Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo marketing phân tích thái độ của khách hàng VN đối với thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.85 KB, 17 trang )

QUẢN TRỊ MARKETING

Chủ đề: “ Phân tích thái độ của khách hàng Việt nam đối với thương hiệu
và tác động của nó tới việc lựa chọn thương hiệu khi mua sản phẩm”
Tóm lược nội dung:
1. Thế nào là thương hiệu
2. Thái độ của khách hàng Việt nam đối với thương hiệu
3. Tác động của việc lựa chọn thương hiệu khi mua sản phẩm
4. Kết luận
Bài làm:
1. Thế nào là thương hiệu?
- Chúng ta đều biết thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện
nay, vậy chúng ta hiểu thế nào là thương hiệu? tham khảo Hộp 1.
- Phân loại thương hiệu: cũng giống như thuật ngữ thương hiệu, việc phân loại
thương hiệu cũng có nhiều quan điểm khác nhau, tạm thời chúng tôi chia ra có
các loại thương hiệu sau: thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp;
hoặc thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ, thương hiệu nhóm, thương
hiệu tập thể. Tuy nhiên, có hai loại chúng tôi cho là quan trọng nhất là thương
hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.


Hộp 1: Một số khái niệm về thương hiệu


Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của
nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và
xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản
xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)




Thương hiệu là một dấu hiệu(hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một
sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi
một cá nhân hay tổ chức.(Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO)



Thương hiệu có thể hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt
thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một
thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví
dụ, Toyota là một thương hiệu nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng
hóa như: Innova, Camry, Rav4…

Tạp chí Business Week kết hợp với hãng Interbrand phân tích, tổng hợp dữ liệu
căn cứ vào doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp, đánh giá
của các khách hàng không thuộc đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh
nghiệp và có cơ sở dữ liệu marketing, tài chính công khai, đưa ra danh sách 100
thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới năm 2008, trong đó nổi bật có 20 thương
hiệu hàng đầu
Thứ tự

Thương hiệu

Logo

Doanh thu
(tỷ USD)

1


Coca Cola

66,667


2

IBM

59,031

3

Microsoft

59,007

4

GE

53,086

5

Nokia

35,942

6


Toyota

34,050

7

Intel

31,261

8

McDonald's

31,049


9

Disney

29,251

10

Google

25,590


11

Mercedes-Benz

25,577

12

Hewlett-Packard

23,509

13

BMW

23,298

14

Gillette

22,689

15

American Express

21,940


16

Louis Vuitton

21,602

17

Cisco

21,306


18

Marlboro

21,300

19

Citi

20,174

20

Honda

19,079


2. Thái độ của khách hàng Việt nam đối với hàng hiệu
- Với khả năng kinh tế ngày càng tăng cao, nhu cầu sử dụng hàng có thương
hiệu mạnh(mà người ta vẫn gọi là hàng hiệu) cũng tăng lên và chúng ta thấy
ngày càng có nhiều sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới xuất hiện ở
Việt Nam, từ hàng điện tử, ôtô, xe máy cho đến quần áo, mỹ phẩm, kính thời
trang…đã tác động không nhỏ đến thị hiếu dùng hàng hiệu của người Việt
Nam.
- Một cuộc nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu thực
hiện nhằm phát hiện những khía cạnh cơ bản trong thái độ và hành vi của người
tiêu dùng Việt nam đối với thương hiệu. Và ta thấy có sự đa dạng lớn giữa các
đối tượng được phỏng vấn


