Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại sinh sản tại trại trần văn tuyên – huyện yên thủy – tỉnh hòa bình và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.2 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ VÂN ANH
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI
NGOẠI SINH SẢN TẠI TRẠI TRẦN VĂN TUYÊN – HUYỆN YÊN
THỦY – TỈNH HÕA BÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú Y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ VÂN ANH
ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN BỆNH VIÊM ĐƢỜNG
SINH DỤC Ở LỢN NÁI NGOẠI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN ANH TRẦN
VĂN TUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ BỆNH
VIÊM TỬ CUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú Y
Khoa: Chăn nuôi Thú y


Khóa học: 2011 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Hồ Thị Bích Ngọc

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình năm học tập và thực hiện đề tài, cùng với sự nỗ
lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận
tình của các thầy giáo, cô giáo, sự động viên khích lệ của gia đình, người
thân, bạn bè.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận, cho phép em được gửi lời cảm ơn tới
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y; cô
giáo hướng dẫn TS. Hồ Thị Bích Ngọc - Bộ môn Cơ sở khoa Chăn nuôi Thú
y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tận tụy hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực tập.
Xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám đốc và công nhân viên trại lợn
Trần Văn Tuyên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này, em xin cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình
và người thân, cùng bạn bè đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp
em vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 11 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung.............................................. 23
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 35
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 45
Bảng 4.2: Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2014 – 24/11/2015 ....................... 46
Bảng 4.3: Tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn nái từ năm 2014- 24/11/2015. ......... 47
Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái theo tháng ............. 48
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái theo điều kiện đẻ....... 49
Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống lợn ................................. 50
Bảng 4.7: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ ...................................... 51
Bảng 4.8. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung bằng các phác đồ điều
trị sử dụng trong đề tài. ................................................................................... 53
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phác đồ điều trị đến thời gian động dục và kết quả
phối giống sau điều trị ..................................................................................... 54


iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1.Sơ đồ cấu tạo đường sinh dục lợn nái ................................................ 3


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Cs

: Cộng sự

LMLM

: Lở mồm long móng

VTM

: Vitamin

E.coli

: Escherichia coli

FSH

: Folliculo stimulin hormone

LH

: Luteinizing hormone

PGF2α

: Prostaglandin F2alpha

STT


: Số thứ tự

TSH

: Thyromin stimulin hormone


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái. ...............................................................3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái...............................................................6
2.1.3.Bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái ...............................................................12
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở lợn nái. ...........................24
2.1.5. Thuốc kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh viêm tử cung trên lợn nái sinh
sản..............................................................................................................................26
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................27

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................27
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................30
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......33
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................33
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................33
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................33


vi
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..............................................33
3.4.1. Phương pháp theo dõi biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm tử cung trên đàn lợn
nái. .............................................................................................................................33
3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của 2 loại thuốc............................................34
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................35
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................36
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất .....................................................................36
4.1.1. Công tác chăn nuôi ..........................................................................................36
4.1.2. Công tác thú y .................................................................................................39
4.1.3. Các công tác khác tại cơ sở .............................................................................44
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................46
4.2.1. Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2014 – 24/11/2015 ........................................46
4.2.2. Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau khi đẻ ....................47
4.2.3. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung bằng các phác đồ điều trị sử
dụng trong đề tài. .......................................................................................................53
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ bao đời nay, nhân dân ta đã có tập quán chăn nuôi lợn, con lợn luôn
giữ vị trí hàng đầu về tỷ trọng và giá trị trong các loài vật nuôi. Với chức năng
vừa là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu, vừa là nguồn cung cấp phân bón, tạo điều kiện cho ngành trồng trọt
phát triển, chăn nuôi lợn đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập, cải
thiện và năng cao đời sống của người nông dân. Đặc biệt từ những năm 60
của thế kỷ XX đến nay, do việc nhập ngoại các giống lợn cao sản, đã giúp cho
chăn nuôi lợn phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhiều hộ nông
dân đã nuôi hàng chục con lợn, nhiều trang trại nuôi từ hàng trăm đến hàng
nghìn con lợn, phương thức chăn nuôi lợn truyền thống, nhỏ lẻ, phân tán, tận
dụng các phụ phẩm nông nghiệp đã dần được thay thế bằng phương thức chăn
nuôi tập trung, theo hình thức và quy mô công nghiệp. Cùng với sự phát triển
của chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản cũng không ngừng tăng
trưởng, đặc biệt nhiều trang trại đã nuôi hàng trăm lợn nái ngoại để sản xuất
con giống, đây thực sự là một cuộc cách mạng về giống lợn ở nước ta, góp
phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của
chăn nuôi lợn trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, một trong những trở ngại
lớn nhất của việc phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản là dịch bệnh xảy ra còn
phổ biến gây nhiều thiệt hại cho đàn lợn nái nuôi tập trung trong trang trại
cũng như nuôi ở gia đình. Một trong những bệnh làm ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản của lợn nái ngoại đang nuôi hiện nay là bệnh viêm đường sinh
dục. Bệnh viêm đường sinh dục không những ảnh hưởng trực tiếp tới khả
năng sinh sản của lợn mẹ mà còn là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ
lệ mắc bệnh ở đàn lợn con đang trong thời gian theo mẹ tăng cao do thành



