Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích và bình luận về nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của WTO BTL (8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.45 KB, 6 trang )

Đề 4:
LỜI MỞ ĐẦU
Luật thương mại dịch vụ quốc tế là bộ phận mới của Luật thương mại quốc
tế và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong thương mại toàn cầu. GATS của WTO
là hiệp định đầu tiên và duy nhất cho đến nay tập hợp những quy định thương mại
quốc tế đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Nhằm tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh và thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ, GATS có hệ thống những nguyên tắc trong quan hệ hợp tác kinh tế song
phương và đa phương. Trong hệ thống những nguyên tắc đó, nguyên tắc mở cửa thị
trường (MA) và đối xử quốc gia (NT) là hai nguyên tăc quan trọng trong việc xây
dựng, mở cửa, tiếp nhận thị trường trong quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên.
Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích và bình luận về nguyên tắc mở cửa thị
trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định của
WTO” để có thể nghiên cứu và tìm hiểu một cách sâu sắc sự ảnh hưởng của hai
nguyên tắc này.
NỘI DUNG
I-

Thương mại dịch vụ trong WTO

Khoản 2 Điều I – GATS định nghĩa khá rõ ràng về thương mại dịch vụ. Thương
mại dịch vụ được hiểu là sự cung cấp một dịch vụ:
-

Từ lãnh thổ của một nước này đến lãnh thổ của một nước khác theo phương

-

thức cung ứng dịch vụ qua biên giới
Trên lãnh thổ một nước này cho người sử dụng dịch vụ của bất kì nước nào


-

khác theo phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
Bởi người- tổ chức- cung ứng dịch vụ của nước này tại bất kì một nước khác

-

theo phương thức hiện diện thương mại
Bởi người- thể nhân- cung cấp dịch vụ của nước này tại bất kì một nước khác
theo phương thức hiện diện của thể nhân
Nguyên tắc mở cửa thị trường (MA) và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

II1.

trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Nội dung nguyên tắc


Nếu như các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc; bảo đảm tính minh bạch, công
khai; chấp nhận loại trừ các dịch vụ công; công nhận hệ thống chất lượng và được
thanh toán, chuyển tiền quốc tế theo lộ trình tự do hóa từng bước là các nguyên tắc
chung trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì nguyên tắc mở cửa thị trường và
nguyên tắc đối xử quốc gia là 2 nguyên tắc được ghi nhận trong các Biểu cam kết
về dịch vụ của mỗi thành viên trong WTO.
Cam kết của các nước về mở cửa thị trường nội địa và mức độ mở cửa trong
các lĩnh vực cụ thể chính là kết quả của các cuộc đàm phán. Các cam kết này được
liệt kê lại trong các “danh mục” các ngành sẽ được mở cửa, mức độ mở cửa đối với
mỗi ngành và các hạn chế có thể có đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
Những cam kết này được quy định rõ ràng và được “ràng buộc”: cũng giống
như các mức thuế quan trần trong thương mại hàng hóa, các cam kết trong thương

mại dịch vụ chỉ có thể thay đổi sau khi đã thương lượng với các nước liên quan. Do
rất khó bị phá vỡ, các cam kết này chính là sự đảm bảo đối với điều kiện hoạt động
của các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu trong nước cũng như các nhà
đầu tư trong lĩnh vực này.
a.

Nguyên tắc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Nguyên tắc mở cửa thị trường bao gồm 2 khía cạnh:
Một là các nước thành viên mở của thị trường cho nhau thông qua việc cắt
giảm từng bước tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở đường cho
sự phát triển
Hai là các chính sách, luật lệ phải được công bố công khai, kịp thời, minh
bạch để có thể sự báo được môi trường và triển vọng thương mại
Nội dung của nguyên tắc gồm:
-

Đàm phán về nguyên tắc mở cửa thị trường
Biểu cam kết về thương mại dịch vụ của từng thành viên
Mức độ tự do hóa hạn chế hơn

Điều XVI - GATS quy định về nguyên tắc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ


Đối với việc tiếp cận thị trường theo phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều
I GATS, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của
các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều
kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết
cụ thể. Các thành viên không được duy trì được ban hành những biện pháp quy

định tại khoản 2 Điều XVI- GATS trong lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường.
Tuy nhiên, WTO không yêu cầu tất cả các thành viên phải mở cửa thị trường
đối với tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ nào và mức độ
mở cửa tới đâu sẽ được thực hiện thông qua đàm phán. Kết quả đàm phán của từng
thành viên sẽ được ghi nhận trong biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ.
a.

