Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ƯU NHƯỢC điểm của cây TRỒNG BIẾN đổi GEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.33 KB, 14 trang )

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN,
NHỮNG TRANH LUẬN VỀ CÂY CHUYỂN GEN.

1


MỞ ĐẦU
Các cây trồng và ngành nông nghiệp luôn đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao đời sống dân sinh. Đó là
nguồn cung cấp chủ đạo về lương thực, thực phẩm - nguồn sống bền vững của
con người, động vật – phục vụ nhu cầu về dược phẩm, quần áo, xây dựng, hóa
chất công nghiệp,… hơn thế nữa, cây trồng còn giữ vị trí chủ đạo trong bảo vệ
và cải thiện môi trường, chống xói mòn, làm giàu đất bằng nitơ, chốngô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước,…Bởi vậy, để thực hiện được những vai trò
trên cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng bức thiết của thực tiễn, cây
trồng cần phải được tối ưu hóa để có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong điều
kiện đất nông nghiệp ngày càng xấu (bạc màu, thoái hóa,…), kháng côn trùng,
kháng nấm hay thời tiết khắc nghiệt (rét đậm, hạn hán,…). Việc ứng dụng
những thành tựu của ngành công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp đã tạo
ra những cây trồng biến đổi gen với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với
giống ban đầu, chúng không chỉ có khả năng đáp ứng về số lượng mà còn đem
đến chất lượng cao về dinh dưỡng, là giải pháp cho vấn đề lương thực, thực
phẩm hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm nổi bật về tăng năng suất nông
nghiệp và góp phần giảm đói nghèo trên phạm vi toàn cầu thì cây trồng biến đổi
gen có thể tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe con người và môi trường.

2


PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
Một số khái niệm


Chuyển gen (transgenesis): là đưa một đoạn DNA ngoại lai vào hệ gen
1.
-

(genome) của một cơ thể đa bào. Đoạn DNA ngoại lai sẽ có mặt ở hầu hết
các tế bào và được truyền lại cho thế hệ sau- các tính trạng sẽ được truyền
cho các thế hệ kế tiếp thông qua sinh sản
Ở nấm men, vi khuẩn và tế bào nuôi cấy mang một đoạn DNA ngoại
lai được gọi là các tế bào tái tổ hợp (recombinant cell) hoặc tế bào biến
nạp (transformed cell).
-

Sinh vật biến đổi gen (GMO-Genetically Modified Organism) là thuật
ngữ chỉ các sinh vật tiếp nhận những gen mới từ các sinh vật khác thông

-

qua phương pháp chuyển gen trong phòng thí nghiệm
Thực phẩm chuyển gen (GMF) là những thực phẩm được sinh ra hay
chế biến từ các GMO. GMF xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước với
các cây thực phẩm như lúa mỳ, đậu tương, ngô, cà chua...
2. Phương pháp tạo cây trồng biến đổi gen.

Cây trồng biến đổi gen được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách thay
đổi cấu trúc gen của chúng. Để làm được điều này, người ta dùng kĩ thuật di
truyền thêm vào một hoặc nhiều gen trong bộ gen của cây trồng. Hai phương
pháp phổ biến là phương pháp bắn gen (súng hạt) và chuyển gen gián tiếp thông
qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Theo nghiên cứu, thuốc lá và
"Arabidopsis thaliana (cây có hoa nhỏ thuộc họ Cải) là những loại cây trồng
biến đổi gen phổ biến nhất do được dùng phương pháp biến đổi tân tiến, tính dễ

nhân giống và hệ gen được nghiên cứu kĩ. Vì vậy, chúng được dùng làm sinh
vật mô hình cho các loài thực vật khác.
Ở phương pháp bắn gen, ADN được đúc trong các hạt vàng hoặc vonfram
nhỏ li ti, sau đó được bắn vào mô hoặc tế bào thực vật đơn dưới áp suất cao.
Các hạt ADN với tốc độ cao sẽ thâm nhập vào cả thành và màng tế bào. Sau đó,
3