+ Những người thờ ơ hoặc nghi hoặc: những người này thể hiện sự bàng
quan đối với thương hiệu. Đó chỉ là cái tên không hơn không kém và không
quan trọng so với các yếu tố giá cả và độ bền. Thậm chí có những người coi
hàng hiệu là buộc khách hàng phải trả tiền nhiều hơn và phải thận trọng hơn đối
với hàng hiệu..
+ Những người khám phá: đó là những người thể hiện sự quan tâm, nhìn
nhận giá trị của thương hiệu và cho rằng thương hiệu sẽ giúp sản phẩm đẹp
hơn, tạo sự đa dạng phong phú trên thị trường và họ thích được chọn lựa giữa
nhiều sản phẩm có thương hiệu mạnh.
+ Những người say mê: họ đánh giá cao vai trò của thương hiệu. Với họ
không phải đơn giản thương hiệu không phải là yếu tố bên ngoài mà nó còn nói
lên chất lượng của sản phẩm, sự kiêu hãnh, lý lịch của người sử dụng sản phẩm
đó.
- Một cuộc điều tra khác trên diện rộng đã tiến hành nhằm phân tích thái độ của
khách hàng đối với thương hiệu. Bốn nhóm sản phẩm có thương hiệu là đồ
uống giải khát, giầy dép, bột giặt và tivi được lựa chọn. Mẫu điều tra cuối cùng

thu được của 856 người ở cả 3 vùng Bắc, Trung và Nam với đặc điểm dân số
và nhân khẩu học khác nhau. Kết quả cho thấy các biến số về thái độ và hành vi
đối với hàng hiệu có thể được giải thích bởi các yếu tố như trình độ học vấn,
tuổi tác, nơi ở (nông thôn hay thành thị) và thu nhập, cụ thể như sau:
+ Học vấn: những người có học vấn cao(đại học và sau đại học) có xu
hướng đánh giá tầm quan trọng của thương hiệu cao hơn những người có trình
độ học vấn thấp.
+ Tuổi tác: yếu tố tuổi tác có ảnh hưởng đến lòng trung thành, xu hướng
thích thay đổi và mối quan tâm tới thương hiệu. Những người trẻ tuổi thường
có xu hướng ít trung thành và thích thay đổi thương hiệu so với người nhiều


tuổi. Tuy nhiên người nhiều tuổi lại có xu hướng quan tâm tới yếu tố thương
hiệu hơn.
+ Nơi ở: những người sống ở nông thôn thích có xu hướng tin nhiều hơn vào
bề ngoài các nhãn hiệu ngoại, điều này có thể lý giải là họ ít có cơ hội tiêu dùng
sản phẩm có thương hiệu ngoại hơn người thành phố.
+ Thu nhập: những người có thu nhập cao thường có xu hướng thích dùng
hàng hiệu hơn so với những người có thu nhập thấp.
- Kết quả điều tra cũng cho phép đưa ra một cách phân nhóm người tiêu dùng
Việt nam với 4 nhóm chính, nhằm miêu tả thái độ hành vi nhóm như sau:
+ Những người quan tâm chín chắn: số này chiếm 25% số lượng nghiên
cứu. Họ rất chú ý đến thương hiệu, mức độ trung thành khá cao, họ ưa dùng
thương hiệu ngoại.
+ Những người quan tâm nhưng dao động: số này cũng chiếm khoảng 25%
số lượng nghiên cứu. Tuy họ rất chú ý đến thương hiệu nhưng họ thích thay
đổi, họ hay tìm đến những thương hiệu mới và thái độ của họ không ổn định.
+ Những người thờ ơ: chiếm khoảng 30% số lượng nghiên cứu. Họ ít coi
trọng yếu tố thương hiệu, không trung thành và không hay thay đổi, họ ít đề cao
thương hiệu ngoại.

