Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Một số phương pháp dạy học nghi thức lới nói trong phân môn tập làm văn lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
**************

NGUYỄN THỊ OANH

MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
NGHI THỨC LỜI NÓI TRONG PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt và PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THU HƢƠNG

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của đề tài, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
nhất tới cô giáo Nguyễn Thu Hương - người đã tận tình hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em học sinh
trường Tiểu học Nam Hồng, huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội trong suốt
quá trình chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực nghiệm khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè - những người đã tạo điều
kiện và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện



Nguyễn Thị Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đưa ra trong khóa luận là trung thực, chính xác và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Oanh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY
HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
LỚP 2 ................................................................................................................ 6
1.1. Lý thuyết về nghi thức lời nói .................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về các nghi thức lời nói ......................................................... 6

1.1.2. Đặc điểm về các nghi thức lời nói .......................................................... 6
1.2. Phân môn Tập làm văn lớp 2 ..................................................................... 7
1.2.1. Vị trí phân môn Tập làm văn lớp 2 ......................................................... 7
1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp 2 ........................................... 7
1.2.3. Nội dung phân môn Tập làm văn lớp 2 .................................................. 8
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học nghi thức lời nói trong phân môn Tập
làm văn lớp 2 ..................................................................................................... 9
1.3.1. Nội dung dạy học nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 2 9
1.3.2. Thực trạng của việc dạy học nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm
văn lớp 2 .......................................................................................................... 23
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI
TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2.......................................... 25
2.1. Nguyên tắc dạy học nghi thức lời nói ...................................................... 25


2.1.1. Đảm bảo mục tiêu môn học .................................................................. 25
2.1.2. Nguyên tắc kết hợp dạy học nghi thức lời nói với việc học văn hóa ứng
xử ngôn ngữ..................................................................................................... 25
2.1.3. Nguyên tắc kết hợp dạy học nghi thức lời nói ở gia đình, nhà trường và
xã hội ............................................................................................................... 26
2.2. Một số phương pháp dạy học nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm
văn lớp 2 .......................................................................................................... 26
2.2.1. Phương pháp phân tích tình huống ....................................................... 26
2.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm................................................................ 26
2.2.3. Phương pháp đóng vai - thực hành giao tiếp ........................................ 27
2.3. Phương pháp dạy học các dạng bài tập làm văn rèn nghi thức lời nói cho
học sinh lớp 2 .................................................................................................. 27
2.3.1. Dạng bài tập lựa chọn nghi thức lời nói phù hợp với tình huống giao
tiếp ................................................................................................................... 28
2.3.2. Dạng bài tập trao lời hoặc đáp lời trong các tình huống giao tiếp ........ 34

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 41
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 41
3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm ......................................................... 41
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 42
3.4. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................ 42
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 43
3.5.1. Kết quả thực nghiệm giáo án 1 ............................................................. 43
3.5.2. Kết quả thực nghiệm giáo án 2 ............................................................. 45
KẾT LUẬN .................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NTLN: nghi thức lời nói
TLV: tập làm văn
HS: học sinh
GV: giáo viên
SGKTV: sách giáo khoa Tiếng Việt
TN: thực nghiệm
ĐC: đối chứng
SL: số lượng
CTGT: chủ thể giao tiếp
ĐTGT: đối tượng giao tiếp
NDGT: nội dung giao tiếp


