đã nghiên cứu khá rõ về lịch sử quá trình xây dựng
CQCT ở từng loại hình cơ quan, đơn vị nhưng cũng chưa có công trình nào
phân tích xây dựng BCTTĐ theo hệ thống chung nhất ở cấp trung đoàn trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
* Nhóm các đề tài, luận án, luận văn:
Đề tài khoa học cấp bộ: Học viện Chính trị quân sự (2006), “Tổng kết
kinh nghiệm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp” do Dương Quốc Dũng chủ biên; Nguyễn
Hoàng Nhiên (2006), “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1945–1954”), Luận án tiến sỹ lịch sử, Học viện Chính trị quân sự.

Đề tài cấp viện: Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự (2008), “Tổng kết
xây dựng nhân cách chính ủy, chính trị viên trong kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ”. Các công trình này cũng đề cập rõ bối cảnh tình hình, nhiệm
vụ; quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của
Đảng ta về chính trị của quân đội, về nhân cách của CU,CTV; trình bày quá
trình xây dựng QĐND Việt Nam về chính trị, đánh giá thực trạng và rút ra
những bài học kinh nghiệm xây dựng QĐND Việt Nam về chính trị, về xây
dựng nhân cách CU,CTV trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Thời gian gần đây, đã có một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng
Đảng và Chính quyền nhà nước nghiên cứu về đề tài lịch sử CTĐ,CTCT, như:
Trần Thành Chung (2012), “Công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp – thành tựu và kinh
nghiệm”; Dương Ngô Chương (2012), “Xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị
viên thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954” và Thân Văn Diện (2012),
“Xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong kháng chiến chống Mỹ thành tựu và kinh nghiệm”…

7


Các công trình, đề tài trên, từ các góc độ nghiên cứu, đã làm rõ cơ sở
lý luận, thực tiễn của vấn đề, chỉ ra được các bài học kinh nghiệm, giải pháp
xây dựng có tác dụng chỉ đạo thực tiễn theo phạm vi nghiên cứu. Tuy vậy,
đến nay chưa có các công trình, đề tài nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ
thống sâu sắc về các quan điểm của Đảng về CTĐ,CTCT, xây dựng BCTTĐ
trong QĐND Việt Nam qua các thời kỳ.
Nhóm các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí: Nguyễn Duy Qúy
(1994), “Qúa trình hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Quốc phòng toàn
dân, số 6; Trịnh Vương Hồng (2004), “Những quan điểm đầu tiên của Đảng chỉ
đạo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số

169; Phùng Quang Thanh (2007), “Thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với
chế độ chính ủy, chính trị viên là nhân tố cơ bản nâng cao hiệu lực của người chỉ
huy trong Quân đội nhân dân Việt Nam”,….Các công trình kể trên đã đưa ra
nhiều tư liệu lịch sử quan trọng, nhận định đánh giá khách quan sâu sắc về đặc
điểm tình hình, nhiệm vụ cách mạng, yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang, luận
giải quan điểm, chủ trương của Đảng, tổ chức sự lãnh đạo phát triển lực lượng vũ
trang cách mạng qua các giai đoạn. Đề cập yêu cầu quán triệt thực hiện chế độ
chính ủy, chính trị viên theo Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX.
Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đề cập và làm rõ một số khía cạnh khác
nhau theo phạm vi nghiên cứu, quán triệt vận dụng, mà chưa đi sâu luận giải có hệ
thống về quá trình xây dựng CQCT nói chung và BCTTĐ nói riêng trong QĐND
Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Vì vậy, vấn đề này cần phải được đi
sâu nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn; rút ra những kinh nghiệm có giá trị
chỉ đạo thực tiễn xây dựng BCTTĐ vững mạnh hiện nay và không trùng lắp với
các công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

8


Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn lịch sử, rút ra kinh nghiệm xây dựng
BCTTĐ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đề xuất giải pháp vận dụng kinh
nghiệm vào xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt Nam.

* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm vững và hiểu rõ thực tiễn lịch sử xây dựng BCTTĐ trong QĐND
Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn lịch sử xây dựng BCTTĐ, rút ra một

số kinh nghiệm xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt Nam thời kỳ kháng

chiến chống Pháp.
- Đề xuất yêu cầu và giải pháp vận dụng kinh nghiệm xây dựng BCTTĐ trong
QĐND Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp vào xây dựng BCTTĐ trong
Quân đội
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thực tiễn lịch sử xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt Nam thời kỳ
kháng chiến chống Pháp.
* Phạm vi nghiên cứu
Thực tiễn lịch sử xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt Nam, trong phạm
vi thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954.
Tiến hành nghiên cứu, khảo cứu lịch sử Đảng bộ Quân đội; lịch sử CTĐ,
CTCT trong QĐND Việt Nam; lịch sử đảng bộ và lịch sử CTĐ,CTCT của các
quân khu I, II, III, IV, V, VII, IX ; các tài liệu tổng kết trong cuộc kháng chiến
chống Pháp có liên quan; các văn bản nghị quyết, điều lệ, quy định của Đảng
về CTĐ,CTCT, xây dựng cơ quan chính trị trong QĐND Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
9


Đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta về xây dựng LLVT cách mạng; về
sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, xây dựng Quân đội về chính trị; về
CTĐ, CTCT trong Quân đội, tổ chức và hoạt động của CQCT.
* Cơ sở thực tiễn
Là toàn bộ thực tiễn xây dựng CQCT trong QĐND Việt Nam; xây dựng
BCTTĐ trong kháng chiến chống Pháp, thông qua các tài liệu tổng kết lịch

sử; tổng kết CTĐ,CTCT; tổng kết xây dựng CQCT các cấp trong Quân đội
thời kỳ 1945 - 1954; các tư liệu, sự kiện lịch sử.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành, chuyên ngành khoa học xã
hội và nhân văn, khoa học lịch sử; trọng tâm là: nghiên cứu khảo cứu tài liệu
tổng kết; phân tích - tổng hợp; lôgíc - lịch sử, khái quát thực tiễn làm sáng tỏ
các vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần cung cấp kinh nghiệm
thực tiễn xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống Pháp cho các cấp ủy, cán bộ chủ trì, CQCT vận dụng xây dựng
BCTTĐ trong Quân đội.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy
Bộ môn Lịch sử CTĐ, CTCT trong các nhà trường Quân đội hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Bao gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC TIỄN LỊCH SỬ XÂY DỰNG BAN CHÍNH
10


TRỊ TRUNG ĐOÀN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
1.1. Ban chính trị trung đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam
và một số vấn đề về thực tiễn lịch sử xây dựng ban chính trị trung đoàn
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
1.1.1. Ban chính trị trung đoàn và những nội dung cơ bản xây dựng
ban chính trị trung đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam

* Ban chính trị trung đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Cùng với lịch sử xây dựng, phát triển tổ chức của QĐND Việt Nam
và quá trình xác lập, bổ sung, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với QĐND Việt Nam, cơ quan chính trị trong quân đội ta ra
đời, phát triển nằm trong hệ thống tổ chức hành chính quân sự. Cho đến nay,
hệ thống tổ chức cơ quan chính trị trong QĐND Việt Nam được tổ chức theo
hệ thống dọc, ở 4 cấp: “Toàn quân có Tổng cục Chính trị. Cấp quân khu, quân
chủng, quân đoàn, binh chủng và đơn vị tương đương có cục chính trị. Cấp sư
đoàn, vùng hải quân, lữ đoàn và đơn vị tương đương có phòng chính trị. Cấp
trung đoàn và đơn vị tương đương có ban chính trị”[32, tr.53].
Cơ quan chính trị trong QĐND Việt Nam là cơ quan đảm nhiệm
CTĐ,CTCT, cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp trong hệ
thống tổ chức hành chính của quân đội. “Cơ quan chính trị đảm nhiệm
CTĐ,CTCT trong QĐND Việt Nam, là cơ quan tham mưu của cấp ủy cùng
cấp, đồng thời, là một cơ quan thuộc hệ thống tổ chức hành chính quân sự;
chấp hành mọi chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy (tư lệnh) và chính ủy,
chính trị viên về các hoạt động của đơn vị theo đúng pháp luật Nhà nước, điều
lệnh, điều lệ và các quy định của Quân đội”[18, tr.43-44].
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan chính trị trong Quân
đội trong QĐND Việt Nam, BCTTĐ là cơ quan chính trị ở cấp cơ sở, mang
11


đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị trong quân đội. Vì vậy, có
thể quan niệm về BCTTĐ trong QĐND Việt Nam như sau:
Ban chính trị trung đoàn là cơ quan đảm nhiệm CTĐ,CTCT, cơ quan
tham mưu của đảng ủy trung đoàn; đồng thời là một cơ quan thuộc hệ thống
tổ chức hành chính quân sự, chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo về hoạt động
CTĐ,CTCT của cơ quan chính trị cấp trên, chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ
huy và chính ủy về các hoạt động của đơn vị theo đúng pháp luật Nhà nước,

điều lệnh, điều lệ và các quy định của Quân đội.
Chức năng của ban chính trị trung đoàn
Ban chính trị trung đoàn là cơ quan chính trị ở đơn vị cơ sở, có chức
năng: đảm nhiệm CTĐ,CTCT; hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính ủy cấp
trên trực tiếp, sự lãnh đạo của đảng ủy trung đoàn và sự chỉ đạo trực tiếp của
chính ủy, sự quản lý, điều hành của chỉ huy đơn vị cơ sở trong các hoạt động
của đơn vị; tham mưu đề xuất với chính ủy và đảng ủy trung đoàn nội dung,
biện pháp về CTĐ,CTCT; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch CTĐ,CTCT
ở trung đoàn và hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong thực hiện kế
hoạch CTĐ,CTCT ở trung đoàn [30, tr.257-258].
Nhiệm vụ của ban chính trị trung đoàn.
Nhiệm vụ cơ bản của BCTTĐ là tiến hành CTĐ,CTCT trong trung
đoàn nhằm xây dựng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, công nhân viên chức
quốc phòng có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn giữ vững bản chất giai cấp
công nhân, truyền thống vẻ vang của dân tộc của Đảng, của Đảng, của Quân
đội và đơn vị; kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, có niềm tin vững chắc
vào con đường XHCN, nhất trí cao và quyết tâm thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thường xuyên nâng cao
cảnh giác chống mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch; củng cố
đoàn kết nội bộ vững chắc, quan hệ mật thiết với nhân dân nơi đóng quân và
địa bàn hoạt động; không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng
12