+ Những người tách rời: chiếm khoảng từ 16 đến 20% số lượng nghiên cứu.
Họ coi nhẹ thương hiệu, hay thay đổi và để ý thương hiệu ngoại ở mức trung
bình.
- Một cuộc điều tra về thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa do Báo
Sài gòn tiếp thị thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào Quý IV năm 2008
cho kết quả như sau: các công ty sữa có thương hiệu mạnh được người tiêu
dùng mua nhiều hơn các thương hiệu khác, như Vinamilk dẫn đầu cả về tần
suất mua và thị phần giá trị(54,4% và 32,5%), tiếp đến là Dutch Lady(14,9% và


14,6%), đứng vị trí thứ 3 là Abbott(4,9% và 22%). Kết quả cho thấy người tiêu
dùng chọn các loại sữa vì thương hiệu mạnh(47%) sau đó mới đến các yếu tố
chất lượng, giá cả….
- Như vậy có thể thấy rằng thị hiếu dùng hàng hiệu rất khác nhau(độ tuổi, giới
tính, thu nhập, trình độ, sở thích…). Có những người đến với sản phẩm có
thương hiệu bởi vì họ tin rằng chất lượng đi liền với thương hiệu. Có những
người dùng hàng hiệu chỉ vì muốn đánh bóng tên tuổi thể hiện “đẳng cấp” hay
sự “sành điệu” của mình đối với người khác. Những cũng có người đến với
hàng hiệu chỉ vì những lý do rất đơn giản bởi tên thương hiệu đó rất quyến rũ,
gợi cảm, ấn tượng hay họ tìm được sự an toàn khi mua hàng hiệu đó. Quả thật,
có hàng trăm hàng ngàn lý do để người tiêu dùng đến với hàng hiệu. Nhưng có
thể khẳng định rằng tỷ lệ người thích dùng sản phẩm có thương hiệu nhiều hơn,
đặc biệt người thu nhập cao và giới trẻ.
3. Tác động của việc lựa chọn thương hiệu khi mua sản phẩm
3.1 Sính hàng hiệu là sành điệu
"Độc - đẹp - đắt " là một quy ước ngầm trong "giới" chơi đồ hiệu bởi nếu bị
"đụng hàng" là một nỗi thất vọng ê chề và thậm chí có cảm giác "xúc phạm"
của những đệ tử hàng hiệu. Đôi khi họ phải dốc những đồng tiền cuối cùng đi
tìm kiếm sự sang trọng và để được công nhận là sành điệu.
Huyền "Hàng hiệu", đó là biệt hiệu của Huyền, cô gái 22 tuổi là nhân viên của

một công ty quảng cáo lớn ở Hà Nội. Cô luôn tự hào vì những món hàng hiệu
mang tên 102 nghĩa là có: một - không - hai!
Để nuôi dưỡng niềm đam mê, Huyền không chỉ là khách ruột của các shop đồ
hiệu có tiếng ở Hà Nội, TP. HCM mà còn rất tốn thời gian để săn lùng đồ hiệu
trên mạng. Cô cần mẫn tham dự các forum (diễn đàn) thời trang, miệt mài trên
webside eBay (trang web bán hàng trên mạng) để không ngừng cập nhật những


món hàng "độc" bổ sung vào bộ sưu tập 102 của mình. Mỗi lần click chuột vào
"order" (đặt hàng), cô thường bị trừ không dưới 500-600 USD trong thẻ tín
dụng để thanh toán cho sự cám dỗ, chưa kể khoản chi phí vận chuyển 40-50
USD.
Mức lương của Huyền tại công ty vốn là niềm mơ ước của không ít người
nhưng cũng không đủ trang trải cho sự sành điệu của cô. Kể cả những khoản
trợ giúp hào phóng của bố mẹ, nhưng cũng không ít lần cô đành phải ngậm
ngùi bỏ qua thú chơi xa xỉ của mình.
Không chỉ giới trẻ bị cuốn hút vào hàng hiệu, mà giới trung niên thành đạt cũng
không chịu kém cạnh trong cuộc chơi xa xỉ này. Không ngầu như Levi's, không
hip - hop với D&G, DKNY, không bóng bẩy cùng Giordano hay Tommy,
nhưng những U50 hay hơn thế lại bị mê hoặc bởi sự lịch lãm sang trọng của
những Lacoste, Givenchy hay Valentino.
Các quý bà lại càng không tiếc tiền để níu kéo nhan sắc cũng như sự hấp dẫn đã
nhạt phai bằng Elite, Elle với một niềm tin mãnh liệt, rằng những thương hiệu
nổi tiếng kia sẽ che lấp đáng kể những khiếm khuyết mà thời gian đã phũ
phàng lấp lên họ.
Về sự "bạo tay" thì các cô cậu choai choai luôn phải kính nể các bậc sư phụ của
mình, bởi tuổi tác có thể làm cho họ ít nhiều trở nên khó tính, nhưng nếu ưng ý
một món đồ nào đó thì những cái giá "trên trời" cũng chỉ là chuyện nhỏ. Một
"U30" có thể rất hãnh diện khi mang trên tay chiếc đồng hồ hiệu Tissot trị giá
400 -500USD, nhưng nó cũng chỉ là loại "thùng rỗng kêu to" dưới con mắt của