2

phần của sữa mẹ bị thay đổi do ảnh hưởng của bệnh viêm đường sinh dục. Từ
những nhận định trên cho thấy việc nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm tử
cung ở lợn nái ngoại sinh sản nuôi tập trung và tìm ra phương pháp phòng trị
bệnh là một việc làm cần thiết.
Với mục đích góp phần nhỏ trong việc ổn định nguồn giống, nâng cao
năng xuất sinh sản của đàn lợn nái đồng thời bổ sung vào các tài liệu nghiên
cứu về lĩnh vực sinh sản lợn nái em tiến hành nghiên cứu để tài: “ Tình hình
mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại sinh sản tại trại Trần Văn
Tuyên – huyện Yên Thủy – tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Theo dõi tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau khi đẻ.
- Đưa ra các giải pháp phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái
sinh sản nuôi trong trang trại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài xác định một số thông tin có giá trị khoa học bổ sung thêm
những hiểu biết về bệnh viêm tử cung ở lợn nái, là cơ sở khoa học cho biện
pháp phòng trị bệnh có hiệu quả.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung
của lợn nái sinh sản, đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung lợn nái có hiệu
quả cao nhằm tăng năng suất sinh sản, ổn định nguồn giống và đạt hiệu quả
kinh tế cao trong chăn nuôi.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái.
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [8], cơ quan sinh dục của lợn nái
được chia thành 2 bộ phận gồm bộ phận sinh dục bên trong và bộ phận sinh
dục bên ngoài.

Hình 2.1.Sơ đồ cấu tạo đƣờng sinh dục lợn nái
+ Bộ phận sinh dục bên trong gồm: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử
cung, âm đạo
+ Bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: Âm môn, âm vật, tiền đình.
- Bộ phận sinh dục bên trong.
* Buồng trứng (ovaruim)
Buồng trứng lợn nằm trong xoang bụng, phát triển thành một cặp, thực
hiện cả hai chức năng: ngoại tiết (bài noãn) và nội tiết (sản sinh ra hormone
sinh dục cái). Buồng trứng được hình thành trong giai đoạn phôi thai.


4

Cấu tạo: phía ngoài buồng trứng được bao bọc bởi một lớp màng liên
kết sợi, chắc như màng dịch hoàn. Phía trong buồng trứng được chia làm hai
miền là miền vỏ và miền tuỷ. Miền tuỷ có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết
dày đặc đảm bảo nhiệm vụ nuôi dưỡng và bảo vệ. Miền vỏ đảm bảo quá trình
phát triển của trứng đến khi trứng chín và rụng. Miền vỏ gồm ba thành phần:
Tế bào trứng nguyên thuỷ, thể vàng và tế bào hình hạt. Tế bào trứng nguyên
thuỷ hay còn gọi là trứng non nằm dưới lớp màng của buồng trứng. Khi noãn
bao chín các tế bào nang bao quanh tế bào trứng và phân chia thành nhiều
tầng tế bào có hình hạt. Noãn bao ngày càng phát triển thì các tế bào bao nang

