Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vàng gốc đến môi trường tại xã minh lương, huyện văn bàn, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
..................................

NGÔ QUANG NAM

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC VÀNG GỐC ĐẾN MÔI TRƢỜNG TẠI
XÃ MINH LƢƠNG, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
..................................

NGÔ QUANG NAM

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC VÀNG GỐC ĐẾN MÔI TRƢỜNG TẠI
XÃ MINH LƢƠNG, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu



Thái Nguyên, 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày....... tháng...... năm 2016
Học viên thực hiện

Ngô Quang Nam


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ
lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy, cô cũng như
sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Chí Hiểu, người đã
hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của tôi đối với những điều mà Thầy đã dành cho tôi.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy cô trong Khoa Môi
trường và Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động

viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn để luận văn của tôi
được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày....... tháng...... năm 2016
Học viên thực hiện

Ngô Quang Nam


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH (HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ) ............................ ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 1
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................... 2

Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3
1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 5
1.3. Tình hình khai thác vàng trên thế giới và tại Việt Nam .................................... 6
1.3.1. Tổng quan về vàng ................................................................................................ 6
1.3.1.1. Phương pháp tính tuổi vàng ........................................................................ 6
1.3.1.2. Phương pháp thu hồi vàng .......................................................................... 7
1.3.2. Tình hình khai thác vàng trên thế giới ................................................................ 8
1.3.3. Tình hình khai thác vàng ở Việt Nam ................................................................. 11
1.3.3.1. Vàng sa khoáng ........................................................................................... 11
1.3.3.2. Vàng gốc ..................................................................................................... 12
1.4. Ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản đến môi trường .............................. 15
1.4.1. Tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường nước ........................... 15
1.4.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường đất ............................ 17
1.4.3. Tác động của các dự án khai thác mỏ lên chất lượng không khí ..................... 18
1.4.4. Ô nhiễm ở một số vùng do khai thác vàng ở Việt Nam ................................... 20


iv
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 22
2.2. Địa điểm thời gian thực hiện ............................................................................ 22
2.3. Nội dung ............................................................................................................ 22
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Lương, huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai ....................................................................................................................... 22
2.3.2. Hiện trạng khai thác vàng gốc mỏ vàng Minh Lương ...................................... 22
2.3.3. Ảnh hưởng của việc khai thác vàng gốc tại mỏ vàng Minh Lương tới môi

trường theo kết quả phân tích ......................................................................................... 23
2.3.4. Ảnh hưởng của việc khai thác vàng gốc tại mỏ vàng Minh Lương tới môi
trường theo ý kiến người dân .......................................................................................... 23
2.3.5. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác
vàng gốc tại mỏ vàng Minh Lương ................................................................................ 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 23
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin thứ cấp. ................................ 23
2.4.2. Phương pháp quan trắc, phân tích môi trường ................................................... 23
2.4.2.1. Mẫu đất: 03 mẫu.......................................................................................... 23
2.4.2.2. Mẫu nước: 7 mẫu ........................................................................................ 24
2.4.2.3. Mẫu không khí: 03 mẫu .............................................................................. 24
2.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân quanh khu vực khai thác ........... 25
2.4.4. Các thiết bị quan trắc và phân tích ...................................................................... 25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Lương, huyện Văn Bàn ................ 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 27
3.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 27
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................................ 28
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết.......................................................................................... 29


v
3.1.1.4. Thủy văn ...................................................................................................... 30
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................... 32
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ...................................................... 32
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ...................................................... 33
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 33
3.1.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế ................................................................................ 34
3.2. Hiện trạng khai thác vàng gốc mỏ vàng Minh Lương ...................................... 35

3.2.1. Tình hình khai thác, sản lượng khai thác vàng tại mỏ vàng Minh Lương...... 35
3.2.2. Quy trình, công nghệ khai thác ............................................................................ 36
3.2.2.1. Quá trình tuyển quặng với công nghệ tuyển trọng lực kết hợp tuyển nổi. . 36
3.2.2.2. Quy trình sản xuất vàng kim loại. ............................................................... 38
3.2.3. Loại hình chất thải ................................................................................................. 40
3.2.4. Tải lượng chất thải, chất gây ô nhiễm từ nguồn thải ......................................... 41
3.2.5. Tải lượng ô nhiễm nước........................................................................................ 42
3.3. Ảnh hưởng của việc khai thác vàng gốc tại mỏ vàng Minh Lương tới môi
trường theo kết quả phân tích ................................................................................... 43
3.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước .......................................................................... 43
3.3.1.1. Đánh giá chất lượng nước mặt nước mặt .................................................... 43
3.3.1.2. Đánh giá chất lượng nước ngầm quanh khu vực khai thác ......................... 44
3.3.1.3. Đánh giá chất lượng nước thải .................................................................... 45
3.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường đất ............................................................................. 50
3.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí ................................................................. 52
3.3.3.1. Kết quả phân tích mẫu không khí trung tâm khu vực xây dựng nhà máy
tuyển quặng .............................................................................................................. 52
3.3.3.2. Kết quả phân tích mẫu không khí trung tâm khu vực khai thác ................. 53
3.3.3.3. Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu dân cư gần khai trường ............. 55
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vàng tới môi trường và sức khỏe
người dân thông qua ý kiến người dân..................................................................... 56
3.4.1. Về nhận thức chung ............................................................................................... 56


vi
3.4.2. Ảnh hưởng của việc khai thác vàng tới môi trường .......................................... 57
3.4.3. Ảnh hưởng của việc khai thác tới sức khỏe của người dân .............................. 58
3.5. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai
thác tại khu vực mỏ .................................................................................................. 59
3.5.1. Giải pháp về thể chế chính sách .......................................................................... 59