những bậc cha chú xài những mác đồng hồ thượng hạng như Rolex, Longines,
Movado... có giá không dưới vài nghìn mỹ kim mỗi chiếc.
Dường như những sự ngưỡng mộ của người thân, bạn bè đối với dân chơi hàng
hiệu là chưa đủ với công sức và tiền bạc mà họ đã bỏ ra, nên rất nhiều người


trong số họ đã tìm cách để "khoe hàng" ở bất kỳ nơi nào và lúc nào có thể. Mốt
quần jean cạp trễ mà các cô gái ưa dùng trong mấy năm gần đây là một cách
thức khá hữu hiệu để đồng thời khoe ra bàn dân thiên hạ những thứ hàng hiệu
mà vốn những người biết đến chỉ nằm trong phạm vi hẹp.
Không ít những cô gái cưỡi xe SH, Spacy cố nhoài người ra phía trước để lộ ra
phía sau những món nội y được đảm bảo bằng những thương hiệu CK, Victoria
's Sercet... Thật khó chịu khi những "underwear" (đồ lót) trị giá vài "vé" một bộ
lại chỉ là sự chiêm ngưỡng độc quyền của vài chàng trai.
Một chiếc dây nịt Chanel có giá tới 350 USD, nên những trang phục bên ngoài
chỉ có thể hờ hững "mỏng manh sương khói " cái thương hiệu xuất xứ từ kinh
đô thời trang của thế giới bên kia mới có thể được mọi người chiêm ngưỡng.
Hiện nay không ít người lấy việc mua sắm và sử dụng hàng hiệu như một cách
thức để khẳng định mình, khẳng định vị thế xã hội của mình. Họ trở nên tự tin
hơn, thậm chí một số người thấy mình trở nên quan trọng hơn khi trang bị trên
người nhiều triệu, nhiều chục triệu đồng…
Không ai có thể phủ nhận giá trị của những thương hiệu nổi tiếng, cũng như
không thể phủ nhận sức quyến rũ đầy ma lực mà nó đem lại. Nếu ai đó có khả
năng kiếm được nhiều tiền, mua những bộ áo quần nhãn hiệu lừng danh thế
giới thì cũng thú vị lắm chứ. Bản thân hàng hiệu chẳng hề có lỗi, nhưng điều
cần nhớ là sự chừng mực. Nhiều người đã không định hướng được thị hiếu
thẩm mỹ nên đã sa vào phô trương, thậm chí là lố lăng, kệch cỡm và biến mình
thành nô lệ của hàng hiệu. Và đã không ít ngươi giành phần thắng trong cuộc
chơi đồ hiệu, để đổi lấy những lời ngưỡng mộ thoảng qua trong gió, đã "chơi"
đến cháy túi và mang nợ đầm đìa. Hàng hiệu không chỉ là thú chơi mà ở một

góc độ nào đó đã trở thành một vấn đề xã hội.
(Theo ANTG)


