Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

báo cáo thực tế những ứng dụng to lớn của công nghệ sinh học trong thực tế sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 29 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học
về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ
khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản
xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Trên thế giới, công nghệ sinh học
truyền thống và hiện đại đã có những bước nghiên cứu, phát triển vượt bậc và được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ở Việt Nam, các chính sách, đề án, chương
trình về công nghệ sinh học trong nông - lâm nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và
môi trường đã và đang được xây dựng và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng
phục vụ nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ sinh học cũng được ưu tiên
đầu tư. Trình độ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học với các công nghệ nền
được đẩy mạnh. Công nghệ sinh học đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Trong
giai đoạn tới, việc gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai công nghệ sinh học với
đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng rộng rãi các
nghiên cứu về công nghệ sinh học vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; xây dựng và
phát triển ngành công nghiệp sinh học sẽ nâng cao mức đóng góp của ngành khoa học
này vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Để tìm hiểu những ứng dụng to lớn của công nghệ sinh học trong thực tế sản xuất,
chúng tôi đã đến thăm và tìm hiểu thông tin tại 3 địa điểm có ứng dụng công nghệ
sinh học vào sản xuất là:
1.

Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (thuộc Sở

2.

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh

3.



Hóa
Nhà máy sản xuất phân bón Tiến Nông 3
1


PHẦN II: NỘI DUNG
I, Thời gian thực tế
-

Thời gian tìm hiểu thực tế công nghệ sinh học trong sản xuất: từ ngày 3/9/2015
đến ngày 5/9/2015.

II, Địa điểm
-

Địa điểm 1: Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa
(thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Địa điểm 2: trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Thanh Hóa
Địa điểm 3: công ty cổ phần Tiến Nông

III, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên cơ quan và cơ sở tham quan
Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
Địa chỉ: xã Hoằng Thanh – huyện Hoằng Hóa – tỉnh Thanh Hóa
Thành lập năm 2012, là một trung tâm trực thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Thanh Hóa)
1.

-

Cơ cấu tổ chức:
Gồm có 30 cán bộ
2.

-

2


-

Giấm đốc: Hoàng Văn Tuấn
Tổng mức đầu tư: 106.585 triệu đồng trong đó:
+ Chi phí xây dựng 73.930 triệu đồng
+ Chi phí thiết bị: 6.386 triệu đồng
+ Chi phí QLDA: 1.268 triệu đồng
+ Chi phí TVĐTXD: 4.793 triệu đồng
+ Chi phí bồi thường GPMB: 10.236 triệu đồng
+ Chi khác: 531 triệu đồng
+ Chi phí dự phòng: 9.714 triệu đồng

-

Nguồn vốn:
+ Chương trình mục tiêu (trung ương)
+ ngân sách tỉnh
+ W.bank


-

Tổng diện tích 8 ha, được phân thành các khu vực:
+ Khu văn phòng
+ Khu nhà ở cán bộ công nhân viên
+ Khu sản xuất
+ Các công trình hạ tầng kỹ thuật
+ hệ thống cấp thoát nước
+ Hệ thống điện
+ Các thiết bị văn phòng, sản xuất khác

3


3.

Mục tiêu, nhiệm vụ

Xây dựng trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống hiện đại, sạch bệnh đầu
nghành của tỉnh, hằng năm cung cấp và sản xuất:
-

Sản xuất giống tôm Sú PL15: 50 triệu con/năm.
Sản xuất giống tôm He Chân Trắng: 100 triệu con/năm.
Sản xuất giống cua Xanh: 2 triệu con/năm.
Sản xuất giống Ngao Trắng: 500 triệu con/năm.
Tu Hài, Hàu….: 2 triệu con/năm.
Giống cá biển: 1 triệu con/năm.
4. Nội dung thực tế:
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống thủy sản và những ứng dụng của khoa

học kỹ thuật hiện đại trong nuôi trồng thủy sản.

4


5


5.