3.5.1.1. Giải pháp tài chính ...................................................................................... 59
3.5.1.2. Giải pháp tuyền truyền giáo dục ................................................................. 60
3.5.2. Giải pháp về công nghệ kỹ thuật ......................................................................... 60
3.5.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụ thể ...................................... 60
3.5.3.1. Đối với môi trường nước ............................................................................ 60
3.5.3.2. Đối với môi trường đất. ............................................................................... 61
3.5.3.3. Đối với môi trường không khí .................................................................... 61
3.5.3.4. Khống chế ô nhiễm do phát sinh chất thải .................................................. 63
3.5.3.5. Giảm thiểu tác động tới môi trường sinh thái ............................................. 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 65
1. Kết luận ................................................................................................................ 65
2. Đề nghị ................................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 67
I. Tiếng Việt ............................................................................................................. 67
II. Tiếng Anh ............................................................................................................ 68
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5

: Nhu cầu ôxy sinh học 5 ngày

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CHXHCNVN


: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

COD

: Nhu cầu ôxy hoá học

CTR

: Chất thải rắn

DO

: Ôxy hoà tan

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

HTKT

: Hệ thống khai thác

KHCNMT

: Khoa học công nghệ môi trường

MPN

: 7Số lượng có thể nhất


TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

: Tổng chất rắn hòa tan


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Các nước đóng góp nhiều nhất vào sản lượng vàng thế giới năm 2000 .... 9
Bảng 3.1: Khối lượng quặng khai thác mỏ vàng gốc Minh Lương .......................... 36
Bảng 3.2: Các nguồn gây ô nhiễm nước ................................................................... 40
Bảng 3.3: Các nguồn chất thải và hoá chất ............................................................... 40
Bảng 3.4: Tải lượng ô nhiễm khí trong quá trình khai thác mỏ ................................ 41
Bảng 3.5: Thải lượng khí thải theo khói lò nung do quá trình đốt cháy nhiên liệu ....... 41
Bảng 3.6: Tổng thải lượng bụi và khí thải của quá trình nung quặng tinh vàng ...... 42
Bảng 3.7: Các nguồn nước thải và lượng ô nhiễm tại mỏ vàng Minh Lương .......... 42
Bảng 3.8: Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực khai thác năm 2016 ............... 43
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nước mặt khu vực khai thác những năm gần đây ....... 43
Bảng 3.10: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm khu vực khai thác năm 2016 ....... 44
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu nước thải khu vực cửa lò khai thác năm 2016 ....... 46
Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng nước thải khu vực cửa lò khai thác những
năm gần đây .............................................................................................. 46

Bảng 3.13: Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực hồ thải năm 2016 .............. 48
Bảng 3.14: Kết quả phân tích chất lượng nước thải khu vực hồ thải những năm
gần đây ...................................................................................................... 49
Bảng 3.15: Kết quả phân tích môi trường đất năm 2016 .......................................... 51
Bảng 3.16: Kết quả phân tích môi trường không khí tại khu vực nhà máy tuyển
quặng năm 2016........................................................................................ 52
Bảng 3.17: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực nhà máy
tuyển quặng những năm gần đây .............................................................. 52
Bảng 3.18: Kết quả phân tích môi trường không khí trung tâm tại khai trường khai
thác năm 2016 ........................................................................................... 53
Bảng 3.19: Kết quả phân tích môi trường không khí trong khu vực khai trường khai
thác những năm gần đây ........................................................................... 54
Bảng 3.20: Kết quả phân tích môi trường không khí tại khu dân cư đường vào tại
gần khai trường năm 2016 ........................................................................ 55
Bảng 3.21: Kết quả phân tích môi trường không khí tại khu khu dân cư đường vào
khai trường khai thác qua các năm ........................................................... 55


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH (HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ)
Hình 3.1: Bản đồ vị trí của dự án .............................................................................. 28
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình tuyển quặng ..................................................................... 37
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ chế biến quặng tinh tuyển nổi Vàng ............................. 39
Hình 3.4: Kết quả phân tích pH, TSS, BOD5 những năm gần đây ........................... 44
Hình 3.5: Kết quả phân tích pH, BOD5, TSS, tổng dầu mỡ trong nước thải khu vực
khai thác nhưng năm gần đây ...................................................................... 47
Hình 3.6: Kết quả phân tích Fe, pb, Cd, As, Au trong nước thải khu vực khai thác
nhưng năm gần đây...................................................................................... 47
Hình 3.7: Kết quả phân tích pH, BOD5, TSS, tổng dầu mỡ trong nước thải khu vực
hồ thải những năm gần đây.......................................................................... 49

