Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bài thi Em yêu lịch sử xứ Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 25 trang )

Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
CÂU HỎI:
Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức
Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng
những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một
trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong
những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những
bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ
chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế
giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp
cộng đồng hiểu biết về công trình này.
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió
mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô,
giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người
ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất
khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu
những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng
nhất?
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn:
“Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính
trị, kinh tế, quân sự phải là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc
kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016)
Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất
góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách
nhiệm bản thân.

1
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định




Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
TRẢ LỜI:
Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức
Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng
những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một
trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử Thanh Hóa nói
riêng, có rất nhiều vị vua nổi tiếng đã có đóng góp to lớn đối với non sông đất
nước. Một trong số các vị vua anh minh đó là Lê Hoàn.
Lê Hoàn sinh ngày rằm tháng 7 năm 941, có cha là Lê Mịch, mẹ là họ Đặng, quê
ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa .Khi sinh ra ông, mẹ ông dự đoán ông có
tiền đồ lớn, nhưng bà sẽ không được hưởng. Được vài năm, cha mẹ qua đời, Lê
Hoàn một mình sống trong cảnh nghèo khổ.
Ông được viên Quan Sát họ Lê trong thôn quý mến nhận làm con nuôi, chăm
sóc dạy dỗ, không khác gì con đẻ
Lớn lên Lê Hoàn theo giúp Nam Việt Vương Đinh Liễn, tính tình phóng
khoáng, có chí lớn. Vua Đinh Tiên Hoàng khen là người trí dũng, chắc thế nào
cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản 1 nghìn quân sĩ.
Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm
971 vua Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Lấy
Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm
Thập đạo tướng quân, Tăng Thống, Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông
Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao
chức Sùng chân uy nghi.
Tháng 10, năm 979 Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết vua Đinh Tiên Hoàng, Nam
Việt Vương Đinh Liễn ở sân cung. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp
Đinh Điền, cùng Lê Hoàn rước Vệ Vương Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn gọi vua
là Tiên Hoàng Đế, tôn mẹ là Dương Thị làm Hoàng thái hậu.

Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi; Lê Hoàn làm nhiếp chính, công
việc như Chu Công, xưng là Phó Vương. Định quốc công Nguyễn Bặc, ngoại
giáp Đinh Điền, Phạm Hạp nghi ngờ Hoàn sẽ làm điều bất lợi cho vua nhỏ, bèn
dấy binh, chia hai đường thủy bộ, muốn tiến về kinh đô giết Lê Hoàn.
Lê Hoàn chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Đinh Điền, Nguyễn Bặc ở Tây Đô,
Đinh Điền, Nguyễn Bặc bỏ chạy, đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn nhân chiều
gió phóng lửa đốt thuyền chiến, chém Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc đóng cũi đưa
về kinh sư, sau đem chém. Phạm Hạp được tin, mất khí thế, chạy về làng Cát
Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đuổi theo, bắt sống Phạm Hạp mang về kinh sư.

2
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Năm 980, vào tháng 6, Tri Ung Châu của nhà Tống là Thái thường bác sĩ Hầu
Nhân Bảo dâng thư khuyên vua Tông nên lựa thời cơ nước Nam rối ren, vua còn
nhỏ, đem quân chinh phạt. Vua nước Tống nghe theo.
Tháng 7, năm 980 nhà Tống lấy Hầu Nhân Bảo làm Giao châu lục lộ thủy lộ
chuyển vận sứ, Lan Lãng đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng,Bất tác sứ Hác Thủ
Tuấn, Yên bi khổ sứ Tràn Khâm Tộ, Tả giám môn tướng quân Thôi Lượng làm
Ung Châu Lộ binh mã bộ thư, Ninh Châu thứ sử Lưu Trừng, Quân khi khố phó
sứ Giả Thực, Cung phụng quan cáp môn chi hậu Vương Soạn làm Quảng Châu
Lộ binh mã đô bộ thư, họp quân cả bốn hướng, hẹn ngày cùng sang chinh phạt
nước Nam.
Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người Nam Sách Giang là
Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân.
Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ,
nói với mọi người: Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi
hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để

chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho ? Chi bằng trước hãy
tôn lâp ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn. Quân sĩ đều
hô vạn tuế.Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn
khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng
đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phòng vua làm Vệ Vương.
Truy phong cha của vua làm Trường Hưng Vương, mẹ họ Đặng làm Hoàng thái
hậu.