3.2 Người Việt dùng hàng hiệu, manh nha xu hướng tiêu dùng mới
Hanoinet - Nếu như những năm trước đây việc sử dụng hàng may mặc, mỹ
phẩm cao cấp còn thấp, chỉ tập trung vào một bộ phận nhỏ trong giới tiêu dùng
và chủ yếu phục vụ người nước ngoài, thì một vài năm gần đây, nhu cầu sử
dụng hàng hiệu của người dân ngày một tăng cao và kéo theo nó là sự phát
triển của các cửa hàng kinh doanh đồ hiệu.
Cách đây khoảng 10 năm, nhãn hiệu Louis Vuiton đã mở cửa hàng đầu tiên tại
Hà Nội, trở thành tâm điểm chú ý của không ít người. Ngày đó người ta chỉ cần
nói "đi Louis Vuiton mua hàng" hoặc "hàng này mua ở Louis Vuiton" là đã
được kính nể, bởi chỉ có những người thu nhập cao, lại sành điệu mới dám
bước chân đến cửa hàng. Nhưng hiện khoảng 2-3 năm trở lại đây, khi nhiều
trung tâm thương mại liên tục được mở ra, đời sống phát triển, hàng hiệu chính
hãng có mặt trên thị trường Việt Nam nhiều hơn. Những cửa hàng chuyên kinh
doanh những mặt hàng thời trang, đồ gia dụng mang những nhãn hiệu nổi tiếng
trên thế giới Luis Vuitton, Bonia, P&G, Versacre, Gucci, Calorino, Guess ngày
càng xuất hiện với mật độ dầy đặc tại những địa điểm đắc địa. Tại khu mua
sắm của khách sạn Sofitel Metropole có hẳn một dẫy các cửa hàng thời trang
nhãn hiệu Louis Vuitton, Salvatore Ferragamo, Bally, Chopard và Cartier.
Mặc dù số lượng cửa hàng thời trang "hàng hiệu" xuất hiện ngày càng nhiều
nhưng giá bán những món đồ hiệu này cũng không vì thế mà rẻ đi. Tại cửa
hàng kinh doanh đồ thời trang trên phố Ngô Quyền, giá bán một chiếc túi xách
của hãng Luis Vuitton loại rẻ nhất cũng 1, 2 triệu đồng, thậm chí có những
chiếc túi giá lên đến vài ngàn USD. Áo thun của Bỉ giá 1 triệu đồng, quần jean
Levi's 1,3 triệu, giày thể thao Adidas 200 USD... Hàng thời trang nhãn hiệu
Tim-berland (Mỹ) có giá cao ngất ngưởng. Áo phông may bằng chất liệu thun
lạnh giá từ 540.000-950.000đ/chiếc, giầy dép cùng nhãn hiệu giá bán loại rẻ