Hình 3.8: Kết quả phân tích Fe, pb, Cd, As trong nước thải khu vực hồ thải nhưng
năm gần đây ................................................................................................. 50
Hình 3.9: Kết quả phân tích bụi, SO2, NO2, CO trong không khí khu vực nhà máy
tuyển quặng những năm gần đây ................................................................. 53
Hình 3.10: Kết quả phân tích bụi, SO2 NO2, CO trong không khí khu vực khai
những năm gần đây...................................................................................... 54
Hình 3.11: Kết quả phân tích bụi, SO2 NO2, CO trong không khí khu vực dân cư
đường vào khai trường khai thác những năm gần đây ................................ 56
Hình 3.12: Mức độ quan tâm của người dân về môi trường ..................................... 57
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện số giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường ........ 57
Hình 3.14: Các loại bệnh thường gặp ....................................................................... 59


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp khai khoáng nói chung và
ngành công nghiệp khai thác vàng nói riêng đã phát triển một cách nhanh chóng,
chiếm giữ một vai trò quan trọng trọng sự nghiệp phát triển kinh tế của nước. Sự
phát triển của hoạt động khai thác vàng đã góp phần nâng cao sản lượng vàng
thương mại cũng như nguồn dự trữ quốc gia, đồng thời tạo công ăn việc làm cho
một lượng lớn lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội. Song, bên cạnh những lợi
ích đó, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường do hoạt
động khai thác và chế biến vàng gây ra.
Trong quá trình khai thác phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm
thay đổi môi trường xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là bãi
thải, khí độc hại, bụi và nước thải... làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã
được hình thành từ hàng chục triệu năm, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
đang là vấn đề cấp bách mang tính chất chính trị và xã hội hiện nay.

Huyện Văn Bàn là một trong những huyện có trữ lượng vàng lớn trên địa bàn
tỉnh Lào Cai, hoạt động khai thác vàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
đóng góp vào nguồn thu ngân sách của địa phương, xong việc khai thác vàng cũng
là nguyên nhân chính làm cho các vấn đề môi trường nói chung và môi trường nước
nói riêng ngày càng trở nên bức xúc ở địa phương. Vì vậy, việc xác định rõ những
ảnh hưởng xấu đó để tìm ra các biện pháp khắc phục là vô cùng cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân. Được sự nhất trí
của Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vàng gốc đến môi
trường tại xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng tình hình khai thác khoáng sản Vàng tại mỏ vàng
Minh Lương - huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai, xác định chính xác những ảnh hưởng
của việc khai thác vàng tới môi trường xung quanh.


2

- Đề xuất các giải pháp cho đơn vị tổ chức khai thác nhằm giảm thiểu tối đa
các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác tới môi trường và con người. Đưa ra
được các kiến nghị hữu ích góp phần tăng cường công tác quản lý môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Cung cấp một cách hệ thống, khách quan về hoạt động khai thác vàng đến
môi trường tại khu vực khai thác.
- Vận dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Nâng cao kỹ năng nghiên cứu thực tế phục vụ quá trình hoạt động chuyên
môn trong quá trình công tác.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho quá trình học tập và nghiên cứu khoa

học về các lĩnh vực liên quan.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Khái quát được toàn cảnh hiện trạng khai thác khoáng sản và sự thay đổi
theo thời gian của khu khai thác.
- Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác vàng tới môi trường để
từ đó giúp cho đơn vị tổ chức có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các
tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người.
- Cung cấp số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho
mọi thành viên tham gia hoạt động khoáng sản.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.[7]
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn
kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản
bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.[7]
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu

chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật
và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.[7]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật”.[7]
Đất là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên bởi vì sự sống của
con người và động thực vật phụ thuộc vào đất. Trên quan điểm sinh thái học thì đất
là một tài nguyên tái tạo, là vật mang của nhiều hệ sinh thái khác trên trái đất.
“Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những
phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và


4

lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm
không khí lắng xuống đất (theo nước mưa)....”[3]
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát triển. Nước đã
được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người. Thế nhưng,
tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học
- sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất”.[3]
Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao

gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một
lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều kiện
bình thường, không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là 78% Nitơ,
21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium. Xenon, Hydro,
Ozôn, hơi nước...
Ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới phát hiện ra, nó đã được nói đến
cách đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước đây, nhà khoa học Jonh Evalyn, chuyên
bút ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với độ chính xác cao về tác động của ô
nhiễm môi trường không khí do sự đốt cháy của nhiên liệu gây ra như làm đục bầu
trời, giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, làm con người bị đau yếu và tử
vong, phiền muộn và lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khí độc và nó còn gây ra han gỉ
vật liệu (Katyal và Satake, 1989).
Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm không khí chỉ là hiện
tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ô nhiễm như các thành phố và
khu công nghiệp. Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ô nhiễm không khí có
thể tác động rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà máy đến khu dân cư,
từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí từ châu lục
này tới khu vực khác. Công ước Giơnevơ (1979) đã khẳng định điều này.


