Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO dục CHỦ NGHĨA yêu nước CHO học VIÊN NHÀ TRƯỜNG QUÂN sự HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.94 KB, 104 trang )

2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Yêu nước vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được
hình thành từ hàng nghìn năm lịch sử, là một thành tố rất quan trọng có vai trò
quyết định đến sức mạnh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta nói chung, sức
mạnh chiến đấu của quân đội ta nói riêng. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước,
dân tộc ta đã làm nên những kỳ tích vĩ đại hơn mười thế kỷ Bắc thuộc không bị
đồng hoá, đã đánh thắng những đế chế phong kiến phương Bắc và các thế lực đế
quốc lớn phương Tây, xây dựng một nước Việt Nam ngày một thịnh vượng. Với
ý nghĩa đó giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong Quân đội nói chung và các nhà
trường quân sự nói riêng đã góp phần to lớn nâng cao tinh thần yêu nước cho toàn
quân, tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần to lớn trong lịch sử, đảm bảo cho quân
đội ta luôn trưởng thành và chiến thắng. Đó là bài học hết sức quý báu mà ngày
nay cần được tiếp thu phát huy có hiệu quả hơn trong điều kiện mới.
Hiện nay trong điều kiện mới, trước tác động của nhiều yếu tố khách quan
và nhân tố chủ quan, thì vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các
nhà trường quân sự đang có những thuận lợi cơ bản. Đồng thời còn phải đối mặt
với không ít thách thức khó khăn trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới,
tình hình kinh tế chính trị văn hoá xã hội trong nước, sự chống phá quyết liệt của
kẻ thù trong chiến lược “Diễn biến hoà bình”, những tác động tiêu cực của mặt
trái cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, tình cảm yêu
nước, đến quá trình rèn luyện phẩm chất nhân cách và chất lượng học tập, công
tác của học viên trong nhà trường quân sự. Một số học viên có hiện tượng bộc lộ
khuynh hướng đề cao lợi ích vật chất, xem nhẹ giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, nhận thức chưa đầy đủ về tri thức lịch sử, thiếu niềm tin vào chủ nghĩa


3


xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng, mơ hồ mất cảnh giác với kẻ thù, sao nhãng
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những biểu hiện đó đã phần nào ảnh hưởng tới danh
dự, bản chất, truyền thống của quân đội, nhà trường, đơn vị, hạn chế đến công
tác giáo dục CNYN cho học viên hiện nay. Vì vậy, giáo dục CNYN cho học
viên ở các NTQS hiện nay là một đòi hỏi bức thiết và có ý nghĩa hết sức quan
trọng, trực tiếp góp phần nâng cao trình độ nhận thức, cũng cố niềm tin, xây
dựng động cơ, thái độ, đúng đắn trong học tập và rèn luyện để trở thành người sĩ
quan có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với
Đảng, với nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội, xây dựng các NTQS
trong điều kiện hội nhập đang đặt ra yêu cầu đòi hỏi phải tăng cường giáo dục
CNYN cho HV đào tạo sĩ quan cấp phân đội. Họ là những cán bộ, sĩ quan
tương lai, là lực lượng kế cận đảm đương nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu và chiến đấu ở các đơn vị cơ sở. Muốn họ hoàn thành nhiệm vụ phải giáo
dục- đào tạo họ phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực, trình độ, trong
đó giáo dục CNYN là cơ sở nền tảng, là điều kiện để phát triển hoàn thiện
nhân cách, là động lực thúc đẩy họ hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo của
nhà trường. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, chỉ huy các
cấp, sự cố gắng nỗ lực trong công tác giáo dục- đào tạo của các nhà trường
nên giáo dục CNYN cho HV ở các NTQS đạt được thành tựu đáng kể góp
một phần quan trọng làm cho quân đội ta tiếp tục phát huy truyền thống vẻ
vang “Trung với Đảng, hiếu với dân sẵn sàng chiến đấu huy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[25, tr.34] trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được,


4

trong công tác giáo dục CNYN cho HV còn bộc lộ nhiều bất cập, nội dung,

hình thức, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, thiếu sáng tạo chưa đáp ứng
với yêu cầu của thực tiễn, quá trình giảng dạy các môn KHXH-NV cũng như
các môn khoa học kỹ thuật quân sự chỉ mới chú trọng đến việc truyền thụ
kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc bồi dưỡng
về lập trường, tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm đối với Tổ quốc, đối với truyền
thống dân tộc và CNXH cho HV. Một số cán bộ, HV trong nhận thức và hành
động còn giản đơn coi CNYN là vấn đề “vốn có ở người Việt Nam” từ đó cho
giáo dục CNYN là mất thời gian, vô bổ, cần tập trung làm việc khác. Mặt
khác về phương diện lý luận tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo
dục CNYN cho quân nhân hiện nay, nhưng với đối tượng cụ thể là HV ở các
NTQS thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống. Từ
những lý do trên việc nghiên cứu vấn đề giáo dục CNYN cho HV ở NTQS
hiện nay là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý
luận và thực tiễn. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “ Giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho học viên NTQS hiện nay” với hy vọng góp phần nhỏ vào việc nâng
cao hiệu quả giáo dục CNYN cho HV các NTQS hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những căn cứ về lý luận và thực tiễn của việc giáo dục
HV ở các NTQS, tác giả đề xuất hệ thống biện pháp giáo dục CNYN cho họ
nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các
NTQS, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới .
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu là quá trình giáo dục-đào tạo ở các NTQS hiện nay.