3
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Mặc dầu đã lên ngôi vua, và cũng đã bước sang giai đoạn tứ tuần, Lê Hoàn phải
mang mũ áo: hoàng bào, long cổn, phải giữ một vẻ bề ngoài trịnh trọng như
những con người đứng tuổi, nhưng phong thái của con người thanh niên trong
ông, vẫn giữ nguyên giá trị. Ông luôn luôn tỏ ra linh hoạt, vui vẻ hòa mình với
mọi người.
Không những quí trọng lớp trí thức là những nhà sư, Lê Hoàn cũng có con mắt
biệt đãi đối với những con người tài năng khác, kể cả những người nước ngoài,
không có tư tưởng kỳ thị.
Ông vẫn đóng đô ở Hoa Lư như vua Đinh trước kia. Ông cho xây dựng nhiều
cung thất. Tất nhiên việc xây dựng này đã phải chi phí rất nhiều tiền của, có
phần xa xỉ, nhưng mặt khác cũng phải thấy là Lê Hoàn rất muốn cho kinh đô và
cho nơi vua ở, phải được bề thế, trang trọng, khiến cho nhân dân và khách nước
ngoài phải trầm trồ, thán phục, do đó mà tôn vinh uy thế của vương triều ông.
Điều đặc biệt là Lê Hoàn rất chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc. Bởi vì ông từ nhân dân mà ra, ông đã cố gắng giữ gìn lấy những
khuynh hướng tâm linh, khuynh hướng thẩm mỹ mà người nước Việt bảo lưu
sâu sắc. Ông là một trong những nhà vua đầu tiên, lấy lễ để thờ Phù Đổng thiên

vương, muốn bắt chước truyền thuyết các vua Hùng Vương đề cao anh hùng dân
tộc.
Không có một tài liệu nào viết một cách rõ ràng và cụ thể về đời sống tình
duyên của Lê Hoàn như thế nào. Ta chỉ biết Lê Hoàn cũng như vua Đinh, có rất
nhiều vợ, đều được phong làm Hoàng hậu, trong đó có bà Đại Thắng Hoàng
hậu, tức là Dương Hậu, vợ cũ của Đinh Bộ Lĩnh. Vua Đinh mất, Dương Hậu có
cảm tình với Lê Hoàn, đã khoác áo hoàng bào lên vai ông để dựng vương triều
nhà Lê.
Năm Ất Tị (1005) vua Lê Hoàn mất thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm.

Đền thờ Lê Hoàn ở xã Xuân Lập- Thọ Xuân Thanh Hóa
4
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong
những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những
bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ
chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế
giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp
cộng đồng hiểu biết về công trình này.
Câu nói của học giả người Pháp nhắc đến thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa. Trong
lịch sử các kinh đô của Việt Nam, mỗi kinh thành đều được định vị và xây dựng
trong từng bối cảnh địa – văn hóa cụ thể và đều có vị trí, vai trò và đặc điểm
riêng, tạo nên một bộ phận vô giá của di sản lịch sử và văn hóa dân tộc. Thành
nhà Hồ là một kinh thành tuy thời gian tồn tại không dài nhưng có nhiều đặc
điểm và giá trị văn hóa độc đáo không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực
Đông Á và Đông Nam Á.Thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng Giêng
năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương

triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly.

Vua Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh
Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên
5
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ
vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều
Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành
Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy
thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV
đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và
vương triều Hồ.Theo chính sử, thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3
tháng. Đối chiếu với qui mô to lớn của tòa thành thì đây là một đặc điểm quan
trọng, có thể là một kỷ lục trong lịch sử kinh thành của Việt Nam. Dĩ nhiên, có
lẽ đó là thời gian tập trung hoàn tất những công trình chủ yếu, quan trọng bậc
nhất là tòa thành đá giữ vai trò như Hoàng Thành, còn các cung điện, rồi La
Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao… còn được tiếp tục cho đến năm
1402. Vì vậy năm 1398, Hồ Quý Ly cho xây cung Bảo Thanh (hay Ly Cung ở
xã Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) để vua Trần Thuận Tông ở và
ngày 15 tháng 3 năm Mậu Dần (ngày 2-4-1398) nhà vua bị ép nhường ngôi cho
Thái tử An (Thiếu đế) cũng tại đây, rồi sau nhà vua mới về ngự điện
ở Tây Đô.Kết quả điều tra khảo sát và đo đạc của các nhà khảo cổ học cho biết
thành Tây Đô qui mô lớn, riêng Hoàng Thành hình gần vuông, mỗi cạnh trên