5

Hiện nay, ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả
thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có
nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm,
con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời,
cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm
lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
“Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay
đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới

thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá trình.
Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất
lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí”.[3]
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa
XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 1 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày
01/7/2011.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2015.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường.


6

- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
Các quy chuẩn áp dụng:

- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi
trường không khí xung quanh.
1.3. Tình hình khai thác vàng trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Tổng quan về vàng
Vàng là một loại khoáng sản quý, có những tính chất đặc biệt, màu vàng và
rất bền vững trong thiên nhiên nên được sử dụng từ lâu, trở thành một loại hàng
hoá, là báu vật, là nguồn dự trữ. Phạm vi sử dụng của vàng rất rộng rãi, không chỉ
trong công nghiệp mà còn trong đời sống xã hội. Tuy nhiên việc hiểu biết về vàng
của mọi người còn hạn chế, không phải ai cũng hiểu biết về vàng: tuổi của vàng,
cách phân loại, công nghệ thu hồi,…[9]
Vàng tên la tinh: aurum, ký hiệu Au, là nguyên tố hoá học nhóm I hệ thống
tuần hoàn Mendeleev, số thứ tự 79, khối lượng nguyên tử 197,967. Hàm lượng
trong vỏ trái đất chiếm 4,3 x 10E-7% khối lượng, là kim loại mầu vàng, dễ dát
mỏng và kéo dài nhất so với tất cả các kim loại, có thể dát thành tờ mỏng 1.10E5mm. Vàng có độ dẫn điện cao, là thành phần của nhiều hợp kim có độ nóng chảy
thấp hơn, nhưng độ cứng thì cao hơn vàng. Vàng được dùng chủ yếu để chế tác đồ
trang sức và tích trữ tiền tệ, dùng trong các ngành kỹ thuật cao.[9]
1.3.1.1. Phương pháp tính tuổi vàng
- Tính tuổi theo Cara (viết 24 Cara hay 24K): Đây là phương pháp tính độ
tinh khiết (100% của vàng). Đó là: (Tỷ số giữ khối lượng vàng trong hợp kim)/
(Tổng khối lượng hợp kim) = 24 K (tuổi là 1). Trong đó 1 cara = 1/24 = 0,0417. [9]


7

- Tính tuổi theo đơn vị %: 99,99 tuổi = 24K hay 10 tuổi (vàng 10). tương
ứng 98 = 23,5K = 9,8 tuổi,…[9]
* Đơn vị vàng thường dùng:

1 Ounce ~ 8.3 chỉ ~ 31.103 gram
1 ct ~ 0.053 chỉ ~ 0.2 gram
1 lượng = 1 cây = 10 chỉ =37.5 gram.
1 chỉ = 10 phân = 3.75 gram.
1 phân = 10 ly = 0.375 gram.
1 ly = 10 zem = 0.0375 gram.
zem= 10 mi = 0.00375 gram.
1.3.1.2. Phương pháp thu hồi vàng
Có nhiều phương pháp thu hồi vàng có thể nói đến như: tuyển trọng lực,
tuyển nổi, xyanua, clo hoá, nấu luyện…
a, Công nghệ Xyanua hoá vàng: Năm 1864 Elsen phát hiện vàng có khả năng
hoà tan trong xyanua kiềm (KCN, NaCN) khi có mặt ôxy và ông đã đưa ra ba bước
để thu hồi vàng trong quặng chứa vàng. Quặng chứa vàng liên quan đến các đá
Granitoit, đá kiềm, bazơ, siêu bazơ… trong đó có các khoáng vật: Electrova,
Coproanrit, Rodit, Pocfezit,…
b, Phương pháp hỗn hống: Là phương pháp thu hồi vàng dựa trên khả năng
thấm chọn lọc những hạt vàng của thuỷ ngân. Khi tiếp xúc với bùn quặng, thuỷ
ngân gom các hạt vàng lại và tạo với nó một hỗn hợp gọi là amalgam. Thuỷ ngân
giữ vàng sạch là tốt hơn cả, vì vậy trước khi hỗn hống, bề mặt hạt vàng được làm
sạch bằng ma sát hoặc bằng dung dịch axit Sunfuric loãng (3%) thì sự kết hợp của
thuỷ ngân và vàng sẽ tốt hơn rất nhiều. Hiệu quả của phương pháp hỗn hống phụ
thuộc vào kích thước của hạt vàng trong quặng và trạng thái bề mặt của chúng. Đối
với những hạt vàng nhỏ tác dụng sẽ kém do không đủ lực va đập giữa hạt vàng và
các hạt thuỷ ngân và do xác suất của chúng gặp nhau ít hơn.
c, Tuyển trọng lực: Dựa vào tỉ trọng của vàng trong quặng áp dụng phương
pháp tuyển trọng lực. Quặng chứa vàng được nghiền để thu hỗn hợp những hạt
vàng lớn và một phần những hạt vàng nhỏ.