5

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cho HV các NTQS hiện nay.
4 . Giả thuyết khoa học

Phẩm chất yêu nước của HV các NTQS được hình thành, phát triển bởi
sự tác động từ nhiều nhân tố, trực tiếp và chủ yếu là do quá trình giáo dục và
tự giáo dục của HV. Trong quá trình giáo dục đào tạo ở các NTQS, nếu thông
qua dạy học các môn học trong quá trình đào tạo; hoàn thiện nội dung; đổi
mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, sử dụng có hiệu quả các
phương tiện giáo dục; phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà
trường quân đội; xây dựng môi trường văn hoá giáo dục tạo điều kiện
thuận lợi. Thì có thể giáo dục CNYN cho HV trong các NTQS sẽ đạt tới
chất lượng, kết quả cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước
cho HV các NTQS hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục CNYN cho HV các NTQS hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chủ nghĩa yêu nước được hình thành bằng nhiều con đường khác
nhau, nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ bàn đến con đường giáo
dục CNYN thông qua các biện pháp giáo dục nhằm tác động vào nhận
thức, tình cảm, hành vi hành động yêu nước của HV đào tạo sĩ quan cấp
phân đội ở các NTQS hiện nay.
7. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Về phương pháp luận, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, những quan điểm, tư tưởng về giáo dục của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí


6

Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời quán triệt, vận dụng quan điểm hệ thống
cấu trúc, quan điểm thực tiễn, lô-gíc và lịch sử trong quá trình nghiên cứu đề tài.
* Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã kết hợp, sử dụng các phương
pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn sau đây:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: phương pháp phân tích,
tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các nguồn tài liệu lý luận chuyên ngành,
liên quan…để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
+ Quan sát thái độ, hành vi, hoạt động hàng ngày của lực lượng giáo dục
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nội dung giáo dục CNYN.
+Tiến hành điều tra bằng phiếu (An két) 500 HV đang được đào tạo
thành sĩ quan cấp phân đội, 250 cán bộ, giáo viên trực tiếp giảng dạy, quản
lý HV ở một số NTQS.
+ Toạ đàm trao đổi với HV và cán bộ quản lý, giáo viên khoa Khoa học
xã hội nhân văn, các cơ quan của một số NTQS.
+ Nghiên cứu sản phẩm giáo dục, tự giáo dục như: chương trình, kế hoạch,
báo cáo, tổng kết hàng năm từ 2002- 2007 của cơ quan chức năng và các báo cáo
tổng kết của các tiểu đoàn quản lý HV của một số nhà trường sĩ quan.
+ Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục CNYN cho HV ở các NTQS.
+ Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học, nhà sư phạm.
+ Khảo nghiệm đối với cán bộ quản lý và giáo viên về một số nội dung
nhằm kiểm chứng biện pháp đã đề xuất.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài góp phần khái quát và làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục
CNYN cho HV các NTQS. Chủ yếu trong đó là hệ thống khái niệm gồm:


7

CNYN; giáo dục CNYN; biện pháp giáo dục CNYN cho HV đào tạo sĩ quan
cấp phân đội ở các nhà trường quân sự hiện nay.
- Góp phần làm rõ những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với việc giáo dục
CNYN cho HV đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở NTQS hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục CNYN cho HV trong quá trình đào

tạo tại các NTQS mang tính đồng bộ, khả thi, tạo sơ sở cho việc nâng cao chất
lượng đào tạo ở NTQS hiện nay.
9. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm mục lục; mở đầu; chương 1; chương 2; kết luận và kiến
nghị; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHỦ
NGHĨA YÊU NƯỚC CHO HỌC VIÊN NHÀ TRƯỜNG QUÂN SỰ
1.1. Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ
nghĩa yêu nước
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Ngay từ buổi đầu dựng nước trong nhận thức, tư tưởng và tâm hồn người
Việt Nam đã hình thành lòng yêu nước, thương nòi rất nồng nàn và mãnh liệt. Đó
là dòng tư tưởng, tình cảm chủ yếu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt
Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu


8

nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước” [26, tr.171]. Chính vì vậy, chủ nghĩa yêu nước đã được các
lãnh tụ, các nhà khoa quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là những bài nói, bài viết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về yêu nước (trong Hồ Chí Minh toàn tập); Lê
Duẩn với tác phẩm “Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam”; Phạm Văn
Đồng với “Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” Nxb ST, H, năm 1959;
giáo sư Trần Xuân Trường với “Chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh”

Nxb QĐND 1999” Lương Gia Ban với “Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá” Nxb CTQG 1999. Các tác giả đã khái quát chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam bắt nguồn và phát triển từ thời vua Hùng dựng
nước xuyên suốt cho đến ngày nay, từ tinh thần yêu nước của Hai Bà Trưng,
Bà Triệu đứng lên chống lại quân thù, đến Lý Bí khi dành được độc lập xưng
là Lý Nam Đế để quyết không chấp nhận quan hệ “phiên thuộc” với “thiên
triều”. CNYN Việt Nam từ thời Lý Thường Kiệt đã được khẳng định thành
văn ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Từ thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi, CNYN Việt Nam đã nêu ra lý tưởng dập tắt
muôn đời ngọn lửa chiến tranh xâm lược, xây dựng nền thái bình muôn thuở.
Và CNYN Việt Nam được giương cao trong phong trào nông dân Tây Sơn
với lãnh tụ thiên tài Quang Trung đã thể hiện một ý chí mãnh liệt của nhân
dân ta đòi chống áp bức, chống xâm lược để bảo vệ một Tổ quốc độc lập,
thống nhất: Đánh cho chúng trích luân bất phản, đánh cho chúng phiến giáp
bất hoàn, đánh cho sử thi Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ. Đến thời đại Hồ
Chí Minh CNYN truyền thống Việt Nam được Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí


9

Minh khơi dậy và phát huy mạnh mẽ, cao độ hơn bao giờ hết, được thể hiện ở
ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” “Thà huy sinh tất cả chứ không
chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” đã thôi thúc toàn dân tộc đứng lên dũng
cảm, kiên cường, đập tan mọi lực lượng và phương tiện chiến tranh hiện đại
nhất của chủ nghĩa đế quốc, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cả
nước tiến lên xây dựng CNXH. Ngày nay quan niệm về yêu nước không chỉ
dừng lại ở việc sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn phải được thể hiện
ở việc xây dựng Tổ quốc, làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh, phải chiến thắng sự nghèo hèn, lạc hậu, sự kém cỏi của dân
tộc, từng bước vươn lên theo kịp các nước trong khu vực và thế giới.