Kết quả tìm hiểu thực tế

Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa chuyên
nghiên cứu và cung cấp những giống thủy sản nước mặn và nước lợ như: tôm,
cá, ngao…
a)

Tóm tắt quy trình sản xuất tôm giống:

6


Xử lí nước
Cho tôm đẻ

Vớt trứng

Lọc trứng

Ấp trứng (trong bể ấp)


Ấu trùng

Tôm nhỏ

-

-

Xử lí nước: nước biển được xủ lí theo các bước sau:
Nước biển → ao lắng → lọc cát (lần 1) → hệ thống xử lí Ozone → hồ chứa
tạm → lọc cát (lần 2) → lọc than hoạt tính → lọc tuần hoàn → xử lí UV.
Nguồn gốc tôm bố mẹ: sử dụng tôm sạch bệnh được nhập khẩu từ Mỹ.
Kỹ thuật cho đẻ:
+ Cắt mắt: sau thời gian nuôi vỗ khoảng 30 ngày, tiến hành cắt mắt và cho sinh
sản
+ Sinh sản: chọn tôm cái thành thục và chuyển vào bể tôm đực cho giao vĩ. Sau
khi tôm giao vĩ thanh công, chuyển tôm mẹ vào bể đẻ. Tạo môi trường yên tĩnh
cho bể đẻ.

-

Ấp trứng: sau khi tôm đẻ tiến hành thu trứng vào bể ấp. mật độ ấp 5000-8000
trứng/lít. Nhiệt độ nước ấp 30-32 độ.
Nuôi ấu trùng:
+ chuẩn bị bể nuôi: sau mỗi lần sản xuất, tiến hành vệ sinh bể nuôi, trước khi
thả ấu trùng bổ xung tảo tươi, chế phẩm vi sinh…
7



+ mật độ nuôi: 180-220 ấu trùng/lít
+ thức ăn: thức ăn tổng hợp ( tùy từng giai đoạn ấu trùng mà ta phối trộn thức
ăn cho phù hợp), cho ăn 2 giờ/lần.

-

Thu hoạch: hạ mức bể ươm 50-60 cm, dùng vợt lớn thu hoạch, chuyển vào
thùng chứa có sục khí oxy
b) Kỹ thuật sản xuất cua giống
Tuyển chọn và nuôi vỗ cua bố mẹ

Nuôi cua cái so

Đẻ trứng

Ươm nuôi ấu trùng thành cua bột

-

Tuyển chọn và nuôi vỗ cua bố mẹ

8


+ Có thể tuyển chọn cua cái đã giao vĩ, lên gạch hoặc cua cái so (cua yếm
vuông) nuôi chung với cua đực đã thành thục sinh dục, để cua cái so lột xác,
giao vĩ, lên gạch đẻ trứng..
+ Nuôi trong ao: tùy theo số lượng cua nuôi cho đẻ mà xây dựng ao có diện tích
tương ứng. Trước khi thả cua nuôi cần dọn tẩy ao, xả nước nhiều lần, tháo hết
nước, rải vôi một ở đáy và bờ ao (1kg/10 m vuông) phơi 1-2 ngày, cho nước

vào rửa lại ao, kiểm tra độ pH đạt 7,5-8,5 là thích hợp. Mật độ nuôi: 2-5m
vuông/ con.
+ Tùy theo mức độ chín muồi của tuyến sinh dục của cua lúc đưa vào nuôi mà
sau thời gian từ 10 ngày (có khi ngắn hơn) đến hai tháng cua để trứng.
- Nuôi cua cái so (cua yếm vuông) lột xác tiền giao vĩ cho giao vĩ phát dục để
sinh sản.
+ Chọn những con cua cái so nguyên vẹn, khỏe mạnh chắc (sắp cốm), đồng thời
chọn những con cua đực to (từ 300 đến 700g) nguyên vẹn khỏe mạnh theo tỉ lệ
2 cái/ 1 đực đem thả nuôi trong ao. Trong thời gian từ 5-10 ngày đến một tháng
cua cái so (sống cùng cua đực) hoàn thành ghép đôi, lột xác và giao vĩ.
-