tổ chức đảng ở đơn vị cơ sở TSVM, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến
đấu cao; xây dựng đơn vị cơ sở VMTD, góp phần xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại [30, tr.259].
Chế độ công tác của ban chính trị trung đoàn
Chế độ công tác là một nội dung quan trọng về xây dựng BCTTĐ trong
QĐND Việt Nam. Quá trình xây dựng cơ quan chính trị trong Quân đội, chế

độ công tác của cơ quan chính trị nói chung, BCTTĐ nói riêng từng bước
được xác lập, bổ sung, hoàn thiện. Chế độ công tác của BCTTĐ, bao gồm:
Chế độ nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, chỉ thị và hướng dẫn của cấp trên.
Chế độ nắm tình hình. Chế độ làm chương trình, kế hoạch và điều hành thực
hiện chương trình, kế hoạch. Chế độ báo cáo. Chế độ kiểm tra và đi cơ sở.
Chế độ sơ kết, tổng kết. Chế độ tự phê bình và phê bình. Chế độ học tập của
cán bộ chính trị và cơ quan chính trị. Chế độ phối hợp hiệp đồng công tác.
Chế độ nhận xét, đánh giá kết quả CTĐ,CTCT.
* Những nội dung cơ bản xây dựng ban chính trị trung đoàn trong
Quân đội nhân dân Việt Nam
Xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt Nam là tổng thể các hoạt động
của Đảng mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương
Đảng; của các cấp ủy đảng, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp
trong Quân đội và các tổ chức, các lực lượng, cùng với sự nỗ lực của chính
ban chính trị nhằm xác lập, bổ sung hoàn thiện và thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức biên chế, chế độ công tác, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất,
năng lực của cán bộ, nhân viên trong BCTTĐ theo nguyên tắc, cơ chế tổ chức
sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội trong từng thời kỳ; đồng thời tăng
cường cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động của cơ quan, củng cố, kiện toàn nâng
cao hiệu quả lao động của các tổ chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ SSCĐ và
chiến đấu, xây dựng BCTTĐ và xây dựng trung đoàn VMTD, hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ

13


chức biên chế và chế độ công tác của BCTTĐ, nội dung cơ bản xây dựng
BCTTĐ trong QĐND Việt Nam, bao gồm:
Một là, xác định chức năng, nhiệm vụ, thường xuyên bổ sung hoàn
thiện và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BCTTĐ đúng nguyên tắc, cơ chế

lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội trong từng thời kỳ.
Hai là, xác lập tổ chức, biên chế phù hợp, thường xuyên bổ sung hoàn
thiện và thực hiện tổ chức biên chế của BCTTĐ đúng các quy định của Đảng,
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị trong từng thời kỳ,
từng giai đoạn.
Ba là, xác lập chế độ công tác khoa học, thường xuyên bổ sung, hoàn
thiện và thực hiện đúng các chế độ công tác của BCTTĐ theo quy định của
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và Điều lệnh Quản
lý bộ đội.
Bốn là, xác định chức danh, chức vụ, tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ,
nhân viên BCTTĐ theo đúng quan điểm, chủ trương, nguyên tắc của Đảng,
quy định của Quân đội; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng
lực, phong cách công tác của cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm là, xây dựng và tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện
làm việc của cán bộ, nhân viên BCTTĐ, phương tiện bảo đảm cho các hoạt
động CTĐ,CTCT của BCTTĐ.
1.1.2. Một số vấn đề về thực tiễn lịch sử xây dựng ban chính trị trung
đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp
* Đặc điểm tình hình cuộc kháng chiến chống Pháp
Thứ nhất, là thời kỳ lịch sử đặc biệt, đầy khó khăn, thử thách.
Đây là thời kỳ đánh dấu cục diện thế giới đã có sự thay đổi lớn: cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, phát xít Đức - Ý - Nhật đầu hàng,
một loạt nước xã hội chủ nghĩa ra đời; phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế phát triển mạnh mẽ, các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành
độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ - Latinh. Trong nước, từ tháng
14