8


d, Tuyển nổi: Đây là phương pháp thu hồi vàng năng xuất cao nhất là quặng
chứa vàng sunfua. Các chất đè chìm đối với vàng thường là Xyanua natri sunfua,
Kiềm, Đồng sunfat, thuỷ tinh lỏng, tinh bột,…[24]
1.3.2. Tình hình khai thác vàng trên thế giới
Theo ước tính của GFMS (Gold Field Mineral Services), tổng lượng vàng
khai thác trên thế giới từ xưa đến nay là 166.000 tấn (đến năm 2000 là 140.000 tấn
và từ đó đến nay mỗi năm tăng khoảng 2.600 tấn). [13]
Khoảng 2000 năm trước công nguyên người ta phát hiện thấy vàng tại Ai
Cập, Sudan, Ả Rập Saudi, Trung Quốc với sản lượng 1 tấn/năm. Ở Nam Mỹ, vàng
được khai thác khoảng 1200 năm trước công nguyên. Đến thời đế chế La mã (bao
gồm cả Tây Ban Nha, Bắc Phi) sản lượng vàng tăng lên 10 lần. Đến thế kỷ XV, mỏ
vàng lớn ở Tây Phi cho sản lượng 5-8 tấn/năm. Đến thế kỉ XVI Tây Ban Nha xâm
lược Mêhicô và Pêru, mở ra những nguồn vàng lớn từ đây khoảng 5 tấn/năm. Cuối
thế kỉ 18 nước Nga có tên trong danh sách nguồn cung ứng đã nâng tổng sản lượng
vàng lên 25 tấn/năm. Năm 1847 sản lượng vàng tại Nga chiếm 35 tấn/năm trên 70
tấn/năm toàn thế giới và đến năm 1914 mới đạt mốc 60 tấn/năm. [13]
Năm 1848 các mỏ vàng được phát hiện ở California, đến năm 1851 riêng
nước Mỹ sản xuất 77 tấn vàng và đạt đỉnh 93 tấn vào năm 1853. Năm 1851, vàng
được phát hiện tại Australia và nhanh chóng đạt mức 95 tấn vào năm 1856 và tổng
sản lượng vàng thế giới đạt 300 tấn vào năm đó. Vào năm 1873, các mỏ lớn ở Nam
Phi được phát hiện, đến năm 1884 sản lượng vàng tại đây chiếm 40% sản lượng thế
giới. Năm 1896 đến lượt Canada xuất hiện trên bản đồ với mức đóng góp 75
tấn/năm. Trong thế kỉ 20, danh mục các quốc gia sản xuất vàng lớn có thêm tên là
Trung quốc, Inđonesia, Uzbekistan, Brazin, Venezuela… Tuy nhiên đóng góp lớn
nhất vẫn thuộc các nước phương Tây. Khi cơn sốt vàng năm 1980 nổ ra, sản lượng
các quốc gia này tăng từ mức 962 tấn năm 1980 lên 1744 tấn sau 10 năm. [13]


9


Bảng 1.1: Các nƣớc đóng góp nhiều nhất vào sản lƣợng vàng thế giới năm 2000
Tên nƣớc

STT

Đơn vị (triệu ounce)

1

Mỹ

11,3

2

Australia

9,4

3

Inđônêsia

5,6

4

Canada


5,2

5

Trung Quốc

5,0

6

Nga

4,4

7

Pêru

4,2

8

Uzbekistan

2,6

9

Ghana


2,5
(Nguồn: Theo Gold Field Mineral Services, 2010).[13]

Một số quốc gia khai thác vàng lớn nhất thế giới hiện nay được thống kê năm
2012 theo Gold Investing News gồm các quốc gia sau:
- Trung Quốc
Trung Quốc với sản lượng khai thác 355 tấn, ngoài ra quốc gia này còn là
một nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, Trung Quốc cũng dẫn đầu trong các quốc
gia sản xuất vàng, danh hiệu này vốn thuộc về Nam Phi năm 2007. Trong năm 2011,
Trung Quốc chỉ mới là quốc gia sản xuất trên 300 tấn vàng. Công suất khai thác của
Trung Quốc năm 2011 nhiều hơn năm 2010 là 10 tấn, tương đương mức tăng 3%.
Trung Quốc cũng là quốc gia có tài nguyên vàng đã thăm dò lớn thứ ba xét về trữ
lượng vàng đã thăm dò. [16]
- Australia
Sản lượng khai thác năm 2011 của Australia là 270 tấn, so với 261 tấn của
năm 2010. Hầu hết kim loại màu vàng này của Australia được khai thác ở bang Tây
Australia, tại đây có mỏ vàng Super Pit tại vùng Kalgoorlie có quy mô thế giới. Có
thời gọi vùng này là Goldem Mile (Dặm vàng), và có nhiều hoạt động khai thác ở
đây, vùng này là mỏ vàng lộ thiên lớn nhất của Australia và bây giờ thuộc về Công
ty vàng Mỹ Newmont và Barrick Gold. [16]


10

- Mỹ
Sản lượng vàng năm 2011 của Mỹ là 237 tấn, so với 231 tấn năm 2010, vàng
của Mỹ chủ yếu được khai thác ở bang Nevada, chính là vùng Carlin trend.
Newmont đã tiến hành hoạt động khai thác vàng tại vùng này từ lâu, gồm 14 mỏ lộ
thiên và 04 hầm lò, tại các mỏ này người ta điều hành như là một tổ hợp sử dụng
nhiều phương pháp chế biến khác nhau. [16]