Đẻ trứng
Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cua cái đã giao vĩ chín sinh dục và đẻ trứng trong
ao. Vì vậy điều kiện của ao nuôi vỗ cua ở giai đoạn cuối cần được
được kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm nước sạch, độ mặn từ 25-32‰, pH = 7,5-8,5
lượng oxy hoà tan trên 5mg/lít, nhiệt độ nước 28-30 độ C, độ sâu của nước
trong ao 1,2-1,5m - Nuôi cua ôm trứng
+ Do cua có đặc tính ôm trứng (thực chất là ôm phôi phát triển) một thời gian
khá dài (từ 10-20 ngày tùy thuộc điều kiện môi trường, trong đó chủ yếu là
nhiệt độ nước) nên trong mùa sinh sản, trong khai thác người ta đánh bắt được
9


cả cua ôm trứng. Có thể thu những cua ôm trứng trong tự nhiên, bảo quản tốt
đưa về ấp nở để nhận ấu trùng, sản xuất cua giống.
-

Ươm nuôi ấu trùng thành cua bột
+ Công việc ương nuôi ấu trùng thành cua bột là công đoạn quan trọng và đòi

hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật sinh học chặt chẽ..
+ Cho ăn và chăm sóc
Trong ao ương cua giống có thể gây màu nước cho phù du động vật phát
triển làm thức ăn tự nhiên cho cua, nhưng chủ yếu phải cho cua ăn thức ăn chế
biến từ các loại bột, cám, thịt cá, tôm, còng, nhuyễn thể xay nhỏ nấu chín. Thức
ăn đem rải ven ao. Mỗi ngày cho ăn từ 6-10% trọng lượng cua, chia làm 2 lần:
sáng sớm và chiều tối. Số lượng thức ăn tăng dần theo sinh trưởng , tăng trọng
của cua. Có thể dùng giai đoạn cho ăn để kiểm tra sức ăn của cua để tăng giảm
lượng thức ăn.
Thay nước hằng ngày 20-30% nước, kiểm tra pH, oxy, nhiệt độ, độ mặn, bờ ao,
chống mội, xói lở, hỏng rào, bệnh và các dịch hại vào trong ao, ngăn ngừa bắt
cắp. Nếu cần cua giống cỡ lớn hơn thì phải san cua ra ao lớn hơn và nuôi mật
độ thấp hơn.
c) Sản xuất tôm thịt.

-

Xử lí nước: nước được bơm trực tiếp từ biển vào và đi qua hệ thống xử lí nước
gồm các bể lắng và lọc nước, sau đó nước được tẩy bằng nước tẩy trùng rồi mới
đưa vào sử dụng để nuôi tôm.

-

Thời gian nuôi tôm trưởng thành: 75-80 ngày.

-

Mật độ nuôi: 500 con/m2 (các ao ở đây thường nuôi 200 con/ m2
10



-

Các guồng quay trên ao nuôi tôm: để cung cấp oxy cho tôm, gom phân, xác
tôm, thức ăn thừa đưa ra rốn nước thải để thải ra khỏi ao.

-

Thức ăn: sử dụng các loại thức ăn chuyên dụng cho tôm, tùy từng giống tôm và
giai đoạn phát triển của tôm mà có cách phối trộn thức ăn khác nhau. Thường
bổ xung thêm vitamin và Bcomlex vao thức ăn để chống bệnh gan cho tôm.
Cho ăn ban ngày, 4 tiếng/ lần và lượng thức ăn bằng 4% trọng lượng tôm.

-

Các bệnh thường gặp ở tôm: bệnh phân trắng và bệnh gan. Cần có biện pháp
phát hiện sớm để tránh rủi ro xảy ra.
6. Những rủi ro có thể gặp phải trong nuôi trồng thủy sản và biện pháp khắc

phục
a) Rủi ro
-

ảnh hưởng của toàn cầu hóa: yêu cầu phải đáp ứng được cả về chất lượng và giá
cả. Hiện nay giá cả đầu vào đang rất cao nhưng ngược lại giá đầu ra lại thấp
điều này đòi hỏi cần phải áp dụng khia học kỹ thuật vào sản xuất giống để làm
cho tỷ lệ sống cao hơn.