Như vậy, các công trình khoa học trên đã đề cập, luận giải CNYN ở
những cấp độ khác nhau, song đều chứng minh cho sự hiện diện, hình thành,
tồn tại, phát triển CNYN Việt Nam là một quá trình xuyên suốt chiều dài lịch
sử từ khi dựng nước và giữ nước đến nay, đó là những ý tưởng, tiền đề rất quan
trọng để kế thừa giáo dục CNYN cho HV các NTQS.
* Giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước cha ông ta đã
xây dựng nên hệ thống những tư tưởng giáo dục CNYN hết sức quý báu, có ý
nghĩa to lớn trong việc khơi dậy lòng yêu nước truyền thống cho các tầng lớp
nhân dân và quân sĩ có đủ bản lĩnh chính trị tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết
thắng chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc. Do vậy, nghiên cứu vấn đề này
có nhiều công trình khoa học trong và ngoài quân đội đề cập đến tiêu biểu như:
- Lịch sử Việt Nam, Tập1, Nxb KHXH 1971; Lịch sử giáo dục quân sự
Việt Nam, Nxb QĐND 2001; Đề tài KX- 07-19 “Tìm hiểu hoạt động giáo
dục truyền thống yêu nước bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc” do Thiếu


10

tướng Nguyễn Chu Phát chủ nhiệm đề tài, Nxb QĐND 1994. Các công trình
khoa học trên đã khái quát một số vấn đề về nội dung, phương pháp, hình thức
giáo dục CNYN trong thời kỳ phong kiến như.
+ Về nội dung giáo dục
Giáo dục lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cho binh sĩ, nhằm khích
lệ tinh thần, phát huy nhân tố vật chất tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến
thắng quân thù. Ở thế kỷ XIII trước nạn xâm lược tàn bạo của quân Nguyên,
vua Trần thông qua triệu tập hội nghị “Diên Hồng” để bàn cách đánh giặc cứu
nước, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ để kích lệ, động viên, giáo dục lòng
yêu nước của tướng sĩ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau
như cắt nước mắt đầm đìa, chỉ giận không được ăn thịt lột da nuốt gan uống

máu quân thù..”[20,tr. 200]. Việc làm trên đã phát huy được tinh thần yêu
nước trong mọi tầng lớp nhân dân từ người đan sọt đến người đánh cá, từ trẻ
em đến bậc cao niên, từ vua tôi đến tướng sĩ đều cháy bỏng lòng căm thù
giặc, thể hiện tinh thần yêu nước cao độ, tạo nên dấu ấn một thời đại gọi là
“hào khí Đông A” ba lần chiến thắng quân Nguyên hung bạo. Trong cuộc
kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1418- 1427) giáo dục lòng yêu nước
và quyết tâm chiến đấu được thể hiện sinh động trong lời thề ở lũng nhai Lê
Lợi cùng 18 người thân tín: thề chết sống đều phải cùng nhau đánh tan quân
giặc Ngô không dám quên lời thề ước. Trong cuộc tiến công chiến lược đại
phá quân Thanh xâm lược (1789), tại buổi lễ duyệt binh lớn ở trấn Nghệ An,
Quang Trung đã kêu gọi, giáo dục lòng yêu nước cho quân sĩ: Quân Thanh
sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?..từ đời Hán
đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, vơ vét của cải, người mình không
thể chịu nổi ai cũng muốn đánh đuổi chúng đi. Cùng với giáo dục lòng yêu


11

nước thì ông cha ta bao giờ cũng gắn với giáo dục lòng căm thù giặc để tạo
nên động lực mạnh mẽ ở quân sĩ khiến họ chiến đấu dũng cảm tiêu diệt kẻ
thù. Trong hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn vạch rõ tội ác của giặc Nguyên
“Uốn lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ…
giả hiệu Vân Nam Vương để vét vàng bạc”[21, tr.258]. Trong bình ngô đại
cáo Nguyễn Trãi nói lên tội ác của giặc Minh đến mức tát cạn nước Đông Hải
không đủ rửa vết nhơ, chặt hết trúc Nam Sơn chẳng đủ ghi hết tội ác: Thui dân
đen trên lò bạo ngược, hãm con đỏ dưới hố tai ương. Đó chính là mạch nguồn
làm nên chiến thắng.
Giáo dục tinh thần độc lập dân tộc, lòng tự hào tự tôn dân tộc và ý chí
kiên cường bất khuất, quyết chiến quyết thắng. Trải qua các thế hệ nối tiếp
nhau ông cha ta luôn thể hiện tinh thần kiên quyết chống giặc ngoại xâm, thực

hiện mục tiêu cao cả bảo vệ quyền độc lập tự chủ của Tổ quốc, bất kể quân
xâm lược lớn mạnh thế nào ông cha ta vẫn không hề khuất phục. Cuộc kháng
chiến chống quân Tống xâm lược thế kỷ XI, nhân danh dân tộc Lý thường
kiệt đã cảnh cáo đanh thép đối với kẻ cướp nước đồng thời cũng tuyên bố
quyền bất khả xâm phạm và ý chí kiên quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc
“Sông núi nước Nam vua Nam ở, rành rành định phận ở sách trời, cớ sao lũ
giặc sang xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” [20, tr.181]. Bài thơ thần
đó được lịch sử dân tộc ghi nhận như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của
dân tộc ta hơn một nghìn năm bắc thuộc. Thời Trần trước kẻ thù xâm lược
Mông- Nguyên hung bạo, nhưng ý chí kiên cường bất khuất, quyết chiến
quyết thắng được biểu hiện qua tiếng hô đồng thanh “Đánh” vang lên từ hội
nghị Diên Hồng của các phụ lão; tấm gương yêu nước của Trần Quốc Tuấn:
xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi sẽ hàng; tinh thần “Sát thát” của binh