6
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
dưới 800m và chu vi trên 3,5km. Thành phía ngoài xây bằng đá, bên trong xây
bằng đất đầm nện chắc, mở bốn cửa theo bôn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây.
Tường thành đá bên ngoài xây bằng những khôi đá nặng trung bình 10-16 tấn,
có khối nặng đến trên 26 tấn, được đẽo gọt khá vuông vắn và lắp ghép theo hình
chữ công “X” tạo nên sự liên kết kiên cố. Đất đắp bên trong thoai thoải dần.
Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mòn và có chỗ bị sạt lở, nhưng di
tích còn lại vẫn dày khoảng 4-6m, chân thành rộng khoảng trên 20km. Bốn cửa
thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng
ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m. Theo các nhà khảo cổ, khối lượng đá xây
dựng ước tính trên 25.000m3, khối lượng đất đắp trên 100.000m3. Đó là chưa nói
đến hào bao quanh thành cho đến nay vẫn còn có đoạn rộng khoảng 10-20m và
La thành bảo vệ vòng ngoài. Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch
mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị
các làng xã được điều động về xây thành. Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác,
trong đó đàn Nam Giao xây trên sườn phía Tây Nam núi Đốn Sơn bằng đá qui
mô khá lớn.

Thành nhà Hồ là một kiến trúc kinh thành qui mô lớn, đặc biệt Hoàng thành, đàn
Nam Giao xây bằng đá rất bền vững và kiên cố. Giá trị độc đáo bậc nhất của
Thành nhà Hồ là tòa kinh thành xây bằng đá. Biết bao vấn đề đặt ra cần lời giải
đáp như nguồn đá (có thể khai thác tại các núi đá gần đó), cách thức đẽo gọt
theo kích thước được tính toán phù hợp với cấu trúc và thiết kế tòa thành,
7
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định



Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
phương tiện vận chuyển, phương pháp lắp ghép và xây dựng… Tất cả nói lên
một kỳ tích của con người, tài năng tổ chức, điều hành của công trình sư và lao
động sáng tạo của các lớp dân phu, thợ thủ công các nghề làm đá, nung gạch
ngói, xây dựng và trang trí… Trên lãnh thổ Việt Nam và phương Đông có nhiều
kiến trúc bằng đá, nhất là các pháo đài, đền miếu, tượng đài, lăng mộ… nhưng
Thành nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng chủ yếu bằng đá lớn rất hiếm trên
thế giới.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, thành Nhà Hồ đã được tổ chức Văn hóa khoa học và
giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới và đã
được nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.Ngày 16 tháng 6
năm 2012, Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trọng thể Lễ đón bằng
công nhận Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Lễ đón bằng công nhận di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió
mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô,
giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người
ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất
khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.
8
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Truyền thống chống ngoại xâm là một vốn quý vô giá của dân tộc, là nguồn
động viên tinh thần lớn lao, có tác dụng duy trì tư tưởng chiến đấu và sẵn sàng
chiến đấu đối với nhân dân ta. Việc đánh giặc cứu nước là rất quan trọng nhưng
cũng rất bình thường đối với mọi người dân. Nhân dân ta nhận thức sâu sắc

rằng: nước mất thì nhà tan, do đó, muốn bảo vệ quyền lợi cá nhân thì không có
cách nào khác là phải đấu tranh bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Đấu tranh vì
quyền lợi cá nhân nhưng không chỉ vì quyền lợi cá nhân mà còn vì nghĩa cả của
dân tộc. Từ xưa, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm đã trở thành
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói
riêng. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh chóng giặc ngoại xâm trong lịch sử
Thanh Hóa là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, là phong trào Cần Vương và 2 cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc: chống pháp và chống Mĩ xâm lược.
1. Khởi nghĩa bà Triệu (248)
Triệu Thị Trinh sinh ra trong một gia đình yêu nước, có thế lực ở quận Cửu
Chân. Bà là người giỏi võ nghệ, giàu mưu trí và có chí lớn. Nhân dân còn
truyền tụng các câu nói đầy khí phách của bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh,
đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại
giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người!”
Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
Đông đảo nhân dân khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ (Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ) nổi dậy hưởng ứng. Bà Triệu đã chỉ huy nghĩa quân đánh thắng nhiều trận,
quân Ngô tan rã.Bọn quan lại thống trị từ Thứ sử Giao Châu trở xuống đến các
huyện lệnh đều bị giết hoặc chạy trốn. Cả Giao Châu chấn động.