-


ảnh hưởng của bệnh dịch: tôm rất nhạy cảm với các bệnh như: phân trắng,
gan… vì vậy cần có những biện pháp theo dõi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
để có những biện pháp khắc phục, tránh thiệt hại cho cơ sở sản xuất.

-

ảnh hưởng của giống: nếu trong khâu chọn giống không sàng lọc kỹ mầm bệnh
thì sẽ tiềm tàng những rủi ro lớn cho việc nuôi trồng thủy sản.
b) biện pháp khắc phục

11


-

xác định mục tiêu vừa phải (mục tiêu về năng suất)

-

không nuôi tất cả các ao đẻ giảm rủi ro

-

áp dụng công nghệ hiện đại vào nuôi trồng

-

chọn giống sạch bệnh, kháng bệnh

-


sử dụng vi sinh vật bảo vệ môi trường nước. duy trì các dòng vi khuẩn có lợi
dưới ao, làm các dòng có hại không có cơ hội phát triển.

-

sử dụng kháng sinh (dừng trước 30 ngày) thông qua thức ăn.
IV, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (trực
thuộc sở khoa học công nghệ Thanh Hóa)
1. Tên cơ quan và cơ sở tham quan

-

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (trực thuộc sở
khoa học công nghệ Thanh Hóa).

-

Địa chỉ: số 567, Quang Trung, phường Đông Vệ, Tp Thanh Hóa.

-

Email:
Số điện thoại: 0373. 950670
Fax: 0373. 950670
Thành lập ngày 21/4/2014, tiền thân là trung tâm nuôi cấy mô thưc vật.
2. Cơ cấu tổ chức

-


Giám đốc: Đỗ Văn Huân

-

Phó Giám đốc: Phạm Thị Lý

12


-

Chia thành 5 phòng chính là:
+ phòng hành chính – tổng hợp
+ phòng tư vấn dịch vụ công nghệ sinh học
+ phòng khoa học và công nghệ sinh học
+ trại thực nghiệm Quảng Thắng
3. Chức năng, nhiệm vụ
a) Chức năng:

-

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ sản
xuất, đời sống và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tổ chức các hoạt
động tư vấn, dịch vụ, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công
nghệ sinh học, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
b) Nhiệm vụ:

-


Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn về nghiên cứu ứng dụng,
chuyển giao và phát triển công nghệ sinh học, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ
chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

-

Lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng có giá trị, giống nấm ăn, nấm dược liệu
có năng suất, chất lượng cao, các chủng loại vi sinh vật hữu ích và vật nuôi có
giá trị đặc hữu phục vụ cho công tác chọn tạo, nhân nhanh giống và khai thác,

13


phát triển nguồn gen có giá trị hữu ích để phục vụ phát triển sản xuất và đời
sống.
-

Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án KH&CN, công nghệ sinh học, các
mô hình ứng dụng, chuyển giao KH&CN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp.

-

Tổ chức triển khai và thực hiện sản xuất thực nghiệm trong lĩnh vực công nghệ
sinh học; xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai
thác các giống nấm ăn, nấm dược liệu, chủng vi sinh vật hữu ích và một số
giống cây trồng đã khảo nghiệm thành công để đưa vào sản xuất.

-


Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến sản phẩm
nông sản thực phẩm trong nông nghiệp.

-

Kiểm định, kiểm nghiệm, đánh giá, chứng nhận một số sản phẩm công nghệ
sinh học.

-

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo
chương trình, đề án, dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong việc
nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao KH&CN, công nghệ sinh học; tổ
chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-

Tư vấn, dịch vụ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ sinh
học và môi trường; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định
của pháp luật.