12

sĩ. Trong kháng chiến chống quân Minh “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, với niềm tự hào sâu
sắc Nguyễn Trãi viết “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến
đã lâu…trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước…mà hào kiệt không
bao giờ thiếu” [21, tr. 257]. Quang Trung trên đường hành binh ra Bắc Hà đại
phá quân Thanh đã giáo dục quân sĩ về lòng tự hào dân tộc với gương các anh
hùng cứu nước tiêu biểu “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên
Hoàng, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ các Ngài… chỉ
đánh một trận là thắng và đuổi chúng về phương Bắc”[30, tr. 82]
Giáo dục tinh thần đoàn kết và lòng nhân ái trong quân sĩ, là điều có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng trong tiến hành chiến tranh yêu nước bảo vệ độc lập
dân tộc, nhất là trước hiểm hoạ xâm lược của kẻ thù ông cha ta đã tập hợp được
lực lượng đông đảo rộng lớn “Bách tính vi binh” để chiến thắng quân thù. Ở

thế kỷ VIII quân Mông- Nguyên là đội quân hung hãn vào bậc nhất thế giới đã
chinh phục được nhiều nước, song khi đến nước ta thì cả ba lần đều bị thất bại
thảm hại, bởi vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức. Trong
cuộc khởi nghĩa Lam sơn vấn đề đoàn kết, đồng cam cộng khổ trong quân sĩ
được Nguyễn Trãi nêu rõ “Hoà rượu cùng uống, binh sĩ một dạ cha con”[35,
tr.79]. Với quân đội của Tây Sơn được Quang Trung xây dựng theo nguyên
tắc “Quân lính cốt hoà thuận, không cốt đông”. [34, tr.101]. Như vậy, đoàn
kết trên dưới, đoàn kết nội bộ trong quân là nhân tố cơ bản góp phần làm nên
chiến thắng trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc ta.
Giáo dục tư tưởng nhân đạo, nhân văn, trong chống giặc ngoại xâm, để
chiến thắng ông cha ta không chỉ bằng tài thao lược mà còn biết dùng phép
“Mưu phạt công tâm”. Kế sách đánh vào lòng người thể hiện tính nhân đạo


13

truyền thống của dân tộc Việt Nam, không chỉ tiết kiệm xương máu của binh
sĩ trong chiến tranh mà còn thể hiện sự độ lượng, tầm nhìn xa trông rộng với
sự bang giao, hoà hiếu về sau giữa hai nước. Lòng nhân đạo của ông cha ta
luôn được thể hiện một cách sâu sắc, nó trở thành vấn đề nhất quán về mặt
chính sách được đem ra giáo dục cho quân sĩ. Ta hiếu sinh, không hiếu sát,
khi kẻ địch đã lâm vào cảnh cùng đường chỉ còn chờ chết thì ông cha ta cũng
sẵn sàng “Thể lòng trời, mở đường hiếu sinh”. Điều đó được chứng minh
trong kháng chiến chống quân Minh, khi chiến thắng nghĩa quân Lam sơn đã
tha cho mười vạn hàng binh, cấp lương thực phương tiện cho chúng về nước.
Đó chính là cốt cách nhân nghĩa, nhân văn con người Việt Nam, của văn minh
Đại Việt mà ông cha đã giáo dục cho quân sĩ.
+ Về hình thức giáo dục tinh thần yêu nước cho quân sĩ phổ biến có
hiệu quả nhất là những chiếu chỉ của vua, lời kêu gọi, lời tuyên thề, lời hịch,
lời thơ hùng hồn thống thiết đầy tâm huyết của tướng lĩnh trước khi ra quân.

Như lời thề của hai bà Trưng cùng quân sĩ khi khởi nghĩa đánh quân Ngô; lời
thề ở lũng nhai Lê Lợi cùng 18 người thân tín làm lễ tuyên thệ trước thần linh
một lòng sống chết đứng lên khởi nghĩa đánh giặc cứu nước; bài “Hịch tướng sĩ”
của Trần Quốc Tuấn; bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt; các bài
chiếu của Quang Trung, để kêu gọi động viên binh sĩ. Thông qua việc tổ chức các
hội nghị như: “Hội nghị Diên Hồng” “Hội nghị Bình Than”. Thông qua các câu
hoà, điệu hát trên đường hành quân, các câu truyện cổ tích, truyền thuyết về cội
nguồn dân tộc, về những anh hùng có công với nước...để tuyên truyền, khích lệ
tinh thần nhân dân, quân sĩ quyết tâm đánh giặc, tin tưởng vào chiến thắng.
+ Về phương pháp giáo dục, các triều đại phong kiến đã thông qua những
gương sáng của các triều đại trước đó, gương sáng của vua, quan, tướng lĩnh về


14

lòng yêu nước, thương dân như: Lý Thường kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang
Khải, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung… để khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân
tộc và cho quân sĩ học tập noi theo. Ngoài ra các vương triều, tướng lĩnh thường
sử dụng phương pháp tuyên truyền, giải thích, thuyết phục, động viên, khen
thưởng, ưu đãi với tướng sĩ, binh lính và những người có công với đất nước, như
thời Lê sơ đã xúc tiến định các hạng công cho các hoả thủ và quân nhân quân thiết
đột có công ở Lũng Nhai....cộng có 221 người được ban họ vua và 93 người trong
số này được ban biển ngạch công thần, phong tước hầu... Có chính sách chăm lo
đến đời sống và lợi ích của nhân dân.
- Công trình khoa học “Một số vấn đề về giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây
dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta trong tình hình mới”do trung
tướng Phùng Khắc Đăng chủ biên, Nxb QĐND Hà nội 2006; “Đẩy mạnh giáo
dục yêu nước trong quân đội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của PGS
Lê Hồng Quang; “ Một số vấn đề đổi mới nội dung phương pháp giáo dục CNYN
” của GS, TSKH. Thái Duy Tuyên.... các công trình khoa học trên đã nêu ra một số

vấn đề về giáo dục CNYN, trong đó làm rõ những nội dung, phương pháp tiến
hành giáo dục CNYN trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như:
+Về nội dung, giáo dục đường lối kháng chiến của Đảng, mục tiêu độc
lập dân tộc và CNXH; giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, tự lực
cánh sinh, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chiến đấu cao sẵn sàng xả
thân vì nước; xây dựng niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của cuộc
kháng chiến cho quân và dân ta.
+Về phương pháp, hình thức như: tuyên truyền, giải thích, động viên,
thuyết phục liên tục và sâu rộng đến đông đảo mọi tầng lớp nhân dân; phát
huy tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ Đảng viên; thông qua