tiêu tan tạo ra xoang có chứa dịch. Các tầng tế bào còn lại phát triển lồi lên
tạo thành một lớp màng bao bọc, ở ngoài có chỗ dày lên để chứa trứng.
Theo Trần Thị Dân (2004) [2], cho biết: phía ngoài của buồng trứng
được bao bọc bởi một lớp màng liên kết sợi, chắc như màng dịch hoàn. Phía
trong buồng trứng được chia làm hai miền: Miền vỏ và miền tuỷ. Miền vỏ
chứa các noãn nang, thể vàng, thể trắng có tác dụng về sinh dục. Miền tuỷ của
buồng trứng nằm ở giữa gồm mạch máu, dây thần kinh mạch bạch huyết và
mô liên kết. Trên buồng trứng có từ 70.000-100.000 noãn bào, ở các giai đoạn
khác nhau, tầng ngoài cùng là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi
noãn bào chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng.
* Ống dẫn trứng (vòi Fallop)
Ống dẫn trứng được treo bởi màng treo ống dẫn trứng, đó là một nếp
gấp màng bụng bắt nguồn từ lớp bên của dây chằng rộng. Căn cứ vào chức
năng có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn:
- Tua diềm: có hình giống như tua diềm.
- Phễu: có hình phễu, miệng phễu nằm gần buồng trứng.
- Phồng ống dẫn trứng: đoạn ống giãn rộng xa tâm.
- Eo: đoạn ống hẹp gần tâm, nối ống dẫn trứng với xoang tử cung.


5

Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận chuyển trứng và tinh
trùng theo hướng ngược chiều nhau, hầu hết là đồng thời.
* Tử cung (Uterus)
Ở lợn, tử cung thuộc loại hình sừng kép, các sừng gấp nếp hoặc quấn
lại và có độ dài đến hơn 1m trong khi thân tử cung lại ngắn lại. Độ dài này
thích hợp cho việc mang nhiều thai. Cả hai mặt của tử cung được đính vào
khung chậu và thành bụng bằng dây chằng rộng.
- Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và

niệu đạo trong xoang chậu. Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm 2
sừng thông với một thân và cổ tử cung. Sừng tử cung dài 40-65cm. Thân tử
cung dài 5cm. Cổ tử cung dài 10cm có thành dày, hình trụ, có các cột thịt xếp
theo chiều dài răng lược thông với âm đạo.
Chức năng của tử cung: Tử cung có nhiều chức năng. Nội mạc tử cung
và các dịch tử cung giữ vai trò chủ chốt trong quá trình sinh sản. Gồm:
- Chuyển vận tinh trùng.
- Làm tổ, chửa và đẻ.
* Âm đạo (Vagina)
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4]: Âm đạo lợn dài 10-12cm. Âm
đạo là một ống tròn, trước là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh.
Âm đạo được cấu tạo bởi 3 lớp:
+ Lớp liên kết bên ngoài.
+ Lớp cơ trơn: Bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng, chúng liên
kết với các cơ tử cung.
+ Lớp niêm mạc: Trên bề mặt có nhiều tế bào thượng bì gấp nếp dọc.
Ngoài âm đạo ra còn là bộ phận thải thai ra bên ngoài khi sinh ra và là
ống thải các chất dịch từ bên trong tử cung.