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Điều XVII – GATS: Đối xử quốc gia
“1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các
điều kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các
biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho
dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không
kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp
dịch vụ của mình[10].
2. Một Thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách
dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành viên nào khác
một sự đối xử tương tự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà
thành viên đó dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình.
3. Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn
nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch
vụ của Thành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ
Thành viên nào khác.”


Như vậy, nội dung cơ bản của nguyên tắc này là việc thành viên đối xử với
dịch vụ nước ngoài và dịch vụ trong nước, người cung cấp dịch vụ nước ngoài và
người cung cấp dịch vụ trong nước là như nhau.
Về phạm vi áp dụng: Nếu trong thương mại hàng hóa là cam kết chung thì

trong thương mại dịch vụ là cam kết cụ thể. Tức là mỗi quốc gia sẽ có cam kết cụ
thể về đối xử quốc gia đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ của từng phân
ngành dịch vụ. Các quy định thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong thương
mại dịch vụ:
- Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở tại.
Ví dụ: Điều kiện để ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước sở tại có giống
điều kiện để ngân hàng trong nước mở chi nhánh hay không, nếu giống nhau là
nguyên tắc NT đã được tuân thủ.
- Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch vụ
tại nước sở tại.
Ví dụ: Quyền nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ thể nhân Việt Nam của ngân
hàng nước ngoài có giống với ngân hàng Việt Nam hay không?
2.

Bình luận về nguyên tắc MA và nguyên tắc NT trong WTO

Nguyên tắc MA và nguyên tắc NT được tiếp cận thị trường dịch vụ ở tất cả các
nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ
không bị phân biệt đối xử, đồng thời tạo cơ hội cho các nước được hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo
đảm cho tiến trình cải cách của các nước thành viên đồng bộ và có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nguyên tắc NT còn tạo ra sự bình đẳng hóa giữa dịch vụ của các nước
được dành ưu đãi đối xử quốc gia với dịch vụ của nước dành ưu đãi. Hai nguyên


tắc này bổ sung cho nhau góp phần tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh và
thúc đẩy thương mại quốc tế.
Cả hai nguyên tắc đều được quy định trong Biểu cam kết dịch vụ của mỗi quốc
gia đã tạo ra nhiều ưu thế cho nước nhập khẩu, đồng thời cũng là sự ưu đãi cho các
nước thành viên đang phát triển như Việt Nam để hạn chế bớt phần nào đó thách

thức về sự cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc MA trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
trên thực tế vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể, một số thành viên
trong WTO tiềm lực kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng dịch vụ còn kém phát triển nên
chưa thể mở rộng thị trường một cách tuyệt đối trong một số lĩnh vực thương mại
dịch vụ. (Ví dụ: Ở Việt Nam hiện nay, một số ngành dịch vụ chưa cho các nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động như hàng không, viễn thông, điện,… )
Ngoài ra, có những ngành dịch vụ còn chưa có các quy định pháp luật cụ thể
như dịch vụ nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu thị trường, dịch vụ săn bắn,… Vì
chưa có các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể nên rất khó khăn để có thể cấp
giấy phép hoạt động kinh doanh cho các ngành dịch vụ này. Một số dịch vụ còn sử
dụng quy định, biện pháp mang tính chất hạn chế số lượng, trợ giá các dịch vụ, số
lượng thể nhân tuyển dụng,… Như vậy, nếu không theo kịp các thành viên khác thì
khi mở cửa thị trường đồng thời với việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia đối
với các quốc gia có nền kinh tế khác nhau, không đồng đều thì đây có thể coi là
“con dao hai lưỡi” là rào cản gia nhập đối với các quốc gia, làm cho nền kinh tế của
đất nước ngày càng tụt hậu.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài làm của em. Bài làm còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận
được sự đánh giá, góp ý từ các Thầy, Cô giáo để bài làm của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ- GATS
2. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - NXB CAND- Trường Đại học Luật
3.

Hà Nội
/>

4.

dich-vu-theo-quy-dinh-cua-wto-bt-lon-hoc-ki-tmqt8d.htm?page=4
/>


×