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống con
người. Nhờ có giao tiếp con người quan hệ với toàn xã hội, trao đổi thông tin
chiếm lĩnh tri thức và tạo lập mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Do đó,
việc dạy tiếng không thể tách rời việc dạy giao tiếp. Dạy học Tiếng Việt
không chỉ là dạy các tri thức tiếng Việt mà nó bao gồm cả học những giá trị
văn hóa, những giá trị xã hội, thay đổi thái độ người học đồng thời hình thành
nhân cách cho học sinh. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
trong giao tiếp sẽ giúp các em sử dụng tiếng Việt được chính xác và giao tiếp
tốt hơn là điều rất cần thiết.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng,
hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển bền vững và lâu
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ. Trong các môn học ở Tiểu học,
môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, chiếm thời lượng nhiều nhất.
Chương trình Tiếng Việt Tiểu học mới đưa mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt
lên hàng đầu, hoạt động giao tiếp vừa là mục đích số một vừa là phương tiện
của dạy học Tiếng Việt. Cụ thể, mục tiêu môn Tiếng Việt chương trình hiện
hành (sau năm 2000):“Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử
dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập, giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi”.
Phân môn TLV có vị trí và vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục môn Tiếng Việt nói trên. Đây là phân môn thực hành và rèn
luyện tổng hợp cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; có tính chất tích hợp các
phân môn khác trong môn Tiếng Việt. TLV giúp học sinh phát triển ngôn
ngữ, dạy cho học sinh tạo lập và sản sinh ngôn bản. Nhờ đó, các em biết cách
sử dụng tiếng Việt làm công cụ để tư duy, giao tiếp và học tập.

1


Dạy học NTLN là nội dung chính, xuyên suốt chương trình TLV lớp 2.

Qua việc học tập các NTLN, HS không chỉ biết cách sử dụng ngôn ngữ tiếng
Việt phù hợp với từng hoàn cảnh, tình huống mà còn biết ứng xử có văn hóa,
tham gia giao tiếp đúng chuẩn mực. Đồng thời, dạy NTLN có điều kiện tích
hợp với việc dạy văn hóa ứng xử, dạy đạo đức, dạy kĩ năng sống,... tạo điều
kiện thuận lợi cho việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử của
học sinh, góp phần đảm bảo mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt.
Mặt khác, dạy học NTLN là một nội dung mới của chương trình Tiếng
Việt Tiểu học. Lần đầu tiên, chương trình Tiếng Việt năm 2001 và 2006 chính
thức đưa NTLN thành nội dung học tập nên các GV tiểu học khó tránh khỏi
những khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học. Bên cạnh đó, với vốn ngôn
ngữ, vốn từ còn ít ỏi, HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 2 rất khó khăn khi học
tập nội dung này.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số phương
pháp dạy học nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 2” làm khóa
luận tốt nghiệp Đại học.
2. Lịch sử vấn đề
Theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ở
Việt Nam, HS từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ được rèn luyện năm kĩ năng nói bộ phận:
1) Sử dụng nghi thức lời nói; 2) Đặt và trả lời câu hỏi; 3) Thuật việc, kể
chuyện; 4) Trao đổi, thảo luận; 5) Phát biểu, thuyết trình, tranh luận. Ở bậc
Tiểu học, HS được tập trung rèn các kĩ năng nói 1, 2, 3 và bước đầu làm quen
với các kĩ năng 4, 5.
Qua tìm hiểu, đã có rất nhiều công trình, tài liệu, luận văn thạc sĩ, đề tài
khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về vấn đề dạy học NTLN cho HS tiểu học:
Cuốn “Dạy hội thoại cho học sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Trí (chủ
biên) - Phan Phương Dung (2007), Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển

2



giáo viên Tiểu học. Ở chủ đề 4 -Tình huống giao tiếp và các kiểu bài tập dạy
hội thoại trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học, các tác giả đã miêu tả và phân
chia các bài tập hội thoại từ lớp 2 đến lớp 5 thành ba kiểu bài tập cơ bản:
- Kiểu bài tập dạy nghi thức lời nói trong hội thoại.
- Kiểu bài tập đáp lời hoặc trao lời trong các tình huống giao tiếp.
- Kiểu bài xử lí trọn vẹn một tình huống giao tiếp.
Tác giả Đặng Thị Lệ Tâm với Luận án tiến sĩ khoa học Giáo dục “Dạy
học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt” đã nghiên
cứu một cách có hệ thống nội dung dạy học và phương pháp dạy học NTLN
trong toàn bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học, tuy nhiên chưa đi sâu vào vấn đề
dạy học NTLN trong phân môn TLV.
Đề tài KH&CN “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói
cho học sinh tiểu học ở môn Tiếng Việt” của Viện khoa học Giáo dục Việt
Nam. Tác giả Trần Thị Hiền Lương đã đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng
nói như rèn kĩ năng phát âm, rèn kĩ năng nói độc thoại, nói hội thoại trong đó
có kĩ năng sử dụng NTLN cho HS tiểu học.
Tác giả Phan Phương Dung trong bài viết “Về vấn đề dạy lời nói văn
hóa trong giao tiếp ngôn ngữ cho học sinh qua môn Tiếng Việt”, tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục (2001) đã bàn về một số mẫu bài tập dạy lời nói văn hóa
cho HS tiểu học và HS trung học cơ sở. Cùng tác giả này, trong bài viết “Các
phương tiện từ ngữ biểu đạt tính lễ phép trong giao tiếp và khả năng ứng
dụng trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, tạp chí Ngôn ngữ, số 16 (2002)
đã đề cập một cách cụ thể các phương tiện từ ngữ biểu đạt tính lễ phép trong
giao tiếp và việc ứng dụng từ ngữ biểu đạt tính lễ phép trong dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các tác giả với các công trình nghiên cứu
khác như: Vũ Khắc Tuân (2009), Luyện nói cho học sinh lớp 2 Nxb Giáo dục;

3



Đặng Thị Trà (2004), Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn
Kể chuyện, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục trường ĐHSP Hà Nội. Hay
tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Dạy học nghi thức lời nói cho học
sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn, Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục
trường ĐHSP Hà Nội; Lê Thị Thanh Hà (2003), Phương pháp dạy Tập làm
văn nói theo hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2, Luận văn Thạc sĩ khoa học
Giáo dục trường ĐHSP Hà Nội…
Hầu hết, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã bàn đến
mục tiêu, nội dung, biện pháp, phương pháp phát triển NTLN hoặc rèn luyện kĩ
năng sử dụng NTLN cho học sinh song các NTLN và cách sử dụng các NTLN
ấy mới chỉ được nói khái quát ở chương cuối của các công trình hoặc chỉ được
đề cập có giới hạn trong các bài viết, mà chưa nêu được phương pháp vận dụng
cụ thể cho từng dạng bài tập. Do vậy, tôi thực hiện đề tài Một số phương pháp
dạy học nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 2 với mong muốn
góp một phần công sức nhỏ bé nâng cao chất lượng dạy học NTLN cho HS
lớp 2 và trau dồi kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học NTLN cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 2.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học NTLN trong phân môn
Tập làm văn lớp 2.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung và một số phương pháp dạy
học NTLN trong phân môn Tập làm văn lớp 2.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học NTLN trong
phân môn Tập làm văn lớp 2.

4



Đề xuất một số phương pháp dạy học NTLN trong phân môn Tập làm
văn lớp 2.
Thực nghiệm sư phạm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp quan sát
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp điều tra
Phương pháp thống kê toán học
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học NTLN
trong phân môn Tập làm văn lớp 2
Chương 2: Một số phương pháp dạy học NTLN trong phân môn Tập
làm văn lớp 2
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
NGHI THỨC LỜI NÓI TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2