6

Bộ phận sinh dục bên ngoài: là những phần ta có thể nhìn thấy, sờ thấy
và quan sát được, gồm: âm môn, âm vật và tiền đình.
* Âm môn
Âm môn hay còn gọi là âm hộ (vulvae) nằm dưới hậu môn. Phía
ngoài âm môn có hai môi (labia pudendi). Hai môi được nối với nhau bằng
hai mép (rima vulvae).
Trên hai môi của âm môn có sắc tố màu đen và có nhiều tuyến tiết (như
tuyến tiết chất nhờn trắng và tuyến tiết mồ hôi)

* Âm vật (clitoris)
Âm vật nằm ở góc phía dưới hai mép của âm môn. Âm vật giống như
dương vật con đực được thu nhỏ lại. Về cấu tạo, âm vật cũng có các thể hổng
như cấu tạo dương vật của con đực. Trên âm vật có nếp da tạo ra mũ âm vật,
giữa âm vật bẻ gấp xuống dưới.
+ Tiền đình (vestibulum)
Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo, nghĩa là qua tiền đình
mới vào âm đạo. Trong tiền đình có dấu vết màng trinh, phía trước màng
trinh là âm đạo, phía sau màng trinh có lỗ niệu đạo. Màng trinh có các sợi cơ
đàn hồi giữa và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp. Tiền đình có một số
tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật, chúng có
chức năng tiết ra dịch nhầy.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái
Đặc điểm sinh lý, sinh dục của gia súc nói chung và loài lợn nói riêng
đặc trưng cho loài, có tính ổn định với từng giống vật nuôi. Nó được duy trì
qua các thế hệ và luôn củng cố, hoàn thiện qua quá trình chọn lọc. Ngoài ra,
còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: Ngoại cảnh, điều kiện nuôi dưỡng
chăm sóc, sử dụng... Để đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái người
ta thường tập trung nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sau đây:


7

* Sự thành thục về tính
Sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ
sinh dục và có khả năng sinh sản. Lúc này tất cả các bộ phận sinh dục như:
Buồng trứng, tử cung, âm đạo,…Đã phát triển hoàn thiện và có thể bắt đầu
bước vào hoạt động sinh sản.
Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính
biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc nuôi dưỡng.

- Giống: Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác
nhau. Những giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những
giống có thể vóc lớn.
- Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý: Cùng một giống nhưng nếu được nuôi
dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia súc phát triển tốt thì sẽ thành thục về tính
sớm hơn và ngược lại.
- Điều kiện ngoại cảnh: Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi
thành thục về tính của gia súc. Những giống lợn nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm thường thành thục về tính sớm hơn những giống lợn nuôi ở vùng có khí
hậu ôn đới và hàn đới.
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành thục của lợn cái
hậu bị. Nếu ta để một con đực đã thành thục về tính gần ô chuồng của những
con cái hậu bị thì sẽ thúc đẩy nhanh sự thành thục về tính của chúng.
Tuy nhiên, tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về
thể vóc. Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của lợn
mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ sau nên cho gia súc phối
giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tuỳ theo giống. Ngược lại, cũng
không nên cho gia súc phối giống quá muộn vì ảnh hưởng tới năng suất sinh
sản của một đời nái đồng thời ảnh hưởng tới thế hệ sau của chúng.


8

* Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp
- Chu kỳ tính
Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn
ra liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển, lớn
dần, chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang
Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có
những biểu hiện ra bên ngoài gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ

nên động dục cũng theo chu kỳ (Khuất Văn Dũng, 2005) [5].
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu
mới thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 - 3 chu kỳ tiếp theo
mới ổn định. Một chu kỳ tính của lợn cái dao động trong khoảng từ 18 - 22
ngày, trung bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn trước
động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi.
+ Giai đoạn trước động dục: Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính,
kéo dài 1 - 2 ngày. Trong giai đoạn này có sự thay đổi cả về trạng thái cơ thể
cũng như trạng thái thần kinh. Ở giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh,
thành thục và nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Đường sinh dục bắt đầu xung
huyết nhanh, âm đạo tăng tiết dịch nhày, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm cổ
tử cung hé mở. Các noãn bao chín, tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Tử cung
co bóp mạnh, cổ tử cung mở ra, niêm dịch chảy nhiều. Con vật bắt đầu xuất
hiện tính dục, âm hộ sưng lên, hơi mở có màu hồng tươi, cuối giai đoạn có
dịch nhờn chảy ra. Con vật giảm ăn, hay kêu rống, thích nhảy lên lưng con
khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng mình.
+ Giai đoạn động dục: Đây là giai đoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2
- 3 ngày, tính từ khi tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Giai đoạn này các biến
đổi của cơ quan sinh dục rõ nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết, phù thũng
rõ rệt và chuyển sang màu mận chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều, keo