15

các tác phẩm văn học nghệ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng, các
cuộc mít tinh để vạch trần hành động tàn bạo của địch, khơi dậy lòng căm
thù giặc sâu sắc, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối
cùng; thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị- tư tưởng, đấu tranh
khắc phục khuynh hướng lệch lạc, bi quan, kém tin tưởng, chủ quan, nôn
nóng....của một số cán bộ, đảng viên, quần chúng; tổ chức các cuộc vận
động chính trị, phát động các phong trào cách mạng như “Quỹ kháng chiến”,
“Hũ gạo kháng chiến”, “Mùa đông binh sĩ”, “Hội mẹ chiến sĩ”; các phong
trào thi đua yêu nước như: công nhân thi đua “Đạt ba điểm cao”; nông dân
thì ngày đêm bám ruộng đồng “Thóc thừa cân, quân thừa người”; phụ nữ
“Ba đảm đang”; tri thức có phong trào “Ba quyết tâm”; lực lượng vũ trang
“Thi đua giết giặc lập công”; thi đua trở thành “Dũng sĩ diệt Mỹ”…Các
phong trào đó đã phát huy sức mạnh to lớn của các lực lượng, trong mọi lĩnh
vực góp phần vào đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc.
Ngoài ra các công trình khoa học trên còn đề xuất một số biện pháp nhằm

nâng cao hiệu quả giáo dục CNYN cho quân và dân ta trong tình hình mới như:
nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dục tuyên tuyền CNYN; phát huy vai trò của hệ
thống chính trị; tổ chức các phong trào quân chúng sâu rộng; đổi mới nội dung, đa
dạng hoá các hình thức phương pháp giáo dục CNYN, xây dựng ý chí quyết chiến
quyết thắng cho quân và dân ta hiện nay.
- Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, vấn
đề giáo dục CNYN luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Hội nghị lần thứ 5 ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII chủ trương mở cuộc vận động giáo dục
CNYN gắn với thi đua yêu nước “Giáo dục CNYN phải gắn chặt với phong trào


16

thi đua yêu nước và giáo dục về CNXH....Làm cho mọi người thấm nhuần
truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới” [6, tr.70]. Hội nghị
Trung ương 5 khoá IX về công tác tư tưởng trong tình hình mới cũng yêu cầu
giáo dục sâu sắc truyền thống yêu nước, động viên tinh thần yêu nước nhằm
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Văn kiện đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ nội
dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.. bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu nhân dân, lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội... trong toàn Đảng toàn dân.” [8, tr.283].
Những tư tưởng, quan điểm giáo dục CNYN(cả nội dung, phương
pháp, hình thức) của các đề tài nghiên cứu, của các nhà khoa học đã khái
quát trên là nền tảng, cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu vấn đề giáo dục
CNYN cho HV các NTQS hiện nay.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
* Khái niệm chủ nghĩa yêu nước
- Khi bàn về chủ nghĩa yêu nước có nhiều quan niệm khác nhau :

Theo V.I.Lênin, CNYN nói chung “Là một trong những tình cảm sâu
sắc nhất đã được củng cố qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của các Tổ
quốc biệt lập” [19, tr. 226].
Theo từ điển triết học viết “Chủ nghĩa yêu nước- nguyên tắc đạo đức
và chính trị, một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành
với Tổ quốc….”.[39, tr.712]
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Chủ nghĩa yêu nước là lòng thiết tha với Tổ
quốc của mình, thường biểu hiện tinh thần sẵn sàng huy sinh vì Tổ quốc”[40, tr.173] .


17

Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam lại quan niệm “CNYN là nguyên
tắc đạo đức về chính trị mà nội dung là tình yêu, lòng trung thành, ý thức
phục vụ Tổ quốc” [38, tr.518]
Từ những khái niệm trên có thể khái quát CNYN trên một số nội dung sau:
CNYN là phạm trù lịch sử, nó được hình thành, phát triển và biến đổi
qua các thời kỳ lịch sử, tinh thần yêu nước, lòng yêu nước có thể nảy sinh rất
sớm từ khi nhà nước mới hình thành, cộng đồng quốc gia mới xuất hiện.
Nhưng CNYN đòi hỏi một bước phát triển cao của tinh thần yêu nước, khi
tình cảm yêu nước được nâng lên một trình độ nhận thức sâu sắc, có hệ thống,
chi phối một cách có ý thức mọi hành vi ứng xử của con người.
CNYN là tình cảm vừa có tính phổ quát của nhân dân các quốc gia dân
tộc, vừa mang tính đặc thù của từng quốc gia dân tộc, do điều kiện tự nhiên,
đặc điểm tộc người, hoàn cảnh, nội dung, lịch sử cụ thể của từng nước quy định.
Trong xã hội có giai cấp, CNYN mang tính giai cấp, biểu thị quyền lợi và
nguyện vọng của các giai cấp khác nhau, nhưng cũng không loại trừ tình cảm
yêu nước của cả cộng đồng và trước lợi ích chung của cộng đồng các giai cấp có
thể liên kết lại trong cuộc đấu tranh chung vì lợi ích cộng đồng. Về phương diện
này, CNYN được coi là chuẩn mực đạo đức và có thể giữ vai trò điều tiết lợi

ích và mối quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội trong cộng đồng.
- Từ những vấn đề trên, tác giả quan niệm chủ nghĩa yêu nước là hệ thống
những tư tưởng tình cảm, lý trí, thái độ đối với đất nước, được biểu hiện ở tình
yêu quê hương, xứ sở, đồng bào.., sự cống hiến sức lực, tài năng và trí tuệ, lòng
trung thành, tinh thần xả thân vì sự nghiệp xây dựng và Tổ quốc, bảo vệ Đảng,
bảo vệ chế độ. Là một giá trị văn hoá tinh thần quy báu và bền vững, một động
lực cách mạng to lớn góp phần vào sự trường tồn và phồn vinh của dân tộc.