9
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”

Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa
Nhà Ngô phải cử danh tướng Lục Dận đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng, kiên cường nhưng vì lực lượng quân sự còn
yếu nên đã thất bại. Bà Triệu Thị Trinh hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh

Hóa).Trên núi Tùng hiện có mộ Bà Triệu và dưới chân núi Tùng là Đền thờ
chính của Bà Triệu, cạnh quốc lộ số 1, thuộc Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Hội đền hằng năm vào ngày 21 tháng hai âm lịch. .Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là
một cuộc khởi nghĩa lớn, có thanh thế vang dội, là đỉnh cao của phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc thế kỷ II, III.
Cho đến nay, nhân dân cả nước còn lưu truyền hình ảnh Bà Triệu và hoạt động
của quân khởi nghĩa.
Khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nhưng hình ảnh người con gái kiên trinh bất khuất,
người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí Bà Trưng "giành lại giang san,
cởi ách nô lệ" muôn thuở không mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam.

10
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”

Đền thờ bà Triệu dưới chân núi Tùng
2. Khởi nghĩa Ba Đình và Phong trào Cân Vương:
Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước
ta, triều đình nhà Nguyễn đã phân hóa sâu sắc, những người chủ chiến đã nổi
dậy ngay tại kinh thành Huế. Cuộc nổi dậy không thành, Tôn Thất Thuyết cùng
vua Hàm Nghi rời kinh thành ra đi, kêu gọi nhân dân phò vua, cứu nước. Vua
Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, phong trào Cần
Vương đánh Pháp do các văn thân, sỹ phu yêu nước lãnh đạo phát triển mạnh
mẽ, được nhân dân trên khắp cả nước hưởng ứng.
Trong cao trào yêu nước chống xâm lược Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX,
nhân dân Thanh Hóa đã có sự đóng góp to lớn, tô thắm thêm truyền thống yêu
nước, chống giặc ngoại xâm anh dũng, quật cường của nhân dân ta. Những cuộc
nổi dậy chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương nhất tề đứng lên đánh đuổi

giặc Tây, thể hiện lòng yêu nước, khí thế đánh giặc sục sôi, bừng bừng nghĩa
khí,
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình năm 1886-1887 là đỉnh cao của phong trào Cần
Vương chống thực dân Pháp xâm lược ở Thanh Hóa.
11
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”

Khởi nghĩa Ba Đình là sự liên kết, phối hợp của nhiều vùng, nhiều địa bàn dưới
sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước. Gần với Ba Đình có Nguyễn Kiên đóng ở
Bồ Giông, Mậu Yên, Trường Phi Lai; Tống Duy Tân đóng ở Bồng Trung; Cao
Điển đóng ở Sơn Thôn; Bang Hiền và Nghĩa quân đóng ở núi Gây.. Từ Ba Đình
nghĩa quân tỏa đi các nơi, chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch và tập kích các
toán lính hành quân.
Không chỉ có người Kinh đứng lên chống Pháp, đồng bào các dân tộc miền núi
cũng hăng hái hưởng ứng phong trào Cần Vương, theo Cầm Bá Thước, Hà Văn
Mao và đoàn quân nghĩa đánh Tây: .
Dưới sự chỉ huy của các lãnh tụ Ba Đình, nghĩa quân chiến đấu anh dũng, lập
nhiều chiến công: Thanh thế của phong trào Cần Vương chống Pháp dâng cao,
khiến cho giặc chịu thất bại nặng nề và hoang mang lo sợ. Để cứu nguy, giặc
Pháp huy động mọi binh lực hòng tiêu diệt căn cứ chiến đấu Ba Đình. Trước
tình hình trên, để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, dành sức cho cuộc chiến đấu
lâu dài, Phạm Bành và Đinh Công Tráng quyết định rút quân khỏi căn cứ Ba
Đình
12
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định



Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Đầu năm 1887, giặc Pháp đàn áp dữ dội phong trào Cần Vương. Căn cứ Ba
Đình và căn cứ Mã Cao nối tiếp nhau thất thủ... lãnh tụ và các nghĩa binh chiến
đấu và tuẫn tiết hy sinh. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình năm 1886-1887 và phong trào
Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX ở Thanh Hóa đã tô
đẹp thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong chiến tranh chống xâm lược,
phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, sức mạnh đoàn kết hùng hậu của các
tầng lớp nhân dân, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất trong cuộc chiến
tranh vô cùng gian khổ, đầy hy sinh để bảo vệ độc lập dân tộc còn mãi với non
sông , đất nước.
Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa không chỉ để lại
trang sử vàng trong lịch sử mà còn để lại một di sản văn hóa có giá trị, trong đó
vè về khởi nghĩa Ba Đình và phong trào kháng Pháp là một minh chứng. Loại
hình văn hóa dân gian đó cần phải được tiếp tục sưu tầm, gìn giữ và phát huy
nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, yêu nước và cách mạng, bồi đắp và phát
huy tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do cho các thế hệ người xứ Thanh hôm
nay và mai sau, chung sức xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương ngày càng
tươi đẹp, mạnh giàu.
3. Thanh Hóa trong kháng chiến chống Pháp (1946- 1954)
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa là tỉnh đất
rộng, người đông, cùng với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp thành hậu phương
Thanh – Nghệ - Tĩnh, trong đó Thanh Hóa là tỉnh địa đầu của miền Trung, là
hậu phương trực tiếp của chiến trường Liên khu III, Bắc Bộ và Tây Bắc.
Mùa hè năm 1953, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang năm thứ 8. Cục
diện chiến trường Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng. Tại chiến trường
Bắc Bộ, Tây Bắc, quân và dân ta mở nhiều chiến dịch lớn. Mọi nhu cầu bảo đảm
cho cuộc kháng chiến đòi hỏi rất lớn ở hậu phương.
Những tháng cuối năm 1953, hậu phương Thanh Hóa vừa phải ra sức đẩy mạnh
mọi mặt công tác xây dựng và bảo vệ hậu phương, vừa tích cực động viên sức
13

Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
người, sức của cho tiền tuyến đánh thắng. Chiến dịch nối tiếp chiến dịch, từ năm
1951-1953, quân và dân Thanh Hóa liên tiếp bổ sung lực lượng, phục vụ 5 chiến
dịch lớn: Trung Du, Quang Trung, Hòa Bình, Tây Bắc và Thượng Lào. Đặc biệt
chiến dịch Thượng Lào tháng 5-1953, Thanh Hóa bảo đảm tới 76% nhu cầu của
cả chiến dịch.

Dân công Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên phủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ, động viên quân và dân Thanh Hóa
chiến đấu bảo vệ địa phương, dồn sức chi viện cho chiến trường. Trong chiến
dịch, Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương chiến lược quan trọng của
Điện Biên Phủ. Lực lượng vũ trang Thanh Hóa đã bổ sung 1 tiểu đoàn, 2 đại đội,
2 trung đội và hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu. Tinh thần
xả thân chiến đấu ngoan cường của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thanh
Hóa trên mặt trận là biểu tượng tốt đẹp rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thanh Hóa có 5
14
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
đồng chí được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân đó là: Anh hùng liệt sĩ Trần Đức, xã Hải Yến, huyện Tĩnh
Gia; anh hùng liệt sĩ Lê Công Khai, xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa; anh hùng
liệt sĩ Trương Công Man, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy; anh hùng Lò Văn
Bường, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân; tiêu biểu là anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh
Diện, Tiểu đội trưởng Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367,

quê xã Nông Trường, huyện Nông Cống đã lấy thân mình cứu pháo không để
rơi xuống vực thẳm. Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo nên nguồn lực tiếp sức cho
lực lượng vũ trang Thanh Hóa cùng quân và dân cả nước tiếp tục chiến thắng đế
quốc Mỹ xâm lược, vững bước đi lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ngày nay.Quân và dân Thanh Hóa mãi mãi xứng đáng với lời biểu dương
khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Người về thăm năm 1957: “Bây giờ
tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến
đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.
4. Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với sự lớn mạnh của lực
lượng vũ trang cả nước, lực lượng vũ trang Thanh Hóa ngày một trưởng thành.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân,
tự vệ, khẩn trương được thành lập để phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực; tích
cực làm nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn.