14


-

Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, viên chức và người lao động; tài chính, tài sản
thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp

của UBND tỉnh, của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
4. Nội dung thực tế

Tham quan trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, tìm hiểu về
những ứng dụng thực tế của công nghệ sinh học trong sản xuất.
5. Kết quả tìm hiểu

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học đã ứng dụng những kỹ
thuật công nghệ sinh học hiện đại vào sản xuất các giống cây trồng, giống nấm
và bảo tồn các nguồn gen quý. Đã hoàn thiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc
giống cây trồng, giống nấm và đã được ứng dụng trong thực tiễn. sau đây là
một vài ví dụ thực tế mà chúng tôi đã tìm hiểu được trong quá trình tham quan
trung tâm:
a) Sản xuất và bảo tồn các giống lan quý bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Hoa lan là một loài hoa vương giả được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên,
nhân giống hoa lan bằng phương pháp truyền thống cho hệ số nhân giống thấp,
còn nhân giống hữu tính bằng gieo hạt trong tự nhiên lại rất khó khăn do cấu
tạo đặc biệt không có nội nhũ của hạt lan, do vậy số lượng lan mọc mới sau mỗi
năm là không nhiều. Việc ứng dụng công nghệ nhân giống in-vitro thì hệ số
nhân giống từ một trái lan cho ra một số lượng rất lớn: từ một trái lan ta có thể
tạo ra được từ vài ngàn cho tới một triệu cây con. Ổn định về mặt di truyền và
đáp ứng giá cả phải chăng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đồng thời có thể tạo

15


ra những giống lan lai theo ý muốn của con người. Trung tâm đã ứng dụng và
nhân giống được rất nhiều loài lan quý: Hồ Điệp, Mộc Châu, Hoàng Thảo…
Ví dụ sơ đồ nhân giống in-vitro hoa lan Hoàng Thảo

Nguyên vật liệu (mẫu quả, gieo hạt)

Khử trùng quả
Gieo hạt

Tạo protocorm
Nhân protocorm

Ra rễ

Tạo cây hoàn chỉnh

Chuyển ra vườn ươm

G iai đoạn đầu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với điều kiện vô trùng
nghiêm ngặt. Môi trường nuôi ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết con được bổ
xung thêm các chất kích thích sinh trưởng, tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi cấy
mà bổ xung các chất kích thích sinh trưởng khác nhau với hàm lượng khác nhau.

16


Giai đoạn sau được tiến hành ngoài vườn ươm: cây đã đầy đủ các bộ phận và đạt
được chiều cao nhất định thì tiến hành đưa ra vườn ươm trên các giá thể và chế độ
chăm sóc phù hợp để cây phát triển bình thường.

Kết quả là tạo ra được hàng nghìn cây con trong thời gian ngắn và ổn định về mặt
di truyền.
b)


Sản xuất các giống nấm

17


Nấm là thực phẩm tự nhiên, lâu nay được coi là loài rau sạch cung cấp nhiều
protein, lipid, đường và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Không chỉ là món ăn
ngon mà còn là thuốc chữa bệnh, các loại nấm con có tác dụng tăng cường sức
đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bênh như tim
mạch, huyết áp…. Muốn nuôi trồng nấm phải có giống, việc nhân các loại
giống nấm ăn và nấm được liệu bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào mang lại
hiệu quả kinh tế cao với hệ số nhân lớn. Tuy nhiên việc nhân các giống nấm đạt
tiêu chuẩn để sản xuất là rất quan trọng và công việc này đòi hỏi phải có kỹ
thuật và trang thiết bị hiện đại. Hiện nay trung tâm đã rất thành công trong việc
nhân giống được nhiều loại nấm ăn và nấm dược liệu quý.