18

Chủ nghĩa yêu nước là hệ thống quan điểm, tư tưởng thái độ, tình cảm
của con người đối với đất nước mình, được hình thành phát triển lâu dài trong
lịch sử. CNYN của người dân Việt Nam là một tình yêu cụ thể, không trừu
tượng, từ yêu những cảnh quan thiên nhiên nơi mảnh đất họ đã sinh ra, đến
tình yêu Tổ quốc bao la. Tư tưởng yêu nước gắn liền với thương nòi, đã sản
sinh ra những hành động yêu nước rất cụ thể, chủ nghĩa anh hùng trong sản
xuất, chiến đấu, và hình thành nên những tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau của những người con Lạc, cháu Hồng, cùng chung một nguồn gốc tổ
tiên, cùng ra đời từ cái “bọc trăm trứng”.
Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện ở ý chí, trách nhiệm, nghĩa
vụ, hành động của mỗi người Việt Nam phải đem hết sức lực, trí tuệ
phấn đấu không biết mệt mỏi cho sự phồn vinh của đất nước, cho hạnh
phúc của nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành phát triển qua từng giai
đoạn lịch sử: CNYN Việt Nam truyền thống, CNYN Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh. Trong đó CNYN Việt Nam truyền thống là một quan niệm được dùng
để phân biệt và so sánh tương đối với một giai đoạn phát triển mới của nó là
CNYN Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Do đó, CNYN Việt Nam truyền
thống là một nội dung cơ bản của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và

thế giới quan Việt Nam được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước
và giữ nước như Giáo sư Trần Văn Giầu viết “CNYN truyền thống Việt Nam
hẳn không phải là một triết thuyết thâm viễn, cũng không phải là một tín
ngưỡng huyền diệu, nó là hệ thống tư tưởng nhận thức và ứng xử đơn giản
nhưng vừa đủ để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và tồn tại trong danh dự” [15,
tr.6]. CNYN thời đại Hồ Chí Minh không đối lập mà kế thừa phát triển CNYN


19

truyền thống lên tầm cao mới, chất lượng mới. Đó là CNYN trên lập trường
giai cấp công nhân, gắn với chủ nghĩa Mác- Lênin, độc lập dân tộc gắn với
CNXH, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng
lao động, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
- Biểu hiện CNYN của HV các nhà trường quân sự
Học viên các nhà trường quân sự là những lực lượng đông đảo, bao
gồm những người khoẻ, trẻ, tiêu biểu cho ý chí, hành động mưu trí, sáng tạo,
dũng cảm. Do tính chất, nhiệm vụ đào tạo của NTQS nên vừa có những biểu
hiện chung của CNYN Việt Nam, vừa có những nét đặc thù riêng. Những
biểu hiện chủ yếu của CNYN trong HV các NTQS hiện nay là:
+ Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ
mới đó là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc và chế độ XHCN, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ mọi thành
quả cách mạng trong bất kể tình huống nào. Có tinh thần hy sinh quên mình
luôn đặt lợi ích cách mạng, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Có lòng trung
thành vô hạn tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, lòng thuỷ chung
với bạn bè trên thế giới. Ngày nay chúng ta đang đứng trước những thách
thức mới, kẻ thù đang tiến hành âm mưu xoá bỏ nền độc lập dân tộc, xoá bỏ
chế độ XHCN ở nước ta. Chúng không từ một thủ đoạn nào và không loại trừ
khả năng chúng dùng lực lượng trực tiếp phát động cuộc chiến tranh bằng vũ

khí công nghệ cao tiến hành xâm lược nước ta như chúng đã làm ở một số nơi
trên thế giới. Do vậy, hơn lúc nào hết CNYN của HV phải thể hiện ở sự
nhận thức
sâu sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.


20

+ Chủ nghĩa yêu nước của HV được biểu hiện ở bản lĩnh chính trị kiên
định, vững vàng, có niềm tin, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với chế
độ
XHCN, với Tổ quốc, với nhân dân, có ý chí quyết chiến, quyết thắng,
sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì CNXH, vì hạnh phúc của
nhân dân. Kiên định, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, đem hết sức
lực, tài năng, trí tuệ cho nhiệm vụ học- rèn, công tác. Sẵn sàng nhận mọi
nhiệm vụ và đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần.
+ Được biểu hiện ở tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận thức sâu sắc
về đối tượng tác chiến, có thái độ, hành động kịp thời, kiên quyết, sáng suốt
trước mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” “Phi chính trị hoá quân
đội” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Nhận rõ kẻ thù cơ bản
lâu dài, kẻ thù nguy hiểm trực tiếp trước mắt, không lơ là, mơ hồ mất cảnh
giác với các loại kẻ thù hiện nay.
+Tích cực đấu tranh chống lại những luận điệu tuyên truyền phản động
xuyên tạc lịch sử dân tộc, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng, nhất là
trên mặt trận đấu tranh chính trị- tư tưởng, phê phán những quan điểm sai trái,
bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm
của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước.
+ Tinh thần vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ, vì nhân dân quên
mình. Hơn ai hết mỗi HV ở NTQS đều hiểu rõ mục đích học tập, rèn luyện, công
tác và sẵn sàng chiến đấu của họ là vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của

nhân dân trong đó có gia đình người thân của họ. Trong điều kiện hiện nay ở đâu,
lúc nào quân đội cũng thể hiện rõ tinh thần tận tâm, tận lực phục vụ, bảo vệ giúp đỡ
nhân dân, biết bao tấm gương dám hy sinh quyền lợi, tính mạng của mình để cứu