9

đặc hơn, nhiệt độ âm đạo tăng từ 0,3 - 0,70C, pH hạ hơn trước. Con vật biểu
hiện tính hưng phấn cao độ, đứng ngồi không yên, phá chuồng, ăn uống giảm,
hoặc bỏ ăn, kêu rống trong trạng thái ngẩn ngơ, thích nhảy lên lưng con khác
hoặc để con khác nhảy lên lưng mình. Ở giai đoạn này, lợn thích gần đực, khi
gần đực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên và lệch sang
một bên, 2 chân sau dạng ra và hơi khuỵu xuống sẵn sàng chịu đực.

Nếu ở giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở vào giai
đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tuỳ loài gia súc thì chu
kỳ sinh dục mới lại bắt đầu. Nếu không xảy ra quá trình trên thì lợn cái sẽ
chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.
+ Giai đoạn sau động dục: Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 ngày, toàn
bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý
bình thường. Con vật dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh, chịu khó ăn uống
hơn, niêm mạc toàn bộ đường sinh dục tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh
dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.
+ Giai đoạn nghỉ ngơi: Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 12 ngày, bắt đầu
từ ngày thứ tư sau khi rụng trứng mà không được thụ tinh và kết thúc khi thể
vàng tiêu huỷ. Đây là giai đoạn con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục
hoạt động trở lại trạng thái sinh lý bình thường.
- Thời điểm phối giống thích hợp
Thời gian tinh trùng lợn đực giống sống trong tử cung lợn nái khoảng
45 - 48 giờ, trong khi thời gian trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai có hiệu
quả là rất ngắn, cho nên phải tiến hành phối giống đúng lúc. Thời điểm phối
giống thích hợp nhất là vào giữa giai đoạn chịu đực.
Đối với lợn nái ngoại, lợn lai, thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi
có hiện tượng chịu đực 6 - 8 giờ, hoặc cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sang


10

ngày thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục (thường theo kinh nghiệm lợn nái ngoại
và lợn nái lai thời điểm phối giống thích hợp: Nếu lợn nái chịu đực trước 5
ngày sau cai sữa thì buổi sáng chịu đực thì buổi chiều phối, buổi chiều chịu
đực thì sáng hôm sau phối, còn lợn nái sau khi cai sữa 5 ngày trở lên chịu đực
lúc nào thì phối lúc đó).

Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, thấy lợn nái chịu đực buổi sớm thì cho
phối vào buổi chiều, nếu có triệu chứng chịu đực buổi chiều thì sáng hôm sau
cho phối, thường phối 2 lần (phối lặp) ở giai đoạn chịu đực “chặn đầu khoá
đuôi” của thời kỳ rụng trứng.
* Khoảng cách giữa các lứa đẻ
Khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng
sinh sản của gia súc cái. Đây là tính trạng tổng hợp bao gồm thời gian có
chửa, thời gian bú sữa, thời gian từ cai sữa đến thụ thai lứa sau, do vậy
khoảng cách giữa lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm, số lứa đẻ của
nái/năm. Thời gian mang thai của các giống lợn dao động không đáng kể
trong khoảng 113 - 115 ngày.
Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút
ngắn thời gian bú sữa và cai sữa sớm ở lợn con. Hiện nay, tại các trang trại,
thời gian cai sữa ở lợn con là 21 ngày, sau cai sữa 5 - 6 ngày nái được phối.
Như vậy khoảng cách giữa các lứa đẻ tại các trang trại hiện nay trung bình là
140 ngày, một năm nái mẹ sản xuất được 2,5 lứa.
* Sinh lý lâm sàng
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], gia súc cái mang thai trong một
thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác
động của hệ thống thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để
đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi
là quá trình sinh đẻ.