- Nga
Với sản lượng khai thác 200 tấn năm 2011 và sản lượng này của Nga tăng
thêm 8 tấn so với 192 tấn năm 2010. Mặc dù Nga là quốc gia khai thác vàng lớn thứ
4 thế giới, nhưng quốc gia này lại xếp hạng thứ 2 về trữ lượng đã được thăm dò.
Những vùng có nhiều vàng nhất của Nga là Siberia và Viễn Đông. Polyus Gold
International, Công ty khai thác vàng hàng đầu nước Nga trong năm 2011, đang
khai thác vàng tại cả hai khu vực trên. [16]
- Nam Phi
Nam Phi là quốc gia khai thác vàng lớn nhất Châu Phi với sản lượng khai
thác năm 2011 là 190 tấn. Mặc dù đã từ lâu Nam Phi không còn là vua của các quốc
gia khai thác vàng nữa, nước này tiếp tục là nước có trữ lượng vàng đã thăm dù lớn
nhất thế giới cũng như có các mỏ vàng lớn nhất thế giới ở Witswatersrand. Từ năm
2010 đến năm 2011 sản lượng vàng giữ mức không đổi, chỉ tăng thêm một lần, thay
đổi khoảng 0,5%. [16]
- Peru
Sản lượng vàng khai thác năm 2011 là 150 tấn, với sản lượng này Peru là
một trong hai của 10 quốc gia khai thác vàng hàng đầu thế giới giảm sản lượng
trong năm 2011. Sản lượng giảm từ 164 tấn xuống còn 150 tấn năm 2010. Cho tới
nay Peru vẫn là lãnh địa hoạt động đối với Minera Yanacocha, Công ty này là Công
ty khai thác vàng lớn nhất ở Châu Mỹ la tinh và có 3 mỏ vàng lộ thiên. [16]
- Canada
Với sản lượng khai thác 110 tấn vàng năm 2011, Canada đã tăng sản lượng
lên 19 tấn so với năm 2010 là 91 tấn. Khai thác vàng chủ yếu của quốc gia này ở
bang Ontario, tại đây công ty Goldcorp khai thác mỏ vàng Red Lake, một nửa sản
lượng vàng hàng năm từ mỏ Red lake. [16]


11

- Ghana

Với sản lượng khai thác 100 tấn vàng năm 2011 tăng 18 tấn so với năm 2010
là 82 tấn, nổi tiếng từ lâu là Bờ Biển Vàng (Gold coast), quốc gia Tây Phi này là
nước khai thác vàng lớn thứ hai Châu Phi. Mỏ vàng lớn nhất nước này là Tarkwa,
hiện đang được Công ty Gold Fields khai thác. [16]
- Indonesia
Sản lượng vàng khai thác 100 tấn năm 2011, mặc dù địa lý đa dạng của quốc
gia này, tài nguyên vàng của quốc đảo này tập trung ở một loạt các vùng khoáng sản.
Một trong những vùng nhiều vàng là Grasberg, mỏ này là mỏ vàng lớn nhất thế giới.
Mặc dù quốc gia này xếp ngang với Ghana về sản lượng năm 2011, nhưng sản
lượng lại tụt giảm so với 120 tấn năm 2010. Indonesia là một quần đảo của 17.508
đảo ở Đông Nam Á. [16]
- Uzbekistan
Với sản lượng khai thác đạt 90 tấn năm 2011, quốc gia khai thác vàng lớn
thứ 10 thế giới là Uzbekistan, một nước nằm sâu trong lục địa không có biển.
Ngành công nghiệp khai thác vàng nằm trong tay của Công ty nhà nước Navoi
Mining and Metallurgical Combinat, Công ty này sản xuất ra tới 80% sản lượng
vàng của nước này. Tài sản mỏ chính của Navoi Mining là mỏ Muruntau, đây là mỏ
vàng lộ thiên lớn nhất thế giới, với mức độ khai thác như hiện nay thì người ta có
thể khai thác mỏ này mãi tới năm 2032. [16]
1.3.3. Tình hình khai thác vàng ở Việt Nam
Ở Việt Nam khoáng sản vàng được chia làm hai loại: vàng sa khoáng và
vàng gốc:
1.3.3.1. Vàng sa khoáng
Vàng sa khoáng được phân bố ở rất nhiều nơi. Đến nay đã phát hiện được
khoảng 150 mỏ và điểm quặng sa khoáng vàng, trong đó có 30 mỏ, điểm quặng đã
được tìm kiếm, thăm dò. Sa khoáng vàng ở Việt Nam có trữ lượng nhỏ. Ngoài mỏ
vàng Lương Thượng, huyện Na Rì (Bắc Kạn) thuộc loại quy mô lớn (trữ lượng C2
= 1,42 tấn) và các mỏ Bồ Cu, Trại Cau (Thái Nguyên) thuộc loại quy mô trung bình
(trữ 1 tấn) thì các mỏ còn lại đều có trữ lượng nhỏ, chủ yếu vài lượng C1+C2 = 0,5