ADN tách khỏi lớp vỏ kim loại và được tích hợp vào bộ gen thực vật bên trong
nhân tế bào. Phương pháp này đã được áp dụng thành công cho rất nhiều loại
cây trồng, đặc biệt là thực vật một lá mầm như lúa mì hoặc ngô. Ở những cây
này phương pháp chuyển gen bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens thường
ít hữu hiệu hơn do có thể gây ra những hư hỏng nghiêm trọng đối với mô tế bào.
Agrobacterium là kí sinh trùng thực vật tự nhiên, khả năng chuyển gen vốn có
của chúng đã góp phần cung cấp phương pháp cho sự phát triển của thực vật
biến đổi gen. Để tạo ra môi trường sống thích hợp cho mình, các vi khuẩn
Agrobacterium chèn gen của chúng vào thân cây chủ, làm tăng nhanh tế bào
thực vật ở gần mặt đất (tạo khối u sần sùi). Thông tin di truyền cho sự tăng
trưởng của khối u được mã hóa trên một đoạn ADN vòng có khả năng nhân bản
độc lập gọi là Ti-plasmid (trên Ti-plasmid có đoạn T-ADN). Khi một vi khuẩn
lây nhiễm vào thân cây, nó chuyển đoạn T-ADN này đến một vị trí ngẫu nhiên
trong hệ gen của cây đó. Điều này được ứng dụng trong công nghệ di truyền
bằng cách lấy đoạn gen vi khuẩn T-ADN ra khỏi các plasmid vi khuẩn và thay
thế bởi các gen mong muốn bên ngoài. Các vi khuẩn Agrobacterium sau đó hoạt
động như một vector chuyển tải các gen ngoại nhập vào trong thân cây. Phương
pháp này đặc biệt hữu hiệu cho cây hai lá mầm như khoai tây, cà chua và thuốc
lá trong khi ít thành công ở các loại thực vật như lúa mì và ngô.
3. Tình hình sử dụng cây trồng chuyển gen.
a) Trên thế giới


Diện tích cây trồng biến đổi gen toàn cầu tăng đáng kể từ 1,7 triệu ha vào
năm 1996 lên trên 175 triệu ha vào năm 2013. Trong đó các quốc gia giữ có
diện tích canh tác cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) lớn có thể kể đến như
Hoa Kỳ với diện tích canh tác cây trồng CNSH là 70,2 triệu ha, với tỷ lệ canh
tác các loại cây trồng CNSH/tổng diện tích canh tác là 90% vào năm 2013.
4


Argentina với 24,4 triệu ha; Ấn Độ có sản lượng 11 triệu ha bông CNSH vào
năm 2013.
Diện tích canh tác ở các nước đang phát triển đang ngày càng được mở
rộng. Tỷ trọng diện tích canh tác cây trồng CNSH của nông dân Mỹ La tinh,
châu Á và châu Phi lên tới 54% trong tổng diện tích canh tác cây trồng CNSH
toàn cầu (tăng 2% so với năm 2012), do đó làm gia tăng chênh lệch về diện tích
canh tác giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển từ khoảng 7
triệu năm 2012 lên đến 14 triệu ha vào năm 2013. Tính chung Nam Mỹ đã trồng
70 triệu ha hoặc chiếm 41%; châu Á trồng 20 triệu ha, chiếm 11%; và châu Phi
trồng hơn 3 triệu ha, chiếm 2% diện tích canh tác cây trồng CNSH toàn cầu.
Liên minh châu Âu vốn xưa nay là nơi có diện tích cây trồng CNSH khiêm
tốn nhất cũng bắt đầu có những thay đổi tích cực khi diện tích canh tác cây
trồng CNSH trong năm 2013 đã tăng lên 15% so với các năm trước. Tây Ban
Nha dẫn đầu khối các nước EU với diện tích trồng ngô đột biến gen là 136.962
ha.
Đặc biệt Trung Quốc, với dân số 1,3 tỷ người, là nước đông dân nhất trên
thế giới, cây bông CNSH ở Trung Quốc đã đem lại lợi ích kinh tế trên 15 tỷ
USD trong vòng 12 năm từ năm 1996 đến năm 2012. Một số nhà quan sát dự
đoán Trung Quốc có thể mở đường cho việc phê chuẩn một số cây trồng CNSH
lớn như ngô phytase – giống ngô đã nhận được phê duyệt về an toàn sinh học
năm 2009, khi hai đặc tính lúa CNSH cũng được phê duyệt. Nhu cầu về thức ăn
chăn nuôi để duy trì 500 triệu con lợn và 13 tỷ con gia cầm của Trung Quốc đã