11

Khi gần đẻ con cái sẽ có các triệu chứng biểu hiện: trước khi đẻ 1 - 2
tuần, nút niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra
ngoài. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu có những
thay đổi: Âm môn phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú

căng to, sữa bắt đầu tiết.
Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia
súc đẻ:
+ Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong.
+ Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 2 - 3h, hàng vú sau vắt được sữa đầu.
Thời gian đẻ kéo dài hay ngắn tùy từng loài gia súc, ở lợn thường từ 2 - 6h,
nó được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.
* Sinh lý tiết sữa của lợn nái
Quá trình tiết sữa của lợn nái đựơc chia làm hai giai đoạn:
- Quá trình tổng hợp sữa:
Quá trình tổng hợp sữa được điều tiết theo cơ chế thần kinh và thể
dịch. Dưới tác động của FSH và LH các tế bào thượng bì tuyến vú, tế
bào mạch quản tổ chức phát triển mạnh.
Prolactin- Hormone thuỳ trước tuyến yên kích thích tế bào nang
tuyến tổng hợp sữa từ những nguyên liệu lấy trong máu. Các nguyên liệu
lấy trong máu nhờ vai trò của các hormone: STH, TSH, glucagons,
ACTH… STH kích thích quá trình trao đổi Lactoza, Cazein, MgSO 4,
kháng thể…. Cazein trong sữa được tổng hợp được từ Glucoza, Fructoza
ở huyết tương. Mỡ sữa được tổng hợp từ Glycerin và axit béo.
- Quá trình thải sữa:
Quá trình thải sữa cũng nhờ cơ chế thần kinh thể dịch. Khi lợn con


12

bú tạo cảm giác truyền về thần kinh trung ương đến vùng dưới đồi kích
thích tuyến yên tiết Oxytocine. Oxytocine kích thích hệ cơ trơn đầu vú
co bóp đẩy sữa ra ngoài.

Sự tiết sữa của lợn nái là không đồng đều:
Lượng sữa được tiết ra trong một ngày đầu gọi là sữa đầu, sữa đầu
có thành phần khác với sữa thường. Trong sữa đầu có 13,7%
Prealbumin; 11,48% Albumin; 12,7% α-glubulin; 11,29% β-glubulin và
45,29% γ-glubulin. Đây chính là các kháng thể có chức năng miễn dịch
cho lợn con nếu lợn con được bú ngay lượng sữa đầu.
- Sự tiết sữa không đều theo lứa đẻ: sản lượng sữa tăng dần từ lứa
1 đến lứa 5 sau đó giảm dần.
2.1.3.Bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái
Một gia súc cái được đánh giá có khả năng sinh sản tốt thì cơ quan sinh
dục phải nguyên vẹn và bình thường. Khi một bộ phận cơ quan sinh dục nào
đó bị bệnh thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc
(Anberth Youssef, 1997) [28].
2.1.3.1. Viêm âm môn, tiền đình, âm đạo.
Âm môn, âm đạo có vị trí gần nơi bài tiết phân, nước tiểu hàng ngày
hiến ho âm hộ luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
hoạt ng gây ra viêm nhiễm, nấm gây ngứa ngáy khó chịu. Mặt khác viêm
nhiễm có hể lan sâu vào trong tử cung, buồng trứng làm ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng inh sản của gia súc cái. Nguyên nhân chính của bệnh này là do:
- Khi thụ tinh nhân tạo cho lợn nái không đảm bảo đúng kỹ thuật, làm
xây sát niêm mạc của các bộ phận trên, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm
nhập gây viêm.