nhất cũng phải trên 1 triệu đồng/đôi. Có những đôi giầy nhãn hiệu Tim-berland


giá lên đến 5-6 triệu đồng/đôi.Muốn xịn hơn thì sắm đồ thời trang nhãn hiệu
Escada, có giá từ 2 đến 5 triệu đồng/sản phẩm. Áo sơ mi, cà vạt nhãn hiệu
Valentin giá từ 1,5 -2 triệu đồng/sản phẩm, dép sandal mác Gucci giá 365
USD, túi Louis Vuitton giá 1.000 USD.
Đối với phái nữ thì ngoài chi phí cho trang phục còn phải tốn kém thêm tiền
mua mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp như nước hoa Hugo Boss, Dunhill, Lacoste,
Gucci,Channel-5 giá từ 500.000đ đến cả triệu đồng/lọ, mỹ phẩm chăm sóc da
CLARINS (Pháp) giá bán từ 500.000đ đến 1,2 triệu đồng/sản phẩm. Theo nhận
xét của những người kinh doanh đồ hiệu: Sở dĩ những mặt hàng mang các
thương hiệu nổi tiếng thu hút được người tiêu dùng là bởi có một sức hút rất
riêng. Bên cạnh chất liệu tốt, kiểu dáng lạ và đẹp thì một yếu tố khiến người
mua chấp nhận mức giá cao là sử dụng sản phẩm có "đẳng cấp" khiến người sử
dụng cảm thấy tự tin. Ngoài ra, sử dụng đồ chính hãng còn yên tâm về chất
lượng sản phẩm và những dịch vụ hậu mãi sau bán hàng. Quản lý cửa hàng
Lacoste mới khai trương tại Paccific Place trên phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội)
cho biết: khách hàng đến với cửa hàng Lacoste sẽ được lựa chọn các sản phẩm
đạt tiêu chuẩn quốc tế, phong cách phục vụ cũng như việc trưng bày hàng hóa
tại cửa hàng cũng theo quy chuẩn. Vì vậy mà giá cả của các sản phẩm này rất
cao, hàng của Lacoste thì một chiếc áo phông hay sơ mi giá trên dưới 1 triệu
đồng, mũ mềm cũng vài trăm ngàn đồng/chiếc; áo, váy thời trang Mango hay E
Spriit đều tính bằng "đô" với mức giá vài chục đến vài trăm USD/sản phẩm;
một chiếc áo sơ mi hiệu Versacre hay bộ Comple D&G giá từ 1,3 đến 15 triệu
đồng.
Giá bán tuy đắt nhưng theo những người thường xuyên đi nước ngoài thì giá
bán đồ hiệu tại Việt Nam còn rẻ hơn mua tại chính hãng, điều này khiến không
ít người cho rằng đây là hàng "nhái". Theo ông Phạm Đình Đoàn, Tổng giám
đốc Tập đoàn Phú Thái, doanh nghiệp đã đưa nhiều thương hiệu nổi tiếng trên



thế giới như D&G, Versacre vào thị trường Hà Nội: Có tình trạng đó là phần
lớn các doanh nghiệp khi đưa những sản phẩm mang những thương hiệu nổi
tiếng vào thị trường Việt Nam tiêu thụ đều chấp nhận lỗ trong thời gian đầu để
làm thị trường và thu hút khách hàng quen dần với hàng hiệu. Ông Đoàn cho
biết thêm: Để được bán những sản phẩm thời trang mang thương hiệu lớn trên
thế giới dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu hoặc độc quyền phân phối
sản phẩm cũng không phải dễ dàng, bởi các hàng đưa ra yêu cầu đối với một
DN phân phối hàng hiệu phải có vị trí bán hàng đẹp, chứng minh được tiềm lực
kinh doanh, uy tín trên thị trường.
Việc người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng hàng hiệu đã chứng tỏ mức
sống của người dân ngày một nâng cao. Và rất có thể trong vòng 5-7 năm tới
Việt Nam sẽ trở thành một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh hàng hiệu.
3.3 Thú chơi hàng hiệu của những người mới giàu ở Việt Nam
Ở một đất nước mà những người lính xuất thân từ nhà nông một thời hành quân
trên đôi dép cao su làm từ lốp xe cũ thì những đôi xăng-đan hiệu Gucci giá
365USD có thể là một cú sốc. Nhưng thị trường hàng hóa xa xỉ đang bùng nổ ở
Việt Nam.
Kể từ khi nước này cho phép các doanh nghiệp tư nhân hoạt động, tầng lớp
giàu mới nổi bắt đầu để mắt tới những đôi giày hiệu Gucci, những chiếc túi
xách Louis Vuitton và những chiếc đồng hồ Cartier... Xu hướng này cho thấy
Việt Nam đang thay đổi nhanh như thế nào sau nhiều thập niên chiến tranh.
"Mới đây, tôi đã bán một chiếc áo vét-tông da với giá 4.000USD", ĐHL, một
nữ nhân viên bán hàng trẻ trung sành điệu tại một cửa hàng đồ hiệu nổi tiếng ở
Hà Nội, cho biết. "Khách hàng của chúng tôi muốn cho mọi người thấy rằng họ
là giới thượng lưu".