12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập, làm nòng cốt trong công tác

tuyên truyền vận động nhân dân vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền trong
cả nước. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà ra đời - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở một nước thuộc địa
nửa phong kiến.
Tuy vậy, sự nghiệp cách mạng gặp muôn vàn khó khăn. Chính quyền
cách mạng phải đương đầu với ba thứ giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại
xâm” và sự chống phá của các lực lượng phản cách mạng (Việt quốc, Việt
cách). Vận mệnh của dân tộc đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nhiệm vụ cần kíp lúc này là phải củng cố chính quyền cách mạng chống Pháp
xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Trước những khó
khăn, phức tạp Đảng phải tạm thời rút vào hoạt động bí mật để lãnh đạo toàn
quân, toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ và củng cố chính quyền
non trẻ, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, Đảng đã sớm đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu
dài và dựa vào sức mình là chính, đánh thắng âm mưu đánh nhanh, thắng
nhanh của thực dân Pháp.
Thứ hai, cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến trường kỳ,
đầy gian khổ, ác liệt.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc kháng chiến
trường kỳ, đầy gian khổ, ác liệt tác động rất lớn đến tư tưởng, ý chí quyết tâm
của quân và dân ta. Đảng ta và Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chiến lược,
sách lược đúng đắn, biết khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ của kẻ thù, tập
trung chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu (thực dân Pháp), tranh thủ thời gian
tích cực chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến lâu dài. Ngày 12 tháng 12 năm
1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ta ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến,
ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng

15



chiến; phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ,
dựa vào sức mình là chính.
Thời kỳ này, quan điểm của Đảng về CTCT và xây dựng bộ máy
CQCT trong lực lượng vũ trang dần được hình thành, thể hiện rõ nét nhất ở
nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (tháng 4 năm 1945). Nghị
quyết xác định: “phải lựa chọn đội viên để huấn luyện chính trị, quân sự
thống nhất; kiến lập công tác chính trị trong bộ đội” [9, tr.79]. Về công tác tổ
chức, nghị quyết cũng xác định rõ vấn đề lập ra các cơ quan: bộ tham mưu, bộ
chính trị (cơ quan chính trị)…
Thứ ba, lực lượng vũ trang phát triển nhanh chóng về mọi mặt.
Theo Sắc lệnh số 71/SL của Hồ Chủ tịch, Giải phóng quân Việt
Nam đổi tên thành Vệ quốc đoàn và tháng 5 năm 1946 Vệ quốc đoàn
đổi tên thành Quân đội quốc gia Việt Nam và năm 1950 đổi thành
Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ đây, lực lượng quân đội phát triển
rất nhanh chóng từ đại đội lên cấp tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn. Từ
1949 - 1952 ta đã thành lập 6 đại đoàn bộ binh: 308 (1949), 304, 312
(1950), 325, 316 (1951), 320 (1952) và một đại đoàn pháo hỗn hợp
351 (1951). Được Đảng lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện trong kháng
chiến gian khổ, quân đội ta ngày càng lớn mạnh, có khí thế chiến
thắng, có ý thức giác ngộ dân tộc và chống đế quốc rất cao. Quân đội
ta, từ những đơn vị nhỏ, phân tán, dần tập trung thành những đơn vị
chủ lực lớn, thành lập các đại đoàn, tăng cường vũ khí trang bị, nâng
cao chất lượng huấn luyện, mở những chiến dịch liên tiếp với quy mô
ngày càng lớn, chiến đấu ngày càng liên tục, khẩn trương ác liệt. Hoạt
động tác chiến của quân đội chuyển từ đánh du kích, đánh nhỏ sang
đánh vừa và lớn, chủ động mở nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

16



* Yêu cầu công tác chính trị và xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt
Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Do yêu cầu tác chiến ngày càng cao, đòi hỏi quân đội ta phải được tổ
chức chặt chẽ hơn, bộ đội phải có giác ngộ chính trị, ý chí vững vàng, tinh
thần chiến đấu dũng cảm và ý thức tổ chức kỷ luật cao hơn mới đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ. Trước bối cảnh lịch sử đó, yêu cầu CTCT và xây dựng cơ cấu
tổ chức bộ máy tiến hành CTCT trong quân đội được đặt ra hết sức nghiêm
túc; phải làm cho mọi hoạt động của quân đội luôn quán triệt sâu sắc sự lãnh
đạo của Đảng, đi đúng đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, giữ
vững và phát huy bản chất cách mạng, nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần
dân tộc và giai cấp, tinh thần yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế vô
sản cao cả.
Công tác chính trị phải bám sát vào đời sống chiến đấu, công tác của bộ
đội trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, để nắm chắc, phát hiện và kịp thời
giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Động viên phát huy mặt tích cực,
kiên quyết đấu tranh đẩy lùi những tiêu cực phức tạp cả về tư tưởng và hành
động của bộ đội trong cuộc kháng chiến.
Xây dựng hệ thống tổ chức đảng và hệ thống tổ chức bộ máy CTCT
trong toàn quân chặt chẽ, vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ công tác xây dựng
Đảng với CTCT, công tác tư tưởng với công tác tổ chức, tăng cường rèn
luyện đảng viên, chấn chỉnh tổ chức, xây dựng và kiện toàn các chế độ nhằm
đảm bảo cho quân đội luôn vững mạnh, hoàn thành mọi nhiệm vụ.
* Quá trình xây dựng BCTTĐ trong QĐND Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống Pháp.
Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của BCTTĐ gắn liền với
quá trình xác lập và từng bước bổ sung, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng
đối với Quân đội, sự hình thành CQCT các cấp trong QĐND Việt Nam. Trải
qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với sự trưởng thành của Quân