13

- Khi đỡ đẻ đặc biệt là ca đẻ khó do lôi thai quá mạnh hoặc can thiệp
bằng tay, dụng cụ trợ sản không đúng kỹ thuật gây xây sát và nhiễm trùng âm
môn, tiền đình, âm đạo.
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh ở tử cung không đúng, điều trị không triệt

để dẫn đến viêm lan sang âm môn, tiền đình, âm đạo.
- Ngoài ra còn do kế phát một số bệnh như: sảy thai, thai chết lưu và
thối rữa trong tử cung, sát nhau, âm đạo lộn ra ngoài.
Khi mới bị viêm niêm mạc của các bộ phận này thấy xung huyết nhẹ,
kiểm tra âm đạo bằng dụng cụ chuyên dụng, con vật có phản ứng đau cục bộ,
đái rắt, có nhiều dịch chảy ra từ âm hộ. Thể nhẹ thì niêm dịch trong không
mùi, khi bệnh nặng thì dịch chảy ra nhiều, mùi tanh, đặc và đục, dịch có lẫn tổ
chức hoại tử trắng. Niêm mạc âm đạo xung huyết, đỏ từng đám, không có
hình thái cố định, có những trường hợp viêm nặng, niêm mạc sưng dày lên.
Có trường hợp viêm màng giả: trên niêm mạc được phủ một lớp màng
mỏng,có tổ chức hoại tử màu trắng hoặc màu vàng xám, phía dưới có những
vết loét nằm phân tán hoặc tập trung thành một mảng lớn trên niêm mạc.
Viêm màng giả có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Sau quá trình viêm màng
giả, tế bào của âm đạo tăng sinh, niêm mạc trở nên sẹo hóa, lòng âm đạo trở
nên hẹp lại làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản lần sau.
2.1.3.2. Viêm tử cung
* Nguyên nhân
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường xảy ra ở lợn nái sau khi đẻ, có thể
xảy ra ở lợn nái sau khi phối giống và ít xảy ra ở lợn nái hậu bị, thời gian hay
xảy ra nhất là sau khi đẻ 1-10 ngày và sau khi phối giống.
Bệnh xảy ra ở mẹ do nguyên nhân sau:
- Từ bản thân lợn mẹ


14

Lợn là loại động vật đa thai, khả năng sinh sản cao thời gian mang thai
ngắn, thời gian sinh sản kéo dài… Làm cho bộ phận sinh dục hoạt động nhiều
tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong bộ phận sinh dục.
Theo Nguyễn Hùng Nguyệt (2004) [14], cơ quan sinh dục của lợn nái

phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do nhiều trường
hợp khác như: Thai to quá, thai ra ngược, thai không bình thường… Nái tơ
phối giống sớm khi khối lượng cơ thể chưa đạt 70% khối lượng trưởng thành,
nái già đẻ nhiều lứa, trong khi đẻ tử cung co bóp yếu, lứa trước bị viêm tử
cung làm cho niêm mạc tử cung biến dạng nhau không ra hết hoàn toàn gây
sót nhau, thối rữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Lợn nái ngoại nhập nội cũng dễ gây bệnh do chưa thích nghi với điều
kiện khí hậu Việt Nam và khả năng sinh sản nhiều con/1 lứa.
- Do yếu tố ngoại cảnh.
Lê Văn Năm và cs (1999) [12], cho rằng có rất nhiều nguyên nhân từ
ngoại cảnh gây bệnh như: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ
bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến Muxin của chất nhầy
các cơ quan sinh dục bị phá huỷ hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi
dưỡng bất hợp lí, thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ
con. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh.
Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời
gian động đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật
(dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung).
Tuy nhiên, Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [9] đưa ra nhận định rằng do
tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ dẫn tinh không vô trùng đã đưa các vi
khuẩn viêm nhiễm và bộ phận sinh dục của lợn nái. Do lợn đực nhảy trực
tiếp, mà niệu quản và dương vật bị viêm sẽ truyền bệnh sang lợn nái.


15

- Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý:
+ Về dinh dưỡng:
- Khẩu phần ăn thừa hay thiếu protein ở trước, trong thời kỳ mang thai
có ảnh hưởng đến viêm tử cung.