Cầu Hàm Rồng trong chống Mĩ
15
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngày 22-7-1969 của UBND tỉnh
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vận chuyển vào B phục vụ chiến trường miền Nam
182.383 tấn hàng hóa, đi tuyến C giúp bạn 20.369 tấn trong tổng số đã hoàn
thành 1.373.300 tấn hàng hóa. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
trên miền Bắc trong bốn năm 1965 - 1968 Thanh Hóa đã hứng chịu 13 vạn tấn
bom đạn do máy bay thả và 20.490 quả đại bác của tàu chiến Mỹ. Trong cuộc đọ
sức này 7.752 người của Thanh Hóa đã hy sinh, 7.896 người bị thương. Trên địa
bàn tỉnh này có 89 cầu lớn nhỏ, có tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam và hệ thống sông, biển đường thủy lợi hại. Chúng đã đánh sập 37 cầu, phá
hủy 42.000 đường nhựa trục lớn, chặt đứt nhiều km đường sắt, đánh nát các bến

phà. Phương tiện vận tải trong đó có 4.026 thuyền ván, thuyền nan bị đánh chìm
trên sông biển. 277ô tô vận tải bị đánh cháy cùng với 6.647 tấn hàng hóa. Nhiều
kho tàng, bến bãi bị san bằng. Trong các mục tiêu bị đánh phá ác liệt thì ngành
giao thông vận tải chiếm tỷ trọng 50,6%. Hơn 1.500 ngày đêm chiến đấu dũng
cảm quân và dân tỉnh Thanh Hóa chiến thắng oanh liệt bắn rơi 276 máy bay giặc
Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái bảo vệ huyết mạch giao thông miền Bắc hậu
phương. Riêng đợt chiến dịch vận tải chiến trường B. Thanh Hóa đã chuyển
vượt kế hoạch Bộ Giao thông giao. Tiếp đó, từ 1969 cho đến ngày toàn thắng
Thanh Hóa đã chuyển hàng triệu tấn hàng vào chiến trường miền Nam và các
tỉnh khu 4 cũ.
Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển

16
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Truyền thống yêu nước của nhân dân Thanh Hóa là từ cội nguồn dân tộc.
Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ do Đảng lãnh
đạo càng chứng minh trí thông minh sáng tạo và dũng cảm của quân dân Thanh
Hóa. Từ chiếc xe đạp thồ hàng, cho đến cây mía, cây tre, luồng, sông nước, đất
đai được áp dụng lợi hại để đọ sức với vũ khí tối tân hiện đại của đế quốc giàu
có, góp phần vào tiềm năng quốc phòng cho đất nước anh hung. Trong cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc nhiều tập thể, cá nhân đã được tuyên dương Anh
hùng LLVTND, đó là nhân dân các huyện: Tĩnh Gia, Như Xuân, thị xã Thanh
Hóa, huyện Hà Trung, Đội cầu phà Ghép. Anh hùng liệt sĩ Mai Xuân Điểm, Anh
hùng Vũ Hùng Út.

Tượng đài Thanh niên xung phong tại phường Hàm Rồng- Thành
phố Thanh Hóa

17
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy
nêu những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn
tượng nhất?
1.Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa:
Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại Làng Yên Trường,
xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh là một bước ngoặt lịch
sử quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi của phong trào đấu tranh cách
mạng đánh đổ chế độ thực dân và phong kiến, giành chính quyền ở Thanh Hóa
năm 1945, đồng thời giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc cũng như trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập hiện
nay.
Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm
lược Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng
lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các cuộc đấu tranh yêu nước do
các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào
Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều lần lượt bị
địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn
của một chính Đảng. Trong bối cảnh đó, ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại Cửu
Long (Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ
chức cộng sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng
đối với phong trào cách mạng trong cả nước và các địa phương. Cũng từ đây
phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng khắp.
Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên
Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách

mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo
của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ,
ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại
18
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ
Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê
Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của
Đảng bộ Thanh Hóa.