21

giúp dân trong hoạn nạn.....những việc làm thiết thực đó thực sự là chổ dựa tin cậy,
kính trọng, yêu mến của nhân dân.
+ Chủ nghĩa yêu nước của HV được thể hiện ở việc tham gia tích cực
vào
các hoạt động ngoại khoá, hoạt động đền ơn đáp nghĩa; ủng hộ đồng bào gặp
hoạn nạn; xoá đói giảm nghèo; chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình
có công với đất nước..; đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
+ Chủ nghĩa yêu nước của HV còn được biểu hiện ở động cơ, thái độ,
ý chí quyết tâm học tập, nghiên cứu chiếm lĩnh tri thức các môn KHXH-NV,
khoa học-kỹ thuật quân sự, nghệ thuật quân sự, để vận dụng linh hoạt, sáng
tạo có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; ở việc chấp hành
nghiêm pháp luật của nhà nước, kỷ luật quân đội, nhà trường, tích cực tu
dưỡng rèn luyện mọi mặt để trở thành người Đảng viên, người sĩ quan cấp
phân đội “có phẩm chất chính trị vững vàng và đạo đức cách mạng trong
sáng, có mặt bằng kiến thức trình độ đại học...có kiến thức quân sự chuyên
ngành...” [9, tr.14,15], đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới. Biểu hiện cao nhất về CNYN của người HV là quá trình
nhận thức phải được chuyển hoá thành kết quả học tập, kết quả rèn
luyện, công tác và tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ đi bất cứ nơi đâu
khi ra trường và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
+ Chủ nghĩa yêu nước của HV còn được biểu hiện ở tình yêu quê
hương, đất nước, gia đình, làng xóm, phố phường nơi họ sinh ra và lớn lên.
Đồng thời còn là tình cảm sâu đậm đối với bạn bè, đồng chí, đồng đội cùng

nhau học tập, công tác, được thể hiện rất cụ thể ở ý thức, tình cảm và hành
động của mỗi HV gắn bó, quan tâm, yêu mến đối với đơn vị, nhà trường và


22

giải quyết đúng đắn hài hoà các mối quan hệ trong xã hội, trong đơn vị với
tinh thần trách nhiệm cao (quan hệ cán bộ, giáo viên với HV, HV với HV, cá
nhân với tập thể, lãnh đạo chỉ huy và phục tùng). Nếu không có từng đơn vị
HV mạnh, sẽ không có nhà trường, quân đội mạnh và cũng không có lực
lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc, không thể nói “tôi yêu nước” mà lại không
yếu mến gắn bó với đơn vị mình, không đưa hết sức lực, khả năng của mình
để học tập rèn luyện góp phần xây dựng và tô thắm thêm truyền thống vẽ
vang
của nhà trường, đơn vị vững mạnh.
Những biểu hiện CNYN trên của người HV là cụ thể hoá, hiện thực
hoá với yêu cầu, chất lượng mới truyền thống, bản chất của quân đội ta trong
điều kiện mới: Trung với Đảng, Hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì
độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng như lời
khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Khái niệm giáo dục CNYN cho học viên ở NTQS
Trong bất kỳ xã hội nào, thời đại nào giáo dục CNYN là vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh
thần đoàn kết yêu nước cho mỗi người dân và mỗi quân nhân. Song CNYN
của mỗi người Việt Nam, mỗi cán bộ, HV không bao giờ hình thành và phát
triển một cách tự phát, mà phải trải qua quá trình giáo dục liên tục và bền bỉ
trong từng gia đình, nhà trường, xã hội, quân đội mới có được. Giáo dục
CNYN có phạm vi không gian rộng lớn, nội dung phong phú, đối tượng đa
dạng cần phải được tiến hành sâu rộng, phải phát huy vai trò của mọi lực

lượng, phương tiện và lựa chọn các nội dung, phương pháp tác động phù hợp


23

để nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng, trách nhiệm với vận mệnh dân tộc,
hạnh phúc của nhân dân, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc XHCN.
Từ đó chúng ta có thể quan niệm giáo dục CNYN là những hoạt động
tự giác, tích cực của các lực lượng giáo dục với những mục tiêu, yêu cầu, nội
dung, phương pháp cụ thể phù hợp với từng đối tượng, điều kiện, thực tiễn
giáo dục nhất định để tác động đến từng con người, từng tổ chức nhằm nâng
cao nhận thức về lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc; bồi dưỡng
tình yêu quê hương, đất nước, con người, được thể hiện ra ý chí quyết tâm vượt
qua mọi huy sinh gian khổ mang hết sức lực trí tuệ tài năng thực hiện thắng lợi
mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quan niệm trên cho thấy giáo dục CNYN là quá trình nhà giáo dục làm
cho đối tượng giáo dục nhận thức được những giá trị đích thực của CNYN để
từ đó đối tượng giáo dục có niềm tin vững chắc, có thái độ đúng đắn và hành
động yêu nước tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ vấn đề trên có thể hiểu giáo dục CNYN cho HV ở NTQS là hệ thống
những cách thức, biện pháp tác động giáo dục liên tục, có chủ đích từ các lực
lượng giáo dục đến học viên trong quá trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức
về lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, nâng cao trách nhiệm
nghĩa vụ với Tổ quốc; xây dựng ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ
thực hiện tốt nhiệm vụ học- rèn, góp phần phát triển nhân cách người sĩ quan
theo mục tiêu yêu cầu đào tạo, đáp ứng với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Giáo dục CNYN cho HV ở NTQS với tư cách là một quá trình giáo
dục mang tính tự giác, tích cực, liên tục diễn ra sự tác động hai chiều giữa các