17


đội về quy mô tổ chức, nhiệm vụ, điều kiện hoạt động và gắn liền với hệ
thống tổ chức lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, mà theo đó CQCT ở từng
cấp được thành lập giúp tổ chức đảng tiến hành CTĐ,CTCT ở đơn vị.
Giai đoạn 1945 - 1947
Trong điều kiện vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, quân đội ta
bước đầu có sự phát triển về tổ chức và lực lượng, trang bị vũ khí được cải
thiện. Tuy vậy, lực lượng quân sự còn mỏng, vũ khí và trang bị vừa thiếu, vừa
thô sơ lại phải đối đầu toàn diện với thực dân Pháp trên phạm vi cả nước, nhất
là lần đầu tiên phải đối phó với cuộc tiến công quân sự với hơn một vạn quân
viễn chinh nhà nghề của Pháp có vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh hiện
đại. Cán bộ, chiến sĩ quân đội có tinh thần yêu nước cao độ, không quản ngại
khó khăn, gian khổ, SSCĐ hy sinh vì độc lập dân tộc, nhưng trình độ giác ngộ
chính trị còn nhiều hạn chế.
Nhiệm vụ của CTCT và CQCT trong quân đội những năm 1945, 1946
được xác định là: tập trung vào xây dựng mục tiêu, lý tưởng và quyết tâm
chiến đấu; xây dựng mô hình tổ chức cơ quan, đồng thời, tiến hành xây dựng
đội ngũ cán bộ, làm cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội thấy rõ tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc” của cách mạng nước ta, từ đó mài sắc quyết tâm chiến đấu
hy sinh vì Tổ quốc. Bằng nhiều biện pháp, hình thức phù hợp, hoạt động giáo
dục chính trị, tư tưởng đã làm cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao hơn trình độ giác
ngộ chính trị, xây dựng lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, có bản lĩnh vững
vàng, vượt qua mọi khó khăn ban đầu để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong bối cảnh cuộc kháng chiến có muôn vàn khó khăn, nhưng lực
lượng của quân đội ta bước đầu được phát triển mở rộng và tăng cường: tổ
chức phát triển, trang bị vũ khí được cải thiện, song vẫn còn gặp rất nhiều khó
khăn về lực lượng, vũ khí và trang bị quân sự (chủ yếu là vũ khí bộ binh thô
sơ). Trong tình hình đó, CTCT trong quân đội tập trung vào xây dựng niềm

tin và ý thức chấp hành triệt để đường lối kháng chiến của Đảng, nâng cao
18


tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ, tiếp
tục xây dựng và củng cố các tổ chức trong trung đoàn. Việc xây dựng niềm
tin vào đường lối kháng chiến của Đảng, nâng cao tinh thần khắc phục khó
khăn, hoàn thành nhiệm vụ được thông qua các hoạt động như: tuyên truyền,
giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện cuộc vận động “Luyện quân lập
công”…
Cùng với công tác tư tưởng, nhiệm vụ xây dựng hệ thống bộ máy
CQCT trong các trung đoàn được đặt lên hàng đầu. Ngày 25 tháng 11 năm
1945, Ban chấp hành trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến và kiến
quốc”, Trung ương chỉ thị phải đặc biệt chú trọng CTCT đối với bộ đội,
nhanh chóng thành lập và củng cố các chi bộ đảng trong quân đội. Thực hiện
Chỉ thị của Trung ương, tháng 3 năm 1946 thành lập Cục chính trị Bộ Quốc
phòng và đến tháng 5 năm 1946 thành lập Cục chính trị Quân sự uỷ viên Hội.
Nhưng do cán bộ chính trị còn thiếu nhiều và yêu cầu cấp thiết phải bố trí cho
các đơn vị đang chiến đấu và SSCĐ chống xâm lược, nên việc điều động về
Cục rất khó khăn: “Cục chính trị, quân số ít ỏi, cả cán bộ Cục và nhân viên
toàn cơ quan chỉ có dưới 10 người” [22, tr.132].
Ngày 20 tháng 11 năm 1946, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 214/SL-CP
bổ nhiệm đồng chí Văn Tiến Dũng làm Phó Cục truởng, phụ trách Cục Chính
trị. Đến đây cơ quan chính trị cấp toàn quân mới có người đứng đầu, Cục
Chính trị mới có hoạt động chỉ đạo thống nhất trong quân đội. Ở các khu và
trung đoàn đến tháng 10 năm 1946, phòng chính trị và ban chính trị cũng
được thành lập, cơ cấu tổ chức các ban và tiểu ban tương tự như Cục Chính
trị. Tuy nhiên, lực lượng còn rất thiếu, lúng túng, sự chỉ đạo cũng còn chưa
chặt chẽ, thống nhất. Để lãnh đạo hoạt động chiến đấu khi chiến tranh xảy ra
ở từng chiến khu, Trung ương Đảng quyết định thành lập các quân khu uỷ,