khiến nước này ngày càng trở nên phụ thuộc vào ngô nhập khẩu để bổ sung cho
35 triệu ha trồng ngô trong nước.
b) Chiến lược phát triển cây trồng chuyển gen ở Việt Nam

5


Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gen đã được đầu tư nghiên cứu và khảo
nghiệm từ năm 2006 sau khi "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm
2020" được phê duyệt tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg với 3 giai đoạn:
-

2006 – 2010: thử nghiệm một số giống cây trồng biến đổi gen trên đồng
ruộng;

-

2011- 2015: đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất;

-

2016 – 2020: tăng diện tích một số cây trồng biến đổi gen như ngô, bông,
đậu tương... sẽ có diện tích từ 30-50% trên toàn quốc.

6


PHẦN 2: ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
1. Ưu điểm của cây trồng biến đổi gen


- Cây trồng biến đổi gen đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát
triển bền vững qua các lĩnh vực sau:
Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới: GMC
có thể giúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên
thế giới, bằng cách làm tăng nguồn cung lương thực, đồng thời làm giảm chi phí
sản xuất, từ đó làm giảm lượng nhiên liệu đốt cần sử dụng trong các hoạt động
nông nghiệp, giảm bớt một số tác động bất lợi gắn với sự biến đổi khí hậu.
Trong số 44 tỷ USD lợi nhuận tăng thêm nhờ công nghệ sinh học, có 44% lợi
-nhuận từ việc tăng năng suất cây trồng, 56% lợi nhuận từ giảm chi phí sản
xuất. - Góp phần xoá đói giảm nghèo
50% những người nghèo nhất trên thế giới là người nông dân ở các nước
đang phát triển, nghèo tài nguyên, 20% còn lại là những người nông dân không
có đất trồng, phụ thuộc hoàn toàn vào nghề nông.Vì thế, tăng thu nhập cho
người nông dân nghèo sẽ đóng góp trực tiếp vào quá trình xoá đói giảm nghèo
trên thế giới, tác động trực tiếp đến 70% người nghèo trên toàn thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, các giống bông và ngô biến đổi gen đã mang lại
lợi nhuận cho hơn 12 triệu nông dân nghèo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc,
Nam Phi, Philippin và số người hưởng lợi sẽ cao hơn trong thập niên thứ hai
này. Trong đó việc tập trung phát triển các giống gạo biến đổi gen có thể mang
lại lợi nhuận cho khoảng 250 triệu hộ nông dân nghèo canh tác lúa ở châu Á.
-

Bảo tồn đa dạng sinh học

GMC có lợi tiềm tàng đối với môi trường. GMC giúp bảo tồn các nguồn lợi tự
nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa. Thêm vào đó, GMC góp phần giảm
xói mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi cư trú của động vật
7



hoang dã. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là giải pháp
giúp bảo tồn đất trồng, cho phép tăng sản lượng thu hoạch cây trồng trên 1,5 tỷ
ha đất trồng hiện có, xoá bỏ tình trạng phá rừng làm nông nghiệp, bảo tồn đa
dạng sinh học tại các cánh rừng và khu bảo tồn trên khắp thế giới
-

Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường

Hoạt động nông nghiệp truyền thống của con người có tác động rất lớn với
môi trường. Sử dụng công nghệ sinh học, có thể giảm đáng kể các tác hại đó.
Trong thập niên đầu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến này
đã giúp giảm lượng lớn thuốc trừ sâu, giảm lượng xăng dầu cần sử dụng trong
các hoạt động nông nghiệp, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường do cày xới
đất, bảo tồn đất và độ ẩm nhờ phương pháp canh tác không cần cày xới, giúp
đất trồng hấp thu được một lượng lớn khí CO2 từ không khí. Tổng lượng thuốc
trừ sâu cắt giảm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2007 ước tính đạt 359 ngàn
tấn thành phần kích hoạt (a.i.), tương ứng với 9% lượng thuốc trừ sâu cần sử
dụng, làm giảm 17,2% các tác hại đối với môi trường, tính theo chỉ số tác hại
môi trường (EIQ). Trong năm 2007, công nghệ sinh học đã làm giảm 77.000 tấn
thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp (tương đương với 18% lượng thuốc trừ
sâu sử dụng), chỉ số EIQ giảm 29%
-

Giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm lượng khí gây hiệu
ứng nhà kính (GHG)
GMC có thể giúp giải quyết những lo ngại lớn nhất về môi trường: giảm

thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động của thay đổi
thời tiết. Thứ nhất, giảm lượng khí CO2, làm giảm lượng nhiên liệu hoá

thạch, giảm lượng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Theo đánh giá, GMC đã
làm giảm khoảng 1,1 tỷ kg khí CO2 thải ra từ các hoạt động nông nghiệp,
tương đương với cắt giảm 500 ngàn xe ôtô lưu thông trên đường. Thứ hai,
phương pháp canh tác không cần cày xới nhờ công nghệ sinh học làm giảm
8


thêm 13,1 tỷ kg khí CO2, tương đương với giảm 5,8 triệu xe ôtô lưu hành
trên đường. Như vậy, trong năm 2007, tổng lượng khí CO2 mà công nghệ
sinh học làm giảm trên toàn thế giới đạt mức 14,2 tỷ kg, tương đương với
loại bỏ 6,3 triệu xe ôtô.
2.
-

Những hạn chế của cây trồng biến đổi gen.
Đối với sức khỏe con người

Bên cạnh những lợi ích cơ bản của GMO, theo nhiều nhà khoa học thế giới,
thì loại thực phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức
khỏe cộng đồng, như khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra
độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể, v.v... Đây là một trong những tranh luận
chủ yếu và vấn đề chỉ được tháo gỡ khi chứng tỏ được rằng sản phẩm protein có
được từ sự chuyển đổi gen không phải là chất gây dị ứng. Gen kháng kháng sinh
có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong ruột của người và động vật
ăn thành phẩm biến đổi gen. Điều này có thể dẫn tới việc tạo ra các vi sinh vật
gây bệnh có khả năng kháng thuốc. Việc chuyển đổi gen từ thực phẩm biến đổi
gen vào tế bào cơ thể con người hay vào vi trùng trong đường ruột cơ thể người
là mối quan tâm thực sự, nếu như sự chuyển đổi này tác động xấu tới sức khỏe
con người.
-


Đối với môi trường

Nguy cơ đầu tiên là việc GMC mang các yếu tố chọn lọc (chịu lạnh, hạn,
mặn hay kháng sâu bệnh…) phát triển tràn lan trong quần thể thực vật. Điều này
làm mất cân bằng hệ sinh thái và làm giảm tính đa dạng sinh học của loài cây
được chuyển gen.
Nguy cơ thứ hai là việc GMC mang các gen kháng thuốc diệt cỏ có thể thụ
phấn với các cây dại cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm lây lan gen kháng
thuốc diệt cỏ trong quần thể thực vật. Việc gieo trồng GMC kháng sâu bệnh trên
diện rộng, ví dụ, kháng sâu đục thân, có thể làm phát sinh các loại sâu đục thân
9