1.1. Lý thuyết về nghi thức lời nói
1.1.1. Khái niệm về các nghi thức lời nói

NTLN là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. NTLN là
những quy tắc và quy ước ứng xử bằng lời trong những tình huống giao tiếp
mang tính nghi thức, có liên quan đến đặc điểm dân tộc, sự quy định của xã
hội, thói quen, phong tục tập quán lưu hành trong giai đoạn lịch sử nhất định.
Với cách hình dung này, có thể kể ra các hành động ngôn ngữ như: chào, giới
thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khen, chê, từ chối,… đều thuộc về NTLN.
1.1.2. Đặc điểm về các nghi thức lời nói
Ở tiểu học, HS được học hầu hết các NTLN của tiếng Việt. Đa số cấu
trúc ngữ pháp của phát ngôn NTLN tiếng Việt thường khuyết chủ ngữ, trong
khi phạm vi giao tiếp của HS tiểu học chủ yếu là ở gia đình và nhà trường; ở
gia đình, các em thường giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô, dì, chú, bác, anh,
chị, em… ở trường, các em giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè cùng lớp, anh
chị lớp trên, các em lớp dưới, bác bảo vệ… Dù giao tiếp ở đâu, HS tiểu học
cũng cần phải sử dụng đúng các khuôn NTLN để thể hiện sự trang trọng, lịch
sự và lễ phép đối với đối tượng giao tiếp là bề trên, theo mô hình như sau:
CTGT + Động từ ngữ vi + ĐTGT + NDGT
Cấu trúc trên gồm bốn bộ phận: chủ thể giao tiếp, động từ ngữ vi, đối
tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp. VD: Con mời bố mẹ ăn cơm ạ! /Cháu
chào bà, cháu vừa đi học về ạ!
Ngoài ra, khi đối tượng giao tiếp là bạn bè cùng tuổi hoặc các em nhỏ
tuổi hơn thì khuôn NTLN có thể rút gọn, khuyết chủ thể giao tiếp tuy nhiên

6


vẫn phải đảm bảo sự lịch sự và cuộc giao tiếp.VD: Xin lỗi bạn vì mình đã làm
bạn ngã/Cảm ơn bạn đã cho mình mượn bút.
Xét về đặc tính giao tiếp, NTLN trong tiếng Việt có các đặc điểm sau:
- Các NTLN tiếng Việt rất phong phú, đa dạng và nhiều cách thể hiện
trong các tình huống giao tiếp.

- Các NTLN trong giao tiếp tiếng Việt đề cao thái độ, nâng cao giá trị
truyền thống.
- Trong quá trình hay quan hệ giao tiếp, các NTLN tiếng Việt lấy tính
nhường nhịn, sự tế nhị, tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
- Đối với đối tượng giao tiếp, các NTLN thể hiện qua sự tìm hiểu, đánh
giá, coi trọng danh dự, đề cao đối tượng giao tiếp.
1.2. Phân môn Tập làm văn lớp 2
1.2.1. Vị trí phân môn Tập làm văn lớp 2
Phân môn Tập làm văn lớp 2 có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương
trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Ở lớp 1, các em chưa được học phân môn này,
lên lớp 2 HS mới bắt đầu được làm quen và học tập. Tập làm văn lớp 2 là
những bước đi đầu tiên, dẫn dắt rèn luyện cho các em các kĩ năng sản sinh
ngôn bản. Qua việc học tập phân môn này, học sinh sẽ có các kĩ năng sử dụng
tiếng Việt thông qua việc luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết các bài văn
theo cảm xúc và suy nghĩ của từng em.
1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp 2
Mục đích của Tập làm văn là tạo lập được ngôn bản. Ngôn bản chính là
những lời chúng ta nói ra hoặc viết ra khi giao tiếp với nhau. Nói cách khác,
Tập làm văn có nhiệm vụ giúp HS biết sản sinh ra ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết theo các phong cách khác nhau nhằm phục vụ giao tiếp, tư duy và học tập.
Đối với lớp 2, Tập làm văn trước hết là rèn luyện cho HS các kĩ năng
phục vụ học tập và giao tiếp hàng ngày như: cách gọi điện và giao tiếp qua
điện thoại, cách viết một lá thư ngắn, cách đọc thời khóa biểu, tra mục lục

7


sách,… đồng thời dạy cho các em các NTLN để sử dụng trong các tình huống
cụ thể trong gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, HS cũng được rèn
luyện kĩ năng tiếp thu văn bản trong các tiết Tập làm văn từ giữa học kì II trở