trung đoàn uỷ. Về mặt nhà nước, ngày 30 tháng 11 năm 1946, Hồ Chủ tịch
19


ký sắc lệnh số 230/SL “Thống nhất Quân sự uỷ viên hội và Bộ Quốc phòng
thành Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân Việt
Nam”. CQCT cấp toàn quân thống nhất tên gọi là Cục Chính trị Bộ Quốc
phòng - Bộ Tổng chỉ huy, đảm nhiệm việc chỉ đạo tổ chức hoạt động CTCT
trong quân đội. Sự ra đời của Cục Chính trị Bộ Quốc phòng đánh dấu sự phát
triển về tổ chức của CQCT nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến.
Để CTCT trong toàn quân hoạt động có hiệu lực và đạt hiệu quả cao
hơn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc kháng chiến gay go, quyết liệt, từ ngày 12 đến
ngày 16 tháng 1 năm 1947, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương và Bí
thư Trung ương Quân uỷ - Tổng chỉ huy triệu tập và chủ trì Hội nghị quân sự
toàn quốc họp tại Chúc Sơn (Chương Mỹ - Hà Đông) đã quyết nghị: phải sửa
chữa những khuyết điểm trong công tác cán bộ. Phải chỉnh đốn CTCT; Cục
Chính trị và các khu phải phát hành tờ báo riêng phản ánh về quân sự, về sinh
hoạt của bộ đội và nêu gương chiến đấu. Xây dựng tủ sách Vệ quốc đoàn,
mua báo Cứu quốc cho bộ đội học tập. Các chính trị viên từ trung đoàn trở lên
duy trì hội nghị trao đổi kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động công tác ít nhất mỗi
tháng một lần. Sau đó một tháng, Trung ương Quân uỷ tổ chức Hội nghị
Chính trị viên toàn quân lần thứ nhất; thảo luận những vấn đề quan trọng về
nhiệm vụ và nguyên tắc CTCT trong Quân đội; kiến nghị với Trung ương cần
kiến lập chế độ CTCT trong toàn quân. Hội nghị đề ra 12 điều kỷ luật và 10
nhiệm vụ của CTCT. Ngay sau Hội nghị Chính trị viên toàn quốc lần thứ
nhất, Trung ương Quân uỷ họp mở rộng, Hội nghị đã xác định rõ: Một việc
tối quan trọng cần phải làm ngay là việc tổ chức các cơ quan CTCT, không
có một tổ chức hợp lý và đủ người để phụ trách công vệc thì kế hoạch hoàn
hảo đến đâu cũng là một kế hoạch trên giấy. Việc tổ chức các cơ quan CTCT
cần phải giải quyết cấp tốc. Bộ máy CQCT, cán bộ chính trị trong trung

đoàn cũng được củng cố kiện toàn, cấp trung đoàn có ban chính trị, dưới có
các tiểu ban theo quy định chung; cấp tiểu đoàn không tổ chức ban chính trị:
20


“Dưới chính trị viên tiểu đoàn có từ 3 đến 5 người giúp việc, tùy nhu cầu mà
phân phối công tác” [23, tr.54]. Ở đại đội có cơ quan CTCT trong đại đội:
“Ban CTCT đại đội có các tổ tuyên truyền, huấn luyện, dân vận, câu lạc bộ,
đội kiểm tra kỷ luật; mỗi tổ có từ 3 đến 5 người” [23, tr.55]. Ở cấp trung đội
có chính trị viên trung đội đảm nhiệm CTCT trong trung đội và là thành viên
của ban CTCT đại đội.
Như vậy, về tổ chức CQCT, cán bộ chính trị ở trung đoàn giai đoạn
1945 - 1947 được tổ chức khá chặt chẽ từ cấp trung đoàn xuống đến trung
đội; đã góp phần to lớn trong xây dựng các trung đoàn vững mạnh về chính
trị, bảo đảm cho đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Về chức năng
nhiệm vụ của hệ thống CQCT, cán bộ chính trị trong các trung đoàn thời kỳ
đầu chưa rõ ràng, chưa thống nhất trong toàn quân. Từ sau Hội nghị chính trị
viên toàn quốc lần thứ nhất tháng 2 năm 1947 và hội nghị chính trị viên các
khu; toàn quân thực hiện 12 điều kỷ luật dân vận, 10 nhiệm vụ của CTCT
trong quân đội, từ đây hoạt động của CQCT đi vào nền nếp, CTCT mới được
chỉ đạo chặt chẽ, theo hệ thống dọc. CTCT ở các trung đoàn đã tập trung giáo
dục mục tiêu, lý tưởng và quyết tâm chiến đấu, tinh thần khắc phục khó khăn,
tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nâng cao ý thức tự lực cánh
sinh, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến; đồng thời đặt lên
hàng đầu xây dựng các tổ chức trong đơn vị, xây dựng chức năng nhiệm vụ
cho từng đơn vị theo sự chỉ đạo chung của Bộ Quốc phòng, trong đó có
BCTTĐ. Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho cán bộ, chiến
sĩ; xây dựng đơn vị từng bước vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
làm cơ sở thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.