Quy trình nhân giống nấm tổng quát

18


19


V. Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông

1. Tên cơ quan và cơ sở tham quan
- Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông
- Địa chỉ: 274B Bà Triệu, P. Đông Thọ, Tp Thanh Hóa.
- Điện thoại: 037 3729 729 – 037 3789 789

- fax: 037 3961 144
- Webside: tiennong.vn
- Thành lập ngày 4 tháng 1 năm 1995, Tiến Nông xác định sứ mệnh phát triển cùng
với nền nông nghiệp, gắn bó với những thăng trầm và vinh quang của nông nghiệp
Việt Nam. Gần 20 năm là một chặng đường phấn đấu không ngừng nghỉ, xây dựng
thành công trên nền tảng khoa học và công nghệ, đem lại giá trị bền vững cho
người nông dân.
- Tầm nhìn: là công ty sáng tạo dẫn đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại
Việt Nam.
- Chiến lược: phục vụ chuyên nghiệp các ngành hàng trọng điểm của nông nghiệp
đất nước: Lúa gạo, Cà phê, Mía đường, Cao su, Hồ tiêu, Rau-Hoa-Qủa...Đưa giá trị
nông nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới.

20


- Văn hóa: Niềm tin và văn hóa trao quyền: Tiến Nông phát triển dựa trên sự trao
quyền và tiếp nối truyền thống giữa các thế hệ. Mỗi thành viên trong công ty đều
được phát huy hết khả năng của mình để cống hiến và thành công.
- Giá trị cốt lõi
+ Đam mê chân chính: với nông nghiệp, với khoa học công nghệ, Tiến Nông
luôn cho thấy một niềm đam mê không giới hạn.
+ Khát vọng cháy bỏng: khát vọng cống hiến và vươn lên trong lĩnh vực mình
đam mê luôn là giá trị cốt lõi trong mỗi con người Tiến Nông.
+ Sáng tạo không ngừng: để luôn dẫn đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng
tại Việt Nam, vươn ra thế giới.
+ Sẻ chia lợi ích: Khách hàng của Tiến Nông là người nông dân, và lợi ích của
họ luôn được đặt lên trên hết khi mỗi sản phẩm Tiến Nông ra đời.

21



2. cơ cấu tổ chức.

4.

Nội dung thực tế

Tham quan, tìm hiểu về việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất phân
bón, đặc biệt là phân bón vi sinh.
5.


Kết quả tìm hiểu
Nhà máy phân bón Tiến nông 1

-

Địa chỉ: Đường Mật Sơn - Phường Đông Vệ - Thành phố Thanh Hóa

-

Điện thoại/Fax: 0373.854.434.

-

Phụ trách nhà máy: Nguyễn Thị Thơm

-


Nhà máy Tiến Nông 1 được thành lập năm 1995, là Nhà máy của một Doanh
nghiệp tư nhân đầu tiên trong cả nước sản xuất thành công phân lân nung chảy
bằng quy trình nhiệt lò cao.

-

Ngoài Phân lân nung chảy, Nhà máy Tiến Nông 1 còn sản xuất các sản phẩm
làm phụ gia cho sản xuất phân bón như: Bột Photphorit, Secpentin, Mùn hữu
22


cơ... và các sản phẩm xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản như: Bột
Dolomite, CanxiCacbonat (CaCO3), Zeolite...
-

Hiện nay một phần diện tích của Nhà máy Tiến Nông 1 đã chuyển sang làm
vườn cây cảnh nghệ thuật của công ty và trực tiếp do Ông Nguyễn Xuân Cộng Người sáng lập, chủ tịch hội đồng quản trị công ty quản lý.


Nhà máy phân bón Tiến Nông 2

-

Địa chỉ:274B, Đường Bà Triệu,Phường Đông Thọ,Thanh Hóa

-

Điện thoại: 0373.961.225



Giám đốc Nhà máy: Ông Lê Văn Năm.

-

Nhà máy Tiến Nông 2 được thành lập vào tháng 10 năm 1996 với diện tích là
4.500 m2 . Nhiệm vụ chính là sản xuất các loại Phân bón hỗn hợp N.P.K, Phân
hữu cơ vi sinh.