mới kháng các loại GMC này. Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt đã cho
phép phòng trừ hiệu quả sâu bệnh, nhưng sau 30 năm sử dụng, một số loại sâu
bệnh đã trở nên nhờn thuốc ở một vài nơi.
Nguy cơ cuối cùng là việc chuyển gen từ cây trồng vào các vi khuẩn trong đất.
Tuy nhiên, khả năng xảy ra điều này là vô cùng nhỏ.
Hiện nay, các chuyên gia công nghệ sinh học đang cố gắng giảm thiểu các rủi
ro nêu trên và theo dõi cẩn thận các thử nghiệm GMC trong phòng thí nghiệm,
cũng như ngoài đồng ruộng trước khi đưa ra thị trường thương mại. Nói tóm lại,
nếu được thiết kế và sử dụng đúng phương pháp, thì có thể quản lý đựợc các
nguy cơ của GMC đối với môi trường một cách hiệu quả.
-

Đối với đa dạng sinh học

Nguy cơ GMC có thể phát tán những gen biến đổi sang họ hàng hoang dã của
chúng, sang sâu bệnh có nguy cơ làm tăng tính kháng của chúng đối với đặc

tính chống chịu sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hoặc làm tăng khả năng gây độc của
GMC đối với những loài sinh vật có ích.
Dưới sức ép của chọn lọc tự nhiên, côn trùng sẽ trở lên kháng các loại thuốc
diệt côn trùng do cây trồng tạo ra và gây thiệt hại cho cây trồng. Giải pháp
GMC không bền vững cho một số vấn đề như kháng sâu bệnh, vì các loại dịch
hại này có thể tái xuất hiện do bản chất di truyền thích ứng với môi trường của
chúng.
Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu diệt các loại côn trùng hữu ích khác
như ong, bướm, v.v... làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng
đến đa dạng sinh học nói chung. Việc trồng GMC đại trà, tương tự như việc phổ
biến rộng rãi một số giống năng suất cao trên diện tích rộng lớn, sẽ làm mất đi
bản chất đa dạng sinh học của vùng sinh thái, ảnh hưởng đến chu trình nitơ và
hệ sinh thái của vi sinh vật đất.
10


11


PHẦN 3: NHỮNG TRANH LUẬN VỀ CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
1.

Những tranh luận về cây trồng biến đổi gen

Những cuộc tranh luận xung quanh ảnh hưởng của cây chuyển gen đối với
môi trường và con người ngày càng căng thẳng, phức tạp và rất nhạy cảm. Vấn
đề này càng phức tạp hơn khi có các nghiên cứu mới được công bố. Vậy cây
chuyển gen có an toàn hay không ?
Việc đánh giá ảnh hưởng của cây chuyển gen tới môi trường thường rất khó
khăn do phải xem cét nhiều yếu tố. Một số nhà khoa học tập trung vào nguy cơ

tiềm tàng của cây chuyển gen trong khi số khác lại nhấn mạnh triển vọng về lợi
nhuận.
Hầu hết các tranh luận đều nghiêng về hai vấn đề chấp nhận hay phản đối cây
chuyển gen.
GS.TS Bùi Minh Đức – Viện dinh dưỡng (Bộ Y Tế) khẳng định: Sử dụng
thực phẩm biến đổi gen là tất yếu đối với loài ng trong tương lai gần. các nhà
khoa học cần phải khuyến cáo rộng dãi những ảnh hưởng của TPBĐG, vì không
thể nói loại thực phẩm này không nguy hiểm. Sự tác động giữa dinh dưỡng và
gen đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành và phát triển của cơ thế.
PSG.TS Trần Kháng – Cục trưởng vệ sinh An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế) cho
biết: Các nhà khoa học và người dân nghi ngại về những tác động xấu mà thực
phẩm biến đổi gen có thể gây ra cho con người. Điều đó cần có sự nghiên cứu kĩ
hơn để có câu trả lời xác đáng.
GS.Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng lại cho rằng: sử dụng thực phẩm biến đổi gen
không đáng sợ như chúng ta tưởng. Trên thực tế những ảnh hưởng của nó gây ra
đối với người dân các nước sử dụng nhiều TPBĐG (như mỹ, Canada….) chưa
nhiều.