đi qua hình thức nghe kể chuyện - trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện.
Cuối cùng, cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm
văn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho HS, trau dồi cho
các em thái độ ứng xử có văn hóa, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, lành mạnh.
1.2.3. Nội dung phân môn Tập làm văn lớp 2
Ở lớp 2, mỗi tuần có một tiết TLV. Cả năm có 31 tiết TLV và 4 tuần
Ôn tập giữa học kì I, giữa học kì II, cuối học kì I, cuối học kì II (mỗi tuần có
10 tiết) cũng có rất nhiều các bài tập thuộc phân môn TLV.
Nội dung dạy học TLV lớp 2 được chia thành 3 phần: Dạy các NTLN, kĩ
năng làm việc và cách tổ chức đoạn bài.
- Dạy các NTLN thực chất là luyện nói lời hội thoại bao gồm:
Tự giới thiệu, chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ
định, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia buồn, an ủi, chia vui, khen ngợi, ngạc
nhiên, thích thú (học kì I).
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu, đáplời cảm ơn, đáp lời xin lỗi, đáp lời
khẳng định, phủ định, đáp lời đồng ý, đáp lời chia buồn, an ủi, đáp lời chia
vui, đáp lời khen ngợi (học kì II).
- Kĩ năng làm việc: Kĩ năng làm việc thực chất là kĩ năng viết một số văn
bản thông thường và một vài kĩ năng học tập như tra mục lục sách, đọc chép
thời khóa biểu, gọi điện thoại (học kì I) và đọc sổ liên lạc (học kì II). Các
dạng văn bản thông thường được dạy ở lớp 2 bao gồm: tự thuật, lập danh sách
học sinh, viết tin nhắn, lập thời gian biểu.
- Cách tổ chức đoạn bài: Cách tổ chức đoạn bài là tên gọi của những bài
tập Tập làm văn có tính chất tổng hợp hai kĩ năng nói, viết. Cách tổ chức đoạn
bài gồm những nội dung sau:

8


Câu và bài, sắp xếp câu trong bài, kể ngắn theo tranh và câu hỏi, tả

người theo tranh và câu hỏi, kể tự do không có câu hỏi (học kì I).
Trả lời câu hỏi về một đoạn văn miêu tả, tả ngắn theo tranh và câu hỏi, sắp
xếp câu trong đoạn văn miêu tả, tả ngắn theo câu hỏi, kể chuyện (học kì II).
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học nghi thức lời nói trong phân môn
Tập làm văn lớp 2
1.3.1. Nội dung dạy học nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 2
1.3.1.1. Các nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 2
Tự giới thiệu, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ định, mời, nhờ,
yêu cầu, đề nghị, chia buồn, an ủi, chia vui, khen ngợi, ngạc nhiên, thích thú
(học kì I).
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu, đáp lời cảm ơn, đáp lời xin lỗi, đáp lời
khẳng định, phủ định, đáp lời đồng ý, đáp lời chia buồn, an ủi, đáp lời chia
vui, đáp lời khen ngợi (học kì II).
Các NTLN trong chương trình Tập làm văn lớp 2 chủ yếu là những nghi
thức thuộc nhóm biểu lộ và nhóm cầu khiến. Đây là hai nhóm nghi thức phù
hợp với khả năng của HS lứa tuổi 7 - 8 tuổi và cần được phát triển ở các em
ngay khi còn nhỏ.
1.3.1.2. Các bài tập làm văn về nghi thức lời nói trong Sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp 2
Tập làm văn tuần 2
Bài 1: Nói lời của em
- Chào bố, mẹ để đi học.
- Chào thầy, cô khi đến trường.
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
Bài 2: Nhắc lại lời các bạn trong tranh:

9


Tập làm văn tuần 4

Bài 1: Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:
a, Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
b, Cô giáo cho em mượn quyển sách.
c, Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
Bài 2: Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:
a, Em lỡ bước giẫm vào chân bạn.
b, Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn.
c, Em đùa nghịch va phải một cụ già.
Bài 3: Hãy nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời
cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.