Cách đây không lâu, khoe khoang hay phô trương sự giàu có là điều ít được

chấp nhận ở Việt Nam. Những người lính mang dép cao su đánh thắng thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ là hiện thân của tính tiết kiệm và chủ nghĩa quân bình.
Chính phủ cách mạng đã tịch thu tài sản của người giàu để chia cho dân nghèo.
Tuy nhiên, kể từ cuối thập niên 1980, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành cải
cách kinh tế thị trường tự do và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, và đến cùng
với họ là những quan điểm, những phong cách mới mẻ của phương Tây.
"Các thành viên của thế hệ mới muốn hưởng thụ cuộc sống và tạo phong cách
bằng các loại đồ dùng đắt tiền", chị V, người vừa mua 5 túi xách Louis Vuitton
với giá 1.000 USD/chiếc. "Nếu tôi đủ tiền mua được đồ đẹp, tôi sẽ cảm thấy rất
tự hào", V bày tỏ. Cô hiện đang làm cho một công ty nước ngoài. "Bạn sẽ có
thể cho mọi người thấy phong cách và thị hiếu của mình".
Một trong những người bạn của V có tới 50 chiếc túi Louis Vuitton. "Tôi thì
nghĩ 5 là đủ" - V nói.
Trong dân chơi hàng hiệu ở Việt Nam có một số người trẻ tuổi làm việc cho
các tập đoàn đa quốc gia nhưng vẫn sống chung với bố mẹ. Số khác làm việc
cho các công ty nhà nước có ảnh hưởng trong khi không ít người có được vận
may trong lĩnh vực tư nhân nhỏ bé những đang ngày càng lớn mạnh.
Họ tạo phong cách với các nhãn hiệu như Dolce & Gabbana, Burberry, Escada,
Rolex, Clarins, Shiseido...
Trong hai thập niên kể từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách thị trường, tỷ
lệ đói nghèo ở nước này giảm một nửa còn thu nhập bình quân đầu người tăng
gấp đôi trong 5 năm qua.
Tuy nhiên, nhiều người lao động ở đất nước 84 triệu dân này vẫn chỉ kiếm
được khoảng 1-2 USD/ngày trên những cánh đồng. Những người làm công việc
lương thấp thì chỉ có thể mơ trước những nhãn hàng hiệu đắt tiền.


"Người giàu ngày càng giàu hơn, còn chúng tôi thì chật vật xoay xở với cuộc
sống", Hưng, một lái xe taxi ở Hà Nội nói. "Tiền họ mua một chiếc túi xách
Louis Vuitton có thể mua được mấy con bò cho một gia đình nông dân và giúp