Giai đoạn 1948 - 1950
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 đánh dấu thất bại của địch
trong chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, thực dân Pháp phải chuyển sang
21


chiến lược “đánh kéo dài”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Chúng tăng
cường thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của, triệt để thực hiện chủ
tưởng “dùng người Việt đánh người Việt”; chuyển từ mở rộng vùng chiếm
đóng theo kiểu “vết dầu loang” sang bình định vùng đã chiếm bằng việc xây
dựng và sử dụng cứ điểm nhỏ, đội ứng chiến nhỏ, tăng lực lượng ngụy quân,
xây dựng chính quyền bù nhìn.
Về phía ta, cuộc kháng chiến phát triển khá thuận lợi cả về thế và lực,
quân ta chuyển từ phòng ngự sang giai đoạn cầm cự; quân đội càng đánh càng
mạnh càng vững vàng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Công tác xây dựng
và tác chiến của các đơn vị có bước phát triển mới. Trung ương Đảng chủ
trương thực hiện chiến lược “biến hậu phương địch thành tiền phương của ta”,
với phương châm “du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ trợ”, biện
pháp là “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Giai đoạn này nhiều trung đoàn
đã được sáp nhập về đội hình các đại đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội.
Trước sự phát triển của tình hình, việc lãnh đạo quân đội thông qua 2 hệ
thống tổ chức đảng và chế độ “song quyền” giữa người chỉ huy và chính trị
viên không còn phù hợp; cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội có sự
thay đổi. Tháng 3 năm 1948, Hội nghị chính trị viên toàn quốc lần thứ 2 đề
nghị thiết lập chế độ chính trị uỷ viên từ cấp trung đoàn trở lên và chính trị
viên từ cấp tiểu đoàn trở xuống.
Ngày 20 tháng 10 năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương ra nghị quyết
về “Tổ chức và hệ thống Đảng trong quân đội”. Nghị quyết xác định: “Bỏ hệ
thống tổ chức cấp uỷ trong quân đội (Trung ương quân uỷ, Quân khu uỷ,
Trung đoàn uỷ, Tiểu đoàn uỷ); lập chế độ chính trị uỷ viên đại diện Đảng phụ

trách trong quân đội”. Theo nghị quyết, Đảng lãnh đạo quân đội thông qua hệ
thống chính trị uỷ viên (gọi tắt là chính uỷ) trong quân đội. Giúp chính uỷ
công tác nội bộ đảng và những công tác về chính quyền có 3 ban: ban tổ chức,
ban tuyên huấn và ban kiểm tra. Uỷ viên phụ trách các ngành chuyên môn ở
22


các cấp thay mặt chính uỷ đôn đốc điều khiển các ngành tham mưu, dân quân,
nhà trường, tình báo, quản trị, quân nhu, quân giới, giao thông, công binh;
mỗi ngành có một người phụ trách, do chính uỷ đề nghị, chính uỷ cấp trên
hoặc Trung ương quyết định.
Trong điều kiện Quân đội thực hiện công thức “Đại đội độc lập, tiểu
đoàn tập trung” từ đầu năm 1948, BCTTĐ đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh
cấp trên, tích cực cử cán bộ tăng cường theo sát các đại đội, giữ vững hoạt
động CTCT trong điều kiện phân tán của trung đoàn. Trong tác chiến độc lập
của các đại đội, mối quan hệ công tác với cấp ủy địa phương được thiết lập.
Cấp uỷ đảng địa phương có trách nhiệm lãnh đạo các đơn vị quân đội đóng
quân trong địa bàn về công tác tổ chức và chính sách của Đảng. Các đơn vị
quân đội đến địa phương nào, cấp uỷ đảng và cấp bộ chỉ huy đơn vị phải có
trách nhiệm liên lạc ngay với cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương. Cấp uỷ
và chính quyền địa phương khi thấy đơn vị quân đội đến địa phương mình
phải tìm cách liên lạc với cấp uỷ đảng và cấp bộ chỉ huy của đơn vị. Cấp uỷ
đảng của đơn vị phải báo cáo cho cấp uỷ đảng địa phương biết rõ những chủ
trương quân sự của đơn vị liên quan tới địa phương và khi chuyển đi nơi khác
phải báo cáo cho địa phương biết. Ngược lại, cấp uỷ địa phương cũng phải
báo cáo cho cấp uỷ đảng của đơn vị rõ những chủ trương của địa phương liên
quan tới đơn vị. Trước khi đơn vị rời khỏi địa phương, đại biểu đơn vị và địa
phương phải họp thống nhất đánh giá kết quả phối hợp hoạt động giữa đơn vị
và địa phương. Biên bản kiểm điểm phải gửi lên cấp uỷ cấp trên của địa
phương và của đơn vị.