12

kg. Hàm lượng vàng trong các mỏ, điểm quặng thường thấp, chủ yếu<1g/m3, có nơi
đến chiều dày tầng sản phẩm 0.5 - 3m, lớp phủ thay đổi từ 1 - 15m.
Các kiểu nguồn gốc sa khoáng vàng gồm: eluvi, proluvi, hỗn hợp karst và
aluvi. Trong đó, đáng chú ý nhất là loại hình sa khoáng aluvi, thường gặp các trầm
tích ở những bậc thềm khác nhau và trong các trầm tích ở lòng sông. [9]
1.3.3.2. Vàng gốc
Khoáng hoá vàng gốc ở Việt Nam phát triển rộng rãi trên toàn bộ phần đất
liền thuộc nguồn gốc nhiệt dịch và chúng phân bố ở các kiến trúc dạng vòm, vòm
nông, trong các võng núi lửa, hoặc nằm rải rác dọc theo các đứt gãy sâu khu vực.
Vàng gốc gồm nhiều kiểu quặng hoá khác nhau:
- Kiểu quặng hoá vàng - thạch anh: gồm 2 phụ kiểu: Quặng hoá vàng - thạch
anh - ít sulfur: đã phát hiện được ở nhiều nơi, điển hình là ở Khau Âu, Bồ Cu (Thái
Nguyên), Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), Tam Chinh (Quảng Nam)…
Quặng hoá vàng - thạch anh - turmalin: Kiểu quặng này hiện mới chỉ phát
hiện được ở mỏ Làng Vùng (Phú Thọ).
- Kiểu quặng hoá vàng - thạch anh - sulfur: Kiểu này phát triển rất đa dạng
và phong phú, có mặt ở các bối cảnh địa chất khác nhau.
- Quặng hoá vàng - thạch anh - sulfur trong trầm tích phun trào axit trũng
nguồn rift tuổi Mesozoi gồm các mỏ: Pắc Lạng (Bắc Kạn), Nà Pái (Lạng Sơn), Khe
Máng (Hà Tĩnh), Khe Đập, Khe Mang (Quảng Bình).
- Quặng hoá vàng - thạch anh - sulfur trong đá trầm tích - phun trào bazan trachyt hệ tầng Viên Nam (Tivn) gồm các mỏ Đồi Bù, Cao Răm (Hoà Bình),
ThènSin (Lai Châu). Quặng hoá vàng - thạch anh - sulfur phát triển trong các đá
biến chất phát triển rộng rãi ở các tỉnh miền Trung trong phạm vi đới Đà Nẵng - Sê
Pôn như: ADang, Avao, APey (Quảng Trị), Suối Giây, Bồng Miêu, Trà Dương
(Quảng Nam) và một số điểm quặng Phú Ninh, Khe Lạnh (Thừa Thiên - Huế).
Quặng hoá vàng - thạch anh - sulfur phát triển trong các đá xâm nhập có thành phần
phân dị từ mafic đến axit phát triển rộng rãi trong các diện tích chứa các đá xâm

nhập như: Bản Gôn (Thừa Thiên - Huế), Tiên Hà (Quảng Nam), Tiên Thuận (Bình
Định), Sông Hinh (Phú Yên), An Trung, Iameur (Gia Lai). [9]


13

- Kiểu quặng hoá vàng - bạc: Kiểu quặng này có triển vọng đáng kể. Đến nay
đã phát hiện được nhiều điểm quặng và khoáng hoá vàng có quan hệ chặt chẽ về
mặt không gian với đá phun trào có thành phần axit đến trung tính, kiểu phun nổ
trong hệ tầng Long đại (03-S1 lđ). Điển hình cho kiểu này là mỏ Xà Khía (Quảng
Bình), ngoài ra còn một số điểm quặng Rào Reng, Khe Chứa, vùng Vit Thu Lu….
- Kiểu quặng hoá vàng - antimon, quặng này có ở các mỏ antimon chứa vàng,
có khi vàng có trữ lượng lớn và có giá trị. Điển hình cho kiểu quặng này là mỏ Làng
Vài, Khuôn phục, Hoà Phú, Ngọc Hội (Tuyên Quang), Nam Sơn (Hoà Bình), Tà
Sỏi (Nghệ An).
- Kiểu quặng vàng cộng sinh trong các loại khác: bao gồm các mỏ đa kim
chì- kẽm chứa vàng ở vùng Chợ Rã, Ngân Sơn, Tây PiaOăc, Nghệ An, Tú Lệ, Hoà
Bình… Các mỏ Pyrit chứa vàng (concheđon, lưu huỳnh chứa vàng) ở Tây Bắc Bộ
như Vọ Cỏ, Làng Củ, Minh Quang …mỏ đồng chứa vàng như Sin Quyền (Lao Cai).
Khoáng sản vàng phân bố rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện đã biết trên 500 mỏ
và điểm quặng vàng, nhưng hầu hết thuộc loại mỏ nhỏ và điểm quặng. Ngoại trừ
một số tỉnh Nam Bộ, các mỏ và điểm quặng vàng phân bố rải rác ở các tỉnh từ Đồng
Nai trở ra. Đến nay, đã có 80 mỏ, điểm quặng đã được tìm kiếm, thăm dò với các
mức độ khác nhau ở phạm vi 29 tỉnh trong cả nước. Trong đó, các tỉnh có số lượng
mỏ, điểm quặng được tìm kiếm, thăm dò nhiều nhất là Quảng Nam (16 mỏ), Nghệ
An (7mỏ), Hoà Bình (5mỏ), Bắc Kạn (4 mỏ)…[9]
- Số lượng các mỏ, điểm quặng vàng đã được tìm kiếm, đánh giá và thăm dò
là 80 mỏ, chiếm gần 20% số mỏ, điểm quặng phát hiện trên phạm vi cả nước. Công
tác điều tra, phát hiện khoáng sản vàng tiến hành từ những năm 1960, sau đó được
nhà nước quan tâm để tìm kiếm, đánh giá, thăm dò đặc biệt là sau năm 1990. Tuy