10


Bài 4: Viết lại những câu em đã nói về 1 trong 2 bức tranh ở bài tập 3.
Tập làm văn tuần 6
Bài 1: Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu:
a, Em có đi xem phim không?
b, Mẹ có mua báo không?
c, Em có ăn cơm bây giờ không?
M: - Em có thích đọc thơ không?
- Có, em rất thích đọc thơ.
- Không, em không thích đọc thơ.
Tập làm văn tuần 8
Bài 1: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn:
a, Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa và mời bạn vào chơi.
b, Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình.
c, Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị)
bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.
Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I

Tiết 6
Bài 2: Em sẽ nói gì trong những trường hợp nêu dưới đây?
a, Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.
b, Em làm rơi chiếc bút của bạn.
c, Em mượn sách của bạn và trả không đúng hạn.
d, Khách đến chơi nhà biết em học tập tốt, chúc mừng em.
Tiết 7
Bài 3: Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị của em trong những trường hợp dưới
đây:
a, Em nhờ mẹ mua giúp em một tấm thiếp chúc mừng cô giáo (thầy giáo)
nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

11


b, Em phụ trách phần văn nghệ trong buổi liên hoan của lớp mừng Ngày
Nhà giáo Việt Nam. Em mời các bạn hát (hoặc múa, chơi đàn, kể chuyện…).
c, Trong giờ học, cô giáo (hay thầy giáo) đặt câu hỏi, nhưng em chưa
nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ. Em đề nghị cô (thầy) nêu lại câu hỏi đó.
Tập làm văn tuần 11
Bài 2: Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà):
a, Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết.
b, Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.
Tập làm văn tuần 12
Bài 2: Viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung sau:
a, Bạn em gọi điện cho em, rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm. Em
đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi.
b, Em đang học bài, bỗng bạn em gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối
(không đồng ý) vì còn bận học.
Tập làm văn tuần 15

Bài 1: Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải Nhì trong kì thi học sinh
giỏi của tỉnh. Em nhắc lại lời của Nam.

Bài 2: Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên.

12


Tập làm văn tuần 16
Bài 1: Từ mỗi câu dưới đây, đặt một câu mới để tỏ ý khen:
a, Chú Cường rất khỏe.
b, Lớp mình hôm nay rất sạch.
c, Bạn Nam học rất giỏi.
M: Đàn gà rất đẹp. → Đàn gà mới đẹp làm sao!
Tập làm văn tuần 17
Bài 1: Đọc lời bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể
hiện thái độ gì của bạn nhỏ?

Bài 2: Bố đi công tác về, tặng em một gói quà. Mở gói quà ra, em rất
ngạc nhiên và thích thú khi thấy một cái vỏ ốc biển rất to và đẹp.
Em nói như thế nào để thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú ấy?
Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
Tiết 2: Bài 2: Em hãy đặt câu:

13


Tiết 5
Bài 3: Ghi lại lời của em:
a, Mời cô hiệu trưởng đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

20 - 11ở lớp em.
b, Nhờ bạn khênh giúp cái ghế.
c, Đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng.
Tiết 8
Bài 2: Nói lời đáp của em:
a, Khi bà bảo em giúp bà xâu kim.
b, Khi chị bảo em giúp chị nhặt rau nhưng em chưa làm bài xong.
c, Khi một bạn ở lớp nhờ em giúp bạn làm bài trong giờ kiểm tra.
d, Khi bạn mượn em cái gọt bút chì.
Tập làm văn tuần 19
Bài 1: Em hãy đặt câu:

Bài 2: Có một người lạ đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu: “Chú là bạn
bố cháu. Chú đến thăm bố mẹ cháu.” Em sẽ nói thế nào:
a, Nếu bố mẹ em có ở nhà ?