Ngôi nhà diễn ra lễ thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ Yên
Trường, huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội
nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là
cũng tại ngôi nhà này trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành lập chi bộ cộng
sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có thể nói sự ra đời
của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ, nhân
dân trong phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta. Chấm
dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh
đạo của một chính Đảng.
Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trước
mắt đó là: Xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, cơ
quan ấn loát, phát hành tờ báo “ Tiến lên” ......
19
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định



Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Trong quá trình hoạt động, mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dã man, có những
thời điểm các Chi bộ Cộng sản và Đảng bộ tỉnh gần như bị cô lập thậm chí là tan
rã, nhưng trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, bất chấp sự gian khổ, tù đày và hy
sinh, các Chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnh nhanh chóng được khôi phục trở lại và
tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và đánh đuổi thực Pháp, lật đổ
chế độ phong kiến. Từ cuối năm 1935 trở đi, phong trào cách mạng đã phát triển
rộng khắp ở nhiều phủ, huyện trong tỉnh, nhằm chuẩn bị cùng với cả nước tiến
tới khởi nghĩa giành chính quyền. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
ngày 24/7/1945 ở huyện Hoằng Hóa.
Đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8/1945, sau khi Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh phát
lệnh tổng khởi nghĩa, nhân dân và tự vệ các huyện nhất tề vùng lên giành chính
quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa giành thắng lợi
nhanh chóng. Ngày 23/8/1945, từ đình làng Ngô Xá Hạ ở căn cứ Thiệu Hóa, lực
lượng cứu quốc gồm có hàng nghìn tự vệ của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn,
Yên Định, Thọ Xuân.....đã tiến về thị xã Thanh Hóa ra mắt quốc dân đồng bào.
Đ/c Lê Tất Đắc, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Cách mạng lâm thời tuyên bố
thành lập chính quyền cách mạng và kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng bảo bệ
chế độ mới.

20
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
2. Lê Hữu Lập- người cộng sản đầu tiên của Thanh Hóa
Đồng chí Lê Hữu Lập sinh năm 1897, trong một gia đình ở thôn Hữu
Nghĩa, tổng Nam Trường (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa).
Ngay từ nhỏ, đ/c đã sẵn có lòng yêu nước thương dân, cảm nhận được nỗi khổ
của những người dân mất nước và sự bất công do thực dân Pháp và bọn phong

kiến gây ra. Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, đ/c tham gia hoạt
động cách mạng, sang Trung Quốc tham gia vào tổ chức Tâm Tâm Xã – một tổ
chức cách mạng của người Việt Nam yêu nước ở Trung Quốc. Năm 28 tuổi, đ/c
được gặp đ/c Nguyễn Ái Quốc và được Người giác ngộ cách mạng rồi được kết
nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên CM đồng chí hội (TNCMĐCH) – tổ chức
tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do đ/c Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Sau
đó, đ/c được cử về nước cùng với các đ/c khác để tuyên truyền giác ngộ cách
mạng cho những thanh niên yêu nước ở Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định,
Nghệ An, Quảng Trị… đưa sang Quảng Châu huấn luyện.

Chân dung đồng chí Lê Hữu Lập

21
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Năm 31 tuổi, đ/c được bầu vào BCH kỳ bộ thanh niên Trung Kỳ, được cử sang
Thái Lan hoạt động và bị tòa án Nam Triều Thanh Hóa kết án tử hình vắng mặt.
Tháng 3/1930, khi tổ chức VN Thanh niên CM đồng chí hội chuyển thành tổ
chức cộng sản, do công lao đóng góp tích cực, đ/c Lê Hữu Lập trở thành đảng
viên cộng sản. Đ/c thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa
tại thôn Cự Đà (nay là xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa).
Đầu năm 1934 đ/c đã tham gia được Ban Viện trợ cách mạng Đông Dương cử
về hoạt động ở tỉnh Nghệ An và được tổ chức bố trí hoạt động tại một cơ sở ở
huyện Nghi Lộc. Tại đây, đ/c lâm bệnh nặng và được đưa về điều trị ở nhà
thương Vinh, do bệnh quá nặng, lại bị sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp,
vào một ngày cuối tháng 6/1934, đ/c đã trút hơi thở cuối cùng, thọ 37 tuổi.
Đ/c Lê Hữu Lập là người thanh niên cộng sản lứa đầu tiên của đất Thanh, người
chiến sĩ cộng sản kiên cường, người học trò nhiệt thành của Chủ tịch Hồ Chí

Minh kính yêu, đ/c đã chiến đấu không mệt mỏi và hiến dâng cả cuộc đời mình
cho sự nghiệp của dân, của nước, góp phần viết nên những trang sử hào hùng
trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa.