Đến cuối năm 1948, chế độ chính uỷ tối hậu quyết định được thực hiện.
Hoạt động công tác đảng và CTCT trong các đơn vị được tiến hành toàn diện
trên các mặt, nhưng nhìn chung nội dung còn hạn chế, chưa sát bộ đội, chưa
sát yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, thiếu sinh động. CQCT các cấp đã được kiện
toàn song hoạt động còn nặng về hình thức, hiệu quả thấp. Để củng cố nâng
23


cao hiệu lực của công tác đảng và CTCT, cuối năm 1949, Tổng chính uỷ tổ
chức Hội nghị trưởng ban chính trị, chính uỷ toàn quân. Hội nghị đã kiến nghị
với Ban Chấp hành Trung ương Đảng những biện pháp hợp lý hoá chế độ
chính uỷ, thống nhất nhận thức về công tác đảng và CTCT, kiện toàn hệ thống
CQCT. Hội nghị thống nhất quan điểm về công tác đảng và CTCT phải kết
hợp chặt chẽ với nhau, cơ quan đảng vụ phải ở trong cơ quan CTCT. Hoạt
động CTCT tiến hành thống nhất từ trên xuống dưới trong toàn quân và
CQCT thiết lập thành hệ thống dọc từ cơ sở đến toàn quân song song với hệ
thống chỉ huy.
Tháng 7 năm 1950, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 121-SL quyết định
thành lập Tổng cục Chính trị Bộ Tổng tư lệnh quân đội Quốc gia Việt Nam.
Theo sắc lệnh đó, “Tổng cục Chính trị có nhiệm vụ giúp Tổng tư lệnh chỉ đạo
quân đội về phương diện chính trị”. Tổng cục Chính trị gồm có: Cục Tổ chức;
Cục Tuyên huấn; Cục địch vận; Cục quân pháp; Nhà xuất bản Vệ quốc quân.
Hệ thống CQCT cũng được kiện toàn: cấp quân khu có cục chính trị, cấp đại
đoàn có phòng chính trị, cấp trung đoàn có ban chính trị, cấp tiểu đoàn có các
nhân viên chính trị, cấp đại đội có ban CTCT. Cơ quan chính trị giúp chính uỷ
tiến hành CTCT trong đơn vị.
Như vậy, trong giai đoạn 1948 - 1950, việc xây dựng cơ quan chính trị
trong quân đội được tiến hành sâu rộng cả về công tác tư tưởng và công tác tổ
chức. CTCT trong quân đội tập trung vào nhiệm vụ giáo dục củng cố niềm tin
vào thắng lợi của kháng chiến, lòng trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân,

quán triệt chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh, chỉ thị của chính ủy trung đoàn
trong mọi điều kiện hoàn cảnh tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ; các hình thức thi
đua lập công trong trung đoàn được đẩy mạnh. Về công tác tổ chức, BCTTĐ
tập trung củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ nhân viên các tiểu ban, nâng cao
chất lượng hoạt động của tập thể ban và từng thành viên; chỉnh đốn tác phong
công tác, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động cho hệ thống cán bộ chính trị và ban
24


CTCT các đại đội chặt chẽ hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển
CTCT trong các trung đoàn. Cơ cấu tổ chức CQCT, các mối quan hệ và chế
độ công tác từng bước được xác lập và bổ sung hoàn thiện. Đối với công tác
xây dựng đội ngũ đảng viên, chấp hành chỉ thị của chính ủy và hướng dẫn của
CQCT cấp trên, BCTTĐ đã trực tiếp hướng dẫn các chi bộ, liên chi bộ tích
cực tiến hành công tác phát triển đảng viên “đến năm 1950, các đại đội đều có
chi bộ đảng; toàn quân có gần 50 nghìn đảng viên chiếm 34% tổng quân số,
đội ngũ cán bộ trong quân đội hầu hết là đảng viên” [36, tr.95].
Giai đoạn 1951 - 1954
Đến đầu năm 1951, lực lượng quân đội ta phát triển nhanh chóng và
lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt, quân ta chuyển từ thế cầm cự sang phản công.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 năm 1951) chỉ rõ: Để
giành thắng lợi hoàn toàn, để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, Đảng và Chính
phủ ta phải xây dựng quân đội nhân dân mạnh mẽ chân chính. Trong xây
dựng và phát triển Quân đội phải ra sức xây dựng và củng cố CTCT và quân
sự, phải nâng cao giác ngộ chính trị, kỹ thuật, kỷ luật tự giác nghiêm minh,
làm cho quân đội ta trở thành một quân đội chân chính. Cuộc kháng chiến của
nhân dân ta có nhiều thuận lợi mới, rất to lớn cả trong nước và quốc tế; đã
nhận được sự ủng hộ to lớn và quý báu của các nước XHCN anh em. Quy mô
tổ chức và trình độ tác chiến của quân đội ngày phát triển.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng, ngày 20 tháng 5

năm 1952, Ban Chấp hành Trung ương ra nghị quyết 07/NQ-TƯ “Về tổ chức
Đảng trong bộ đội chủ lực”. Nghị quyết chỉ rõ: Hiện nay cơ sở đảng trong
quân đội đã khá lớn mạnh; theo đà của chiến tranh, quân đội ta đã tập trung
thành nhiều đại đoàn; nhiệm vụ tác chiến ngày càng nặng, quy mô tác chiến
ngày càng rộng lớn. Những điều ấy đòi hỏi một tập thể lãnh đạo mạnh mẽ,
chắc chắn để làm tròn nhiệm vụ. Do đó, chế độ chính uỷ tối hậu quyết định

25


×