14


b, Nếu bố mẹ em đi vắng ?
Bài 3: Viết lời đáp của Nam vào vở:
- Chào cháu.
-…
- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ?
-…
- Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây.
-…
- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.
Tập làm văn tuần 21
Bài 1: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây:


Bài 2: Em đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau như thế nào?
a, Em cho bạn mượn quyển truyện. Bạn em nói: “Cảm ơn bạn. Tuần sau
mình sẽ trả.”
b, Em đến thăm bạn ốm. Bạn em nói: “Cảm ơn bạn. Mình sắp khỏi rồi.”
c, Em rót nước mời khách đến nhà. Khách nói: “Cảm ơn cháu. Cháu
ngoan quá.”
Tập làm văn tuần 22
Bài 1: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây:

15


Bài 2: Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?
a, Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một
chút.”
b, Một bạn vô ý đụng vào người em, vội nói: “Xin lỗi. Tớ vô ý quá!”
c, Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi bạn.
Mình lỡ tay thôi.”
d, Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang
sách trả cậu rồi.”
Tập làm văn tuần 23
Bài 1: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây:

16


Bài 2: Nói lời đáp của em:
a, - Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ?
- Phải đấy, con ạ.

-…
M : - Trông nó dễ thương quá !
- Nó giống con hươu trong phim thế, mẹ nhỉ?
- Nó xinh quá !
b, - Con báo có trèo cây được không ạ?
- Được chứ! Nó trèo giỏi lắm.
-…
c, - Thưa bác, bạn Lan có nhà không ạ?
- Có. Lan đang học bài ở trên gác.
-…
Tập làm văn tuần 24
Bài 1: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây:

Bài 2: Nói lời đáp của em:
a, - Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
- Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.
-…

17


b, - Bố ơi, bố có mua được sách cho con không ?
- Bố chưa mua được đâu.
-…
c, - Mẹ có đỡ mệt không ạ ?
- Mẹ chưa đỡ mấy.
-…
Tập làm văn tuần 25
Bài 1: Đọc đoạn đối thoại sau. Nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của
Dũng đồng ý cho gặp Dũng.

Hà:

- Cháu chào bác ạ.Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.

Bố Dũng: - Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
Hà:

- Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác.

Bài 2: Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại sau:
a, - Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé?
- Ừ.
-…
B, - Em cho anh chạy thử cái tàu thủy của em nhé?
- Vâng.
-…
Tập làm văn tuần 26
Bài 1: Nói lời đáp lại của em trong các trường hợp sau:
a, Em quên chiếc áo mưa trong lớp, quay lại trường để lấy. Bác bảo vệ
sắp đi nghỉ, thấy em xin vào, bác mở cửa nói: “Cháu vào đi!”
b, Em mời cô y tá gần nhà tới tiêm thuốc cho mẹ. Cô y tá nhận lời: “Cô
sẽ sang ngay.”
c, Em mời bạn đến chơi nhà. Bạn nhận lời: “Ừ, đợi tớ xin phép mẹ đã.”

18


Tuần 27: Ôn tập giữa học kì II
Tiết 1
Bài 4: Nói lời đáp lại của em:

a, Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.
b, Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
c, Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
Tiết 3
Bài 4: Nói lời đáp của em:
a, Khi bạn xin lỗi vì đã vô ý làm bẩn quần áo em.
b, Khi chị xin lỗi vì đã trách mắng lầm em.
c, Khi bác hàng xóm xin lỗi vì đã làm phiền gia đình em.
Tiết 5
Bài 4: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a, Ba em nói rằng tối nay ti vi chiếu bộ phim em thích.
b, Bạn em báo tin bài làm của em được điểm cao.
c, Cô giáo (thầy giáo) cho biết lớp em không đoạt giải Nhất trong tháng
thi đua này.
Tiết 7
Bài 4: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a, Cô (hoặc thầy) hiệu trưởng nhận lời đến dự liên hoan văn nghệ lớp em.
b, Cô (hoặc thầy) chủ nhiệm đồng ý cho lớp em đi thăm viện bảo tàng.
c, Mẹ đồng ý cho em đi chơi xa cùng mẹ.
Tập làm văn tuần 28
Bài 1: Em đoạt giải cao trong một cuộc thi (kể chuyện, vẽ hoặc múa, hát,
…). Các bạn chúc mừng. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của các bạn.

19


×