họ thoát nghèo".
Ngang qua phòng lớn của một cửa hiệu Milano năm ngoái có trưng bày một
chiếc váy Dolce & Gabbana giá 54.000USD - một trong ba chiếc duy nhất trên
thế giới - theo giám đốc martketing ĐTA. ĐTA cho hay, hai chiếc còn lại đã
thuộc sở hữu của nữ diễn viên nổi tiếng Nicole Kidman và cựu thành viên ban
nhạc Spice Girl Victoria Beckham.
Theo ĐTA, khách hàng tốt nhất của Milano nghĩ rằng chẳng vấn đề gì khi bỏ ra
5.000USD để mua một chiếc túi xách hoặc một đôi giày. "Nếu họ có thể mua
hàng hiệu đắt tiền thì chứng tỏ là họ có tiền", ĐTA nói. "Và điều đó thật tuyệt".
Thế hệ già hơn ở Việt Nam - trải qua những năm tháng khó khăn trong chiến
tranh - cảm thấy bất bình với giới trẻ về phong cách tiêu dùng mới.
"Bây giờ bọn trẻ chỉ chạy theo xu hướng hưởng thụ vật chất", nhà văn hóa Hữu
Ngọc, 90 tuổi, nhận xét. "Chủ nghĩa cá nhân đang hủy hoại bản sắc văn hóa của
chúng ta. Chúng ta có thể trở nên giàu có hơn song lại đánh mất tâm hồn
mình".
Thế hệ chiến tranh xưa đã không bỏ phí thứ gì và luôn luôn dành dụm cho
tương lai, tin rằng tai ương thường trực ở mọi ngõ ngách.
Tuy nhiên, các cuộc khảo sát ý kiến cho thấy 60% người Việt Nam sinh sau
năm 1975 rất lạc quan về tương lai - và nhất quyết hưởng thụ ngay từ đây và
bây giờ. Chẳng hạn, V thích thú được thả người trên salon để được massage và
cắt tỉa móng tay. Nhưng cô lại nơm nớp lo cha mình, có thể biết về 5 chiếc túi
xách hiệu Louis Vuitton. "Tôi không nói với bố rằng tôi có những chiếc túi này.


Và tôi sẽ không bao giờ nói cho ông biết giá của nó là bao nhiêu. Ông sẽ nghĩ
tôi là kẻ vô trách nhiệm".
Tuy nhiên, sở thích của V vẫn rất khiêm tốn so với nhiều người siêu giàu khác
ở Việt Nam, chủ nhân của những chiếc BMW hay Mercedes-Benz sáng bóng.
3.4 Hàng hiệu luôn đem lại sự an toàn.
Hàng hiệu luôn đem lại cho Quang Dũng sự an toàn. Khi khoác lên mình một

bộ trang phục hàng hiệu, tôi luôn an tâm và tự tin hơn. Tất nhiên, những người
sử dụng hàng hiệu là những người sành điệu rồi. Tuy nhiên, theo Quang Dũng
hàng hiệu cũng chưa chắc thể hiện đẳng cấp của mình. Hàng hiệu cũng chỉ là
hình thức bên ngoài góp phần cho mình đẹp hơn trong mắt mọi người thôi.
Theo tôi, hàng hiệu là những sản phẩm cao cấp. Đàn ông, phụ nữ hay bất kỳ ai
sở hữu một sản phẩm hàng hiệu thì ai lại không thích. Thú thật tôi là "con
chiên" của hàng hiệu. Tôi thường chọn thời trang của D&G, Giorgio Armani,
Gucci hoặc Valentino. Tôi thích loại trang phục này vì nó thể hiện cá tính của
tôi, hơi chững chạc một chút. Đặc biệt, tôi thích đồng hồ Omega. Hàng hiệu
cao cấp đem lại cho Quang Dũng sự tự tin, giá trị thẩm mỹ cao và độ bền của
chất liệu có thể làm hài lòng những người khó tính.
4. Kết luận
Tóm lại qua bài phân tích trên chúng ta nhận thấy rằng càng ngày càng có
nhiều người Việt nam thích dùng hàng có thương hiệu hơn, người có thu nhập
cao thì dùng hàng có thương hiệu ngoại, ngay cả người có thu nhập thấp, nếu
cùng một mặt bằng giá thì chắc chắn hàng có thương hiệu sẽ được lựa chọn
trước tiên. Đó là đối với người tiêu dùng, còn đối với doanh nghiệp thì sao?
Qua bài viết này, chúng tôi nhận thấy nhu cầu dùng sản phẩm có thương hiệu
ngày càng cao ở Việt nam, nên chúng ta những nhà doanh nghiệp, nếu muốn


kinh doanh bất kỳ một sản phẩm nào, chúng ta nên xây dựng thương hiệu
doanh nghiệp và sản phẩm của mình để đảm bảo cho sự thành công.
------Xin chân thành cảm ơn-------



×