12


Về ý kiến ý cho rằng sinh vật biến đổi gen có thể gây tác hại về lâu dài
như chuyển gen sang các loài khác, gây bùng phát dịch, người ăn vào sẽ bị đột
biến... PGS Lê Trần Bình cho rằng: những ý kiến như vậy xuất phát từ việc
thiếu hiểu biết, và không chứng minh được tác hại của chúng. Có người vẽ ra
viễn cảnh rằng các loài cỏ dại có thể nhận được gen kháng thuốc của lúa, trở
thành siêu cỏ và không thể diệt nổi. Thực tế, hiện tượng đột biến ở cỏ, hay phát
triển khả năng kháng thuốc là hoàn toàn bình thường, vẫn xảy ra trong tự
nhiên, chứ không chờ tới khi có sinh vật biến đổi gen. Mặt khác, đối với thực
vật bậc cao, việc gen của cây này "phát tán" sang cây kia chỉ có thể xảy ra

thông qua thụ phấn chéo, và chỉ khi chúng cùng loài, hoặc rất gần loài với
nhau. Trong lịch sử tiến hóa, chưa bao giờ các loài xa nhau có thể trộn lẫn gen
vào nhau được, nếu chuyện đó xảy ra thì giờ chúng ta đã có đủ loài kỳ quái.
Thế giới hiện có tới 50-60 triệu ha cây trồng biến đổi gen, mà chưa có trường
hợp nào được ghi nhận là gây ảnh hưởng tới môi trường.
Dưới góc độ khoa học, GS. TS Phạm Bình Quyền, Tổng thư ký Hội Bảo
vệ thiên nhiên môi trường, cho rằng, rất khó nói nên hay không nên ăn thực
phẩm biến đổi gen, bởi không riêng gì Việt Nam mà các nước phát triển trên thế
giới cũng đang gây tranh cãi về vấn đề này. Tại Việt Nam, loại thực phẩm này
chưa được chính thức cho phép dùng nhưng thực tế, người dân vẫn đang ăn mà
không hay biết. Tuy nhiên, khó có thể xác định ai đó bị bệnh hay biểu hiện bất
thường do ăn thực phẩm biến đổi gen. Nhưng về lâu dài, ảnh hưởng của loại
thực phẩm này như thế nào đến sức khỏe, duy trì giống nòi, đa dạng sinh học thì
chưa biết

được.

GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, nói: “Đối
với những loại thực phẩm bị can thiệp mang tính thay đổi bản chất, chuyển hóa
hẳn một thuộc tính nào đó của cây trồng, vật nuôi thì cần hết sức thận trọng.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nên việc tiếp nhận thực phẩm biến
13


đổi gen cần có bước đi thích hợp. Trước mắt nên tiếp nhận các cây công nghiệp
như bông, chè, cao su… Còn với các cây cho lương thực như lúa, ngô, khoai
sắn… cần học hỏi dần dần cho đến khi hành lang pháp lý của chúng ta đủ mạnh
thì mới sử dụng”.
Các sản phẩm biến đổi gen trên thị trường hiện nay đều thông qua tất cả
đánh giá rủi ro được thực hiện bởi cơ quan chức năng của mỗi quốc gia. Những

đánh giá khác nhau nhưng đều xây dựng dựa theo một số nguyên tắc cơ bản
giống nhau, bao gồm xem xét các nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe con người. Các đánh giá thường được thực hiện khá kỹ
lưỡng và chứng minh không có gì đáng lo ngại đối với sức khỏe con người khi
sử dụng sản phẩm biến đổi gen.
2.

Ý kiến cá nhân.

14



×