Bia tưởng niệm đ/c Lê Hữu Lập tại xã Xuân Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.

22
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn:
“Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt
chính trị, kinh tế, quân sự phải là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc
cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới
(1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Em hãy nêu một
thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh
kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
70 năm kể từ ngày lần đầu tiên Bác Hồ về thăm, khắc sâu những lời khen ngợi,
dặn dò, phê bình cũng như sự chỉ bảo ân cần của Bác qua mỗi lần Người về
thăm; học và làm theo tấm gương đạo đức của Người, Thanh Hoá đã tiến những
bước dài chưa từng thấy trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, đạt được
nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực...
Với tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Thanh Hóa đã
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn diện từ 7,8% (năm 2005) tăng lên
13,5% (năm 2011), trong đó thu nhập bình quân đầu người đến năm 2011 đạt
4,9 triệu đồng/người/năm. Số hộ đói nghèo từ 46,77% (năm 2001) giảm xuống
còn 30% (năm 2011). Các ngành kinh tế lâm, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ
là những ngành đang được tỉnh đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều khu

công nghiệp mới được quy hoạch với quy mô lớn để mở rộng các ngành nghề
công nghiệp: Chế biến sản phẩm từ rừng, sản xuất đá gra-nit, thủy điện...

Ảnh: Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
23
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Nhiều năm nay, du lịch vẫn là một trong những ngành đem lại lợi nhuận
phát triển kinh tế chủ yếu, nâng cao đời sống của người dân Thanh Hoá. Trong
tương lai, ngoài tiềm năng khai thác du lịch biển, Thanh Hóa đã và đang triển
khai nhiều dự án khai thác và xây dựng nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch gắn
liền với những địa danh, tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc sinh ra trên mảnh
đất này.
Cùng với phát triển kinh tế, công tác giáo dục, y tế cũng được tỉnh quan tâm
và phát triển đồng bộ, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh, đội
ngũ làm công tác giáo dục Thanh Hóa đã kiên trì, bền bỉ thực thi xóa mù chữ,
dạy bình dân học vụ, bổ túc văn hóa cho đông đảo các tầng lớp nhân dân các dân
tộc trong tỉnh. Vì vậy, trình độ dân trí, trình độ văn hóa của người dân và cán bộ
địa phương được nâng lên rõ rệt. Từ năm 2004, 11/11 xã, thị trấn có số trường
được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
trung học cơ sở. Cả tỉnh đã xây dựng được 15 trường đạt chuẩn Quốc gia. Hằng
năm, khánh thành trên dưới 18 làng, bản, cơ quan văn hoá, trong đó có trên 60%
số hộ đạt gia đình văn hóa... Hiện có gần 30 bệnh viện đa khoa và 37 trung tâm
y tế huyện, thị xã, thành phố, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân tỉnh
Thanh với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo.

Đại lộ Lê Lợi- Thành phố Thanh Hóa
24

Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


Bài dự thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”
Thanh Hóa đã và đang dần trở thành một trong những trung tâm kinh tế,
văn hóa - xã hội, giáo dục, quốc phòng mạnh của cả nước. Mỗi bước đi lên của
tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hoá luôn khắc sâu lời dạy của
Bác qua mỗi lần Người về thăm. Đó là niềm tin, động lực tinh thần vô giá để
nhân dân Thanh Hoá vượt qua mọi khó khăn, thử thách, từng bước xây dựng
tỉnh Thanh ngày càng vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, đưa tỉnh trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh
thời Bác Hồ hằng mong.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ nước”, ý thức được trách nhiệm của một học sinh
trước quê hươcg, đát nước, tự hào trước những thành tựu lớn lao mà Đảng bộ và
nhân dân Thanh Hóa đã đạt được. Là một học sinh- một công dân tương lai của
đất nước, em xin nguyện:- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện tốt 5 điều Bác
Hồ dạy
-Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta,
kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường,
không chịu đói nghèo lạc hậu.
- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh
chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.
- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế
lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp
phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc
gia. - Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây
dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần
sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.

-Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân
loại.
Định Hưng, tháng 12/2016
Người dự thi:
Trịnh Thu Hà

25
Học sinh dự thi: Trịnh Thu Hà-Lớp 7B-Trường THCS Định Hưng-Yên Định


×