nhiên, do sự phân bố của quặng phức tạp, trữ lượng nhỏ nên phần lớn mức độ điều
tra chỉ dừng ở giai đoạn tìm kiếm, đánh giá. Theo tài liệu đến nay, trong số các mỏ
đã được tìm kiếm, đánh giá thăm dò có thể chia ra 2 mức độ điều tra:
- Thăm dò sơ bộ: đã có tổng số 13/80 mỏ, điểm quặng thuộc mức độ điều tra
này. Bao gồm các mỏ: Nam Quang (Cao Bằng), Ngọc Hội (Tuyên Quang), Bồ Cu,
Trại Cau (Thái Nguyên), Chợ Bến (Hoà Bình), Tà Sỏi (Nghệ An), Xà Khía (Quảng


14

Bình), Suối Giây, Tam Chinh, Đak Sa, Phước Hiệp (Quảng Nam), Trà Năng (Lâm
Đồng), Suối Linh (Đồng Nai). Trong các mỏ này đã tính trữ lượng vàng đến cấp C1.
Tuy nhiên, tỷ lệ trữ lượng trên tổng tài nguyên ở các mỏ rất thấp. Ngoại trừ mỏ Đak
Sa có trữ lượng C1 trên 3 tấn thì các mỏ còn lại có trữ lượng C1 rất ít dưới 1 tấn,
thậm chí vài chục kg. [9]
- Tìm kiếm, đánh giá: Đã có 67 mỏ, điểm quặng được tìm kiếm đánh giá trên
phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 41 mỏ tính được trữ lượng cấp C2,
số còn lại chỉ tính đến tài nguyên P1. Trữ lượng C2 trong các mỏ đã tìm kiếm, đánh
giá chỉ có mỏ Minh Lương (Lào Cai), Ngọc Hội (Tuyên Quang), trên 5 tấn, số còn
lại đều nhỏ, chủ yếu dưới 1 tấn. [9]
Trong tổng số 80 mỏ, điểm quặng vàng ở Việt Nam được tìm kiếm, thăm dò
có 13 mỏ tính đến trữ lượng cấp C1, 40 mỏ tính đến trữ lượng cấp C2, số còn lại chỉ
xác định tài nguyên cấp P1. Tổng trữ lượng cấp C1+C2 là 75,539 tấn vàng, trong đó
cấp C1= 6,391 tấn chiếm 8,46% tổng trữ lượng cấp C1+C2 và tập trung chủ yếu ở
tỉnh Quảng Nam (4,071 tấn). [9]
Theo quy mô mỏ, đến nay ở Việt Nam chỉ có mỏ vàng sa khoáng Lương
Thượng (Bắc Kạn) thuộc loại quy mô lớn. Các mỏ có quy mô trung bình gồm: loại
hình sa khoáng có Bồ Cu, Trại Cau (Thái Nguyên), loại hình quặng gốc có 5 mỏ
Minh Lương (Lào Cai), Ngọc Hội (Tuyên Quang), Đak Sa, Phước Hiệp, Phước
Thành (Quảng Nam). Số còn lại có quy mô nhỏ và điểm quặng. [9]

Tỉnh có trữ lượng vàng lớn nhất là Quảng Nam: 23,615 tấn C1+C2 chiếm
30,26%, tiếp đến là các tỉnh Tuyên Quang, Lai Châu, Quảng Trị, Phú Yên, Hoà
Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn. Các tỉnh còn lại có trữ lượng không đáng kể. Có thể
nói, hầu hết các điểm quặng vàng đã phát hiện ở nước ta đều đã và đang được khai
thác với các hình thức khác nhau. Trong đó, việc khai thác tự do, thủ công phổ biến
rộng rãi rất khó quản lý, không kiểm soát được. Việc khai thác một mặt gây lãng
phí tài nguyên môi trường nhưng đặc biệt hơn là gây ảnh hưởng lớn đến môi trường
sinh thái. Theo thống kê không đầy đủ, sản lượng vàng khai thác hàng năm của các
doanh nghiệp nhà nước khoảng 250-300kg. Vàng khai thác chủ yếu sử dụng để trao
đổi, dự trữ và làm đồ trang sức. [19]


×