-

Các sản phẩm chính của Nhà máy Tiến Nông 2:

-

Các loại Phân N.P.K dùng bón đại trà cho cây trồng như:
+ N.P.K 6-8-4
+ N.P.K cao sản
+ N.P.K 8-6-4
+ N.P.K 6-9-3
+ N.P.K 10-6-3 +TE (Tân phú nông)

-

Các sản phẩm NPK chuyên dùng:

+ Phân N.P.K chuyên dùng cho cây mía: N.P.K 8-2-8, N.P.K 10-4-10, N.P.K
10-5-10 + TE.
+ NPK chuyên dùng bón thúc : VINODA (12-2-10).
+ NPK hữu cơ tổng hợp : Mặt trời đỏ
23





Nhà máy phân bón Tiến Nông 3:

-

Địa chỉ:Km 312 QL1A Xã Hoằng Quý, Hoằng Hoá, Thanh Hoá.

-

Điện thoại/Fax: 0373.639.888

-

Giám đốc Nhà máy: Ông Nguyễn Quang Tuân

-

Nhà máy Tiến Nông 3 bắt đầu được xây dựng từ cuối năm 2005 và chính thức
đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2007. Nhà máy được xây dựng trên diện tích
đất 24.000m2 với máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Nhiệm vụ chính là
sản xuất các loại Phân bón hỗn hợp N.P.K, Phân hữu cơ vi sinh, Phân bón qua
lá.

-

Hiện nay Nhà máy có 07 dây truyền sản xuất phân bón các loại:


+ 01 Dây truyền sản xuất phân bón công nghệ hơi nước công suất 60.000 tấn/năm
+ 02 Dây truyền sản xuất phân hỗn hợp NPK chất lượng cao: Tổng công suất
60.000 tấn/năm.
+ 03 Dây truyền sản xuất phân nén áp lực cao: Tổng công suất 20.000 tấn/năm.
+ 01 Dây truyền sản xuất Vi lượng công nghệ Chelate công suất 100 tấn/năm.
+ Các loại Phân hỗn hợp NPK 3 màu.
+ Các loại Phân N.P.K một màu.
+ Phân bón qua lá.

Nhà mấy phân bón Tiến Nông 4
-

Địa chỉ: Lô B5, Khu 5, Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

-

Điện thoại/Fax: 0373.772.726

-

Giám đốc Nhà máy: Ông Nguyễn Văn Kính

24


Nhà máy Tiến Nông Bỉm Sơn được khởi công xây dựng vào năm tháng 12 năm
2012, trên diện tích 213.834,7 m2, tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng. Hiện nay nhà máy
đã bắt đầu đưa vào sản xuất và theo kế hoạch tháng 12/2014 nhà máy sẽ đạt công
suất tối đa.
Công xuất nhà máy 350.000 tấn/năm, trong đó:

- Dây chuyền sản xuất phân lân nung chảy 100.000 tấn/năm.
- Dây chuyền sả xuất NPK công nghệ hơi nước 100.000 tấn/năm
- Dây chuyền sản xuất phân NPK công nghệ tháp cao 100.000 tấn/năm
- Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh công suất 50.000 tấn/năm
* Trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ
- trung tâm có chức năng nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ và
chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp vào sản xuất ; vận hành hệ
thống đảm bảo chất lượng.
- tổ chức việc thực hiện các đề tài, dự án, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng
sản phẩm mới vào sản xuất.
- tổ chức vận hành hệ thống quản lí chất lượng bao gồm : quản lí chất lượng
nghuyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà máy.
- tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác và nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ với các đơn vị trong và ngoài nước.
- với nguồn lực dồi dào, say mê nghiên cứu khoa học và phòng thí nghiệm với
trang thiết bi hiện đại gồm :
+ ban cố vấn : 9 PGS.TS, Tiến sĩ.
+ nhân lực cộng sự : 5 thạc sĩ, 6 kỹ sư. 1 cử nhân, cao đẳng.
+ xưởng thực nghiệm phân bón hiện đại gồm : 1 phòng thí nghệm đạt tiêu chuẩn
ISO/IEC 170025 – chứng chỉ VILAS, 6 kiểm nghiệm viên phân bón do tổng cục
tiêu chuẩn đo lượng cấp chứng chỉ, thực hiện được 16 phép đo theo TCVN, thực
hiện 6000 chỉ tiêu phân tích/năm.
25


×