- Nái mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột gây khó đẻ, gây ra viêm tử cung do
xây xát. Ngược lại thiếu chất dinh dưỡng nái mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng
giảm không chống lại mầm bệnh xâm nhập, gây viêm tử cung.
- Thiếu khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu VTM
A gây sừng, niêm mạc, sót nhau (Lê Hồng Mận, 2004) [11].
+ Do chăm sóc quản lý:
- Vệ sinh chuồng trại kém, vệ sinh bộ phận sinh dục của lợn nái trước
khi đẻ không tốt, khu vực chuồng trại có mầm bệnh.
- Thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đẻ dễ làm
cho lợn nái bị viêm tử cung. Vì vậy chúng ta phải tạo tiểu khí hậu phù hợp với
lợn nái khi sinh để làm hạn chế viêm tử cung.
* Các thể viêm tử cung
Theo Đặng Đình Tín (1986) [22], bệnh viêm tử cung được chia làm 3 thể:
* Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis)
Nguyễn Văn Thanh (2007) [19], cho rằng: viêm nội mạc tử cung là
viêm lớp niêm mạc của tử cung, đây là một trong các nguyên nhân làm giảm
khả năng sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ
cao trong các bệnh của viêm tử cung. Viêm nội mạc tử cung thường xảy ra
sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm
niêm mạc tử cung bị tổn thương, tiếp đó các vi khuẩn Streptococcus,
Staphylococcus, E.coli, Salmonella, C.pyogenes, Bruccella, roi trùng
Trichomonas Foetus…Xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm.


16

Theo Nguyễn Hữu Ninh và cs (2002) [13], bệnh viêm nội mạc tử cung
có thể chia 2 loại:
- Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ, chỉ gây tổn thương ở
niêm mạc tử cung.

- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả, tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử, tổn
thương lan sâu xuống dưới tầng cơ của tử cung và chuyển thành viêm hoại tử.
- Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ (Endomestritis
Puerperalis): Lợn bị bệnh này thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm.
Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn. Từ âm hộ
chảy ra hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ
chức chết… Khi con vật nằm xuống, dịch viêm thải ra ngày càng nhiều hơn.
Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm. Kiểm tra qua
âm đạo, niêm dịch và dịch rỉ viêm thải ra nhiều. Niêm mạc âm đạo bình thường.
- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả: Ở thể viêm này, niêm mạc tử
cung thường bị hoại tử. Những vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung
và chuyển thành hoại tử. Lợn nái mắc bệnh này thường xuất hiện triệu chứng
toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao, lượng sữa giảm, kế phát viêm vú, ăn uống
giảm. Con vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục
luôn thải ra ngoài hỗn dịch: Dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ
chức hoại tử, niêm dịch…
* Viêm cơ tử cung
Theo Nguyễn Hữu Ninh và cs (2002) [13], viêm cơ tử cung thường kế
phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch
thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị
phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm
lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Nếu bệnh nặng, can
thiệp chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.


17

Lợn nái bị bệnh này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân
nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.
Mép âm đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo khô, nóng màu đỏ thẫm. Gia súc

biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra
ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên
có mùi tanh, thối. Con vật thường kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc.
Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần
sau. Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc vô sinh.
* Viêm tương mạc tử cung
Theo Đặng Đình Tín (1986) [22], viêm tương mạc tử cung thường kế
phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, toàn thân xuất
hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có
màu hồng, sau chuyển sang đỏ sẫm, sần sùi mất tính trơn bóng. Sau đó các tế
bào bị hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là
viêm có mủ, lớp tương mạc có thể dính với các tổ chức xung quanh gây nên
tình trạng viêm mô tử cung (thể Paramestritis), thành tử cung dày lên, có thể
kế phát viêm phúc mạc.
Lợn nái biểu hiện triệu chứng toàn thân: nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh,
con vật ủ rũ, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Lượng sữa rất ít
hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau
đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều
hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có màu nâu và mùi thối khắm. Khi kích
thích vào thành bụng thấy con vật có phản xạ đau rõ hơn, rặn nhanh hơn, từ âm
hộ dịch chảy ra nhiều hơn.
* Bệnh tích:
Theo Trekaxova A.V (1983) [24], bệnh tích viêm tử cung dựa theo các
thể viêm tử cung. Có các thể viêm như sau:


×