24

lực lượng giáo dục và đối tượng HV, tập thể HV thông qua hoạt động học tập,
rèn luyện, công tác, văn hoá văn nghệ, thể thao, tăng gia sản xuất, vui chơi
giải trí...Trong đó lực lượng giáo dục bao gồm cấp uỷ, tổ chức Đảng, đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý các cấp, các tổ chức đoàn, tập thể quân nhân, các tổ
chức quần chúng... với tư cách là những cá nhân và tập thể tổ chức điều hành
quá trình giáo dục ở nhà trường. Các lực lượng giáo dục là nhân tố năng động
giữ vai trò quyết định đến chất lượng hiệu quả của quá trình giáo dục, chi
phối các nhân tố khác trong quá trình giáo dục. Vì vậy, trong quá trình giáo
dục CNYN cho HV đòi hỏi các lực lượng giáo dục phải có trình độ kiến thức
hiểu biết sâu sắc về CNYN, có năng lực sư phạm, có phẩm chất đạo đức trong
sáng, có tư tưởng tình cảm thiết tha yêu quê hương đất nước, tận tụy say mê
gắn bó với nghề. Đây chính là cơ sở bảo đảm cho những nội dung giáo dục
của các lực lượng giáo dục có sức thuyết phục cao. Còn đối tượng giáo dục là
những HV, tập thể HV trong NTQS. Họ vừa là khách thể tiếp nhận tác động
sư phạm, chịu sự điều khiển chi phối bởi mục tiêu, phương pháp, hình thức và
các tác động khác của các lực lượng giáo dục, vừa là chủ thể có vai trò tích
cực, sáng tạo, độc lập, tự tổ chức, tự chỉ đạo quá trình lĩnh hội, rèn luyện nhân
cách của mình, là nhân tố trực tiếp quyết định đến trình độ, khả năng tiếp thu
tri thức, tình cảm yêu nước của chính mình.
- Mục tiêu giáo dục CNYN cho HV các NTQS là một bộ phận của mục
tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho họ. Giáo dục CNYN ở đây không có nghĩa
là dạy hay truyền thụ mà là sự tác động của nhà giáo dục nhằm phát triển ý thức,
thái độ của HV đối với các giá trị về CNYN, tạo nên một tác nhân tâm lý bên
trong mỗi HV, khiến cho việc giáo dục có hiệu quả hơn. Vì vậy, mục tiêu giáo
dục CNYN cho HV là làm cho họ có sự hiểu biết về truyền thống lịch sử dân



25

tộc....có lòng kiên định với mục tiêu lý tưởng chiến đấu, lập trường cách mạng,
bản lĩnh chính trị, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng với Tổ quốc, với nhân dân;
có tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, người thân, bè bạn, tinh thần đồng chí
đồng đội, đồng cam chịu khổ cùng nhau học tập, rèn luyện, công tác; có lòng vị
tha, lòng tự hào tự tôn dân tộc dám xả thân vì Tổ quốc; tự giác tham gia đầy đủ và
có hiệu quả những việc làm thiết thực như: học tập, rèn luyện, phòng chống thiên
tai lũ lụt, tham gia xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường,
chống tệ nạn xã hội .. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần.
- Giáo dục CNYN được xem là một trong những nhiệm vụ, nội dung
giáo dục nhân cách toàn diện cho các HV ở NTQS, nó được tiến hành đồng
thời đan xen trong sự vận động của các nhiệm vụ, nội dung giáo dục phẩm
chất nhân cách, giáo dục chính trị tư tưởng, đặc biệt là các nội dung hoạt
động của công tác đảng công tác chính trị, nhằm góp phần to lớn trong việc
xây dựng yếu tố chính trị tinh thần cho HV, phát huy sức mạnh, đoàn kết
trong thực hiện nhiệm vụ học- rèn và các nhiệm vụ khác được giao, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Giáo dục CNYN cho HV các NTQS được thực hiện trong suốt thời gian
đào tạo, đó là quá trình họ lựa chọn tiếp nhận, tích luỹ dần những giá trị về
CNYN, từ đó để nâng cao hiểu biết về lịch sử, văn hoá, truyền thống của dân
tộc, đất nước quân đội, nhà trường đơn vị, từng bước xây dựng tình cảm, niềm
tin, thái độ, hành động yêu nước của người sĩ quan tương lai. Sự chuyển biến
về giác ngộ CNYN của HV được biểu hiện rõ nét thông qua kết quả học tập,
rèn luyện, công tác của họ ở từng năm học, khoá học, so với mục tiêu giáo dụcđào tạo ở các nhà trường và thông qua sự tin tưởng, lòng trung thành tuyệt đối
với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì khi


26


được phân công. Đây là thời điểm để đánh giá sự trưởng thành“nhảy vọt” về
chất trong quá trình học- rèn tại trường nói chung, giáo dục CNYN nói riêng.
- Giáo dục CNYN ở các NTQS có vai trò quan trọng là cơ sở để mọi
HV kiên định lý tưởng chiến đấu, lập trường cách mạng, nâng cao bản lĩnh
chính trị, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Quán triệt
sâu sắc và quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ
quân đội, nhà trường và nhiệm vụ học tập, rèn luyện của bản thân để trở thành
người cán bộ trong quân đội. Đồng thời để mọi HV nhận rõ bản chất, âm
mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, xác định rõ đối tượng
tác chiến của quân đội trong từng giai đoạn cụ thể. Là cơ sở quan trọng để xây
dựng củng cố phát huy tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết trong đơn vị, có
ý thức chấp hành kỷ luật, khắc phục khó khăn, vươn lên trong học- rèn.
* Khái niệm biện pháp giáo dục CNYN cho học viên ở NTQS
Theo Từ điển Tiếng Việt, do Nguyễn Như Ý chủ biên, biện pháp là
một danh từ nói lên cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề
cụ thể. Từ điển Giáo dục học đã định nghĩa: biện pháp giáo dục là “cách
tác động có định hướng, có chủ đích phù hợp với tâm lý đến đối tượng
giáo dục nhằm bồi dưỡng hoặc làm thay đổi những phẩm chất và năng lực
của đối tượng” [41, tr. 26]
Từ những khái niệm trên và lý luận về quá trình giáo dục nhân cách quân
nhân có thể coi biện pháp giáo dục CNYN cho học viên ở NTQS là quá trình
vận dụng tổng hợp các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, phát huy
ảnh hưởng tích cực từ các lực lượng giáo dục và vai trò tự giáo dục của học
viên, cùng các nhân tố liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm
vụ và nội dung giáo dục CNYN cho học viên NTQS đã đề ra.


×